Quyết định 851/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Số hiệu: 851/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam Người ký: Nguyễn Xuân Đông
Ngày ban hành: 17/06/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 851/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 17 tháng 06 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

Căn cứ Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký;

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ (để báo cáo);
- TT. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;

- BCĐ CCHC tỉnh;
- Ch
tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- VPUB: LĐVP, các CV;
- Lưu: VT, NC(T).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




N
guyễn Xuân Đông

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số
851/QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2016 Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

Thực hiện Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam xây dựng Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020 với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

a) Thực hiện có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ đã đề ra và 3 khâu đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội đại biu toàn quốc của Đảng lần thứ XI; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã xác định, đảm bảo xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; bộ máy quản lý nhà nước tinh gọn; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất và năng lực đáp ng yêu cầu xây dựng, phát triển của đất nước và của tỉnh trong thời kỳ mới.

b) Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính trên tất cả 6 nhiệm vụ và các khâu đột phá theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định, trong đó: “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các cơ chế, chính sách vào thực tiễn của tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực phát triển bền vững; Nâng cao chất lượng, trách nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trọng tâm là cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành, người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyn, cơ quan, đơn vị”.

c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước; Tập trung triển khai ứng dụng phần mềm hệ thống Văn phòng một cửa điện tử; Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các cấp.

d) Khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện giai đoạn 2011 - 2015 của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ.

2. Yêu cầu

Nâng cao chất lượng toàn diện triển khai cải cách hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước các cấp từ tỉnh tới cơ sở đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

Gắn kết chặt chẽ việc triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án cải cách hành chính; tăng cường chỉ đạo, phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020, bảo đảm chất lượng, hiệu quả trên cơ sở thực hiện đầy đủ các nhóm giải pháp quy định tại Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ.

Đôn đốc triển khai tổ chức thực hiện có kết quả các nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020, bảo đảm đồng bộ, nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ, ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nước tại các sở, ngành và địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.

Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm tốt trong cải cách hành chính giai đoạn vừa qua, đồng thời chủ động nghiên cứu, học tập kinh nghiệm hay của các tỉnh áp dụng phù hợp vào thực tiễn của tỉnh Hà Nam.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Cải cách thể chế

a) Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác xây dựng và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là nâng cao chất lượng công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể, khả thi.

b) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện khai thông nguồn lực, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư tiềm năng; tạo điều kiện thuận lợi đcác doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng có hiệu quả nguồn lực và tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia cung ứng dịch vụ trong môi trường cạnh tranh bình đng, lành mạnh.

c) Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành, đáp ứng yêu cu thực tin trong quản lý điu hành của địa phương.

d) Nâng cao chất lượng kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt tập trung vào việc rà soát các văn bản do HĐND, UBND các cấp ban hành với các quy định của Hiến pháp năm 2013.

đ) Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quá trình tham mưu, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm loại bỏ tình trạng lợi ích cục bộ trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

2. Cải cách thủ tục hành chính

a) Thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc quy định thủ tục hành chính ngay từ khâu dự thảo; thực hiện nghiêm túc trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính theo đúng Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí, thời gian tuân thủ thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực; ưu tiên các thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực trọng tâm: Đầu tư; đất đai; xây dựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu; nhập khẩu; y tế; tiếp cận điện năng; quản lý thị trường, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các thành phần kinh tế trong môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, góp phần giải phóng nguồn lực xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt trên 80% vào năm 2020.

c) Tổ chức rà soát, đánh giá sự cần thiết, tính hợp pháp, hợp lý và hiệu quả của các thủ tục hành chính trong phạm vi quản lý của các đơn vị, địa phương.

d) Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được triển khai đồng bộ, thống nhất, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Triển khai thực hiện đầy đủ đúng quy định Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND ngày 14/7/2015 của UBND tỉnh Hà Nam Ban hành Quy định về tổ chức thực hiện công tác tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

đ) Tăng cường đối thoại giữa lãnh đạo các cấp với tổ chức, cá nhân về thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính liên quan đến các lĩnh vực tài nguyên và môi trường, phân bngân sách; cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản; đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh; cấp phép xây dựng....

e) Tập trung cải cách thủ tục hành chính trong nội bộ các cơ quan nhà nước, tổ chức sự nghiệp công lập, dịch vụ công và các thủ tục hành chính liên thông giữa các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

g) Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật đảm bảo 100% thủ tục mới ban hành được đánh giá tác động theo đúng quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ. Thực hiện đy đủ việc công khai thủ tục hành chính theo quy định trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại nơi tiếp nhận, giải quyết hồ sơ liên quan đến thủ tục hành chính.

h) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính.

3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

a) Kiện toàn lại tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thành phố Trung ương; Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy đnh tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyn thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các Thông tư của Bộ, ngành Trung ương hướng dẫn thi hành, đảm bảo hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh tới cơ sở thông suốt, trong sạch, tinh gọn, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả.

b) Phân loại các cơ quan hành chính làm cơ sở xác định tổ chức, bộ máy phù hợp với yêu cầu quản lý và nâng cao chất lượng cung ứng các nhu cầu cơ bản thiết yếu phục vụ nhân dân. Những nhiệm vụ mà cơ quan nhà nước không cn thiết phải trực tiếp thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu quả thì chuyn sang các tổ chức ngoài nhà nước đảm nhận.

c) Hoàn thiện các quy định về phân cấp quản lý trên các lĩnh vực quản lý nhà nước theo nguyên tắc cơ quan hành chính nhà nước cấp trên thực hiện những việc mà cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới làm không hiệu quả. Xác định rõ ràng, minh bạch các mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc, điều kiện và chế tài các quy định phân cấp.

d) Tiếp tục cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; bảo đảm sự hài lòng của cá nhân đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trong các lĩnh vực giáo dục, y tế đạt mức trên 80% vào năm 2020.

đ) Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực. Phân loại đơn vị sự nghiệp đthực hiện các hình thức chuyn đổi phù hợp (hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, cổ phn hóa, hợp tác công tư...). Đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập có khả năng tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động (trường đại học, học viện, cơ sở dạy nghề, bệnh viện...) theo hướng tiếp tục đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, nhân sự và khuyến khích thành lập các tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc các thành phần ngoài nhà nước, nhất là lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ. Tăng cường kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước và nhân dân đối với hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

e) Triển khai thực hiện Đề án tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ, giai đoạn 2015-2021 (trên cơ sở phê duyệt của UBND tỉnh).

h) Quy định chặt chẽ điều kiện, tiêu chí thành lập, giải thể, sáp nhập đơn vị hành chính các cấp theo hướng khuyến khích sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, bảo đảm cơ bản không tăng slượng đơn vị hành chính ở địa phương.

4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

a) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý; trình độ chuyên môn đáp ứng tiêu chun ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chc; có năng lực thi hành công vụ. Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức viên chức có slượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ 100% các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập có Cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm.

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từng bước được nâng cao.

Đối với cán bộ, công chức từ tỉnh đến các huyện, thành phố: Phấn đấu đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định trước khi bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý. Bảo đảm hàng năm ít nhất 80% cán bộ, công chức được cập nhật kiến thức pháp luật, được bồi dưỡng về đạo đức công vụ; 70% được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ.

Đối với viên chức: Bảo đảm đến năm 2020, ít nhất 60% và đến năm 2025, 100% viên chức được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; ít nhất 70% viên chc giữ chức vụ quản lý được bồi dưỡng năng lực, kỹ năng quản lý trước khi bổ nhiệm. Hàng năm, ít nhất 60% viên chức được bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp; cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành.

Đối với cán bộ, công chức cấp xã: Đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm; Hàng năm, ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bồi dưỡng cập nhật và nâng cao kỹ năng, phương pháp hoạt động ít nhất 01 lần trong thời gian 02 năm.

b) Đ cao trách nhiệm và đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

c) B sung và hoàn thiện tiêu chuẩn các chức danh cán bộ, công chức, viên chức.

d) Đi mới phương thức tuyn dụng công chức, viên chức, áp dụng hình thức thi tuyn trực tiếp trên máy tính; tổ chức thí điểm thi tuyển các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý.

đ) Đổi mới công tác thống kê, báo cáo và quản lý hồ sơ công chức, viên chức. Thực hiện sử dụng phần mềm công nghệ thông tin để quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Xây dựng và thực hiện quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức bằng hồ sơ điện tử trước năm 2020.

e) Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.

g) Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Rà soát lại các chương trình đào tạo cán bộ, công chức, viên chức loại bỏ những nội dung đào tạo trùng lắp, để công tác đào tạo, bồi dưỡng mang lại lợi ích thiết thực, không lãng phí. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo, bi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.

h) Triển khai thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.

i) Tổ chức thực hiện việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo đúng các quy định của pháp luật. Kiên quyết xử lý đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ.

5. Cải cách tài chính công

a) Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong quản lý ngân sách, đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho các cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện có hiệu quả chế cấp ngân sách dựa trên kết quảchất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chỉ tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

b) Tiếp tục tham mưu HĐND và UBND tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách các cấp, quy định tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách cũng như định mức phân bdự toán chi thường xuyên cho giai đoạn n định ngân sách mới (2017 - 2020).

c) Đẩy mạnh chuyển giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức khoa học công nghệ. Tăng cường công tác kiểm soát đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; nâng cao trách nhiệm, hiệu quả sử dụng tài sản, kinh phí từ ngân sách nhà nước; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính công; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí.

d) Đy mạnh thu hút và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục dành một phần nguồn lực để đầu tư các công trình trọng điểm, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

đ) Thực hiện chủ trương xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thdục, ththao, khoa học và công nghệ, lao động, thương binh và xã hội theo hướng giảm dn việc hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên, tiết kiệm chi ngân sách theo chỉ đạo của Chính phủ.

6. Hiện đại hóa hành chính

a) Triển khai xây dựng Chính quyền điện tử theo Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ và Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; Đy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình xử lý công việc của các cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nưc với các tổ chức, cá nhân; kết ni, liên thông các h thng thông tin đ các giao dch của cơ quan hành chính nhàc đưc thực hin hoàn toàn trên môi trường điện tử; cung cp hu hết các dch vụ công trực tuyến mức đ 3, 4 trên Cng Thông tin điện tử tỉnh Hà Nam phục vụ người dân và doanh nghip.

Phấn đu đến năm 2020, hầu hết các dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ở mức độ 3, 4; 95% hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp được nộp qua mạng; 90% số doanh nghiệp thực hiện nộp thuế qua mạng; 90% cơ quan, tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia Bảo him xã hội; tỷ lệ cấp đăng ký doanh nghiệp qua mạng đạt 20%; tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đầu tư qua mạng đạt 10%.

b) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc của các cơ quan hành chính nhà nước; ứng dụng công nghệ thông tin giữa các cơ quan hành chính chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân nhm tạo môi trường minh bạch, hiện đại và hiệu quả.

c) Phát triển các hệ thống thông tin thiết yếu cho công tác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp; bảo đảm triển khai đồng bộ với việc phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia; thống nhất ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, toàn diện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin, trao đi, xử lý hồ sơ qua mạng.

d) Triển khai xây dựng, nhân rộng và thực hiện có hiệu quả việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9001: 2008 trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

đ) Nâng cấp trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện, đảm bảo hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.

e) Nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành hoạt động của cơ quan hành chính thông qua việc sử dụng hiệu quả mạng thông tin điện tử hành chính.

- 100% văn bản không mật trình Ủy ban nhân dân tỉnh dưới dạng điện tử;

- 80% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước dưới dạng điện tử

7. Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính

a) Hướng dẫn xây dựng, đôn đốc triển khai Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020 và hằng năm.

b) Tăng cường năng lực chỉ đạo, điều hành gắn với đẩy mạnh tham mưu, tng hợp, trin khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực trọng tâm.

c) Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, lấy ý kiến của người dân, tổ chức về kết quả cải cách hành chính. Triển khai xác định và công bố Chỉ số cải cách hành chính hàng năm của các sở, cơ quan ngang sở, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. Triển khai xác định và công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính; Chỉ số hài lòng về chất lượng y tế công; Chỉ số hài lòng về chất lượng giáo dục công lập.

d) Tăng cường năng lực công chức chuyên trách cải cách hành chính.

đ) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính; Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, phổ biến Chương trình tổng thể CCHC và Kế hoạch CCHC giai đoạn 2016-2020 của tỉnh.

e) Tăng cường và thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thc hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh, kịp thời chỉ đạo khc phục nhng tn tại, hạn chế.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị, địa phương, sự giám sát của Mặt trận tquốc các cấp và của nhân dân trong việc thực hiện công tác CCHC, coi công tác CCHC thực sự là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và là khâu đột phá của tỉnh.

2. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của CB, CC, VC đối với công tác CCHC, đặc biệt là nâng cao trách nhiệm, vai trò trực tiếp chỉ đạo của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ CCHC ở phạm vi cơ quan, đơn vị mình phụ trách; tăng cường công tác kim tra, đôn đốc việc thực hiện; Gắn việc thực hiện công tác CCHC với công tác thi đua khen thưởng đnâng cao trách nhiệm của đội ngũ CB, CC, VC trong thực thi nhiệm vụ.

3. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp dịch vụ công, của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào tiến trình cải cách và giám sát chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

Biên soạn, phát hành in ấn các văn bản, tài liệu liên quan đến cải cách hành chính đ phbiến rộng rãi đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân.

Phát huy vai trò tích cực của báo chí, các cá nhân, tổ chức trong việc phát hiện, phản ánh chính xác, kịp thời những mặt tích cực và tiêu cực của các tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.

4. Tiếp tục rà soát và đơn giản hóa TTHC trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc biệt là các TTHC liên quan đến cá nhân, doanh nghiệp; nâng cao chất lượng bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp.

5. Đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện các Đề án, dự án, chương trình kế hoạch thực hiện CCHC của tỉnh trong giai đoạn. Huy động các nguồn lực phục vụ cho việc thực hiện có hiệu quả công tác CCHC.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện các Chương trình, Dự án, Đề án, Kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh được btrí từ ngun ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền giao.

2. Khuyến khích việc huy động theo quy định của pháp luật các nguồn kinh phí ngoài ngân sách đtriển khai thực hiện các nội dung, chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo chung việc triển khai thực hiện kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo.

1. Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền về Chương trình tổng thể cải cách hành chính theo Nghị quyết 30c/2011/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ, Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020 của tỉnh đến toàn thcán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.

Căn cứ kế hoạch của tỉnh và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch cải cách hành chính hàng năm của cơ quan, đơn vị, địa phương; xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, những khâu đột phá, giải pháp chủ yếu phân công tổ chức thực hiện. Đồng thời lập dự toán ngân sách thực hiện cải cách hành chính hàng năm và dự toán kinh phí thực hiện các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch, nhiệm vụ cải cách hành chính theo kế hoạch 5 năm, hàng năm gửi Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư đtổng hợp, cân đối ngân sách cho triển khai kế hoạch cải cách hành chính và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch.

c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính đã đề ra. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả công tác cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị, địa phương gửi về Sở Nội vụ tổng hợp, báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền theo đúng quy định.

Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì các nội dung liên quan đến công tác cải cách hành chính của tỉnh, ngoài việc thực hiện báo cáo của cơ quan, đơn vị, có báo cáo chuyên đề liên quan đến nhiệm vụ được giao chủ trì.

2. Các Sở - cơ quan chủ trì thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính của tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dng, trình cơ quan có thm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả các dự án, đề án, chương trình, kế hoạch đã được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện.

3. Sở Nội vụ

a) Cơ quan thường trực cải cách hành chính tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện các nội dung chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Chính phủ và của tỉnh. Định kỳ sơ kết, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch ở các cấp, các ngành, báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Ban chỉ đạo CCHC tnh báo cáo Chính phủ, Bộ Nội vụ về công tác cải cách hành chính theo quy định.

b) Chủ trì, triển khai thực hiện tốt các nội dung về cải cách tổ chức bộ máy hành chính; cải cách chế độ công vụ, công chức, triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương và xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức khảo sát, thực hiện phương pháp đo lường mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đi với các dịch vụ hành chính công do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện.

c) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo cải cách hành chính của tỉnh quyết định các chủ trương, biện pháp đy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.

d) Hướng dẫn các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch cải cách hành chính hàng năm; thực hiện chế độ báo cáo cải cách hành chính định kỳ, tổng hợp báo cáo theo quy định.

đ) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức chuyên trách thực hiện công tác cải cách hành chính các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

e) Chủ trì trin khai công tác tuyên truyền về cải cách hành chính; nhân rộng các đin hình tiên tiến; đề nghị khen thưởng, kỷ luật về cải cách hành chính.

4. Sở Tư pháp

a) Chủ trì tham mưu, theo dõi, tổng hợp việc triển khai thực hiện các nội dung về cải cách thchế; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

b) Chủ trì thực hiện nội dung về cải cách thủ tục hành chính; chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ việc ban hành và thực thi thủ tục hành chính; hướng dẫn việc rà soát thủ tục hành chính và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh công bố kết quả rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; phi hợp với Sở Nội vkiểm tra việc chp hành quyết định công bthủ tục hành chính.

Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan quy định, hướng dẫn các đơn vị, địa phương giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông thuộc các lĩnh vực: Đầu tư; đất đai; đăng ký kinh doanh; cấp giấy phép xây dựng; tư pháp và các lĩnh vực khác thuộc tham quyền của nhiu cơ quan hành chính nhà nước.

Nghiên cứu những mô hình mới, cách làm hay trong cải cách thủ tục hành chính đ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, triển khai nhân rộng.

c) Phi hợp với STài chính trong việc thẩm định, hướng dẫn cơ quan đơn vị, địa phương xây dựng kinh phí chi cho hoạt động kiểm soát TTHC.

d) Ch trì, phi hợp với Sở Thông tin và Truyn thông, các cơ quan báo chí, Đài phát thanh truyền hình tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về cải cách thủ tục hành chính trên đa bàn tỉnh.

5. Sở Tài chính

Chủ trì tham mưu thực hiện các nội dung về công tác cải cách tài chính công; có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc lập dự toán ngân sách, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính hằng năm đảm bảo theo quy định.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phân bố kinh phí từ ngân sách cho các đề án, dự án về cải cách hành chính của các Sở, ngành, địa phương.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp đẩy mạnh chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI); đẩy mạnh việc thu hút đầu tư và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phục vụ đầu tư các công trình trọng đim trong tỉnh.

c) Thường xuyên tổ chức đối thoại với doanh nghiệp để tiếp nhận, xử lý những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp theo thm quyền.

7. Sở Xây dựng phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc triển khai xây dựng và nâng cấp trụ sở các cơ quan hành chính nhà nước.

8. Sở Khoa học và Công nghệ

a) Tham mưu cho tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích mở rộng mạng lưới thông tin khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh và đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động khoa học công nghệ.

b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng TCVN ISO 9001:2008 theo Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực hiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng TCVN ISO 9001: 2008 được triển khai trong các cơ quan hành chính.

9. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Chủ trì tham mưu thực hiện nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính, xây dựng Chính quyn điện tử tỉnh Hà Nam.

b) Phối hợp với Sở Nội vụ triển khai thực hiện công tác thông tin, tuyên truyn về cải cách hành chính.

10. Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì nhiệm vụ nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ công trong ngành y tế, giáo dục; thực hiện phương pháp đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công, dịch vụ giáo dục công.

11. Các cơ quan Thuế, Hải quan, Bảo hiểm, Kho bạc Nhà nước tỉnh chủ trì thực hiện có hiệu quả các nội dung cải cách hành chính của ngành nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp.

12. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Nam tiếp tục duy trì các chuyên mục, chuyên trang về cải cách hành chính đtăng cường tuyên truyền các nội dung về cải cách hành chính và phản hồi ý kiến của người dân, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức về thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trin khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Nội vụ đ tng hp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.





Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2018 về công tác phòng, chống thiên tai Ban hành: 18/06/2018 | Cập nhật: 19/06/2018

Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế Ban hành: 20/11/2014 | Cập nhật: 21/11/2014

Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010