Quyết định 72/QĐ-UBND năm 2009 công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành
Số hiệu: 72/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang Người ký: Nguyễn Đăng Khoa
Ngày ban hành: 14/08/2009 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
----------------

Số: 72/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 14 tháng 8 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐNDUBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010;

Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010;

Căn cứ Công văn số 1071/TTg-TCCV ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và tổ chức việc rà soát thủ tục hành chính tại bộ, ngành, địa phương;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạovà Tổ trưởng Tổ công tác chuyên trách thực hiện Đề án 30 của Ủy ban nhân dân tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.

1. Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

2. Trường hợp thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố tại Quyết định này hoặc có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

Điều 2. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ công tác chuyên trách thực hiện Đề án 30 của Uỷ ban nhân dân tỉnh thường xuyên cập nhật để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố những thủ tục hành chính nêu tại khoản 1 Điều 1 Quyết định này. Thời hạn cập nhật hoặc loại bỏ thủ tục hành chính này chậm nhất không quá 10 ngày, kể từ ngày văn bản quy định thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.

Đối với các thủ tục hành chính nêu tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ công tác chuyên trách thực hiện Đề án 30 của Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày phát hiện có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này hoặc thủ tục hành chính chưa được công bố.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, cơ quan, đơn vị ngành dọc Trung ương, đóng trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4 (bản điện tử);
- TCT 30 của Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TT Tỉnh uỷ, TT HĐND tỉnh;

- Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
Bản điện tử:
- VP: Tỉnh uỷ, Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- UBMTTQ, các Đoàn thể nhân dân tỉnh;
- VP UBND tỉnh: LĐVP, TKCT, các Phòng thuộc VP;
- Lưu: VT, TCT 30 tỉnh.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đăng Khoa

 

BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 72/QĐ-UBND ngày 14 tháng 8 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang)

PHẦN I .DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG

TT

Tên Thủ tục hành chính/Lĩnh vực

I

Giáo dục và đào tạo (25 thủ tục)

1

Cấp phép dạy thêm cấp trung học phổ thông

2

Công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia

3

Công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia

4

Công nhận trường trung học phổ thông cơ sở đạt chuẩn Quốc gia

5

Công nhận trường trung học phổ thông đạt chuẩn Quốc gia

6

Đăng ký, cấp phép tổ chức đào tạo, bổi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ tin học và các chuyên đề bồi dưỡng, cập nhật kiến thức khác… theo chương trình giáo dục thường xuyên.

7

Giải thể trường trung học phổ thông

8

Giải thể Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp

9

Sáp nhập, chia, tách trường trung học phổ thông

10

Sáp nhập, chia, tách Trung tâm giáo dục thường xuyên

11

Sáp nhập, chia tách trường trung cấp chuyên nghiệp.

12

Sáp nhập, chia, tách Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp

13

Thẩm định đề án thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, Trung tâm ngoại ngữ- tin học ngoài công lập.

14

Thành lập trường chuyên thuộc tỉnh

15

Thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, thành phố

16

Thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh

17

Thành lập Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp

18

Thành lập trung tâm ngoại ngữ - tin học

19

Thành lập trường trung cấp chuyên nghiệp

20

Thành lập trường trung học phổ thông

21

Thủ tục xếp hạng Trung tâm giáo dục thường xuyên

22

Thủ tục xếp hạng trường trung học phổ thông

23

Thuyên chuyển giáo viên từ các tỉnh khác về

24

Tuyển dụng viên chức ngạch giáo viên trung học phố thông

25

Xin học lại trường khác đối với học sinh trung học

II

Hệ thống văn bằng, chứng chỉ (05 thủ tục)

1

Cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

2

Công nhận văn bằng tốt nghiệp các cấp học phổ thông do nước ngoài cấp.

3

Điều chỉnh văn bằng chứng chỉ do cải chính hộ tịch

4

Điều chỉnh văn bằng, chứng chỉ do các trường học trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên khi lập danh sách dự thi hoặc ghi bằng không đúng với hồ sơ gốc của học sinh

5

Đóng lại dấu nổi trên ảnh văn bằng, chứng chỉ

III

Quy chế thi, tuyển sinh (11 thủ tục)

1

Đăng ký dự thi đại học, cao đẳng

2

Đăng ký ưu tiên xét tuyển đại học, cao đẳng

3

Đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông- đối với thí sinh bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt không quá 10 ngày hoặc trong buổi thi đầu tiên không thể dự thi.

4

Đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông- đối với thí sinh bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một môn và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số môn thi còn lại

5

Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông đối với thí sinh tự do

6

Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông đối với giáo dục thường xuyên

7

Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (đối với giáo dục trung học phổ thông)

8

Phúc khảo bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông

9

Thủ tục chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông

10

Thủ tục tiếp nhận học sinh người nước ngoài cấp trung học phổ thông

11

Thủ tục tiếp nhận học sinh Việt Nam về nước cấp trung học phổ thông

 

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG

I. Lĩnh vực Giáo dục và đào tạo

1. Cấp phép dạy thêm cấp trung học phổ thông

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Các trường, cơ sở tư nhân và cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ tại Sở Giáo dục và Đào tạo;

+ Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy, TP. Bắc Giang, Bắc Giang;

+ Điện thoại: 0240 3853195;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Bước 2: Phòng Giáo dục trung học- Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, thẩm định, xác nhận; trình lãnh đạo Sở ký giấy cấp phép;

Bước 3: Trả kết quả tại phòng Giáo dục trung học- Sở Giáo dục và Đào tạo;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Đơn xin mở lớp dạy thêm học thêm;

2- Danh sách người dạy (lý lịch người dạy, bản sao văn bằng, chứng chỉ sư phạm, trình độ chuẩn được đào tạo);

3- Bản kê khai địa điểm, cơ sở vật chất, phòng học;

4- Văn bản của hiệu trưởng (đối với giáo viên trường công lập) đồng ý cho dạy thêm theo quy định về số giờ, số buổi dạy thêm tại cơ sở tư nhân, cá nhân;

5- Văn bản thẩm định về người dạy, về các điều kiện mở lớp dạy thêm học thêm của Sở Giáo dục và Đào tạo;

6- Cam kết thực hiện đúng các quy định tại Điều 5, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 của Quyết định số 56/2007/QĐ-UBND , ngày 11/6/2007 của UBND tỉnh Bắc Giang.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

15 ngày sau khi đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy đinh: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo

- Cơ quan phối hợp: Chính quyền địa phương: xã, phường….

Kết quả:

Giấy phép dạy thêm.

Phí, lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

Yêu cầu, điều kiện:

Thực hiệu đầy đủ các điều kiện được quy định trong công văn 834/SGD&ĐT-GDTrH, ngày 31/07/2007 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang, về việc hướng dẫn thực hiện quy định về dạy thêm học thêm;

Căn cứ pháp lý :

- Quyết định 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 03/01/2007 về ban hành quy định dạy thêm, học thêm;

- Quyết định số 56/2007/QĐ-UBND , ngày 11/6/2007 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành quy định dạy thêm, học thêm;

- Công văn số 834/SGD&ĐT-GDTrH, ngày 31/07/2007 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang, về việc hướng dẫn thực hiện quy định về dạy thêm học thêm;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.



2. Công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Trường và xã tự kiểm tra theo các tiêu chuẩn ban hành;

Bước 2: UBND xã làm tờ trình gửi UBND huyện;

Bước 3: Đoàn kiểm của UBND huyện kiểm tra công nhận và làm tờ trình gửi UBND tỉnh;

Bước 4: Đoàn kiểm tra của UBND tỉnh kiểm tra các trường theo đề nghị của UBND huyện;

Bước 5: Đoàn kiểm tra trường chuẩn quốc gia của UBND tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định công nhận các trường đạt chuẩn quốc gia;

Bước 6: Quyết định công nhận được chuyển trực tiếp đến trường. Bằng và logo các trường nhận tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Biên bản kiểm tra.

2- Báo cáo theo 5 tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.

3- Tờ trình đề nghị cấp trên kiểm tra công nhận.

b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Không quy định trong văn bản, thông thường không quá 45 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND tỉnh;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Phòng Giáo dục và Đào tạo

Kết quả:

Quyết định, Bằng, Logo công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

Phí, lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

Yêu cầu, điều kiện:

Không

Căn cứ pháp lý :

- Quyết định 36/2008/QĐ-BGDĐT , ngày 16/7/2008, ban hành Quy chế công nhận trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia;

- Công văn số 117/SGDĐT-GDMN về việc hướng dẫn xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia.

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.


3. Công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Trường và xã tự kiểm tra theo các tiêu chuẩn ban hành;

Bước 2: UBND xã làm tờ trình gửi UBND huyện;

Bước 3: Đoàn kiểm của UBND huyện kiểm tra công nhận và làm tờ trình UBND tỉnh;

Bước 4: Đoàn kiểm tra của UBND tỉnh kiểm tra các trường theo đề nghị của UBND huyện;

Bước 5: Đoàn kiểm tra trường chuẩn quốc gia của UBND tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định công nhận các trường đạt chuẩn quốc gia;

Bước 6: Quyết định công nhận được chuyển trực tiếp đến trường. Bằng các trường nhận tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Biên bản kiểm tra.

2- Báo cáo theo 5 tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.

3- Tờ trình đề nghị cấp trên kiểm tra công nhận.

b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Không quy định trong văn bản, thông thường không quá 45 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND tỉnh;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan phối hợp: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả:

Quyết định và Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

Phí, lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

Yêu cầu, điều kiện:

Không

Căn cứ pháp lý :

- Quyết định 32/2005/QĐ-BGDĐT, ngày 24/10/2005, ban hành Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia;

- Quyết định số 55/2007/QĐ-BGDĐT , ngày 28/9/2007 về ban hành Quy định Mức chất lượng tối thiểu của trường tiểu học;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.


4. Công nhận trường trung học phổ thông cơ sở đạt chuẩn Quốc gia

Trình tự thực hiện:

Bước 1. Trường trung học cơ sở gửi hồ sơ đề nghị công nhận trường chuẩn quốc gia về Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Bước 2. Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị xét công nhận đạt chuẩn quốc gia của các trường trung học cơ sở và chuyển đến Hội đồng xét đề nghị cấp huyện.

Bước 3. Hội đồng xét đề nghị cấp huyện tổ chức kiểm tra, xét và làm văn bản đề nghị gửi lên Hội đồng xét đề nghị cấp tỉnh kèm theo biên bản kiểm tra và hồ sơ quy định tại điều 10 của Quy chế công nhận trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

Bước 4. Hội đồng xét đề nghị cấp tỉnh kiểm tra, xét và trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định công nhận.

Bước 5. Quyết định công nhận được chuyển trực tiếp đến trường. Bằng các trường nhận tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Bản đề nghị được xét công nhận trường đạt chuẩn quốc gia;

2. Báo cáo thực hiện các tiêu chuẩn quy định trong chương II của Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia, kèm theo sơ đồ cơ cấu các khối công trình của nhà trường;

3. Biên bản tự kiểm tra, biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra cấp tỉnh.

b) Số lượng hồ sơ: 2 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Không quy định trong văn bản, thông thường không quá 45 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND tỉnh;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Phòng Giáo dục và Đào tạo

Kết quả:

Quyết định và Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

Phí, lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

Yêu cầu, điều kiện:

Không

Căn cứ pháp lý :

- Quyết định số 27/2001/QĐ-BGDĐT ngày 5/7/2001; ban hành quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia;

- Quyết định số 08/2005/QĐ-BGDĐT ngày 14/3/2005, sửa đổi bổ sung Quy chế công nhận trường phổ thông đạt chuẩn Quốc gia;

- Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 22/6/2006; Kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2006-2010 của UBND tỉnh Bắc Giang.

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.




5. Công nhận trường trung học phổ thông đạt chuẩn Quốc gia

Trình tự thực hiện:

Bước 1. Trường trung học phổ thông gửi hồ sơ đề nghị về Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy, TP. Bắc Giang, Bắc Giang;

+ Điện thoại: 0240 3853195;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Bước 2. Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị xét công nhận đạt chuẩn quốc gia, thống nhất bằng văn bản với UBND cấp huyện và chuyển lên Hội đồng xét đề nghị cấp tỉnh.

Bước 4. Hội đồng xét đề nghị cấp tỉnh kiểm tra, xét và trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định công nhận.

Bước 5. Quyết định công nhận được chuyển trực tiếp đến trường. Bằng các trường nhận tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Bản đề nghị được xét công nhận trường đạt chuẩn quốc gia;

2. Báo cáo thực hiện các tiêu chuẩn quy định trong chương II của Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia, kèm theo sơ đồ cơ cấu các khối công trình của nhà trường;

3. Biên bản tự kiểm tra, biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra cấp tỉnh.

b) Số lượng hồ sơ: 3 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Không quy định trong văn bản, thông thường không quá 45 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND Tỉnh;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả:

Quyết định và Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

Phí, lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

Yêu cầu, điều kiện:

Không

Căn cứ pháp lý :

- Quyết định số 27/2001/QĐ-BGDĐT ngày 5/7/2001; ban hành quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia;

- Quyết định số 08/2005/QĐ-BGDĐT ngày 14/3/2005, sửa đổi bổ sung Quy chế công nhận trường phổ thông đạt chuẩn Quốc gia;

- Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 22/6/2006; Kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2006-2010 của UBND tỉnh Bắc Giang;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.


6. Đăng ký, cấp phép tổ chức đào tạo, bổi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ tin học và các chuyên đề bồi dưỡng, cập nhật kiến thức khác… theo chương trình giáo dục thường xuyên

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức xin đăng ký, cấp phép nộp hồ sơ về Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy, TP. Bắc Giang, Bắc Giang;

+ Điện thoại: 0240 3853191;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Bước 2: Phòng Giáo dục chuyên nghiệp và Giáo dục thường xuyên- Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định, kiểm tra hồ sơ, cơ sở vật chất, điều kiện hoạt động theo quy định trình Giám đốc Sở.

Bước 3: Giám đốc Sở ra Quyết định cho phép các đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học tại các trung tâm.

Bước 4: Trả kết quả tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Phòng Giáo dục chuyên nghiệp và Giáo dục thường xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Tờ trình về việc xin mở lớp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên;

2- Danh sách đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên;

3- Bản thống kê, giải trình về chủng loại, số lượng và cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, học liệu (giáo trình, tài liệu, sách ôn tập, hướng dẫn, thực hành) phục vụ cho chương trình đào tạo.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Không quá 20 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả:

Quyết định cấp phép mở lớp bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ.

Phí, lệ phí:

Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

1- Danh sách đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.

2- Thống kê cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện…

(Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 06/ 6 /2008)

Yêu cầu, điều kiện:

1. Thực hiện đầy đủ yêu cầu về nội dung, thời lượng và cấu trúc kiến thức quy định trong từng chương trình đào tạo, bồi dưỡng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Có đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm về quản lý giáo dục; đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm; đảm bảo tỷ lệ không quá 40 học viên/giáo viên.

3. Có đủ giáo trình, tài liệu học tập cho mỗi học viên.

4. Đảm bảo quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy, học đáp ứng được yêu cầu của chương trình. Cụ thể:

a) Có đủ phòng học đảm bảo về ánh sáng, bàn ghế, bảng và trang thiết bị dạy và học theo yêu cầu của chương trình; diện tích phòng học đảm bảo không thấp hơn bình quân 1,5m2/ học viên tính theo số học viên có trong một ca học;

b) Có văn phòng của Ban giám đốc trung tâm, phòng giáo viên, thư viện;

c) Có phòng máy tính, phòng học tiếng, phòng thực hành, thư viện phù hợp với chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã đăng ký;

d) Có đủ các thiết bị phục vụ cho công tác quản lý.

(Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 06/ 6 /2008)

Căn cứ pháp lý :

- Luật Giáo dục năm 2005;

- Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 06/6/2008 Quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.





7. Giải thể trường trung học phổ thông

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân, tổ chức gửi hồ sơ về Sở Giáo dục và Đào tạo;

+ Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy, TP. Bắc Giang, Bắc Giang;

+ Điện thoại: 0240 3854267;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định, thanh tra, lấy ý kiến các đơn vị có liên quan, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể hoặc cho phép giải thể nhà trường.

Bước 3: Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định cho phép giải thể nhà trường công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân giải thể trường trung học phổ thông;

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Không quá 45 ngày

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND tỉnh;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo

- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường...

Kết quả:

Quyết định giải thể trường trung học phổ thông.

Phí, lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

Yêu cầu, điều kiện:

Không

Căn cứ pháp lý :

- Luật Giáo dục năm 2005;

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 v/v Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

- Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 về việc Ban hành điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.

8. Giải thể Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ xin giải thể về Sở Giáo dục và Đào tạo;

+ Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy, TP Bắc Giang.

+ Điện thoại: 0240.3859577;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phương án giải thể Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, gửi công văn đề nghị sở Nội vụ tổ chức thẩm định. Sau khi thẩm định, Sở Nội vụ chuyển hồ sơ thẩm định cho Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thẩm tra và trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp;

Bước 3: Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định cho phép giải thể trung tâm công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân giải thể trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp;

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Không quá 45 ngày

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND tỉnh;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo

- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường...

Kết quả:

Quyết định giải thể trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp

Phí, lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

Yêu cầu, điều kiện:

1. Việc sáp nhập, chia, tách trung tâm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương; phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; có tính khả thi và hiệu quả; đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng.

2. Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 25 của Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

3. Có địa điểm để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại Điều 35 của Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

(Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/7/2008)

Căn cứ pháp lý :

- Luật Giáo dục năm 2005;

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

- Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/7/2008 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ký thuật-tổng hợp hướng nghiệp;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.



9. Sáp nhập, chia, tách trường trung học phổ thông

Trình tự thực hiện:

Bước 1: UBND cấp huyện, thành phố (trường quốc lập), tổ chức, cá nhân (trường ngoài công lập) lập hồ sơ xin sáp nhập, chia, tách trường gửi Sở Giáo dục và Đào tạo;

+ Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy, TP. Bắc Giang, Bắc Giang;

+ Điện thoại: 0240 3859577;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định, xin ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường…

Bước 3: Sở Nội vụ trình Chủ tịch UBND tỉnh;

Bước 4: Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định sát nhập, chia, tách trường. Quyết định được gửi trực tiếp đến tổ chức, cá nhân xin sáp nhâp, chia, tách.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Phòng Tổ chức cán bộ-Sở Giáo dục và Đào tạo

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ xin sáp nhập, chia, tách trường gồm:

1- Đơn xin sát nhập, chia tách trường;

2- Luận chứng khả thi;

3- Đề án tổ chức và hoạt động;

4- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến bố trí làm Hiệu trưởng.

b) Số lượng hồ sơ: 03 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND tỉnh;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ;

- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường.

Kết quả:

Quyết định sáp nhập, chia, tách trường trung học phổ thông.

Phí, lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

Yêu cầu, điều kiện:

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường trung học;

- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

- Bảo đảm quyền lợi nhà giáo và người học;

- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

(Quyết định số 07/2007/BGD&ĐT, ngày 02/04/2007)

Căn cứ pháp lý :

- Luật Giáo dục năm 2005;

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 v/v Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

- Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 về việc Ban hành điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.


10. Sáp nhập, chia, tách Trung tâm giáo dục thường xuyên

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phương án sáp nhập, chia tách trung tâm giáo dục thường xuyên,

Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo làm công văn đề nghị Sở Nội vụ thẩm định, xin ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính;

Bước 3: Sở Nội vụ chuyển hồ sơ cho Văn phòng UBND tỉnh;

Bước 4: Văn phòng UBND tỉnh thẩm tra và trình Chủ tịch UBND tỉnh;

Bước 5: Chủ tịch UBND tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách Trung tâm giáo dục thường xuyên. Quyết định được gửi tới đơn vị xin sáp nhập, chia, tách.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Công văn đề nghị sáp nhập, chia tách trung tâm giáo dục thường xuyên:

2- Đề án sáp nhập, chia tách trung tâm giáo dục thường xuyên:

- Nhu cầu của việc sáp nhập, chia tách trung tâm giáo dục thường xuyên;

- Phương hướng hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên;

- Những điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên;

- Ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm.

b) Số lượng hồ sơ: 03 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND tỉnh;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Tài Nguyên và Môi trường.

Kết quả:

Quyết định sáp nhập, giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên.

Phí, lệ phí:

Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

Yêu cầu, điều kiện:

1- Việc sáp nhập, chia, tách trung tâm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương; phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; có tính khả thi và hiệu quả; đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng.

2- Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 25 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên.

3- Có địa điểm để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại Điều 35, Điều 38 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên.

(Quyết định 01/2007/QĐ-BGDĐT , ngày 02/01/2007)

Căn cứ pháp lý :

- Luật Giáo dục năm 2005;

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

- Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.



11. Sáp nhập, chia, tách trường trung cấp chuyên nghiệp.

Trình tự thực hiện:

Bước 1. Các tổ chức nộp hồ sơ sáp nhập, chia tách về Văn phòng UBND tỉnh.

Bước 2: UBND tỉnh giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ và điều kiện thực tế;

Bước 3: Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định sáp nhập, chia tách sau khi có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định được chuyển tới cá nhân, tổ chức xin sáp nhập, chia tách.

Cách thức thực hiện:

Tại Sở Giáo dục và Đào tạo

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Tờ trình về việc sáp nhập hoặc chia, tách trường trung cấp chuyên nghiệp. 

2- Đề án sáp nhập, chia tách trường với những nội dung chủ yếu sau:

- Tên trường, loại hình trường, địa điểm đặt trường, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc sáp nhập, chia tách trường;

- Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trường;

- Ngành hoặc chuyên ngành dự kiến đào tạo;

- Quy mô đào tạo, nguồn tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh;

- Cơ cấu tổ chức nhà trường (Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị, hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, các phòng, khoa, cơ sở phục vụ đào tạo...);

- Các yếu tố cần thiết bảo đảm để nhà trường hoạt động như dự kiến về nhân sự quản lý, giảng dạy và phục vụ, kinh phí hoạt động, diện tích đất đai, diện tích xây dựng, và các trang thiết bị phục vụ ngành và chuyên ngành đào tạo của trường;

- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm hiệu trưởng;

- Các văn bản giấy tờ liên quan đến sở hữu đất đai, tài sản của nhà trường.

3- Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

b) Số lượng hồ sơ: 03 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

 60 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND tỉnh;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả:

Quyết định sáp nhập, chia tách trường trung cấp chuyên nghiệp.

Phí, lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

Yêu cầu, điều kiện:

1- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường TCCN;

2- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

3- Bảo đảm quyền lợi của nhà giáo và người học;

4- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

(Quyết định số 43/2008/QĐ-BGDĐT ngày 29/7/2008)

Căn cứ pháp lý :

- Luật Giáo dục năm 2005;

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 v/v Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

- Quyết định số 43/2008/QĐ-BGDĐT ngày 29/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc ban hành điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp.

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.

12. Sáp nhập, chia, tách Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng phương án sáp nhập, chia, tách Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp,

Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ sáp nhập, chia tách trung tâm đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan lấy ý kiến bằng văn bản về việc sáp nhập, chia, tách và đề nghị Sở Nội vụ thẩm định;

Bước 3: Sở Nội vụ tổ chức thẩm định, chuyển hồ sơ cho Văn phòng UBND tỉnh thẩm tra, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách. Quyết định được gửi trực tiếp tới tổ chức xin sáp nhập, chia tách Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

Cách thức thực hiện:

Tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1-Công văn đề nghị sáp nhập, chia, tách Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp của Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị thành lập Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

2- Đề án sáp nhập, chia, tách Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp:

 - Sự cần thiết của việc sáp nhập, chia, tách Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp;

 - Phương hướng hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp;

 - Những điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định;

3- Ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

4- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm.       

b) Số lượng hồ sơ: 03 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

30 ngày sau khi có ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND tỉnh ;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ;

- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường.

Kết quả:

Quyết định sáp nhập, chia, tách Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

Phí, lệ phí:

Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

Yêu cầu, điều kiện:

1. Việc sáp nhập, chia, tách trung tâm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương; phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; có tính khả thi và hiệu quả; đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng.

2. Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 25 của Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

3. Có địa điểm để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại Điều 35 của Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

(Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/7/2008)

Căn cứ pháp lý :

- Luật Giáo dục năm 2005;

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

- Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/7/2008 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ký thuật-tổng hợp hướng nghiệp;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.


13. Thẩm định đề án thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, Trung tâm tin học - ngoại ngữ ngoài công lập.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức thẩm định, xác minh điều kiện về hồ sơ, cơ sở vật chất của tổ chức cá nhân xin thành lập trung tâm.

Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo chuyển hồ sơ về Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm tra; trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập Trung tâm.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Công văn đề nghị thành lập trung tâm.

2- Đề án thành lập trung tâm.

- Mục đích thành lập trung tâm

- Phương hướng hoạt động

- Điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý

- Ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

 - Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc.

- Bản sao văn bằng, chứng chỉ của đội ngũ CBQL và giáo viên.

b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND tỉnh;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư,…

Kết quả:

Văn bản xác nhận

Phí, lệ phí:

Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

Yêu cầu, điều kiện:

Không.

Căn cứ pháp lý :

- Luật Giáo dục năm 2005;

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

- Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên;

- Quyết định số 31/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/6/2007 về việc Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động
của trung tâm ngoại ngữ - tin học;

- Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/7/2008 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ký thuật-tổng hợp hướng nghiệp.

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.



14. Thành lập trường chuyên thuộc tỉnh

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ đề nghị thành lập trường chuyên trình Chủ tịch UBND tỉnh;

Bước 2: Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành lập trường sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận bằng văn bản. Quyết định được chuyển trực tiếp đến Sở Giáo dục và Đào tạo.

Cách thức thực hiện:

Tại Sở Giáo dục và Đào tạo

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

1- Đơn xin thành lập trường;

2- Luận chứng khả thi;

3- Đề án tổ chức và hoạt động;

4- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến bố trí làm Hiệu trưởng.

b) Số lượng hồ sơ: 03 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả:

Quyết định thành lập trường chuyên thuộc tỉnh.

Phí, lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

Yêu cầu, điều kiện:

Ngoài những điều kiện thành lập quy định tại Điều lệ trường trung học, việc thành lập trường chuyên cần phải có các điều kiện sau đây:

1. Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ phẩm chất, năng lực, trình độ đào tạo từ chuẩn trở lên để quản lý nhà trường, giảng dạy, giáo dục học sinh.

2. Có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với trường trung học đạt chuẩn quốc gia và phục vụ nhu cầu nội trú cho học sinh.

3. Có nguồn tuyển sinh ổn định.

(Quyết định số: 82 /2008/QĐ-BGDĐT Ngày 31/12/2008)

Căn cứ pháp lý :

- Luật Giáo dục năm 2005;

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 v/v Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

- Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 về việc Ban hành điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

- Quyết định số 82/2008/QĐ-BGDĐT , ngày 31/12/2008 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông chuyên;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.



15. Thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, thành phố

Trình tự thực hiện:

Bước 1: UBND huyện, thành phố xây dựng đề án thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên gửi hồ sơ về Sở Giáo dục và Đào tạo;

+ Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy, TP. Bắc Giang, Bắc Giang;

+ Điện thoại: 0240 3859577;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức thẩm định, xin ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính;

Bước 3: Sở Nội vụ chuyển hồ sơ cho Văn phòng UBND tỉnh thẩm tra, trình Chủ tịch UBND tỉnh;

Bước 4: Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành lập. Quyết định được chuyển trực tiếp tới UBND huyện, thành phố.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại phòng Tổ chức cán bộ- Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ thành bao gồm:

1- Công văn đề nghị thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên;

2- Đề án thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên:

- Nhu cầu của việc thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên;

- Phương hướng hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên;

- Những điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên;

- Ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm.

b) Số lượng hồ sơ: 03 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND tỉnh;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ;

- Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường.

Kết quả:

Quyết định thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, thành phố.

Phí, lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

Yêu cầu, điều kiện:

1- Việc thành lập trung tâm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương; phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; có tính khả thi và hiệu quả; đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng.

2- Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 25 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên.

3- Có địa điểm để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại Điều 35, Điều 38 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên.

(Quyết định 01/2007/QĐ-BGDĐT , ngày 02/01/2007)

Căn cứ pháp lý :

- Luật Giáo dục năm 2005;

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

- Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.




16. Thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng đề án thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh;

Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo gửi hồ đề nghị Sở Nội vụ tổ chức thẩm định, xin ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính;

Bước 3: Sở Nội vụ chuyển hồ sơ cho Văn phòng UBND tỉnh thẩm tra, trình Chủ tịch UBND tỉnh đồng thời xin ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Bước 4: Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định được chuyển đến đơn vị, cá nhân xin thành lập trung tâm.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại phòng Tổ chức cán bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Công văn đề nghị thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên;

2- Đề án thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên:

- Nhu cầu của việc thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên;

- Phương hướng hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên;

- Những điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên;

- Ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm.

b) Số lượng hồ sơ: 03 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

30 ngày sau khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND tỉnh ;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ;

- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường.

Kết quả:

Quyết định thành lập trung tâm GDTX tỉnh.

Phí, lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

Yêu cầu, điều kiện:

1. Việc thành lập trung tâm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương; phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; có tính khả thi và hiệu quả; đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng.

2. Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 25 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên.

3. Có địa điểm để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại Điều 35, Điều 38 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên.

(Quyết định số 01/07/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 01/02/2007)

Căn cứ pháp lý :

- Luật Giáo dục năm 2005;

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

- Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.

17. Thành lập Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng đề án thành lập Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp,

Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ thành lập trung tâm đến Sở Tài chính và Sở Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến bằng văn bản về việc thành lập và đề nghị Sở Nội vụ thẩm định; Bước 3: Sở Nội vụ tổ chức thẩm định, chuyển hồ sơ cho Văn phòng UBND tỉnh thẩm tra, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Quyết định được gửi trực tiếp tới tổ chức xin thành lập Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại phòng Tổ chức cán bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1-Công văn đề nghị thành lập Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp của Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị thành lập Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

2- Đề án thành lập Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp:

 - Sự cần thiết của việc thành lập Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp;

 - Phương hướng hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp;

 - Những điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định;

3- Ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

4- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm.       

b) Số lượng hồ sơ: 03 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

30 ngày sau khi có ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND tỉnh ;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ;

- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường.

Kết quả:

Quyết định thành lập Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

Phí, lệ phí:

Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

Yêu cầu, điều kiện:

1. Việc thành lập trung tâm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương; phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; có tính khả thi và hiệu quả; đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng.

2. Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 25 của Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

3. Có địa điểm để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại Điều 35 của Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

(Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/7/2008)

Căn cứ pháp lý :

- Luật Giáo dục năm 2005;

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

- Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/7/2008 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ký thuật-tổng hợp hướng nghiệp;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.


18. Thành lập Trung tâm ngoại ngữ- tin học

Trình tự thực hiện:

Bước 1. Các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ về Sở Giáo dục và Đào tạo;

+ Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy, TP. Bắc Giang, Bắc Giang;

+ Điện thoại: 0240 3859577;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức thẩm định hồ sơ và điều kiện thực tế;

Bước 3: Sở Nội vụ trình Chủ tịch UBND tỉnh;

Bước 4: Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành lập trung tâm gửi về tổ chức, cá nhân xin thành lập Trung tâm ngoại ngữ- tin học.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại phòng Tổ chức cán bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Tờ trình xin thành lập trung tâm.

2- Đề án thành lập trung tâm gồm các nội dung sau:

2.1- Mục đích, yêu cầu thành lập trung tâm;

2.2- Tên trung tâm, địa chỉ, số điện thoại, Email, Fax;

2.3- Dự kiến các chương trình giảng dạy, quy mô học viên trong năm đầu và ba năm tiếp theo;

2.4- Bản thuyết minh về các điều kiện thành lập trung tâm, trong đó phải có văn bản chứng minh về quyền sở hữu (hoặc Hợp đồng thuê) đất, nhà, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của văn phòng; lớp học, phòng thực hành và nguồn tài chính đáp ứng được yêu cầu;

2.5- Danh sách trích ngang đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cơ hữu, thỉnh giảng (họ tên, năm sinh, trình độ chuyên môn, chuyên ngành đào tạo, chức vụ hiện tại, cơ quan công tác);

2.6- Bản thống kê về cơ sở vật chất, phòng học, phòng thực hành và các trang thiết bị, phương tiện, học liệu.

3- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm;

4- Bản sao văn bằng, chứng chỉ của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

b) Số lượng hồ sơ: 03 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

30 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND tỉnh ;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ;

- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường.

Kết quả:

Quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ- tin học.

Phí, lệ phí:

Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

Yêu cầu, điều kiện:

1. Có nguồn tuyển sinh thường xuyên, ổn định;

2. Có đội ngũ cán bộ quản lý theo quy định tại Điều 14, Điều 16 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ - tin học;

3. Có đội ngũ giáo viên đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 26 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ - tin học, đủ khả năng giảng dạy, đảm bảo cho các lớp hoạt động liên tục, đúng lịch trình của khoá học;

4. Có đủ văn phòng, phòng học, bàn ghế, phòng học tiếng, phòng vi tính với các trang thiết bị học tập đáp ứng yêu cầu về điều kiện thực hiện nội dung, chương trình giảng dạy phần lý thuyết và thực hành của học viên;

5. Có nguồn tài chính tối thiểu đủ để chi cho các hoạt động thường xuyên của Trung tâm trong năm đầu tiên;

6. Có đầy đủ các điều kiện theo quy định về phòng cháy, nổ, vệ sinh môi trường, y tế và an ninh của trung tâm.

(Quyết định số 31/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/6/2007)

Căn cứ pháp lý :

- Luật Giáo dục năm 2005;

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

- Quyết định số 31/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/6/2007 về việc Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ - tin học;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.

19. Thành lập trường trung cấp chuyên nghiệp

Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức nộp hồ sơ thành lập trường về Văn phòng UBND tỉnh.

Bước 2: UBND tỉnh giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ và điều kiện thực tế;

Bước 3: Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành lập sau khi có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định được chuyển trực tiếp đến tổ chức xin thành lập.

Cách thức thực hiện:

Tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1-Tờ trình về việc thành lập trường;

 2- Đề án thành lập trường với những nội dung chủ yếu sau:

- Tên trường, loại hình trường, địa điểm đặt trường, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trường;

- Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trường;

- Ngành hoặc chuyên ngành dự kiến đào tạo;

- Quy mô đào tạo, nguồn tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh;

- Cơ cấu tổ chức nhà trường (Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị, hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, các phòng, khoa, cơ sở phục vụ đào tạo...);

- Các yếu tố cần thiết bảo đảm để nhà trường hoạt động như dự kiến về nhân sự quản lý, giảng dạy và phục vụ, kinh phí hoạt động, diện tích đất đai, diện tích xây dựng, và các trang thiết bị phục vụ ngành và chuyên ngành đào tạo của trường;

- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm hiệu trưởng;

- Các văn bản giấy tờ liên quan đến sở hữu đất đai, tài sản của nhà trường.

3- Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

60 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND tỉnh;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả:

Quyết định thành lập trường trung cấp chuyên nghiệp.

Phí, lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

Yêu cầu, điều kiện:

1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường TCCN. Đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực TCCN phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.

2. Có đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện chương trình theo quy định.

3. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện tài chính bảo đảm các yêu cầu quy định tại chương VII của Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp.

(Quyết định số 43/2008/QĐ-BGDĐT ngày 29/7/2008)

Căn cứ pháp lý :

- Luật Giáo dục năm 2005;

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 v/v Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

- Quyết định số 43/2008/QĐ-BGDĐT ngày 29/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc ban hành điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.



20. Thành lập trường trung học phổ thông

Trình tự thực hiện:

Bước 1: UBND cấp huyện, thành phố (trường quốc lập), tổ chức, cá nhân (trường ngoài công lập) lập hồ sơ xin thành lập trường gửi Sở Giáo dục và Đào tạo;

+ Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy, TP. Bắc Giang, Bắc Giang;

+ Điện thoại: 0240 3859577;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định hồ sơ;

Bước 3: Sở Nội vụ trình Chủ tịch UBND tỉnh;

Bước 4: Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành lập trường. Quyết định được gửi trực tiếp tới tổ chức cá nhân xin thành lập trường.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Phòng Tổ chức cán bộ - Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

1- Đơn xin thành lập trường;

2- Luận chứng khả thi;

3- Đề án tổ chức và hoạt động;

4- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến bố trí làm Hiệu trưởng.

b) Số lượng hồ sơ: 03 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức, cá nhânnhân

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường.

Kết quả:

Quyết định thành lập trường trung học phổ thông.

Phí, lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

Yêu cầu, điều kiện:

1- Việc mở trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường trung học và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

2- Cơ quan, tổ chức, cá nhân mở trường có luận chứng khả thi bảo đảm:

a) Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông;

b) Có cơ sở vật chất và tài chính bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục và thực hiện các quy định tại chương VI của Điều lệ trường phổ thông cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

(Quyết định số 07/2007/BGD&ĐT, ngày 02/04/2007)

Căn cứ pháp lý :

- Luật Giáo dục năm 2005;

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 v/v Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

- Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 về việc Ban hành điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.




21. Thủ tục xếp hạng Trung tâm giáo dục thường xuyên

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Giám đốc trung tâm gửi đầy đủ hồ sơ về phòng Tổ chức cán bộ-Sở Giáo dục và Đào tạo;

+ Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy, TP. Bắc Giang, Bắc Giang;

+ Điện thoại: 0240 3859577;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức thẩm định;

Bước 3: Sở Nội vụ trình Chủ tịch UBND tỉnh;

Bước 4: Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng trung tâm giáo dục thường xuyên gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo cho các trung tâm.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Tờ trình đề nghị xếp hạng của trung tâm giáo dục thường xuyên;

2- Quyết định thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên;

3- Bản báo cáo kết quả hoạt động và hiệu quả hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên trong thời hạn 3 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị xếp hạng;

4- Bảng tự đánh giá tính điểm theo tiêu chí xếp hạng của trung tâm giáo dục thường xuyên;

5- Số liệu thống kê học viên theo học các chương trình trong 3 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị xếp hạng;

6- Danh sách cán bộ, giáo viên, viên chức trong biên chế và giáo viên hợp đồng kèm theo trình độ đào tạo, trình độ ngoại ngữ, tin học;

7- Số liệu thống kê chi tiết về diện tích đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

b) Số lượng hồ sơ: 03 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND tỉnh;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ.

Kết quả:

Quyết định xếp hạng Trung tâm giáo dục thường xuyên.

Phí, lệ phí:

Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tiêu chí và bảng điểm xếp hạng trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh.

- Tiêu chí và bảng điểm xếp hạng trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện.

(Thông tư 48/2008/TT-BGDĐT ngày 25/8/2008)

Yêu cầu, điều kiện:

Không.

Căn cứ pháp lý :

- Luật Giáo dục năm 2005;

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

- Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên;

- Thông tư 48/2008/TT-BGDĐT ngày 25/8/2008 về việc Hướng dẫn xếp hạng và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo của trung tâm giáo dục thường xuyên;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.




22. Thủ tục xếp hạng trường trung học phổ thông.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Hiệu trưởng trường gửi đầy đủ hồ sơ về phòng Tổ chức cán bộ-Sở Giáo dục và Đào tạo;

+ Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy, TP. Bắc Giang, Bắc Giang;

+ Điện thoại: 0240 3859577;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần

Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức thẩm định;

Bước 3: Sở Nội vụ trình Chủ tịch UBND tỉnh;

Bước 4: Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng trường trung học phổ thông gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo cho các trường trung học phổ thông.

Cách thức thực hiện:

Trược tiếp tại Phòng Tổ chức cán bộ- Sở Giáo dục và Đào tạo

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Tờ trình đề nghị xếp hạng của trường trung học phổ thông;

2- Số liệu về số lớp, số học sinh; danh sách cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường;

3- Số liệu thống kê chi tiết về diện tích đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

b) Số lượng hồ sơ: 03 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch UBND tỉnh;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ.

Kết quả:

Quyết định về việc xếp hạng trường trung học phổ thông.

Phí, lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

Yêu cầu, điều kiện:

Không

Căn cứ pháp lý :

- Luật Giáo dục năm 2005;

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 v/v Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

- Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 về việc Ban hành điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

- Thông tư 35/2006/TTLT/BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 về việc Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.


23. Thuyên chuyển giáo viên từ các tỉnh khác về

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân làm hồ sơ thuyên chuyển gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo;

+ Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy, TP. Bắc Giang, Bắc Giang;

+ Điện thoại: 0240 3859577;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần

Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét hồ sơ, làm công văn gửi kèm hồ sơ về Sở Nội vụ;

Bước 3: Sở Nội vụ làm công văn tiếp nhận viên chức;

Bước 4: Sở Nội vụ hoặc đơn vị được phân cấp của nơi cán bộ muốn thuyên chuyển công tác ra quyết định điều động viên chức về Sở Nội vụ;

Bước 5: Sở Nội vụ ra quyết định tiếp nhận và điều động viên chức về Sở Giáo dục và Đào tạo;

Bước 6: Nhận kết quả tại Sở Giáo dục và Đào tạo;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại phòng Tổ chức cán bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Đơn xin thuyên chuyển;

2- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của đơn vị nơi viên chức công tác;

3- Giấy khai sinh (công chứng);

4- Giấy khám sức khoẻ của đơn vị y tế cấp huyện và tương đương trở lên;

5- Văn bằng chứng chỉ (công chứng);

6- Quyết định tuyển dụng (công chứng);

7- Quyết định nâng lương gần nhất (công chứng);

8- Các giấy tờ hưởng chế độ ưu tiên của Nhà nước;

9- Công văn đồng ý cho thuyên chuyển của Thủ trưởng đơn vị;

10- Phiếu đánh giá công chức, viên chức năm học hiện tại.

b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).

Thời hạn giải quyết:

Không thời hạn

Đối tượng thực hiện:

Cá nhân

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Nội vụ;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả:

Quyết định thuyên chuyển công tác.

Phí, lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn xin thuyên chuyển công tác.

(Công văn số 427/SGD&ĐT-TCCB, ngày 31/03/2009)

Yêu cầu, điều kiện:

Không

Căn cứ pháp lý :

- Nghị dịnh 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, viện chức trong các đơn vị sự nghiệp;

- Nghị định 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ;

- Quyết định 108/2007/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của UBND tỉnh Bắc Giang về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước tỉnh Bắc Giang;

- Công văn số 427/SGD&ĐT-TCCB, ngày 31/03/2009, về việc hướng dẫn thuyên chuyển CB, CC, VC năm 2009.

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.


24. Tuyển dụng viên chức ngạch giáo viên trung học phố thông

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người đăng ký tuyển dụng nộp Hồ sơ tại Sở Giáo dục và Đào tạo;

+ Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy, TP. Bắc Giang, Bắc Giang;

+ Điện thoại: 0240 3859577;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6.

Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo nhận và tập hợp hồ sơ gửi Sở Nội vụ kiểm tra, thẩm định;

Bước 3 Hội đồng tuyển dụng xét chọn và báo cáo kết quả với UBND tỉnh; UBND tỉnh ra quyết định công nhận kết quả tuyển dụng; Sở Nội vụ ra quyết định trúng tuyển và điều động về Sở Giáo dục và Đào tạo;

Bước 4: Người đăng ký tuyển dụng ký hợp đồng với Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại phòng Tổ chức cán bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Đơn đăng ký dự tuyển viên chức (theo mẫu);

2- Bản sao giấy khai sinh;

3- Giấy chứng nhận sức khỏe;

4- Sơ yếu lí lịch;

5- Bằng tốt nghiệp;

6- Bảng điểm hoặc học bạ;

7- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có);

8- Hai phong bì dán tem, ghi rõ địa chỉ người nhận;

9- Sổ hộ khẩu nếu thí sinh nhập khẩu về tỉnh Bắc Giang;

b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Trong tháng 8.

Đối tượng thực hiện:

Cá nhân

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND tỉnh;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ.

Kết quả:

Quyết định hợp đồng biên chức, viên chức.

Phí, lệ phí:

1- Lệ phí xét tuyển dụng: 50.000 đồng/thí sinh;

2- Lệ phí hồ sơ: 5.000 đồng/hồ sơ (mua tại Sở).

(Kế hoạch 1954/KH-HĐ, ngày 29/07/2008 của Hội đồng tuyển dụng UBND tỉnh Bắc Giang)

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đăng ký dự tuyển viên chức.

(Thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày 21/6/2007)

Yêu cầu, điều kiện:

- Là công dân Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bắc Giang trước khi đi học chuyên nghiệp (hộ khẩu gốc); người có hộ khẩu tỉnh ngoài đã kết hôn với nguời có hộ khẩu (hộ khẩu gốc) tỉnh Bắc Giang và đăng ký hộ khẩu tại tỉnh Bắc Giang trước khi có thông báo xét tuyển.

- Tuổi đời dự tuyển từ đủ 18 tuổi đến dưới 45 tuổi.

- Có đơn xin dự tuyển, có lí lịch rõ ràng, có các văn bằng chứng chỉ đào tạo theo tiêu chuẩn của ngạch viên chức tuyển dụng.

- Về trình độ: Tốt nghiệp đại học sư phạm hệ chính quy trở lên. Riêng các môn: Cơ khí, chăn nuôi - thú y tốt nghiệp đại học hệ chính quy có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

(Kế hoạch 1954/KH-HĐ, ngày 29/07/2008 của Hội đồng tuyển dụng UBND tỉnh Bắc Giang)

Căn cứ pháp lý :

- Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

- Nghị định 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003/NĐ-CP;

- Thông tư 10/2004/TT-BNV ngày 19/02/2004, về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003/NĐ-CP của Chính phủ;

- Thông tư 04/2007/TT-BNV ngày 21/6/2007 về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003/NĐ-CP và Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ;

- Kế hoạch 1954/KH-HĐ, ngày 29/07/2008 về việc xét tuyển dụng giáo viên năm học 2008-2009 của Hội đồng tuyển dụng UBND tỉnh Bắc Giang;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.

25. Xin học lại tại trường khác đối với học sinh trung học

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Học sinh nộp hồ sơ tại bộ phận “một cửa” Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy, TP. Bắc Giang, Bắc Giang;

+ Điện thoại: 0240 3854267;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Bước 2: Chuyên viên tiếp nhận, kiểm tra, trình Giám đốc Sở phê duyệt giới thiệu về trường.

Bước 3: Trả kết quả tại bộ phận “một cửa” Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp thực hiện tại bộ phận “một cửa” Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Ðơn xin học lại học sinh ký.

2- Học bạ của lớp hoặc cấp học đã học (bản chính).

3- Bằng tốt nghiệp của cấp học dưới (bản công chứng).

4- Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú về việc chấp hành chính sách và pháp luật của nhà nước.

5- Giấy khai sinh (bản sao)

6- Giấy chứng nhận trúng tuyển đầu cấp THPT

7- Các giấy tờ hợp lệ để ưu tiên khuyến khích trong học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp (nếu có).

8- Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn hoặc quyết định điều động của cha, mẹ người giám hộ nơi sẽ chuyển đến.

9- Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Không quá 3 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Cá nhân.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả:

Giấy giới thiệu về trường.

Phí, lệ phí:

Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

Yêu cầu, điều kiện:

- Học sinh xin học lại sau thời gian nghỉ nhưng còn trong độ tuổi quy định của từng cấp học.

(Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT , ngày 25/12/2002)

Căn cứ pháp lý :

- Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT , ngày 25/12/2002 Về việc ban hành Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông;

- Quyết định số 223/QĐ-SGD&ĐT ngày 30/5/2006 của Sở Giáo dục Đào tạo Bắc Giang về việc ban hành Quy định về việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế “một cửa” tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.

II. Lĩnh vực hệ thống văn bằng, chứng chỉ.

1. Cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc có thể trực tiếp yêu cầu hoặc gửi yêu cầu của mình đến bộ phận “một cửa”, Sở Giáo dục và Đào tạo qua bưu điện. Không hạn chế số lượng bản sao yêu cầu được cấp

+ Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy, TP. Bắc Giang, Bắc Giang;

+ Điện thoại: 0240 3854267;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Bước 2: Chuyên viên bộ phận “một cửa” tiếp nhận kiểm, tra hồ sơ, đối chiếu hồ sơ với hồ sơ gốc; trình Giám đốc Sở ký, đóng dấu;

Bước 3: Công dân nộp lệ phí và nhận kết quả tại bộ phận “một cửa” Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp thực hiện tại bộ phận “một cửa”, Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc qua bưu điện.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Đơn xin cấp bản sao Bằng tốt nghiệp có xác nhận của nhà trường.

2- Chứng minh nhân dân và bản sao CMND

3- Hai ảnh 3 x 4cm

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Trong ngày hoặc không quá 3 ngày đối với trường hợp yêu cầu qua bưu điện (tính ngày đến của bưu điện)

Đối tượng thực hiện:

Cá nhân.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả:

Bản sao văn bằng, chứng chỉ.

Phí, lệ phí:

Lệ phí bản sao bằng: 5000đ/1 bản sao

(Quyết định 223/QĐ-SGD&ĐT ngày 30/05/2006)

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

Yêu cầu, điều kiện:

Không

Căn cứ pháp lý :

- Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/06/2005 quy định về hệ thống giáo dục quốc dân;

- Quyết định số: 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007, về việc Ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân;

- Quyết định 223/QĐ-SGD&ĐT ngày 30/05/2006 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bộ phận “một cửa”;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.

 


2. Công nhận văn bằng tốt nghiệp các cấp học phổ thông do nước ngoài cấp.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người có văn bằng, người đại diện theo pháp luật của người có văn bằng hoặc người được ủy quyền, có nguyện vọng đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp nộp hồ sơ tại Sở Giáo dục và Đào tạo;

+ Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy, TP. Bắc Giang, Bắc Giang;

+ Điện thoại: 0240 3854267;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Bước 2. Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở cấp giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.

Bước 3. Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét công nhận văn bằng cho người đề nghị.

Bước 4. Người đề nghị cấp bằng nhận lại kết quả tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Đơn đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.

2- Một (01) bản sao văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

3- Một (01) bản sao kết quả quá trình học tập tại cơ sở giáo dục nước ngoài kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Không quá 15 ngày từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Cá nhân.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả:

Giấy công nhận văn bằng giáo dục phổ thông.

Phí, lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị công nhận văn bằng ;

(Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007)

Yêu cầu, điều kiện:

Người có văn bằng gửi kèm theo hồ sơ các tài liệu liên quan (nếu có) như: Xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước sở tại; xác nhận của cơ sở giáo dục nước ngoài nơi đã học tập; bản sao hộ chiếu có đóng dấu ngày xuất, nhập cảnh; văn bản công nhận chương trình giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nơi cấp văn bằng đã được kiểm định chất lượng.

Căn cứ pháp lý :

- Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT , Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.

3. Điều chỉnh văn bằng chứng chỉ do cải chính hộ tịch

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân có nhu cầu nộp Hồ sơ tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy, TP. Bắc Giang, Bắc Giang;

+ Điện thoại: 0240 3854267;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Bước 2: Chuyên viên phụ trách bộ phận “một cửa” thẩm định, kiểm tra hồ sở sửa Bằng, đối chiếu hồ sơ gốc lưu tại Sở.

Bước 3. Trình Giám đốc Sở căn cứ Quyết định cải chính hộ tịch ra Quyết định chỉnh sửa văn bằng.

Bước 4: Căn cứ Quyết định Giám đốc Sở sửa sổ gốc, cấp bản sao Bằng.

Bước 5: Nhận lại kết quả tại bộ phận “một cửa” Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại bộ phận “một cửa” cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Đơn xin điều chỉnh có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi học sinh đăng ký dự thi.

2- Quyết định cải chính hộ tịch của UBND huyện, thành phố.

3- Bản chính văn bằng, chứng chỉ.

4- Bản sao hợp lệ trang lý lịch học bạ của cấp đó

5- Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp của cấp dưới liền kề.

6- Bản sao công chứng giấy khai sinh.

7- Giấy CMND (bản sao công chứng)

8- Bản sao công chứng sổ hộ khẩu.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Trong ngày.

Đối tượng thực hiện:

Cá nhân.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả:

Quyết định sửa đổi, bản sao văn bằng chứng chỉ.

Phí, lệ phí:

Lệ phí bản sao bằng: 5000đ/1 bản sao

(Quyết định 223/QĐ-SGD&ĐT ngày 30/05/2006)

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

Yêu cầu, điều kiện:

Không

Căn cứ pháp lý :

- Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/06/2005 quy định về hệ thống giáo dục quốc dân;

- Quyết định số: 33/2007/QĐ-BGDĐT

ngày 20/6/2007, về việc Ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân;

- Quyết định 223/QĐ-SGD&ĐT ngày 30/05/2006 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bộ phận “một cửa”.

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.

4. Điều chỉnh văn bằng, chứng chỉ do các trường học trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên khi lập danh sách dự thi hoặc ghi bằng không đúng với hồ sơ gốc của học sinh.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Trường THPT, Trung tâm GDTX nộp hồ sơ tại bộ phận “một cửa” Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy, TP. Bắc Giang, Bắc Giang;

+ Điện thoại: 0240 3854267;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Bước 2: chuyên viên phụ trách tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ cá nhân và đối chiếu với hồ sơ gốc lưu tại Sở.Trình Giám đốc Sở ra Quyết định sửa văn bằng, chứng chỉ theo quy định.

Bước 3: Căn cứ Quyết định Giám đốc Sở sửa sổ gốc, cấp bản sao Bằng.

Bước 4: Nhận lại kết quả tại bộ phận “một cửa” Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại bộ phận “một cửa” cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Đơn xin điều chỉnh có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi học sinh đăng ký dự thi.

2- Biên bản của Hiệu trưởng nhà trường

3- Bản chính văn bằng, chứng chỉ.

4- Bản sao hợp lệ trang lý lịch học bạ của cấp đó

5- Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở.

6- Bản sao công chứng giấy khai sinh.

7- Giấy CMND (bản sao công chứng)

8- Bản sao công chứng sổ hộ khẩu.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Theo giấy hẹn

Đối tượng thực hiện:

Cá nhân.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả:

Quyết định sửa đổi trên văn bằng chứng chỉ, bản sao bằng

Phí, lệ phí:

Lệ phí bản sao bằng: 5000đ/1 bản sao

(Quyết định 223/QĐ-SGD&ĐT ngày 30/05/2006)

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

Yêu cầu, điều kiện:

Không

Căn cứ pháp lý :

- Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/06/2005 quy định về hệ thống giáo dục quốc dân;

- Quyết định số: 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007, về việc Ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân;

- Quyết định 223/QĐ-SGD&ĐT ngày 30/05/2006 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bộ phận “một cửa”;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.


5. Đóng lại dấu nổi trên ảnh văn bằng, chứng chỉ

 

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Học sinh nộp hồ sơ tại phòng Văn thư - Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy, TP. Bắc Giang, Bắc Giang;

+ Điện thoại: 0240 3854267;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Bước 2: Văn thư tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, hồ sơ hợp lệ, văn thư tiến hành đóng dấu.

Bước 3: Học sinh nhận lại kết quả tại phòng Văn thư, Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Đơn xin đóng lại dấu nổi có xác nhận của nhà trường

2- Bản chính văn bằng, chứng chỉ.

3- Bản chính chứng minh nhân dân hoặc đơn xin xác nhận ảnh do Công an địa phương cấp (nếu không có CMND).

4- 02 ảnh 3x4.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Trong ngày.

Đối tượng thực hiện:

Cá nhân.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả:

Dấu nổi trên văn bằng, chứng chỉ.

Phí, lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

Yêu cầu, điều kiện:

Không

Căn cứ pháp lý :

- Luật giáo dục năm 2005;

- Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 về việc ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.

III. Lĩnh vực Quy chế thi, tuyển sinh

1. Đăng ký dự thi đại học, cao đẳng

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Học sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) tại trường mình theo học hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với thí sinh tự do).

+ Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy, TP. Bắc Giang, Bắc Giang;

+ Điện thoại: 0240 3853191;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Bước 2: Các trường phân loại, sắp xếp lại hồ sơ; trình lãnh đạo ký, đóng dấu xác nhận và trả lại phiếu số 2 cho học sinh.

Bước 3: Hồ sơ được chuyển đến Sở Giáo dục và Đào tạo. Cán bộ, chuyên viên phụ trách kiểm tra, phân loại, sắp xếp và nhập thông tin hồ sơ vào máy tính.

Bước 4: Sở Giáo dục và Đào tạo chuyển dữ liệu cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và gửi hồ sơ, lệ phí của học sinh tới trường ĐKDT.

Bước 5: Học sinh đem phiếu số 2 nhận phiếu báo dự thi tại nơi nộp hồ sơ ĐKDT.

Bước 6: Thí sinh nộp lệ phí dự thi và tham gia kỳ thi Đại học, Cao đẳng.

Bước 7: Học sinh đem CMND nhận phiếu báo kết quả tại nơi nộp hồ sơ ĐKDT.

Cách thức thực hiện:

Tại các trường THPT, Trung tâm GDTX-DN, Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Một túi hồ sơ và 2 phiếu ĐKDT có đánh số 1 và 2.

2- Ba ảnh chụp theo kiểu chứng minh thư cỡ 4x6cm có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh của thí sinh ở mặt sau (một ảnh dán trên túi đựng hồ sơ, hai ảnh nộp cho trường).

3- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

- Nộp hồ sơ trong tháng 3, 4;

- Báo kết quả trong tháng 8,9.

Đối tượng thực hiện:

Cá nhân.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả:

Giấy báo kết quả.

Phí, lệ phí:

1- Lệ phí hồ sơ: 40.000 đồng/thí sinh/hồ sơ;

2- Lệ phí dự thi: 20.000 đồng/thí sinh, đối với các môn thi năng khiếu là 80.000 đồng/thí sinh.

(Thông tư liên tịch Số 28/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 4/4/2003)

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Phiếu đăng kí dự thi đại học và cao đẳng năm 2009.

(Công văn 446/BGDĐT-GDĐH, ngày 21/01/2009)

Yêu cầu, điều kiện:

Điều kiện dự thi theo Điều 5 của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.

(Quyết định số 05/2008/QĐ-BGDĐT ngày 5/02/2008)

Căn cứ pháp lý :

- Quyết định số 05/2008/QĐ-BGDĐT ngày 5/02/2008 về việc ban hành quy chế thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng;

- Thông tư liên tịch Số 28/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 4/4/2003 Quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển vào các cơ sở Giáo dục và đào tạo;

- Công văn 446/BGDĐT-GDĐH, ngày 21/01/2009, hồ sơ ĐKDT và tài liệu tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2009;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.

2. Đăng ký ưu tiên xét tuyển đại học, cao đẳng

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Học sinh nộp hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển về Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy, TP. Bắc Giang, Bắc Giang;

+ Điện thoại: 0240 3854267;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo, sắp xếp lại hồ sơ; nhập liệu chuyển đến các trường đại học, cao đẳng nhận ưu tiên xét tuyển.

Bước 3: Thí sinh nộp hồ sơ ưu tiên xét tuyển tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Bước 4: Trường đại học, cao đẳng tổ chức xét tuyển những thí sinh diện ưu tiên xét tuyển đã đăng ký dự thi và đăng ký ưu tiên xét tuyển vào trường hoặc cấp giấy chứng nhận kết quả thi cho những thí sinh có nguyện vọng đăng ký ưu tiên xét tuyển vào trường khác.

Bước 5: Học sinh nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.

Cách thức thực hiện:

Tại Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc trực tiếp tại các trường đại học, cao đẳng có tổ chức thi.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Phiếu đăng kí ưu tiên xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2009 (theo mẫu);

2- Bản sao giấy chứng nhận đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia .

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Từ 10/3 đến hết 10/4 hằng năm (tại Sở Giáo dục và Đào tạo), hoặc trực tiếp tại các trường có tổ chức thi từ ngày 11/4 đến 17/4/2009.

Đối tượng thực hiện:

Cá nhân.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Trường đại học, cao đẳng;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo, trường đại học, cao đẳng.

Kết quả:

Giấy chứng nhận kết quả thi.

Phí, lệ phí:

Lệ phí ưu tiên xét tuyển: 15.000 đồng/thí sinh/hồ sơ.

(Thông tư liên tịch Số 28/2003/TTLT/BTC-GD&ĐT ngày 4/4/2003).

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Phiếu đăng kí ưu tiên xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2009.

(Công văn 2607/BGDĐT- GDĐH, ngày 30/3/2009)

Yêu cầu, điều kiện:

Đối tượng ưu tiên xét tuyển vào đại học, cao đẳng được quy định tại các điểm a, b, c khoản 3 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.

(Quyết định số 05/2008/QĐ-BGDĐT ngày 5/02/2008)

Căn cứ pháp lý :

- Quyết định số 05/2008/QĐ-BGDĐT ngày 5/02/2008 về việc ban hành quy chế thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng;

- Thông tư liên tịch Số 28/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 4/4/2003, Quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển vào các cơ sở Giáo dục và đào tạo;

- Công văn 2607/BGDĐT- GDĐH, ngày 30/3/2009 V/v: hướng dẫn tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 20089;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.


3. Đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông- đối với thí sinh bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt không quá 10 ngày hoặc trong buổi thi đầu tiên không thể dự thi.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Thí sinh xin xét đặc cách nộp hồ sơ tại Hội đồng coi thi (được thành lập trước khi tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thông), ngay khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi, Hội đồng coi thi chuyển giao hồ sơ đặc cách cho Hội đồng chấm thi;

Bước 2: Hội đồng chấm thi xem xét, quyết định đặc cách cho thí sinh căn cứ hồ sơ và các quy định tại khoản 1 Điều 28 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Hội đồng chấm thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Hồ sơ nhập viện, ra viện do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp (nếu bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt);

2- Biên bản đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp của trường phổ thông nơi đăng ký dự thi.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Sau khi kết thúc Hội đồng chấm thi tốt nghiệp.

Đối tượng thực hiện:

Cá nhân

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả:

Được hoặc không được công nhận kết quả tốt nghiệp

Phí, lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

Yêu cầu, điều kiện:

- Xếp loại về học lực và hạnh kiểm cả năm ở lớp 12 đều từ khá trở lên;

- Xếp loại: Thí sinh tốt nghiệp đặc cách đều xếp loại trung bình.

(Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT , ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Căn cứ pháp lý :

- Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT , ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.


4. Đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông- đối với thí sinh bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một môn và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số môn thi còn lại

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Thí sinh xin xét đặc cách nộp hồ sơ tại Hội đồng coi thi (được thành lập trước khi tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thông), ngay khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi, Hội đồng coi thi chuyển giao hồ sơ đặc cách cho Hội đồng chấm thi;

Bước 2: Hội đồng chấm thi xem xét, quyết định đặc cách cho thí sinh căn cứ hồ sơ và các quy định tại khoản 1 Điều 28 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Hội đồng chấm thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Biên bản xác nhận của Hội đồng coi thi;

2- Hồ sơ nhập viện, ra viện của bệnh viện từ cấp huyện trở lên (nếu bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Sau khi kết thúc Hội đồng chấm thi tốt nghiệp.

Đối tượng thực hiện:

Cá nhân

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả:

Được hoặc không được công nhận kết quả tốt nghiệp

Phí, lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

Yêu cầu, điều kiện:

- Điểm bài thi của những môn đã thi đều đạt từ 5,0 trở lên;

- Xếp loại ở lớp 12: học lực từ trung bình trở lên, hạnh kiểm từ khá trở lên.

- Xếp loại: Thí sinh tốt nghiệp đặc cách đều xếp loại trung bình.

(Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT , ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Căn cứ pháp lý :

- Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT , ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.

5. Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông đối với thí sinh tự do

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Học sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi;

+ Địa chỉ: Tại các trường phổ thông trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú, theo xác nhận của chính quyền cấp xã;

Bước 2: Trường phổ thông kiểm tra, tập hợp hồ sơ, lập danh sách học sinh dự thi gửi Sở Giáo dục và Đào tạo (Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục);

Bước 3: Học sinh tham dự kỳ thi theo thời gian Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại các trường phổ thông

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Ngoài các hồ sơ quy định tại khoản 3 và khoản 4 của Điều 11 của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông phải có thêm:

1- Giấy xác nhận không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi của trường phổ thông nơi dự thi năm trước;

2- Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi về xếp loại học lực (đối với những học sinh xếp loại kém về học lực quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông);

3- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về tư cách, phẩm chất đạo đức và việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương (đối với những học sinh xếp loại yếu về hạnh kiểm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Chậm nhất trước ngày thi 30 ngày. Sau thời hạn này, không nhận thêm hồ sơ đăng ký dự thi.

Đối tượng thực hiện:

Cá nhân.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Hiệu trưởng các trường phổ thông, Giám đốc Trung tâm GDTX, Thủ trưởng đơn vị có lớp 12 GDTX

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Trường phổ thông.

Kết quả:

Danh sách thí sinh dự thi.

Phí, lệ phí:

- Tiền phôi bằng: 8.000 đồng/ học sinh (chỉ thu những học sinh đỗ);

- Chi phí cho coi thi và chấm thi: 50.000đồng/thí sinh.

(Công văn 630/SGD&ĐT-KHTC, ngày 15/5/2009, của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang)

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Phiếu đăng ký dự thi

(Công văn 3012/BGDĐT-KTKĐCLGD , ngày 09/4/2009, về việc Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2009)

Yêu cầu, điều kiện:

- Đã tốt nghiệp trung học cơ sở;

- Đã học xong chương trình trung học phổ thông; được đánh giá, xếp loại về hạnh kiểm và học lực ở từng lớp học;

- Đánh giá, xếp loại ở lớp 12: hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém;

- Tổng số buổi nghỉ học trong năm học lớp 12 không quá 45 buổi (nghỉ một lần hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);

- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi.

(Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT , ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Căn cứ pháp lý :

- Luật giáo dục 2005;

- Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT ngày 12/3/2009, về việc ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Công văn 3012/BGDĐT-KTKĐCLGD , ngày 09/4/2009, về việc Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2009;

- Công văn 630/SGD&ĐT-KHTC, ngày 15/5/2009, của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang, về việc hướng dẫn chế độ thu chi kỳ thi tốt nghiệp năm học 2008-2009 và tuyển sinh 2009-2010;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.

6. Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông đối với giáo dục thường xuyên

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Học sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi;

+ Địa chỉ: Tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, nơi học sinh theo học lớp 12 chương trình GDTX;

Bước 2: Trung tâm kiểm tra, tập hợp hồ sơ, lập danh sách học sinh dự thi gửi Sở Giáo dục và Đào tạo (Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục);

Bước 3: Học sinh tham dự kỳ thi theo thời gian Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại các trung tâm giáo dục thường xuyên.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong Công văn hướng dẫn tổ chức thi hằng năm;

2- Học bạ hoặc phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học có hướng dẫn (bản chính);

3- Giấy chứng minh nhân dân (bản chứng thực);

4- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc Bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp (bản chứng thực);

5- Các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên (nếu có) gồm:

- Giấy chứng nhận con của liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và những người được hưởng chính sách như thương binh; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động do phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) cấp;

- Bản sao sổ đăng ký hộ khẩu thường trú thuộc vùng cao, vùng sâu, khu kinh tế mới, xã đặc biệt khó khăn do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

6- Các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ cộng điểm khuyến khích (nếu có) theo quy định tại Điều 34 của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

7- Các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích nếu nộp sau ngày thi sẽ không có giá trị để xét hưởng cộng điểm khuyến khích.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Chậm nhất trước ngày thi 30 ngày. Sau thời hạn này, không nhận thêm hồ sơ đăng ký dự thi.

Đối tượng thực hiện:

Cá nhân.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Giám đốc TT GDTX, Thủ trưởng đơn vị có lớp 12 GDTX

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Trung tâm giáo dục thường xuyên, đơn vị có lớp 12 GDTX.

Kết quả:

Danh sách thí sinh dự thi.

Phí, lệ phí:

- Tiền phôi bằng: 8.000 đồng/ học sinh (chỉ thu những học sinh đỗ).

(Công văn 630/SGD&ĐT-KHTC, ngày 15/5/2009, của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang)

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Phiếu đăng ký dự thi

(Công văn 3012/BGDĐT-KTKĐCLGD , ngày 09/4/2009, về việc Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2009)

Yêu cầu, điều kiện:

- Đã tốt nghiệp trung học cơ sở;

- Học hết chương trình trung học phổ thông;

- Đối với người học trong các trung tâm giáo dục thường xuyên: không bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12; nếu là người học trong diện xếp loại hạnh kiểm thì phải có thêm điều kiện hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên; không nghỉ quá 45 buổi học trong năm học lớp 12 (nghỉ một lần hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);

- Đối với những người học theo hình thức tự học có hướng dẫn: không bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12;

- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi;

- Đăng ký dự thi và có đầy đủ hồ sơ dự thi hợp lệ theo quy định tại Điều 11 của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

(Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT , ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Căn cứ pháp lý :

- Luật giáo dục 2005;

- Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT ngày 12/3/2009, về việc ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Công văn 3012/BGDĐT-KTKĐCLGD , ngày 09/4/2009, về việc Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2009;

- Công văn 630/SGD&ĐT-KHTC, ngày 15/5/2009, của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang, về việc hướng dẫn chế độ thu chi kỳ thi tốt nghiệp năm học 2008-2009 và tuyển sinh 2009-2010;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.

7. Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (đối với giáo dục trung học phổ thông)

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Học sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi;

+ Địa chỉ: Tại các trường phổ thông, nơi học lớp 12.

Bước 2: Trường phổ thông kiểm tra, tập hợp hồ sơ, lập danh sách học sinh dự thi gửi Sở Giáo dục và Đào tạo (Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục);

Bước 3: Học sinh tham dự kỳ thi theo thời gian Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại các trường phổ thông.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong Công văn hướng dẫn tổ chức thi hằng năm;

2- Học bạ trung học phổ thông (bản chính);

3- Giấy khai sinh (bản sao);

4- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (bản chứng thực);

5- Giấy chứng minh nhân dân (bản chứng thực);

6- Các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên (nếu có) gồm:

- Giấy chứng nhận con của liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và những người được hưởng chính sách như thương binh; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động do phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) cấp;

- Bản sao sổ đăng ký hộ khẩu thường trú thuộc vùng cao, vùng sâu, khu kinh tế mới, xã đặc biệt khó khăn do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

7- Các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ cộng điểm khuyến khích (nếu có) gồm:

- Chứng nhận nghề phổ thông;

- Chứng nhận đoạt giải trong các kỳ thi do ngành giáo dục và đào tạo tổ chức hoặc phối hợp với các ngành chuyên môn khác từ cấp tỉnh trở lên tổ chức, gồm: thi học sinh giỏi các môn văn hoá, thi thí nghiệm thực hành (Vật lí, Hoá học, Sinh học), thi văn nghệ, thể dục thể thao, hội thao giáo dục quốc phòng, vẽ, viết thư quốc tế, thi giải toán trên máy tính bỏ túi;

8- Các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích nếu nộp sau ngày thi sẽ không có giá trị để xét hưởng cộng điểm khuyến khích;

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Chậm nhất trước ngày thi 30 ngày. Sau thời hạn này, không nhận thêm hồ sơ đăng ký dự thi.

Đối tượng thực hiện:

Cá nhân.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Trường phổ thông.

Kết quả:

Danh sách thí sinh dự thi.

Phí, lệ phí:

- Tiền phôi bằng: 8.000 đồng/ học sinh (chỉ thu những học sinh đỗ);

(Công văn 630/SGD&ĐT-KHTC, ngày 15/5/2009, của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang)

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Phiếu đăng ký dự thi

(Công văn 3012/BGDĐT-KTKĐCLGD , ngày 09/4/2009, về việc Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2009)

Yêu cầu, điều kiện:

- Đã tốt nghiệp trung học cơ sở;

- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi;

- Trường hợp không đủ điều kiện dự thi do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0, đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện về học lực theo quy định tại điểm a và điểm b của Điều 4, Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông để dự thi.

- Trường hợp không đủ điều kiện dự thi do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú xác nhận có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức và nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương.

(Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT , ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Căn cứ pháp lý :

- Luật giáo dục 2005;

- Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT ngày 12/3/2009, về việc ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Công văn 3012/BGDĐT-KTKĐCLGD , ngày 09/4/2009, về việc Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2009;

- Công văn 630/SGD&ĐT-KHTC, ngày 15/5/2009, của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang, về việc hướng dẫn chế độ thu chi kỳ thi tốt nghiệp năm học 2008-2009 và tuyển sinh 2009-2010;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.


8. Phúc khảo bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Thí sinh nộp đơn xin phúc khảo bài thi cho trường phổ thông nơi nộp hồ sơ dự thi tốt nghiệp;

Bước 2: Trường phổ thông căn cứ vào điều kiện phúc khảo bài thi lập thành danh sách đề nghị phúc khảo trong đó ghi rõ điểm bài thi và điểm trung bình cả năm của môn xin phúc khảo;

Bước 3: Trường phổ thông nộp hồ sơ về phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục- Sở Giáo dục và Đào tạo;

+ Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy, TP. Bắc Giang.

+ Điện thoại: 0240 3824077.

Bước 4: Sở Giáo dục và Đào tạo sở tiếp nhận và chuyển đến Hội đồng phúc khảo của tỉnh toàn bộ danh sách và đơn xin phúc khảo bài thi trắc nghiệm, chuyển đến Hội đồng phúc khảo của tỉnh đã chấm bài tự luận, toàn bộ danh sách và đơn xin phúc khảo bài thi tự luận.

Bước 5: Hội đồng phúc khảo tổ chức chấm bài thi cho thí sinh có đơn phúc khảo. Kết quả phúc khảo được niêm yết công khai tại các trường phổ thông.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Danh sách và đơn phúc khảo của học sinh.

b) Số lượng hồ sơ: 01(bộ)

Thời hạn giải quyết:

Không quá 10 ngày kể từ khi niêm yết kết quả kỳ thi.

Đối tượng thực hiện:

Cá nhân

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy đinh: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục Đào tạo chấm môn thi tự luận.

Kết quả:

- Kết quả phúc khảo bài thi

Phí, lệ phí:

- Lệ phí phúc khảo bài thi: 8.000đồng/môn.

(Công văn 630/SGD&ĐT-KHTC, ngày 15/5/2009, của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang)

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn xin phúc khảo điểm bài thi

(Công văn 556/SGD&ĐT-KT&KĐ V/v: Hướng dẫn tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh năm 2009)

Yêu cầu, điều kiện:

1- Mọi thí sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi nếu điểm bài thi thấp hơn điểm trung bình cả năm của môn học đó ở lớp 12 từ 2,0 điểm trở lên;

2- Thí sinh phải có đơn xin phúc khảo bài thi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày niêm yết kết quả của kỳ thi.

3- Đối với mỗi kỳ thi tốt nghiệp, việc phúc khảo bài thi chỉ thực hiện một lần.

(Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT , ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Căn cứ pháp lý :

- Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT , ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông;

- Công văn số 556/SGD&ĐT-KT&KĐ V/v: Hướng dẫn tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh năm 2009;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.

9. Thủ tục chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Học sinh nộp hồ sơ tại bộ phận “một cửa” Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy, TP. Bắc Giang, Bắc Giang;

+ Điện thoại: 0240 3854267;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Bước 2: Chuyên viên tiếp nhận, kiểm tra, trình Giám đốc Sở phê duyệt giới thiệu về trường.

Bước 3: Trả kết quả tại bộ phận “một cửa” Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp thực hiện tại bộ phận “một cửa” Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Đơn xin chuyển trường

2. Học bạ (Bản chính)

3. Bằng tốt nghiệp THCS (Bản công chứng)

4. Giấy khai sinh (bản sao)

5. Giấy chứng nhận trúng tuyển đầu cấp THPT

6. Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp, giấy tiếp nhận của nhà trường nơi đến.

7. Giấy giới thiệu chuyển trường do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đi cấp đối với học sinh chuyển từ tỉnh, thành phố khác đến tỉnh Bắc Giang.

8. Các giấy tờ hợp lệ để ưu tiên khuyến khích trong học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp (nếu có).

9. Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn hoặc quyết định điều động của cha, mẹ người giám hộ nơi sẽ chuyển đến.

10. Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Trong ngày.

Đối tượng thực hiện:

Cá nhân.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả:

Giấy giới thiệu chuyển trường.

Phí, lệ phí:

Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

Yêu cầu, điều kiện:

1- Học sinh chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ;

2- Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình hoặc có lý do thực sự chính đáng để phải chuyển trường;

3. Việc chuyển trường được thực hiện khi kết thúc học kỳ I của năm học hoặc trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới. Trường hợp ngoại lệ về thời gian do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến xem xét, quyết định;

(Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT , ngày 25/12/2002)

4- Đối với học sinh xin chuyển về trường THPT Ngô Sĩ Liên, phải có điểm thi tuyển vào 10 bằng với điểm chuẩn của trường Ngô Sĩ Liên năm đó, đồng thời điểm trung bình các môn học trong học bạ từ 7.0 trở lên.

(Quyết định số 223/QĐ-SGD&ĐT ngày 30/5/2006 của Sở Giáo dục Đào tạo Bắc Giang)

Căn cứ pháp lý :

- Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT , ngày 25/12/2002 Về việc ban hành Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông;

- Quyết định số 223/QĐ-SGD&ĐT ngày 30/5/2006 của Sở Giáo dục Đào tạo Bắc Giang về việc ban hành Quy định về việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế “một cửa” tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.

10. Thủ tục tiếp nhận học sinh người nước ngoài cấp trung học phổ thông

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Học sinh nộp hồ sơ tại bộ phận “một cửa” Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy, TP. Bắc Giang, Bắc Giang;

+ Điện thoại: 0240 3854267;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Bước 2: Chuyên viên tiếp nhận, kiểm tra, trình Giám đốc Sở phê duyệt giới thiệu về trường.

Bước 3: Trả kết quả tại bộ phận “một cửa” Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp thực hiện tại bộ phận “một cửa” Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

Học sinh phải có đầy đủ hồ sơ bằng tiếng Việt, gồm:

1- Ðơn xin học do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.

2- Bản tóm tắt lí lịch.

3- Bản sao và bản dịch sang tiếng Việt các giấy chứng nhận cần thiết theo quy định (có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước gửi đào tạo).

4- Học bạ.

5- Giấy chứng nhận sức khỏe (do cơ quan y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo cấp trước khi đến Việt Nam không quá 6 tháng).

6- Ảnh cỡ 4x6 cm (chụp không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Không quá 3 ngày từ khi nhận đủ hồ sơ.

Đối tượng thực hiện:

Cá nhân.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả:

Giấy giới thiệu.

Phí, lệ phí:

Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

Yêu cầu, điều kiện:

Học sinh đủ điều kiện tại Điều 12, Điều 13, Điều 14 Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT , ngày 25/12/2002.

Căn cứ pháp lý :

- Luật giáo dục năm 2005;

- Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT , ngày 25/12/2002 Về việc ban hành Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.

11. Thủ tục tiếp nhận học sinh Việt Nam về nước cấp trung học phổ thông

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Học sinh nộp hồ sơ tại bộ phận “một cửa” Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy, TP. Bắc Giang, Bắc Giang;

+ Điện thoại: 0240 3854267;

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Bước 2: Chuyên viên tiếp nhận, kiểm tra, trình Giám đốc Sở xem xét, phê duyệt giới thiệu về trường.

Bước 3: Trả kết quả tại bộ phận “một cửa” Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp thực hiện tại bộ phận “Một cửa” Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Ðơn xin học do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.

2- Học bạ (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt).

3- Giấy chứng nhận tốt nghiệp của lớp hoặc bậc học dưới tại nước ngoài (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt).

4- Bằng tốt nghiệp bậc học dưới tại Việt Nam trước khi ra nước ngoài (nếu có) .

5- Bản sao giấy khai sinh, kể cả học sinh được sinh ra ở nước ngoài.

6- Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Không quá 3 ngày từ khi nhận đủ hồ sơ.

Đối tượng thực hiện:

Cá nhân.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả:

Giấy giới thiệu.

Phí, lệ phí:

Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

Yêu cầu, điều kiện:

Học sinh đủ điều kiện theo Điều 7, Điều 8, Điều 9 Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT , ngày 25/12/2002.

Căn cứ pháp lý :

- Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT , ngày 25/12/2002 Về việc ban hành Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.

 





Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục Ban hành: 02/08/2006 | Cập nhật: 12/08/2006