Kế hoạch 22/KH-UBND triển khai đề án hỗ trợ phát triển Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện giai đoạn 2008 - 2010
Số hiệu: 22/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Nguyễn Ngọc Toa
Ngày ban hành: 19/03/2008 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 22/KH-UBND

Sơn La, ngày 19 tháng 03 năm 2008

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TUYẾN HUYỆN GIAI ĐOẠN 2008-2010

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thời gian qua, cùng với tiến trình cách mạng của dân tộc, ngành Y tế nói chung và lĩnh vực y tế dự phòng (YTDP) nói riêng đã có nhiều đóng góp to lớn và đạt được những thành tựu quan trọng. Nhiều bệnh dịch, bệnh xã hội đã được khống chế hoặc loại trừ, sức khoẻ và tuổi thọ của người dân tăng lên. Thực hiện quan điểm của Đảng về công tác YTDP, với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hệ thống YTDP đã không ngừng phát triển và hòan thiện đáp ứng nhiệm vụ trong từng thời kỳ.

Sơn La là một tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, với diện tích tự nhiên là 14.125km2, có 250 km đường biên giới giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với 2 cửa khẩu quốc gia. Toàn tỉnh có số dân là 1.007.511 người (tính đến hết 31/12/2006), với 200.918 hộ, gồm 12 dân tộc anh em cùng chung sống. Thu nhập bình quân đầu người: 258 USD/người/năm; Số hộ nghèo theo tiêu chí cũ chiếm 11% (theo tiêu chí hiện nay còn khoảng 46 %). Tình hình bệnh tật: một số bệnh không nhiễm trùng, bệnh xã hội có xu hướng gia tăng cả về tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết như bệnh tim mạch, ung thư, sức khoẻ tâm thần. Nhóm các bệnh do ngộ độc, chấn thương, tai nạn tăng; các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm có xu hướng diễn biến phức tạp. Trong vòng 10 năm (1994 - 2003) một số bệnh có tỷ lệ chết cao như: lao, HIV/AIDS, sốt rét,… nhiều bệnh dịch lưu hành tại địa phương có xu hướng quay trở lại phát triển thành dịch lớn. Đặc biệt là sự xuất hiện của một số bệnh mới nguy hiểm đang là mối nguy cơ đe dọa sức khoẻ cộng đồng.

Trước sự tăng nhanh về dân số, vấn đề ô nhiềm môi trường, các biến đổi phức tạp của các dịch bệnh trong thời kỳ đổi mới và xu hướng hội nhập về kinh tế, mạng lưới YTDP của tỉnh rất cần được củng cố, hòan thiện và quy hoạch thống nhất để đáp ứng với nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Trong đó YTDP ở tuyến huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện) có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc phát hiện, phòng chống và quản lý bệnh tại địa bàn.

Ngày 12/4/2005 Bộ Y tế và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về y tế địa phương; Bộ Y tế ban hành Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT ngày 09/9/2005 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm YTDP huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là Trung tâm YTDP huyện); Bộ Y tế và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV , ngày 05/6/2007 hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước. Tuy nhiên cho đến nay việc thành lập, tổ chức và triển khai hoạt động của Trung tâm YTDP các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các Trung tâm YTDP huyện chưa có đủ cơ sở độc lập, tổ chức chưa thống nhất, nhân lực, trang thiết bị, ngân sách hoạt động thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Ngày 15 tháng 10 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1402/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ phát triển Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện giai đoạn 2007-2010. Đây là sự quan tâm hết sức lớn lao của Chính phủ đến sự phát triển của hệ thống y tế dự phòng tuyến huyện trong cả nước, trong đó có tỉnh Sơn La. Để xây dựng, phát triển mạng lưới YTDP trên địa bàn toàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân trong giai đoạn mới, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La xây dựng kế hoạch triển khai Đề án hỗ trợ phát triển trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện tỉnh Sơn La, giai đoạn 2008-2010, nhằm cụ thể hoá Đề án của Chính phủ, với mục đích củng cố, hòan thiện mạng lưới YTDP tuyến huyện, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Phần 1.

CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Cơ sở pháp lý:

Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ về việc quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT ngày 09/9/2005 của Bộ Y tế về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm YTDP huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;

Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg, ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV , ngày 05/6/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước;

Quyết định số 2367/QĐ-BYT ngày 04/7/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Mô hình - Tiêu chuẩn thiết kế Trung tâm YTDP tuyến quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh;

Quyết định số 1402/QĐ-TTg ngày 15/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ phát triển Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện giai đoạn 2007-2010;

Quyết định số 2672/QĐ-UBND ngày 13/11/2007 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007-2020.

2. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của y tế dự phòng tuyến huyện:

Ngày 30/6/2006, Chính phủ ban hành Quyết định 153/2006/QĐ-TTg về việc phê quyệt kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Ngày 10/8/2007 Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khoá XII, kỳ họp thứ 8 ban hành Nghị quyết số 156/NQ-HĐND về quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007-2020; Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Quyết định số 2672/QĐ-UBND ngày 13/11/2007 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007-2020, trong đó nêu rõ xây dựng và phát triển Trung tâm YTDP huyện đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ: giám sát dịch tễ, vệ sinh phòng, chống dịch, kiểm soát và phòng chống HIV/AIDS, truyền thông giáo dục sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và xây dựng làng văn hoá sức khoẻ nhằm củng cố và phát triển mạng lưới YTDP.

Thực hiện mục tiêu giảm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng; phát hiện sớm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh, tật; góp phần phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện giống nòi, ngày 09/11/2006 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 225/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia YTDP Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Trong hệ thống YTDP, YTDP tuyến huyện có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc triển khai các dự án, đề án và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh; Tổ chức các hoạt động YTDP tại cơ sở. Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ khống chế, ngăn chặn các dịch bệnh, YTDP còn phải giải quyết các vấn đề sức khoẻ liên quan tới môi trường sống, môi trường lao động, VSATTP… Thực tế cho thấy tuyến huyện là đơn vị trực tiếp triển khai các nội dung phòng chống dịch bệnh, vì vậy việc thành lập và nâng cao năng lực YTDP huyện là nhu cầu cấp thiết.

Nhiệm vụ, chức năng của Trung tâm YTDP tuyến huyện được quy định theo Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT ngày 09/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế như sau:

- Về chức năng: Trung tâm YTDP huyện có chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về YTDP, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và truyền thông trên địa bàn huyện.

- Về nhiệm vụ:

+ Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về YTDP, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và truyền thông giáo dục sức khỏe trên cơ sở kế hoạch của tỉnh và tình hình thực tế trên địa bàn huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Tổ chức thực hiện các hoạt động sau:

a) Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về phòng chống dịch bệnh, HIV/AIDS, các bệnh xã hội, tai nạn thương tích, sức khoẻ lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ môi trường, sức khoẻ trường học, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truyền thông giáo dục sức khoẻ theo phân cấp và theo quy định của pháp luật;

b) Hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách đối với các trạm y tế xã, phường, thị trấn, các cơ sở y tế trên địa bàn;

c) Tham gia đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách cho cán bộ y tế cấp xã, nhân viên y tế thôn, bản và các cán bộ khác;

d) Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực liên quan;

đ) Tổ chức và triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia và các dự án khác được Sở Y tế phân công;

e) Thực hiện quản lý cán bộ, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật;

g) Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật;

h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế, của Ủy ban nhân dân huyện giao.

3. Thực trạng mạng lưới YTDP tuyến huyện tỉnh Sơn La:

3.1. Tổ chức thực hiện công tác YTDP tuyến huyện:

Theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BYT-BNV ngày 12/4/2005 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, Trung tâm YTDP huyện được qui định là một đơn vị sự nghiệp của YTDP tại tỉnh thực hiện công tác chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành. Bệnh viện huyện là đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh. Như vậy Trung tâm Y tế dự phòng huyện và Bệnh viện đa khoa huyện là hai đơn vị độc lập. Trên cơ sở này Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT ngày 09/9/2005, trong đó nêu rõ Trung tâm YTDP huyện là đơn vị trực thuộc Sở Y tế, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở Y tế, sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện và sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật của các trung tâm thuộc hệ dự phòng, các trung tâm chuyên ngành tuyến tỉnh. Trung tâm YTDP huyện là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu và được mở tài khoản. Trung tâm YTDP có chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về YTDP, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và truyền thông giáo dục sức khoẻ trên địa bàn huyện.

Hiện tại trên địa bàn tỉnh, có 01 Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, có các trung tâm thuộc hệ dự phòng tuyến tỉnh: Sốt rét, phòng chống bệnh xã hội, Chăm sóc sức khoẻ sinh sản,.. 11 Trung tâm Y tế dự phòng huyện, thị. Thực trạng cơ cấu cán bộ chưa thật sự phù hợp, chưa có cơ sở vật chất riêng, việc kiện toàn tổ chức, triển khai hoạt động đang gặp rất nhiều khó khăn.

3.2. Nhân lực:

Phần lớn cán bộ y tế YTDP tuyến huyện chưa được đào tạo chuyên khoa, thiếu về số lượng, yếu tố trình độ chuyên môn. Theo số liệu báo cáo của Phòng Tổ chức cán bộ Sở Y tế, tính đến hết tháng 06 năm 2007, hiện có 279 cán bộ đang thực hiện công tác YTDP tại tuyến huyện, trong đó có 41 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học; 02 cán bộ có trình độ cao đẳng; 179 cán bộ có trình độ trung cấp; 11 kỹ thuật viên; 46 sơ cấp và cán bộ khác (phụ lục 01 kèm theo).

Từ tháng 04 năm 2005, thực hiện Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BYT-BNV ngày 12/4/2005 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về Y tế địa phương, các Trung tâm YTDP tuyến huyện tỉnh Sơn La được thành lập, nhu cầu bổ sung nhân lực cho tuyến này là rất cấp thiết.

Số liệu thu thập được cho thấy số cán bộ hiện đang làm công tác dự phòng ở tuyến huyện trung bình là 24 người/Trung tâm. Như vậy, nếu tính theo định mức biên chế của Trung tâm YTDP tuyến huyện quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV , ngày 05/6/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ là từ 25 – 50 người (trung bình 35 người/Trung tâm), thì số nhân lực hiện có chỉ đạt 68,6%; Số cán bộ cần bổ sung thêm cho YTDP tuyến huyện trung bình 11 người/Trung tâm.

Các cán bộ YTDP huyện cũng cần được tập huấn chuyên môn thường xuyên để đáp ứng với yêu cầu phòng chống dịch bệnh. Thực tế cho thấy tại tỉnh Sơn La có những xét nghiệm không triển khai được không phải vì không có phương tiện, mà do đội ngũ kỹ thuật viên chưa được đào tạo và chưa có kỹ năng sử dụng.

3.3. Hiện trạng cơ sở vật chất:

Trung tâm YTDP huyện Phù Yên và Thị xã đã được xây dựng từ trước, còn lại các Trung tâm YTDP huyện khác chưa được xây dựng do mới được thành lập, hầu hết đang mượn tạm trụ sở của Trung tâm y tế huyện trước đây để hoạt động, Căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng của Trung tâm YTDP tuyến huyện được qui định theo Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT ngày 09/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Thông tư Liên tịch số 11/2005/TTLT-BYT-BNV ngày 12/4/2005 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ cho thấy diện tích Trung tâm YTDP sẽ được phân bố cho khu vực phòng của lãnh đạo Trung tâm (Giám đốc, Phó giám đốc), khu vực cho các khoa phòng ( Hành chính tổng hợp, Truyền thông giáo dục sức khoẻ, Kiểm soát dịch bệnh, HIV/AIDS, An toàn vệ sinh thực phẩm, Y tế công cộng, Chăm sóc sức khoẻ sinh sản), khu vực la bô xét nghiệm, Nhà kho, Hội trường, Khu vệ sinh, nhà để xe, gara ô tô. Như vậy có thể thấy việc xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các Trung tâm YTDP huyện là việc làm cấp thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao (phụ lục số 02)

Thực trạng cơ sở vật chất của các TTYTDP huyện chỉ đạt khoảng 30% nhu cầu diện tích cần thiết để triển khai công việc của Trung tâm YTDP huyện (phụ lục 05)

3.4. Trang thiết bị:

Nhu cầu về trang thiết bị của Trung tâm YTDP huyện gồm các trang thiết bị văn phòng, trang thiết bị truyền thông, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn, các trang thiết bị xét nghiệm (các xét nghiệm về bệnh truyền nhiễm, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, sức khoẻ bệnh nghề nghiệp….) và phương tiện vận chuyển. Thực tế để triển khai các hoạt động theo nhiệm vụ, chức năng qui định, các Trung tâm YTDP huyện hiện chỉ có khoảng 10 % trang thiết bị so với nhu cầu. Trong đó chủ yếu là một số trang thiết bị văn phòng, phòng chống dịch và chăm sóc sức khoẻ sinh sản với số lượng rất hạn chế.

Hầu hết các trang thiết bị hiện có của YTDP tuyến huyện cần được thay thế bổ sung. Nhu vậy với số lượng và chất lượng trang thiết bị hiện có YTDP tuyến huyện chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ (phụ lục 03)

3.5. Kinh phí hoạt động:

Thống kê cho thấy ngân sách chi phí cho YTDP trong tổng chi tiêu y tế từ nguồn ngân sách nhà nước không vượt quá 20 % (từ năm 1991 đến năm 2000) và không vượt quá 25 % (từ năm 2001 đến năm 2004). Nguồn ngân sách từ địa phương chi cho các hoạt động YTDP huyện còn hạn chế trong khi nguồn thu phí và lệ phí YTDP không đáng kể. Thực tế cho thấy với nguồn ngân sách như hiện nay TTYTDP các huyện, thị không có đủ kinh phí để triển khai các hoạt động theo nhiệm vụ được giao về công tác YTDP tuyến huyện.

3.6. Những tồn tại cần giải quyết:

Các Trung tâm YTDP huyện, thị chưa có cơ sở vật chất độc lập; cơ sở vật chất sẵn có từ các khoa thuộc Trung tâm Y tế huyện không đáp ứng được nhiệm vụ được giao. Trang thiết bị của YTDP tuyến huyện không đủ và hầu hết đã cũ cần được mua, cấp bổ sung và xây dựng labô xét nghiệm. Nhân lực thiếu và chuyên môn còn yếu cần được bổ sung, đào tạo và đào tạo lại.

Ngân sách dành cho các hoạt động của hệ thống YTDP còn rất hạn chế. Cho tới nay hầu hết các TTYTDP huyện, thị đều chưa có ngân sách để xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị, thành lập, tổ chức hoạt động YTDP huyện.

Công việc của YTDP hết sức nặng nề, thường xuyên công tác lưu động, chịu nhiều nguy cơ rủi ro, ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng đa số cán bộ làm công tác YTDP vẫn chưa được hưởng trọn vẹn chế độ bồi dưỡng theo quy định. Chế độ phụ cấp lưu động còn thấp không đủ chi phí, nhất là tại các huyện có địa bàn rộng, đi lại khó khăn.

Hiện tại trên địa bàn tỉnh, các bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch quay trở lại như sốt rét, lao, phong, một số bệnh dịch nguy hiểm mới xuất hiện: Ebola, Sars, cúm A (H5N1)…Đại dịch HIV/AIDS gia tăng nhanh và khó chống chế đang là một mối nguy cơ lớn đối với toàn xã hội. Quá trình công nghiệp hoá, kinh tế xã hội phát triển và xu hướng đô thị hoá đang làm gia tăng các bệnh tật liên quan tới ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, nhiễm độc do hoá chất, suy dinh dưỡng và một số bệnh không lây nhiễm (bệnh tim mạch, ung thư, tâm thần, đái tháo đường,….). Do đó việc phòng chống dịch bệnh cần được tăng cường và duy trì thường xuyên.

Thực trạng TTYTDP tuyến huyện cho thấy, để xây dựng hòan thiện hệ thống YTDP thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2020 theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XII thì việc xây dựng Trung tâm YTDP tuyến huyện là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách.

Phần 2.

NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu:

- Kiện toàn tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, trang thiết bị và phát triển mạng lưới Trung tâm YTDP tuyến huyện theo Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT , ngày 09/9/2005 của Bộ Y tế về việc ban hành quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế dự phòng huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

- Nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật YTDP tuyến huyện đủ khả năng kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng cộng đồng, phòng chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích, các bệnh liên quan đến môi trường, trường học, chỉ đạo và hỗ trợ tuyến xã, phường, thị trấn một cách có hiệu quả.

2. Các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2010:

- Đảm bảo cơ sở vật chất cho các Trung tâm YTDP triển khai hoạt động theo nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng mô hình tổ chức Trung tâm YTDP huyện thống nhất, phù hợp với thực tế và yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn của địa phương.

- Đầu tư trang thiết bị thiết yếu theo danh mục do Bộ Y tế quy định.

- Trên 15% cán bộ Trung tâm YTDP có trình độ đại học, sau đại học.

- Trên 10% cán bộ là kỹ thuật viên xét nghiệm.

- Trên 80% cán bộ TTYTDP huyện được đào tạo, tập huấn chuyên môn về lĩnh vực YTDP.

3. Nội dung kế hoạch:

Trung tâm YTDP huyện trực thuộc Sở Y tế là đơn vị chuyên môn kỹ thuật có chức năng tổ chức thực hiện công tác YTDP trên địa bàn huyện. Tổ chức hoạt động của Trung tâm YTDP huyện được xây dựng dựa theo Thông tư Liên tịch số 11/2005/TTLT-BYT-BNV ngày 12/4/2005 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ và Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT ngày 09/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế .

3.1. Tổ chức - biên chế: (phụ lục 4 và 6)

Căn cứ vào nhiệm vụ và chức năng đã được quy định tại Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT ngày 09/9/2005 của Bộ Trưởng Bộ Y tế và Thông tư Liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế trong các cơ sở y tế Nhà nước, biên chế của Trung tâm YTDP huyện và tuỳ theo điều kiện cụ thể về nhiệm vụ, địa lý, dân số, tình hình cơ cấu bệnh tật từng huyện để xây dựng tổ chức biên chế cán bộ Trung tâm YTDP cho phù hợp. Số biên chế của một trung tâm YTDP huyện dự kiến như sau:

Đơn vị

Số cán bộ dự kiến

- Lãnh đạo Trung tâm

3

- Phòng Hành chính-Tổ chức và Kế hoạch tài chính

6*

- Phòng truyền thông giáo dục sức khỏe

4

- Khoa Kiểm soát dịch bệnh, HIV/AIDS

5

- Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm

4

- Khoa Y tế công cộng

4

- Khoa Chăm sóc sức khoẻ sinh sản

4

- Khoa Xét nghiệm

5

Cộng:

35

* Ghi chú: chưa tính các lao động hợp đồng và phổ thông khác

Với biên chế trung bình là 35 người/Trung tâm và theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007, tổng số cán bộ làm việc tại TTYTDP tuyến huyện cần khoảng 345 người (11/11 huyện, thị), như vậy cho tới thời điểm hiện tại còn thiếu 66 cán bộ. Tuy nhiên tuỳ theo tình hình thực tế tại các huyện mà có sự điều chỉnh biên chế cho phù hợp để có thể thực hiện tốt các hoạt động của đơn vị.

Về trình độ: Đến năm 2010 phấn đấu trên 15% cán bộ Trung tâm YTDP huyện có trình độ đại học trở lên; 50% cán bộ trung cấp và cao đẳng, trên 10% kỹ thuật viên xét nghiệm, cán bộ sơ cấp và cán bộ khác từ 15 -20%, trên 80% cán bộ Trung tâm YTDP huyện được tập huấn chuyên môn để đáp ứng nhiệm vụ được giao.

3.2. Cơ sở hạ tầng: (phụ lục 5)

Đảm bảo điều kiện về cơ sở hạ tầng, diện tích khoa phòng, đáp ứng theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm YTDP, có khả năng tiếp nhận hệ thống trang thiết bị đồng bộ nhằm tăng cường củng cố và nâng cao năng lực của các Trung tâm YTDP đặc biệt là công tác phòng chống dịch.

Khu đất xây dựng phải đảm bảo gần đường giao thông thuộc khu vực trung tâm huyện, có hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường tốt.

Diện tích khu đất xây dựng Trung tâm YTDP huyện từ 1500m2- 2500m2. Trong đó diện tích chiếm đất của công trình từ 30-35% tổng diện tích khu đất và đủ để bố trí khu vực chuyên môn, các phòng chức năng và khu phụ trợ.Tại các đô thị diện tích chiếm đất của công trình cho phép không lớn hơn 50 % diện tích khu đất.

Trong khuôn viên của Trung tâm YTDP phải bố trí khu vực sân, đường, nơi để xe cho khách và nhân viên chiếm 30-35 % diện tích khu đất. Diện tích sân vườn, cây xanh chiếm 35 - 40 %; có cổng và tường rào để ngăn cách, bảo vệ.

Khu đất xây dựng thực hiện theo Quy hoạch của huyện, thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quy mô xây dựng các công trình chính thực hiện theo Quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức hiện hành của Nhà nước.

Trung tâm được cấp điện 24h/ngày đáp ứng yêu cầu chiếu sáng, sử dụng các thiết bị, bảo quản vắc xin, sinh phẩm; được cấp nước sạch đầy đủ, liên tục trong ngày từ nguồn nước đã qua xử lý đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh; có hệ thống thoát nước bề mặt và nước thải riêng biệt. Chất thải phải được thu gom, phân loại và xử lý riêng trước khi thải vào hệ thống chung.

Từ nay đến năm 2010, lựa chọn ưu tiên đầu tư xây dựng trước cho những huyện chưa có trụ sở hoặc chưa đủ cơ sở vật chất hoạt động, huyện có nhu cầu phòng chống dịch bệnh cấp bách, những TTYTDP huyện đã được cấp đất, huyện mới thành lập, dự kiến như sau:

TT

Tên huyện

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1

Mộc Châu

 

X

 

2

Yên Châu

X

 

 

3

Mai Sơn

 

X

 

4

Thị Xã

 

x

 

5

Thuận Châu

 

X

 

6

Quỳnh Nhai

x

 

 

7

Mường La

X

 

 

8

Phù Yên

 

 

X

9

Bắc Yên

 

X

 

10

Sông Mã

 

 

X

11

Sốp Cộp

X

 

 

3.3. Trang thiết bị:

Trung tâm YTDP tuyến huyện là đơn vị mới thành lập, cần được bổ sung đủ các trang bị thiết yếu (phụ lục 03)

Phần 3.

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. Giải pháp về tổ chức quản lý, cơ chế chính sách và phát triển nguồn nhân lực:

- Mạng lưới YTDP được đặt dưới sự chỉ đạo, quản lý của Nhà nước và Nhà nước có trách nhiệm chính trong việc đầu tư.

- Rà soát lại toàn bộ cơ sở của mạng lưới YTDP để bố trí, sắp xếp cho phù hợp với nhu cầu phát triển và đáp ứng tình hình thực tế.

- Tăng cường năng lực, hiệu lực về quản lý nhà nước và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong công tác YTDP từ tỉnh đến các huyện, thị. Củng cố và phát triển hệ thống YTDP tuyến huyện.

- Nghiên cứu, đề xuất áp dụng các chính sách khuyến khích, ưu tiên, ưu đãi cho cán bộ làm việc trong mạng lưới YTDP và đặc biệt là cán bộ công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng có dịch bệnh nguy hiểm…

- Chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan đến xây dựng cơ chế chính sách, hướng dẫn việc quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí chỉ đạo hoạt động chuyên môn của Trung tâm YTDP huyện và xác định cụ thể hơn vị trí, mối liên quan của Trung tâm YTDP huyện với các đơn vị y tế huyện, tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng chống bệnh tật cho nhân dân trong huyện.

- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu quy định về đăng ký quản lý chất thải nguy hại đối với Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện.

- Rà soát, bổ sung nhu cầu về đất đai cho các Trung tâm y tế dự phòng vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã.

- Xây dựng các chính sách thu hút và bổ sung nguồn nhân lực cho YTDP tuyến huyện. Đề nghị Bộ Y tế, Bộ Giáo dục Đào tạo và các Bộ ngành liên quan tăng các chỉ tiêu đào tạo và đào tạo có địa chỉ để cung cấp nguồn nhân lực cho mạng lưới YTDP đặc biệt là cán bộ quản lý, cán bộ chuyên khoa YTDP để đáp ứng với nhiệm vụ.

- Xây dựng nội dung chương trình đào tạo cán bộ chuyên khoa YTDP. Mở rộng qui mô, đa dạng hoá các loại hình đào tạo phù hợp thực tế, tình hình nhiệm vụ và đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của YTDP tuyến huyện.

- Huy động các nguồn lực, kêu gọi các dự án hợp tác quốc tế liên quan hỗ trợ việc đào tạo và tập huấn chuyên môn cho cán bộ YTDP tuyến huyện .

- Từng bước tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ phù hợp với chức năng nhiệm vụ và nhu cầu thực tế.

II. Giải pháp về kinh phí:

1. Cơ sở tính toán:

1.1. Đào tạo: (có phụ lục số 4 kèm theo)

- Ước tính kinh phí đào tạo cho 01 cán bộ sau đại học (Bs CKI, Ds CKI, Thạc sỹ)/01 năm học là 6.000.000 đồng x 02 năm = 12.000.000 đồng.

- Kinh phí đào tạo cho 01 Bác sỹ hoặc 01 dược sỹ đại học/01 năm là 8.000.000 đồng x 04 năm = 32.000.000 đồng.

- Kinh phí đào tạo cho 01 cử nhân điều dưỡng hoặc 01 cử nhân y tế công cộng là 5.000.000 đồng/01 năm x 04 năm = 20.000.000 đồng.

- Kinh phí đào tạo 01 cán bộ trình độ trung cấp (kỹ thuật viên, điều dưỡng): 3.000.000 đồng/01 năm x 02 năm = 6.000.000 đồng.

Tổng kinh phí đào tạo cho cán bộ của các Trung tâm y tế dự phòng huyện, thị từ 2008-2010 ước tính khoảng: 2.938.000.0000 đồng (Hai tỷ, chín trăm ba mươi tám triệu đồng)

1.2. Cơ sở vật chất (ước tính):

+ Qui mô Trung tâm YTDP huyện

● Qui mô I: ≤ 100.000 dân

● Qui mô II: Trên 100.000 dân đến 250.000 dân

● Qui mô III: Trên 250.000 dân.

+ Ước tính diện tích đất trung bình

● Qui mô I: 1500 m2

● Qui mô II: 2000 m2

● Qui mô III: 2500 m2

* Hệ số điều chỉnh diện tích đất theo vùng miền núi: 1,5 – 3,0

+ Ước tính diện tích sàn xây dựng trung bình

● Qui mô I: 1000 m2

● Qui mô II: 1200 m2

● Qui mô III: 1500 m2

+ Chi phí xây dựng Trung tâm YTDP huyện là 3.000.000đ/m2 sàn.

Cụ thể qui mô từng huyện:

TT

Tên huyện

Dân số

Qui mô

Kinh phí (tỷ đồng)

Ghi chú

1

Mộc Châu

144.424

II

3,6

 

2

Yên Châu

64.563

I

3

 

3

Mai Sơn

127.015

II

3,6

 

4

Thị Xã

76.929

I

3

 

5

Thuận Châu

137.889

II

3,6

 

6

Quỳnh Nhai

66.577

I

3

 

7

Mường La

83.924

I

3

 

8

Phù Yên

105.015

II

3,6

 

9

Bắc Yên

51.491

I

3

 

10

Sông Mã

113.284

II

3,6

 

11

Sốp Cộp

36.400

I

3

 

 

Cộng :

1.007.511

 

39

 

Căn cứ vào ước tính cơ sở vật chất trên đây, dựa vào dân số của từng huyện như sau :

- Qui mô I gồm 06 huyện: Yên Châu, Thị Xã, Quỳnh Nhai, Mường La, Bắc Yên, Sốp Cộp.

- Qui mô II gồm 05 huyện: Mộc Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, Phù Yên, Sông Mã.

1.3. Trang thiết bị (ước tính):

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của Trung tâm YTDP huyện và qui mô dân số để xây dựng kế hoạch mua sắm trang, thiết bị phù hợp theo Danh mục của Bộ Y tế ban hành (phụ lục 3).

+ Ước tính kinh phí mua sắm trang thiết bị theo qui mô dân số

● Qui mô I: 5,7 tỷ đồng

● Qui mô II: 5,8 tỷ đồng

● Qui mô III: 6 tỷ đồng

1.4. Dự toán kinh phí:

TT

Tên huyện

Dân số

Qui mô

Kinh phí (Tỷ đồng)

Tổng số

Xây dựng

TTB

1

Mộc Châu

144.424

II

3,6

5,8

9,4

2

Yên Châu

64.563

I

3

5,7

8,7

3

Mai Sơn

127.015

II

3,6

5,8

9,4

4

Thị Xã

76.929

I

3

5,7

8,7

5

Thuận Châu

137.889

II

3,6

5,8

9,4

6

Quỳnh Nhai

66.577

I

3

5,7

8,7

7

Mường La

83.924

I

3

5,7

8,7

8

Phù Yên

105.015

II

3,6

5,8

9,4

9

Bắc Yên

51.491

I

3

5,7

8,7

10

Sông Mã

113.284

II

3,6

5,8

9,4

11

Sốp Cộp

36.400

I

3

5,7

8,7

 

Cộng :

1.007.511

 

36

63,2

99,2

1.5. Phạm vi đầu tư: Từ nay đến năm 2010, lựa chọn ưu tiên đầu tư xây dựng trước cho những huyện chưa có trụ sở hoặc chưa đủ cơ sở vật chất hoạt động, huyện có nhu cầu phòng chống dịch bệnh cấp bách, vùng có dịch bệnh lưu hành, những TTYTDP huyện đã được cấp đất, những huyện mới thành lập.

Để triển khai thêm các khoa phòng phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao, theo Quyết định số 26/2005/QĐ-VYT ngày 09/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế và căn cứ quyết định số 2367/2007/QĐ-BYT ngày 04/7/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Mô hình – Tiêu chuẩn thiết kế Trung tâm YTDP tuyến quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh và theo đề nghị của TTYTDP các huyện, thị, diện tích đất để xây dựng Trung tâm YTDP huyện trung bình là 2500 m2 (từ 2000 – 3000 m2).

2. Kế hoạch đầu tư kinh phí:

- Tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước, nâng tỷ lệ đầu tư cho YTDP từ ngân sách của ngành y tế trong đó có ngân sách dành cho hoạt động của YTDP tuyến huyện .

- Nghiên cứu các biện pháp để thực hiện các khoản thu, mức thu phí, lệ phí của YTDP tuyến huyện. Khuyến khích các thành phần kinh tế, các đơn vị, cá nhân tham gia đầu tư cho các hoạt động YTDP tuyến huyện. Thực hiện vốn đầu tư theo hình thức liên doanh, liên kết và huy động các nguồn vốn khác: ODA, vay vốn, viện trợ từ các tổ chức quốc tế, tư nhân, thực hiện liên doanh, liên kết trong đầu tư các trang thiết bị hiện đại…Xác định ưu tiên đầu tư, không đầu tư dàn trải, kết hợp giữa Trung ương và địa phương, tăng cường quản lý đảm bảo chất lượng đầu tư.

- Ngân sách địa phương: do hiện nay mức đầu tư hàng năm của địa phương cho tuyến huyện so với nhu cầu đầu tư còn thấp, từ nay đến 2010 tỉnh sẽ tăng chi đầu tư cho y tế từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của địa phương, trong đó ưu tiên cho tuyến huyện theo kế hoạch này.

- Đề nghị kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương thực hiện theo hình thức bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương, được ghi thành một khoản mục riêng trong dự toán ngân sách hàng năm của địa phương.

3. Nguồn vốn đầu tư:

- Ngân sách địa phương ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Kế hoạch để củng cố và phát triển TTYTDP tuyến huyện;

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước trong trường hợp kinh phí thục hiện Kế hoạch vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu theo Kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án liên quan khác được triển khai trên địa bàn;

- Các nguồn vốn hợp pháp khác.

III. Giải pháp về khoa học kỹ thuật, công nghệ:

- Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, hợp tác đào tạo và chuyển giao công nghệ đối với các kỹ thuật mới, hiện đại trong công tác dự phòng, sử dụng vắc xin, sinh phẩm, nhằm ngăn ngừa và giảm tác hại của các tác nhân gây bệnh đối với sức khoẻ cộng đồng.

- Tăng cường áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, những tiến bộ của công nghệ thông tin vào công tác YTDP, thực hiện giám sát dịch bệnh, báo cáo nhanh, chính xác và triển khai các biện pháp xử lý kịp thời và chính xác.

IV. Lộ trình đầu tư:

- Năm 2008: Tập trung, ưu tiên xây dựng Trung tâm YTDP tuyến huyện tại những nơi có nhu cầu cấp bách về phòng chống dịch bệnh, những Trung tâm chưa có trụ sở, những Trung tâm YTDP huyện đã được cấp đất, huyện mới thành lập: Mường La, Yên Châu, Sốp Cộp, Quỳnh Nhai.

 - Năm 2009: Xây dựng Trung tâm YTDP các huyện: Mộc Châu, Mai Sơn, Bắc Yên, Thị xã, Thuận Châu.

 - Năm 2010: Xây dựng Trung tâm YTDP các huyện: Sông Mã, Phù Yên và tiếp tục hòan thiện các Trung tâm YTDP tuyến huyện.

- Theo từng năm sẽ đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm và đề xuất việc tiếp tục hỗ trợ phát triển Trung tâm YTDP tuyến huyện trên địa bàn toàn tỉnh.

Phần 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Trách nhiệm tổ chức thực hiện:

1. Sở Y tế:

- Chủ trì và chịu trách nhiệm về việc triển khai thực hiện kế hoạch theo đúng các mục tiêu, chỉ tiêu đã được quy định.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã và các ngành có liên quan xây dựng các dự án đầu tư xây dựng TYTYDP tuyến huyện theo đúng quy chế đầu tư xây dựng và các quy định liên quan hiện hành.

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân, Trung tâm y tế dự phòng các huyện, thị xã triển khai thực hiện kế hoạch; hàng năm tổ chức kiểm tra đánh giá tiến độ thực hiện Kế hoạch để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tổ chức và chỉ đạo các Trung tâm y tế hệ dự phòng tuyến tỉnh mở các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ YTDP tuyến huyện.

- Phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ YTDP; xây dựng tổ chức biên chế phù hợp với chức năng nhiệm vụ của YTDP tuyến huyện trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Tạo điều kiện tiếp nhận các Dự án hợp tác quốc tế tạo nguồn hỗ trợ cho triển khai kế hoạch. Xây dựng các đề án liên quan như các đề án về đào tạo cán bộ YTDP, đề án cung cấp trang thiết bị…

- Tổ chức xây dựng mô hình Trung tâm YTDP huyện ở một số huyện điểm.

- Chỉ đạo việc tổ chức, bố trí việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị một cách hiệu quả, tránh lãng phí thất thoát, mua sắm, bổ sung đủ trang thiết bị thiết yếu, hoá chất….cho các đơn vị đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ.

- Phối hợp với Sở Nội vụ bố trí đủ cán bộ và xây dựng lộ trình cụ thể và khả thi đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng để đảm bảo cho Trung tâm YTDP tuyến huyện hoạt động theo đúng nhiệm vụ chức năng được giao; Cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng sử dụng trang thiết bị được đầu tư.

- Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có vấn đề mới phát sinh, Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã:

- UBND các huyện, thị xã phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường bố trí đủ đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các Trung tâm Y tế dự phòng huyện.

- Chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng cho Trung tâm y tế dự phòng huyện trên địa bàn.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện kiểm tra giám sát chặt chẽ để đảm bảo việc triển khai thực hiện theo đúng các quy định của nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện kiểm tra, giám sát chặt chẽ để đảm bảo việc triển khai thực hiện Kế hoạch theo đúng các quy định của nhà nước.

- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối và bố trí nguồn vốn đầu tư hàng năm từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương để thực hiện kế hoạch.

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị bố trí phần vốn do huyện tự cân đối.

- Phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch.

4. Sở Tài chính:

- Cân đối bố trí kinh phí chi thường xuyên hàng năm để vận hành, bảo dưỡng và duy trì cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị được đầu tư cho các Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện.

- Bố trí kinh phí hàng năm để Sở Y tế xây dựng chương trình, nội dung và tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ YTDP tuyến huyện.

- Hướng dẫn các huyện, thị bố trí kinh phí để vận hành, duy tu, bảo dưỡng máy móc trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả thiết bị được đầu tư.

5. Sở Nội vụ:

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế xây dựng tổ chức biên chế, bổ sung nguồn nhân lực cho hệ thống YTDP và các chế độ chính sách cho cán bộ .

6. Các sở, ban, ngành liên quan: Tham gia và phối hợp thực hiện kế hoạch.

II. Nội dung tiến trình thực hiện:

a. Giai đoạn 2008 – 2009:

Nội dung các hoạt động chính

Đơn vị thực hiện

Xây dựng kế hoạch

Sở Y tế, Trung tâm YTDP tỉnh.

Bố trí, sắp xếp nhân lực

Sở Nội vụ, Sở Y tế tỉnh, UBND huyện, thị xã.

Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ

Sở Y tế, Trung tâm YTDP tỉnh.

Kế hoạch bố trí cơ sở vật chất để hoạt động

Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã.

Kế hoạch sử dụng trang thiết bị hiện có để hoạt động

Sở Y tế tỉnh, UBND các huyện, thị xã.

Xây dựng cơ sở vật chất

UBND tỉnh, huyện.

Kế hoạch mua trang thiết bị

Bộ Y tế, Sở Y tế.

Tổ chức hoạt động và kiểm tra giám sát, đánh giá giữa kỳ và điều chỉnh các hoạt động

UBND tỉnh, huyện, Sở Y tế và các đơn vị liên quan

b. Giai đoạn 2009 - 2010:

Nội dung các hoạt động chính

Đơn vị thực hiện

Bố trí, sắp xếp nhân lực

Sở Nội vụ, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã.

Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ

Bộ Y tế, Sở Y tế

Kế hoạch bố trí cơ sở vật chất để hoạt động

Sở Y tế tỉnh, UBND huyện, thị xã.

Kế hoạch sử dụng trang thiết bị hiện có để hoạt động

Sở Y tế tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố

Xây dựng cơ sở vật chất

UBND tỉnh, huyện.

Kế hoạch mua trang thiết bị

Bộ Y tế, Sở Y tế

Tổ chức hoạt động và kiểm tra giám sát, đánh giá giữa kỳ và điều chỉnh các hoạt động

UBND tỉnh, huyện, Sở Y tế và các đơn vị liên quan

III. Theo dõi, giám sát và điều chỉnh kế hoạch:

Sở Y tế phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan theo dõi, giám sát và báo cáo UBND tỉnh định kỳ (hoặc đột xuất) việc triển khai thực hiện kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu cần phải điều chỉnh, thay đổi lớn thì Sở Y tế chủ trì tổng hợp, thống nhất ý kiến với các sở, ngành để trình UBND tỉnh xem xét./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Cục Y tế dự phòng;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- TT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành: Y tế, KHĐT, Tài chính, Nội vụ, Khoa học và CN;
- UBND các huyện, thị xã;
- LĐVPUBND tỉnh (Đ/c Lượng);
- Lưu: VT.VX(2). PB 26
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Nguyễn Ngọc Toa

 

PHỤ LỤC 01

THỰC TRẠNG NHÂN LỰC YTDP HUYỆN TỈNH SƠN LA NĂM 2007
(Kèm theo Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 19 /3/2008 của UBND tỉnh Sơn La)

Chỉ tiêu

Tổng số

Tỷ lệ % so với CB toàn ngành

Tỷ lệ % so với CB toàn TTYTDP huyện, thị

Bác sỹ:

- Thạc sỹ

- Bác sỹ CKI

38

1

9

1,2

0,03

0,3

13,8

0,35

3,22

Dược sỹ ĐH:

- DS CKI

3

1

0,1

0,03

1,07

0,35

Y sỹ

107

3,34

38,4

Dược sỹ TH

11

0,34

3,9

KTV Y

11

3,34

3,9

Y tá (Điều dưỡng)

- Trung học

- Sơ học

47

28

19

1,5

0,9

0,6

16,8

10,0

6,8

Nữ hộ sinh

- Cao đẳng

- Trung học

- Sơ học

29

2

22

5

0,9

0,06

0,7

0,16

10,3

0,7

7,9

1,8

Dược tá

3

0,9

1,07

CB khác

30

0,9

10,8

Cộng

279

100,00

100,00

 

PHỤ LỤC 02

MÔ HÌNH TỔ CHỨC TRUNG TÂM YTDP HUYỆN
(Kèm theo Kế hoạch số 22 /KH-UBND ngày 19 /3/2008  của UBND tỉnh Sơn La)

 

PHỤ LỤC 03

DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ THIẾT YẾU CỦA TRUNG TÂM YTDP HUYỆN (THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2367/QĐ-BYT NGÀY 04/7/2007 CỦA BỘ Y TẾ)
(Kèm theo Kế hoạch số 22 /KH-UBND ngày 19 /3/2008 của UBND tỉnh Sơn La)

STT

THIẾT BỊ

ĐƠN VỊ

SỐ LƯỢNG

QUI MÔ I

QUI MÔ II

1. Khối hành chính tổng hợp:

1

Bàn, ghế làm việc + Tủ đựng tài liệu

Bộ

 

 

2

Ghế đơn (cho khách ngồi)

Cái

5

7

3

Điện thoại cố định để bàn

Số

1

1

4

Máy vi tính để bàn + Máy in + UPS + Bàn ghế máy tính

Bộ

2 - 4

2 – 4

5

Máy photocopy

Cái

1

1

6

Máy Fax

Cái

1

1

7

Máy bơm nước

Cái

1

1

8

Ô tô chuyên dụng

Cái

1

1

9

Két đựng tiền

Cái

1

1

10

Máy ảnh

Cái

1

1

11

Quạt điện

Cái

3

4

12

Máy phát điện

Cái

1

1

13

Phích nước (điện)

Chiếc

2

2

14

Tủ lạnh

Cái

1

1

15

Máy điều hòa nhiệt độ

Chiếc

2

2

16

Phòng Lãnh đạo

 

 

 

17

Bàn, ghế làm việc + Tủ đựng tài liệu

Bộ

3

3

18

Bàn ghế họp tiếp khách phòng lãnh đạo

Bộ

3

3

19

Điện thoại cố định để bàn

Số

3

3

20

Máy vi tính để bàn + Máy in + UPS + Bàn ghế máy tính

Bộ

3

3

21

Tủ lạnh

Cái

3

3

22

Máy điều hòa nhiệt độ

Chiếc

3

3

23

Phích nước (điện)

Chiếc

3

3

24

Quạt điện

Chiếc

3

3

25

Hội trường

 

 

 

26

Bàn, ghế hội trường

Bộ

60

80

27

Ti vi + đầu video

Bộ

1

1

28

Máy chiếu, màn chiếu

Bộ

1

1

29

Hệ thống âm thanh cho hội trường

HT

1

1

30

Máy điều hòa nhiệt độ

Chiếc

2

2

2. Phòng truyền thông giáo dục sức khoẻ:

31

Bàn, ghế làm việc + Tủ đựng tài liệu

Bộ

1bộ/1người

32

Ghế đơn (cho khách ngồi)

Cái

7

9

33

Điện thoại cố định để bàn

Số

1

1

34

Máy vi tính để bàn + Máy in + UPS + Bàn ghế máy tính

Bộ

2

2

35

Tủ trưng bày

Cái

1

1

36

Máy tính xách tay

Bộ

1

1

37

Máy chiếu + Màn chiếu

Bộ

1

1

38

Cassette + Loa + amply

Cái

1

1

39

Ti vi + Đầu Video

Bộ

1

1

40

Loa cầm tay, loa đeo vai, loa đặt trên ôtô, amply

Bộ

2

2

41

Quạt điện

Cái

3

4

42

Máy chụp ảnh

Cái

1

1

43

Máy điều hòa nhiệt độ

Chiếc

1

1

44

Máy phát điện 3KVA - 250 V - 50 HZ

Cái

1

1

3. Khoa kiểm soát dịch bệnh HIV/AIDS:

3.1. Trang thiết bị phòng làm việc

45

Bàn, ghế làm việc, tủ đựng tài liệu

Bộ

1 bộ/ 1 người

46

Ghế đơn (cho khách ngồi)

Cái

7

10

47

Điện thoại cố định để bàn

Số

1

1

48

Máy vi tính để bàn + Máy in + UPS + Bàn ghế máy tính

Bộ

3 - 5

3 - 5

49

Quạt điện

Cái

4

6

50

Máy điều hòa nhiệt độ

Chiếc

1

1

3.2. Trang, thiết bị chuyên môn

51

Hòm lạnh

Cái

3

5

52

Phích Vắc xin

Cái

30

40

53

Bình tích lạnh

Cái

150

200

54

Tủ lạnh + Ổn áp

Bộ

1

1

55

Tủ đá + Ổn áp

Bộ

2

2

56

Tủ đựng Văcxin chuyên dụng

Cái

2

2

57

Bộ dụng cụ giám sát côn trùng và động vật y học

Bộ

2

2

58

Kính hiển vi soi nổi + Bàn ghế

Bộ

1

1

59

Kính hiển vi 2 mắt + Bàn ghế

Bộ

1

1

60

Máy phun hóa chất

Cái

5

6

61

Bình bơm tay

Cai

10

12

62

Trang bị phòng hộ chống dịch

Bộ

40

50

63

Xô đựng đồ nhiễm khuẩn

Cái

3

3

64

Loa cầm tay

Cái

2

2

65

Xe máy/ Ca nô

Cái

2

3

4. Khoa an toàn vệ sinh thực phẩm:

4.1. Trang thiết bị phòng làm việc

66

Bàn ghế làm việc + Tủ đựng tài liệu

Bộ

1 bộ / 1 người

67

Ghế đơn (cho khách ngồi)

Cái

5

6

68

Điện thoại cố định để bàn

Số

1

1

69

Máy vi tính để bàn + Máy in + UPS + Bàn ghế máy tính

Bộ

2

2

70

Quạt điện

Cái

4

5

71

Máy điều hòa nhiệt độ

Chiếc

1

1

72

Tủ lạnh

Cái

1

2

73

Bộ test kiểm tra nhanh về an toàn vệ sinh thực phẩm (độc chất, lý hóa và vi sinh)

Bộ/năm

1

1

74

Hộp lạnh đựng mẫu bệnh phẩm

Chiếc

1

1

75

Bộ xử lý mẫu thực phẩm (dao, kéo,cố nghiền, khay trộn mẫu bằng inox)

Bộ

2

2

5. Khoa Y tế công cộng:

5.1. Trang thiết bị phòng làm việc

76

Bàn ghế làm việc + Tủ đựng tài liệu

Bộ

1 bộ / 1 người

77

Ghế đơn (cho khách ngồi)

Cái

5

6

78

Điện thoại cố định để bàn

Số

1

1

79

Máy vi tính để bàn + Máy in + UPS + Bàn ghế máy tính

Bộ

2

2

80

Quạt điện

Cái

4

5

81

Máy điều hòa nhiệt độ

Chiếc

1

1

82

Tủ lạnh

Cái

1

1

5.2. Trang thiết bị chuyên môn

83

Huyết áp kế người lớn + trẻ em + ống nghe

Bộ

3

4

84

Cân sức khoẻ người lớn, trẻ em + thước đo

Cái

2

3

85

Búa thử phản xạ

Cái

1

2

86

Nhiệt kế

Cái

3

4

87

Bộ khám Mắt – Tai Mũi Họng - RHM

Bộ

2

2

88

Bàn khám

Cái

1

1

89

Giường khám bệnh

Cái

1

1

90

Đèn khám loại đứng

Cái

1

1

91

Xe đẩy dụng cụ

Cái

2

2

92

Cáng bệnh nhân

Cái

1

1

93

Tủ đựng thuốc

Cái

1

1

94

Bộ kit xét nghiệm nhanh nước tại hiện trường

Bộ/năm

1

1

95

Test áp bì và hộp dị nguyên

Bộ

1

1

96

Máy đo nhiệt độ môi trường

Cái

1

1

97

Đồng hồ bấm giây

Cái

3

4

98

Máy đo cường độ ánh sáng

Cái

1

1

99

Máy đo độ ồn

Cái

1

1

100

Máy đo độ ẩm (hygrometer)

Cái

1

1

101

Máy đo độ rung (Vibration meter)

Cái

1

1

102

Máy đo bụi

Cái

1

2

103

Máy đo chỉ số khúc xạ

Cái

1

1

104

Máy đo bức xạ nhiệt

Cái

1

1

105

Máy phát hiện thanh khí độc

Cái

1

2

106

Máy đo áp lực bóp tay

Cái

1

2

107

Máy đo tốc độ gió

Cái

1

2

108

Máy điện tim

Cái

1

1

109

Máy siêu âm sách tay 2 đầu dò + máy in

Bộ

1

1

110

Máy điều hòa nhiệt độ

Cái

1

1

6. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản:

6.1. Trang thiết bị phòng làm việc

111

Bàn, ghế làm việc, tủ đựng tài liệu

Bộ

1 bộ / 1 người

112

Ghế đơn (cho khách ngồi)

Cái

8

10

113

Điện thoại cố định để bàn

Số

1

1

114

Máy vi tính để bàn + Máy in + UPS + Bàn ghế máy tính

Bộ

2

2

115

Quạt điện

Cái

4

5

116

Máy điều hòa nhiệt độ

Chiếc

1

1

6.2. Trang thiết bị chuyên môn

117

Bàn khám/ làm thủ thuật phụ khoa + bục bước chân

Bộ

1

1

118

Tủ đựng thuốc

Cái

1

1

119

Bộ đặt vòng

Bộ

30

40

120

Bộ tháo vòng

Bộ

30

40

121

Bơm hút chân không (điều hòa kinh nguyệt)

Cái

10

12

122

Đèn khám bệnh loại đứng

Cái

2

2

123

Rửa tay đạp chân

Bộ

2

2

124

Bộ lọc nước vô trùng

Bộ

1

1

125

Máy đốt cổ tử cung

Cái

1

1

126

Máy soi cổ tử cung

Cái

1

1

127

Bộ dụng cụ lấy bệnh phẩm soi tươi và làm tế bào âm đạo

Bộ

2

3

128

Kính hiển vi 2 mắt

Cái

1

1

129

Tủ sấy dụng cụ

Cái

1

1

130

Tủ đựng dụng cụ

Cái

1

1

131

Nồi hấp ướt

Cái

2

2

132

Bàn khám thai

Cái

1

1

133

Ống nghe tim thai

Cái

10

10

134

Máy theo dõi tim thai (Doppler)

Cái

1

1

135

Huyết áp kế + Ống nghe

Cái

3

3

136

Cân sức khoẻ người lớn + thước đo

Cái

2

2

137

Thước đo khung chậu

Cái

1

1

138

Đèn tiệt trùng cực tím

Cái

2

2

139

Bộ dụng cụ xét nghiệm protein niệu

Bộ

1

1

140

Máy điều hòa nhiệt độ

Chiếc

2

2

7. Khoa Xét nghiệm:

7.1. Trang thiết bị phòng làm việc

141

Bàn, ghế làm việc, tủ đựng tài liệu

Bộ

1 bộ/ 1 người

142

Ghế đơn (cho khách ngồi)

Cái

4

6

143

Điện thoại cố định để bàn

Số

1

1

144

Máy vi tính để bàn + Máy in + UPS + Bàn ghế máy tính

Bộ

2

2

145

Quạt điện

Cái

3

4

146

Máy điều hòa nhiệt độ

Chiếc

1

1

7.2. Trang thiết bị xét nghiệm

147

Cân kỹ thuật 0,1g loại hiện số

Cái

2

2

148

Cân kỹ thuật 0,01g loại hiện số

Cái

2

2

149

Điều hòa nhiệt độ

Chiếc

2

2

150

Tủ lạnh

Cái

3

3

151

Tủ âm - 20 0C

Cái

1

1

152

Tủ ấm

Cái

3

3

153

Bình cách thuỷ

Cái

3

3

154

Máy ly tâm 4000 – 6000 vòng/phút

Cái

2

2

155

Máy lắc

Cái

2

2

156

Máy khuấy từ

Cái

2

2

157

Bộ dụng cụ thuỷ tinh phòng xét nghiệm

Bộ

1

1

158

Máy phân tích sinh hoá tự động 150 test/giờ

Cái

1

1

159

Máy phân tích huyết học tự động

Cái

1

1

160

Máy phân tích nước tiểu

Cái

1

1

161

Ổn áp

Cái

2

2

162

Máy đo pH để bàn

Cái

1

1

163

Máy đo pH cầm tay

Cái

1

1

164

Máy hút ẩm

Cái

3

3

165

Đồng hồ có hẹn

Cái

3

3

166

Đồng hồ bấm giây

Cái

3

3

167

Tủ hút hơi khí độc

Cái

1

1

168

Bộ khay, giá thìa inox

Bộ

2

2

169

Bàn, ghế xét nghiệm

Bộ

4

4

170

Giá để dụng cụ xét nghiệm

Bộ

10

10

171

Đồ đựng chất thải bằng Inox

Cái

5

5

172

Pipet các loại

Bộ

1

1

173

Tủ an toàn sinh học cấp II

Cái

1

1

174

Kính lúp cầm tay

Cái

5

5

175

Kính hiển vi 2 mắt

Cái

2

2

176

Tủ đựng hoá chất

Cái

4

4

177

Bộ xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao

Bộ

1

1

178

Bộ xét nghiệm ký sinh trùng

Bộ

1

1

179

Bộ xét nghiệm côn trùng

Bộ

1

1

180

Máy huỷ bơm kim tiêm

Cái

1

1

181

Tủ sấy

Cái

2

2

182

Nồi hấp

Cái

3

3

183

Đèn tử ngoại tiệt trùng

Cái

3

3

184

Hòm lạnh giữ mẫu bệnh phẩm

Cái

2

2

185

Bộ dụng cụ lấy mẫu bệnh phẩm

Bộ

2

2

186

Máy cất nước

Cái

2

2

187

Hệ thống an toàn phòng xét nghiệm (cấp cứu bỏng hoá chất, rửa mắt)

Bộ

1

1

 

PHỤ LỤC 4

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO CÁN BỘ CHO CÁC TTYTDP HUYỆN
(Kèm theo Kế hoạch số 22 /KH-UBND ngày 19 /3/2008 của UBND tỉnh Sơn La).

TT

Trình độ chuyên môn đào tạo

Kế hoạch đào tạo các năm

Tổng

2008

2009

2010

I

Sau đại học

5

5

5

15

II

Đại học:

 

 

 

 

1

Bác sỹ chuyên tu

20

20

20

60

2

Dược sỹ

2

4

2

8

3

Cử nhân điều dưỡng

5

5

5

15

4

Cử nhân y tế công cộng

2

5

5

12

III

Trung học:

 

 

 

 

1

Điều dưỡng

3

3

3

9

2

Kỹ thuật viên

4

4

4

12

 

Tổng:

 

 

 

131

 


PHỤ LỤC 05

THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA TRUNG TÂM YTDP TUYẾN HUYỆN
(Kèm theo Kế hoạch số 22 /KH-UBND ngày 19 /3/2008 của UBND tỉnh Sơn La).

Tên huyện

Thực trạng

Nhu cầu

Cần bổ sung

Đất (m2)

Nhà (m2)

Đất (m2)

Nhà (m2)

Đất (m2)

Nhà (m2)

Đã được cấp riêng

Sử dụng chung

Chưa có

Kiên cố

Cần nâng cấp

Chưa có

 

 

 

Xây mới

Nâng cấp

TTYTDP thị xã Sơn La

240

 

 

408

204

1

2.000

1.000

Đến địa điểm mới

 

 

TTYTDP Mai Sơn

 

1

 

 

 

1

2.500

1.200

 

 

 

TTYTDP Yên Châu

 

1

 

 

 

1

2.000

1.000

 

 

 

TTYTDP Mộc Châu

 

1

 

 

 

1

2.500

1.200

 

 

 

TTYTDP Phù Yên

1343

 

 

952

 

 

2.500

1.200

1.200

250

 

TTYTDP Bắc Yên

880

 

 

265

 

 

2.000

1.000

1.700

700

 

TTYTDP Thuận châu

 

1

 

 

 

1

2.500

1.200

 

 

 

TTYTDP Mường La

 

1

 

 

 

1

2.000

1.000

 

 

 

TTYTDP Quỳnh Nhai

1500

 

 

138

 

 

2.000

1.000

Đến địa điểm mới

 

 

TTYTDP Sông Mã

 

1

 

 

 

1

2.500

1.200

 

 

 

TTYTDP Sốp Cộp

 

1

 

 

 

1

2.000

1.000

 

 

 

 

PHỤ LỤC 06

THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU CÁN BỘ HỆ THỐNG YTDP TUYẾN HUYỆN THEO BẬC ĐÀO TẠO
(Kèm theo Kế hoạch số 22 /KH-UBND ngày 19 /3/2008  của UBND tỉnh Sơn La).

Tên tỉnh

Tên đơn vị

Số lượng cán bộ hiện có

Số lượng cán bộ theo nhu cầu

Tổng số

Trên đại học

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

KTV

Sơ cấp và CB khác

Biên chế

Hợp đồng

Tổng số

Trên đại học

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

KTV

Sơ cấp và cán bộ khác

Biên chế

Hợp đồng

Sơn La

TTYTDP thị xã Sơn La

26

3

4

 

17

1

1

24

1

30

4

7

1

16

1

1

30

 

TTYTDP Mai Sơn

30

1

3

 

21

1

4

28

 

35

1

4

2

22

2

4

35

 

TTYTDP Yên Châu

23

1

1

 

17

1

3

23

 

30

1

2

3

22

1

1

30

 

TTYTDP Mộc Châu

30

2

1

 

22

1

4

28

2

35

5

6

2

20

2

2

35

 

TTYTDP Phù Yên

46

1

8

1

25

2

9

45

1

35

1

10

2

18

2

2

35

 

TTYTDP Bắc Yên

21

 

2

 

16

1

2

24

 

25

1

5

4

12

2

1

25

 

TTYTDP Thuận châu

30

1

4

1

20

1

3

29

 

35

3

6

5

15

3

3

35

 

TTYTDP Mường La

20

1

4

1

9

1

4

20

 

30

3

7

1

13

3

3

30

 

TTYTDP Quỳnh NHai

16

 

2

 

10

1

3

16

 

30

2

5

1

17

2

3

30

 

TTYTDP Sông Mã

22

1

3

 

17

1

 

22

 

35

2

6

 

19

2

4

35

 

TTYTDP Sốp Cộp

15

1

1

 

11

 

2

15

 

25

2

2

1

18

1

1

25

 

 

Tổng cộng

279

12

33

3

185

11

35

 

 

345

25

60

22

192

21

25

345

 

 

PHỤ LỤC 7

DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TTYTDP TUYẾN HUYỆN
(Kèm theo Kế hoạch số 22 /KH-UBND ngày 19 /3/2008  của UBND tỉnh Sơn La).

TT

Tên huyện

Dân số

Qui mô

Lộ trình thực hiện

XDCB
(tỷ đồng)

Trang thiết bị (tỷ đồng)

Đào tạo
(tỷ đồng)

Tổng
(tỷ đồng)

1

Mộc Châu

144.424

II

2009

3,6

5,8

0,290

9,690

2

Yên Châu

64.563

I

2008

3

5,7

0,250

8,950

3

Mai Sơn

127.015

II

2009

3,6

5,8

0,290

9,690

4

Thị Xã

76.929

I

2009

3

5,7

0,250

8,950

5

Thuận Châu

137.889

II

2009

3,6

5,8

0,290

9,690

6

Quỳnh Nhai

66.577

I

2008

3

5,7

0,250

8,950

7

Mường La

83.924

I

2008

3

5,7

0,250

8,950

8

Phù Yên

105.015

II

2010

3,6

5,8

0,290

9,690

9

Bắc Yên

51.491

I

2009

3

5,7

0,250

8,950

10

Sông Mã

113.284

II

2010

3,6

5,8

0,290

9,690

11

Sốp Cộp

36.400

I

2008

3

5,7

0,272

8,950

 

Cộng:

1.007.511

 

 

36

63,2

2,950

102,15

Tổng: 102,15 tỷ đồng

(Một trăm linh hai tỷ, một trăm lăm mươi triệu đồng)

1. Năm 2008:  Dự toán kinh phí: 35.800.000.000 đồng

2. Năm 2009: Dự toán kinh phí: 46.970.000.000 đồng

3. Năm 2010: Dự toán kinh phí: 19.380.000.000 đồng.