Kế hoạch 133/KH-UBND năm 2016 về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Số hiệu: 133/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Nguyễn Hữu Thể
Ngày ban hành: 20/05/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 133/KH-UBND

Lào Cai, ngày 20 tháng 05 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI NĂM 2016

Căn cứ Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020 (thuộc Đề án số 01). Để triển khai hiệu quả các hoạt động sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp năm 2016, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai có hiệu quả Đề án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khai thác tiềm năng lợi thế của tỉnh, nhằm gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, phát triển bền vng; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình canh tác vào sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố chủ động, tích cực triển khai Kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, hiệu quả; thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát, báo cáo, đánh giá tiến độ định kỳ (tháng, quý, 6 tháng, năm) về Ban chỉ đạo và cơ quan thường trực (Sở Nông nghiệp và PTNT) theo quy định.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CHÍNH

1. Nhiệm vụ chính

Trong năm 2016, thực hiện các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm:

- Giá trị bình quân sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC đạt trên 150 triệu đồng/ha đất canh tác/năm.

- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC.

- Hoàn thiện, công bố quy hoạch tổng thể khu, vùng nông nghiệp ứng dụng CNC tỉnh Lào Cai.

- Ban hành Quy định về tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đối với một số cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hợp tác về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tỉnh Lâm Đồng.

- Điều tra, đánh giá hiện trạng về tình hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC.

- UBND các huyện, thành phthành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp huyện, thành phố. Trưởng ban là Phó Chủ tịch UBND huyện, thành phố; Phó ban, thường trực là Trưởng phòng Nông nghiệp/Kinh tế huyện, thành phố; thành viên là lãnh đạo các phòng chuyên môn cấp huyện. Ban chỉ đạo cấp huyện có trách nhiệm tham mưu và tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo tháng, báo cáo trước ngày 20 hàng tháng gửi về cơ quan thường trực (Sở Nông nghiệp và PTNT).

- Kêu gọi, thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút vốn ODA, FDI,... vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Tìm kiếm đối tác, mở rộng hợp tác với nước ngoài nhằm tìm kiếm nguồn lực, khoa học và công nghệ từ các nước có nền nông nghiệp phát triển, ưu tiên các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

- Phê duyệt và triển khai các Dự án trọng tâm thuộc Đề án số 01; chỉ đạo các địa phương tổ chức triển khai thực hiện tốt các dự án thành phần theo tiến độ dự án phê duyệt.

- Mở rộng quy , nhân rộng đối với các mô hình sản xuất nông nghiệp ng dụng CNC hiện có; xây dựng các mô hình, dự án liên kết sản xuất, nông nghiệp ứng dụng CNC; sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm.

- Duy trì, mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp chất lượng cao đối với một số cây trồng chủ lực của tỉnh; canh tác lúa chất lượng cao, lúa cải tiến SRI, vùng chuyên canh sản xuất cây ăn quả hàng hóa tập trung, vùng sản xuất lúa giống, khoai tây giống.

2. Một số nhiệm vụ cụ thể

2.1. Phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao

a) Lúa chất lượng cao: Tiếp tục duy trì và nhân rộng phương thức sản xuất cánh đồng một giống, cánh đồng an toàn dịch, tổ dịch vụ bảo vệ sản xuất tự nguyện; áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất như: SRI, 3 giảm 3 tăng, phân viên nén dúi trên cây lúa.

Phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao 3.750 ha (duy trì 3.050 ha, phát triển mở rộng 700 ha) tại các huyện: Bảo Thng, Bảo Yên, Bát Xát, Văn Bàn, Mường Khương, Bắc Hà, Sa Pa và thành phố Lào Cai (chi tiết tại phụ biểu 01).

Phát triển vùng sản xuất lúa canh tác theo kỹ thuật SRI với diện tích trên 2.500 ha (chi tiết tại phụ biu 02).

b) Cây ăn quả: Duy trì, mở rộng vùng sản xuất cây ăn quả hàng hóa tập trung (vùng sản xuất chuối, dứa,...) với diện tích trên 2.000 ha, đưa các giống tốt có năng suất, chất lượng cao vào canh tác (chi tiết tại phụ biu 03).

c) Sản xuất ging: Sản xuất các loại giống lúa chất lượng, giống khoai tây sạch bệnh, giống cây ăn quả (giống Lê VH 6, đào Pháp...) nhằm cung ứng cho sản xuất trong tỉnh và các tỉnh phía Bắc, từng bước đưa Lào Cai thành trung tâm sản xuất cây giống của vùng.

- Sản xuất giống lúa: Đáp ứng cơ bản nhu cầu về giống lúa của tỉnh. Sản xuất tại các huyện Bát Xát, Văn Bàn, Bảo Thắng và liên kết sản xuất một số tỉnh khác có năng lực sản xuất giống lúa.

- Sản xuất khoai tây giống sạch bệnh: Tiếp tục duy trì thực hiện sản xuất khoai tây giống sạch bệnh phục vụ cho nhu cầu sản xuất của tỉnh. Địa điểm sản xuất tại huyện Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Thắng. Cơ cấu giống chủ yếu là P07, Solara, VT2... Sản xuất khoai tây sạch bệnh các cấp từ phòng nuôi cấy mô, công nghệ khí canh, hệ thống nhà lưới di động.

- Sản xuất giống cây ăn quả: Hàng năm sản xuất trên 100.000 cây giống đảm bảo chất lượng cung cấp cho nhu cầu trồng mới cây ăn quả của tỉnh. Cơ cấu giống chủ yếu là các giống Lê VH6, đào Pháp, mận Tam Hoa, mận địa phương, nhãn, vải và một số giống cây ăn quả nhập nội mới. Cải tạo, nâng cấp vườn ươm cây giống với hệ thống nhà màng, nhà kính, tưới tự động, cây bầu... Nâng cao chất lượng vườn cây giống gốc, cây đầu dòng với hệ thống tưới phun, ép giàn tạo tán.

2.2. Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC

2.2.1. ng dụng công nghệ cao vào sản xuất một sgiống rau, hoa, quả sạch bệnh

Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp Lào Cai - Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ cao vào nghiên cứu và sản xuất các bộ giống lúa, giống khoai tây, các loại cây giống rau, quả, giống dược liệu, giống hoa đảm bảo chất lượng cung ứng cho nhu cầu thị trường và kế hoạch sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh. Cung ứng ra thị trường trên 100 vạn cây giống rau hoa chất lượng cao sạch bệnh; nghiên cứu chọn lựa và xây dựng quy trình kthuật sản xuất một số giống rau hoa, quả chất lượng cao phù hợp với điều kiện của tỉnh. Ứng dụng công nghệ sinh học và các tiến bộ kthuật về trồng trọt trong sản xuất cây giống từ phòng nuôi cấy mô tế bào đến sản xuất gieo ươm giống trong nhà công nghệ nilon.

Tiếp nhận công nghệ sản xuất giống, giá thể gieo ươm các loại giống rau hoa quả ứng dụng công nghệ cao: Xây dựng mô hình khảo nghiệm ging rau hoa chất lượng cao phục vụ làm nguồn nhân giống tại Trại nghiên cứu rau quả Bắc Hà, Trại nghiên cứu cây ôn đới Sa Pa. Thử nghiệm sản xuất các giống rau hoa, các kỹ thuật canh tác mới.

2.2.2. ng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau

1) Đẩy mạnh ng dụng CNC trong sản xuất rau; tập trung sản xuất rau trái vụ vùng cao, xây dựng các vùng rau chuyên canh, rau an toàn với các loài bản địa vùng cao như: Súp lơ, sa lát, su hào, bắp cải; cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, su su, bò khai, rau ngót rừng ...

- Áp dụng các công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất như: Màng phủ nông nghiệp (PE) trong canh tác; hệ thống nhà lưới, nhà kính; canh tác trên giá thể, tưới tiết kiệm.

- Quy trình sản xuất rau an toàn hoặc thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP) hoặc sản xuất hữu cơ (Organic).

- Sử dụng phân bón vi sinh, hữu cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học; bảo quản, sơ chế giảm tổn thất sau thu hoạch.

2) Xây dựng vùng sản xuất rau an toàn ứng dụng CNC với diện tích 130 ha, tại các huyện: Sa Pa, Bắc Hà, Bảo Thắng, Bát Xát, Mường Khương, Văn Bàn và thành phố Lào Cai. Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn theo chuỗi khép kín và được cấp chứng nhận sản phẩm an toàn (chi tiết tại phụ biu 04).

2.2.3. ng dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa

Phát triển ổn định diện tích hoa 35 ha (Sa Pa 25 ha, Bắc Hà 10ha), sản xuất các loại hoa Ly ly, hồng, đồng tiền, địa lan, lay ơn... sử dụng các giống tốt có năng suất cao, chất lượng cao, đồng đều; hình thành vùng sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao, xây dựng Sa Pa thành vùng chuyên sản xuất hoa lớn của tỉnh. Sử dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới, canh tác trên giá th, tưới tiết kiệm, sử dụng phân bón vi sinh, hữu cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học, áp dụng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); bảo quản, đóng gói sản phẩm sau thu hoạch bằng công nghệ tiên tiến.

2.2.4. ng dụng công nghệ cao trong trồng cây dược liệu

1) Khai thác thế mạnh về đất đai, khí hậu, nguồn gen quý sẵn có và nhập nội giống mới có chất lượng tốt, giá trị cao (như: Atisô, xuyên khung, tam thất, sa nhân tím, đương quy, thạch hộc, ý dĩ) với công nghệ, kỹ thuật:

- Hệ thống nhà kính, nhà lưới; canh tác trên giá thể, tưới tiết kiệm (phun mưa, nhỏ giọt) có hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động; màng nilon để che phủ luống trồng nhằm chống bốc hơi nước, cỏ dại và giảm xói mòn đất;

- Sử dụng phân bón vi sinh, hữu cơ, phun thuốc phòng trừ dịch bệnh tự động hoặc bán tự động, áp dụng quy trình quản lý cây trng tng hợp (ICM); bảo quản, sơ chế giảm tổn thất sau thu hoạch.

2) Năm 2016 triển khai trồng mới diện tích 60 ha cây dược liệu áp dụng công nghệ cao, trong đó ưu tiên phát triển các chủng loại dược liệu có lợi thế cạnh tranh lớn nhờ phù hợp các tiểu vùng khí hậu tỉnh Lào Cai, từng bước đáp ng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh (chi tiết tại phụ biu 05).

2.2.5. ng dụng công nghệ cao trong sản xuất và phát triển chuỗi giá trị chè

Mở rộng diện tích chè, gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến, trong năm 2016 trồng mới 295 ha chè nguyên liệu cho chế biến chè Ô Long, chè tinh chế. Tập trung thực hiện thâm canh, nhằm tăng năng sut đnăng suất chè kinh doanh đạt 6 - 8 tấn/ha. Áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong trồng trọt, đảm bảo tỷ lệ sống cao và nhanh tạo ra vùng nguyên liệu. Các vùng trng mới được quy hoạch, thiết kế đảm bảo sự thuận lợi và các tiêu chí trong sản xuất chè theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, HACCP, UTZ Certified, chè hữu cơ (chi tiết tại phụ biểu 06).

2.2.6. ng dụng công nghệ cao trong cải tạo và phát triển cây ăn quả

Năm 2016 phát triển cây ăn quả ôn đới có ứng dụng công nghệ cao đạt 70 ha trên cơ sở duy trì, cải tạo vườn cây hiện có; ứng dụng công nghệ cao trồng mới 40 ha và cải tạo 30 ha, tập trung tại các huyện: Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn và thành phố Lào Cai. Sản xuất các loại mận Tam hoa, lê VH6, đào Pháp chín sớm... tập trung, sử dụng các giống tốt có năng suất, chất lượng cao và đồng đều. Sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm kết hợp bón phân có hệ thống điều khin tự động hoặc bán tự động, sử dụng phân bón vi sinh, hu cơ, sử dụng màng nilon che phủ gốc, túi bọc quả chống côn trùng chích hút; đốn tỉa cành, tỉa quả chăm sóc cây trồng đúng quy trình tạo sản phẩm đẹp và chất lượng (chi tiết tại phụ biu 07).

Khuyến khích phát triển một số loài cây ăn quả tiềm năng, có thị trường tiêu thụ rộng lớn như: Cam V2, chanh leo... ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, sử dụng các giống chất lượng, năng suất.

2.2.7. Xây dựng các mô hình điểm về ứng dụng CNC đối với một số cây trồng chủ lực theo các dự án trọng tâm về sản xuất nông nghiệp CNC; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; hợp tác nghiên cứu; hỗ trợ tiêu thụ, quảng bá sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC.

3. Tiến đthực hiện

1) Quý I/2016

- Nghiên cứu, rà soát bổ sung cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC.

- Chỉ đạo địa phương tổ chức sản xuất theo tiến độ đối với các loại cây trồng; chuẩn bị tốt các điều kiện vật tư nông nghiệp cần thiết phục vụ sản xuất như: giống, vật tư phân bón...

- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các địa phương trong triển khai thực hiện theo kế hoạch tổ chức sản xuất.

- Điều tra, đánh giá hiện trạng về tình hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Lào Cai.

2) Quý II/2016

- Tổng hợp, đánh giá hiện trạng về tình hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Lào Cai.

- Chỉ đạo UBND các huyện, thành phố thành lập Ban chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC cấp huyện; xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của từng địa phương.

- Ban hành Quy định về Tiêu chí nông nghiệp ứng dụng CNC đối với mt số cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Phê duyệt các Dự án trọng tâm về nông nghiệp ứng dụng CNC, gồm 6 Dự án thành phần (thuộc Đề án 01):

(1) Dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau;

(2) Dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa;

(3) Dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và phát triển cây dược liệu;

(4) Dự án ứng dụng CNC trong phát triển sản xuất cây ăn quả;

(5) Dự án ng dụng CNC trong sản xuất một số giống rau, hoa quả sạch bệnh;

(6) Dự án ng dụng công nghệ cao trong sản xuất và phát triển chuỗi giá trị chè.

- Tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả hợp tác 01 năm giữa hai tỉnh Lào Cai - Lâm Đồng.

- Tổ chức Hội nghị xúc tiến liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC.

- Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC.

- Kiểm tra, giám sát, đôn đc các địa phương trong trin khai thực hiện theo kế hoạch tổ chức sản xuất.

- Tuyên truyền, phổ biến, truyền thông về các dự án trọng tâm; triển khai đến các địa phương đthu hút đầu tư, triển khai thực hiện.

- Phê duyệt Quy hoạch khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC.

- Xây dựng các mô hình điểm theo các dự án đã được phê duyệt. Triển khai theo tiến độ công việc, tùy thuộc thời vụ từng loại cây trng.

- Tổ chức đoàn cán bộ lãnh đạo quản lý trao đổi, học tập kinh nghiệm tại tỉnh Lâm Đồng. Thành phần gồm lãnh đạo các đơn vị: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý chất lượng chất lượng NLS và Thủy sản, Phòng Kế hoạch Tài chính - Sở Nông nghiệp và PTNT. Nội dung tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về công tác chỉ đạo, điều hành trong quản lý nhà nước về sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC; hoạch định, xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất CNC. Dự kiến số lượng: 07 người, thực hiện trong tháng 5, thời gian: 5 ngày.

- Tổ chức đoàn cán bộ kỹ thuật tiếp nhận các kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng. Đối tượng là các cán bộ kỹ thuật của một sđơn vị trực tiếp sản xuất CNC: Trung tâm giống NLN, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ), lãnh đạo phòng Nông nghiệp/Kinh tế 2 huyện Sa Pa Bắc Hà; cán bộ kỹ thuật của một số doanh nghiệp nông nghiệp CNC trên địa bàn tỉnh: Công ty Anh Nguyên, HTX Mai Anh,... Nội dung bồi dưỡng, tập huấn là: kỹ thuật sản xuất, quy trình công nghệ trong nông nghiệp ứng dụng CNC, phương pháp chuyển giao quy trình, kỹ thuật cho nông dân. Dự kiến số lượng: 07 người, thực hiện trong tháng 6, thời gian: 15 ngày.

- Hỗ trợ thành lập mới 2-3 Hợp tác xã; tạo điều kiện thuận lợi để có 2-3 doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Hỗ trợ bố trí gian hàng tại các chợ trung tâm (như: Cốc Lếu, Kim Tân, chợ trung tâm Sa Pa, ...), hỗ trợ thành lập thêm ít nhất 2 điểm quảng bá giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC (ưu tiên thành lập tại các trung tâm đô thị, nơi có lượng lớn khách thăm quan, du lịch như: Thành phố Lào Cai, Sa Pa, Bắc Hà).

3) Quý III/2016

- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các địa phương trong triển khai thực hin theo kế hoạch tổ chức sản xuất.

- Tuyên truyền, phbiến, truyền thông về các dự án trọng tâm; triển khai đến các địa phương đthu hút đầu tư, triển khai thực hiện.

- Phối hợp chuyên gia của tỉnh Lâm Đồng xây dựng vườn ươm rau, hoa: Mời chuyên gia của tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, trực tiếp hỗ trợ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai trong việc xây dựng vườn ươm rau, hoa tại Trại rau quả Bắc Hà và Trạm khuyến nông Sa Pa. Dự kiến số lượng: 03 người, thực hiện trong tháng 7, thời gian thực hiện 5 ngày.

- Tập huấn, đào tạo nguồn lao động chất lượng cao: Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất công nghệ cao tại các huyện Sa Pa, Bắc Hà. Đối tượng là các hộ nông dân (già làng hoặc trưởng thôn; hộ nông dân tiêu biểu); công nhân kỹ thuật của một sCông ty sản xuất nông nghiệp CNC. Nội dung đào tạo, tập huấn: Sử dụng một số máy móc, thiết bị trong sản xuất nông nghiệp CNC, kỹ thuật trong canh tác, quy trình công nghệ làm giá thể, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản đối với một số loại cây trồng. Dự kiến tổ chức 2 lớp, mỗi lp 30 người, thực hiện trong tháng 7, thời gian học: 3 ngày/lớp.

- Tổ chức cho kỹ thuật viên tập huấn chuyên sâu về kỹ thuật thiết kế, thi công xây dựng công trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC và tổ chức sản xuất tại tỉnh Lâm Đồng. Dự kiến 04 người của 02 đơn vị là Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ), Trung tâm giống nông lâm nghiệp (Sở Nông nghiệp và PTNT), dự kiến thời gian đào tạo 15 ngày; mục đích nhằm xây dựng đội ngũ kỹ thuật viên đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân về tư vấn, thiết kế, thi công xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Thành lập mới 1-2 Hợp tác xã; tạo điều kiện thuận lợi đ có 1-2 doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC.

- Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm và cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; xây dựng nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (dự kiến trong năm sẽ có 3-5 nhãn hiệu sản phẩm gồm: 01 rau; 01 hoa (địa lan); 01 cây ăn quả (Lê VH6); 01 chè (chè Ôlong); 01 dược liệu (Atiso).

4) Quý IV/2016

- Tổ chức Hội nghị xúc tiến liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC.

- Đoàn cán bộ ngành Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng phối hợp để đánh giá tình hình triển khai sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC và hiệu quả của các mô hình điểm tại tỉnh Lào Cai. Số lượng cán bộ tỉnh Lâm Đồng: 03 người, dự kiến thực hiện trong tháng 12, thời gian thực hiện 3 ngày.

- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các địa phương trong triển khai thực hiện theo kế hoạch tổ chức sản xuất..

- Tuyên truyền, ph biến, truyền thông về các dự án trọng tâm; triển khai đến các địa phương để thu hút đầu tư, triển khai thực hiện.

- Tổ chức hội nghị tổng kết năm 2016, xây dựng kế hoạch thực hiện năm 2017.

III. KINH PHÍ

Nguồn vốn phân bổ theo Đề án số 01 đã được phê duyệt tại Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 27/11/2015 về 4 chương trình công tác, 19 đề án trọng tâm.

Tổng cộng: 191.918 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách nhà nước: 36.926 triệu đồng (chiếm 19,24%), để hỗ trợ các Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư nông nghiệp ứng dụng CNC, thực hiện theo chính sách quy định tại Nghị định 210, Nghị định 55, Quyết định 62 của Chính phủ; Quyết định 55, 28, 44, 14, 12 của tỉnh. Việc giải ngân thực hiện thông qua các dự án được phê duyệt; Các nội dung theo kế hoạch hợp tác ngành Nông nghiệp của hai tỉnh Lào Cai - Lâm Đng.

- Nguồn khác: 154.600 triệu đồng (vốn doanh nghiệp; vốn tín dụng; vốn dân góp).

(chi tiết tại phụ biểu 08)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT (cơ quan thường trực) chịu trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc, thực hiện kế hoạch. Xây dựng 06 dự án khung trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở kêu gọi nhà đầu tư; xây dựng mô hình điểm sản xuất Nông nghiệp ứng dụng CNC; hợp tác đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; phối hợp với UBND các huyện, thành phố thực hiện chỉ tiêu phát triển sản xuất một số cây trồng chủ lực áp dụng công nghệ cao theo tiến độ dự án được phê duyệt.

Xây dựng cơ chế chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện.

Phối hợp các Sở, ngành liên quan đề xuất UBND tỉnh phê duyệt các điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

2. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan thực hiện các nội dung trong lĩnh vực đầu tư và xúc tiến thương mại, tổ chức Hội nghị kết nối các nhà đầu tư; mời các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác đầu tư sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; Hội nghị thường niên liên kết sản xuất và tiêu thụ.

Phối hợp với các Sở, ngành liên quan lựa chọn các điểm quảng bá sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC của tỉnh.

3. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì hướng dẫn các tổ chức cá nhân đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh. Tiếp nhận và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về nông nghiệp ng dụng công nghệ cao cho các tổ chức cá nhân trên địa bàn tỉnh. Tham gia sản xuất và cung ứng giống phục vụ nhu cầu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ) làm cơ sở nòng ct trong tư vấn, chuyn giao khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản.

4. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan triển khai tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện nội dung quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai theo quy định.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính cân đối bố trí vốn nguồn ngân sách, kinh phí theo các dự án CNC đã được UBND tỉnh phê duyệt. Rà soát, tham mưu sửa đổi Quyết định 23/2010/QĐ-UBND ngày 18/8/2010 của UBND tỉnh quy định một số điểm về hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

7. Sở Tài chính tổng hợp kinh phí theo đề xuất của sở, ngành và đơn vị được giao nhiệm vụ; cân đối, bố trí nguồn ngân sách trình UBND tỉnh xem xét quyết định trước ngày 30/6/2016.

8. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Lào Cai, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh Lào Cai thực hiện tốt công tác phổ biến, tuyên truyền Nghị quyết, đề án về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao tham mưu đề xuất nội dung tuyên truyền, trên cơ sở các hoạt động kế hoạch đã nêu.

9. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn căn cứ Kế hoạch này xây dựng Kế hoạch chi tiết của địa phương đtriển khai thực hiện Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp ng dụng công nghệ cao. Tuyên truyền, phổ biến đến các Đơn vị, Doanh nghiệp biết về tiềm năng hợp tác đầu tư phát triển lĩnh vực Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chủ động bố trí ngân sách hỗ trợ đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình và triển khai sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn.

Các sở, ban, ngành, địa phương căn cứ nội dung, tiến độ Kế hoạch và chức năng, nhiệm vụ được phân công tổ chức triển khai thực hiện; kết quả thực hiện gửi Sở Nông nghiệp và PTNT (cơ quan thường trực) theo tháng, quý, năm (gửi báo cáo trước ngày 20 hàng tháng) đ tng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2016./.

 

 

Nơi nhận:
- TT. TU, HĐND UBND tỉnh;
- UBND tỉnh Lâm Đồng;
- Các sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và ĐT, Khoa học và CN, Tài Chính, Tài nguyên và MT, Thông tin và Truyền thông, Công Thương;
- Đài PTT
H tỉnh, Báo Lào Cai, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Ban Biên tập
Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, TH, NLN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Thể

 

PHỤ BIỂU

(Kèm theo Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 20/5/2016 của UBND tỉnh Lào Cai)

Phụ biểu 01. Kế hoạch sản xuất lúa chất lượng cao.

Diện tích (ha)

Bảo Thắng

Bảo Yên

Bát Xát

Văn Bàn

Mường Khương

Bắc Hà

Sa Pa

TP Lào Cai

Tng diện tích (ha)

Duy trì

760

640

250

660

450

150

40

100

3.050

Trồng mới

240

210

0

140

110

0

0

0

700

 

Phụ biểu 02. Kế hoạch sản xuất lúa cải tiến SRI.

STT

Thi vụ

Bảo Yên

Bảo Thắng

Văn Bàn

Bát Xát

Mường Khương

Bắc Hà

Sa Pa

Si Ma Cai

TP Lào Cai

Tng (ha)

1

Xuân

300

271

661

0

10

0

0

0

5

1.247

2

Mùa

315

300

700

0

15

2

3

1

3

1.339

Tng (ha)

615

571

1361

0

25

2

3

1

8

2.586

 

Phụ biểu 03. Kế hoạch canh tác cây ăn quả hàng hóa tập trung.

Loại cây

Văn Bàn

Bảo Yên

Bảo Thắng

Bát Xát

TP. Lào Cai

Mường Khương

Bắc Hà

Sa Pa

Si Ma Cai

Tổng

Chuối (ha)

99

85

356

367

100

279

26

0

37

1.349

Dứa (ha)

0

0

143

41

33

750

0

0

0

967

Tổng

99

85

499

408

133

1.029

26

0

37

2.316

 

Phụ biểu 04. Kế hoạch ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau.

Rau

Sa Pa

Bắc Hà

Bát Xát

Bảo Thắng

Mường Khương

Văn Bàn

TP. Lào Cai

Tổng

Diện tích

(ha)

55

15

20

10

10

10

10

130

Loài rau

Bắp cải, Cải các loại, Susu, Su hào, Suplo, Dưa chuột, Đậu đỗ, Rau khác

Cà chua, Cải các loại, Bắp cải, Đậu đỗ, Dưa chuột, Su hào, Bò khai, t, Rau khác

Cà chua, Cải các loại, Bắp cải, Dưa chuột, Suplo, Muống, Ngót, Đậu đỗ, Rau khác

Cà chua, Cải các loại, Bắp cải, Đậu đỗ, Dưa chuột, Su hào, muống, rau khác

Cà chua, Cải các loại, Bắp cải, Đậu đ, Dưa chuột, Su hào, Ớt, Rau khác

Cà chua, Cải các loại, Bắp ci, Đậu đỗ, Dưa chuột, Su hào, Bò khai, Rau khác

Bắp cải, Cải các loại, Đậu đỗ, Dưa chuột, suplo, Muống, Ngót, Rau khác

 

 

Phụ biểu 05. Kế hoạch sản xuất cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao.

Dược liệu

Sa Pa

Bắc Hà

Si Ma Cai

Bát Xát

Văn Bàn

Mường Khương

Tổng

Diên tích (ha)

10

10

10

10

10

10

60

Loài dược liệu

Atiso, Xuyên khung

Atiso, Xuyên khung, Đan sâm

Xuyên khung, ý dĩ, Tam thất

Atiso, Xuyên khung

Đương Quy

Atiso, Đương quy, Thạch hộc tía

 

 

Phụ biểu 06. Kế hoạch ứng dụng CNC sản xuất chè Ô long.

Chè

Mường Khương

Bảo Thắng

Bảo Yên

Tổng

Diện tích (ha)

30

145

120

295

Giống chè

Kim tuyên, các loại chè Ô long

Giống chè chất lượng cao

Giống chè chất lượng cao

 

 

Phụ biểu 07. Kế hoạch ứng dụng CNC phát triển cây ăn quả.

STT

TP Lào Cai

Sa Pa

Bát Xát

Bắc Hà

Văn Bàn

Loại hình

Trồng mới

Cải tạo

Trồng mới

Cải tạo

Trồng mới

Cải tạo

Trồng mới

Cải tạo

Trồng mới

Cải tạo

Diện tích (ha)

0

5

10

5

10

5

10

15

10

0

Loài cây

 

Lê VH6

Lê VH6, Mận Tả Van, Mận hậu, Lê Phong thủy, Đào Pháp

Lê VH6, Mận Tả Van, Mận hậu, Lê Phong thủy

Lê VH6, Mận,  loài khác

Lê, Mận

Lê VH6, Mận Tả Van, Mận hậu, Lê Xanh, loài khác

Lê VH6, Mận Tả Van, Mận hậu, Lê Xanh

Lê, Mận, loài khác

 

 


Phụ biểu số 08

DỰ TRÙ KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO NĂM 2016
(Kèm theo Kế hoạch số: 133/KH-UBND ngày 20/5/2016 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Nội dung

ĐVT

Khối Iượng

Định mức (tr.đồng)

Thành tiền (tr.đồng)

Tổng cộng Vốn NSNN (tr.đồng)

Vốn khác (tr.đồng)

Ghi chú

Tổng cộng

Vốn Doanh nghiệp NN

Vốn đầu tư của các Doanh nghiệp tư nhân

Vốn nhân dân đóng góp

Vốn tín dụng

Vốn khác

 

I

Phát triển sản xuất

 

 

 

181.310

33.818

147.100

 

12.200

3.200

100.990

-

 

1

Sản xuất cây trng chủ lực áp dụng công nghệ cao

ha

560

2.266

177.810

30.710

147.100

 

12.200

3.200

100.990

 

Cân đối theo Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chính sách s44/2015/QĐ-UBND ngày 25/9/2015 về khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tnh Lào Cai, giai đoạn 2015-2020

 

Cây rau

ha

130

770

100.100

16.900

83.200

 

2.000

1.800

62.500

 

Cây hoa

ha

35

886

31.010

6.405

24.605

 

3.200

400

14.600

 

Dược liệu

ha

60

350

21.000

1.380

19.620

 

1.000

 

17.240

 

Cây ăn quôn đới

ha

40

200

8.000

1.600

6.400

 

2.000

600

2.200

 

Cây chè sản xuất chè Ô long

ha

295

60

17.700

4.425

13.275

 

4.000

400

4.450

 

2

Xây dựng công trình điểm

Công trình

4

 

3.500

3.500

 

 

 

 

 

 

Căn cứ dự án; phương án; các văn bản

II

Hợp tác Lào Cai - Lâm Đồng

 

 

 

10.608

3.108

7.500

 

 

 

 

 

 

1

Công tác tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Hội nghị sơ kết đánh giá hợp tác năm 2015, Hội nghsơ kết tình hình hợp tác năm 2016)

Đợt

2

50

100

100

 

 

 

 

 

 

Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND ngày 30/3/2011 về Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tnh Lào Cai.

2

Đào tạo nguồn nhân lực về quản lý điều hành (7 người, đi 5 ngày)

người

7

7,5

52,5

53

 

 

 

 

 

 

3

đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ chỉ đạo kỹ thuật chủ chốt về sản xuất rau, hoa, chè, dược liệu, cây ăn quả (vé máy bay, công tác phí, lưu trú) 7 người, đi 15 ngày

người

7

12,5

87,5

87,5

 

 

 

 

 

 

4

Đào tạo nguồn nhân lực cho người làm trực tiếp (vé máy bay, công tác phí, lưu trú)

người

20

5

100

100

 

 

 

 

 

 

5

Đào tạo kỹ thuật viên về công nghệ sinh học (4 người, học 15 ngày)

người

4

12,5

50,0

50,0

 

 

 

 

 

 

6

Tập huấn tại 2 huyện Sa Pa, Bắc Hà cho nông dân sản xuất nông nghiệp CNC và công nhân kỹ thuật một số công ty nông nghiệp CNC (2 lp, 30 người/lớp) hỗ trợ in n tài liệu, công tác phí cho cán bộ tập huấn, lưu trú,...

lớp

2

13

26

26

 

 

 

 

 

 

Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đối với hoạt động khuyến nông

7

Thực hiện đề tài, dự án nghiên cứu ng dụng khoa học và công nghệ

Đề tài

1

 

10.000

2.500

7.500

 

 

 

 

 

 

8

Cán bộ Lâm Đồng ra Lào Cai hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn xây dựng vườn ươm rau, hoa CNC (5 ngày).

người

3

7,5

23

23

 

 

 

 

 

 

Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND ngày 30/3/2011 về Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đi với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tnh Lào Cai.

9

Cán bộ Lâm Đồng ra Lào Cai kiểm tra, đánh giá tình hình, kết quả của việc hợp tác giữa 2 ngành (3 ngày)

người

3

6,5

20

20

 

 

 

 

 

 

10

Lĩnh vực đầu tư và xúc tiến thương mại (tổ chức hội nghị)

Hội nghị

3

50

150

150

 

 

 

 

 

 

 

III

Tổng cộng

 

 

 

191.918

36.926

154.600

 

 

 

 

 

 

 





Quyết định 12/2011/QĐ-UBND về Quy chế Báo cáo viên pháp luật Ban hành: 25/05/2011 | Cập nhật: 28/02/2013