Kế hoạch 11/KH-UBND về phát triển Chính quyền số thành phố Cần Thơ năm 2021
Số hiệu: 11/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ Người ký: Trần Việt Trường
Ngày ban hành: 15/01/2021 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Bưu chính, viễn thông, Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 15 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021

Thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Phát triển Chính quyền số thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch Phát triển Chính quyền số năm 2021, với những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, đảm bảo người dân có thể tiếp cận, sử dụng dịch vụ mọi lúc, mọi nơi dựa trên nhiều phương tiện khác nhau, phù hợp với nhu cầu; sử dụng dữ liệu số và các công cụ phân tích thông minh để đưa ra chính sách chính xác, kịp thời; cung cấp dữ liệu mở có thể truy cập, sử dụng dễ dàng và bảo đảm an toàn thông tin thông tin mạng.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Tối thiểu 65% thủ tục hành chính (viết tắt là TTHC) đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tối thiểu 35% dịch vụ công trực tuyến của thành phố thực hiện ở mức độ 4 và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;

b) 30% dịch vụ công trực tuyến tích hợp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của địa phương với cổng Dịch vụ công Quốc gia;

c) Tối thiểu 25% hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ giải quyết TTHC của thành phố;

d) 90% trở lên người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC;

đ) Tối thiểu 85% hồ sơ công việc tại cấp thành phố, 65% hồ sơ công việc tại cấp huyện, 35% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (bao gồm hồ sơ văn bản điện tử và hồ sơ TTHC, không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật);

e) 100% Báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo thành phố, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành;

g) 20% hệ thống thông tin của sở, ban ngành, địa phương có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu LGSP;

h) 20% cơ sở dữ liệu dùng chung thành phố được hình thành và kết nối, chia sẻ giữa các sở, ban ngành, địa phương;

i) 80% CBCCVC phụ trách công nghệ thông tin (viết tắt là CNTT) của cơ quan quản lý nhà nước được tập huấn, đào tạo ngắn hạn nâng cao kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số;

k) 95% hồ sơ hệ thống thông tin đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ hoàn thành xây dựng và phê duyệt;

l) 100% máy chủ, máy trạm tại các cơ quan hành chính nhà nước được triển khai giải pháp phòng, chống mã độc tập trung bảo vệ.

II. NỘI DUNG

1. Hoàn thiện môi trường pháp lý

a) Điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện các Quy chế, văn bản về lĩnh vực CNTT phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố;

b) Xây dựng các văn bản liên quan đến quy định kỹ thuật, phương án kỹ thuật, tiêu chuẩn để hướng dẫn kết nối giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ quan nhà nước, kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân;

c) Xây dựng Quy chế quản lý, tích hợp, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu dùng chung thành phố Cần Thơ.

2. Phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin

a) Phát triển hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng đảm bảo an toàn đáp ứng nhu cầu triển khai Chính quyền số theo hướng ưu tiên thuê dịch vụ, tuân thủ mô hình tham chiếu về kết nối mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;

b) Nâng cấp trang thiết bị Trung tâm Dữ liệu thành phố phục vụ triển khai Chính quyền số; trang bị, nâng cấp máy tính, các thiết bị đầu cuối phục vụ kịp thời các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước, xây dựng Chính quyền số và số hóa văn bản, hồ sơ giải quyết TTHC.

3. Phát triển các hệ thống nền tảng và phát triển dữ liệu

a) Hoàn thiện xây dựng hệ thống tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong nội bộ và kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) theo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố;

b) Tích hợp các cơ sở dữ liệu (viết tắt là CSDL) nền tảng dùng chung (người dân, doanh nghiệp, cán bộ công chức viên chức, TTHC, danh mục dùng chung, hồ sơ điện tử) kết nối, chia sẻ, khai thác trên phạm vi toàn thành phố với CSDL Quốc gia, Bộ, ngành;

c) Xây dựng Cổng dữ liệu mở thành phố, các hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành trong giải quyết TTHC, quản lý các ngành, lĩnh vực.

4. Phát triển Chính quyền số phục vụ người dân và doanh nghiệp

a) Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, biểu mẫu, chế độ báo cáo; thực hiện số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử của các cơ quan nhà nước theo quy định;

b) Thực hiện TTHC trên môi trường điện tử, số hóa kết quả giải quyết TTHC theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ;

c) Nâng cấp Cổng dịch vụ công trực tuyến và hệ thống một cửa điện tử, kết nối với hệ thống giám sát Quốc gia về Chính phủ số; ứng dụng công nghệ số để cá nhân hóa giao diện, nâng cao trải nghiệm người dùng dịch vụ công, tiếp thu ý kiến người dân và doanh nghiệp khi xây dựng, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến;

d) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho tổ chức doanh nghiệp và công dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố gắn với việc đánh giá mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

5. Phát triển Chính quyền số phục vụ hoạt động nội bộ cơ quan nhà nước:

a) Phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ ứng dụng, dịch vụ Chính quyền số, bảo đảm kết nối, chia sẻ với các Cơ sở dữ liệu quy mô Quốc gia, Cơ sở dữ liệu Bộ, ngành triển khai trên phạm vi từ Trung ương đến địa phương. Hầu hết các dữ liệu gốc phải được lưu trữ dưới dạng máy có thể đọc được và chia sẻ dưới dạng dịch vụ giao diện lập trình ứng dụng (API), hướng tới việc hình thành kho dữ liệu dùng chung của thành phố;

b) Nâng cấp mở rộng hệ thống quản lý văn bản và điều hành, cập nhật tính năng lưu trữ điện tử, sử dụng trên thiết bị di động, bảo đảm kết nối, liên thông trao đổi văn bản điện tử qua tất cả các cấp Chính quyền của thành phố và kết nối với Trục liên thông văn bản Quốc gia;

c) Tăng cường ứng dụng chữ ký số trong cơ quan nhà nước, ứng dụng chữ ký số trên thiết bị di động nhằm đáp ứng yêu cầu gửi, nhận văn bản điện tử, giải quyết TTHC và ứng dụng trong giải quyết thực hiện trực tuyến được xác thực, nhanh chóng và an toàn;

d) Khai thác, sử dụng hiệu quả hệ thống Hội nghị truyền hình đến cấp xã phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo các cấp thông suốt, thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí;

đ) Khai thác, sử dụng hiệu quả hệ thống camera giám sát bộ phận Một cửa tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phục vụ công tác giám sát, điều hành của Lãnh đạo các cấp;

e) Phát triển Hệ thống thông tin báo cáo của thành phố, từng bước tự động hóa công tác báo cáo, thống kê phục vụ sự chỉ đạo, điều hành nhanh chóng, kịp thời, hỗ trợ quyết định dựa trên dữ liệu của cơ quan nhà nước các cấp và kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ;

g) Xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh (IOC) và phát triển các dịch vụ đô thị thông minh phù hợp điều kiện, nhu cầu thực tế.

6. Bảo đảm an toàn thông tin mạng

a) Xây dựng Hệ thống Trung tâm giám sát, điều hành an toàn thông tin mạng (SOC) cho các hệ thống thông tin của thành phố và kết nối với Hệ thống hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng của Quốc gia;

b) Triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin mạng (viết tắt là ATTT) theo hồ sơ trình phê duyệt đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ cho các hệ thống thông tin phục vụ chính quyền số (Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ);

c) Triển khai giải pháp tường lửa bảo mật, giải pháp phòng, chống mã độc tập trung bảo vệ cho 100% máy chủ, máy trạm, thiết bị đầu cuối liên quan tại sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

d) Tổ chức các hoạt động giám sát, đánh giá an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước;

đ) Kiện toàn Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; tổ chức huấn luyện, diễn tập đảm bảo an toàn thông tin mạng trong cơ quan nhà nước;

e) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đảm bảo ATTT trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

7. Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển Chính quyền số

a) Đào tạo, nâng cao nhận thức cho Lãnh đạo cơ quan nhà nước các cấp về phát triển Chính quyền số;

b) Tổ chức đào tạo, tập huấn đội ngũ chuyên trách CNTT tạo lực lượng nòng cốt cho phát triển Chính quyền số, chuyển đổi số trước hết phải nắm bắt được các xu thế công nghệ mới, các bài học kinh nghiệm, quy định pháp luật, mô hình, quy định kỹ thuật trong triển khai Chính quyền số, chuyển đổi số.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp

a) Ứng dụng các kênh truyền thông đa dạng để nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa số cho người dân, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ Chính quyền số;

b) Xây dựng các nền tảng đào tạo kỹ năng số cho người dân để nhanh chóng phổ cập các kiến thức, kỹ năng số cần thiết, cơ bản cho mọi đối tượng trong xã hội, tạo điều kiện hòa nhập cuộc sống số;

c) Thúc đẩy phổ cập điện thoại thông minh để người dân có thể tiếp cận dịch vụ số mọi lúc, mọi nơi.

2. Giải pháp tổ chức, triển khai

a) Phát huy vai trò Ban Chỉ đạo thực hiện đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và xây dựng Chính quyền điện tử, gắn trách nhiệm các thành viên với nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, địa phương trong việc thực hiện Kế hoạch này để tập trung chỉ đạo điều hành, tạo sự chuyển biến tích cực, hiệu quả trong thực hiện.

b) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp phụ trách, chịu trách nhiệm về hiệu quả ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền số tại cơ quan, đơn vị của mình; sắp xếp, bố trí sử dụng và đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ đối với nguồn nhân lực có chuyên môn về công nghệ thông tin phù hợp với nhu cầu tại các cơ quan, đơn vị;

c) Tăng cường hợp tác, phối hợp với nguồn nhân lực CNTT từ các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các viện, trường trong việc thúc đẩy ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền số của thành phố. Ủy ban nhân dân quận, huyện tiếp tục phát huy vai trò, chức năng nhiệm vụ về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực CNTT của Phòng Văn hóa và Thông tin quận, huyện;

d) Thực hiện lồng ghép tiêu chí đánh giá kết quả ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền số vào tiêu chí hiện đại hóa cải cách hành chính trong các cơ quan, địa phương;

đ) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kịp thời việc triển khai ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền số trong cơ quan nhà nước đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm;

e) Triển khai đồng bộ các ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền số đảm bảo phù hợp với kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố, đặc biệt là việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các ngành, các cấp.

3. Giải pháp tài chính

a) Ưu tiên huy động các nguồn kinh phí đầu tư phát triển cho việc triển khai các nhiệm vụ, dự án ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền số trong cơ quan nhà nước thành phố, bố trí ngân sách chi thường xuyên hàng năm cho những nhiệm vụ ATTT, bảo trì, nâng cấp, mở rộng các hệ thống thông tin nhằm đảm bảo phát huy hiệu quả đầu tư và duy trì hoạt động các hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật;

b) Đẩy mạnh việc triển khai thuê dịch vụ theo Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Thông tư số 23/2020/TT-BTTTT ngày 09 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định các nội dung đặc thù của hợp đồng thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để nâng cao hiệu quả đầu tư, mua sắm, triển khai nhanh các ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền số trong cơ quan nhà nước, trong đó, ưu tiên triển khai các nội dung thuê dịch vụ đảm bảo hạ tầng kỹ thuật CNTT, ATTT.

4. Các giải pháp kỹ thuật công nghệ và các giải pháp khác

Căn cứ thực tế, tình hình triển khai để thực hiện nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong triển khai ứng dụng CNTT, xây dựng Chính quyền số và phát triển đô thị thông minh như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, ứng dụng trên các nền tảng di động...

IV. DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN NĂM 2021 (Đính kèm Phụ lục)

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Chủ trì theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch nhằm phục vụ chỉ đạo và điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả, ổn định; đảm bảo hạ tầng kỹ thuật cho ứng dụng CNTT, đảm bảo vận hành ổn định các hệ thống thông tin dùng của thành phố, thực hiện giám sát an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin, được triển khai trong cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn thành phố;

b) Góp ý chuyên môn, thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết các dự án đầu tư, hoạt động ứng dụng CNTT theo thẩm quyền; thực hiện các mục tiêu Kế hoạch này, các nhiệm vụ được phân công thực hiện tại mục IV của Kế hoạch.

2. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong lồng ghép đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu, ứng dụng CNTT trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của cơ quan nhà nước thành phố trong xây dựng Chính quyền số, chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh; thực hiện các mục tiêu Kế hoạch này và các nhiệm vụ được phân công thực hiện tại mục IV của Kế hoạch.

3. Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC và Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về việc thực hiện TTHC trên môi trường điện tử và việc gửi nhận văn bản điện tử; thực hiện các mục tiêu Kế hoạch này và các nhiệm vụ được phân công tại mục IV của Kế hoạch.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch.

5. Sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện

a) Căn cứ Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố, chủ động xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện các mục tiêu Kế hoạch này và các nhiệm vụ được phân công tại mục IV của Kế hoạch; tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, định kỳ 06 tháng (hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu) báo cáo tình hình ứng dụng CNTT của cơ quan gửi Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố;

b) Giám đốc Sở, Thứ trưởng các cơ quan ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện chịu trách nhiệm về kết quả ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng của cơ quan, địa phương mình.

Trên đây là Kế hoạch Phát triển Chính quyền số thành phố Cần Thơ năm 2021, trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, địa phương gửi báo cáo về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Bộ TT&TT (để b/c);
- TT.TU, TT.HĐND TP;
- CT, PCTUBND TP;
- Sở, ban ngành thành phố;
- UBND quận, huyện;
- VP UBND thành phố (2D,3C,4,7);
- Cổng TTĐT TP;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Việt Trường

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

TÊN NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

THỜI GIAN TRIỂN KHAI

KINH PHÍ (triệu đồng)

NGUỒN VỐN

GHI CHÚ

 

Tổng cộng

 

 

260.292

 

 

I

Xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn thông tin

1

Triển khai dịch vụ phòng, chống mã độc tập trung

Sở Thông tin và Truyền thông

Quý I/2021

2.000

Nguồn vốn sự nghiệp

Nhiệm vụ hàng năm

2

Bảo trì, cấu hình mạng LAN cho các sở, ban, ngành thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông

Quý I-IV/2021

235

Nguồn vốn sự nghiệp

Nhiệm vụ hàng năm

3

Đảm bảo hoạt động của Trung tâm Dữ liệu và hạ tầng kỹ thuật CNTT thành phố Cần Thơ

Sở Thông tin và Truyền thông

Quý I-IV/2021

3.233

Nguồn vốn sự nghiệp

Nhiệm vụ hàng năm

4

Triển khai IPv6

Sở Thông tin và Truyền thông

Quý I/2021

72

Nguồn vốn sự nghiệp

Nhiệm vụ hàng năm

5

Kiểm tra đánh giá ATTT và quản lý rủi ro ATTT cho hệ thống

Sở Thông tin và Truyền thông

Quý II-III/2021

150

Nguồn vốn sự nghiệp

Nhiệm vụ hàng năm

6

Tập huấn, diễn tập ATTT mạng trong cơ quan nhà nước thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông

Quý III/2021

243

Nguồn vốn sự nghiệp

Nhiệm vụ hàng năm

7

Đảm bảo kết nối duy trì MTSLCD, Hội nghị truyền hình trực tuyến thành phố, sở, ngành, quận huyện, xã phường thị trấn

Sở Thông tin và Truyền thông

Quý I-IV/2021

1.920

Nguồn vốn sự nghiệp

Nhiệm vụ hàng năm

8

Thuê dịch vụ giám sát an toàn thông tin mạng (SOC)

Sở Thông tin và Truyền thông

Quý I-IV/2021

2.000

Nguồn vốn sự nghiệp

Nhiệm vụ hàng năm

II

Ứng dụng CNTT, phát triển chính quyền điện tử, đô thị thông minh

9

Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh thành phố Cần Thơ

Sở Thông tin và Truyền thông

Quý IV/2021

650

Nguồn vốn sự nghiệp

 

10

Xây dựng các Cơ sở dữ liệu nền tảng

Sở Thông tin và Truyền thông

Quý I-II/2021

16.183

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thành phố

Quyết định số 171/QĐ- STTTT ngày 12/8/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông phê duyệt Thiết kế chi tiết và Dự toán dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu nền tảng

11

Xây dựng các dịch vụ nền tảng dùng chung toàn thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông

Quý I-II/2021

9.716

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thành phố

Quyết định số 126/QĐ- STTTT ngày 16/6/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông phê duyệt Thiết kế chi tiết và Dự toán dự án Xây dựng các dịch vụ nền tảng dùng chung toàn thành phố Cần Thơ

12

Xây dựng phần mềm nền tảng, điều hành cho Trung tâm điều hành đô thị thông minh

Sở Thông tin và Truyền thông

2021-2022

60.000

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thành phố

Quyết định số 1943/QĐ UBND ngày 16/9/2020 của UBND thành phố về việc điều chỉnh, giao kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 (đợt 2)

13

Xây dựng hạ tầng Trung tâm điều hành thông minh IOC

Sở Thông tin và Truyền thông

2021-2022

50.000

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thành phố

14

Đầu tư Hệ thống quản lý giao thông thông minh (ITS) thành phố cần Thơ GĐ1 (Triển khai các hạng mục như Tủ tín hiệu, đèn tín hiệu, Camera quan sát CCTV, hệ thống dò xe VDS và Trung tâm điều khiển)

Sở Giao thông vận tải

2021-2022

50.000

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thành phố

Quyết định số 1607/QĐ UBND ngày 11/8/2020 của UBND thành phố về việc điều chỉnh, giao chi tiết vốn chuẩn bị đầu tư thuộc kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2016- 2020 (đợt 1)

15

Nâng cấp phần mềm quản lý văn bản và Điều hành sở ban ngành thành phố trên nền tảng mobi; Phần mềm lưu trữ cơ quan theo Thông tư số 02/2019/TT-BNV

Sở Thông tin và Truyền thông

Quý II/2021

1.000

Nguồn vốn sự nghiệp

Quyết định số 2788/QĐ -UBND ngày 04/12/2020 của UBND TP  về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2021 cho các sở, ban ngành, đoàn thể thành phố Cần Thơ

16

Bảo trì, vận hành, kiểm tra, kết nối, khắc phục sự cố hỗ trợ sử dụng hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành cho 23 sở, ban, ngành TP.Cần Thơ.

Sở Thông tin và Truyền thông

Quý I-IV/2021

215

Nguồn vốn sự nghiệp

17

Bảo trì, vận hành, kiểm tra, kết nối, khắc phục sự cố hỗ trợ sử dụng hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành tại 22 đơn vị trực thuộc sở ngành, 05 tổ chức chính trị - xã hội, 09 UBND quận, huyện, 85 UBND xã, phường, thị trấn và 185 đơn vị mở rộng sử dụng trên địa bàn TPCT năm 2021

Sở Thông tin và Truyền thông

Quý l-IV/2021

450

Nguồn vốn sự nghiệp

18

Bảo trì, vận hành, kiểm tra, kết nối hệ thống phần mềm một cửa điện tử và cổng dịch vụ công trực tuyến thành phố. Bảo trì Hệ thống tổng hợp, thu thập trực tuyến ý kiến đánh giá của công dân, tổ chức và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông

Quý I-IV/2021

475

Nguồn vốn sự nghiệp

19

Duy trì tổng đài nhắn tin SMS tự động cho phần mềm một cửa sở ngành, quận, huyện và hồ sơ công việc cho sở ban ngành.

Sở Thông tin và Truyền thông

Quý I-IV/2021

60

Nguồn vốn sự nghiệp

20

Dự án Y tế thông minh thuộc Đề án "Xây dựng thành phố Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh, giai đoạn 2016-2025"

Sở Y tế

2021 - 2025

24.000

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thành phố

Quyết định số 1943/QĐ UBND ngày 16/9/2020 của UBND thành phố về việc điều chỉnh, giao kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 (đợt 2)

21

Xây dựng Trụ sở và trang bị hệ thống phần mềm ứng dụng du lịch thông minh cho Trung tâm Phát triển Du lịch thành phố Cần Thơ

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

2021 -2023

10.922

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thành phố

 

22

Xây dựng phần mềm dịch vụ công trực tuyến các lĩnh vực

Sở Thông tin và Truyền thông

2021

28.491

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thành phố

Quyết định số 187/QĐ- STTTT ngày 27 tháng 8 năm 2020 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt Thiết kế chi tiết và Dự toán dự án Xây dựng Xây dựng phần mềm dịch vụ công trực tuyến các lĩnh vực

23

Xây dựng Kho dữ liệu lưu trữ lịch sử thành phố

Sở Nội vụ

2021-2022

 

 

 

24

Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo của thành phố

Văn phòng UBND thành phố

2021-2022

 

 

 

III

Nhân lực công nghệ thông tin

25

Tập huấn nghiệp vụ giám sát an toàn thông tin, an ninh mạng

Sở Thông tin và Truyền thông

Quý II/2021

48.155

Nguồn vốn sự nghiệp

 

26

Tập huấn về chuyển đổi số

Sở Thông tin và Truyền thông

Quý III/2021

48.155

Nguồn vốn sự nghiệp

 

27

Tập huấn kiến thức quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông

Sở Thông tin và Truyền thông

Quý III/2021

48.155

Nguồn vốn sự nghiệp

 

28

Tập huấn về sử dụng Chữ ký số

Sở Thông tin và Truyền thông

Quý III/2021

68.50

Nguồn vốn sự nghiệp

 

29

Tập huấn chuyên đề về đô thị thông minh

Sở Thông tin và Truyền thông

Quý IV/2021

64.52

Nguồn vốn sự nghiệp

 

IV

Công tác chỉ đạo, điều hành, ban hành các quy chế, quy định

30

Xây dựng quy chế quy định về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu

Sở Thông tin và Truyền thông

2021

 

 

 

31

Xây dựng quy chế quy định về công tác văn thư, lưu trữ điện tử

Sở Nội vụ

2021

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 





Kế hoạch 10/KH-UBND triển khai thi hành Luật Đất đai Ban hành: 11/03/2014 | Cập nhật: 04/04/2014