Quyết định 806/QĐ-UBND năm 2016 về quy định thời gian đào tạo và định mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng áp dụng trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg do tỉnh Vĩnh Long ban hành
Số hiệu: 806/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Lê Quang Trung
Ngày ban hành: 08/04/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Chính sách xã hội, Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 806/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 08 tháng 4 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH THỜI GIAN ĐÀO TẠO VÀ ĐỊNH MỨC CHI PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ DƯỚI 03 THÁNG ÁP DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956/QĐ-TTG NGÀY 27/11/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg , ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH , ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Xét Tờ trình số 59/TTr-SLĐTBXH ngày 01/4/2016 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt thời gian đào tạo và định mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng áp dụng trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về thời gian đào tạo và định mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng áp dụng trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện theo đúng các quy định hiện hành về hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2434/QĐ-UBND ngày 05/11/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt định mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Quang Trung

 

QUY ĐỊNH

VỀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO VÀ ĐỊNH MỨC CHI PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐÔ SƠ CẤP VÀ DƯỚI 03 THÁNG ÁP DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐÔNG NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 806/QĐ-UBND ngày 08/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)

1. Danh mục ngành nghề, thời gian đào tạo và định mức chi phí đào tạo:

TT

Ngành nghề

Thời gian đào tạo (tiết)

Định mức chi phí đào tạo

(đồng/tiết/HV)

Sơ cấp

Dưới 3 tháng

I

Ngành nghề nông nghiệp

 

 

 

1

Nhóm nghề Kỹ thuật nông nghiệp tổng hợp

 

 

8.400

 

1. Kỹ thuật nông nghiệp

 

150

8.400

 

2. Kỹ thuật đa canh tổng hợp VAC

 

150

8.400

2

Nhóm nghề Kỹ thuật trồng trọt

 

 

 

2.1

Kỹ thuật trồng trọt

 

 

9.600

 

1. Sinh vật cảnh

350

150

12.000

 

2. Chăm sóc cây kiểng

 

100

12.000

 

3. Trồng cây lương thực, thực phẩm (trồng lúa, bắp, khoai,...)

 

150

8.000

 

4. Trồng cây có múi (trồng cam, bưởi, quýt,.)

 

150

8.000

 

5. Trồng cây ăn quả (sầu riêng, nhãn,.)

 

150

8.000

2.2

Chọn và nhân giống cây trồng

 

 

8.225

 

1. Nhân giống lúa

 

200

8.300

 

2. Nhân giống cây ăn quả

 

200

8.300

 

3. Nhân giống hoa màu

 

150

8.000

 

4. Nhân giống cây công nghiệp

 

200

8.300

3

Nhóm nghề Kỹ thuật chăn nuôi

 

 

8.340

 

1. Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm (gà, vịt,.)

 

150

8.000

 

2. Kỹ thuật chăn nuôi gia súc (heo, dê,.)

 

150

8.200

 

3. Kỹ thuật chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò,.)

 

150

8.500

 

4. Nuôi trồng thuỷ sản

 

150

8.700

 

5. Sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt

 

200

8.300

II

Ngành nghề phi nông nghiệp

 

 

 

1

Nhóm nghề Tiểu thủ công mỹ nghệ

 

 

6.600

 

1. Tiểu thủ công nghiệp

 

100

4.800

 

2. May công nghiệp

 

150

8.400

2

Nhóm nghề Kỹ thuật cơ khí, xây dựng

 

 

7.200

 

1. Cắt gọt kim loại

450

 

7.200

 

2. Hàn

400

 

7.300

 

3. Xây dựng dân dụng

400

 

7.900

 

4. Bảo trì, sửa chữa máy gặt đập liên hợp

400

 

7.200

 

5. Sửa chữa, lắp ráp xe máy

450

 

6.300

 

6. Sửa chữa thiết bị may công nghiệp

400

 

7.300

 

7. Kỹ thuật máy nông nghiệp

400

 

7.200

3

Nhóm nghề Dịch vụ khách sạn, nhà hàng, du lịch

 

 

6.840

 

1. Kỹ thuật pha chế đồ uống

 

150

8.700

 

2. Kỹ thuật làm bánh

 

150

7.500

 

3. Nghiệp vụ lễ tân

 

200

6.000

 

4. Nghiệp vụ nhà hàng

 

200

6.000

 

5. Hướng dẫn viên du lịch

300

 

6.000

4

Nhóm nghề Kỹ thuật thẩm mỹ

 

 

6.967

 

1. Kỹ thuật chăm sóc da

360

 

6.800

 

2. Trang điểm thẩm mỹ

400

 

7.400

 

3. Kỹ thuật trang trí hoa văn trên móng

360

 

6.800

 

4. Kỹ thuật làm móng tay nước

360

 

6.800

 

5. Kỹ thuật bới tóc

360

 

6.800

 

6. Cắt uốn tóc

350

 

7.200

5

Nhóm nghề Tin học

 

 

4.250

 

1. Tin học văn phòng

 

120

4.100

 

2. Quản trị cơ sở dữ liệu

 

150

4.100

 

3. Sửa chữa cài đặt máy vi tính

450

 

4.400

 

4. Lắp ráp cài đặt máy tính

300

 

4.400

 

5. Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm Photoshop trong xử lý hình ảnh)

350

 

4.100

 

6. Ghi dựng đĩa, băng từ

350

 

4.400

6

Nhóm nghề Điện, điện tử, điện lạnh

 

 

6.550

 

1. Điện dân dụng

300

 

7.400

 

2. Điện công nghiệp - dân dụng

400

 

6.400

 

3. Điện lạnh

300

 

6.700

 

4. Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh

350

 

6.600

 

5. Điện tử dân dụng

350

 

6.400

 

6. Sửa chữa điện thoại di động

350

 

5.800

7

Nhóm nghề Y tế, dược phẩm

450

 

7.700

2. Đối với các ngành nghề không nằm trong danh mục nêu trên hoặc các ngành nghề mới do các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đề xuất: Được thực hiện theo định mức bình quân chung của nhóm ngành nghề hoặc các ngành nghề tương tự trong cùng lĩnh vực nghề.

3. Đối với trường hợp đào tạo nghề theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn hoặc đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được điều chỉnh nội dung đào tạo và thời gian đào tạo nghề cho phù hợp nhưng phải đảm bảo thời gian đào tạo tối thiểu theo quy định nêu trên.

Trong trường hợp thời gian đào tạo vượt quá số tiết quy định, các cơ sở đào tạo được phép thanh toán kinh phí tổ chức lớp học và kinh phí hỗ trợ tiền ăn cho học viên theo thời gian và định mức chi phí quy định. Phần chi phí đào tạo nghề vượt quá định mức và kinh phí hỗ trợ tiền ăn trong thời gian vượt quá số tiết quy định được huy động từ nguồn đóng góp của doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ (đơn vị đặt hàng đào tạo) hoặc từ các nguồn xã hội hoá khác./.