Kế hoạch 14/KH-UBND về triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Bình Định năm 2016
Số hiệu: 14/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Phan Cao Thắng
Ngày ban hành: 06/04/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Ngoại giao, điều ước quốc tế, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/KH-UBND

Bình Định, ngày 06 tháng 04 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2016

I. Mục đích yêu cầu

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

- Công tác hội nhập kinh tế quốc tế phải bảo đảm tính thực chất, hiệu quả, nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

- Công tác hội nhập kinh tế quốc tế phải có sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên, liên tục giữa địa phương và Trung ương; giữa các Sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là các Sở, ngành); giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp; giữa việc triển khai công tác hội nhập trong nước và công tác hội nhập ngoài nước.

II. Nội dung Kế hoạch triển khai

Các Sở, ngành và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả các nội dung chủ yếu sau:

1. Công tác thông tin tuyên truyền

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và nhân dân về hội nhập kinh tế quốc tế theo từng lĩnh vực, địa bàn được phân công. Nội dung tuyên truyền tập trung theo hướng kịp thời phbiến những vấn đề hội nhập mang tính thời sự, những vấn đề mới và những vấn đề mang tính định hướng; tạo được sự kiên định và đng thuận cao đối với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế trong các tầng lớp nhân dân.

- Đa dạng hóa các hình thức và nội dung thông tin truyền thông phù hợp, dễ hiểu và dễ nắm bắt đến đối tượng thụ hưởng. Ưu tiên và chú trọng các đối tượng là cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế của các Sở, ngành. Các hình thức thông tin tuyên truyền đa dạng gồm có: Tổ chức các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn, xuất bản các ấn phẩm, đăng tải thông tin trên các phương tiện thông tin truyền thông, báo viết và báo mạng, ...

- Tập trung thông tin tuyên truyền, phổ biến chuyên sâu các nội dung cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và lộ trình thực thi cam kết của Việt Nam; đặc biệt tập trung phổ biến cho cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh nhằm giúp doanh nghiệp tận dụng tốt những cơ hội tiếp cận mở rộng thị trường ... do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại để nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

- Phối hợp với Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế - Bộ Công Thương thiết lập hệ thống thông tin truyền thông 2 chiều xuyên suốt, hiệu quả giữa Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế và Ban chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh.

2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế

- Tạo điều kiện cho các cán bộ làm công tác quản lý và công tác chuyên môn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới hội nhập kinh tế quốc tế tham gia các khóa đào tạo để nâng cao khả năng chuyên môn và các kỹ năng trong triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phối hợp với Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế và các cơ quan Trung ương để tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo phổ cập và chuyên sâu các kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế.

- Chủ động tìm kiếm nguồn tài trợ để xây dựng, triển khai các chương trình bồi dưỡng, đào tạo cho cán bộ làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Công tác theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế

- Các Sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh thường xuyên nắm bắt những thuận lợi, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; chủ động nghiên cứu và đxuất Ban chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh, UBND tỉnh phương hướng, giải pháp triển khai hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế theo lĩnh vực và địa bàn được phân công.

- Sở Công Thương - Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh tổng hợp tình hình thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, báo cáo UBND tỉnh và Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế theo quy định.

4. Công tác hướng dẫn và theo dõi triển khai các Chiến lược, Nghị quyết, Chương trình hành động về Hội nhập kinh tế quốc tế

- Các Sở, ngành tham mưu UBND tỉnh xem xét, cho ý kiến về các chiến lược, đề án, dự án, các báo cáo chuyên đề có nội dung liên quan đến tiến trình Hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.

- Sở Công Thương - Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh:

+ Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh; phối hợp với Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh lân cận đđảm bảo tính liên kết vùng.

+ Triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chương trình hành động, Chiến lược về hội nhập kinh tế quốc tế tại địa bàn tỉnh; tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo UBND tỉnh và Ban chỉ đo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế theo quy định.

+ Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế; đề xuất phương án lồng ghép các nội dung về hội nhập kinh tế quốc tế vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Sở Công Thương - Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các Sở, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện công tác hội nhập kinh tế quốc tế; tổng hợp những vướng mắc, đề xuất UBND tỉnh các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác hội nhập kinh tế quốc tế; định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo tình hình triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế cho UBND tỉnh và Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế - Bộ Công Thương.

- Các Sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh có trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện các nội dung công việc liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế theo lĩnh vực do ngành mình phụ trách; định kỳ 6 tháng, 1 năm gửi báo cáo kết quả triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế cho Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh (Sở Công Thương) để tổng hợp báo cáo theo quy định.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- CT, PCT Phan Cao Thắng;
- Các Sở, ban ngành liên quan;
- UBND các huyện, thị xã, TP;
- Các TV Ban chỉ đạo HNKTQT;
- CVP, PVPCN;
- Lưu: VT, K6.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Cao Thắng