Thông tư 22/2020/TT-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, liên tịch ban hành
Số hiệu: 22/2020/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Đào Ngọc Dung
Ngày ban hành: 30/12/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2020/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2020

 

THÔNG TƯ

BÃI BỎ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BAN HÀNH, LIÊN TỊCH BAN HÀNH

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, liên tịch ban hành.

Điều 1. Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật

1. Bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, liên tịch ban hành tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Bãi bỏ một phần các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Văn phòng Bộ, các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- quan trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Bộ LĐTBXH: Bộ trưởng, các Thứ trưởng và các đơn vị có liên quan;
- Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, Vụ PC.

BỘ TRƯỞNG




Đào Ngọc Dung

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BÃI BỎ TOÀN BỘ
(Ban hành kèm theo Thông tư số
22/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2020 trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

A. Danh mục thông tư và thông tư liên tịch bãi bỏ toàn bộ

I. Lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp

1. Thông tư số 30/2009/TT-BLĐTBXH ngày 09/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chương trình môn học Tiếng Anh giảng dạy cho học sinh học nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

2. Thông tư số 45/2009/TT-BLĐTBXH ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng đối với học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề.

3. Thông tư số 27/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề Hướng dẫn du lịch; Quản trị lữ hành; nghiệp vụ nhà hàng-Quản lý nhà hàng; Kỹ thuật chế biến món ăn; Quản trị khách sạn; Quản trị khu resort; Quản trị mạng máy tính; Lập trình máy tính.

4. Thông tư số 29/2013/TT-LĐTBXH ngày 22/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia.

5. Thông tư số 08/2014/TT-BLĐTBXH ngày 22/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chương trình, giáo trình môn học Pháp luật dùng trong đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề.

6. Thông tư số 08/2015/TT-BLĐTBXH ngày 27/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chương trình, giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh dùng cho trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề.

7. Thông tư số 14/2017/TT-BLĐTBXH ngày 25/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

II. Lĩnh vực Quan hệ lao động và Tiền lương

1. Thông tư liên tịch số 37/2011/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BNV-BNG ngày 19/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện Quyết định số 10/2011/QĐ-TTg ngày 10/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với những người trực tiếp tham gia và phục vụ công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền.

2. Thông tư liên tịch số 31/2014/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 12/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2011-2013 theo Nghị định 65/2011/NĐ-CP ngày 29/7/2011 của Chính phủ.

3. Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 12/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2011 - 2013 theo Nghị định số 65/2011/NĐ-CP ngày 29/7/2011 của Chính phủ.

III. Lĩnh vực Bảo hiểm xã hội

1. Thông tư số 31/2007/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 184/2007/NĐ-CP ngày 17/12/2007 và Nghị định số 166/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 của Chính phủ.

2. Thông tư số 17/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31/7/2008 của Chính phủ.

3. Thông tư số 20/2008/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 101/2008/NĐ-CP ngày 12/9/2008 của Chính phủ.

4. Thông tư số 01/2009/TT-BLĐTBXH ngày 14/01/2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo khoản 2 Điều 5 Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31/7/2008 của Chính phủ.

5. Thông tư số 02/2009/TT-BLĐTBXH ngày 15/01/2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Nghị định số 134/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ.

6. Thông tư số 11/2009/TT-BLĐTBXH ngày 24/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 34/2009/NĐ-CP và Nghị định số 33/2009/NĐ-CP ngày 06/4/2009 của Chính phủ.

7. Thông tư số 04/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

8. Thông tư số 15/2010/TT-BLĐTBXH ngày 20/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 28/2010/NĐ-CP và Nghị định số 29/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ.

9. Thông tư số 02/2011/TT-BLĐTBXH ngày 20/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

10. Thông tư số 13/2011/TT-BLĐTBXH ngày 27/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 23/2011/NĐ-CP và Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 04/4/2011 của Chính phủ.

11. Thông tư số 01/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

12. Thông tư số 09/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 35/2012/NĐ-CP ngày 18/04/2012 và Nghị định 31/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012 của Chính phủ.

13. Thông tư số 01/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

14. Thông tư số 13/2013/TT-BLĐTBXH ngày 21/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 73/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.

15. Thông tư số 02/2014/TT-BLĐTBXH ngày 10/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

16. Thông tư số 03/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

17. Thông tư số 05/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 09/2015/NĐ-CP ngày 22/01/2015 của Chính phủ.

IV. Lĩnh vực Phòng, chống tệ nạn xã hội

1. Thông tư liên tịch số 14/2012/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày 06/6/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an quy định chi tiết chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.

V. Lĩnh vực trẻ em

1. Thông tư liên tịch số 02/1999/TTLT-BVCSTE-HLHPN ngày 02/7/1999 của Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam và Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam về việc tăng cường phối hợp hoạt động xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con tốt, ngăn chặn tình trạng xâm hại trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái.

2. Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BVCSTE-VHTT-TƯĐTN ngày 07/5/2000 của Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam, Bộ Văn hóa - Thông tin, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 03/2000/CT-TTg ngày 24/01/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em.

3. Thông tư số 23/2010/TT-BLĐTBXH ngày 16/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục.

B. Danh mục quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bãi bỏ toàn bộ

1. Quyết định số 03/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Chính trị dùng cho các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề.

2. Quyết định số 05/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Tin học dùng cho các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề.

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BÃI BỎ MỘT PHẦN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

I. Lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp

1. Bãi bỏ Mục I, Mục IV Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề.

2. Bãi bỏ Điều 1; Điều 2; Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 3; Điều 4; Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14 Thông tư số 42/2010/TT-BLĐTBXH ngày 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, công nhận lại hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và giám đốc trung tâm dạy nghề.

3. Bãi bỏ Chương I, Chương II, Chương IV Thông tư số 40/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.

4. Bãi bỏ Điều 1, khoản 3 Điều 2 và Điều 3 Thông tư số 28/2011/TT-BLĐTBXH ngày 19/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về thiết bị dạy nghề Công nghệ ôtô, Cắt gọt kim loại, Công nghệ dệt đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề.

5. Bãi bỏ Điều 1, khoản 1, 2 Điều 2 và Điều 3 Thông tư số 39/2011/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về thiết bị dạy nghề cho các nghề: Lắp đặt thiết bị cơ khí, Nguội lắp ráp cơ khí, Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề.

6. Bãi bỏ Điều 2, Điều 3 và Danh mục thiết bị dạy nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề quy định tại Điều 1 Thông tư số 18/2012/TT-BLĐTBXH ngày 08/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Cơ điện nông thôn; Cơ điện tử; Điện tử công nghiệp; Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm); Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính; Thiết kế đồ họa; Thương mại điện tử; Kỹ thuật xây dựng; Cấp, thoát nước; Gia công và thiết kế sản phẩm mộc.

7. Bãi bỏ Điều 2, Điều 3 và 08 Danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề (Chế biến và bảo quản thủy sản; Công nghệ chế biến chè; Chế biến cà phê, ca cao; Khai thác, đánh bắt hải sản) quy định tại Điều 1 Thông tư số 19/2012/TT-BLĐTBXH ngày 08/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Chế biến và bảo quản thủy sản; May thời trang; Công nghệ chế biến chè; Chế biến cà phê, ca cao; Nuôi trồng thủy sản nước ngọt; Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ; Khai thác, đánh bắt hải sản.

8. Bãi bỏ Điều 2, Điều 3 và 08 Danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề (Điều khiển tàu biển; Sửa chữa máy tàu thủy; Điện tàu thủy; Điện tử dân dụng) quy định tại Điều 1 Thông tư số 28/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Điều khiển phương tiện thủy nội địa; Điều khiển tàu biển; Khai thác máy tàu thủy; Sửa chữa máy tàu thủy; Điện tàu thủy; Điện tử dân dụng; Kỹ thuật lắp đặt ống công nghệ.

9. Bãi bỏ Điều 2, Điều 3 và 06 Danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề (Kỹ thuật máy nông nghiệp; Sửa chữa máy thi công xây dựng; Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp) quy định tại Điều 1 Thông tư số 06/2013/TT-BLĐTBXH ngày 23/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp; Sửa chữa máy thi công xây dựng; Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp; Chế tạo thiết bị cơ khí; Chế tạo vỏ tàu thủy.

10. Bãi bỏ Điều 2, Điều 3 và 04 Danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề (Xây dựng cầu đường bộ; Xây dựng công trình thủy) quy định tại Điều 1 Thông tư số 12/2013/TT-BLĐTBXH ngày 19/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Vận hành nhà máy thủy điện; Xây dựng cầu đường bộ; Xây dựng công trình thủy; Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi; Chăn nuôi gia súc gia cầm; Lâm sinh.

11. Bãi bỏ Điều 2, Điều 3 và 16 Danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề (Kỹ thuật điêu khắc gỗ; Kỹ thuật sơn mài và khảm trai; Xử lý nước thải công nghiệp; Sản xuất gốm, sứ xây dựng; Công nghệ sản xuất ván nhân tạo; Bảo vệ thực vật; Trồng cây công nghiệp; Kỹ thuật dược) quy định tại Điều 1 Thông tư số 17/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Kỹ thuật điêu khắc gỗ; Kỹ thuật sơn mài và khảm trai; Xử lý nước thải công nghiệp; Sản xuất gốm, sứ xây dựng; Công nghệ sản xuất ván nhân tạo; Mộc xây dựng và trang trí nội thất; Bảo vệ thực vật; Trồng cây công nghiệp; Thú y; Kỹ thuật dược; Chế biến mủ cao su.

12. Bãi bỏ Điều 2, Điều 3 và 10 Danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề (Kỹ thuật thiết bị điện tử y tế; Kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế; Điều khiển tầu cuốc; Bảo vệ môi trường biển; Nghiệp vụ lễ tân - Quản trị lễ tân) quy định tại Điều 1 Thông tư số 20/2013/TT-BLĐTBXH ngày 04/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Kỹ thuật thiết bị điện tử y tế; Kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế; Vận hành và sửa chữa trạm bơm điện; Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh; Quản trị cơ sở dữ liệu; Tin học văn phòng; Điều khiển tầu cuốc; Khảo sát địa hình; Bảo vệ môi trường biển; Công nghệ sinh học; Trồng cây lương thực, thực phẩm; Nghiệp vụ lễ tân - Quản trị lễ tân.

13. Bãi bỏ các khoản 1, 2, 7, 8, 11, 12, 13, 14, 19, 20 Điều 1; Điều 2 và Điều 3 Thông tư số 18/2014/TT-BLĐTBXH ngày 11/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thiết bị tối thiểu trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề các nghề.

14. Bãi bỏ các khoản 1, 2, 3, 4, 9, 10, 11, 12, 15, 19, 20, 23, 24, 25, 26, 27, 28 Điều 1; Điều 2 và Điều 3 Thông tư số 06/2015/TT-BLĐTBXH ngày 25/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục thiết bị dạy nghề trọng điểm cấp độ quốc gia trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính; Quản trị mạng máy tính; Kỹ thuật xây dựng; Cắt gọt kim loại; Hàn; Công nghệ ô tô; Điện dân dụng; Điện công nghiệp; Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; Điện tử dân dụng; Điện tử công nghiệp; May thời trang; Nghiệp vụ nhà hàng - Quản trị nhà hàng; Kỹ thuật chế biến món ăn.

15. Bãi bỏ từ khoản 1 đến khoản 24 và khoản 27, 28 Điều 1; Điều 2 và Điều 3 Thông tư số 12/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục thiết bị tối thiểu trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Vận hành điện trong nhà máy điện; Đo lường điện; Vận hành tổ máy phát điện Diesel; Lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 110kV trở xuống; Thí nghiệm điện; Bảo trì thiết bị cơ điện; Kỹ thuật thiết bị sản xuất dược; Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế; Vận hành thiết bị hóa dầu; Vận hành thiết bị chế biến dầu khí; Vận hành thiết bị khai thác dầu khí; Khoan khai thác dầu khí; Chế biến thực phẩm; Công nghệ sản xuất bộ giấy và giấy; Sửa chữa thiết bị may.

16. Bãi bỏ từ khoản 1 đến khoản 16 và khoản 21, 22 Điều 1; Điều 2 và Điều 3 Thông tư số 18/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Chạm khắc đá; Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò; Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò; Lái tàu đường sắt; Thông tin tín hiệu đường sắt; Điều hành chạy tàu hỏa; Gò; Luyện gang; Luyện thép; Công nghệ cán, kéo kim loại; Công nghệ sơn tàu thủy.

17. Bãi bỏ từ khoản 1 đến khoản 20, từ khoản 23 đến khoản 34 và khoản 36 Điều 1; Điều 2 và Điều 3 Thông tư số 19/2015/TT-BLĐTBXH ngày 17/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Sửa chữa thiết bị tự động hóa; Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí; Bảo vệ môi trường đô thị; Xử lý rác thải; Chế biến lương thực; Lắp đặt thiết bị lạnh; Công nghệ may veston; Công nghệ sợi; Sửa chữa thiết bị dệt; Gia công ống công nghệ; Vận hành máy xây dựng; Marketing thương mại; Quản lý khai thác công trình thủy lợi; Vận hành cần, cầu trục; Kỹ thuật xây dựng mỏ hầm lò; Đúc, dát đồng mỹ nghệ; Vận hành máy nông nghiệp; Sửa chữa, lắp ráp xe máy; Cốt thép - hàn; Bán hàng trong siêu thị.

18. Bãi bỏ các khoản 1, 2, từ khoản 5 đến khoản 10, 13, 14, 19, 20, từ khoản 23 đến khoản 28, 31, 32, từ khoản 35 đến khoản 40 Điều 1; Điều 2 và Điều 3 Thông tư số 20/2015/TT-BLĐTBXH ngày 17/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục thiết bị dạy nghề trọng điểm cấp độ quốc gia trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Gia công và thiết kế sản phẩm mộc; Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm); Xây dựng cầu đường bộ; Nguội sửa chữa máy công cụ; Kỹ thuật máy nông nghiệp; Sửa chữa máy thi công xây dựng; Vận hành máy thi công nền; Vận hành máy thi công mặt đường; Cơ điện nông thôn; Xử lý nước thải công nghiệp; Chế biến thực phẩm; Chế biến và bảo quản thủy sản; Trồng cây công nghiệp; Chăn nuôi gia súc, gia cầm; Lâm sinh; Khai thác, đánh bắt hải sản; Thú y; Hướng dẫn du lịch; Điều khiển phương tiện thủy nội địa; Khai thác máy tàu thủy.

19. Bãi bỏ từ khoản 1 đến khoản 27, 29, 30, 31, từ khoản 33 đến khoản 40, 42 Điều 1; Điều 2 và Điều 3 Thông tư số 18/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/06/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề; Chạm khắc đá; Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò; Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò; Lái tàu đường sắt; Thông tin tín hiệu đường sắt; Điều hành chạy tàu hỏa; Gò; Luyện gang; Luyện thép; Công nghệ cán, kéo kim loại; Công nghệ sơn tàu thủy đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 11/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

20. Bãi bỏ từ khoản 1 đến khoản 46, 50, 52, 53, 59, 60, 61, 64 Điều 1; Điều 2 và Điều 3 Thông tư số 20/2015/TT-BLĐTBXH ngày 17/06/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy nghề trọng điểm cấp độ quốc gia trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Gia công và thiết kế sản phẩm mộc; Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm); Xây dựng cầu đường bộ; Nguội sửa chữa máy công cụ; Kỹ thuật máy nông nghiệp; Sữa chữa máy thi công xây dựng; Vận hành máy thi công nền; Vận hành máy thi công mặt đường; Cơ điện nông thôn; Xử lý nước thải công nghiệp; Chăn nuôi gia súc, gia cầm; Lâm sinh; Khai thác, đánh bắt hải sản; Thú y; Hướng dẫn du lịch; Điều khiển phương tiện thủy nội địa; Khai thác máy tàu thủy đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 10/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

II. Lĩnh vực Người có công

Bãi bỏ Phần I; khoản 1 phần II; nội dung miễn học phí đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở đào tạo công lập tại điểm a khoản 2 phần II; điểm b và c khoản 2 Phần II; Phần III; Phần IV; phần V Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ.

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định chế độ làm việc của giáo viên giảng dạy trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề ở các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề; trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục khác, doanh nghiệp có đăng ký dạy nghề (gọi chung là cơ sở dạy nghề).

2. Đối tượng áp dụng

Giáo viên cơ hữu (biên chế hoặc hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên) trực tiếp giảng dạy, cán bộ làm công tác quản lý có tham gia giảng dạy trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề ở các cơ sở dạy nghề công lập, tư thục.

3. Quy định về thời gian giảng dạy, quy đổi thời gian giảng dạy, tiêu chuẩn giờ giảng, quy mô lớp

a) Thời gian giảng dạy, quy đổi thời gian giảng dạy

- Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ;

- Một giờ dạy lý thuyết là 45 phút được tính bằng 1 giờ chuẩn;

- Một giờ dạy tích hợp (kết hợp cả lý thuyết và thực hành) là 45 phút được tính bằng 1 giờ chuẩn;

- Một giờ dạy thực hành là 60 phút được tính bằng 1 giờ chuẩn.

b) Tiêu chuẩn giờ giảng là số giờ chuẩn định mức cho mỗi giáo viên phải giảng dạy, được quy định theo năm học hoặc tuần làm việc.

c) Lớp học lý thuyết không quá 35 học sinh, sinh viên. Lớp học thực hành không quá 18 học sinh, sinh viên đối với nghề bình thường; không quá 10 học sinh, sinh viên đối với nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (theo Danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành). Hiệu trưởng, giám đốc các cơ sở dạy nghề quyết định số học sinh, sinh viên cụ thể của lớp học, đảm bảo phù hợp với đặc điểm của từng nghề.
...

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư 02/2002/TT-BLĐTBXH ngày 4/1/2002.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ảnh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.

Xem nội dung VB
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về điều kiện, trình tự và thủ tục bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, công nhận lại hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và giám đốc trung tâm dạy nghề.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề (sau đây gọi tắt là trường), trung tâm dạy nghề (sau đây gọi tắt là trung tâm) công lập và tư thục.

2. Thông tư này không áp dụng đối với các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều 3. Nguyên tắc bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, công nhận lại

1. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trách nhiệm của hiệu trưởng trường/giám đốc trung tâm.

2. Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của trường/trung tâm và khả năng của cán bộ.

3. Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của trường/trung tâm.

4. Hiệu trưởng trường/giám đốc trung tâm khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm, công nhận phải được xem xét để bổ nhiệm lại, công nhận lại hoặc không bổ nhiệm lại, không công nhận lại.

5. Hiệu trưởng trường được bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, công nhận lại phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 của Luật Dạy nghề và điều kiện theo quy định tại Điều 4, Khoản 1 Điều 12, Khoản 1 Điều 13 của Thông tư này.
...

Điều 4. Điều kiện bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề

1. Đối với hiệu trưởng trường công lập: Tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam, không quá 50 tuổi đối với nữ; thời gian bổ nhiệm mỗi nhiệm kỳ là 05 năm và không giữ quá hai nhiệm kỳ liên tục.

2. Đối với hiệu trưởng trường tư thục: Phải đảm bảo điều kiện không là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước; thời gian công nhận mỗi nhiệm kỳ là 05 năm.
...

Điều 6. Trình tự bổ nhiệm

1. Trường/trung tâm có nhu cầu bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc phải trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về chủ trương, nói rõ yêu cầu cần phải bổ nhiệm.

2. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền đồng ý, lãnh đạo trường/trung tâm đề xuất nhân sự cụ thể theo trình tự sau:

a) Đối với nguồn nhân sự tại chỗ

- Hội đồng trường/tập thể lãnh đạo trung tâm thảo luận, lựa chọn và đề xuất phương án nhân sự căn cứ vào nguồn cán bộ trong quy hoạch hoặc ý kiến giới thiệu của cán bộ chủ chốt trường/trung tâm, có thể giới thiệu từ 01 đến 03 người để lựa chọn.

- Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt do người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu trường/trung tâm chủ trì để trao đổi, thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm; thông báo danh sách người được lãnh đạo giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác, nhận xét, đánh giá ưu Điểm, khuyết Điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển của người được giới thiệu đề nghị bổ nhiệm.

Hội nghị lấy ý kiến cán bộ chủ chốt về việc bổ nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín, theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này (phiếu tín nhiệm có giá trị tham khảo, không phải là căn cứ duy nhất để bổ nhiệm). Hội nghị bầu ban kiểm phiếu, gồm 03 người không phải là những người được lấy phiếu tín nhiệm. Ban kiểm phiếu có trưởng ban và 02 thành viên. Biên bản kiểm phiếu phải có đầy đủ chữ ký của trưởng ban và 02 thành viên.

- Tổ chức hội nghị liên tịch do người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu trường/trung tâm chủ trì gồm: bí thư Đảng uỷ (hoặc bí thư Chi bộ), tập thể lãnh đạo trường/trung tâm thảo luận và biểu quyết. Người được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số thành viên trong hội nghị tán thành.

b) Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác

- Cơ quan tổ chức cán bộ thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) giới thiệu nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh bổ nhiệm.

- Đại diện cơ quan tổ chức cán bộ thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh làm việc với cấp uỷ và lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi cán bộ được đề nghị bổ nhiệm đang công tác để tìm hiểu, xác minh lý lịch của cán bộ và trao đổi, thống nhất ý kiến về nhu cầu bổ nhiệm với cơ quan, đơn vị nơi cán bộ đó đang công tác.

- Căn cứ kết quả tìm hiểu, xác minh lý lịch cán bộ và ý kiến của cơ quan, đơn vị nơi cán bộ được đề nghị bổ nhiệm đang công tác, cơ quan tổ chức cán bộ thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến của cấp uỷ cơ quan để thống nhất về việc bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc; thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết.

- Cơ quan tổ chức cán bộ thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị người có thẩm quyền xem xét và quyết định bổ nhiệm.

c) Đối với hiệu trưởng/giám đốc đầu tiên của trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề mới thành lập

Căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm hiệu trưởng trường/giám đốc trung tâm quy định tại Khoản 1 Điều 45, Khoản 1 Điều 46 của Luật Dạy nghề và điều kiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư này, cơ quan tổ chức cán bộ thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn, đề nghị người có thẩm quyền quy định tại Điều 8 của Thông tư này xem xét quyết định bổ nhiệm.

Điều 7. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm

Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm là 01 bộ, bao gồm:

1. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ

a) Tờ trình đề nghị người có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Biên bản hội nghị cán bộ chủ chốt, theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Biên bản hội nghị liên tịch đề nghị bổ nhiệm, theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Sơ yếu lý lịch của người được đề nghị bổ nhiệm tự khai theo mẫu 2a-BNV/2007 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18/6/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và biểu mẫu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức; bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09/3/2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập và các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của người được đề nghị bổ nhiệm kèm theo;

đ) Bản nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo trường/trung tâm đối với người được đề nghị bổ nhiệm, theo mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Ý kiến nhận xét của cấp uỷ hoặc chính quyền địa phương nơi người được đề nghị bổ nhiệm cư trú.

2. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác hoặc bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc đầu tiên của trường/trung tâm mới thành lập

a) Tờ trình đề nghị người có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, theo mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Sơ yếu lý lịch của người được đề nghị bổ nhiệm tự khai theo mẫu 2a-BNV/2007 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18/6/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và biểu mẫu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức; bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09/3/2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập và các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của người được đề nghị bổ nhiệm kèm theo;

c) Bản nhận xét, đánh giá của tập thể cơ quan, đơn vị nơi cán bộ được đề nghị bổ nhiệm đang công tác, theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Ý kiến nhận xét của cấp uỷ hoặc chính quyền địa phương nơi người được đề nghị bổ nhiệm cư trú.

Điều 8. Thời hạn, thẩm quyền quyết định bổ nhiệm

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị bổ nhiệm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Người đứng đầu cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) ra quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng trường/giám đốc trung tâm trực thuộc.

Điều 9. Lựa chọn hiệu trưởng, giám đốc

1. Đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề tư thục, hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng trường quy định tại Khoản 1 Điều 46 của Luật Dạy nghề và Khoản 2 Điều 4 của Thông tư này, lựa chọn hiệu trưởng đề nghị người có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Thông tư này công nhận.

2. Đối với trung tâm dạy nghề tư thục do tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm hoặc cá nhân là chủ sở hữu trung tâm căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, công nhận giám đốc trung tâm quy định tại Khoản 1 Điều 45 của Luật Dạy nghề, Khoản 2 Điều 5 của Thông tư này, lựa chọn giám đốc đề nghị người có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Thông tư này công nhận.

Điều 10. Hồ sơ đề nghị công nhận

Hồ sơ đề nghị công nhận là 01 bộ, bao gồm:

1. Công văn của hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường/tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm hoặc cá nhân là chủ sở hữu trung tâm đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận, theo mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Biên bản họp của hội đồng quản trị trường/tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm, theo mẫu số 9 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Sơ yếu lý lịch của người được đề nghị tự khai vận dụng theo mẫu 2a-BNV/2007 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18/6/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và biểu mẫu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức (có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú) và các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của người được đề nghị công nhận kèm theo.

Điều 11. Thời hạn và thẩm quyền công nhận

1. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị công nhận hiệu trưởng trường trung cấp nghề tư thục của Hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường; đề nghị công nhận giám đốc trung tâm dạy nghề tư thục của tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm hoặc là cá nhân sở hữu trung tâm, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận hiệu trưởng trường trung cấp nghề tư thục/giám đốc trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn.

2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng nghề tư thục của Hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng nghề tư thục.

Điều 12. Bổ nhiệm lại

1. Điều kiện bổ nhiệm lại

Hiệu trưởng trường/giám đốc trung tâm được xem xét bổ nhiệm lại, khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ;

b) Đạt chuẩn chức danh hiệu trưởng/giám đốc quy định tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại, đáp ứng được yêu cầu công tác trong thời gian tới;

c) Trường/trung tâm có nhu cầu;

d) Đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao;

đ) Hiệu trưởng/giám đốc được xem xét bổ nhiệm lại phải đủ một nhiệm kỳ, trường hợp tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác mà được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

2. Trình tự bổ nhiệm lại

a) Hiệu trưởng trường/giám đốc trung tâm được bổ nhiệm lại phải làm bản tự thời điểm trách nhiệm cá nhân trong thời gian giữ chức vụ;

b) Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt do lãnh đạo trường/trung tâm chủ trì để trao đổi, thảo luận về điều kiện bổ nhiệm lại; nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của hiệu trưởng/giám đốc trong thời gian giữ chức vụ.

Hội nghị lấy ý kiến cán bộ chủ chốt về việc bổ nhiệm lại bằng cách bỏ phiếu kín, theo mẫu số 15 ban hành kèm theo Thông tư này. Hội nghị bầu ban kiểm phiếu, gồm 03 người không phải là những người được lấy phiếu tín nhiệm. Ban kiểm phiếu có trưởng ban và 02 thành viên. Biên bản kiểm phiếu phải có đầy đủ chữ ký của trưởng ban và 02 thành viên.

c) Tổ chức hội nghị liên tịch do người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu trường/trung tâm chủ trì gồm: bí thư Đảng uỷ (hoặc bí thư Chi bộ), tập thể lãnh đạo trường/trung tâm thảo luận và biểu quyết. Người được đề nghị bổ nhiệm lại phải được đa số thành viên trong hội nghị tán thành.

3. Hồ sơ bổ nhiệm lại

Hồ sơ bổ nhiệm lại là 01 bộ, bao gồm:

a) Bản tự thời điểm trách nhiệm cá nhân trong thời gian giữ chức vụ, theo mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản nhận xét, đánh giá hiệu trưởng/giám đốc của tập thể lãnh đạo trường/trung tâm, cấp uỷ, theo mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Biên bản hội nghị cán bộ chủ chốt, theo mẫu số 12 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Biên bản hội nghị liên tịch đề nghị bổ nhiệm lại, theo mẫu số 13 ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Công văn (tờ trình) của lãnh đạo trường/trung tâm đề nghị người có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm lại hiệu trưởng trường/giám đốc trung tâm, theo mẫu số 14 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Thời hạn, thẩm quyền quyết định bổ nhiệm lại

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị bổ nhiệm lại, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Người đứng đầu cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định bổ nhiệm lại hiệu trưởng trường/giám đốc trung tâm trực thuộc.

5. Hiệu trưởng/giám đốc không được bổ nhiệm lại

Hiệu trưởng/giám đốc khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không đủ điều kiện để được bổ nhiệm lại thì người có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm ra quyết định bố trí, phân công công tác khác.

Điều 13. Công nhận lại

1. Điều kiện công nhận lại

a) Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ;

b) Đạt chuẩn chức danh hiệu trưởng/giám đốc quy định tại thời điểm xem xét công nhận lại, đáp ứng được yêu cầu công tác trong thời gian tới;

c) Trường/trung tâm có nhu cầu;

d) Đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.

2. Trình tự công nhận lại

a) Hiệu trưởng trường/giám đốc trung tâm được công nhận lại phải làm bản tự thời điểm trách nhiệm cá nhân trong thời gian giữ chức vụ;

b) Hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường/tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm hoặc cá nhân là chủ sở hữu trung tâm nhận xét, đánh giá và đề nghị người có thẩm quyền công nhận lại hoặc không công nhận lại.

3. Hồ sơ công nhận lại

Hồ sơ công nhận lại là 01 bộ, bao gồm:

a) Công văn (tờ trình) của hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường/tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm hoặc cá nhân là chủ sở hữu trung tâm đề nghị người có thẩm quyền công nhận lại hiệu trưởng/giám đốc, theo mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản tự thời điểm trách nhiệm cá nhân trong thời gian giữ chức vụ, theo mẫu số 17 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản nhận xét, đánh giá của hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường/ tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm hoặc cá nhân là chủ sở hữu trung tâm, theo mẫu số 18 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Thời hạn và thẩm quyền công nhận lại

a) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị công nhận lại hiệu trưởng trường trung cấp nghề tư thục của Hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường; đề nghị công nhận giám đốc trung tâm dạy nghề tư thục của tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm hoặc là cá nhân sở hữu trung tâm, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận lại hiệu trưởng trường trung cấp nghề tư thục/giám đốc trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn;

b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị công nhận lại hiệu trưởng trường cao đẳng nghề tư thục của Hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định công nhận lại hiệu trưởng trường cao đẳng nghề tư thục.

Điều 14. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành và bãi bỏ Quyết định số 59/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, công nhận lại, miễn nhiệm, thôi công nhận, từ chức hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và giám đốc trung tâm dạy nghề.

2. Căn cứ quy định tại Thông tư này, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Người đứng đầu cơ quan trung ương các Tổ chức chính trị - xã hội có cơ sở dạy nghề; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, Giám đốc trung tâm dạy nghề và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, những vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc (nếu có) cần phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, bổ sung, chỉnh sửa./.

Xem nội dung VB
Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và nhiệm vụ, chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp (sau đây gọi là nhà giáo) ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường trung cấp, trường cao đẳng, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp, viên chức quản lý tham gia giảng dạy trình độ sơ cấp ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cơ quan, đơn vị, cá nhân và tổ chức khác có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp mà nhà giáo cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.

2. Tiêu chí là những nội dung cụ thể của chuẩn, thể hiện phẩm chất và năng lực của nhà giáo.

3. Tiêu chuẩn là những yêu cầu cụ thể của tiêu chí. Trong mỗi tiêu chuẩn có các chỉ số đánh giá.

4. Chứng chỉ kỹ năng nghề là các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận trình độ kỹ năng nghề của người được cấp.

Chương II

QUY ĐỊNH CHUẨN VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA NHÀ GIÁO DẠY TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

Điều 4. Mục tiêu ban hành chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo

1. Làm cơ sở để xây dựng mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

2. Giúp nhà giáo tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

3. Làm cơ sở để đánh giá nhà giáo hàng năm, phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo.

4. Làm cơ sở để xây dựng chế độ, chính sách đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Điều 5. Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và lối sống

1. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị

a) Chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Thường xuyên học tập nâng cao nhận thức chính trị;

c) Có ý thức tổ chức kỷ luật; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp;

d) Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

2. Tiêu chuẩn 2: Đạo đức nghề nghiệp

a) Yêu nghề, tâm huyết với nghề; có ý thức giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp, có ý thức xây dựng tập thể để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp;

b) Tận tụy với công việc; thương yêu, tôn trọng người học, giúp người học khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện, bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của người học;

c) Công bằng trong giảng dạy, giáo dục; khách quan trong đánh giá năng lực của người học;

d) Thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, cơ sở, ngành; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, chống bệnh thành tích; phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc.

3. Tiêu chuẩn 3: Lối sống, tác phong

a) Có lý tưởng, có mục đích, ý chí vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;

b) Có lối sống lành mạnh, khiêm tốn, gần gũi, chan hòa với đồng nghiệp; có thái độ ủng hộ, khuyến khích lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ;

c) Tác phong làm việc khoa học; trang phục khi thực hiện nhiệm vụ giản dị, lịch sự; có thái độ văn minh, lịch sự, đúng mực trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học, với phụ huynh người học và nhân dân; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo;

d) Xây dựng gia đình văn hoá; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.

Điều 6. Tiêu chí 2: Năng lực chuyên môn

1. Tiêu chuẩn 1: Kiến thức chuyên môn

a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên, chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy; Có kiến thức về môn học, mô-đun liên quan và hiểu biết về thực tiễn sản xuất của nghề;

b) Có trình độ ngoại ngữ thông dụng tối thiểu Bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin;

2. Tiêu chuẩn 2: Kỹ năng nghề

a) Có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc bậc thợ 3/7, 2/6 hoặc là nghệ nhân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ trung cấp nghề hoặc tương đương trở lên.

b) Thực hiện thành thạo các kỹ năng nghề quy định trong chương trình mô-đun, môn học, học phần được phân công giảng dạy; biết tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ nghề được phân công giảng dạy; nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề.

Điều 7. Tiêu chí 3: Năng lực sư phạm

1. Tiêu chuẩn 1: Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy

a) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ sư phạm bậc I hoặc tương đương trở lên.

b) Có thời gian tham gia giảng dạy giáo dục nghề nghiệp ít nhất 6 tháng.

2. Tiêu chuẩn 2: Chuẩn bị hoạt động giảng dạy

a) Lập được kế hoạch giảng dạy mô-đun, môn học, học phần được phân công trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khoá học;

b) Soạn được giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học;

c) Lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình môn học, mô-đun, học phần được phân công giảng dạy;

d) Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, trang thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết; tự làm được các loại phương tiện dạy học thông thường.

3. Tiêu chuẩn 3: Thực hiện hoạt động giảng dạy

a) Tổ chức dạy học phù hợp với nghề đào tạo và với từng đối tượng người học; thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, theo đúng chương trình, nội dung;

b) Thực hiện các giờ dạy lý thuyết/thực hành/tích hợp theo đúng giáo án, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ theo quy định;

c) Biết vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực tự học của người học;

d) Sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học, trang thiết bị để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lượng; ứng dụng được công nghệ thông tin trong giảng dạy.

4. Tiêu chuẩn 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học

a) Lựa chọn và thiết kế được các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học về kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với môn học, mô-đun, học phần được phân công giảng dạy;

b) Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác, mang tính giáo dục và đúng với các quy định.

5. Tiêu chuẩn 5: Quản lý hồ sơ dạy học

a) Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học;

b) Bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.

6. Tiêu chuẩn 6: Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy

a) Nắm được căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp;

b) Có khả năng tham gia biên soạn, chỉnh lý chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, chương trình bồi dưỡng nghề phù hợp với nguyên tắc xây dựng và mục tiêu của chương trình; tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy trình độ sơ cấp.

7. Tiêu chuẩn 7: Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục

a) Xây dựng được kế hoạch giáo dục người học thông qua giảng dạy và qua các hoạt động khác;

b) Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy môn học, mô-đun, học phần theo kế hoạch đã xây dựng;

c) Vận dụng được các hiểu biết về tâm lý, giáo dục vào thực hiện hoạt động giáo dục người học ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

d) Đánh giá kết quả các mặt rèn luyện đạo đức của người học theo quy định một cách chính xác, công bằng và có tác dụng giáo dục.

8. Tiêu chuẩn 8: Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập

a) Quản lý được các thông tin liên quan đến người học và sử dụng hiệu quả các thông tin vào giáo dục, dạy học, quản lý người học;

b) Xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác.

9. Tiêu chuẩn 9: Hoạt động xã hội

a) Phối hợp với gia đình người học và cộng đồng động viên, hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của người học; góp phần huy động các nguồn lực xã hội xây dựng, phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

b) Tích cực tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài cơ sở giáo dục nghề nghiệp, góp phần xây dựng quan hệ giữa cơ sở với doanh nghiệp nhằm phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp, xây dựng phong trào học nghề lập nghiệp trong xã hội.

Điều 8. Tiêu chí 4: Năng lực phát triển nghề nghiệp

1. Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với đồng nghiệp; tích cực tham gia hội giảng các cấp.

2. Tích cực tham gia bồi dưỡng đồng nghiệp theo yêu cầu phát triển của khoa, tổ chuyên môn.

3. Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng đồng thời thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

4. Tích cực đổi mới phương pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp.

*Chương này bị bãi bỏ bởi Khoản 3 Điều 57 Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH

Điều 57. Hiệu lực thi hành
...
3. Bãi bỏ Chương II Thông tư số 40/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.*
...

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Trách nhiệm của các bộ, ngành, Tổ chức chính trị - xã hội, Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

1. Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại nhà giáo theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các quy định của Thông tư này đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc quyền quản lý, thông báo kết quả về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Dạy nghề); căn cứ kết quả đánh giá, xây dựng hoặc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hoá và nâng cao chất lượng nhà giáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc quyền quản lý.

2. Hướng dẫn và kiểm tra các cơ sở giáo dục nghề nghiệp việc thực hiện chế độ làm việc đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.

Điều 17. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đánh giá, xếp loại nhà giáo theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các quy định của Thông tư này, báo cáo kết quả cho các cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp; căn cứ kết quả đánh giá, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hoặc đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng của nhà giáo.

2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ quy định tại Thông tư này tổ chức thực hiện chế độ làm việc đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.

Điều 18. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 12 năm 2015.

2. Các quy định về chuẩn nhà giáo dạy trình độ sơ cấp nghề quy định tại Điều 4, điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 5, Điều 6, khoản 1 Điều 7 của Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề; các quy định về chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp nghề quy định tại phần III của Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn./.

Xem nội dung VB
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Thông tư này quy định về thiết bị dạy nghề Công nghệ ôtô, nghề Cắt gọt kim loại, nghề Công nghệ dệt đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề để áp dụng đối với trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng và trường đại học có đăng ký hoạt động dạy các nghề trên.

Điều 2. Quy định về thiết bị dạy nghề
...

3. Nghề Công nghệ dệt:

a) Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề Công nghệ dệt đào tạo trình độ trung cấp nghề (kèm theo);

b) Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề Công nghệ dệt đào tạo trình độ cao đẳng nghề (kèm theo).

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 30 tháng 11 năm 2011.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

Xem nội dung VB
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Thông tư này quy định về thiết bị dạy nghề, các nghề: Lắp đặt thiết bị cơ khí, Nguội lắp ráp cơ khí, Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề để áp dụng đối với trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng và trường đại học có đăng ký hoạt động dạy các nghề trên, trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề.

Điều 2. Quy định về thiết bị dạy nghề

1. Nghề Lắp đặt thiết bị cơ khí:

a) Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề Lắp đặt thiết bị cơ khí đào tạo trình độ trung cấp nghề (kèm theo);

b) Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề Lắp đặt thiết bị cơ khí đào tạo trình độ cao đẳng nghề (kèm theo);

2. Nghề Nguội lắp ráp cơ khí:

a) Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề Nguội lắp ráp cơ khí đào tạo trình độ trung cấp nghề (kèm theo);

b) Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề Nguội lắp ráp cơ khí đào tạo trình độ cao đẳng nghề (kèm theo);
...

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2012.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

Xem nội dung VB
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 22 tháng 9 năm 2012.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức chính trị - xã hội và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng và trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trên và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

Xem nội dung VB
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề các nghề: Cơ điện nông thôn; Cơ điện tử; Điện tử công nghiệp; Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm); Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính; Thiết kế đồ họa; Thương mại điện tử; Kỹ thuật xây dựng; Cấp, thoát nước; Gia công và thiết kế sản phẩm mộc đào tạo, để áp dụng đối với trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng và trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trên.

*6 Danh mục thiết bị dạy nghề quy định tại Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 4 Điều 2 Thông tư 27/2019/TT-BLĐTBXH

Điều 2. Bãi bỏ toàn bộ, bãi bỏ một phần các văn bản quy phạm pháp luật sau:
...
4. Bãi bỏ 06 Danh mục thiết bị dạy nghề quy định tại Điều 1 của Thông tư số 18/2012/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 8 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Cơ điện nông thôn; Cơ điện tử; Điện tử công nghiệp; Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm); Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính; Thiết kế đồ họa; Thương mại điện tử; Kỹ thuật xây dựng; Cấp, thoát nước; Gia công và thiết kế sản phẩm mộc, gồm:

a) Danh mục thiết bị dạy nghề Kỹ thuật xây dựng, trình độ trung cấp nghề;

b) Danh mục thiết bị dạy nghề Kỹ thuật xây dựng, trình độ cao đẳng nghề;

c) Danh mục thiết bị dạy nghề Cấp thoát nước, trình độ trung cấp nghề;

d) Danh mục thiết bị dạy nghề Cấp thoát nước, trình độ cao đẳng nghề;

đ) Danh mục thiết bị dạy nghề Gia công và thiết kế sản phẩm mộc, trình độ trung cấp nghề;

e) Danh mục thiết bị dạy nghề Gia công và thiết kế sản phẩm mộc, trình độ cao đẳng nghề.*

**12 Danh mục thiết bị dạy nghề quy định tại Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 3 Điều 2 Thông tư 26/2019/TT-BLĐTBXH

Điều 2. Bãi bỏ toàn bộ, bãi bỏ một phần các văn bản quy phạm pháp luật sau:
...
3. Bãi bỏ 12 Danh mục thiết bị dạy nghề quy định tại Điều 1 của Thông tư số 18/2012/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 8 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Cơ điện nông thôn; Cơ điện tử; Điện tử công nghiệp; Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm); Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính; Thiết kế đồ họa; Thương mại điện tử; Kỹ thuật xây dựng; Cấp, thoát nước; Gia công và thiết kế sản phẩm mộc, gồm:

a) Danh mục thiết bị dạy nghề Cơ điện nông thôn, trình độ trung cấp nghề;

b) Danh mục thiết bị dạy nghề Cơ điện nông thôn, trình độ cao đẳng nghề;

c) Danh mục thiết bị dạy nghề Cơ điện tử, trình độ trung cấp nghề;

d) Danh mục thiết bị dạy nghề Cơ điện tử, trình độ cao đẳng nghề;

đ) Danh mục thiết bị dạy nghề Điện tử công nghiệp, trình độ trung cấp nghề;

e) Danh mục thiết bị dạy nghề Điện tử công nghiệp, trình độ cao đẳng nghề;

g) Danh mục thiết bị dạy nghề Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm), trình độ trung cấp nghề;

h) Danh mục thiết bị dạy nghề Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm), trình độ cao đẳng nghề;

i) Danh mục thiết bị dạy nghề Thiết kế đồ họa, trình độ trung cấp nghề;

k) Danh mục thiết bị dạy nghề Thiết kế đồ họa, trình độ cao đẳng nghề;

l) Danh mục thiết bị dạy nghề Thương mại điện tử, trình độ trung cấp nghề;

m) Danh mục thiết bị dạy nghề Thương mại điện tử, trình độ cao đẳng nghề.**

Xem nội dung VB
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 22 tháng 9 năm 2012.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức chính trị - xã hội và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng và trường đại học có đăng ký hoạt động dạy các nghề trên và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này danh mục thiết bị dạy nghề cho các nghề: Chế biến và bảo quản thủy sản; May thời trang; Công nghệ chế biến chè; Chế biến cà phê, ca cao; Nuôi trồng thủy sản nước ngọt; Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ; Khai thác, đánh bắt hải sản đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề để áp dụng đối với trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng và trường đại học có đăng ký hoạt động dạy các nghề trên.

*6 Danh mục thiết bị dạy nghề quy định tại Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 4 Điều 2 26/2019/TT-BLĐTBXH

Điều 2. Bãi bỏ toàn bộ, bãi bỏ một phần các văn bản quy phạm pháp luật sau:
...
4. Bãi bỏ 06 Danh mục thiết bị dạy nghề quy định tại Điều 1 của Thông tư số 19/2012/TT-BLĐTBXH ngày 8 tháng 8 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Chế biến và bảo quản thủy sản; May thời trang; Công nghệ chế biến chè; Chế biến cà phê, ca cao; Nuôi trồng thủy sản nước ngọt; Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ; Khai thác, đánh bắt hải sản như sau:

a) Danh mục thiết bị dạy nghề May thời trang, trình độ trung cấp nghề;

b) Danh mục thiết bị dạy nghề May thời trang, trình độ cao đẳng nghề;

c) Danh mục thiết bị dạy nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt, trình độ trung cấp nghề;

d) Danh mục thiết bị dạy nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt, trình độ cao đẳng nghề;

đ) Danh mục thiết bị dạy nghề Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ, trình độ trung cấp nghề;

e) Danh mục thiết bị dạy nghề Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ, trình độ cao đẳng nghề.*

Xem nội dung VB
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 26 tháng 12 năm 2012.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức Chính trị - Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng và trường đại học có đăng ký hoạt động dạy các nghề trên và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

Xem nội dung VB
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề các nghề: Điều khiển phương tiện thủy nội địa; Điều khiển tàu biển; Khai thác máy tàu thủy; Sửa chữa máy tàu thủy; Điện tàu thủy; Điện tử dân dụng; Kỹ thuật lắp đặt ống công nghệ, để áp dụng đối với trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng và trường đại học có đăng ký hoạt động dạy các nghề trên.

Xem nội dung VB
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 08 tháng 7 năm 2013.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức Chính trị - Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng và trường đại học có đăng ký hoạt động dạy các nghề trên và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

Xem nội dung VB
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề các nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp; Sửa chữa máy thi công xây dựng; Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp; Chế tạo thiết bị cơ khí; Chế tạo vỏ tàu thủy để áp dụng đối với trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp chuyên nghề, trường cao đẳng và trường đại học có đăng ký hoạt động dạy các nghề trên.

*6 Danh mục thiết bị dạy nghề quy định tại Điều bị bãi bỏ bởi Khoản 6 Điều 2 Thông tư 27/2019/TT-BLĐTBXH

Điều 2. Bãi bỏ toàn bộ, bãi bỏ một phần các văn bản quy phạm pháp luật sau:
...
6. Bãi bỏ 06 Danh mục thiết bị dạy nghề quy định tại Điều 1 của Thông tư số 06/2013/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 05 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp; Sửa chữa máy thi công xây dựng; Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp; Chế tạo thiết bị cơ khí; Chế tạo vỏ tàu thủy, gồm:

a) Danh mục thiết bị dạy nghề Chế tạo thiết bị cơ khí, trình độ trung cấp nghề; nghề; nghề; nghề;

b) Danh mục thiết bị dạy nghề Chế tạo thiết bị cơ khí, trình độ cao đẳng

c) Danh mục thiết bị dạy nghề Chế tạo vỏ tàu thủy, trình độ trung cấp

d) Danh mục thiết bị dạy nghề Chế tạo vỏ tàu thủy, trình độ cao đẳng

đ) Danh mục thiết bị dạy nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng, trình độ trung cấp nghề;

e) Danh mục thiết bị dạy nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng, trình độ cao đẳng nghề.*

Xem nội dung VB
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 03 tháng 10 năm 2013.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức Chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng và trường đại học có đăng ký hoạt động dạy các nghề trên và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

Xem nội dung VB
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề các nghề: Vận hành nhà máy thủy điện; Xây dựng cầu đường bộ; Xây dựng công trình thủy; Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi; Chăn nuôi gia súc, gia cầm; Lâm sinh để áp dụng đối với trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng và trường đại học có đăng ký hoạt động dạy các nghề trên.

*2 Danh mục thiết bị dạy nghề quy định tại Điều này bị bãi bởi Khoản 7 Điều 2 Thông tư 27/2019/TT-BLĐTBXH

Điều 2. Bãi bỏ toàn bộ, bãi bỏ một phần các văn bản quy phạm pháp luật sau:
...
7. Bãi bỏ 02 Danh mục thiết bị dạy nghề quy định tại Điều 1 của Thông tư số 12/2013/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 8 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Vận hành nhà máy thủy điện; Xây dựng cầu đường bộ; Xây dựng công trình thủy; Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi; Chăn nuôi gia súc, gia cầm; Lâm sinh, gồm:

a) Danh mục thiết bị dạy nghề Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi, trình độ trung cấp nghề;

b) Danh mục thiết bị dạy nghề Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi, trình độ cao đẳng nghề.*

**6 Danh mục thiết bị dạy nghề quy định tại Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 5 Điều 2 Thông tư 26/2019/TT-BLĐTBXH

Điều 2. Bãi bỏ toàn bộ, bãi bỏ một phần các văn bản quy phạm pháp luật sau:
...
5. Bãi bỏ 06 Danh mục thiết bị dạy nghề quy định tại Điều 1 của Thông tư số 12/2013/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 8 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Vận hành nhà máy thủy điện; Xây dựng cầu đường bộ; Xây dựng công trình thủy; Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi; Chăn nuôi gia súc, gia cầm; Lâm sinh như sau:

a) Danh mục thiết bị dạy nghề Vận hành nhà máy thủy điện, trình độ trung cấp nghề;

b) Danh mục thiết bị dạy nghề Vận hành nhà máy thủy điện, trình độ cao đẳng nghề;

c) Danh mục thiết bị dạy nghề Chăn nuôi gia súc, gia cầm, trình độ trung cấp nghề;

d) Danh mục thiết bị dạy nghề Chăn nuôi gia súc, gia cầm, trình độ cao đẳng nghề;

đ) Danh mục thiết bị dạy nghề Lâm sinh, trình độ trung cấp nghề;

e) Danh mục thiết bị dạy nghề Lâm sinh, trình độ cao đẳng nghề.**

Xem nội dung VB
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 24 tháng 10 năm 2013.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức Chính trị - Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng và trường đại học có đăng ký hoạt động dạy các nghề trên và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

Xem nội dung VB
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề các nghề: Kỹ thuật điêu khắc gỗ; Kỹ thuật sơn mài và khảm trai; Xử lý nước thải công nghiệp; Sản xuất gốm, sứ xây dựng; Công nghệ sản xuất ván nhân tạo; Mộc xây dựng và trang trí nội thất; Bảo vệ thực vật; Trồng cây công nghiệp; Thú y; Kỹ thuật dược; Chế biến mủ cao su để áp dụng đối với trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng và trường đại học có đăng ký hoạt động dạy các nghề trên.

*4 Danh mục thiết bị dạy nghề quy định tại Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 6 Điều 2 Thông tư 26/2019/TT-BLĐTBXH

Điều 2. Bãi bỏ toàn bộ, bãi bỏ một phần các văn bản quy phạm pháp luật sau:
...
6. Bãi bỏ 04 Danh mục thiết bị dạy nghề quy định tại Điều 1 của Thông tư số 17/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09 tháng 9 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Kỹ thuật điêu khắc gỗ; Kỹ thuật sơn mài và khảm trai; Xử lý nước thải công nghiệp; Sản xuất gốm, sứ xây dựng; Công nghệ sản xuất ván nhân tạo; Mộc xây dựng và trang trí nội thất; Bảo vệ thực vật; Trồng cây công nghiệp; Thú y; Kỹ thuật dược; Chế biến mủ cao su như sau:

a) Danh mục thiết bị dạy nghề Thú y, trình độ trung cấp nghề;

b) Danh mục thiết bị dạy nghề Thú y, trình độ cao đẳng nghề;

c) Danh mục thiết bị dạy nghề Chế biến mủ cao su, trình độ trung cấp nghề;

d) Danh mục thiết bị dạy nghề Chế biến mủ cao su, trình độ cao đẳng nghề.*

**2 Danh mục thiết bị dạy nghề quy định tại Điều bị bãi bỏ bởi Khoản 8 Điều 2 Thông tư 27/2019/TT-BLĐTBXH

Điều 2. Bãi bỏ toàn bộ, bãi bỏ một phần các văn bản quy phạm pháp luật sau:
...
8. Bãi bỏ 02 Danh mục thiết bị dạy nghề quy định tại Điều 1 của Thông tư số 17/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09 tháng 9 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục thiết bị dạy nghề trình độ Trung cấp nghề, trình độ Cao đẳng nghề cho các nghề: Kỹ thuật điêu khắc gỗ; Kỹ thuật sơn mài và khảm trai; Xử lý nước thải công nghiệp; Sản xuất gốm, sứ xây dựng; Công nghệ sản xuất ván nhân tạo; Mộc xây dựng và trang trí nội thất; Bảo vệ thực vật; Trồng cây công nghiệp; Thú y; Kỹ thuật dược; Chế biến mủ cao su, gồm:

a) Danh mục thiết bị dạy nghề Mộc xây dựng và trang trí nội thất, trình độ trung cấp nghề;

b) Danh mục thiết bị dạy nghề Mộc xây dựng và trang trí nội thất, trình độ cao đẳng nghề.**

Xem nội dung VB
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 19 tháng 11 năm 2013.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức Chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng và trường đại học có đăng ký hoạt động dạy các nghề trên và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết.

Xem nội dung VB
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề các nghề: Kỹ thuật thiết bị điện tử y tế; Kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế; Vận hành và sửa chữa trạm bơm điện; Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh; Quản trị cơ sở dữ liệu; Tin học văn phòng; Điều khiển tầu cuốc; Khảo sát địa hình; Bảo vệ môi trường biển; Công nghệ sinh học; Trồng cây lương thực, thực phẩm; Nghiệp vụ Lễ tân - Quản trị Lễ tân để áp dụng đối với trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng và trường đại học có đăng ký hoạt động dạy các nghề trên.

*10 Danh mục thiết bị dạy nghề quy định tại Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 7 Điều 2 Thông tư 26/2019/TT-BLĐTBXH

Điều 2. Bãi bỏ toàn bộ, bãi bỏ một phần các văn bản quy phạm pháp luật sau:
...
7. Bãi bỏ 10 Danh mục thiết bị dạy nghề quy định tại Điều 1 của Thông tư số 20/2013/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Kỹ thuật thiết bị điện tử y tế; Kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế; Vận hành và sửa chữa trạm bơm điện; Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh; Quản trị cơ sở dữ liệu; Tin học văn phòng; Điều khiển tầu cuốc; Khảo sát địa hình; Bảo vệ môi trường biển; Công nghệ sinh học; Trồng cây lương thực, thực phẩm; Nghiệp vụ Lễ tân - Quản trị Lễ tân như sau:

a) Danh mục thiết bị dạy nghề Vận hành và sửa chữa trạm bơm điện, trình độ trung cấp nghề;

b) Danh mục thiết bị dạy nghề Vận hành và sửa chữa trạm bơm điện, trình độ cao đẳng nghề;

c) Danh mục thiết bị dạy nghề Quản trị cơ sở dữ liệu, trình độ trung cấp nghề;

d) Danh mục thiết bị dạy nghề Quản trị cơ sở dữ liệu, trình độ cao đẳng nghề;

đ) Danh mục thiết bị dạy nghề Tin học văn phòng, trình độ trung cấp nghề;

e) Danh mục thiết bị dạy nghề Tin học văn phòng, trình độ cao đẳng nghề;

g) Danh mục thiết bị dạy nghề Công nghệ sinh học, trình độ trung cấp nghề;

h) Danh mục thiết bị dạy nghề Công nghệ sinh học, trình độ cao đẳng nghề;

i) Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề Trồng cây lương thực, thực phẩm, trình độ trung cấp nghề;

k) Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề Trồng cây lương thực, thực phẩm, trình độ cao đẳng nghề.*

**4 Danh mục thiết bị dạy nghề quy định tại Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 9 Điều 2 Thông tư 27/2019/TT-BLĐTBXH

Điều 2. Bãi bỏ toàn bộ, bãi bỏ một phần các văn bản quy phạm pháp luật sau:
...
9. Bãi bỏ 04 Danh mục thiết bị dạy nghề quy định tại Điều 1 của Thông tư số 20/2013/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Kỹ thuật thiết bị điện tử y tế; Kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế; Vận hành và sửa chữa trạm bơm điện; Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh; Quản trị cơ sở dữ liệu; Tin học văn phòng; Điều khiển tầu cuốc; Khảo sát địa hình; Bảo vệ môi trường biển; Công nghệ sinh học; Trồng cây lương thực, thực phẩm; Nghiệp vụ Lễ tân - Quản trị Lễ tân, gồm:

a) Danh mục thiết bị dạy nghề Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh, trình độ trung cấp nghề;

b) Danh mục thiết bị dạy nghề Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh, trình độ cao đẳng nghề;

c) Danh mục thiết bị dạy nghề Khảo sát địa hình, trình độ trung cấp nghề;

d) Danh mục thiết bị dạy nghề Khảo sát địa hình, trình độ cao đẳng nghề.**

Xem nội dung VB
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục thiết bị tối thiểu trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Thông tư này, bao gồm:

1. Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề “Lắp đặt thiết bị điện” trình độ cao đẳng nghề (Phụ lục 1a);

2. Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề “Lắp đặt thiết bị điện” trình độ trung cấp nghề (Phụ lục 1b);
...

7. Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề “Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí” trình độ cao đẳng nghề (Phụ lục 4a);

8. Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề “Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí” trình độ trung cấp nghề (Phụ lục 4b);
...

11. Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề “Vẽ và thiết kế trên máy tính” trình độ cao đẳng nghề (Phụ lục 6a);

12. Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề “Vẽ và thiết kế trên máy tính” trình độ trung cấp nghề (Phụ lục 6b);

13. Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề “Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu đường bộ” trình độ cao đẳng nghề (Phụ lục 7a);

14. Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề “Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu đường bộ” trình độ trung cấp nghề (Phụ lục 7b);
...

19. Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề “Thiết kế thời trang” trình độ cao đẳng nghề (Phụ lục 10a);

20. Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề “Thiết kế thời trang” trình độ trung cấp nghề (Phụ lục 10b);
...

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 25 tháng 10 năm 2014.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức Chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng và trường đại học có đăng ký hoạt động dạy các nghề trên và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

Xem nội dung VB
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục thiết bị dạy nghề trọng điểm cấp độ quốc gia trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Thông tư này, bao gồm:

1. Phụ lục 1a Danh mục thiết bị dạy nghề trọng điểm cấp độ quốc gia nghề “Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính” trình độ trung cấp nghề kèm theo Thông tư;

2. Phụ lục 1b Danh mục thiết bị dạy nghề trọng điểm cấp độ quốc gia nghề “Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính” trình độ cao đẳng nghề kèm theo Thông tư;

3. Phụ lục 2a Danh mục thiết bị dạy nghề trọng điểm cấp độ quốc gia nghề “Quản trị mạng máy tính” trình độ trung cấp nghề kèm theo Thông tư;

4. Phụ lục 2b Danh mục thiết bị dạy nghề trọng điểm cấp độ quốc gia nghề “Quản trị mạng máy tính” trình độ cao đẳng nghề kèm theo Thông tư;
...

9. Phụ lục 5a Danh mục thiết bị dạy nghề trọng điểm cấp độ quốc gia nghề “Hàn” trình độ trung cấp nghề kèm theo Thông tư;

10. Phụ lục 5b Danh mục thiết bị dạy nghề trọng điểm cấp độ quốc gia nghề “Hàn” trình độ cao đẳng nghề kèm theo Thông tư;

11. Phụ lục 6a Danh mục thiết bị dạy nghề trọng điểm cấp độ quốc gia nghề “Công nghệ ô tô” trình độ trung cấp nghề kèm theo Thông tư;

12. Phụ lục 6b Danh mục thiết bị dạy nghề trọng điểm cấp độ quốc gia nghề “Công nghệ ô tô” trình độ cao đẳng nghề kèm theo Thông tư;
...

15. Phụ lục 8a Danh mục thiết bị dạy nghề trọng điểm cấp độ quốc gia nghề “Điện công nghiệp” trình độ trung cấp nghề kèm theo Thông tư;
...

19. Phụ lục 10a Danh mục thiết bị dạy nghề trọng điểm cấp độ quốc gia nghề “Điện tử dân dụng” trình độ trung cấp nghề kèm theo Thông tư;

20. Phụ lục 10b Danh mục thiết bị dạy nghề trọng điểm cấp độ quốc gia nghề “Điện tử dân dụng” trình độ cao đẳng nghề kèm theo Thông tư;
...

23. Phụ lục 12a Danh mục thiết bị dạy nghề trọng điểm cấp độ quốc gia nghề “May thời trang” trình độ trung cấp nghề kèm theo Thông tư;

24. Phụ lục 12b Danh mục thiết bị dạy nghề trọng điểm cấp độ quốc gia nghề “May thời trang” trình độ cao đẳng nghề kèm theo Thông tư;

25. Phụ lục 13a Danh mục thiết bị dạy nghề trọng điểm cấp độ quốc gia nghề “Nghiệp vụ nhà hàng” trình độ trung cấp nghề kèm theo Thông tư;

26. Phụ lục 13b Danh mục thiết bị dạy nghề trọng điểm cấp độ quốc gia nghề “Quản trị nhà hàng” trình độ cao đẳng nghề kèm theo Thông tư;

27. Phụ lục 14a Danh mục thiết bị dạy nghề trọng điểm cấp độ quốc gia nghề “Kỹ thuật chế biến món ăn” trình độ trung cấp nghề kèm theo Thông tư;

28. Phụ lục 14b Danh mục thiết bị dạy nghề trọng điểm cấp độ quốc gia nghề “Kỹ thuật chế biến món ăn” trình độ cao đẳng nghề kèm theo Thông tư.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 04 năm 2015.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Chính trị - Xã hội và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề dạy các nghề trên ở cấp độ quốc gia và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

Xem nội dung VB
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục thiết bị tối thiểu trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề, bao gồm:

1. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Vận hành điện trong nhà máy điện” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư này;

2. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Vận hành điện trong nhà máy điện” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư này;

3. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Đo lường điện” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 2a ban hành kèm theo Thông tư này;

4. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Đo lường điện” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 2b ban hành kèm theo Thông tư này;

5. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Vận hành tổ máy phát điện Diesel” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư này;

6. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Vận hành tổ máy phát điện Diesel” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 3b ban hành kèm theo Thông tư này;

7. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 110kV trở xuống” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 4a ban hành kèm theo Thông tư này;

8. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 110kV trở xuống” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 4b ban hành kèm theo Thông tư này;

9. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Thí nghiệm điện” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 5a ban hành kèm theo Thông tư này;

10. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Thí nghiệm điện” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 5b ban hành kèm theo Thông tư này;

11. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Bảo trì thiết bị cơ điện” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 6a ban hành kèm theo Thông tư này;

12. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Bảo trì thiết bị cơ điện” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 6b ban hành kèm theo Thông tư này;

13. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Kỹ thuật thiết bị sản xuất dược” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 7a ban hành kèm theo Thông tư này;

14. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Kỹ thuật thiết bị sản xuất dược” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 7b ban hành kèm theo Thông tư này;

15. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 8a ban hành kèm theo Thông tư này;

16. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 8b ban hành kèm theo Thông tư này;

17. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Vận hành thiết bị hóa dầu” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 9a ban hành kèm theo Thông tư này;

18. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Vận hành thiết bị hóa dầu” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 9b ban hành kèm theo Thông tư này;

19. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Vận hành thiết bị chế biến dầu khí” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 10a ban hành kèm theo Thông tư này;

20. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Vận hành thiết bị chế biến dầu khí” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 10b ban hành kèm theo Thông tư này;

21. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Vận hành thiết bị khai thác dầu khí” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 11a ban hành kèm theo Thông tư này;

22. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Vận hành thiết bị khai thác dầu khí” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 11b ban hành kèm theo Thông tư này;

23. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Khoan khai thác dầu khí” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 12a ban hành kèm theo Thông tư này;

24. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Khoan khai thác dầu khí” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 12b ban hành kèm theo Thông tư này;
...

27. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 14a ban hành kèm theo Thông tư này;

28. Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu nghề “Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 14b ban hành kèm theo Thông tư này;
...

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2015.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức Chính trị - Xã hội và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng và trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trên và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

Xem nội dung VB
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề đối với các nghề sau:

1. Nghề “Chạm khắc đá” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 1a;

2. Nghề “Chạm khắc đá” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 1b;

3. Nghề “Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 2a;

4. Nghề “Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 2b;

5. Nghề “Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 3a;

6. Nghề “Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 3b;

7. Nghề “Lái tàu đường sắt” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 4a;

8. Nghề “Lái tàu đường sắt” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 4b;

9. Nghề “Thông tin tín hiệu đường sắt” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 5a;

10. Nghề “Thông tin tín hiệu đường sắt” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 5b;

11. Nghề “Điều hành chạy tàu hỏa” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 6a;

12. Nghề “Điều hành chạy tàu hỏa” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 6b;

13. Nghề “Gò” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 7a;

14. Nghề “Gò” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 7b;

15. Nghề “Luyện gang” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 8a;

16. Nghề “Luyện gang” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 8b;
...

21. Nghề “Công nghệ sơn tàu thủy” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 11a;

22. Nghề “Công nghệ sơn tàu thủy” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 11b.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 31 tháng 7 năm 2015.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức chính trị - xã hội, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề các nghề có tên tại Điều 1 và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

Xem nội dung VB
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề, đối với các nghề sau:

1. Nghề “Sửa chữa thiết bị tự động hóa” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 1a;

2. Nghề “Sửa chữa thiết bị tự động hóa” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 1b;

3. Nghề “Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 2a;

4. Nghề “Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 2b;

5. Nghề “Bảo vệ môi trường đô thị” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 3a;

6. Nghề “Bảo vệ môi trường đô thị” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 3b;

7. Nghề “Xử lý rác thải” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 4a;

8. Nghề “Xử lý rác thải ” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 4b;

9. Nghề “Chế biến lương thực” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 5a;

10. Nghề “Chế biến lương thực” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 5b;

11. Nghề “Lắp đặt thiết bị lạnh” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 6a;

12. Nghề “Lắp đặt thiết bị lạnh” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 6b;

13. Nghề “Công nghệ may veston” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 7a;

14. Nghề “Công nghệ may veston” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 7b;

15. Nghề “Công nghệ sợi” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 8a;

16. Nghề “Công nghệ sợi” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 8b;

17. Nghề “Sửa chữa thiết bị dệt” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 9a;

18. Nghề “Sửa chữa thiết bị dệt” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 9b;

19. Nghề “Gia công ống công nghệ” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 10a;

20. Nghề “Gia công ống công nghệ” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 10b;
...

23. Nghề “Marketing thương mại” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 12a;

24. Nghề “Marketing thương mại” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 12b;

25. Nghề “Quản lý khai thác công trình thủy lợi” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 13a;

26. Nghề “Quản lý khai thác công trình thủy lợi” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 13b;

27. Nghề “Vận hành cần, cầu trục” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 14a;

28. Nghề “Vận hành cần, cầu trục” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 14b;

29. Nghề “Kỹ thuật xây dựng mỏ hầm lò” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 15a;

30. Nghề “Kỹ thuật xây dựng mỏ hầm lò” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 15b;

31. Nghề “Đúc, dát đồng mỹ nghệ” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 16a;

32. Nghề “Đúc, dát đồng mỹ nghệ” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 16b;

33. Nghề “Vận hành máy nông nghiệp” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 17a;

34. Nghề “Sửa chữa, lắp ráp xe máy” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 18a;
...

36. Nghề “Bán hàng trong siêu thị” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 20a;

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2015

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức chính trị - Xã hội và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng và trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề các nghề có tên nêu tại Điều 1 và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

Xem nội dung VB
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục thiết bị dạy nghề trọng điểm cấp độ quốc gia trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề đối với các nghề sau:

1. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia “Gia công và thiết kế sản phẩm mộc” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 1a;

2. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia “Gia công và thiết kế sản phẩm mộc” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 1b;
...

5. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia “Xây dựng cầu đường bộ” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 3a;

6. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia “Xây dựng cầu đường bộ” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 3b;

7. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia “Nguội sửa chữa máy công cụ” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 4a;

8. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia “Nguội sửa chữa máy công cụ” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 4b;

9. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia “Kỹ thuật máy nông nghiệp” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 5a;

10. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia “Kỹ thuật máy nông nghiệp” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 5b;
...

13. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia “Vận hành máy thi công nền” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 7a;

14. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia “Vận hành máy thi công nền” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 7b;
...

19. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia “Xử lý nước thải công nghiệp” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 10a;

20. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia “Xử lý nước thải công nghiệp” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 10b;
...

23. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia “Chế biến và bảo quản thủy sản” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 12a;

24. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia nghề “Chế biến và bảo quản thủy sản” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 12b;

25. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia “Trồng cây công nghiệp” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 13a;

26. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia “Trồng cây công nghiệp” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 13b;

27. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia “Chăn nuôi gia súc, gia cầm” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 14a;

28. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia “Chăn nuôi gia súc, gia cầm” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 14b;
...

31. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia “Khai thác, đánh bắt hải sản” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 16a;

32. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia “Khai thác, đánh bắt hải sản” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 16b;
...

35. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia “Hướng dẫn du lịch” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 18a;

36. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia “Hướng dẫn du lịch” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 18b;

37. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia “Điều khiển phương tiện thủy nội địa” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 19a;

38. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia “Điều khiển phương tiện thủy nội địa” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 19b;

39. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia “Khai thác máy tàu thủy” trình độ trung cấp nghề được quy định tại Phụ lục 20a;

40. Nghề trọng điểm cấp độ quốc gia “Khai thác máy tàu thủy” trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Phụ lục 20b.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2015.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Chính trị - Xã hội và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề dạy các nghề trên ở cấp độ quốc gia và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

Xem nội dung VB




Nghị định 31/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung Ban hành: 12/04/2012 | Cập nhật: 13/04/2012

Nghị định 22/2011/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung Ban hành: 04/04/2011 | Cập nhật: 05/04/2011

Nghị định 28/2010/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung Ban hành: 25/03/2010 | Cập nhật: 26/03/2010

Nghị định 33/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung Ban hành: 06/04/2009 | Cập nhật: 07/04/2009

Nghị định 166/2007/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung Ban hành: 16/11/2007 | Cập nhật: 21/11/2007