Quyết định 960/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cụm công nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Số hiệu: 960/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên Người ký: Phạm Đình Cự
Ngày ban hành: 04/06/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 960/QĐ-UBND

Phú Yên, ngày 04 tháng 6 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 106/QĐ-UBND ngày 20/01/2014 của UBND Tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cụm công nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1477/QĐ-UBND ngày 15/9/2014 của UBND Tỉnh về việc Ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Kết luận số 25-KL/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 29/TTr-SCT, ngày 19/5/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch mạng lưới cụm công nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND Tỉnh;
- CT và các PCT UBND Tỉnh;
- Các PVP UBND Tỉnh;
- Lưu: VT, Hg, Q.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phạm Đình Cự

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 960/QĐ-UBND ngày 04/6/2015 của UBND tỉnh Phú Yên)

Để thực hiện có hiệu quả Quy hoạch mạng lưới cụm công nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và kịp thời đáp ứng nhu cầu về mặt bằng cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển sản xuất; góp phần tổ chức, bố trí lại lực lượng sản xuất một cách hợp lý và khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, giảm thiểu những ảnh hưởng đến môi trường sinh thái do sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gây ra. UBND tỉnh Phú Yên đề ra Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

Tổ chức thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong Quyết định số 106/QĐ-UBND ngày 20/01/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cụm công nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn từ nay đến năm 2020: Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp hiện có; mở rộng và thành lập mới một số cụm công nghiệp có điều kiện phát triển thuận lợi. Phấn đấu luỹ kế hình thành và lập quy hoạch chi tiết được 16 cụm công nghiệp để sẵn sàng đón nhận nhà đầu tư, nâng tỷ lệ lấp đầy bình quân các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh lên 70% diện tích đất công nghiệp cho thuê.

- Giai đoạn 2021 đến 2030: Đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, phấn đấu cơ bản lấp đầy diện tích đất công nghiệp cho thuê tại các cụm công nghiệp đã được thành lập; mở rộng một số cụm công nghiệp có điều kiện phát triển và đã đạt tỷ lệ lấp đầy trên 80%. Phấn đấu luỹ kế hình thành được 26 cụm công nghiệp.

II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU:

Tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh (ĐTHC), đầu tư mới (ĐTM), đầu tư mở rộng (ĐTMR) và hoàn thành nhiệm vụ lập Quy hoạch chi tiết (QHCT) các cụm công nghiệp sau:

1. Đến cuối năm 2015:

TT

Tên cụm công nghiệp

Địa điểm
(xã, phường)

Quy mô diện tích (ha)

Nhu cầu vốn đầu tư (Triệu đồng)

QHCT

ĐTHC

ĐTM

ĐTMR

I

Thị xã Sông Cầu

 

 

 

 

 

 

1

Cụm CN Trung Trinh

Xuân Phương

30,0

 

10,0

 

87.927,2

2

Cụm CN Triều Sơn

Xuân Thọ II

8,0

 

8,0

 

70.160,0

II

Huyện Sông Hinh

 

 

 

 

 

 

1

Cụm CN TT Hai Riêng

TT. Hai Riêng

 

4,0

 

 

32.230,0

2

Cụm CN Buôn Trinh

Eabar

30,0

 

 

 

340,8

III

Huyện Sơn Hoà

 

 

 

 

 

 

1

Cụm CN Ba Bản

Sơn Hà

74,0

7,0

 

67,0

646.810,0

2

Cụm CN Vân Hòa

Sơn Xuân

30,0

 

 

 

340,8

IV

Huyện Đồng Xuân

 

 

 

 

 

 

1

Cụm CN Bến Đá

Thị trấn La Hai

 

14,5

 

 

119.165,0

2

Cụm CN Soi Nga

Xuân Lãnh

40,0

 

 

 

389,6

V

Huyện Tây Hoà

 

 

 

 

 

 

 

Cụm CN Hòa Phú

Hòa Phú

50,0

 

11,0

 

96.849,8

VI

Huyện Đông Hoà

 

 

 

 

 

 

 

Cụm CN Nam Bình 1

Hòa Xuân Tây

50,0

 

50,0

 

438.500,0

VII

Huyện Phú Hoà

 

 

 

 

 

 

1

Cụm CN Hòa An

Hòa An

 

8,7

 

 

70.759,0

2

Cụm CN Ngọc Sơn Đông

Hòa Quang Bắc

15,0

 

15,0

 

131.550,0

VIII

Huyện Tuy An

 

 

 

 

 

 

1

Cụm CN Tam Giang

An Cư

 

6,4

 

 

52.748,0

2

Cụm CN Tiên Châu

An Ninh Tây

12,0

 

 

 

214,2

 

Tổng cộng:

 

289,0

40,6

94,0

67,0

1.747.984,4

2. Giai đoạn 2016-2020:

TT

Tên cụm công nghiệp

Địa điểm
(xã, phường)

Quy mô diện tích (ha)

Nhu cầu vốn đầu tư
(Triệu đồng)

QHCT

ĐTM

ĐTMR

I

Thị xã Sông Cầu

 

 

 

 

 

 

Cụm CN Trung Trinh

Xuân Phương

 

 

20,0

175.172,8

II

Huyện Sông Hinh

 

 

 

 

 

1

Cụm CN TT Hai Riêng

TT. Hai Riêng

16,6

 

16,6

145.144,0

2

Cụm CN Buôn Trinh

Eabar

 

30,0

 

262.759,2

III

Huyện Sơn Hoà

 

 

 

 

 

 

Cụm CN Vân Hòa

Sơn Xuân

 

30,0

 

262.759,2

IV

Huyện Đồng Xuân

 

 

 

 

 

1

Cụm CN Bến Đá

Thị trấn La Hai

5,5

 

5,5

48.235,0

2

Cụm CN Soi Nga

Xuân Lãnh

 

40,0

 

350.410,4

V

Huyện Tây Hoà

 

 

 

 

 

1

Cụm CN Hòa Phú

Hòa Phú

 

 

39,0

341.650,2

2

Cụm CN Nông nghiệp

Hoà Bình I

5,0

5,0

 

43.850,0

3

Cụm CN Đá Mài

Sơn Thành Tây

70,0

70,0

 

613.900,0

VI

Huyện Tuy An

 

 

 

 

 

1

Cụm CN Tam Giang

An Cư

13,6

 

13,6

119.272,0

2

Cụm CN Tiên Châu

An Ninh Tây

 

12,0

 

105.025,8

 

Tổng cộng:

 

110,7

187,0

94,7

2.468.178,6

3. Giai đoạn 2021 - 2030:

TT

Tên cụm công nghiệp

Địa điểm
(xã, phường)

Quy mô diện tích (ha)

Nhu cầu vốn đầu tư
(Triệu đồng)

QHCT

ĐTM

ĐTMR

I

Thị xã Sông Cầu

 

 

 

 

 

 

Cụm CN Trung Trinh

Xuân Phương

9

 

9

78.930

II

Huyện Sông Hinh

 

 

 

 

 

1

Cụm CN Buôn Trinh

Eabar

15

 

15

131.550

2

Cụm CN Tân An

Eabar

60

60

 

526.200

3

Cụm CN Tân Lập

Đức Bình Đông

30

30

 

263.100

III

Huyện Sơn Hoà

 

 

 

 

 

1

Cụm CN Vân Hòa

Sơn Xuân

20

 

20

175.400

2

Cụm CN Kiến Thiết

Eachrang

15

15

 

131.550

IV

Huyện Đồng Xuân

 

 

 

 

 

1

Cụm CN Soi Nga

Xuân Lãnh

16

 

16

140.320

2

Cụm CN Phước Lộc

Xuân Quang 3

25

25

 

219.250

3

Cụm CN Phước Hòa

Xuân Phước

70

70

 

613.900

V

Huyện Tây Hoà

 

 

 

 

 

 

Cụm CN Hòa Phú

Hòa Phú

24

 

24

210.480

VI

Huyện Đông Hoà

 

 

 

 

 

 

Cụm CN Nam Bình 1

Hòa Xuân Tây

20

 

20

175.400

VII

Huyện Phú Hoà

 

 

 

 

 

1

Cụm CN TT Phú Hoà

Thị trấn Phú Hòa

20

20

 

175.400

2

Cụm CN Long Phụng

Hòa Trị

8

8

 

70.160

3

Cụm CN Phong Hậu

Hoà Hội

50

50

 

438.500

VIII

Huyện Tuy An

 

 

 

 

 

1

Cụm CN Phong Phú

An Hiệp

35

35

 

306.950

2

Cụm CN Trung Lương

An Nghiệp

20

20

 

175.400

 

Tổng cộng:

 

437

333

104

3.832.490

4. Nguồn vốn đầu tư:

- Vốn Ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu là 5.000 triệu đồng/cụm công nghiệp (Thực hiện theo Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ).

- Vốn sự nghiệp Khuyến công quốc gia là 3.500 triệu đồng/cụm công nghiệp. Trong đó: Lập Quy hoạch chi tiết là 500 triệu đồng/cụm; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là 3.000 triệu đồng/cụm (Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18/02/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương).

- Vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Công Thương:

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tập trung đẩy mạnh tuyên truyền Kế hoạch này.

- Tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp trình UBND Tỉnh phê duyệt; tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp và các dự án đầu tư xây dựng công trình trong cụm công nghiệp theo thẩm quyền; đề xuất và thực hiện các cơ chế, chính sách, quy định,… liên quan đến phát triển cụm công nghiệp; tham mưu UBND Tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương trong Tỉnh kịp thời hỗ trợ các nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp.

- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ đầu tư kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp, tạo điều kiện để thu hút những ngành nghề phù hợp với quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, kinh tế xã hội của từng địa phương nhằm tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững; làm đầu mối tiếp nhận, tổng hợp, đánh giá và báo cáo về tình hình triển khai, hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp trên địa bàn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì tham mưu UBND Tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp để thu hút đầu tư, thu hút các nguồn vốn khác nhau tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp; tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển hạ tầng xã hội, chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư vào cụm công nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổng hợp, cân đối, trình UBND Tỉnh quyết định kế hoạch vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp theo quy hoạch.

3. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và phân bổ dự toán chi hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp hàng năm; kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, quản lý, sử dụng, quyết toán vốn đầu tư các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp thuộc ngân sách Tỉnh của chủ đầu tư; hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với các tổ chức, cá nhân được giao đất, thuê đất tại cụm công nghiệp.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì tham mưu, đề xuất UBND Tỉnh và thực hiện các cơ chế chính sách về quản lý đất đai và môi trường đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; tăng cường cải cách thủ tục hành chính nhằm giải quyết nhanh chóng các thủ tục liên quan đến các lĩnh vực trên, tạo môi trường đầu tư thông thoáng và giúp cho các nhà đầu tư triển khai nhanh các dự án phát triển sản xuất; hướng dẫn các thủ tục về giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trong cụm công nghiệp theo quy định hiện hành.

5. Sở Xây dựng:

Chủ trì tham mưu UBND Tỉnh quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn; thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại các cụm công nghiệp theo quy định hiện hành; Phối hợp với các ngành chức năng hỗ trợ, hướng dẫn nội dung trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch chi tiết, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình xây dựng trong cụm công nghiệp theo quy định hiện hành.

6. Sở Nội vụ:

Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương và các ngành liên quan thẩm định hồ sơ thành lập Trung tâm Phát triển cụm công nghiệp của UBND cấp huyện, trình Chủ tịch UBND Tỉnh quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, chức năng của Trung tâm Phát triển cụm công nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật.

7. Các Sở, ban, ngành khác có liên quan: :

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực được giao đối với các nội dung công việc có liên quan để thực hiện tốt kế hoạch này.

8. UBND các huyện, thị xã:

- Tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tổ chức triển khai công tác lập quy hoạch chi tiết và đầu tư mới các cụm công nghiệp để sẵn sàng đón nhận nhà đầu tư; chủ động thu hút đầu tư, bố trí quỹ đất, chọn lọc những ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phù hợp để phát huy hiệu quả tại từng địa phương; quản lý hoạt động của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp theo thẩm quyền.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc lập hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp trên địa bàn, lập quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư và tổ chức triển khai đầu tư xây dựng cụm công nghiệp sau khi được phê duyệt; chỉ đạo UBND cấp xã hỗ trợ thực hiện công tác thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng,... để nhanh chóng triển khai xây dựng cụm công nghiệp trên địa bàn.

- Lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương và vốn khuyến công quốc gia hàng năm đúng tiến độ; thực hiện công tác báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất về tình hình hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn theo quy định; rà soát, đề xuất UBND Tỉnh hiệu chỉnh, bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn.

9. Thời gian thực hiện, chế độ báo cáo:

Thời gian thực hiện từ nay đến hết năm 2030. Giao Sở Công Thương chịu trách nhiệm theo dõi việc triển khai thực hiện kế hoạch. Hàng năm rà soát, đánh giá tình hình triển khai để có kế hoạch điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung phù hợp; 05 năm tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch 01 lần.

Định kỳ vào ngày 15/12 hàng năm, các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch của ngành, địa phương và những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị về UBND Tỉnh (qua Sở Công Thương) để xử lý kịp thời.

UBND Tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc bất cập phát sinh, phản ảnh về Sở Công Thương để cập nhật và tổng hợp trình UBND Tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.