Thông tư 03/2015/TT-BLĐTBXH Quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: 03/2015/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Phạm Minh Huân
Ngày ban hành: 23/01/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Bảo hiểm, Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
------------------

Số: 03/2015/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2015

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỨC ĐIỀU CHỈNH TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG VÀ THU NHẬP THÁNG ĐÃ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định (sau đây gọi tắt là Nghị định số 83/2008/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 134/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (sau đây gọi tắt là Nghị định số 134/2008/NĐ-CP);

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội và trên cơ sở thống nhất với Bộ Tài chính;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 83/2008/NĐ-CP  là người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần, từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015.

2. Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 134/2008/NĐ-CP là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần, từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015.

Điều 2. Điều chỉnh tiền lương, tiền công tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

1. Tiền lương, tiền công tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm

x

Mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1

Năm t

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

Mức điều chỉnh

4,26

3,62

3,42

3,31

3,08

2,95

2,99

3,00

2,89

2,80

2,60

Năm t

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Mức điều chỉnh

2,40

2,23

2,06

1,68

1,57

1,44

1,21

1,11

1,04

1,00

1,00

2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc và Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 153/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.

Điều 3. Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

1. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm

x

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2

Năm t

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Mức điều chỉnh

1,68

1,57

1,44

1,21

1,11

1,04

1,00

1,00

2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này. Mức bình quân thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Điều 4. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 3 năm 2015; các quy định tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời nghiên cứu, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- VP TƯ Đảng và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Sở LĐ-TBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- Lưu: VT, PC, BHXH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Minh Huân

 

- Điều này được hướng dẫn bởi Mục 1 Công văn 538/BHXH-CSXH năm 2015

Thực hiện Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31/7/2008, số 134/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ và Thông tư số 03/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/01/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần, trợ cấp tuất một lần, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh), BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân thực hiện như sau:

1. Đối tượng áp dụng

1.1. Đối tượng thuộc diện áp dụng điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH để làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH, gồm: Người lao động đang đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định (kể cả người tự đóng tiếp BHXH theo quy định); người tham gia BHXH bắt buộc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH (kể cả người lao động chờ đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng). Những đối tượng nêu trên đã có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015.

1.2. Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 134/2008/NĐ-CP là người lao động tham gia BHXH tự nguyện (kể cả người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH) hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015.

Xem nội dung VB
Điều 2. Đối tượng áp dụng là người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

Xem nội dung VB
Điều 2. Đối tượng áp dụng là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 trở đi và sau đó hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 2.1 và Khoản 2.3 Mục 2 Công văn 538/BHXH-CSXH năm 2015

Thực hiện Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31/7/2008, số 134/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ và Thông tư số 03/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/01/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần, trợ cấp tuất một lần, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh), BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân thực hiện như sau:
...
2.1. Điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định đối với người chỉ có thời gian tham gia BHXH bắt buộc

Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định của pháp luật về BHXH hiện hành kể từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015 thì khi tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần, trợ cấp tuất một lần mà có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì căn cứ vào công thức điều chỉnh và mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH quy định tại Khoản 1, Điều 2 Thông tư số 03/2015/TT-BLĐTBXH để thực hiện điều chỉnh tiền lương, tiền công tháng đã đóng BHXH của thời gian này.

Trường hợp người có thời gian đóng BHXH đã được ghi trong sổ BHXH bằng ngoại tệ thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang tiền Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm, ngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm của năm đóng BHXH đã được ghi trong sổ BHXH. Sau khi chuyển đổi sang tiền Việt Nam tại thời điểm đóng BHXH mới thực hiện điều chỉnh và tính lại mức hưởng (tỷ giá đồng Việt Nam so với đô la Mỹ của các năm từ năm 1990 đến ngày 02/01/2007, BHXH Việt Nam đã tổng hợp và thông báo tại Công văn số 1633/BHXH-CĐCS ngày 16/5/2007).
...
2.3. Điều chỉnh tiền lương, tiền công, thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH đối với người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện

Đối với người có thời gian đóng BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện mà vừa có thời gian đã đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện, từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015 hưởng chế độ hưu trí, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định của pháp luật về BHXH, khi tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đã đóng BHXH để tính hưởng BHXH nếu có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì thực hiện điều chỉnh tiền lương, tiền công tháng đã đóng BHXH của thời gian này theo hướng dẫn tại Điểm 2.1 nêu trên; nếu có thời gian đóng BHXH tự nguyện thì thực hiện điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của thời gian này theo hướng dẫn tại Điểm 2.2 nêu trên.

Xem nội dung VB
Điều 31. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động theo Điều 58, 59 và Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:

a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân các mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

b) Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

c) Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian đó. Trong đó thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp chưa đủ 5 năm, thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

2. Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2007:

a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

- Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

b) Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian;

c) Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian đó. Trong đó thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp chưa đủ số năm quy định tại điểm a khoản này thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

3. Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi:

a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

b) Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian;

c) Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian đó. Trong đó thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp chưa đủ 10 năm thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Xem nội dung VB
Điều 34. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần quy định tại điểm a khoản 2 Điều 50 và tại các Điều 58, 59, 60 và 61 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện nhu sau:

1. Người lao động quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 2 Nghị định này thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, mà bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 và có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

2. Người lao động quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 2 Nghị định này thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, mà bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 và có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau:

a) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân tiền lương tháng của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc;

b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân tiền lương tháng của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc trước khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

3. Người lao động quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 2 Nghị định này thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi và có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

4. Người lao động quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 2 Nghị định này vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội không theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, thì tính bình quân tiền lương, tiền công chung của các thời gian, trong đó: thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định tính như các khoản 1, 2 và 3 Điều này; thời gian tham gia bảo hiểm xã hội không theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian.

5. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng được điều chỉnh theo mức lương tối thiểu chung tại thời điểm hưởng bảo hiểm xã hội.

Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định được quy định tại khoản 4 Điều này, để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng khi giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội, được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ, do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, trình Chính phủ quy định.

6. Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này bao gồm thời gian là quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu, công nhân viên chức quốc phòng, công nhân viên chức công an, công nhân viên chức ngành cơ yếu, lao động hợp đồng trong các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, cơ yếu; cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; lao động hợp đồng theo chế độ hợp đồng làm việc theo pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; lao động hợp đồng trong các doanh nghiệp Nhà nước.

7. Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển sang ngạch công chức, viên chức quốc phòng, công an, cơ yếu hoặc chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc chuyển ngành sang doanh nghiệp Nhà nước rồi mới nghỉ hưu thì cách tính lương hưu thực hiện như sau:

a) Được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân hoặc phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu;

b) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành rồi nghỉ hưu mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính theo điểm a khoản này thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương bình quân của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng tại thời điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở để tính lương hưu.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 2.2 và Khoản 2.3 Mục 2 Công văn 538/BHXH-CSXH năm 2015

Thực hiện Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31/7/2008, số 134/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ và Thông tư số 03/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/01/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần, trợ cấp tuất một lần, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh), BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân thực hiện như sau:
...
2. Điều chỉnh tiền lương, tiền công, thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH
...
2.2. Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH tự nguyện để làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH đối với người chỉ có thời gian đóng BHXH tự nguyện

Người tham gia BHXH tự nguyện hưởng chế độ hưu trí, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định của pháp luật về BHXH kể từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015, khi tính mức bình quân thu nhập tháng đã đóng BHXH tự nguyện để tính hưởng BHXH thì căn cứ vào công thức điều chỉnh và mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH quy định tại Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 03/2015/TT-BLĐTBXH để thực hiện điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của thời gian này.

2.3. Điều chỉnh tiền lương, tiền công, thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH đối với người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện

Đối với người có thời gian đóng BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện mà vừa có thời gian đã đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện, từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015 hưởng chế độ hưu trí, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định của pháp luật về BHXH, khi tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đã đóng BHXH để tính hưởng BHXH nếu có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì thực hiện điều chỉnh tiền lương, tiền công tháng đã đóng BHXH của thời gian này theo hướng dẫn tại Điểm 2.1 nêu trên; nếu có thời gian đóng BHXH tự nguyện thì thực hiện điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của thời gian này theo hướng dẫn tại Điểm 2.2 nêu trên.

Xem nội dung VB
Điều 16. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Điều 76 Luật

Bảo hiểm xã hội

Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo công thức sau:

(Công thức, xem chi tiết tại văn bản)


Điều 17. Mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội theo

Điều 79 Luật Bảo hiểm xã hội

Mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo công thức sau:

(Công thức, xem chi tiết tại văn bản)

Trong đó:

Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân.

Xem nội dung VB
- Tổ chức thực hiện điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH được hướng dẫn bởi Mục 3 Công văn 538/BHXH-CSXH năm 2015

Thực hiện Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31/7/2008, số 134/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ và Thông tư số 03/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/01/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần, trợ cấp tuất một lần, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh), BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân thực hiện như sau:
...
3. Tổ chức thực hiện

Để thực hiện tốt việc điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định và thu nhập tháng đã đóng BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện để làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH, BHXH Việt Nam yêu cầu:

3.1. BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân và BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là BHXH huyện)

Căn cứ vào quy định tại Nghị định số 83/2008/NĐ-CP, số 134/2008/NĐ-CP, Thông tư số 03/2015/TT-BLĐTBXH và nội dung hướng dẫn tại công văn này để tổ chức triển khai thực hiện, cụ thể:

a) Khi giải quyết chế độ hưu trí, BHXH một lần, trợ cấp tuất một lần đối với những trường hợp có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, thời gian đóng BHXH tự nguyện thì thực hiện điều chỉnh tiền lương, tiền công, thu nhập tháng đã đóng BHXH để tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu (nếu có), BHXH một lần, trợ cấp tuất một lần theo quy định.

b) Rà soát hồ sơ đang quản lý để xác định đối tượng đã được giải quyết hưởng chế độ hưu trí, BHXH một lần hoặc trợ cấp tuất một lần từ ngày 01/01/2015, thuộc diện điều chỉnh theo quy định của Nghị định số 83/2008/NĐ-CP, số 134/2008/NĐ-CP và Thông tư số 03/2015/TT-BLĐTBXH nhưng chưa được thực hiện (đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu thì nơi đang quản lý chi trả thực hiện; đối tượng hưởng BHXH một lần, trợ cấp tuất một lần thì nơi đã giải quyết thực hiện) để:

- Điều chỉnh tiền lương, tiền công, thu nhập tháng đã đóng BHXH để tính lại mức hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu (nếu có), BHXH một lần, trợ cấp tuất một lần và số tiền chênh lệch phải chi trả đối với từng người;

- Lập phiếu điều chỉnh cho từng loại chế độ (theo Mẫu số 1A, 1B và 1C đính kèm) để giao cho đối tượng và bổ sung vào hồ sơ lưu trữ;

- Đối với BHXH tỉnh: Lập danh sách những người đã được điều chỉnh trợ cấp BHXH một lần theo Mẫu số 2A (đính kèm) gửi BHXH huyện cùng phiếu điều chỉnh để thực hiện chi trả cho người hưởng; lập danh sách những người đã được điều chỉnh lại mức hưởng lương hưu hàng tháng (theo Mẫu số 2B đính kèm) gửi BHXH Việt Nam.

- Đối với BHXH huyện: Căn cứ Phiếu điều chỉnh trợ cấp BHXH một lần theo Mẫu số 1B để chi trả cho người hưởng; ghi sổ kế toán, lập báo cáo số đối tượng và số tiền đã thực hiện điều chỉnh cho BHXH tỉnh theo quy định. Thực hiện thu hồi kinh phí khi giải quyết hưởng sai chế độ (nếu có).

Trường hợp người lao động vừa có thời gian đã đóng BHXH trong doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đã đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định hoặc có thời gian đóng BHXH tự nguyện, khi tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đã đóng BHXH để tính hưởng BHXH kể từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015 thì thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 5467/BHXH-CSXH ngày 31/12/2014 của BHXH Việt Nam và thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, thời gian đóng BHXH tự nguyện được điều chỉnh theo hướng dẫn tại Mục 2 văn bản này.

c) Tổ chức chi trả phần chênh lệch lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, trợ cấp BHXH một lần và trợ cấp tuất một lần đầy đủ, kịp thời, thuận lợi cho người hưởng. Thông báo cho người hưởng các chế độ BHXH biết quyền lợi, chế độ được truy lĩnh; tích cực đôn đốc người hưởng đến nhận chế độ BHXH một lần, trợ cấp tuất một lần để chi trả dứt điểm. Đối với trường hợp chưa đến nhận trợ cấp, BHXH tỉnh, BHXH huyện có trách nhiệm quản lý theo phân cấp, hàng quý sao kê theo Mẫu số 8b-CBH ban hành kèm theo Quyết định số 488/QĐ-BHXH ngày 23/5/2012 của BHXH Việt Nam về việc ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH để theo dõi, chi trả khi đối tượng đến nhận trợ cấp. Tăng cường kiểm tra việc chi trả các chế độ cho người hưởng, công tác quản lý người hưởng; kịp thời phát hiện những trường hợp vi phạm, xử lý nghiêm những trường hợp lạm dụng quỹ BHXH.

3.2. Trung tâm Công nghệ thông tin: Căn cứ quy định của chính sách và hướng dẫn tại văn bản này để xây dựng chương trình phần mềm liên quan đến thực hiện điều chỉnh tiền lương, tiền công, thu nhập tháng đã đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định; triển khai và hướng dẫn thực hiện chương trình phần mềm đến BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân.

3.3. Các đơn vị khác thuộc BHXH Việt Nam: Theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, thực hiện các nội dung liên quan theo quy định tại văn bản này.

Xem nội dung VB