Quyết định 93/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án: "Phát triển vùng nguyên liệu chè phục vụ chế biến và xuất khẩu" do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
Số hiệu: 93/2007/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Nguyễn Đình Chi
Ngày ban hành: 06/08/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 93/2007/QĐ-UBND

Vinh, ngày 06 tháng 8 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN: "PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CHÈ PHỤC VỤ CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU"

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Chỉ thị số 33/2004/CT-TTg ngày 23/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch 5 năm 2006 - 2010;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NĐ-TU ngày 26/12/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An về Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI;

Căn cứ Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 03/02/2006 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai các chương trình, đề án trọng điểm thực hiện Nghị quyết 01/NQ-TU ngày 26/12/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ khoá XVI;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Tờ trình số 1211/TT-SNN.KHĐT ngày 19/7/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án: "Phát triển vùng nguyên liệu chè phục vụ chế biến và xuất khẩu"

(Có Đề án kèm theo)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp & PTNT, Công nghiệp, Giao thông vận tải, Tài nguyên & Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện có quy hoạch trồng chè công nghiệp và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Chi

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CHÈ PHỤC VỤ CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU
(Kèm theo Quyết định số 93/2007/QĐ-UBND ngày 06/8/2007 của UBND tỉnh)

PHẦN MỞ ĐẦU

Chè là cây công nghiệp có khả năng thích ứng rộng; sinh trưởng tốt, cho năng suất, chất lượng cao, tạo ra hiệu quả kinh tế trên những vùng đất đồi. Hiện nay chè công nghiệp được trồng rộng rãi thành những vùng lớn trong cả nước và đang trở thành cây xoá đói, giảm nghèo và tiến tới làm giàu cho người sản xuất.

Nghệ An là tỉnh có nhiều đất đồi núi thích hợp với cây chè. Vì vậy, tỉnh đã chú trọng phát triển cây chè công nghiệp trong những năm qua và đã mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ. Để tiếp tục phát triển cây chè trên những vùng đất đã được quy hoạch, Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ khoá XVI đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 đưa diện tích chè lên 13.000ha, sản lượng chè búp chế biến là 12.000 tấn.

Để thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ khóa XVI đề ra, UBND tỉnh xây dựng Đề án: "Phát triển vùng nguyên liệu chè phục vụ chế biến và xuất khẩu", với các nội dung chủ yếu sau:

Những căn cứ xây dựng đề án:

+ Căn cứ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An 1996-2010;

+ Căn cứ Quy hoạch phát triển nông nghiệp Nghệ An giai đoạn 2001-2010;

+ Căn cứ số Nghị quyết 01/NQ-TU ngày 26/12/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ khóa XVI.

+ Căn cứ Quyết định số 436/QĐ-UB ngày 03/2/2006 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch triển khai các chương trình, đề án trọng điểm.

Phạm vi xây dựng đề án:

- Đề án xây dựng trong phạm vi các vùng trồng chè nguyên liệu của tỉnh, bao gồm các huyện: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn, Quỳ Hợp, Quế Phong.

- Nội dung Đề án chủ yếu tập trung vào phát triển vùng chè nguyên liệu; đầu tư công nghệ chế biến chè; tăng cường công tác thủy lợi; mở rộng đường giao thông vùng nguyên liệu.

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÈ CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2001-2006

I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT CHÈ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2006.

1. Diện tích, năng suất, sản lượng chè qua các năm.

Năm

Tổng diện tích (ha)

Diện tích chè kinh doanh

(ha)

Năng suất

(tạ búp tươi/ha)

Sản lượng búp tươi

(tấn)

Sản lượng búp khô (tấn)

2001

4.378

2.379

58,00

13.798

2.759,6

2002

5.328

2.379

59,97

14.267

2.853,4

2003

6.078

2.710

61,51

16.669

3.333,8

2004

6.806

3.638

65,93

23.985

4.797,0

2005

7.204

4.065

65,31

26.549

5.309,8

2006

5.479

4.265

75,26

32.098

6.419,6

2. Nhận xét:

- Diện tích: Từ năm 2001 - 2005 toàn tỉnh phát triển thêm được 2.826 ha, trung bình mỗi năm trồng thêm được 565,2 ha. Kết thúc nhiệm kỳ kế hoạch mục tiêu diện tích mới đạt 56,5% kế hoạch đề ra.

Năm 2006 trồng mới thêm được 725 ha, tuy nhiên diện tích không những không được tăng lên so với năm 2005 mà lại giảm đi 1.725 ha. Nguyên nhân diện tích bị giảm là:

Năm 2006 Cục Thống kê Nghệ An đã tổ chức cuộc tổng điều tra Nông nghiệp - nông thôn và thủy sản, trong đó có cây chè công nghiệp. Kết quả điều tra diện tích chè đã có sự thay đổi.

Trước tình hình đó Sở Nông nghiệp & PTNT đã phối hợp với Cục Thống kê Nghệ An, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính thành lập Đoàn kiểm tra, rà soát diện tích chè (Quyết định số 1245/QĐ-NN ngày 27/12/2006). Kết quả rà soát cho thấy số liệu tổng điều tra của Cục Thống kê là chính xác và cùng thống nhất diện tích chè năm 2006 là 5.479 ha.

Sở dĩ diện tích chè bị giảm do những nguyên nhân sau:

- Trong thời gian qua các xã, nông trường, Tổng đội TNXP - XDKT trên địa bàn 2 huyện Thanh Chương và Anh Sơn trồng thay thế diện tích chè hạt năng suất thấp bằng giống chè mới LDP1, LDP2 nhưng không báo cáo diện tích giảm (Thanh Chương thay thế 1.050 ha).

- Số diện tích chè bị chết do hạn hán nhưng các địa phương, Xí nghiệp chưa tiến hành điều tra, xác định để báo cáo điều chỉnh giảm.

- Một số vùng do khó khăn về giao thông, thiếu lao động thu hái, giá cả thu mua chè búp thấp, không ổn định, tâm lý sợ ép cấp, ép giá nên một số hộ dân tự ý chuyển diện tích chè búp sang chè thực phẩm, hoặc chuyển sang trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Số diện tích này các địa phương chưa điều tra tổng hợp báo cáo kịp thời.

- Ngoài ra, tại huyện Thanh Chương trong quá trình thi công đường Hồ Chí Minh, xây dựng khu tái định cư Bản Vẽ một số diện tích chè búp của các đơn vị, hộ dân nằm trong vùng giải tỏa giảm chưa được tổng hợp báo cáo.

- Xí nghiệp chè Hạnh Lâm có thêm một nguyên nhân là trước năm 2000 diện tích trồng chè được tính theo diện tích giao khoán đất cho từng hộ dân.

- Diện tích chè của Công ty Đầu tư phát triển chè trước khi thực hiện Quyết định số 82 của UBND tỉnh (trước 2003) được báo cáo cả diện tích của Công ty đầu tư trồng tại các xã, trong khi đó địa phương vẫn báo cáo số diện tích đó (tức là một diện tích mà 2 nơi báo cáo).

Thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ khoá XVI đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 đưa diện tích chè lên 13.000ha, sản lượng chè búp chế biến là 12.000tấn. Thực tế cho thấy nếu phấn đấu thâm canh tăng năng suất chè lên 9-10 tấn búp tươi/ha thì 12.000 tấn chè chế biến là dễ đạt được, tuy nhiên mục tiêu 13.000 ha chè thì căn cứ vào thực tế đất đai cũng như khả năng trồng mới trong những năm qua cho thấy khó có thể đạt được chỉ tiêu này.

Năng suất chè búp tươi từ năm 2001 đến 2006 năng suất tăng lên khá rõ rệt. Tuy nhiên năng suất không đồng đều do nhiều nguyên nhân: Diện tích chè trồng bằng hạt đã già cỗi năng suất cực thấp; một số diện tích chè giống mới chưa vào thời kỳ kinh doanh sung sức; mật độ của các vườn chè không đảm bảo; năng lực đầu tư của các hộ nông dân, các doanh nghiệp cũng không giống nhau.

Sản lượng: tuy diện tích chè đã thay đổi nhưng sản lượng chè được tăng lên hàng năm, năm 2001 đạt 2.759,6 tấn, đến năm 2006 sản lượng chè đạt 5.419,6 tấn. Sản phẩm thu hoạch khá tập trung, tổ chức chế biến tiêu thụ có hiệu quả.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT

1. Bố trí sử dụng đất đai:

Đất trồng chè được bố trí căn cứ vào quy hoạch phát triển nông nghiệp Nghệ An đến năm 2010. Hàng năm giao kế hoạch dựa trên quỹ đất đã được quy hoạch. Tuy nhiên khi có Quyết định số 82 của UBND tỉnh, đất quy hoạch trồng chè từ các doanh nghiệp giao lại cho địa phương quản lý, do đó việc mở rộng diện tích hàng năm khó khăn hơn.

Những năm qua do nhu cầu đầu tư phát triển chè, tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và phê duyệt các dự án đầu tư phát triển các vùng chè tuyết Shan tại Kỳ Sơn (500 ha), chè giống mới chất lượng cao tại Quế Phong (500 ha); số diện tích còn lại tiếp tục bố trí trên diện tích các dự án cũ tại các huyện Anh Sơn, Thanh Chương, Quỳ Hợp và Con Cuông.

2. Kết quả thực hiện các biện pháp kỹ thuật:

a) Giống và cơ cấu giống:

Trước đây giống chè ở Nghệ An phần lớn trồng hai giống chè chủ yếu đó là giống chè Trung du lá nhỏ gieo bằng hạt và giống chè PH1 trồng bằng cành giâm. Hai giống này có đặc điểm là:

- Giống chè trung du cho năng suất thấp (4-5 tấn búp tươi/ha), chế biến chè xanh chất lượng khá.

- Giống chè PH1 là giống chịu đầu tư thâm canh cao, nếu đầu tư đúng quy trình chè vẫn cho năng suất cao chất lượng khá, phù hợp cho chế biến chè đen. Song nếu đầu tư kém hoặc trồng trên đất nghèo dinh dưỡng chè sẽ cho năng suất thấp và chất lượng kém (do hàm lượng tanin tăng cao).

Để tăng năng suất và chất lượng chè, từ năm 2001 đến nay tỉnh có chủ trương trồng giống chè mới LDP1 và LDP2, là hai giống đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt, phát triển trên các vùng chè Anh Sơn, Thanh Chương… Ngoài ra, đưa thêm giống chất lượng cao (chè Shan, Keo Am Tích, Hùng Đỉnh Bạch), thích hợp cho công nghệ chế biến chè xanh tại Kỳ Sơn và Quế Phong.

Cơ cấu giống chè năm 2006:

ĐVT: ha

TT

Địa phương

Tổng Diện tích

PH1

LDP 1,2

Trung du

Shan

Giống khác

1

Thanh Chương

3194,0

356,0

2440,0

350,0

 

48,0

2

Anh Sơn

1497,0

198,7

1124,3

150,0

 

24

3

Con Cuông

272,5

 

272,5

 

 

 

4

Quỳ Hợp

253,0

 

117,0

136,0

 

 

5

Quế Phong

57,3

 

55,3

 

 

2

6

Kỳ Sơn

201,4

 

 

 

201,4

 

7

Yên Thành

1,0

 

1,0

 

 

 

8

Quỳnh Lưu

1,7

 

1,7

 

 

 

9

Quỳ Châu

1,1

 

1,1

 

 

 

 

Tổng cộng

5.479

554,7

4.012,9

636,0

201,4

74,0

Đến năm 2006 cơ cấu giống chè các địa phương trên toàn tỉnh đã thay đổi cơ bản, diện tích các giống LDP1 và LDP2 chiếm 4.012 ha (73,2%). Giống chè Trung du còn 636 ha (11,6%), giống chè PH1 là 554,7 ha (10,1), giống chè chất lượng cao chiếm 275,4 ha (0,5%).

Công tác sản xuất giống: Trong mấy năm qua kỹ thuật về sản xuất giống bằng phương pháp giâm cành đã trở thành phổ biến. Đến nay các xí nghiệp, hộ gia đình chủ yếu tự sản xuất giống để trồng. Tuy nhiên kỹ thuật sản xuất cây giống tại các doanh nghiệp tốt hơn trong hộ dân. Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn ở các doanh nghiệp thường đạt 70-80 %, trong khi đó trong hộ dân đạt từ 50-65%.

b) Kỹ thuật thâm canh tăng năng suất:

Năm 2003, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc chè công nghiệp nên việc thiết kế trồng và chăm sóc chè cơ bản thực hiện theo đúng quy trình. Vì vậy các vườn chè trồng trong giai đoạn gần đây có chất lượng khá, mật độ đảm bảo, năng suất chè tăng dần qua các năm. Năng suất bình quân trong doanh nghiệp thường cao hơn năng suất trung bình toàn tỉnh từ 4-5 tạ/ha. Một số mô hình chè giống mới đạt 200 tạ búp tươi/ha như ở Xí nghiệp chè Bãi Phủ, Anh Sơn, Ngọc Lâm, Hạnh Lâm.

Tuy năng suất chè đã tăng lên hàng năm nhưng nói chung vẫn còn thấp so với tiềm năng cây chè và chỉ tiêu đề ra (100 tạ búp tươi/ha), đạt được 65,3%.

c) Phòng trừ sâu bệnh:

Nói chung, trong những năm qua do yêu cầu chất lượng phải đảm bảo chè sạch nên công tác phòng trừ sâu bệnh bằng thuốc hoá học hạn chế đến mức thấp nhất, chủ yếu phòng là chính. Ngoài ra bón phân cân đối, hợp lý, dùng phân hữu cơ là chủ yếu. Những năm qua công tác bảo vệ thực vật đã có hiệu quả và đảm bảo được chất lượng chè sạch.

3. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất:

- Đầu tư thuỷ lợi tưới nước cho cây chè: Triển khai thực hiện Nghị quyết 02/NQ.TU (khóa XV) của Tỉnh uỷ Nghệ An, gồm những dự án sau:

+ Đề tài chuyển giao công nghệ tưới nước cho cây chè tại Xí nghiệp chè Thanh Mai. Quy mô tưới 10 ha, mức đầu tư 95 triệu đồng. Sau khi đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả tốt, đưa năng suất chè trên vùng được tưới tăng 30%.

+ Dự án hồ nước Khe mương tại Xí nghiệp chè Ngọc Lâm. Tổng mức đầu tư được duyệt là 895,7 triệu đồng, giá trị thực tế 816,6 triệu đồng, hiện nay đã đưa vào sử dụng.

+ Dự án đập 30/4 tại Xí nghiệp chè Anh Sơn nguồn ngân sách tỉnh cấp, mức đầu tư được duyệt là 930 triệu đồng, giá trị thực tế là 928 triệu đồng, đã đưa vào sử dụng vào đầu năm 2004.

- Đầu tư giao thông vùng nguyên liệu chè:

+ Dự án đầu tư nâng cấp sữa chữa đường vào Xí nghiệp Bãi Phủ: Dự án được duyệt 157,4 triệu đồng, giá trị hoàn thành quyết toán 145,1 triệu đồng.

+ Dự án sửa chữa nâng cấp đường nội vùng các Xí nghiệp trong Công ty chè. Dự án được duyệt 195,4 triệu đồng, giá trị hoàn thành quyết toán 175,2 triệu đồng.

+ Dự án đường giao thông vùng nguyên liệu chè Anh Sơn do Công ty chè làm chủ đầu tư (10 km) với tổng mức đầu tư 6,779 tỷ đồng, hiện nay đang triển khai.

+ Dự án đường giao thông vùng nguyên liệu chè thuộc huyện Thanh Chương do Sở Giao thông Nghệ An làm chủ đầu tư (68 km), Công ty ĐTPT chè đã phối hợp với Sở và huyện để tiến hành khảo sát. Hiện nay đã lập xong hồ sơ và đang trình duyệt. Mức đầu tư hơn 70 tỷ đồng.

4. Chế biến và tiêu thụ sản phẩm:

- Thu gom, chế biến nguyên liệu: Hiện tại đầu mối thu mua chế biến chè chủ yếu sau:

+ Công ty Đầu tư phát triển chè có 5 Xí nghiệp chế biến chè xuất khẩu, trong đó có 3 Xí nghiệp ở Thanh Chương là: Xí nghiệp chè Thanh Mai, Xí nghiệp chè Hạnh Lâm và Xí nghiệp chè Ngọc Lâm; 2 Xí nghiệp ở Anh Sơn là Xí nghiệp chè Anh sơn và Xí nghiệp chè Bãi Phủ. Các Xí nghiệp thu mua nguyên liệu tại địa bàn quản lý của mình (các xí nghiệp), của Tổng đội TNXP –XDKT và của nông dân. Tuy nhiên việc thu mua nguyên liệu những năm vừa qua đối với các Xí nghiệp chưa phân định rõ vì nguyên liệu giữa các vùng chưa đồng đều.

+ Công ty NCN 3/2 và Công ty Nông nghiệp Xuân Thành (Quỳ Hợp) đều đã có nhà máy chế biến chè nên đã tự thu mua nguyên liệu để chế biến tại chỗ.

+ Công ty TNHH Trường Thịnh vùng nguyên liệu là các xã Thanh Hương, Thanh Thịnh, Thanh Mỹ huyện Thanh Chương.

+ Tổng đội TNXP1 - XDKT và Tổng đội TNXP 2 - XDKT nguyên liệu chè của đơn vị.

+ Công ty Lâm nghiệp Con Cuông nguyên liệu chè của đơn vị.

+ Các cơ sở chế biến trong hộ dân thu mua nguyên liệu tại các hộ dân trong vùng lân cận và một số thu mua tự do không có quy định vùng quy hoạch.

Các cơ sở chế biến chè tại Nghệ An (Số liệu điều tra năm 2006)

TT

Cơ sở chế biến

Chè đen

Chè xanh

Tổng công suất (tấn)

I

Công ty ĐTPT chè Nghệ An

76

36

112

1

XN chè Hạnh Lâm- T.Chương

24 (2 dây chuyền)

6 (1 dây chuyền)

30

2

XN chè Thanh Mai- T.Chương

 

12(2 dây chuyền)

12

3

XN chè Ngọc Lâm- T.Chương

12 (1 dây chuyền)

6 (1 dây chuyền)

18

4

XN chè Anh Sơn- Anh Sơn

28 (2dây chuyền)

6 (1 dây chuyền)

34

5

XN chè Bãi Phủ- Anh Sơn

12 (1 dây chuyền)

6 (1 dây chuyền)

18

II

Nhà máy chế biến chè XK Trường Thịnh - Thanh Chương

 

12(1dây chuyền)

12

III

Tổng đội TNXP2- Thanh Chương

 

4 (1 dây chuyền)

4

IV

Tổng đội TNXP1- Anh Sơn

 

4 (1 dây chuyền)

4

V

Công ty NCN 3/2- Quỳ Hợp

 

8 (1 dây chuyền)

8

VI

Công ty Lâm nghiệp- Con Cuông

 

6 (1 dây chuyền)

6

VII

Công ty NN Xuân Thành - Quỳ Hợp

 

6 (1 dây chuyền)

6

VIII

Cơ sở chế biến của khối dân

 

129,5 (66 cơ sở)

129,5

 

Cộng

76

205,5

281,5

Đến năm 2006 công suất chế biến chè toàn tỉnh khoảng 281,5 tấn/ngày (Công ty ĐTPT chè 112 tấn/ngày, Công ty NCN 3/2 là 6 tấn/ngày, Công ty Nông nghiệp Xuân Thành 6 tấn/ngày, Công ty Trường TNHH Trường Thịnh 12 tấn/ngày, Tổng đội TNXP-XDKT1 là 4 tấn, Tổng đội TNXP-XDKT2 là 4 tấn và 66 cơ sở chế biến trong dân 129,5tấn/ngày). Trong khi đó nguyên liệu chỉ cung cấp được 107 tấn/ngày (đạt 38%). Vì vậy năng lực chế biến hiện nay cao hơn rất nhiều nguyên liệu chè trong tỉnh, tình trạng thiếu nguyên liệu là tất nhiên. Tuy nhiên trình độ công nghệ chế biến ở các cơ sở chế biến chưa đồng đều, sản phẩm các doanh nghiệp đạt yêu cầu thương phẩm xuất khẩu. Các cơ sở nhỏ lẻ trong các hộ dân phần lớn là sản phẩm sơ chế.

- Tiêu thụ: Mặc dù thị trường quốc tế thời gian qua có nhiều biến động nhưng Công ty Đầu tư phát triển chè luôn giữ được bạn hàng truyền thống, tổ chức tốt khâu tiêu thụ, xuất khẩu cơ bản sản lượng chè sản xuất ra trong từng năm.

Từ năm 2001 đến năm 2006, sản lượng chè xuất khẩu được tăng lên hàng năm: Cụ thể, khối lượng hàng hóa xuất khẩu hàng năm đạt như sau: Năm 2001: 2.801 tấn; Năm 2002: 3.116 tấn; Năm 2003: 3.403 tấn; Năm 2004: 4.050 tấn và năm 2005: 4.500 tấn; Năm 2006: 5.000tấn

5. Thực hiện cơ chế, chính sách: Những năm qua tỉnh đã có chính sách hỗ trợ phát triển cây chè, cụ thể như sau:

+ Từ năm 2001 đến năm 2003: Hỗ trợ giống chè công nghiệp bằng các giống chè có năng suất chất lượng cao LDP1, LDP2 và một số giống nhập nội đạt tiêu chuẩn đưa vào sản xuất đại trà được trợ giá theo 30% giá giống, mật độ quy định cho 1 ha là 16000cây.

+ Năm 2004: Hỗ trợ cây giống có năng suất chất lượng cao LDP1 và LDP2 và một số giống nhập nội đạt tiêu chuẩn đưa vào sản xuất đại trà trợ giá 100đ/bầu với mật độ 16.000bầu /ha.

+ Năm 2005: Hỗ trợ cây giống có năng suất chất lượng cao LDP1 và LDP2 và một số giống nhập nội đạt tiêu chuẩn đưa vào sản xuất đại trà trợ giá 200đ/bầu với mật độ 16.000bầu/ha.

+ Năm 2006: Hỗ trợ cây giống có năng suất chất lượng cao LDP1 và LDP2 và một số giống nhập nội đạt tiêu chuẩn đưa vào sản xuất đại trà trợ giá 100đ/bầu với mật độ 16.000bầu/ha.

Riêng cây chè Tuyết Shan hỗ trợ 1.500đ/bầu với mật độ 3.300 bầu/ha.

6. Tổ chức, chỉ đạo, quản lý, điều hành:

- Sở Nông nghiệp và PTNT:

+ Ban hành quyết định 119/QĐ-NN ngày 24/2/2003 về việc hướng dẫn lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán trồng cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày, nhằm chỉ đạo tốt kế hoạch trồng mới và chăm sóc cây chè nói riêng và cây công nghiệp nói chung.

+ Hàng năm rà soát lại đất đai đã quy hoạch trồng chè thực hiện chức năng tham mưu cho tỉnh về chỉ tiêu kế hoạch trồng chè cho các địa phương, đơn vị.

+ Thường xuyên kiểm tra công tác sản xuất giống về số lượng và chất lượng tại các địa điểm sản xuất giống và hướng dẫn chỉ đạo kịp thời.

+ Quản lý quy trình kỹ thuật sản xuất giống cũng như kỹ thuật trồng và thâm canh tăng năng suất chè đạt chất lượng cao.

+ Hàng năm tổ chức kiểm tra, nghiệm thu số diện tích trồng mới tới tất cả các địa phương, đơn vị có trồng chè trong năm.

+ Tham mưu cho tỉnh các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển cây chè.

+ Chỉ đạo dự án trồng chè Shan tại Tổng đội TNXP8 ở Kỳ Sơn, dự án chè giống mới chất lượng cao tại Tổng đội TNXP7 ở Quế Phong, dự án trồng chè công nghiệp tại Anh Sơn và Thanh Chương.

+ Hằng năm tiến hành rà soát chỉ đạo giá thu mua nguyên liệu hài hòa lợi ích giữa nông dân và doanh nghiệp

- Các địa phương:

+ Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán trồng mới hàng năm theo kế hoạch được giao trình Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.

+ Cân đối cây giống trồng mới, cân đối vốn trồng và chăm sóc chè để đề ra phương hướng chỉ đạo sát với thực tế của địa phương, đơn vị mình.

+ Kiểm tra, nghiệm thu diện tích trồng mới và thực hiện chính sách hỗ trợ giống trồng mới đến từng hộ dân.

+ Mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho người trồng chè.

- Công ty Đầu tư phát triển chè:

+ Chỉ đạo dự án phát triển cây chè công nghiệp giai đoạn 2001-2005

+ Chỉ đạo các Xí nghiệp thuộc Công ty thực hiện tốt công tác đầu tư phát triển chè trong nội vùng và ngoại vùng của Xí nghiệp.

+ Thực hiện việc thu mua nguyên liệu theo phân loại a, b, c, d với giá khác nhau (từ 1.600- 2.000đồng/kg búp tươi), mua hết nguyên liệu cho dân kể cả nguyên liệu tận thu chất lượng kém.

+ Chế biến chè đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và ngành, đảm bảo tỷ lệ xuất khẩu cao (trên 84%).

+ Tổ chức tiêu thụ toàn bộ sản phẩm chè được sản xuất ra.

III. ĐÁNH GIÁ 6 NĂM THỰC HIỆN DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ

1. Kết quả đạt được:

- Diện tích, năng suất chè được tăng lên hàng năm, đời sống của người trồng chè tương đối ổn định.

- Giống chè mới năng suất và chất lượng cao được đưa vào sản xuất, hiệu quả sản xuất cây chè được tăng lên trên tất cả các vùng trồng chè trong tỉnh.

- Chuyển giao nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất là kỹ thuật làm giống mới cho người lao động. Cơ cấu giống chè đã thay đổi theo hướng tiến bộ.

- Mô hình chè thâm canh theo quy trình công nghệ cao đạt 200 tạ búp tươi/ha tại Xí nghiệp Thanh Mai, nay đã được phát triển rộng khắp đến các Xí nghiệp Bãi Phủ, Hạnh Lâm, Ngọc Lâm ,

- Nhiều mô hình trồng chè theo kiểu nông lâm kết hợp tận dụng đất và bảo vệ môi trường sinh thái có hiệu quả như Tổng đội TNXP1, Tổng đội TNXP2,...

- Tổ chức khai thác thị trường, tiêu thụ có hiệu quả.

2. Tồn tại:

- Kết quả trồng mới hàng năm chưa đạt chỉ tiêu, đặc biệt là khối dân.

- Tuy năng suất chè đã tăng lên hàng năm nhưng còn thấp so với tiềm năng của cây chè cũng như chỉ tiêu đề ra (đạt 65%).

- Vốn vay để đầu tư trồng chè không được thuận lợi, huy động vốn tự có gặp nhiều khó khăn.

- Diện tích chè trong hộ dân còn manh mún, nhỏ lẻ nên khó khăn trong việc chỉ đạo, chuyển giao kỹ thuật.

3. Nguyên nhân:

- Nguyên nhân đạt được:

- Đã xác định đúng vị trí của cây chè là cây chủ lực trong phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo trên những vùng đất dốc.

- Sự phối hợp chỉ đạo quyết liệt giữa các cấp, các ngành, các địa phương đã mang lại hiệu quả.

- Áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cũng như trình độ thâm canh đối với cây chè.

- Công nghiệp chế biến chè đã được nâng cấp, mở rộng theo hướng tiên tiến, hiện đại làm cho chất lượng chè chế biến được cải thiện, công suất chế biến chè tăng.

- Chính sách hỗ trợ về cây giống chè trồng mới trong những năm qua đã góp phần động viên người sản xuất tích cực hơn trong việc mở rộng diện tích.

- Nguyên nhân tồn tại:

- Một số diện tích chè kinh doanh chưa thực hiện tốt quy trình kỹ thuật thâm canh, vấn đề thuỷ lợi chưa đảm bảo nên chè cho năng suất thấp (giảm lứa hái, giảm năng suất từng lứa).

- Số diện tích chè hạt cho năng suất rất thấp (khoảng 4-5 tấn chè búp/ha).

- Về thời tiết khí hậu: Thời tiết nắng hạn trong năm kéo dài (thường 2-3 tháng); công tác thủy lợi chưa đảm bảo nên một số lứa hái trong năm giảm. Nhiều năm diện tích chè kiến thiết cơ bản chết hàng loạt vì không thể giải quyết được nước tưới (năm 2005 ở Anh Sơn chè bị chết trên 100 ha và rải rác ở nhiều vùng trồng chè khác).

- Giá vật tư tăng cao, trong khi đó giá thu mua chè búp tăng ít nên người sản xuất chưa mạnh dạn đầu tư, dẫn đến năng suất chè còn thấp so với tiềm năng cây chè cũng như chỉ tiêu đề ra.

- Sự phối hợp giữa Công ty Đầu tư phát triển chè và một số đơn vị, địa phương chưa thật chặt chẽ trong cả việc thực hiện kế hoạch trồng mới cũng như tổ chức thu mua nguyên liệu nên kết quả còn hạn chế.

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CHÈ GIAI ĐOẠN 2007- 2010

I . NHỮNG KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI:

1. Khó khăn:

- Đất đai quy hoạch trồng chè tại các doanh nghiệp không còn nhiều để mở rộng diện tích mà chủ yếu tập trung trên đất địa phương quản lý nên việc mở rộng diện tích sẽ gặp nhiều khó khăn.

- Giá cả các loại vật tư, nguyên, nhiên liệu đầu vào phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh đều tăng liên tục tác động trực tiếp đến đời sống và khả năng tái đầu tư của người sản xuất chè. Bên cạnh đó giá thu mua chè tăng không đáng kể nên sức cạnh tranh của cây chè với cây trồng khác thấp.

- Số diện tích chè hạt cho năng suất thấp nhưng để thanh lý diện tích này còn gặp nhiều trở ngại, việc vay vốn trồng lại gặp khó khăn.

- Sự nhận thức của một số người sản xuất chè chưa cao nên phần nào có ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo sản xuất của cán bộ địa phương cũng như các ban ngành.

- Thời tiết: Các vùng trồng chè đều là những vùng có chế độ mưa, nắng khắc nghiệt, hàng năm có ít nhất là 4-5 tháng khô hạn nên việc trồng mới, chăm sóc gặp nhiều khó khăn, số lứa thu hoạch/năm giảm.

- Công tác thuỷ lợi cho vùng chè còn nhiều hạn chế và chưa được đầu tư đúng mức.

2. Thuận lợi:

- Kế hoạch phát triển chè của tỉnh đã cơ bản định hình vùng nguyên liệu tập trung, là điều kiện thuận lợi cơ bản đầu tư mở rộng sản xuất.

- Một số tiến bộ kỹ thuật về giống và các biện pháp kỹ thuật về cây chè đã được khẳng định, là cơ sở cho việc đầu tư thâm canh tăng năng suất chè một cách vững chắc.

- Cơ sở vật chất như đường giao thông, nhà xưởng thiết bị chế biến, phương tiện đi lại, điều kiện sinh hoạt được đầu tư và tăng cường đang phát huy hiệu quả tăng năng lực quản lý và sản xuất kinh doanh cho các Xí nghiệp.

- Thị trường xuất khẩu chè tuy có biến động nhưng cơ bản vẫn giữ được bạn hàng truyền thống và mở rộng được thị trường mới.

- Công tác chế biến chè đã được cải thiện theo công nghệ hiện đại và được gắn với vùng nguyên liệu.

- Có đội ngũ cán bộ đủ về số lượng và có kiến thức, năng lực, kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo sản xuất và chuyển giao kỹ thuật trồng chè.

II. PHƯƠNG HƯỚNG: Khai thác tốt tiềm năng đất đai, thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, tăng cường năng lực chế biến để thực hiện tốt mục tiêu sản lượng và chất lượng chè. Trên cở sở đó tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu cho địa phương.

III. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2010:

- Mục tiêu tổng quát:

+ Diện tích sản xuất đến năm 2010: 9.000 ha.

+ Sản lượng chè búp chế biến xuất khẩu: 12.000 tấn

- Bước đi cụ thể: Từ nay đến năm 2010 thực hiện tốt kế hoạch trồng mới hàng năm đưa diện tích chè tăng đúng tiến độ tăng năng suất, sản lượng chè cụ thể cho từng năm như sau:

Diện tích, năng suất, sản lượng phải thực hiện từ năm 2007 - 2010:

Năm

Diện tích (ha)

Năng suất chè búp tươi

(tạ/ha)

Sản lượng búp tươi

(tấn)

Sản lượng búp khô

(tấn)

Tổng số

DT cho sản phẩm

2007

6.479

5.000

80,0

40.000

8.000

2008

7.479

5.800

85,0

49.300

9.860

2009

8.479

6.600

90,0

59.400

11.800

2010

9.000

7.000

95,0

66.500

13.300

IV. NHIỆM VỤ:

- Tổ chức thực hiện tốt kế họach trồng mới hàng năm đạt chỉ tiêu đề ra.

- Thực hiện tốt quy trình kỹ thuật để trồng mới, chăm sóc thâm canh, tăng năng suất chất lượng chè.

- Đầu tư, nâng cấp công nghệ chế biến để thực hiện tốt công tác thu mua hết nguyên liệu và kịp thời cho người trồng chè, tăng chất lượng và giá trị sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, giảm chi phí sản xuất, chế biến để tăng giá thu mua chè búp cho người trồng chè.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Rà soát điều chỉnh bổ sung kế hoạch diện tích: Đến hết năm 2006 diện tích chè là 5.479 ha, để đạt chỉ tiêu đề ra là 9.000 ha vào năm 2010 thì phải trồng thêm diện tích là 3.521 ha, như vậy mỗi năm phải trồng mới từ 800 ha đến 1.000 ha. Dựa theo diện tích đất đã được quy hoạch trồng chè để giao kế hoạch trồng mới cho các địa phương.

Bố trí cơ cấu diện tích trồng mới cho các địa phương từ 2007 - 2010

TT

Địa phương (huyện)

Số DT chè hiện có năm 2006 (ha)

Số DT chè trồng thêm từ 2007-2010 (ha)

Tổng DT chè đến năm 2010 (ha)

1

Thanh Chương

3.194,0

1.500

4.694,0

2

Anh Sơn

1.497,0

1.281

2.778,0

3

Quỳ Hợp

253,0

120

373,0

4

Con Cuông

272,5

120

392,5

5

Kỳ Sơn

201,4

300

501,4

6

Quế Phong

57,3

200

257,3

7

Quỳnh Lưu

1,7

0

1,7

8

Quỳ Châu

1,1

0

1,1

9

Yên Thành

1,0

0

1,0

 

Tổng cộng

5.479

3.521

9.000

Như vậy đến năm 2010 thực hiện trồng mới 3.521 ha đưa diện tích chè toàn tỉnh lên 9.000 ha.

2. Thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, đầu tư thâm canh tăng năng suất:

a) Giống chè:

- Vùng chè công nghiệp trồng các giống: LDP1 và LDP2.

- Vùng chè chất lượng cao trồng giống các giống: Keo am tích, Hùng Đỉnh Bạch, TRI 2024.

- Vùng cao Kỳ Sơn trồng giống chè Tuyết Shan.

- Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo khuyến nông để bổ sung cơ bản các giống chè mới vào cơ cấu giống chè hàng năm.

- Công tác sản xuất giống:

+ Thực hiện việc trồng lại và trồng mới bằng chè cành 100% diện tích. Các vườn nhân giống của doanh nghiệp hay hộ gia đình phải thực hiện đúng theo quy trình sản xuất, đảm bảo đủ tiêu chuẩn, tỷ lệ xuất vườn cao. Xây dựng các vườn giống với quy mô đảm bảo phục vụ tốt kế hoạch trồng mới hàng năm của từng vùng.

+ Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng giống cây trồng theo các quy định của nhà nước.

b) Thâm canh tăng năng suất: Tập trung chỉ đạo các biện pháp kỹ thuật thâm canh theo quy trình đề ra, thực hiện đầu tư cao và cân đối các yếu tố vật tư phân bón để tăng nhanh năng suất, sản lượng. Phấn đấu đưa năng suất trên diện tích chè kinh doanh trung bình toàn tỉnh lên 10 tấn búp tươi/ha. Trong đó năng suất tại các doanh nghiệp là 12- 13 tấn/ha.

c) Công tác thuỷ lợi:

Tập trung chỉ đạo các Xí nghiệp và hộ gia đình thực hiện đồng thời trên cả 3 hình thức: Xây dựng hồ đập giữ ẩm và môi trường, thực hiện tưới cho vùng thâm canh và tưới nhỏ lẻ theo hộ gia đình để đảm bảo diện tích được tưới cao nhất.

d) Công tác phòng trừ sâu bệnh: Hạn chế dùng thuốc hoá học, phòng là chính. Cách phòng trừ sâu bệnh hại chè tốt nhất là phải phòng ngay từ đầu bằng cách sử dụng vôi bột để xử lý sau khi đốn với số lượng 15-25/sào (300-500kg/ha) để diệt các loại nấm bệnh có thể cư trú qua đông, bón phân cân đối hợp lý, chủ yếu dùng phân hữu cơ.

e) Công tác khuyến nông:

Tăng cường công tác khuyến nông để nâng cao nhận thức về khoa học kỹ thuật cho người trồng chè. Mở các lớp tập huấn cho cán bộ khuyến nông xã và cho người trồng chè về các tiến bộ kỹ thuật mới, đồng thời tổ chức các đoàn tham quan học tập ở một số điển hình trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh.

3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất:

- Đường nguyên liệu: Tiếp tục thực hiện dự án đường nguyên liệu tại huyện Thanh Chương và nghiên cứu tham mưu xây dựng thêm một số dự án đường nguyên liệu đặc biệt tại các vùng cao, khó khăn trong việc vận chuyển nguyên liệu như Quế Phong, Kỳ Sơn.

- Hệ thống thuỷ lợi: Trước mắt đề nghị xây dựng dự án thuỷ lợi tại Anh Sơn và tiếp tục khảo sát, đề xuất thêm một số công trình thuỷ lợi cần thiết khác.

- Công nghệ chế biến: Đầu tư thêm một số nhà máy chế biến chè theo từng giai đoạn, đáp ứng chế biến hết nguyên liệu trên toàn tỉnh.

4. Tổ chức tốt việc thu hoạch, chế biến và nâng cao chất lượng chè:

a) Yêu cầu chất lượng sản phẩm: Để nâng cao chất lượng chè phải áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành đối với sản xuất và chế biến chè, cụ thể như sau:

+ Chè búp tươi- Yêu cầu kỹ thuật: TCVN 2843-79

+ Chè xanh sơ chế - Yêu cầu kỹ thuật: 10TCN-155-92

+ Chè đen sơ chế- Yêu cầu kỹ thuật: 10TCN-458-2001

+ Chè đen rời- Điều kiện kỹ thuật: TCVN 1454-1993

+ Chè xanh- Điều kiện kỹ thuật: TCVN 1455-1993

b) Công tác chế biến:

Để bảo đảm yêu cầu về chất lượng chè và công tác thu mua nguyên liệu cho người sản xuất cần phải cân đối giữa nguyên liệu và chế biến hàng năm để xây dựng thêm nhà máy hoặc đề nghị ngừng hoạt động đối với các nhà máy không thực hiện đúng quy định hoặc chất lượng chế biến và vệ sinh an tòan thực phẩm. Cụ thể kế hoạch, năng lực chế biến yêu cầu theo từng năm là:

+ Năm 2007 cần công suất chế biến là 133 tấn búp tươi/ngày

+ Năm 2008 cần công suất chế biến là 164tấn búp tươi/ngày

+ Năm 2009 cần công suất chế biến là 198 tấn búp tươi/ngày.

+ Năm 2010 cần công suất chế biến là 221 tấn búp tươi/ngày.

Đến hết năm 2006, công suất chế biến toàn tỉnh là 281,5tấn/ngày. Cân đối giữa nguyên liệu và chế biến thì công suất chế biến cao hơn nguyên liệu. Tuy nhiên 66 cơ sở dạng mi ni trong hộ dân với công suất 129,5 tấn/ngày cần phải phân loại để chỉ giữ lại một số thực hiện tốt quy định của Nhà nước, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an tòan thực phẩm. Số cơ sở còn lại sẽ có các biện pháp xử lý đúng quy định hiện hành, có thể cho giải thể hoặc ngừng hoạt động.

Căn cứ vào khả năng nguyên liệu của từng vùng, việc tổ chức xây dựng mới thêm nhà máy là phải thực hiện. Cụ thể từ năm 2007 đến 2010 như sau:

+ Đầu tư xây dựng mới dây chuyền chế biến chè đen Xí nghiệp chè Thanh Mai công suất 12 tấn/ngày.

+ Đầu tư xây dựng mới dây chuyền chế biến chè xanh tại Quế Phong công suất 6 tấn/ngày.

+ Đầu tư xây dựng mới dây chuyền chế biến chè xanh tại Kỳ Sơn công suất 6 tấn/ngày.

+ Nâng công suất các dây chuyền chế biến chè đen (CTC) tại Bãi Phủ, Ngọc Lâm, Anh Sơn lên 18 tấn/ngày.

+ Nâng công suất dây chuyền chế biến chè xanh tại Xí nghiệp chè Anh Sơn lên 12tấn/ngày.

4. Chính sách hỗ trợ phát triển cây chè: Thực hiện theo quy định hiện hành.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT: Là cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện đề án phát triển vùng nguyên liệu chè, có nhiệm vụ:

- Phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư và các ban ngành liên quan hướng dẫn các huyện xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu chè, chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển ngành chè, tham mưu cho UBND tỉnh phân khai kế hoạch sản xuất chè cho từng huyện.

- Bổ sung hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng chè theo yêu cầu mới và tổ chức chỉ đạo các địa phương, đơn vị trồng chè thực hiện.

- Chỉ đạo Công ty Đầu tư phát triển chè thực hiện tốt công tác thu mua chế biến nguyên liệu, đảm bảo sản phẩm chè chế biến đủ tiêu chuẩn về số lượng cũng như chất lượng đạt tỷ lệ xuất khẩu cao.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển vùng chè nguyên, tổ chức thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Tham mưu cho UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cho các địa phương triển khai thực hiện.

- Phối hợp với các ngành, các cấp để hưởng dẫn việc lập, thẩm định các đề án, các dự án ưu tiên đầu tư liên quan đến vùng nguyên liệu chè đảm bả chất lượng, nhanh chống, đúng tiến độ.

3. Sở Tài chính: Trên cơ sở dự án đã được phê duyệt, ưu tiên vốn hàng năm để cân đối đủ nguồn vốn cho phát triển vùng nguyên liệu chè, kịp thời thực hiện tốt các chế độ chính sách tới người trồng chè.

4. Ngân hàng: ưu tiên nguồn vốn vay dài hạn, trung hạn để tạo điều kiện cho người trồng chè được vay vốn trồng mới và chăm sóc trong thời kỳ KTCB với lãi suất ưu đãi.

5. Sở Giao thông Vận tải: Tiếp tục triển khai đường giao thông vùng nguyên liệu chè thuộc huyện Thanh Chương. Đồng thời khảo sát để xây dựng dự án đường nguyên liệu chè giai đoạn 2007 - 2010.

6. UBND các huyện:

- Căn cứ vào chỉ tiêu hàng năm do UBND tỉnh giao để chỉ đạo nông dân thực hiện đảm bảo kế hoạch.

- Quản lý tốt việc quy hoạch vùng nguyên liệu chè công nghiệp trên địa bàn.

- Cùng ngành Nông nghiệp & PTNT chuyển gia nhanh các tiến bộ kỹ thuật trồng và thâm canh chè công nghiệp vào sản xuất./.

 

Phụ lục 1: Kết quả phát triển cây chè từ năm 2001 - 2006

TT

Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

2006

1

Tổng diện tích (ha)

4.378

5.328

6.078

6.806

7.204

5.479

 

Trong đó:

- Diện tích KD

2.379

2.379

2.710

3.638

4.065

4.265

 

- Diện tích KTCB

1.999

2.949

3.368

3.168

3.139

1.214

 

 Trong đó: Diện tích trồng mới

689,95

905,65

853,45

693,95

788,78

765

2

Năng suất (tạ búp tươi/ha)

58,0

59,97

61,51

65,93

65,31

75,0

3

Sản lư­ợng búp tư­ơi (tấn)

1.3798

1.4267

1.6669

2.3985

2.6549

3.2098

4

Sản l­ượng búp khô (tấn)

2.759,6

2.853,4

3.333,8

4.797,0

5.309,8

6.419

 

Phụ lục 2: Kế hoạch phát triển cây chè giai đoạn 2007 - 2010

TT

Chỉ tiêu

2007

2008

2009

2010

1

Tổng diện tích (ha)

6.479

7.479

8.479

9.000

 

Trong đó: - Diện tích KD

5.000

5.800

6.600

7.000

 

 - Diện tích KTCB

1.497

1.679

1.879

2.000

 

Trong đó diện tích trồng mới

1.000

1.000

1.000

521

2

Năng suất (tạ búp tươi/ha)

80,0

85,0

900

95,0

3

Sản l­ượng búp t­ươi (tấn)

40.000

49.300

59.400

66.500

4

Sản l­ượng búp khô (tấn)

8.000

9.860

11.800

13.300

 

Phụ lục 3: Kế hoạch trồng mới chè từng địa phương từ năm 2007 - 2010

Đơn vị tính: ha

TT

Đơn vị

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Tổng cộng

1

Huyện Thanh Chương

400

400

400

300

1500

2

Huyện Anh Sơn

320

320

320

321

1281

3

Quỳ Hợp

30

30

30

30

120

4

Quế Phong (Tổng đội TNXP 7)

50

50

50

50

200

5

Con Cuông

30

30

30

30

120

6

Kỳ Sơn (Tổng đội TNXP 7)

70

70

70

90

300

 

Tổng cộng

1.000

1.000

1.000

521

3.521