Kế hoạch 116/KH-UBND năm 2014 về Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020” trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Số hiệu: | 116/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Nguyễn Thị Bích Ngọc |
Ngày ban hành: | 05/06/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 116/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2014 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN “CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐẾN NĂM 2020” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 06/02/2014 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020”; Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 9/10/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về thực hiện “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”; UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện “Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020” trên địa bàn Thành phố như sau:
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành từ Thành phố đến cơ sở, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; từng bước ngăn chặn và giảm dần số vụ bạo lực gia đình trên phạm vi toàn quốc.
- Phấn đấu đạt trên 85% số hộ gia đình được tiếp cận thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Trên 50% số cán bộ làm công tác gia đình các cấp được tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống bạo lực gia đình.
- Trên 60% số lãnh đạo chính quyền, đoàn thể cấp xã được tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống bạo lực gia đình.
- Trên 70% số nạn nhân bạo lực gia đình được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ về phòng ngừa bạo lực gia đình, tư vấn pháp lý, chăm sóc y tế, bảo vệ sự an toàn.
- Trên 90% số người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp cận các hoạt động tuyên truyền, giáo dục chuyển đổi hành vi.
- Trên 60% số xã, phường, thị trấn nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.
- Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
- Phấn đấu trên 95% số hộ gia đình được tiếp cận thông tin về phòng chống bạo lực gia đình.
- Trên 90% số cán bộ làm công tác gia đình các cấp được tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống bạo lực gia đình.
- Trên 90% số lãnh đạo chính quyền, đoàn thể cấp xã được tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống bạo lực gia đình.
- Trên 95% số nạn nhân bạo lực gia đình được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ về phòng ngừa bạo lực gia đình, tư vấn pháp lý, chăm sóc y tế, bảo vệ sự an toàn.
- Trên 95% số người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp cận các hoạt động tuyên truyền, giáo dục chuyển đổi hành vi.
- Trên 90% số xã, phường, thị trấn nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.
- 95% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
- Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước của các cấp, ngành của Thành phố về công tác phòng, chống bạo lực gia đình; hoàn thiện, ban hành hệ thống văn bản về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố để kịp thời cập nhật, thực hiện những văn bản chỉ đạo của cấp trên.
- Đưa mục tiêu về phòng, chống bạo lực gia đình vào Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội hàng năm của Thành phố.
- Củng cố, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình các cấp từ Thành phố đến cơ sở.
- Hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
- Tăng cường nhân rộng, đánh giá định kỳ hiệu quả hoạt động của mô hình câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình; các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở.
- Thực hiện sơ kết Chương trình vào năm 2015 và tổng kết vào năm 2020.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức các chiến dịch, sự kiện truyền thông, tuyên truyền về công tác phòng, chống bạo lực gia đình dưới nhiều hình thức như: xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên báo; các phóng sự, kịch bản sân khấu, truyền hình trên hệ thống đài PTTH; các bài viết chuyên đề trên hệ thống đài phát thanh, các buổi nói chuyện tại cộng đồng... cũng như trực tiếp tại gia đình.
- Lồng ghép nội dung tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình với Luật bình đẳng giới. Chú trọng nội dung giáo dục, vận động về đạo đức, lối sống văn hóa trong gia đình, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình trong việc xây dựng gia đình nói không với bạo lực gia đình.
3. Công tác phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
- Xây dựng mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên về công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng.
- Tiếp tục duy trì hoạt động của mạng lưới địa chỉ tin cậy ở cộng đồng; các nhà tạm lánh, các cơ sở bảo trợ xã hội, thiết lập các đường dây nóng tiếp nhận thông tin về bạo lực gia đình.
- Các tổ chức đoàn thể ở cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp pháp lý chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân bạo lực gia đình. Các trạm y tế cấp xã thực hiện việc chăm sóc y tế ban đầu cho nạn nhân bạo lực gia đình; tùy theo khả năng và điều kiện thực tế, bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân trong thời gian không quá 01 ngày.
- Xây dựng các mô hình dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, người có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình; mô hình phòng, chống khủng hoảng tâm thần cho người có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người là nạn nhân bạo lực gia đình, người có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình nhưng chưa có việc làm.
4. Công tác can thiệp, xử lý vi phạm trong các vụ việc bạo lực gia đình
- Can thiệp, xử lý kịp thời các vụ bạo lực gia đình. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa chính quyền, các đoàn thể ở cơ sở với mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên để kịp thời nắm bắt thông tin vụ việc.
- Phối hợp xử lý từ góp ý, phê bình tại cộng đồng dân cư; áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đến thực hiện thí điểm xét xử lưu động các vụ án về bạo lực gia đình tại địa bàn xảy ra vụ việc.
5. Tăng cường công tác xã hội hóa trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình
Khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cộng đồng, gia đình, cá nhân tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình và cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
III. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Giai đoạn I (từ năm 2014 đến năm 2015)
- Hoàn thiện Kế hoạch và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
- Xây dựng nội dung tài liệu tuyên truyền về công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
- Kiện toàn, bồi dưỡng, bổ sung đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác gia đình và phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn toàn Thành phố.
- Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh, thành về công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức, kiến thức về phòng chống bạo lực gia đình.
- Tiếp tục nhân rộng và duy trì hệ thống câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình.
- Tiến hành sơ kết, đánh giá giữa kỳ việc thực hiện Kế hoạch vào cuối năm 2015.
2. Giai đoạn II (Từ năm 2016 đến 2020).
- Trên cơ sở sơ kết, đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Kế hoạch ở giai đoạn I để điều chỉnh chính sách phù hợp, triển khai toàn diện các giải pháp để thực hiện thành công các mục tiêu mà kế hoạch đề ra.
- Phát huy, nhân rộng các câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động hiệu quả và xây dựng các mô hình mới về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình phục vụ công tác hoạch định chính sách.
- Tăng cường chia sẻ thông tin, giao lưu, học tập những sáng kiến hay, những mô hình có hiệu quả về công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
- Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Cấp Thành phố: Từ nguồn Ngân sách Nhà nước của UBND Thành phố cấp cho sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội hàng năm (Từ năm 2014 đến 2020).
2. Cấp quận, huyện, thị xã
- Từ nguồn Ngân sách Nhà nước của UBND Thành phố cấp cho các quận, huyện, thị xã hàng năm (Từ 2014 - 2020)
- Ngoài ra, các quận, huyện, thị xã chủ động tạo điều kiện nhằm huy động xã hội hóa nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch chất lượng, hiệu quả.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Là cơ quan thường trực tổ chức triển khai Chương trình trên phạm vi Thành phố. Hướng dẫn các cơ quan có liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình.
Chủ trì tổ chức, thực hiện công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình.
Tiếp tục tổ chức có hiệu quả Kế hoạch số 160/KH - UBND ngày 9/10/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về thực hiện “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”; Kế hoạch số 49/KH - VHTT&DL - NSVH ngày 07/01/2014 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Thành phố “Xây dựng gia đình Thủ đô thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình; kỹ năng ứng xử trong gia đình, xử lý tình huống khi có bạo lực gia đình; hướng dẫn hoạt động của các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.
Duy trì và nhân rộng hiệu quả mô hình câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình; hướng dẫn xây dựng mô hình cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình ở cơ sở.
2. Sở Y tế: Hướng dẫn các trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện chăm sóc ban đầu cho người dân, tư vấn sức khỏe cho nạn nhân bạo lực gia đình; thực hiện thống kê, báo cáo số liệu các trường hợp nạn nhân bạo lực gia đình.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn quy trình phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Chỉ đạo công an xã, phường, thị trấn thiết lập đường dây nóng để kịp thời can thiệp nhằm ngăn chặn và xử lý các trường hợp bạo lực gia đình. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế trong công tác thống kê, báo cáo số liệu.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan chỉ đạo các đơn vị truyền thông, báo chí, thông tin đại chúng... xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, dành thời lượng, chuyên mục, chuyên trang hợp lý để tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình.
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng của Thành phố, các đài truyền thanh quận, huyện, thị xã đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động phổ biến, tuyên truyền Luật phòng chống bạo lực gia đình; Luật bình đẳng giới; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật dân sự để nhân dân biết và tích cực tham gia phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương.
5. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực về phòng, chống bạo lực gia đình cho đội ngũ cán bộ làm công tác Lao động, Thương binh và Xã hội từ Thành phố đến cơ sở, đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội ở cộng đồng.
Tổ chức đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho đối tượng có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình. Hướng dẫn các cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện việc chăm sóc, tư vấn tâm lý, bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ các điều kiện cần thiết cho nạn nhân bạo lực gia đình.
Lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào nội dung tuyên truyền Luật bình đang giới; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật người cao tuổi.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào các chương trình giáo dục, ngoại khóa phù hợp với các cấp học, bậc học.
7. Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên đối với tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bạo lực gia đình. Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn: Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật bình đẳng giới; Luật Hôn nhân và Gia đình.
8. Sở Tài chính: Phối hợp với sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất nguồn kinh phí, đảm bảo ngân sách để thực hiện mục tiêu, nội dung hoạt động của kế hoạch.
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lựa chọn, đưa một số chỉ tiêu Chương trình vào kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội của Thành phố.
10. Các cơ quan báo, đài của Thành phố
Nâng cao chất lượng và bố trí tin, bài chuyên đề, thời lượng, thời gian phù hợp cho các kênh, chương trình, nội dung về phòng, chống bạo lực gia đình.
Biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích, sáng kiến, đóng góp tích cực trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
Xây dựng chuyên trang, chuyên mục; tăng thời lượng phát sóng những nội dung về công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
11. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy: Chỉ đạo Ban Tuyên giáo các quận, huyện, thị xã làm tốt công tác tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn theo dõi.
12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Thành phố Hà Nội: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; khuyến khích, vận động hội viên tham gia tình nguyện viên, cộng tác viên phòng, chống bạo lực gia đình… Lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và trong nội dung tổ chức hội nghị đại biểu nhân dân ở cơ sở.
13. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành Phố: Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy mạnh tuyên truyền về công tác phòng, chống bạo lực gia đình trong các cấp Hội và cán bộ hội viên phụ nữ; xây dựng địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Chỉ đạo hội Liên hiệp phụ nữ quận, huyện, thị xã trong công tác phối hợp các nội dung có liên quan về phòng, chống bạo lực gia đình và tham gia xây dựng, vận hành địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, công tác hòa giải ở cơ sở...
14. Đề nghị Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan liên quan xây dựng và nhân rộng mô hình gia đình thanh niên tiến bộ, hạnh phúc, không có bạo lực gia đình.
15. Đề nghị Liên đoàn lao động Thành phố: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan hướng dẫn tổ chức công đoàn cơ sở trong việc tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng mô hình tổ chức công đoàn không có đoàn viên là người gây bạo lực gia đình; nghiên cứu thí điểm đưa tiêu chí “Đoàn viên công đoàn không gây bạo lực gia đình” vào tiêu chuẩn để bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng công đoàn cơ sở vững mạnh.
16. UBND các quận, huyện, thị xã
Chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tại địa phương. Đưa các mục tiêu, nội dung của Chương trình vào Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội của địa phương.
Chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin và các đơn vị có liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình rộng rãi trong nhân dân đặc biệt là đối tượng có nguy cơ và đã vi phạm Pháp luật về bạo lực gia đình.
Nhân rộng mô hình câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển mạng lưới địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, hộp thư tiếp nhận thông tin về bạo lực gia đình. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành Thành phố tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng can thiệp, hỗ trợ về phòng, chống bạo lực gia đình cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở; đội ngũ nhân viên y tế của trạm y tế xã, phường, thị trấn về chuyên môn chăm sóc y tế ban đầu, tư vấn về sức khỏe cho nạn nhân bạo lực gia đình.
- Kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện việc thực hiện nội dung Chương trình ở địa phương, định kỳ báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện “Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020” của UBND Thành phố Hà Nội; đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố và các đoàn thể chính trị Thành phố, yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã căn cứ nội dung triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo UBND Thành phố qua Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch để tổng hợp./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Kế hoạch 160/KH-UBND về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2021 Ban hành: 07/01/2021 | Cập nhật: 18/01/2021
Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP triển khai Nghị quyết 88/2019/QH14 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 21/10/2020 | Cập nhật: 06/02/2021
Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2020 về công tác thông tin đối ngoại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2021 Ban hành: 19/11/2020 | Cập nhật: 30/12/2020
Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2020 về sơ kết 07 năm thực hiện Luật Xuất bản năm 2012 do tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 04/06/2020 | Cập nhật: 24/07/2020
Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết về thành lập thị xã Hòa Thành, thị xã Trảng Bàng và thành lập các phường, xã thuộc thị xã Hòa Thành, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh Ban hành: 29/01/2020 | Cập nhật: 02/03/2020
Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2019 về công tác xây dựng, ban hành, tự kiểm tra, kiểm tra và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 Ban hành: 31/12/2019 | Cập nhật: 13/03/2020
Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án “Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp” Ban hành: 25/09/2019 | Cập nhật: 20/08/2020
Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2019 triển khai giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Ban hành: 18/07/2019 | Cập nhật: 25/09/2019
Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 Ban hành: 30/11/2018 | Cập nhật: 20/12/2018
Kế hoạch 160/KH-UBND 2018 thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 23/10/2018 | Cập nhật: 08/04/2019
Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 03/CT-TTg về công tác đảm bảo an ninh, trật tự đối với khu kinh tế, khu công nghiệp, doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài Ban hành: 04/09/2018 | Cập nhật: 12/12/2018
Kế hoạch 160/KH-UBND về tổ chức Chương trình Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2018 Ban hành: 13/08/2018 | Cập nhật: 27/08/2018
Quyết định 215/QĐ-TTg năm 2018 về Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sê San Ban hành: 13/02/2018 | Cập nhật: 23/02/2018
Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chỉ thị 39/CT-TTg về tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về chống người thi hành công vụ Ban hành: 12/12/2017 | Cập nhật: 28/12/2017
Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 Ban hành: 15/09/2017 | Cập nhật: 23/11/2017
Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2017 về chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2017-2020 Ban hành: 14/09/2017 | Cập nhật: 31/10/2017
Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 14/09/2017 | Cập nhật: 28/10/2017
Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2017 triển khai Nghị quyết 11-NQ/TU về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo” Ban hành: 03/07/2017 | Cập nhật: 10/07/2017
Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2017 thực hiện chính sách khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề, tạo việc làm và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh theo Quyết định 12/QĐ-TTg Ban hành: 15/05/2017 | Cập nhật: 09/08/2017
Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2016 về phòng, chống bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò năm 2017 Ban hành: 24/10/2016 | Cập nhật: 12/11/2016
Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2016 chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 21/10/2016 | Cập nhật: 27/12/2016
Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2016 tiếp tục thực hiện Nghị quyết 45/NQ-CP về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 25/08/2016 | Cập nhật: 12/09/2016
Kế hoạch 160/KH-UBND Ngoại giao Văn hóa năm 2016 tỉnh Nghệ An Ban hành: 22/03/2016 | Cập nhật: 29/03/2016
Quyết định 215/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Phương án cổ phần hóa Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam Ban hành: 03/02/2016 | Cập nhật: 11/05/2017
Kế hoạch 160/KH-UBND Về tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 Ban hành: 30/11/2015 | Cập nhật: 01/09/2016
Quyết định 215/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến 2020 Ban hành: 06/02/2014 | Cập nhật: 08/02/2014
Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2013 thực hiện “chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” thành phố Hà Nội Ban hành: 09/10/2013 | Cập nhật: 29/10/2013
Quyết định 215/QĐ-TTg năm 2011 hướng dẫn cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 Ban hành: 16/02/2011 | Cập nhật: 17/02/2011
Quyết định 215/QĐ-TTG năm 2008 về việc Ông Đặng Vũ Minh thôi giữ chức Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ban hành: 21/02/2008 | Cập nhật: 23/02/2008
Kế hoạch 160/KH-UBND về năm an toàn giao thông 2021 Ban hành: 20/01/2021 | Cập nhật: 27/02/2021