Thông báo 362/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị triển khai “Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020” và tổng kết 4 năm thực hiện dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016”
Số hiệu: 362/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Nguyễn Cao Lục
Ngày ban hành: 16/08/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Thống kê, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 362/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2017

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRỊNH ĐÌNH DŨNG TẠI HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN “CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016-2020” VÀ TỔNG KẾT 4 NĂM THỰC HIỆN DỰ ÁN “TỔNG ĐIỀU TRA, KIỂM KÊ RỪNG TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2013-2016”

Ngày 20 tháng 7 năm 2017, tại Thành phố Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì Hội nghị triển khai “Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020” và tổng kết 4 năm thực hiện dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016”. Tham dự Hội nghị có các thành viên Ban Chỉ đạo nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; đại diện Ban kinh tế Trung ương, Bộ Tư pháp, Tổng cục thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân, các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát trin nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; một số đơn vị báo, đài và một số tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Sau khi nghe lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo và ý kiến phát biểu của các đại biểu, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Về kết quả thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

Trong nhng năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, xây dựng ngành Lâm nghiệp phát triển bền vững luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, coi đây là một trong những giải pháp tổng hợp, tiết kiệm, hiệu quả nhất để tăng cường tính chống chịu, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra; tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển, đồng thời ổn định cuộc sống của người dân ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Sau 6 năm thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết s18/2011/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng, cụ thể:

- Giá trị, sản lượng, hiệu quả từ sản xuất lâm nghiệp tăng cao hơn trước: Tốc độ tăng trưởng bình quân của sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 6,57%/năm trong giai đoạn 2013-2016 so với 5,03%/năm trong giai đoạn 2010-2012; 06 tháng đầu năm 2017, tăng 5,29%, ước cả năm đạt khoảng 6,6%; sản lượng gỗ rng trồng tăng hơn 3,3 lần; giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tăng hơn 2 lần.

- Công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng có nhiều tiến bộ, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm dần, diện tích rừng bị thiệt hại giảm từ 5.546 ha/năm giai đoạn 2006-2010 xuống 2.948 ha/năm giai đoạn 2012-2016; công tác trồng, rừng được triển khai tích cực, bình quân hàng năm trng được 225 nghìn ha rừng tập trung; năng suất rừng trồng tiếp tục được cải thiện; diện tích được cấp chứng chỉ quản lý rng bền vng đạt khong 225 nghìn ha; xuất hiện nhiều mô hình hợp tác, liên kết giữa công ty chế biến, sản xuất sản phẩm đồ gỗ với người trồng rừng trồng rừng gỗ ln có chứng nhận quản lý rừng bền vng. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tăng từ 40,7% năm 2012 lên 41,19% năm 2016, năm 2017 ước đạt khoảng 41,45%.

- Dịch vụ môi trường rừng trở thành nguồn tài chính quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng, tăng thu nhập cho chủ rừng.

- Cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp có sự chuyển dịch, theo đó, các tổ chức nhà nước quản lý giảm từ 80,1% năm 2000 xuống 45,2% năm 2015; diện tích do thành phần kinh tế ngoài nhà nước quản lý tăng từ 19,9% năm 2000 lên 54,8% năm 2015, hộ gia đình, cá nhân được giao 3,146 triệu ha.

- Hệ thng văn bản quy phạm, pháp luật, các cơ chế, chính sách được hoàn thiện hơn, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đang được sửa đổi, thể chế hóa kịp thời chủ trương xã hội hóa nghề rừng; tái cơ cấu lâm nghiệp, quản lý chặt chẽ rừng tự nhiên, phát triển bền vững, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng.

Bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được nêu trên, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2016 cũng còn một số tồn tại, chủ yếu, như:

- Công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng vẫn còn những điểm nóng vphá rừng, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép và chống người thi hành công vụ (Kon Tum; Đắk Lắk; Quảng Nam; Mường Nhé - Điện Biên).

- Kết quả trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, trồng rừng thay thế còn thấp, chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch.

- Năng suất, chất lượng rừng thấp, đa dạng sinh học của rừng tự nhiên tiếp tục bị suy giảm (80% diện tích rừng tự nhiên là rừng nghèo), giá trị thu nhập trên 1 ha rừng còn thp, tỷ trọng thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm 25% trong tổng thu nhập, đời sống rất khó khăn.

- Chất lượng nhiều loại sản phẩm lâm nghiệp còn chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp; kết cấu hạ tầng phục vụ chế biến kém phát triển, chưa phát triển mạnh thị trường nội địa.

- Công tác đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất còn chậm; phần lớn các công ty lâm nghiệp chưa được tự chủ kinh doanh, không có nguồn tài chính ổn định; trách nhiệm của chủ rừng chưa gn với kết quả bảo vệ rừng, chưa phân định rõ sản xuất kinh doanh với việc thực hiện nhiệm vụ công ích.

2. Về Dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016” theo Quyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

- Dự án đã hoàn thành các mục tiêu, nội dung yêu cầu đề ra tại 60 tỉnh có rừng; đã huy động được nguồn lực từ trung ương đến địa phương để thực hiện, ứng dụng công nghệ viễn thám và công nghệ thông tin để điều tra, kiểm kê rừng, làm tăng độ chính xác, tiết kiệm các nguồn lực; năng lực, trình độ của cán bộ được cải thiện; nhận thức của các cấp chính quyền và người dân về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng được nâng cao.

- Dự án đã tạo được bộ dữ liệu đầy đủ về rừng và chủ rừng đến từng lô rừng với độ tin cậy cao, thống nhất giữa bản đồ và số liệu, giải quyết nhiều bất cập của dữ liệu về rừng nhất là về ranh giới, chủ rừng, diện tích, trữ lượng... làm cơ sở giải quyết những tồn tại trong quản lý rừng và đất lâm nghiệp, rà soát quy hoạch 3 loại rừng, giao đất giao rừng, theo dõi diễn biến rừng, nghiệm thu và thanh toán chi trả dịch vụ môi trường rừng; là nguồn dữ liệu quan trọng phục vụ lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Lâm nghiệp.

Bên cạnh những ưu điểm chủ yếu nêu trên, Dự án tổng điều tra kiểm kê rừng toàn quốc vẫn còn một số tồn tại, khó khăn:

- Thời gian tiến hành điều tra, kiểm kê rừng kéo dài (4 năm). Rừng thường xuyên biến động, việc kéo dài thời gian điều tra, kim kê làm giảm độ tin cậy đối với kết quả thực hiện. Tiến độ của dự án chậm so với quy định.

- Ảnh vệ tinh độ phân giải cao theo yêu cầu điều tra rừng không đồng bộ về thời gian, loại ảnh, làm phát sinh thêm thời gian, công thu thập thông tin hiện trường để xây dựng mẫu khóa ảnh. Đặc biệt là với nguồn ảnh VNRedSat-1.

- Ranh giới quy hoạch 3 loại rừng, ranh giới giao đất cho các chủ rừng, ranh giới của một số đơn vị hành chính đã được điều chỉnh ngoài thực tế nhưng chưa được thể hiện trên bản đồ, làm tăng khối lượng kiểm kê rừng.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI

Trong giai đoạn tới, nhằm cụ thể hóa mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; tiếp tục thực hiện tốt Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006 - 2020, Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; triển khai Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020, với mục tiêu nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc lên 42%, tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 5,5% đến 6,0%/năm, nâng cao năng suất rừng trồng bình quân lên 20 m3/ha/năm, giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt khoảng từ 8,0 đến 8,5 tỷ USD; đng thời, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo hướng: Nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích; góp phần giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn vi tiến trình xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

Đđạt được mục tiêu trên, chúng ta phải thực hiện được 03 nhiệm vụ chủ yếu là: Thứ nhất là bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; thứ hai là phải phát triển và nâng cao năng suất của rừng; và thứ ba là nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm lâm nghiệp.

1. Về triển khai Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020

Đhiện thực hóa các mục tiêu nêu trên, trong thời gian tới cần tập trung một số nội dung trọng yếu sau đây:

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, tạo môi trường pháp lý thuận lợi đbảo vệ rừng và phát triển ngành lâm nghiệp:

+ Khn trương rà soát, nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách: Tiếp thu ý kiến và hoàn thiện Dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi), trình Quốc hội khóa XIV xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10 năm 2017); hướng dẫn một số nội dung của Quyết định số 886/QĐ-TTg , hoàn thành trong Quý III năm 2017.

+ Ban hành, thực thi các sáng kiến tài chính mới đtạo thêm nguồn lực cho phát triển ngành lâm nghiệp, cụ thể như: Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở công nghiệp, du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy sản, bồi hoàn giá trị hệ sinh thái rừng.

- Nâng cao chất lượng công tác lập và quản lý thực hiện quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp:

+ Hoàn thiện việc rà soát, đánh giá quy hoạch tổng thể rừng cấp quốc gia và cấp vùng, xác định rõ lâm phận n định, nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong công tác theo dõi giám sát, cập nhật hiện trạng, diễn biến tài nguyên rừng.

+ Các địa phương tổ chức rà soát thực trạng quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp, kịp thời điều chỉnh những bất hợp lý, thống nhất giữa quy hoạch rừng trên bản đồ và trên thực địa;

+ Gắn quy hoạch phát triển rừng với tái cấu trúc ngành lâm nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành lâm nghiệp. Cả nước, mỗi địa phương phải xác định các sản phẩm lâm nghiệp chủ lực đtập trung bảo vệ, phát triển, đầu tư.

+ Gắn tái cấu trúc bảo vệ rừng với ứng phó biến đổi khí hậu, với phát triển du lịch, giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa; với bố trí lại dân cư, từ đó nâng cao đời sống người dân.

- Tạo động lực để huy động sự tham gia của toàn xã hội vào bảo vệ, quản lý, phát triển và khai thác rừng có hiệu quả:

+ Trước hết phải đảm bảo bố trí đủ ngân sách trung ương và địa phương.

+ Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế xã hội đầu tư, xây dựng, bảo vệ rừng thông qua việc giao, cho thuê rừng cho tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân.

+ Đảm bảo tất cả diện tích rừng có chủ quản lý cụ thể, tạo điều kiện tích tụ đất lâm nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu chủ yếu bằng phương thức liên kết, liên doanh trồng rừng và doanh nghiệp chế biến.

+ Tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi sản phẩm từ trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế bến và tiêu thụ sản phẩm.

+ Có cơ chế khuyến khích việc hình thành các doanh nghiệp quy mô vừa và ln ở tùng vùng kinh tế; lấy các doanh nghiệp làm động lực nhằm liên kết chuỗi sản xuất đối với mỗi sản phẩm chủ lực, nhất là sản phẩm xuất khẩu, tạo đầu vào cho người dân, liên hết, hỗ trợ người dân, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh công tác quản lý rừng bền vững;

+ Cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn của Việt Nam phù hợp với quy định, thông lệ của quốc tế.

+ Coi trọng thị trường nội địa, lấy thị trường khu vực và quốc tế làm mục tiêu đnâng cao sức cạnh tranh, phát triển các sản phẩm ngành lâm nghiệp.

+ Chuẩn bị các điều kiện, hoàn thành việc đàm phán, ký kết các hiệp định chung với EU và các hiệp định song phương với các nước có tiềm năng để mở cửa thị trường cho thương mại, xuất nhập khẩu lâm sản;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật bảo vệ, phát triển rừng.

- Ưu tiên bố trí và huy động các nguồn lực cho công tác quản lý, bảo vệ và đầu tư phát triển rừng (nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA, các nguồn vốn quốc tế khác, vốn FDI, vốn của doanh nghiệp, vốn của người dân...).

2. Nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, ngành và địa phương.

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành:

- Tiếp thu ý kiến và hoàn thiện Dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi), trình Quốc hội khóa XIV xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4, tháng 10 năm 2017.

- Hướng dẫn một số nội dung Quyết định số 886/QĐ-TTg , hoàn thành trong Quý III năm 2017.

- Trình Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét ban hành Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo nhà nước về Chương trình mục tiêu phát triển rừng bền vững ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, hoàn thành trong tháng 8 năm 2017.

- Phối hợp với Bộ Tài chính thông báo vốn ngân sách Trung ương năm 2017 và phần chưa phân bổ năm 2016 cho các Bộ, ngành, địa phương, hoàn thành trong tháng 8 năm 2017.

- Tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển rừng bền vững năm 2018, và kế hoạch giai đoạn 2018-2020 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo đúng tiến độ xây dựng kế hoạch.

- Chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của số liệu về kết quả điều tra kiểm kê rừng toàn quốc. Khẩn trương tiếp thu ý kiến của các địa phương tại Hội nghị này, để hoàn thiện báo cáo kết quả điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc. Tổng hợp báo cáo hoàn thành Dự án tổng điều tra kiểm kê rừng toàn quốc, gửi lấy ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo nhà nước Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, trên cơ sở đó hoàn thiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định tại Quyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp danh mục các dự án ODA cho lâm nghiệp, trong đó ưu tiên cho khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc, khu vực ven biển;

- Hướng dẫn cụ thể về trình tự hỗ trợ và quy định cụ thể định mức hỗ trợ theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.

- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án khôi phục, bảo vệ và phát triển bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2025, hoàn thành trước 30 tháng 8 năm 2017.

- Cân đối bố trí vốn cho các dự án bảo vệ và phát triển rừng trong đó có Dự án huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) và Đề án Tây Nguyên, theo quy định.

c) Bộ Tài chính

- Thông báo vốn ngân sách Trung ương năm 2017 và phần chưa phân bnăm 2016 (nguồn vốn sự nghiệp) cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển rừng bền vững.

- Chủ trì rà soát, sửa đổi, bổ sung các thông tư hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn sự nghiệp và vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 57/QĐ-TTg để chuyển sang thực hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

d) Các bộ, ngành, địa phương có thực hiện nhiệm vụ Chương trình mục tiêu phát triển rừng bền vững:

- Xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện; rà soát, xây dựng các dự án trên địa bàn; kiện toàn Ban chỉ đạo, Văn phòng thường trực để tổ chức thực hiện và quản lý Chương trình mục tiêu phát triển rừng bền vững, hoàn thành trong tháng 8 năm 2017;

- Xây dựng kế hoạch năm 2018, kế hoạch giai đoạn 2018 - 2020 gửi các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, hoàn thành trước ngày 31 tháng 8 năm 2017.

đ) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Rà soát, bố trí, cân đối vốn ngân sách cho các dự án bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2017.

- Chỉ đạo triển khai Nghị định số 147/2016/NĐ-CP , ngày 02 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn.

- Chỉ đạo các chủ đầu tư có chuyển mục đích sử dụng rừng hoàn thành công tác trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh trong năm 2017. Đối với các dự án đã nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, khn trương chỉ đạo, giải quyết vướng mắc để trồng rừng ngay, không đtồn quỹ.

3. Về sử dụng thành quả dự án Tổng điều tra kiểm kê rừng

Giao Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ; duy trì, cập nhật những biến động về rừng và đất lâm nghiệp hàng năm vào cơ sở dữ liệu kiểm kê rừng và hồ sơ quản lý rừng các cấp hành chính và chủ rừng. Thực hiện công bố hiện trạng rừng theo quy định. Sử dụng kết quả kiểm kê rừng để phân tích, đánh giá xây dựng các cơ chế, chính sách về lâm nghiệp và các chương trình, đề án, dự án..., nhằm thực hiện định hướng tái cơ cấu ngành lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; giám sát biến động tài nguyên rừng hàng năm phục vụ cho chương trình điều tra rừng quốc gia, giám sát trữ lượng cacbon rừng phục vụ cho xây dựng, thực hiện Chương trình hành động quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng cacbon rừng” giai đoạn 2011 - 2020.

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, xử lý theo thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ nhng vấn đề vượt thẩm quyền.

Văn phòng Chính phủ thông báo đcác cơ quan biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
-
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- VKS nhân dân tối cao;
- UB Trung ương MTTQ Việt Nam;
- Các thành viên BCĐ Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm, TGĐ TTĐTCP, các Vụ: TH, KTTH, QHĐP, TKBT, KGVX;
- Lưu: VT, NN(3b)Tn.

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Cao Lục