Kế hoạch 59/KH-UBND năm 2017 thực hiện "Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại, giai đoạn 2017-2021" trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: 59/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Văn Phương
Ngày ban hành: 20/03/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 59/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 03 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN “CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA KHỐNG CHẾ VÀ TIẾN TỚI LOẠI TRỪ BỆNH DẠI, GIAI ĐOẠN 2017 - 2021” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Thực hiện Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt "Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại, giai đoạn 2017 - 2021", trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 298/TTr-SNNPTNT ngày 13/3/2017; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện "Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại, giai đoạn 2017 - 2021" trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế những nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Khống chế bệnh dại trên đàn chó nuôi và trên người nhằm loại trừ bệnh dại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Mục tiêu cụ thể:

- 100% số xã, phường, thị trấn lập được danh sách hộ nuôi chó và quản lý được đàn chó nuôi.

- Tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin dại cho đàn chó nuôi hàng năm đạt trên 85% so với tổng đàn.

- Không có ca bệnh Dại trên chó và người.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Quản lý đàn chó nuôi: Tổ chức quản lý chó nuôi bằng việc lập danh sách hộ nuôi chó, thống kê số lượng chó nuôi trong từng hộ gia đình, nắm diễn biến tăng giảm đàn chó nhằm hỗ trợ cho công tác tiêm phòng vắc-xin dại và công tác giám sát bệnh dại.

Chủ nuôi chó thông báo việc nuôi chó với tổ trưởng dân phố, thôn trưởng đồng thời cam kết nuôi nhốt (hoặc xích), giữ chó trong khuôn viên của gia đình.

Tổ trưởng dân phố, thôn trưởng lập danh sách hộ nuôi, số lượng chó nuôi báo cáo UBND cấp xã trước mỗi đợt tiêm phòng (tháng 3 hàng năm ) và báo cáo đột xuất khi có biến động về số hộ nuôi, tổng đàn chó.

2. Tiêm phòng vắc-xin dại: UBND cấp huyện, cấp xã triển khai kế hoạch tiêm phòng vắc-xin dại cho đàn chó vào tháng tư hàng năm; huy động các nguồn lực, lực lượng tại chỗ tổ chức tiêm đại trà, tập trung trong thời gian ngắn để tạo miễn dịch quần thể tốt cho đàn chó; tổ chức tiêm phòng bổ sung quanh năm cho chó mới sinh, chó mới nhập đàn để tạo miễn dịch khép kín; có giải pháp xử lý đối với những hộ không chấp hành tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho đàn chó.

Cơ quan Thú y tỉnh, huyện tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật tiêm phòng cho cán bộ thú y cơ sở tham gia tiêm phòng.

3. Tuyên truyền: UBND cấp huyện, xã, các Sở, Ban ngành liên quan tổ chức tuyên truyền thường xuyên trong năm, đặc biệt vào các đợt cao điểm như chiến dịch tiêm phòng (tháng 4 hàng năm ) và những lúc nguy cơ phát bệnh dịch cao.

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: phát các thông điệp về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các biện pháp phòng chống bệnh, những kiến cơ bản về bệnh dại; mục đích của công tác quản lý chó nuôi, những điển hình trong công tác tiêm phòng bệnh dại, mô hình an toàn về bệnh dại, quảng bá về ngày thế giới phòng bệnh dại...

- Tuyên truyền thông qua tờ rơi về biện pháp phòng, chống bệnh dại cấp phát cho mọi người dân và các chủ hộ nuôi chó, mèo.

- Tuyên tuyền lưu động bằng ô tô, xe máy, loa tay để phát các thông điệp về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các biện pháp phòng bệnh.

4. Giám sát bệnh dại: Tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ để nâng cao kỹ năng giám sát, thu thập thông tin dịch tễ về bệnh dại ở người và động vật. Tổ chức thu thập, xét nghiệm mẫu để đánh giá lưu hành bệnh dại. Hàng năm, lập bản đồ phân bố đàn chó, bản đồ dịch tễ bệnh dại nhằm xác định khu vực có nguy cơ cao để ưu tiên tập trung các nguồn lực trong công tác phòng chống. Tăng cường giám sát phát hiện bệnh dại với sự tham gia của cộng đồng dân cư.

5. Điều tra và xử lý ổ dịch: Điều tra, xử lý các ổ dịch bệnh dại trên người và động vật (nếu có) theo hướng tiếp cận một sức khỏe, có sự phối hợp của ngành Thú y và Y tế. UBND cấp xã thành lập tổ, đội bắt chó có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ bệnh dại và chó thả rông trong vùng có ổ dịch dại để xử lý.

6. Nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh dại: Nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm cho Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật bảo đảm đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống bệnh dại.

7. Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển chó: Tăng cường kiểm dịch vận chuyển chó trong nước và xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển chó bất hợp pháp theo quy định của pháp luật về thú y.

8. Nâng cao năng lực chuyên môn trong phòng, chống bệnh dại: Tổ chức tập huấn cho cán bộ về năng lực quản lý đàn chó; điều tra, giám sát, chẩn đoán xác định bệnh Dại; kỹ năng truyền thông về bệnh dại; kỹ thuật xử lý các vết thương do động vật cào, cắn; quy trình điều trị dự phòng sau phơi nhiễm; kỹ năng bắt chó mắc bệnh dại và các biện pháp xử lý ổ dịch bệnh dại động vật.

9. Xây dựng vùng an toàn bệnh dại: Khuyến khích các xã, phường, thị trấn đặc biệt ở nội thành, các đô thị, nơi đông khách du lịch tiến hành xây dựng vùng, cơ sở an toàn bệnh dại theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật để đảm bảo an toàn cho cộng đồng và du khách tới du lịch, tham quan.

III. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH

Thực hiện theo Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/2/2017 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017 - 2021”, cụ thể:

1. Ngân sách Trung ương: bảo đảm kinh phí chi cho các hoạt động ở cấp trung ương, bao gồm: Công tác truyền thông; đào tạo tập huấn, hội thảo; quỹ dự phòng vắc-xin dại để chống dịch; nâng cao năng lực chẩn đoán phòng thí nghiệm; giám sát, lập bản đồ dịch tễ bệnh dại ở người và động vật; xây dựng vùng an toàn dịch bệnh.

2. Ngân sách tỉnh, huyện, xã: đảm bảo kinh phí cho các hoạt động ở địa phương bao gồm: Công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo kỹ thuật, quản lý đàn chó nuôi, giám sát dịch bệnh, tổ chức tiêm phòng, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh.

3. Kinh phí do người dân: bảo đảm chi trả cho tiêm phòng vắc-xin Dại cho chó, mèo; đảm chi trả cho điều trị y tế dự phòng.

4. Khái toán kinh phí:

Tổng kinh phí giai đoạn từ năm 2017-2021:

5.498 triệu đồng

Trong đó:

 

- Ngân sách tỉnh

370 triệu đồng

- Ngân sách huyện, xã

453 triệu đồng

- Nhân dân đóng góp

4.675 triệu đồng

 

(kèm theo phụ lục)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của UBND cấp huyện:

Củng cố Ban chỉ đạo chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh động vật các cấp. Hàng năm xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, bố trí kinh phí cho công tác phòng chống bệnh dại.

Chỉ đạo UBND cấp xã triển khai thực hiện quản lý đàn chó nuôi; tổ chức thông tin tuyên truyền phòng chống bệnh dại; triển khai tiêm phòng vắc xin dại cho chó, mèo và áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác theo hướng dẫn của ngành Thú y; xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác phòng chống bệnh dại; tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân tích cực tham gia phòng, chống bệnh dại.

2. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và PTNT:

Phối hợp với UBND các cấp hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật, bao gồm: đăng ký chó nuôi, quản lý chó nuôi, tiêm phòng dại cho đàn chó; giám sát động vật nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại, tiêu hủy động vật mắc bệnh dại và các sản phẩm của chúng; lấy mẫu; bao gói, gửi bệnh phẩm chẩn đoán bệnh dại...

Hàng năm xây dựng kế hoạch tiêm phòng, phối hợp với địa phương thống kê số lượng đàn chó thuộc diện tiêm phòng bắt buộc; lựa chọn, hướng dẫn sử dụng vắc xin có miễn dịch tốt; tập huấn cho lực lượng tham gia tiêm phòng; tổ chức thông tin tuyên truyền phòng chống bệnh dại.

Tổ chức lực lượng trực tổng hợp báo cáo tiến độ tiêm phòng hàng ngày, phân công cán bộ đôn đốc kiểm tra ở các cơ sở để có đề xuất kịp thời.

Chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh dại ở động vật trong phạm vi toàn tỉnh theo hệ thống ngành dọc từ tỉnh đến cơ sở và phối hợp với ngành Y tế để triển khai các giải pháp phòng chống bệnh dại trên người.

3. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh dại trên người theo quy định.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông học đường về phòng chống bệnh dại.

5. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông về phòng chống bệnh dại.

6. Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức thực hiện các nội dung theo quy định của Chương trình nhằm bảo đảm các mục tiêu đề ra.

7. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nuôi chó: Tổ chức, cá nhân nuôi chó, phải tuân thủ các quy định về phòng, chống bệnh dại và hướng dẫn của cơ quan Thú y trong việc quản lý, giám sát và xử lý ổ dịch dại ở động vật cụ thể:

Chủ nuôi chó phải đăng ký việc nuôi chó với UBND cấp xã.

Xích nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh, Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt;

Nuôi chó tập trung phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh;

Tiêm phòng bắt buộc vắc xin dại cho chó, mèo theo quy định của cơ quan thú y. Chủ vật nuôi thanh toán các khoản chi phí tiêm phòng theo quy định của pháp luật.

Khi động vật đã xác định mắc bệnh dại, chủ vật nuôi phải tiêu hủy ngay con vật; vệ sinh khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng, cũi, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, môi trường, thức ăn, chất thải các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh; những con vật nghi mắc bệnh dại phải nhốt để theo dõi trong 14 ngày.

Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn hoặc cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp & PTNT (để báo cáo);
- Cục TY, CQTY vùng III (để báo cáo);
- Thường vụ Tỉnh ủy (để báo cáo);
- TT HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NN và PTNT, Y tế, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông;
- Chi cục CN và TY;
- VP LĐ và CV: TC, XH;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phương

 

PHỤ LỤC

KINH PHÍ THỰC HIỆN “CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA KHỐNG CHẾ VÀ TIẾN TỚI LOẠI TRỪ BỆNH DẠI, GIAI ĐOẠN 2017 - 2021”
(kèm theo Kế hoạch số 59/KH-UBND, ngày 20/3/2017 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung

Đơn vị: triệu đồng

Ghi chú

Tổng cộng

Nguồn kinh phí

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Nhân dân đóng góp

A

Kinh phí 4 năm từ 2017-2020 (Đã được phê duyệt tại QĐ số 1037/QĐ-UBND ngày 17/5/2016 về Chương trình phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020”.

4.140

212

188

3.740

 

B

Kinh phí năm 2021

1.033

58

40

935

 

1

Tuyên truyền

50

30

20

 

 

2

Kinh phí quản lý chó nuôi

15

15

 

 

 

3

Hội nghị triển khai tiêm phòng dại

13

3

10

 

 

4

Chi phí tiêm phòng: vắc xin, phiếu, công

935

 

 

935

 

5

Tập huấn

20

10

10

 

 

C

Giám sát bệnh dại, xây dựng bản đồ dịch tễ từ 2017-2021= 5 năm

325

100

225

 

 

 

TỔNG CỘNG TỪ 2017-2021

5.498

370

453

4.675