Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2018 về tổ chức triển khai Chỉ thị 15/CT-TTg thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Số hiệu: 09/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Đức Chung
Ngày ban hành: 05/10/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Doanh nghiệp, hợp tác xã, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/CT-UBND

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2018

 

CHỈ THỊ

V/V T CHC TRIN KHAI CHỈ THỊ SỐ 15/CT-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ THỰC HIỆN HIỆU QUẢ LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV);

Thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 15/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ DNNVV, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị thuộc UBND Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; các hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ sau:

I. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PH BIẾN PHÁP LUẬT

- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, các cơ quan liên quan trên địa bàn Thành phố thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hỗ trợ DNNVV bằng nhiều hình thức phù hợp trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Báo Kinh tế và Đô thị, Báo Hà Nội mới, Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội và các cơ quan báo chí thuộc Thành phố tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật Hỗ trợ DNNVV và các văn bản triển khai thi hành của Chính phủ và Thành phố bằng nhiều hình thức phù hợp trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Các Sở, ban, ngành, đơn vị thuộc Thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và thực hiện các văn bản pháp luật về hỗ trợ DNNVV thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố và các tổ chức như: Hội Nông dân Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố và các tổ chức đoàn thể khác tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hỗ trợ DNNVV; khuyến khích hỗ trợ DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh; DNNVV khởi nghiệp sáng tạo; DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Đồng thời chủ động, tích cực triển khai có hiệu quả Đề án/Kế hoạch về khởi nghiệp do các cơ quan Đoàn thể Thành phố chủ trì (nếu có) trong tổ chức thành viên.

- UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo tổ chức tốt việc tuyên truyền và phổ biến, giáo dục pháp luật về hỗ trợ DNNVV cho cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân trên địa bàn.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu biên soạn, in ấn các nội dung tuyên truyền, phổ biến Luật Hỗ trợ DNNVV và các văn bản liên quan, các tin hoạt động hỗ trợ DNNVV, giới thiệu các mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo tiêu biu.

II. TRIỂN KHAI CÁC ĐỀ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG HỖ TRỢ DNNVV

Các sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung thực hiện các nội dung như sau:

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Đầu mối triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Hỗ trợ DNNVV và các văn bản liên quan; hỗ trợ DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh; DNNVV khởi nghiệp sáng tạo.

- Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ DNNVV Hà Nội (đơn vị đầu mối) thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ DNNVV trên địa bàn.

- Nghiên cứu, đề xuất nội dung giao đơn vị đầu mi của Thành phố thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2018 - 2020 vào Đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố, hoàn thiện Đề án trình UBND Thành phố trong quý III/2018; trình HĐND Thành phố vào kỳ họp cuối năm 2018 để ban hành và triển khai thực hiện.

- Phối hợp với Quỹ Đầu tư Phát triển Thành phố, Sở Tài chính nghiên cứu, tham mưu UBND Thành phố ban hành cơ chế đầu tư cho DNNVV khi nghiệp sáng tạo phù hợp các quy định hiện hành.

2. Sở Tài chính:

- Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành liên quan tham mưu, trình UBND Thành phố bố trí kinh phí để thực hiện các nội dung, kế hoạch, Đề án hỗ trợ DNNVV và đầu tư cho DNNVV Khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố theo quy định.

- Phối hợp với Quỹ Đầu tư Phát triển Thành phố và các Sở, ngành liên quan nghiên cứu cơ chế đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước.

- Phối hợp với Sở Công thương, các sở, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu tham mưu đề xuất chính sách hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho các DNNVV tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, các sở, ngành, đơn vị liên quan rà soát quỹ đất thực tế của Thành phố, phối hợp với các sở, ngành liên quan đề xuất phát triển hạ tầng thương mại, phát triển các cụm công nghiệp cho DNNVV, khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung cho DNNVV giai đoạn 2018 - 2020.

4. Sở Công Thương:

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành liên quan đề xuất phát triển hạ tầng thương mại, phát triển các cụm công nghiệp cho DNNVV giai đoạn 2018- 2020.

- Chủ trì phối hợp Ban quản lý các Khu Công nghiệp và chế xuất, Sở Tài chính, các đơn vị liên quan đề xuất chính sách hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho các DNNVV tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Hỗ trợ DNNVV, báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố vào kỳ họp giữa năm 2019.

- Xây dựng và báo cáo phương án tổ chức lựa chọn, triển khai thí điểm hỗ trợ DNNVV tham gia ít nhất một cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong các ngành, sản phẩm thế mạnh của Hà Nội thuộc lĩnh vực Công Thương trong giai đoạn 2018 - 2020.

- Hoàn thành xây dựng Đề án/kế hoạch hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các S, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất phát triển các khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản tập trung cho DNNVV giai đoạn 2018 - 2020.

- Xây dựng và báo cáo phương án tổ chức lựa chọn, triển khai thí điểm hỗ trợ DNNVV tham gia ít nhất một cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực, sản phẩm ngành nông nghiệp trong năm 2018.

- Phối hợp với Sở Công Thương xây dựng Đề án/Kế hoạch hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến.

6. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế Hà Nội, Quỹ Đầu tư phát triển của thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan triển khai các chính sách hỗ trợ DNNVV trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, đánh giá hiệu quả và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở k thuật, khu làm việc chung hiện có trên địa bàn Thành phố.

7. Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV trên địa bàn đảm bảo hiệu quả, thiết thực.

8. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các DNNVV; tổ chức các khóa đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các DNNVV trên địa bàn Thành phố.

9. Cục Thuế Hà Nội:

- Triển khai đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện kịp thời các chính sách pháp luật, thủ tục hành chính về thuế, đặc biệt chính sách ưu đãi về thuế đối với DNNVV, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV và các văn bản pháp luật liên quan.

- Tổ chức thực hiện tư vấn, hướng dẫn miễn phí cho DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh các thủ tục hành chính về thuế trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

- Triển khai thực hiện kiểm tra việc chống thất thu thuế và tiếp tục rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý thuế khoán đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố.

10. Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh thành phố Hà Nội:

- Cập nhật, triển khai các chính sách của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hỗ trợ các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng dư nợ cho vay đối với DNNVV; Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan cập nhật, tuyên truyền, phổ biến các chương trình hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp hội viên, doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn chủ động nghiên cứu, xây dựng các chương trình, gói tín dụng với lãi suất hợp lý cho DNNVV.

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ xếp hạng tín nhiệm DNNVV, tham mưu giải pháp khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay đối với DNNVV dựa trên xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.

11. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội:

Phối hợp với Sở Công thương, các Sở, ngành liên quan liên quan đề xuất chính sách hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho các DNNVV tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố

Rà soát quỹ đất trong các khu công nghiệp tạo quỹ đất để các DNNVV thuê sản xuất kinh doanh; thực hiện tuyên truyền các chính sách ưu đãi đối với DNNVV khi có nhu cầu thuê mặt bằng.

12. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Thành phố:

Đẩy mạnh triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại nhằm hỗ trợ DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ, tìm kiếm cơ hội hợp tác, kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

13. Giao Quỹ Đầu tư và phát triển Thành phố:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu cơ chế đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại khoản 4, Điều 18, Luật Hỗ trợ DNNVV, báo cáo UBND Thành phố.

- Đẩy mạnh hoạt động phổ biến và hướng dẫn cho các DNNVV tiếp cận và được thụ hưởng chính sách vay ưu đãi cho một số ngành theo quy định của Thành phố.

- Chủ trì phối hợp các Sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành ph thông qua trước khi phê duyệt theo quy định.

14. Các Sở, ban, ngành, đơn vị thuộc Thành phố liên quan đến triển khai nhiệm vụ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo chủ động xây dựng dự toán ngân sách năm 2019, gửi Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố, trình HĐND Thành phố vào kỳ họp cuối năm để kịp thời triển khai thực hiện ngay từ năm 2019.

15. Hiệp hội DNNVV Hà Nội, các Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và thực hiện các văn bản pháp luật về hỗ trợ DNNVV.

- Tổ chức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ DNNVV theo quy định; phát huy vai trò là cầu nối giữa chính quyền Thành phố với cộng đồng doanh nghiệp, kết nối giữa các DNNVV và doanh nghiệp lớn; chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành Thành phố triển khai tích cực, hiệu quả các hoạt động hỗ trợ DNNVV theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Chủ trì phối hợp với các hiệp hội và hội ngành nghề khác tổ chức hội nghị định kỳ tổng hợp tháo gỡ khó khăn, đề xuất kiến nghị cho DNNVV với Lãnh đạo Thành phố và các Sở ban ngành, nhằm giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Hỗ trợ DNVV.

III. TẬP TRUNG TRIỂN KHAI THC HIỆN HIỆU QU KẾ HOẠCH SỐ 106/KH-UBND NGÀY 09/5/2018 CỦA UBND THÀNH PH

Thực hiện Luật Hỗ trợ DNNVV, ngày 09/5/2018 UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 106/KH-UBND về việc triển khai thi hành Luật Hỗ trợ DNNVV. Tuy nhiên, trong thời gian qua một số Sở, ngành, đơn vị, UBND quận, huyện, thị xã chưa nghiêm túc, tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch số 106/KH-UBND của UBND Thành phố trong cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, đơn vị thuộc UBND Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc, tích cực triển khai hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ đã giao tại Kế hoạch số 106/KH-UBND của UBND Thành phố bảo đảm tiến độ, thời hạn thực hiện, báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15/12/2018 để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.

IV. TRIỂN KHAI THC HIỆN Đ ÁN KHỞI NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

1. Giám đốc Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị thuộc Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; các hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn căn cứ vào nhiệm vụ được giao tại Đề án, chủ động xây dựng Kế hoạch, bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, báo cáo kết quả triển khai Đề án về Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15/12/2018 để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.

2. Giao Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp với Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội triển khai thực hiện:

- Tổng rà soát số lượng hộ kinh doanh hiện có trên địa bàn.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến đến tất cả các hộ kinh doanh trên địa bàn về các chính sách khuyến khích, hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành lập doanh nghiệp của Trung ương và Hà Nội.

- Yêu cầu các hộ kinh doanh thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên phải chuyển đổi thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp các hộ kinh doanh phải chuyển đổi thành lập doanh nghiệp mà không chuyển đổi, UBND quận, huyện, thị xã xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật (trường hợp cần thiết thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh).

- Tổng hợp, báo cáo số lượng hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, số lượng hộ kinh doanh hoạt động không đăng ký kinh doanh, danh sách các hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên trên địa bàn về Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/10/2018 để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.

V. T CHỨC THC HIỆN

1. Giám đốc Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị thuộc Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; các hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố nghiêm túc triển khai các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, có thời hạn hoàn thành và đầu mối chịu trách nhiệm trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chỉ thị này; định kỳ 6 tháng, cả năm tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.

Trong quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, các Sở, ngành, đơn vị, UBND các quận, huyện, thị xã báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo.

 


Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (để b/c);
- TT Thành ủy, TT HĐND Thành phố (để b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- MTTQ Thành phố và các đoàn thể Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành, đơn vị thuộc UBND TP;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn (giao Sở KH và ĐT chuyn văn bản);
- Các báo: Kinh tế & Đô thị, Hà Nội mới;
- Đài Phát thanh & Truyền hình Hà Nội;
- VP UBNDTP: Các PCVP, TH, KT, TKBT,
- Cổng giao tiếp điện tử Thành phố;
- Lưu: VT, KT Ngân./.
(31456)

CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chung

 





Kế hoạch 106/KH-UBND công tác pháp chế năm 2016 Ban hành: 19/01/2016 | Cập nhật: 20/05/2017