Nghị quyết 49/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2016
Số hiệu: 49/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 07/06/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 20/06/2016 Số công báo: Từ số 395 đến số 396
Lĩnh vực: Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49/NQ-CP

Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 5 NĂM 2016

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 08/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Trên cơ sở thảo luận của các thành viên Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp tháng 5 năm 2016, tổ chức ngày 01 và 02 tháng 6 năm 2016,

QUYẾT NGHỊ:

1. Về tình hình ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và các luật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2016

Chính phủ xác định nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện thchế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ. Trong thời gian qua, các bộ, cơ quan đã nỗ lực, cố gắng, tập trung nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh nhưng số lượng văn bản chậm ban hành còn khá lớn. Đđẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, bảo đảm tiến độ, chất lượng và khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản, Chính phủ yêu cầu:

- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải đặc biệt quan tâm và trực tiếp đôn đc, chỉ đạo công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế. Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017 và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, kiên quyết cắt giảm các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, loại bỏ các giấy phép con bất hợp lý, không đặt ra các quy định mới gây khó khăn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh; quy định về điều kiện đầu tư phải rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện; đơn giản hóa khâu tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm, tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo động lực cho phát triển.

- Các bộ, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản tập trung nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ trong quá trình tiếp thu ý kiến thẩm định, thẩm tra, hoàn thiện dự thảo văn bản; cập nhật và đăng tải công khai các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng thông tin điện tử để lấy ý kiến Nhân dân, phi hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam kịp thời tiếp thu ý kiến phản ánh của doanh nghiệp, hoàn thiện văn bản. Khẩn trương trình Chính phủ các dự thảo Nghị định còn nợ đọng trong tháng 6 năm 2016 theo trình tự, thủ tục rút gọn.

- Bộ Tư pháp đy nhanh tiến độ thẩm định, bảo đảm chất lượng văn bản quy phạm pháp luật; phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức theo dõi, tham gia ngay từ khi xây dựng văn bản, đôn đốc, kiểm tra trực tiếp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mc trong quá trình soạn thảo văn bản.

- Văn phòng Chính phủ thường xuyên theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật đẩy nhanh tiến độ xây dựng; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan giải quyết các vấn đề còn có ý kiến khác nhau; hoàn thiện dự thảo văn bản trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tập trung rút ngắn thời gian thm tra; phi hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện văn bản, trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất.

Chính phủ thống nhất: Tổ chức một phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật trong tháng 6 năm 2016 để xem xét thông qua các dự thảo Nghị định đã được soạn thảo theo trình tự, thủ tục rút gọn quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh theo Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp để Chính phủ ban hành các, Nghị định nêu trên vào ngày 01 tháng 7 năm 2016.

2. Về việc áp dụng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 đối với các dự án, dự thảo đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và năm 2017; Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2016; Chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh năm 2016

Chính phủ thống nhất: Đối với các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã được Chính phủ đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và năm 2017 của Quốc hội, các dự thảo nghị định đã được đưa vào Chương trình công tác của Chính phủ năm 2016 theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008; các dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đã được đưa vào Chương trình xây dựng nghị quyết năm 2016 theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004 thì không nhất thiết phải thực hiện bổ sung các trình tự, thủ tục theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

3. Về dự án Luật thủy lợi

Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Chính phủ hoàn thiện dự án Luật, báo cáo Thủ tướng trước khi trình Quốc hội.

4. Về dự án Pháp lệnh giống cây trồng (sửa đổi) và dự án Pháp lệnh giống vật nuôi (sửa đổi)

Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Chính phủ, hoàn thiện các dự án Pháp lệnh, báo cáo Thủ tướng Chính phtrước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.

5. Về Đề án “Định hướng lộ trình tự do hóa các giao dịch vốn của Việt Nam”

Chính phủ cơ bản nhất trí với các nội dung Đề án do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình. Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phi hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Chính phủ, hoàn thiện Đề án và dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.

6. Về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo điều hành giá năm 2015 và 4 tháng đầu năm 2016, phương hướng điều hành giá năm 2016, biện pháp quản lý giá đối với sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi

Chính phủ cơ bản nhất trí với báo cáo kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo điều hành giá. Để góp phần bình ổn thị trường, thực hiện mục tiêu kim soát lạm phát trong những tháng cuối năm 2016, Chính phủ thống nhất tiếp tục thực hiện các biện pháp bình ổn giá sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi theo Nghị quyết s 33/NQ-CP ngày 30 tháng 4 năm 2015; đồng thời yêu cầu:

- Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thực hiện có hiệu quả các giải pháp quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu. Chú trọng công tác bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa. Dự báo sát tình hình, chủ động xây dựng các kịch bản điều hành giá các mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu; đánh giá kỹ tác động của việc điều chỉnh giá, đề xuất các kiến nghị điều hành giá phù hợp; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tránh gây biến động giá do yếu tố tâm lý.

- Bộ Tài chính tiếp tục tăng cường thực hiện chức năng quản nhà nước trong lĩnh vực giá; phối hợp chặt chẽ với các bộ quản lý chuyên ngành trong việc quản lý giá hàng hóa, dịch vụ chuyên ngành; tổng hợp tình hình và xây dựng phương án điều hành giá các mặt hàng thiết yếu của các bộ, ngành, báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá theo quy định; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý giá trên địa bàn địa phương. Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và Bảo him Xã hội Việt Nam khn trương trình Thủ tướng Chính phủ phương án đấu thầu thuốc tập trung đối với thuốc dành cho bảo hiểm y tế.

- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tiếp tục điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; xây dựng các kịch bản điều hành giá xăng dầu theo biến động của giá xăng dầu thế giới, sử dụng hiệu quả quỹ bình ổn giá xăng dầu trong quá trình điều hành, góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, bình n thị trường. Chỉ đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) tăng cường thực hiện các giải pháp tiết giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, giữ ổn định giá bán lẻ điện năng trong năm 2016; không thành lập quỹ bình ổn giá điện; chủ động xây dựng phương án điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường với lộ trình phù hợp. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều hành nhập khẩu đường phù hợp và triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trước mắt cho phép bổ sung hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 100.000 tấn đường để ổn định thị trường, đng thời lưu ý bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, địa phương liên quan điều hành học phí bám sát nguyên tắc thị trường; đẩy mnh đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập; trong năm 2016, xây dựng lộ trình phù hợp, tránh điều chỉnh học phí cùng thời điểm với giá dịch vụ y tế để hạn chế tác động đột biến đến giá tiêu dùng.

- Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các địa phương xây dựng lộ trình, phương án điều chỉnh giá dịch vụ y tế phù hợp, tránh điều chỉnh giá vào cùng thời điểm tại 63 tỉnh, thành phố; đng thời bảo đảm giá dịch vụ y tế điều chỉnh tương xứng với chất lượng khám chữa bệnh.

- Bộ Giao thông vận tải không tăng phí giao thông đường bộ trong năm 2016. Tổng kết, đánh giá các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng theo hình thức BOT, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Chủ động nghiên cứu, xây dựng giá sử dụng dịch vụ đường bộ các dự án hoàn vn BOT phù hợp đ thay thế mức thu phí sử dụng đường bộ hiện hành.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng phương án tạm trữ muối để hỗ trợ diêm dân tiêu thụ sản phẩm; theo dõi sát diễn biến thị trường thóc, gạo trong nước và thế giới để kịp thời đề xuất phương án điều hành phù hợp.

7. Về việc xử lý vướng mắc trong việc thanh toán vốn các dự án đầu tư thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững và các dự án trên địa bàn các huyện nghèo, huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao

Việc kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ năm 2016 các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án bảo vệ, phát triển trng rừng, dự án trên địa bàn các huyện nghèo thực hiện theo đúng quy định của Luật đầu tư công và khoản 2 và 3 Điều 46 Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.

Giao Bộ Tài chính khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 6 năm 2016 tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ và trái phiếu của chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đi ngân sách nhà nước của b, ngành trung ương và địa phương năm 2015 để kịp thời xử lý vướng mắc trong việc thanh toán vốn các dự án đầu tư thuộc các chương trình; báo cáo định kỳ quý, 6 tháng và hng năm kết quả giải ngân kế hoạch vn đầu tư công hng năm theo đúng quy định của Luật đầu tư công và khoản 2 Điều 48 Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ.

8. Về Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2014

Chính phủ thống nhất với Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2014 do Bộ Tài chính trình. Giao Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến Chính phủ, hoàn thiện Báo cáo. Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội.

9. Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2016; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016

Chính phủ thống nhất đánh giá: Trong 5 tháng đầu năm, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát. Dự trữ ngoại tệ tăng khá; lãi suất cho vay có xu hướng giảm; tín dụng đối với nn kinh tế tăng; tỷ giá, thị trường ngoại tệ n định. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục đạt nhiu kết quả tích cực, vốn FDI cam kết và thực hiện đều tăng cao so với cùng kỳ. Các lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và các lĩnh vực xã hội khác được quan tâm chỉ đạo và đạt nhiều kết quả. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 diễn ra an toàn tuyệt đối. Hoạt động đối ngoại đạt nhiều kết quả quan trọng, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được đánh giá cao.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội trong 5 tháng đầu năm còn nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc; lạm phát có nguy cơ tăng; tăng trưởng xuất khẩu thấp. Tăng trưởng kinh tế chịu tác động tiêu cực bởi diễn biến bất lợi của thời tiết, biến đổi khí hậu và tác động của môi trường biển; sản xuất nông nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn; sản xuất công nghiệp phục hồi chậm. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản tăng cao hơn cùng kỳ năm trước. Svụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trong tháng 5 năm 2016 tăng so với cùng kỳ. Tình trạng cháy rừng và chặt phá rừng vẫn gia tăng. Đời sống Nhân dân ở các vùng thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, vùng bị sự số môi trường biển còn gặp nhiều khó khăn. Tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp.

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương không chủ quan trong điều hành, tập trung khắc phục khó khăn, thách thức, quyết tâm không điều chỉnh các mục tiêu, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra, chủ động và sáng tạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016; Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 về hỗ trợphát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ, trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế, điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng chủ động, linh hoạt, bám sát mục tiêu kiểm soát lạm phát, trên cơ sở đó giảm lãi suất cho vay. Tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn. Nghiên cứu và thực hiện các giải pháp phù hợp để quản lý thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, bảo đảm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, phù hợp với chủ trương chống đô la hóa, vàng hóa của Chính phủ.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, đy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), FDI, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2016; khẩn trương rà soát phương án điều chỉnh kế hoạch vn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 - 2016 từ số vốn còn dư của quốc lộ 1A và quốc lộ 14, trình Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2016 và đề xuất giải pháp tháo gỡ. Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính đánh giá, đề xuất giải pháp tăng cường huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2016. Khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2014 về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước trong tháng 6 năm 2016.

- Các bộ, cơ quan chủ trì soạn thảo các đề án tái cơ cấu, gồm: Đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, kinh tế hợp tác và biến đổi khí hậu; Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020; Đề án tái cơ cấu chi ngân sách nhà nước và nợ công; Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; Đề án tái cơ cấu đơn vị sự nghiệp công; Kế hoạch tài chính - ngân sách trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, khẩn trương xây dựng và xác định thời hạn hoàn thành để trình cấp có thẩm quyền ban hành.

- Các bộ là chủ chương trình mục tiêu quốc gia khẩn trương hướng dẫn các địa phương về nội dung chủ yếu của chương trình để có căn cứ triển khai bố trí vốn kế hoạch năm 2016 cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia.

- Bộ Tài chính chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tài chính ngân sách, bảo đảm hoàn thành kế hoạch đề ra. Tăng cường thực hiện hiệu quả các biện pháp chống thất thu, nợ đọng thuế, chống chuyển giá; phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Chủ trì, phi hợp với các bộ, cơ quan, địa phương kim soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách, tránh thất thoát, lãng phí, triệt đtiết kiệm chi thường xuyên. Rà soát, kiểm tra, điều chỉnh các thủ tục thanh toán vn đầu tư theo hướng tạo thuận lợi ti đa cho quá trình thanh toán vn đầu tư xây dựng cơ bản. Tập trung hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty c phn và Nghị định số 189/2013/NĐ-CP về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, trình Chính phủ trong tháng 11 năm 2016.

- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện mnh mẽ các giải pháp khuyến khích đy mạnh xuất khẩu mặt hàng có khả năng cạnh tranh, thị trường ổn định. Chỉ đạo cơ quan thương vụ ở nước ngoài kịp thời nắm bắt thông tin thị trường, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu. Rà soát, đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Đxuất các giải pháp cụ thể đ thúc đy tăng trưởng các ngành công nghiệp, nht là công nghiệp chế biến, chế tạo và thúc đy xuất khẩu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2016. Đánh giá cụ thể việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, đy mạnh thông tin tuyên truyền để cộng đồng doanh nghiệp chủ động chun bị điều kiện tham gia và tranh thủ cơ hội.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng toàn diện, thực chất gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng kinh tế hợp tác và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường kiểm soát chất lượng ging và vật tư chăn nuôi, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp khôi phục đánh bắt, nuôi trồng, tiêu thụ hải sản ở các địa phương có sự cố hải sản chết bất thường.

- Bộ Xây dựng tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ nhà ở theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã được phê duyệt. Đồng thời, tổng kết, đánh giá việc thực hiện phát triển nhà ở xã hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát lại các quy hoạch, chương trình, dự án, đánh giá tình hình, đề xuất các giải pháp đột phá phát triển du lịch, kể cả trước mắt và lâu dài để thu hút khách du lịch và phát triển bền vững, báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường k tháng 6 năm 2016.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triển khai và giám sát việc thực hiện hỗ trợ người dân vùng bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn và sự cố hi sản chết bt thường, không để người dân bị đói. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề, tạo việc làm. Đánh giá tình trạng thất nghiệp, nhất là đối với thanh niên, sinh viên mới tốt nghiệp và đề xuất giải pháp phù hợp.

- Bộ Y tế chủ động triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, nhất các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao trong mùa hè. Đẩy mạnh triển khai lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân.

- Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và các bộ, ngành, địa phương phối hợp thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, trong đó tập trung đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm; tăng cường thông tin tuyên truyn, nâng cao nhận thức của người dân; phòng, chống ngộ độc thực phẩm, nhất là ở khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn, xem xét, xử lý trách nhiệm cán bộ, công chức ở những nơi để xảy ra vi phạm về an toàn thực phẩm.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung rà soát, kiểm tra các nguồn thải vào các lưu vực sông, quản lý, kiểm soát chặt chẽ môi trường sông, biển; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường. Rà soát, sa đi, bsung các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, các quy chun về môi trường, các quy hoạch để phù hợp với tình hình thực tin và tình thân của Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức tốt kỳ thi trung học ph thông quốc gia năm 2016. Tập trung rà soát, chấn chỉnh các vấn đđang gây bức xúc trong xã hội của ngành giáo dục - đào tạo. Khẩn trương hướng dn các địa phương rà soát các dự án thuộc Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học mầm non tại các huyện 30a sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ dự phòng giai đoạn 2012 - 2015. Chủ trì, phối hợp vơi Bộ Ngoại giao, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam xây dựng cơ chế, chính sách thu hút ngun nhân lực trình độ cao ở nước ngoài tham gia giảng dạy và đào tạo ở trong nước. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, đề xuất giải pháp phòng, chống đuối nước cho học sinh.

- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, trình Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 7 năm 2016.

Đnghị Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng và phát động phong trào khởi nghiệp gắn với đi mới, sáng tạo trong thanh niên và sinh viên.

- Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường quản lý chặt chẽ các điều kiện an toàn của phương tiện vận tải; kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Tổ chức tổng kết, đánh giá công tác quản lý đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT.

- Các bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo phương án đã được phê duyệt. Bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ bao gồm cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả, đúng quy định, minh bạch, tránh thất thoát.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị các tập đoàn, tổng công ty chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai kế hoạch tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trực thuộc, bảo đảm đúng tiến độ, công khai, minh bạch và xử lý nghiêm các vi phạm.

- Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh công tác thanh tra công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng đề án tng thvề đy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tổ chức kiểm tra, nâng cao chất lượng công tác tiếp dân, giải quyết kịp thời, chính xác những kiến nghị chính đáng của nhân dân; đồng thời nghiêm khắc xử lý hành vi chống người thi hành công vụ trong tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo.

- Bộ Quốc phòng chỉ đạo tăng cường phối hợp giữa các lực lượng thực thi pháp luật trên bin, bo vệ chủ quyền biển đảo. Phối hợp với Bộ Ngoại giao bảo vệ, hỗ trợ ngư dân và xử lý nghiêm hành vi đánh bt hải sản trái phép, xâm phạm chủ quyền vùng biển của nước ta.

- Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng nắm chắc tình hình, chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các âm mưu, hoạt động chống phá, kích động gây ri. Chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời những tổ chức, cá nhân khai thác cát trái phép, nhất là các vùng ven bin và khu vực sông Hng.

Chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ Đ án tng thể thực hiện quy định việc ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật Ttụng hình sự năm 2015 và Nghị quyết s110/2015/QH13 của Quốc hội.

- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo thông tin tuyên truyền khách quan, đúng mức độ. Các bộ, cơ quan, địa phương chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, đồng thời kịp thời giải thích, định hướng thông tin những vấn đề dư luận quan tâm, tạo đồng thuận xã hội. Đcao vai trò gắn với trách nhiệm của các cơ quan báo chí, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật những trường hợp cố tình đưa tin không đúng sự thật, trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, tác động tiêu cực đến dư luận xã hội.

- Các bộ, cơ quan, địa phương thường xuyên rà soát chỉ đạo thực hiện các quyết nghị tại các phiên họp Chính phủ, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ kịp thời, hiệu quả. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, khắc phục ngay tình trạng chậm triển khai hoặc để quá hạn các nhiệm vụ. Giao Văn phòng Chính phủ thường xuyên theo dõi, đôn đc việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan, địa phương, báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường khằng tháng.

10. Về đề xuất của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trong thời gian qua, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tăng cường phối hợp với Chính phủ trong việc tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp phần giúp Chính phủ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.

Chính phủ thống nhất với đề xuất của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc triển khai chương trình phối hợp giai đoạn 2016 - 2020 thuộc 03 lĩnh vực: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vận động Nhân dân tham gia phát triển kinh tế; Mặt trận Tquốc Việt Nam vận động Nhân dân tham gia phát triển xã hội và giám sát xã hội; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vận động Nhân dân tham gia xây dựng chính quyền vững mạnh, trong sạch.

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương có liên quan phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng thêm các chương trình phối hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2016; đồng thời tích cực triển khai các chương trình phối hợp đã ký kết.

Các địa phương bị thiệt hại bởi hạn hán và sự cố hải sản chết bất thường khẩn trương tổ chức chuyn hỗ trợ của Chính phủ và địa phương cho Nhân dân theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào cuối tháng 6 năm 2016. Chính phủ đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo Mặt trận Tquốc Việt Nam các tỉnh liên quan giám sát việc chuyn hỗ trợ của Chính phủ và địa phương đến các hộ dân, thông báo cho Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 30 tháng 6 năm 2016.

11. Về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020

Giao các bộ, cơ quan, địa phương góp ý dự thảo Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, trong đó tập trung rà soát lại các nhiệm vụ đã đxuất đưa vào Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020, bảo đảm khả thi, thiết thực và hiệu, quả; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 6 năm 2016.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổng hợp, hoàn thiện 02 dự thảo Nghị quyết trên, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong tháng 6 năm 2016./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Th
tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTC
N, các PCN; Trợ Lý TTg, Thư ký PTTg; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo, TGĐ Cổng TTĐT CP;
- Lưu: Văn thư, TH (3b). B

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn
Xuân Phúc

 

Điều 46. Thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công
...

2. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước thời gian giải ngân kế hoạch đầu tư công hằng năm được kéo dài đến hết ngày 31 tháng 12 năm sau năm kế hoạch.

Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc kéo dài thời gian giải ngân kế hoạch đầu tư công hằng năm của từng dự án sang các năm sau, nhưng không quá thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 76 của Luật Đầu tư công.

3. Quy trình và thủ tục kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư hằng năm vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ:

a) Trước ngày 15 tháng 3 hằng năm, Bộ, ngành trung ương và địa phương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính danh mục dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ chưa giải ngân hết kế hoạch năm trước; đề xuất danh mục, lý do và mức vốn kế hoạch năm trước kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán sang năm sau;

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát đề xuất của Bộ, ngành trung ương và địa phương, trước ngày 30 tháng 4 hằng năm thông báo cho Bộ, ngành trung ương và địa phương danh mục dự án và mức vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm trước được kéo dài thời gian thực hiện sang năm sau theo thời gian quy định tại khoản 2 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 48. Báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công
...

2. Bộ Tài chính định kỳ 6 tháng, hằng năm, giữa kỳ và cả giai đoạn 5 năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

a) Tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư trung hạn và hằng năm vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước của Bộ, ngành trung ương và địa phương và các nguồn vốn đầu tư công khác theo phân công của Thủ tướng Chính phủ;

b) Chi tiết giải ngân kế hoạch vốn đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ.

Xem nội dung VB




Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2019 về phát triển bền vững Ban hành: 20/05/2019 | Cập nhật: 21/05/2019

Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu Ban hành: 03/09/2014 | Cập nhật: 08/09/2014

Nghị định 08/2012/NĐ-CP về Quy chế làm việc của Chính phủ Ban hành: 16/02/2012 | Cập nhật: 22/02/2012