Thông tư 23/2010/TT-BLĐTBXH quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: | 23/2010/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội | Người ký: | Đàm Hữu Đắc |
Ngày ban hành: | 16/08/2010 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2010/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2010 |
QUY ĐỊNH QUY TRÌNH CAN THIỆP, TRỢ GIÚP TRẺ EM BỊ BẠO LỰC, BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
2. Thông tư này áp dụng đối với cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong can thiệp và trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
Điều 2. Trẻ em bị bạo lực, trẻ em bị xâm hại tình dục
1. Trẻ em bị bạo lực là nạn nhân của một trong các hành vi sau đây:
a) Lăng nhục, chửi mắng, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý, gây tổn thương về tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
b) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em;
c) Đối xử tồi tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt làm những việc trái với đạo đức xã hội;
d) Cưỡng ép trẻ em lao động quá sức, quá thời gian quy định, làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại và những công việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm.
2. Trẻ em bị xâm hại tình dục là nạn nhân của một trong các hành vi dâm ô, giao cấu, cưỡng dâm, hiếp dâm.
1. Đối tượng xâm hại là người thực hiện hành vi bạo lực hoặc xâm hại tình dục đối với trẻ em.
2. Can thiệp, trợ giúp là các hoạt động nhằm ngăn chặn, loại bỏ các nguy cơ tái bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em; phục hồi về thể chất, tâm lý, giao tiếp xã hội; tái hòa nhập gia đình, cộng đồng, trường học cho trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
3. Bảo mật về thông tin liên quan đến trẻ bị xâm hại tình dục: Là việc giữ kín thông tin liên quan đến trẻ bị xâm hại tình dục nhằm bảo vệ lợi ích tốt nhất của trẻ, trừ trường hợp cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ xử lý đối tượng xâm hại; can thiệp, trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục.
4. Trẻ em trong tình trạng khẩn cấp: Trẻ em là nạn nhân của hành vi bạo lực hoặc xâm hại tình dục, nếu không can thiệp kịp thời sẽ tiếp tục bị bạo lực, bị xâm hại tình dục, nguy hiểm đến tính mạng hoặc bị tổn thương nặng nề về tinh thần và thân thể, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.
5. Cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em là công chức thuộc các cơ quan quản lý nhà nước, viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp, cán bộ hợp đồng, người được giao trách nhiệm, cộng tác viên, tình nguyện viên về lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp.
Điều 4. Nguyên tắc can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục
1. Can thiệp, trợ giúp kịp thời bằng các biện pháp phù hợp, theo quy định của pháp luật, vì quyền và lợi ích tốt nhất của trẻ em;
2. Đảm bảo tính bảo mật về thông tin liên quan đến trẻ bị xâm hại tình dục;
3. Đảm bảo tính liên tục trong can thiệp, trợ giúp; phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong hoạt động can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
QUY TRÌNH CAN THIỆP, TRỢ GIÚP TRẺ EM BỊ BẠO LỰC, BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC
Điều 5. Các bước trong quy trình
Quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục gồm các bước sau đây:
1. Tiếp nhận thông tin; kiểm tra, đánh giá nguy cơ sơ bộ; thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ em trong tình trạng khẩn cấp.
2. Thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể đối với trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
3. Xây dựng và thông qua kế hoạch can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
4. Thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp.
5. Rà soát, đánh giá nguy cơ sau can thiệp, trợ giúp và báo cáo kết quả can thiệp, trợ giúp.
1. Cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận thông tin của mọi công dân, tổ chức về các vụ việc trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
2. Khi tiếp nhận thông tin về vụ việc trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục, cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã có trách nhiệm:
a) Ghi chép kịp thời, đầy đủ thông tin về vụ việc;
b) Báo cáo với chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và phối hợp với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan, gia đình, trường học, hàng xóm, bạn bè của trẻ em nạn nhân kiểm tra tính xác thực của thông tin, đồng thời bổ sung các thông tin liên quan đến vụ việc bằng cách đến trực tiếp địa bàn hoặc qua điện thoại;
c) Thực hiện đánh giá nguy cơ sơ bộ làm cơ sở đưa ra nhận định về tình trạng hiện tại của trẻ;
d) Trường hợp trẻ em trong tình trạng khẩn cấp, cần phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ trước khi thực hiện các bước tiếp theo;
e) Báo cáo vụ việc với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ.
3. Việc tiếp nhận, ghi chép thông tin, tiến hành đánh giá nguy cơ sơ bộ và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ trong tình trạng khẩn cấp được thực hiện theo mẫu hướng dẫn (Mẫu 1).
Điều 7. Thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể
1. Cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã phối hợp với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
2. Nội dung thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể bao gồm:
a) Thu thập thông tin liên quan đến môi trường sống của trẻ (tình trạng trẻ trong quá khứ và hiện tại; mối quan hệ của trẻ với các thành viên trong gia đình; mối quan hệ của trẻ với đối tượng xâm hại; mối quan hệ của trẻ với môi trường chăm sóc trẻ...);
b) Trên cơ sở các thông tin liên quan, thực hiện đánh giá nguy cơ cụ thể đối với trẻ nhằm xác định các vấn đề và nhu cầu của trẻ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp phù hợp, hiệu quả;
c) Thu thập bằng chứng cho việc tố giác tội phạm, làm cơ sở để các cơ quan chức năng xử lý các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
3. Việc thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể đối với các trường hợp thực hiện theo mẫu hướng dẫn (Mẫu 2).
Điều 8. Xây dựng và thông qua kế hoạch can thiệp, trợ giúp
1. Cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã phối hợp với cán bộ các ngành công an, tư pháp, y tế, giáo dục và các tổ chức đoàn thể liên quan xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
2. Kế hoạch can thiệp, trợ giúp dựa trên cơ sở các kết luận của việc đánh giá nguy cơ tại Mẫu 2 và ý kiến thống nhất của cán bộ các ngành liên quan, bao gồm các nội dung sau:
a) Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các vấn đề cần giải quyết của trẻ;
b) Chỉ ra các nhu cầu cần can thiệp, trợ giúp để giải quyết từng vấn đề của trẻ;
c) Xác định mục tiêu cần đạt được để giải quyết các vấn đề và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của trẻ trên cơ sở nguồn lực và khả năng hiện có;
d) Xác định các biện pháp can thiệp, trợ giúp và nguồn lực cần hỗ trợ để đạt được mục tiêu;
e) Đề xuất trách nhiệm cụ thể của các cá nhân, đơn vị trong việc phối hợp cung cấp dịch vụ hỗ trợ.
3. Kế hoạch can thiệp, trợ giúp trường hợp được xây dựng theo mẫu hướng dẫn (Mẫu 3) và trình Ủy ban nhân dân cấp xã thông qua.
Điều 9. Thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp
1. Căn cứ vào kế hoạch được thông qua, cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã phối hợp với các cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp trẻ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
2. Khi thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp, cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã có trách nhiệm:
a) Theo dõi, giám sát việc thực hiện các hoạt động can thiệp, trợ giúp nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động can thiệp, trợ giúp cho phù hợp;
b) Vận động cộng đồng, cá nhân, tổ chức tham gia và hỗ trợ nhằm đáp ứng các nhu cầu chăm sóc cho trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục;
c) Kết nối với các dịch vụ sẵn có nhằm đáp ứng nhu cầu cần trợ giúp của trẻ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
3. Việc theo dõi, giám sát tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch can thiệp, trợ giúp theo mẫu hướng dẫn (Mẫu 4).
Điều 10. Rà soát, đánh giá nguy cơ sau can thiệp, trợ giúp và báo cáo kết quả can thiệp, trợ giúp
1. Cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tiến hành rà soát, đánh giá nguy cơ đối với trẻ sau khi thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp.
2. Việc đánh giá nguy cơ đối với trẻ sau khi thực hiện kế hoạch can thiệp, trợ giúp nhằm đưa ra các nhận định, kết luận về tình trạng của trẻ, làm cơ sở đề xuất các giải pháp tiếp theo:
a) Nếu trẻ không còn nguy cơ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục, các yếu tố về thể chất, tâm lý, nhận thức và tình cảm của trẻ ổn định, cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã lưu hồ sơ và báo cáo theo quy định;
b) Nếu trẻ vẫn có nguy cơ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục hoặc các yếu tố về thể chất, tâm lý, nhận thức và tình cảm của trẻ chưa ổn định, cần tiếp tục rà soát, đánh giá nguy cơ, kết quả can thiệp, trợ giúp lần trước và xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp tiếp theo.
3. Việc rà soát, đánh giá nguy cơ đối với trẻ sau khi thực hiện kế hoạch can thiệp, trợ giúp theo mẫu hướng dẫn (Mẫu 5).
Chỉ đạo cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan trong phạm vi quản lý thực hiện can thiệp, trợ giúp cho trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục theo quy định tại Thông tư này.
1. Chỉ đạo hệ thống ngành tổ chức thực hiện quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
2. Phối hợp với các ngành liên quan phát triển các loại hình dịch vụ bảo vệ trẻ em, từng bước đáp ứng các nhu cầu cần can thiệp, trợ giúp của trẻ em trong tình trạng khẩn cấp. Hình thành Trung tâm công tác xã hội trẻ em; đường dây tư vấn để kết nối dịch vụ bảo vệ trẻ em.
3. Hỗ trợ giải quyết các trường hợp nghiêm trọng vượt quá khả năng của cấp xã và huyện.
4. Phối hợp với các cơ quan cùng cấp có liên quan chỉ đạo, kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy trình.
5. Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình và kết quả thực hiện công tác can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục tại địa phương và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
1. Chỉ đạo, hướng dẫn cấp xã thực hiện quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
2. Phối hợp với các ngành liên quan phát triển các loại hình dịch vụ trợ giúp trẻ em; hình thành các văn phòng tư vấn trợ giúp trẻ em, phối hợp Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập các điểm tư vấn trợ giúp trẻ em ở cộng đồng, trường học trên địa bàn.
3. Hỗ trợ giải quyết các trường hợp nghiêm trọng vượt quá khả năng của cấp xã.
4. Phối hợp với các cơ quan cùng cấp có liên quan chỉ đạo, kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy trình.
5. Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình và kết quả thực hiện công tác can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục tại địa phương và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
Điều 14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Phân công cán bộ, bố trí phương tiện và điểm tiếp nhận thông báo về trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
2. Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các cá nhân, gia đình và cộng đồng phát hiện, cung cấp thông tin về trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
3. Chỉ đạo việc xây dựng và thông qua kế hoạch can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
4. Chỉ đạo các ban, ngành liên quan phát triển các loại hình dịch vụ bảo vệ trẻ em; hình thành mạng lưới cộng tác viên người lớn; mạng lưới cộng tác viên trẻ em; điểm tư vấn trợ giúp trẻ em ở cộng đồng, trường học trên địa bàn.
5. Huy động nguồn lực, đáp ứng tối đa việc thực hiện kế hoạch can thiệp, trợ giúp trẻ em nhằm giảm thiểu các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ trong trường hợp trẻ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
6. Lưu trữ hồ sơ can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
7. Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình và kết quả thực hiện công tác can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục trên địa bàn và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để có hướng dẫn, bổ sung kịp thời./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
BÁO CÁO TIẾP NHẬN THÔNG TIN, ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SƠ BỘ ĐỐI VỚI TRẺ EM BỊ BẠO LỰC, BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC
A. Tiếp nhận thông tin ban đầu
1. Nhận được thông tin:
Thông qua (điện thoại/gặp trực tiếp/người khác báo): .........................................
Thời gian (mấy giờ).................... Ngày....... tháng......... năm...............................
Cán bộ tiếp nhận....................................... Địa điểm ............................................
Số hiệu tạm thời của trường hợp ..........................................................................
2. Thông tin về trẻ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục (trường hợp)
Họ tên (nếu được biết)..........................................................................................
Ngày tháng năm sinh.............................. hoặc ước lượng tuổi.............................
Giới tính: Nam............... Nữ............... Không biết...............................................
Địa điểm (trẻ đang ở đâu vào thời điểm nhận được thông báo?) .........................
..............................................................................................................................
Họ tên cha của trẻ.......................... Họ tên mẹ của trẻ..........................................
Hoàn cảnh gia đình ...............................................................................................
..............................................................................................................................
Tình trạng hiện tại của trẻ:....................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Phỏng đoán hậu quả có thể sẽ xảy ra cho một (hoặc nhiều) trẻ em nếu không có can thiệp?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Hiện tại ai là người chăm sóc, giám hộ (nếu có) cho trẻ - nếu biết?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Những hành động can thiệp đã được thực hiện đối với trẻ trước khi thông báo:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
3. Thông tin về người báo tin - nếu đồng ý cung cấp
Họ tên.................................... Số điện thoại .........................................................
Địa chỉ ..................................................................................................................
Ghi chú thêm ........................................................................................................
|
Cán bộ tiếp nhận thông tin (ký tên) |
B. Đánh giá nguy cơ sơ bộ, thực hiện các biện pháp đảm an toàn tạm thời cho trẻ
Ngày, tháng, năm tiến hành đánh giá: ..................................................................
Cán bộ đánh giá:....................................... Chức danh .........................................
Đơn vị công tác: ...................................................................................................
1. Đánh giá nguy cơ sơ bộ
Chỉ số đánh giá “Sự dễ bị tổn thương” |
Mức độ: Cao, Trung bình, Thấp |
Chỉ số đánh giá “Khả năng tự bảo vệ, phục hồi” |
Mức độ: Cao, Trung bình, Thấp |
1. Mức độ tổn thương của trẻ |
Cao (trẻ bị tổn thương nghiêm trọng, đe dọa tính mạng); Trung bình (trẻ bị tổn thương, nhưng không nghiêm trọng); Thấp (trẻ ít hoặc không bị tổn thương) |
3. Khả năng tự bảo vệ của trẻ trước các tổn hại. |
Cao (trẻ có khả năng khắc phục được những tổn thương); Trung bình (trẻ có một ít khả năng khắc phục được những tổn thương); Thấp (trẻ không thể khắc phục được những tổn thương) |
2. Nguy cơ trẻ tiếp tục bị tổn thương nếu ở trong tình trạng hiện thời. |
Cao (đối tượng xâm hại có khả năng tiếp cận một cách dễ dàng và thường xuyên đến trẻ); Trung bình (đối tượng xâm hại có cơ hội tiếp cận trẻ, nhưng |
4. Khả năng của trẻ trong việc tiếp nhận sự hỗ trợ, bảo vệ của người lớn một cách hiệu quả. |
Cao ( Ngay lập tức tìm được người lớn có khả năng bảo vệ hữu hiệu cho trẻ); Trung bình (chỉ có một số khả năng tìm được người bảo vệ hữu hiệu); Thấp |
Chỉ số đánh giá “Sự dễ bị tổn thương” |
Mức độ: Cao, Trung bình, Thấp |
Chỉ số đánh giá “Khả năng tự bảo vệ, phục hồi” |
Mức độ: Cao, Trung bình, Thấp |
|
không thường xuyên); Thấp (đối tượng xâm hại ít hoặc không có khả năng tiếp cận trẻ |
|
(không có khả năng tìm người bảo vệ) |
Tổng số |
Cao: Trung bình: Thấp: |
Tổng số |
Cao: Trung bình: Thấp: |
Kết luận về tình trạng của trẻ:
- Trường hợp các chỉ số đánh giá “Sự dễ bị tổn thương” ở mức độ Cao chiếm ưu thế hơn các chỉ số đánh giá “Khả năng tự bảo vệ, phục hồi”: Trẻ đang trong tình trạng khẩn cấp, cần thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo an toàn tạm thời cho trẻ trước khi thực hiện các bước tiếp theo.
- Trường hợp khác, có thể tiếp tục các bước tiếp theo của quy trình.
2. Các biện pháp đảm bảo an toàn tạm thời cho trẻ
Nhu cầu về an toàn của trẻ |
Dịch vụ cung cấp |
Đơn vị cung cấp dịch vụ |
1. Chỗ ở và các điều kiện sinh hoạt. |
- Nơi chăm sóc tạm thời. - Thức ăn. - Quần áo. |
|
2. An toàn thể chất |
- Chăm sóc y tế. - Chăm sóc tinh thần. |
|
Nơi nhận: |
Cán bộ thực hiện (Ký tên) |
THU THẬP THÔNG TIN, XÁC MINH VÀ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ CỤ THỂ
Họ tên trẻ:....................................................... Hồ sơ số:......................................
Họ tên cán bộ đánh giá: ........................................................................................
Ngày tháng năm thực hiện bản đánh giá ..............................................................
1. Thu thập thông tin liên quan, phân tích các yếu tố tác động đến việc chăm sóc trẻ trong quá khứ và hiện tại
Nội dung |
Câu hỏi |
Trả lời |
|
Về tình tiết xâm hại |
Trẻ đã bị xâm hại hay chưa? |
Dạng xâm hại |
Dấu hiệu |
Việc chăm sóc cho trẻ trong quá khứ và hiện tại |
Những ai là người đã và đang chăm sóc cho trẻ? (họ đã, đang ở đâu?) Chất lượng chăm sóc như thế nào? |
|
|
Các yếu tố đang tác động đến việc chăm sóc cho trẻ |
Những yếu tố tác động đến chất lượng của sự chăm sóc? (bao gồm các yếu tố tích cực và các yếu tố tiêu cực) |
Tích cực? Tiêu cực? |
|
Việc chăm sóc trẻ trong tương lai |
Trong tương lai ai sẽ là người chăm sóc trẻ ? |
|
|
Các yếu tố sẽ tác động đến môi trường chăm sóc trong tương lai cho trẻ |
Những yếu tố có thể sẽ tác động đến việc chăm sóc trong tương lai? (bao gồm các yếu tố tích cực và các yếu tố tiêu cực) |
Tích cực? Tiêu cực? |
2. Đánh giá nguy cơ cụ thể
Chỉ số đánh giá “sự dễ bị tổn thương” |
Mức độ (Cao, Trung bình, Thấp) |
Chỉ số đánh giá “Khả năng tự bảo vệ, phục hồi” |
Mức độ (Cao, Trung bình, Thấp) |
1. Đánh giá mức độ trẻ bị hại |
Cao (trẻ đã bị hại nghiêm trọng); Trung bình (trẻ bị hại nhưng không nghiêm trọng); Thấp (trẻ bị hại ít hoặc không bị hại) |
6. Khả năng tự bảo vệ của trẻ trước những hành động của đối tượng xâm hại |
Cao (trẻ có khả năng tự bảo vệ mình); Trung bình (trẻ có một số khả năng, nhưng không cao); Thấp (trẻ không tự bảo vệ được) |
2. Khả năng tiếp cận trẻ của đối tượng xâm hại (trong tương lai) |
Cao (đối tượng xâm hại có khả năng tiếp cận một cách dễ dàng và thường xuyên đến trẻ); Trung bình (đối tượng xâm hại có cơ hội tiếp cận trẻ, nhưng không thường xuyên); Thấp (đối tượng xâm hại ít hoặc không có khả năng tiếp cận trẻ |
7. Khả năng biết được những người có khả năng bảo vệ mình |
Cao (trẻ biết được người lớn nào có thể bảo vệ mình); Trung bình (trẻ biết ít về người lớn nào có thể bảo vệ mình); Thấp (trẻ không biết người lớn nào có thể bảo vệ mình) |
3. Tác động của hành vi xâm hại đến sự phát triển của trẻ (thể chất, tâm lý, tình cảm) |
Cao (có tác động nghiêm trọng đến trẻ); Trung bình (có một vài tác động đến sự phát triển của trẻ); Thấp (có ít hoặc không có tác động đến sự phát triển của trẻ) |
8. Khả năng của trẻ trong việc thiết lập mối quan hệ với những người có thể bảo vệ mình |
Cao (trẻ sẵn sàng và có khả năng nói chuyện với người có thể bảo vệ mình); Trung bình (trẻ luôn sẵn sàng liên hệ với người lớn nào có thể bảo vệ mình); Thấp (trẻ không sẵn sàng liên hệ với người lớn) |
4. Những trở ngại trong môi trường chăm sóc trẻ đối với việc bảo đảm an toàn cho trẻ |
Cao (có nhiều trở ngại để đảm bảo an toàn cho trẻ); Trung bình (có một vài trở ngại, nhưng trẻ vẫn có được sự bảo vệ nhất định); Thấp (có ít hoặc không có trở ngại nào cho việc bảo vệ trẻ) |
9. Khả năng của trẻ trong việc nhờ người bảo vệ trẻ |
Cao (trẻ có khả năng liên hệ với người lớn và cho người lớn biết về tình trạng không an toàn của mình); Trung bình (trẻ có một số khả năng liên hệ với người lớn và cho người lớn biết về tình trạng không an toàn của mình); Thấp (trẻ không có khả năng liên hệ với người lớn và cho người lớn biết về tình trạng không an toàn của mình) |
5. Không có người sẵn sàng hoặc có khả năng bảo vệ trẻ |
Cao (Không có người nào có thể bảo vệ trẻ hoặc có người bảo vệ nhưng không được tốt); Trung bình (có một số người có thể bảo vệ trẻ, nhưng khả năng và độ tin cậy chưa cao); Thấp (trẻ không có ai bảo vệ) |
10. Trẻ có được sự theo dõi và sẵn sàng giúp đỡ của những người khác (không phải là đối tượng xâm hại) |
Cao (những người hàng xóm, thầy cô... thường xuyên quan sát được trẻ); Trung bình (Chỉ quan sát trẻ ở một số thời điểm nhất định); Thấp (trẻ ít được mọi người trông thấy) |
Tổng số |
Cao: Trung bình: Thấp: |
Tổng số |
Cao: Trung bình: Thấp: |
3. Kết luận các nguy cơ và xác định các vấn đề của trẻ: Trên cơ sở so sánh mức độ (cao, thấp, trung bình) giữa các chỉ số đánh giá “sự dễ bị tổn thương” với chỉ số đánh giá “Khả năng tự bảo vệ, phục hồi”.
- Trường hợp các chỉ số đánh giá “Sự dễ bị tổn thương” ở mức độ Cao chiếm ưu thế hơn các chỉ số đánh giá “Khả năng tự bảo vệ, phục hồi”: Trẻ có nguy cơ cao tiếp tục bị bạo lực, bị xâm hại tình dục hoặc mức độ trẻ bị hại vẫn rất nghiêm trọng.
Ví dụ về vấn đề của trẻ: Trẻ vẫn cần sự chăm sóc về thể chất, tinh thần; trẻ cần có một môi trường sống an toàn, đảm bảo các điều kiện để hòa nhập cộng đồng....
- Trường hợp các chỉ số đánh giá “Sự dễ bị tổn thương” ở mức độ Cao ít hơn hoặc tương đương với các chỉ số đánh giá “Khả năng tự bảo vệ, phục hồi”: Trẻ không hoặc ít có nguy cơ tiếp tục bị bạo lực, bị xâm hại tình dục hoặc mức độ trẻ bị hại ít nghiêm trọng.
|
Cán bộ thực hiện (ký tên) |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
........., ngày... tháng... năm 20....
|
KẾ HOẠCH CAN THIỆP, TRỢ GIÚP TRẺ EM
(Trong trường hợp bị bạo lực, bị xâm hại tình dục)
Kế hoạch can thiệp, trợ giúp được xây dựng để nhằm mục đích cung cấp dịch vụ can thiệp dành cho trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục. Kế hoạch can thiệp, trợ giúp được thiết kế để giải quyết các nhu cầu được an toàn, bảo vệ và chăm sóc trước mắt và lâu dài cho trẻ.
a) Liệt kê các vấn đề của trẻ (sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cần can thiệp, trợ giúp):
Ví dụ:
- Các tổn thương về thể chất, tâm lý, tình cảm nghiêm trọng.
- Môi trường chăm sóc trẻ có nhiều nguy cơ sẽ tiếp tục bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
..............................................................................................................................
b) Xác định Nhu cầu cần cung cấp dịch vụ chăm sóc cho trẻ.
- Chăm sóc, chữa trị các tổn thương
- Tìm kiếm, cải thiện môi trường chăm sóc trẻ
..............................................................................................................................
c) Mục tiêu cung cấp dịch vụ
- Phục hồi các tổn thương cho trẻ;
- Trẻ được sống trong môi trường an toàn, đảm bảo các điều kiện cơ bản để hòa nhập cộng đồng.
..............................................................................................................................
d) Các hoạt động
- Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý...
- Phân tích, lựa chọn các giải pháp cải thiện môi trường chăm sóc trẻ;
- Thực hiện các hoạt động nhằm cải thiện các điều kiện, tạo môi trường chăm sóc an toàn cho trẻ (tư vấn, giáo dục, hỗ trợ gia đình/người chăm sóc trẻ, hỗ trợ cho trẻ đến trường...).
đ) Tổ chức thực hiện (bao gồm phân công trách nhiệm thực hiện, nguồn lực, thời gian thực hiện các hoạt động...).
TM. UBND xã (Ký, đóng dấu) |
Cán bộ lập kế hoạch (Ký tên) |
THEO DÕI, GIÁM SÁT TÌNH HÌNH VÀ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CAN THIỆP, TRỢ GIÚP
Họ và tên trẻ:...................................................... Số hồ sơ:...................................
Họ và tên cán bộ thực hiện:..................................................................................
Thời gian thực hiện:.......................... Ngày tháng năm........................................
Hoạt động can thiệp, trợ giúp |
Đánh giá kết quả |
Đề xuất điều chỉnh |
1. Ví dụ: Chăm sóc y tế đối với các tổn thương về thể chất |
Các tổn thương của trẻ đã được chăm sóc tốt, ổn định. Trẻ hoàn toàn bình phục |
|
2. Trị liệu tâm lý |
Trẻ được hỗ trợ từ bác sỹ chuyên khoa, các hoảng loạn về tâm lý đã dần ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn tâm lý sợ hãi... |
Tiếp tục có các biện pháp hỗ trợ tích cực |
3.
|
|
|
4.
|
|
|
5.
|
|
|
Đánh giá chung:....................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Đề xuất các hoạt động tiếp theo: ..........................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
|
Cán bộ thực hiện (ký tên) |
RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG CỦA TRẺ
SAU KHI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CAN THIỆP, TRỢ GIÚP
Tên trẻ:........................................... Số hồ sơ:.......................................................
Họ và tên cán bộ thực hiện:..................................................................................
Thời gian thực hiện:........................... Ngày tháng năm........................................
1. Đánh giá nguy cơ tại giai đoạn kết thúc
Chỉ số đánh giá “Sự dễ bị tổn thương” |
Mức độ: Cao, Trung bình, Thấp |
Chỉ số đánh giá “Khả năng tự bảo vệ, phục hồi” |
Mức độ: Cao, Trung bình, Thấp |
1. Mức độ tổn thương của trẻ có còn nghiêm trọng không? |
Cao (tổn thương của trẻ vẫn còn rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ); Trung bình (Tổn thương của trẻ còn ít nghiêm trọng); Thấp (tổn thương của trẻ không còn nghiêm trọng) |
4. Khả năng tự bảo vệ của trẻ trước những hành động của đối tượng xâm hại |
Cao (trẻ có khả năng tự bảo vệ mình); Trung bình (trẻ có một số khả năng, nhưng không cao); Thấp (trẻ không tự bảo vệ được) |
2. Khả năng tiếp cận trẻ của đối tượng xâm hại |
Cao (đối tượng xâm hại vẫn có khả năng tiếp cận một cách dễ dàng và thường xuyên đến trẻ); Trung bình (đối tượng xâm hại có cơ hội tiếp cận trẻ, nhưng không thường xuyên); Thấp (đối tượng xâm hại ít hoặc không có khả năng tiếp cận trẻ |
5. Trẻ có được sự theo dõi và sẵn sàng giúp đỡ của những người khác (không phải là đối tượng xâm hại) |
Cao (những người hàng xóm, thầy cô... thường xuyên quan sát được trẻ); Trung bình (Chỉ quan sát trẻ ở một số thời điểm nhất định); Thấp (trẻ ít được mọi người trông thấy) |
3. Những trở ngại trong môi trường chăm sóc trẻ đối với việc bảo đảm an toàn cho trẻ |
Cao (môi trường chăm sóc vẫn có nhiều trở ngại đáng kể để đảm bảo an toàn cho trẻ); Trung bình (có một vài trở ngại, nhưng trẻ vẫn có được sự bảo vệ nhất định); Thấp (có ít hoặc không có trở ngại nào cho việc bảo vệ trẻ) |
5. Khả năng của trẻ trong việc nhờ người bảo vệ trẻ. |
Cao (trẻ có khả năng liên hệ với người lớn và cho người lớn biết về tình trạng không an toàn của mình); Trung bình (trẻ có một số khả năng liên hệ với người lớn); Thấp (trẻ không có khả năng liên hệ với người lớn). |
Tổng số |
Cao: Trung bình: Thấp: |
Tổng số |
Cao: Trung bình: Thấp: |
3. Kết luận về tình trạng của trẻ: Trên cơ sở so sánh mức độ (cao, thấp, trung bình) giữa các chỉ số đánh giá “sự dễ bị tổn thương” với chỉ số đánh giá “Khả năng tự bảo vệ, phục hồi”.
- Nếu nguy cơ trẻ vẫn tiếp tục bị xâm hại/tổn thương, cần có kế hoạch can thiệp, trợ giúp tiếp theo.
- Nếu kết quả can thiệp, trợ giúp đảm bảo trẻ ổn định và nguy cơ xâm hại không còn, theo dõi trong thời gian 3 tháng và kết thúc.