Kế hoạch 264/KH-UBND năm 2017 về đào tạo nghề cho lao động tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020
Số hiệu: 264/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị Người ký: Mai Thức
Ngày ban hành: 23/01/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Lao động, Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 264/KH-UBND

Quảng Trị, ngày 23 tháng 01 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG TỈNH QUẢNG TRỊ, GIAI ĐOẠN 2017-2020

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:

1. Căn cứ pháp lý:

- Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 01 tháng 7 năm 2015;

- Quyết định số: 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số: 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;

- Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

- Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI.

2. Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2011-2015:

a) Về thực trạng mạng lưới các cơ sở đào tạo:

Tính đến cuối năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 28 cơ sở đào tạo nghề, bao gồm: 03 trường Trung cấp nghề, 02 trường Trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề, 13 Trung tâm dạy nghề; 10 đơn vị, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có trung tâm khuyến công, khuyến nông và một số đơn vị khác hàng năm có tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn; một số cơ sở sản xuất, hộ cá thể có tổ chức đào tạo nghề theo hình thức kèm nghề gắn với tạo việc làm tại chỗ cho người lao động.

b) Tình hình đội ngũ tham gia đào tạo nghề:

Năm 2015, đội ngũ giáo viên của tất cả các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh là 189 người (giáo viên biên chế 99 người; giáo viên hợp đồng 90 người). Trong đó số giáo viên có trình độ sau đại học là 34 người (chiếm 17,99%); trình độ đại học, cao đẳng 117 người (chiếm 61,9%); trình độ khác 38 người (chiếm 20,11%).

Ngoài ra, còn có một lực lượng lớn là cán bộ kỹ thuật, công nhân, nông dân sản xuất giỏi, người có tay nghề cao cũng tham gia ĐTN cho lao động nông thôn.

c) Quy mô đào tạo (Chi tiết Phụ lục số 1):

Giai đoạn 2011-2015, đã tổ chức đào tạo nghề cho 36.932 người. Trong đó: Trung cấp 908 người; sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng 36.024 người.

Đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 43,55%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 32,85%.

d) Kết quả thực hiện các nguồn kinh phí (Chi tiết Phụ lục số 1)

Tổng nguồn kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo nghề giai đoạn 2011-2015 là 149.765 triệu đồng. Đầu tư xây dựng cơ bản 22.105 triệu đồng; mua sắm thiết bị dạy nghề 22.213 triệu đồng; chi cho hoạt động đào tạo 103.296 triệu đồng.

* Đánh giá chung:

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã và đang triển khai đúng hướng, phù hợp với nhu cầu tạo nguồn lao động cho nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và người lao động về tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng cao; đã thu hút được nhiều cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đã có sự gắn kết giữa địa phương với cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp trong việc tuyển sinh đào tạo, tạo việc làm cho lao động sau học nghề.

Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nghề nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như yêu cầu của thị trường lao động; số lượng người tham gia học nghề chưa nhiều, đặc biệt là lao động nông thôn thuộc đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật. Việc xây dựng, triển khai nhân rộng các mô hình điểm còn chậm. Một bộ phận lao động nông thôn chưa quan tâm đến học nghề, chưa xác định được học nghề để tìm kiếm việc làm, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cải thiện đời sống. Đa số các địa phương chưa bố trí ngân sách để thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn.

II. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, phổ cập nghề cho người lao động góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Gắn đào tạo nghề cho lao động với các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình kinh tế - xã hội khác góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu:

a) Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65 - 70%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 45 - 50%; lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 28%.

Bảng 1: Dự ước thực hiện đào tạo nghề cho lao động giai đoạn 2017 - 2020:

Dự báo dân số/Iao động

Dự ước thực hiện giai đoạn 2017-2020

ĐVT: Người

Tổng

2017

2018

2019

2020

- Tổng dân số

-

624.000

626.000

628.000

630.000

- Số LĐ trong độ tuổi

-

351.312

352.438

353.564

354.690

- Số LĐ trong độ tuổi tham gia hoạt động kinh tế

-

343.200

344.300

345.400

346.500

- Số lao động qua đào tạo

-

171.531

187.299

206.307

228.274

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%)

-

49.98

54,40

59,73

65,88

- Số lao động qua đào tạo nghề

-

124.410

134.036

146.380

161.157

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề (%)

-

36,25

38,93

42,38

46,51

- Số lao động cần đào tạo giai đoạn 2016-2020

77.200

14.500

17.800

21.000

23.900

+ Đào tạo ĐH, SĐH, CĐ, TC

25.000

5.500

6.000

6.500

7.000

+ Đào tạo nghề

52.200

9.000

11.800

14.500

16.900

b) Giai đoạn 2017-2020 đào tạo nghề cho 52.200 lao động (Chi tiết đính kèm Phụ lục số 2). Trong đó:

+ Đào tạo Cao đẳng: 1.000 người

+ Đào tạo Trung cấp: 2.700 người

+ Đào tạo Sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng: 49.500 người1 (Đào tạo nghề cho lao động nông thôn 34.500 người). Trong đó: nhóm nghề phi nông nghiệp 60%; nhóm nghề nông nghiệp 40%.

c) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; kỹ năng nghề, kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp; nghiệp vụ quản lý, tư vấn đào tạo nghề, tư vấn việc làm cho 600 lượt người cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các hội, đoàn thể.

d) Gắn đào tạo nghề với hỗ trợ vốn sản xuất, tạo việc làm cho lao động sau đào tạo, ít nhất 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ:

1. Phạm vi:

Kế hoạch thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh; trong đó ưu tiên đào tạo cho lao động các địa phương xây dựng nông thôn mới; các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; các xã, thị trấn bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển; các xã đặc biệt khó khăn.

2. Đối tượng:

Đối tượng đào tạo nghề cho lao động thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Quyết định 971/QĐ-TTg , ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

3. Chính sách hỗ trợ:

a) Đối với người học nghề:

- Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Quyết định 971/QĐ-TTg , ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

- Hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất theo Quyết định 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ;

- Hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Quyết định 55/2013/QĐ-TTg ngày 03/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

- Hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho người học nghề theo Quyết định 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con liệt sĩ, con thương binh nặng, con bệnh binh nặng theo Chỉ thị 31/CT-TTg ngày 28/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ;

- Thực hiện chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên cao đẳng, trung cấp theo Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ;

- Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP , ngày 02/10/2015 của Chính phủ; bổ sung thêm đối tượng là học sinh, sinh viên của các xã, thị trấn bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển;

Ngoài ra người học nghề còn được vay vốn ưu đãi như chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt nam;

Các chính sách khác, hỗ trợ khác theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp.

b) Đối với các nhà đầu tư:

Thực hiện theo Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 21/9/2016 của UBND tỉnh Quảng Trị về ban hành chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

1. Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý công tác đào tạo nghề:

- Xác định mục tiêu đào tạo nghề, giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; là tiêu chí thi đua, phấn đấu của cả hệ thống chính trị. Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong việc triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở địa phương.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động; tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện; đẩy mạnh việc phối hợp, chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của các cấp, các ngành.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đào tạo nghề. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề; xây dựng cơ sở dữ liệu về đào tạo nghề; xây dựng và phát triển thông tin thị trường lao động gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với người học nghề và đơn vị sử dụng lao động. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho đội ngũ cán bộ các cấp.

2. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với người lao động.

- Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm Chỉ thị số 04-CT/TU ngày 17/8/2011 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh tạo sự chuyển biến thật sự về nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền cán bộ, đảng viên, về thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề; Quảng bá những mô hình hay, những gương điển hình lập nghiệp, giải quyết việc làm mới sau khi học nghề để nhân rộng học tập; không tổ chức đào tạo nghề khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của người lao động sau khi học.

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, tư vấn: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua sàn Giao dịch việc làm hàng tháng và sàn Giao dịch lưu động của Trung tâm Dịch vụ việc làm; thông qua các Hội, Đoàn thể: Hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên CSHCM tỉnh, Cựu chiến binh tỉnh để tuyên truyền, vận động thanh niên, hội viên tham gia học nghề. Thực hiện tốt chương trình phối hợp giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với các Hội, Đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội hàng năm để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động; Tổ chức tốt công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông, đặc biệt là các lớp cuối cấp.

- Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với những tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động.

3. Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng cho công tác đào tạo nghề:

a) Phát triển và nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề:

- Tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng, đảm bảo cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề cho lao động tại các cơ sở đào tạo nghề công lập

- Đào tạo nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề để bổ sung giáo viên cho các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên chưa đủ giáo viên cơ hữu; đào tạo giáo viên giảng dạy kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn đào tạo nghề, tư vấn việc làm cho lao động của các Hội, Đoàn thể nhân dân về giám sát việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động tại xã, phường, thị trấn.

- Thu hút các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

b) Đổi mới, phát triển chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên

- Đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và nhu cầu của người học, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới.

- Nội dung, chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải được xây dựng và phê duyệt theo đúng quy định hiện hành. Nội dung chương trình đào tạo dưới 03 tháng phải bảo đảm các yêu cầu về kiến thức nghề, kỹ năng nghề và các kiến thức bổ trợ. Thực hiện lồng ghép các vấn đề về giới, về môi trường, văn hóa xã hội, kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp trong nội dung chương trình đào tạo nghề cho lao động.

c) Xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các cơ sở đào tạo nghề

- Xây dựng Đề án “Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và triển khai thực hiện có hiệu quả.

- Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, phương tiện cho các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện; các trường cao đẳng, trung cấp công lập.

- Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động. Có chính sách hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho người lao động.

4. Phát triển và nhân rộng các mô hình đào tạo nghề cho lao động

- Phát triển và nhân rộng các mô hình đào tạo nghề đã thí điểm có hiệu quả; bổ sung thêm một số mô hình mới phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

- Tiếp tục nghiên cứu các mô hình đào tạo nghề nông nghiệp theo hướng sản xuất hiện đại, bền vững, công nghệ cao, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi gắn với phát triển du lịch ở địa phương. Phát triển các mô hình đào tạo nghề phi nông nghiệp gắn với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ; gắn đào tạo nghề với hỗ trợ vốn sản xuất, tạo việc làm cho lao động nông thôn.

- Ưu tiên tổ chức đào tạo tại các địa phương xây dựng nông thôn mới để sớm hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới; quan tâm đào tạo đối tượng con em gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, thân nhân người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc hộ bị thu hồi đất canh tác, lao động nữ, lao động của các xã, thị trấn bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển.

5. Tăng cường công tác xã hội hóa, liên kết đào tạo nghề cho lao động

- Huy động ngân sách của các tổ chức, cá nhân, các chương trình, dự án để lồng ghép trong công tác đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn.

- Chủ động liên kết, hợp tác với các Trường nghề, các cơ sở đào tạo nghề ở các địa phương khác trong việc đào tạo nghề cho lao động đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là các nhà đầu tư tại khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị; các khu công nghiệp tập trung.

- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các doanh nghiệp trong đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động sau khi học nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề phục vụ cho công tác xuất khẩu lao động.

- Đẩy mạnh liên kết với các Trường nghề ở các nước trong khu vực đặc biệt là Thái Lan để đào tạo nguồn lao động chất lượng cao nhằm cung ứng lao động cho các doanh nghiệp ở nước ngoài (đặc biệt là các nước trong khu vực ASEAN).

6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch:

- Ban Chỉ đạo các cấp thường xuyên thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các địa phương, việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở đào tạo nghề với các nội dung: quy trình mở lớp, thực hiện nội dung chương trình, sử dụng kinh phí và việc thực hiện các chế độ chính sách nhà nước đối với người học nghề, công tác giải quyết việc làm sau đào tạo của người học.

- Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong việc thực hiện giám sát và phản biện xã hội đối với công tác đào tạo nghề cho lao động.

- Các địa phương cần xây dựng kế hoạch rà soát thực trạng việc làm và thu nhập của lao động sau khi học nghề để đánh giá hiệu quả của việc thực hiện Kế hoạch. Định kỳ hàng quý, hàng năm tổng hợp, kịp thời báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện về Ban Chỉ đạo tỉnh.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch giai đoạn 2017-2020 là: 58.200 triệu đồng (Năm mươi tám tỷ hai trăm triệu đồng). Trong đó:

- Bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề: 800 triệu đồng.

- Hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề: 5.000 triệu đồng.

- Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch: 400 triệu đồng.

- Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề: 52.000 triệu đồng2.

Nguồn huy động kinh phí bao gồm:

- Ngân sách Trung ương: 27.000 triệu đồng3

- Ngân sách địa phương: 15.200 triệu đồng4

- Nguồn bồi thường của Formusa và tài trợ khác: 14.000 triệu đồng5

- Nguồn xã hội hóa: 2.000 triệu đồng

(Chi tiết đính kèm ở Phụ lục số 3)

Bảng 2: Kinh phí hỗ trợ cho lao động nông thôn học nghề, giai đoạn 2017-2020

ĐVT: Triệu đồng.

Năm

Số lao động học nghề (Sơ cấp, dạy nghề dưới 03 tháng)

ĐVT: người

Tổng số

Chia ra

NSTW

NSĐP

NGUỒN KHÁC

NS TỈNH

NS HUYỆN

TÀI TRỢ

XHH

2017

6.500

9.750

5.000

1.000

1.800

2.000

-

2018

7.500

11.250

5.000

1.000

1.800

3.000

450

2019

9.500

14.250

6.000

1.000

2.700

4.000

550

2020

11.000

16.750

6.000

2.000

2.700

5.000

1.000

Tổng

34.500

52.000

22.000

5.000

9.000

14.000

2.000

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Là cơ quan thường trực tham mưu UBND tỉnh trong việc tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện Kế hoạch: chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các Sở, cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị, thành phố xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện Kế hoạch hàng năm trình UBND tỉnh; chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tổ chức đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ xây dựng phương án phân bổ kinh phí thực hiện Kế hoạch trình UBND tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xác định Danh mục nghề phi nông nghiệp; tổng hợp danh mục nghề đào tạo (nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp), trình UBND tỉnh phê duyệt; cung cấp thông tin cho các địa phương, các cơ sở về các nghề đào tạo và tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn cho lao động lựa chọn nghề phù hợp; tổng hợp nhu cầu học nghề của lao động trên địa bàn tỉnh; thẩm định, lựa chọn các cơ sở đào tạo nghề có đủ điều kiện theo quy định trình UBND tỉnh phê duyệt trong Kế hoạch đào tạo nghề hàng năm;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định các thủ tục có liên quan đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho lao động tham gia học nghề;

- Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo nghề phi nông nghiệp trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng;

- Tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý đào tạo nghề cho lao động hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch hàng năm trên địa bàn tỉnh;

- Định kỳ 06 tháng, hàng năm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch theo quy định và đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Kế hoạch, trình UBND tỉnh.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động; hướng dẫn và nhân rộng các mô hình đào tạo nghề nông nghiệp có hiệu quả;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xác định danh mục nghề đào tạo và nhu cầu học nghề nông nghiệp của lao động trên địa bàn tỉnh; xây dựng mức chi phí đào tạo cho từng nghề nông nghiệp trong danh mục nghề đào tạo cho lao động; đề xuất các cơ sở có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình UBND tỉnh;

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 03 tháng theo quy định;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; Định kỳ 06 tháng, hàng năm, xây dựng báo cáo tình hình thực hiện trách nhiệm của Sở và hàng năm đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các hoạt động dạy nghề của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện;

- Tăng cường chỉ đạo công tác giáo dục hướng nghiệp trong các trường THPT, THCS để học sinh có nhận thức đúng về nghề nghiệp; thực hiện có hiệu quả việc phân luồng đào tạo, giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí vốn sự nghiệp thuộc ngân sách tỉnh để thực hiện Kế hoạch hàng năm; hướng dẫn các địa phương, các đơn vị liên quan trong việc quản lý, sử dụng kinh phí hàng năm;

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan thẩm định dự án đầu tư và mua sắm trang thiết bị đào tạo nghề theo quy định của nhà nước;

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính lập và dự kiến giao kế hoạch hàng năm các chỉ tiêu về đào tạo nghề cho lao động, lồng ghép các chương trình, dự án khác được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và của các tổ chức, cá nhân có cùng tính chất hoạt động phục vụ công tác đào tạo nghề cho lao động;

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.

7. Sở Công thương:

- Chủ trì, phối hợp khảo sát nhu cầu học nghề, sử dụng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Huy động nguồn kinh phí từ chương trình khuyến công đào tạo nghề cho lao động trong lĩnh vực.

- Làm đầu mối cung cấp thông tin thị trường tiêu thụ hàng hóa, hàng nông sản cho người dân; kết nối, phổ biến chính sách ưu đãi đến các doanh nghiệp, hợp tác xã để cùng tham gia đào tạo nghề, tạo việc làm và tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm hàng nông sản, hàng mỹ nghệ...

8. Sở Thông tin và Truyền thông; Đài phát thanh và truyền hình tỉnh; Báo Quảng Trị:

- Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động;

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan tăng cường hoạt động thông tin tuyên truyền về các mô hình hiệu quả, các gương điển hình trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động.

9. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp hướng dẫn thực hiện cho vay vốn ưu đãi đối với lao động nông thôn sau đào tạo nghề để giải quyết việc làm;

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.

10. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Hàng năm chỉ đạo công tác khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn, đề xuất danh mục nghề nông nghiệp, nghề phi nông nghiệp và các cơ sở có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn; Lập kế hoạch đào tạo nghề cho lao động của địa phương hàng năm, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt;

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động hàng năm và tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch trên địa bàn;

- Chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách cấp huyện để đảm bảo thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động của địa phương theo kế hoạch hàng năm; Bố trí 01 cán bộ chuyên trách theo dõi công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; đảm bảo các điều kiện về ngân sách, biên chế cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề, cơ sở vật chất cho Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên để đảm bảo thực hiện công tác đào tạo theo kế hoạch;

- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động của UBND huyện, thị xã, thành phố theo quy định; hàng năm đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Kế hoạch trên địa bàn.

11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể nhân dân cấp tỉnh:

- Phối hợp, hướng dẫn các cấp hội, đoàn thể cấp cơ sở thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phong trào toàn dân đoàn kết chung tay xây dựng nông thôn mới.

- Phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền trong quá trình triển khai công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động tại các địa phương.

- Lồng ghép các Chương trình, dự án có liên quan của các tổ chức, đoàn thể với công tác đào tạo nghề cho Hội viên, đoàn viên đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo thực hiện các chương trình, dự án thiết thực, hiệu quả cao.

UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Định kỳ 6 tháng (trước 15/6), cả năm (trước 15/12) báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Chính phủ. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Bộ LĐTB&XH (b/c);
- TT/Tỉnh ủy; TT/HĐND tỉnh (b/c);
- Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐ-TB&XH;
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Ban VHXH - HĐND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- CN Ngân hàng CSXH tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CVP, PVP;
- Lưu: VT, VXT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Thức

 

PHỤ LỤC 01:

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ GIAI ĐOẠN 2011- 2016

Số lượng giai đoạn 2011-2016

ĐVT: người

Kinh phí thực hiện giai đoạn 2011- 2016

ĐVT: Triệu đồng

Năm

Tổng

Trung cấp

Sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng

Tổng

Chia ra

NSTW

NSĐP

NGUỒN KHÁC

2011

7.418

144

7.274

31.454

13.248

16.467

1.739

2012

6.659

167

6.492

38.460

12.464

13.468

12.528

2013

7.755

204

7.551

29.738

15.012

4.149

10.577

2014

7.402

179

7.223

22.266

7.109

1.194

13.963

2015

7.698

214

7.484

27.847

11.442

817

15.588

2016

7.487

1.508

5.979

6.997

4.900

297

1.800

Cộng 2011- 2015

36.932

908

36.024

156.762

64.175

36.392

56.195

Ghi chú: Tổng nguồn kinh phí đầu tư cho công tác ĐTN giai đoạn 2011-2015 là 149.765 triệu đồng. Trong đó: Đầu tư xây dựng cơ bản 22.105 triệu đồng; mua sắm thiết bị dạy nghề 22.213 triệu đồng; chi cho hoạt động đào tạo 110.293 triệu đồng.

 

PHỤ LỤC SỐ 02:

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Số TT

Chỉ tiêu/mục tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2016

Kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 2017-2020

Tổng

2017

2018

2019

2020

A

B

C

 

1

3

4

5

6

1

Tổng dân số

Người

622.000

 

624.000

626.000

628.000

630.000

 

Dân số trong độ tuổi lao động

1001 người

 

 

 

 

 

 

2

Số lao động trong độ tuổi

Người

350.186

 

351.312

352.438

353.564

354.690

Tỷ lệ % so với tổng dân số

%

 

 

 

 

 

 

3

Số lao động trong độ tuổi tham gia hoạt động kinh tế

Người

342.100

 

343.200

344.300

345.400

346.500

Tỷ lệ % so với tổng dân số

%

 

 

 

 

 

 

4

Số lao động qua đào tạo

Người

157.810

 

171.531

187.299

206.307

228.274

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

46.13

 

49.98

54.40

59.73

65.88

5

Số lao động qua đào tạo nghề

Người

116.314

 

124.410

134.036

146.380

161.157

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề

%

34.00

 

36.25

38.93

42.38

46.51

6

Đào tạo ĐH, SĐH, CĐ, TC (hệ chuyên nghiệp)

Người

5.241

25.000

5.500

6.000

6.500

7.000

7

Số lao động đào tạo nghề

Người

7.487

52.200

9.000

11.800

14.500

16.900

 

+ Cao đẳng

Người

0

1.000

100

200

300

400

 

%

 

 

 

 

 

 

+ Trung cấp

Người

1.508

2.700

500

600

700

900

 

%

 

 

 

 

 

 

+ Sơ cấp và Đào tạo thường xuyên

Người

5.979

49.500

7.500

11.000

13.500

16.500

 

 

%

 

 

 

 

 

 

8

Số lao động nông thôn được đào tạo nghề hàng năm

Người

3.998

34.500

6.500

7.500

9.500

11.000

 

Trong đó: - Đào tạo nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và Đào tạo thường xuyên

Người

1.479

13.800

2.405

2.775

3.515

4.070

 

- Đào tạo nghề phi nông nghiệp trình độ sơ cấp và Đào tạo thường xuyên

Người

2.519

20.700

4.095

4.725

5.985

6.930

9

Số cán bộ quản lý, giáo viên đào tạo, bồi dưỡng hàng năm

Người

100

500

130

130

120

120

 

PHỤ LỤC SỐ 03

KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2017-2020

ĐVT: Triệu đồng

TT

NỘI DUNG

TỔNG KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2017-2020

NĂM 2017

NĂM 2018

NĂM 2019

NĂM 2020

TỔNG SỐ

TRONG ĐÓ

TỔNG SỐ

TRONG ĐÓ

TỔNG SỐ

TRONG ĐÓ

TỔNG SỐ

TRONG ĐÓ

TỔNG SỐ

TRONG ĐÓ

NSTW

NSĐP

NGUỒN KHÁC

NSTW

NSĐP

NGUỒN KHÁC

NSTW

NSĐP

NGUỒN KHÁC

NSTW

NSĐP

NGUỒN KHÁC

NSTW

NSĐP

NGUỒN KHÁC

1

Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề

5.000

5.000

0

0

2.000

2.000

0

0

1.000

1.000

0

0

1.000

1.000

0

0

1.000

1.000

0

0

2

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

800

0

800

0

200

0

200

0

200

0

200

0

200

0

200

0

200

0

200

0

3

Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

52.000

22.000

14.000

16.000

9.750

5.000

2.800

2.000

11.250

5.000

2.800

3.450

14.250

6.000

3.700

4.550

16.750

6.000

4.700

6.000

4

Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch

400

0

400

0

100

0

100

0

100

0

100

0

100

0

100

0

100

0

100

0

 

Tổng cộng

58.200

27.000

15.200

16.000

12.050

7.000

3.100

2.000

12.550

6.000

3.100

3.450

15.550

7.000

4.000

4.550

18.050

7.000

5.000

6.000

 



1 Đào tạo sơ cấp và Đào tạo dưới 03 tháng 49.000 người. Trong đó: 34.500 lao động nông thôn được hỗ trợ chi phí đào tạo từ ngân sách nhà nước và nguồn tài trợ; 14.500 lao động đào tạo sơ cấp theo hình thức xã hội hóa; vừa học vừa làm.

2 Giai đoạn 2017-2020 hỗ trợ đào tạo nghề cho 34.500 lao động (định suất bình quân 1,5 triệu đồng/lao động).

3 Ngân sách trung ương 27.000 triệu đồng, bao gồm:

- Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 22.000 triệu đồng

- Hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị: 5.000 triệu đồng

4 Ngân sách địa phương 15.200 triệu đồng, bao gồm:

- Ngân sách tỉnh 6.200 triệu đồng. Trong đó: Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động 5.000 triệu đồng; Bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề 800 triệu đồng (bình quân mỗi năm 200 triệu đồng); giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch 400 triệu đồng (bình quân mỗi năm 100 triệu đồng).

- Ngân sách huyện 9.000 triệu đồng. Trong đó năm 2017, 2018: 9 đơn vị x 200 triệu đồng/đơn vị = 3.600 triệu đồng; năm 2019, 2020: 9 đơn vị x 300 triệu đồng/đơn vị = 5.400 triệu đồng

5 Nguồn bồi thường của Formusa và tài trợ khác 14.000 triệu đồng: Nguồn đền bù của Formosa là chủ yếu.





Sắc lệnh số 05 về việc ấn định Quốc kỳ Việt nam Ban hành: 05/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008