Quyết định 56/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về trình tự lập hồ sơ, giao nhận, phân loại, quản lý và nuôi dưỡng đối tượng xã hội do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
Số hiệu: 56/2007/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Võ Thành Kỳ
Ngày ban hành: 24/08/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Chính sách xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 56/2007/QĐ-UBND

Vũng Tàu, ngày 24 tháng 8 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ LẬP HỒ SƠ, GIAO NHẬN, PHÂN LOẠI QUẢN LÝ VÀ NUÔI DƯỠNG ĐỐI TƯỢNG XÃ HỘI.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/1l/2003;
Căn cứ Quyết định số 600/LĐTBXH-QĐ ngày 15/4/1999 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy chế quản lý Trung tâm xã hội;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1348/LĐTBXH-BTXH ngày 31/07/2007 về việc Quy định trình tự lập hồ sơ, giao nhận, phân loại, quản lý và nuôi dưỡng đối tượng xã hội,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy định về trình tự lập hồ sơ, phân loại, quản lý và nuôi dưỡng đối tượng xã hội trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Quy định gồm 05 chương 12 điều.

Điều 2. Quyết định này thay thế cho Quyết định số 528/QĐ-UB ngày 26/10//998 của UBND Tỉnh về việc Ban hành Quy định về trình tự lập hồ sơ, giao nhận, phân loại, quản lý và nuôi dưỡng đối tượng xã hội và Quyết định số 670/QĐ- UB ngày 26/11/1999 của UBND Tỉnh về việc bổ sung Điều 3 và Điều 9 của Quy định về trình tự lập hồ sơ, giao nhận, phân loại, quản lý và nuôi dưỡng đối tượng xã hội ban hành kèm Quyết định số 528/QĐ-UB ngày 26/10/1998 của UBND Tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Lao động-thương binh và xã hội, thủ trưởng các cơ quan liên quan, Giám đốc Trung tâm xã hội, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Văn phòng CP; "Để b/c”
- Bộ Lao động-thương binh và xã hội; ‘’
- Cục Kiểm tra Văn bản Bộ Tư pháp; ‘’
- TTr.TU, TTr.HĐND Tỉnh;
- Đoàn ĐB Quốc Hội Tỉnh;
- Thành viên UBND Tỉnh;
- UBMTTQVN Tỉnh và các đoàn thể; Sở Tư pháp;
- Trung tâm Công báo Tỉnh;
- Lưu : VT-TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Thành Kỳ

 

QUY ĐỊNH

VỀ TRÌNH TỰ LẬP HỒ SƠ, GIAO NHẬN, PHÂN LOẠI, QUẢN LÝ VÀ NUÔI DƯỠNG ĐỐI TƯỢNG XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/2007QĐ.UBND ngày 24 tháng 08 năm 2007 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu )

Chương I

ĐỐI TƯỢNG ĐƯA VÀO TRUNG TÂM XÃ HỘI

Điều 1. Những người được đưa vào Trung tâm xã hội tỉnh là những người thuộc một trong các nhóm sau đây :

a. Người tàn tật về thể chất và tâm thần : Là người.mất khả năng lao động không tự nuôi sống được bản thân; người tâm thần thường xuyên có hành vi nguy hiểm, không có người thân thích để nương tựa hoặc có nhưng gia đình thuộc diện nghèo, không có khả năng chăm sóc.

b. Người lang thang : Người lang thang, Xin ăn bị tập trung đưa về' Trung tâm xã hội để phân loại làm thủ tục hồi gia và chuyển về Trung tâm Nuôi dưỡng người già neo đơn (đối với đối tượng là người già), chuyển về Trung tâm nuôi dưỡng dạy nghề ( đối với trẻ em ) hoặc chuyển về các Trung tâm khác thuộc Sở.

Chương II

TRÌNH TỰ LẬP HỒ SƠ ĐƯA ĐỐI TƯỢNG VÀO TRUNG TÂM

Điều 2. Đối với bản thân hoặc thân nhân đối tượng :

a. Đối với người tâm thần, người tàn tật nặng có người thân nhưng gia đình thuộc hộ nghèo, không đủ khả năng nuôi dưỡng, gia đình phải làm đơn xin vào Trung tâm, đơn phải có cam kết của gia đình, xác nhận của chính quyền địa phương theo quy định trong việc đón nhận đối tượng trở về để chăm sóc tại gia đình hoặc cộng đồng khi có đủ các điều kiện và được Trung tâm xã hội thông báo.

Kèm theo đơn phải có hồ sơ sức khỏe do bệnh viện cấp huyện trở lên xác nhậm sơ yếu lý lịch và các giấy tờ khác (nếu có).

b. Đối với người lang thang bị tập trung phải có biên bản của các cơ quan chức năng, biên bản phải ghi đầy đủ các thông tin về tình trạng của đối tượng.

Điều 3. Chính quyền phường, xã, thị trấn:

a. Tiếp nhận đơn của đối tượng hoặc thân nhân đối tượng do địa phương mình quản lý có trách nhiệm xác nhận đơn trình bày và hoàn cảnh gia đình đối tượng cùng gia đình tạo mọi điều kiện thuận lợi để đối tượng trở về gia đình và hòa nhập với cộng đồng.

b. Đối với các trường hợp lang thang, xin ăn, cấp xã, phường, thị trấn phải tập trung thay cho việc làm đơn, sau đó lập biên bản liên tịch ở cấp xã, phường gồm có đại diện : UBND phường, xã, thị trấn, Công an, đoàn thể cùng cấp, Ban thương binh xã hội về việc xác nhận đối tượng xã hội không nơi nương tựa cần được giúp đỡ.

c. Nhằm đảm bảo duy trì, ổn định tình hình môi trường xã hội tại các điểm danh lam thắng cảnh, khu du lịch, điểm kinh doanh; nhằm lành mạnh hóa môi trường du lịch, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. UBND xã, phường, thị trấn chủ trì phối hợp với ngành Du lịch, Ban quản lý chợ, bến xe, tàu. . . tổ chức tập trung đối tượng lập biên bản và hồ sơ đưa về Trung tâm xã hội những đối tượng lang thang, tâm thần, ăn xin .

Điều 4. Phòng Nội vụ Lao động-thương binh xã hội các huyện, thị xã, thành phố:

Tiếp nhận hồ sơ của đối tượng hoặc thân nhân đối tượng, hồ sơ phải có xác nhận của chính quyền địa phương, Phòng Nội vụ Lao động-thương binh xã hội các huyện, thị xã, thành phố, phải tiến hành kiểm tra thực tế hoàn cảnh của đối tượng nếu đúng, đủ điều kiện thì hoàn thiện các hồ sơ để gửi Sở Lao động-thương binh và xã hội .

Điều 5. Sở Lao động-thương binh và xã hội :

Tiếp nhận hồ sơ do Phòng Nội vụ Lao động.- thương binh xã hội các huyện, thị xã, thành phố gửi đến chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ; căn cứ vào khả năng của Trung tâm xã hội ra Quyết định tiếp nhận khi xét thấy đã đủ hồ sơ theo quy định tại điều 6 Quyết định số 600/LĐTBXH-QĐ ngày 15/4/1995 của Bộ Lao động -thương binh và xã hội về việc ban hành quy chế quản lý Trung tâm xã hội và các điều kiện cần thiết ( số lượng, chỉ tiêu đã được UBND Tỉnh hoặc cơ quan cấp trên phê duyệt).

Đầu 6. Trung tâm xã hội :

a.Trung tâm xã hội có trách nhiệm bố trí khu nuôi dưỡng riêng dành cho đối tượng mới nhận trại trong khi chờ phân loại, lập hồ sơ cho từng đối tượng ; hồ sơ bao gồm :

-Quyết định tiếp nhận vào Trung tâm xã hội của Sở Lao động -thương binh và xã hội

- Biên bản xác nhận đối tượng không nơi nương tựa.(đối với đối tượng bị tập trung)

- Đơn xin vào Trung tâm xã hội của đối tượng hoặc thân nhân đối tượng có xác nhận của địa phương

- Sổ Y bạ

- Giấy tờ cá nhân khác (nếu có)

b. Sau khi tiếp nhận đối tượng, hoàn chỉnh việc lập hồ sơ. Trung tâm xã hội phải phân loại theo nhóm đối tượng để quản lý, mở sổ sách theo dõi đối tượng. Sổ sách theo dõi phải ghi chép đầy đủ các nội dung sau :

- Họ tên; giới tính, ngày, tháng, năm sinh;

- Nơi thường trú trước khi vào Trung tâm; lý do vào; lý do ra và những thông tin cần thiết khác ( nếu có )

Trung tâm xã hội chỉ tiếp nhận đối tượng khi đơn vị bàn giao đối tượng thực hiện đúng theo Quyết định số 600/LĐTBXH-QĐ ngày 15/4/1995 của Bộ Lao động thương binh và xã hội về việc ban hành quy chế quản lý Trung tâm xã hội và Thông tư số 05/1998/TT-BLĐTBXH ngày 15/4/1998 của Bộ Lao động - thương binh và xã hội về việc hướng dẫn bổ sung Quy chế quản lý các Trung tâm xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 600/LĐTBXH-QĐ ngày 15/4/1995 của Bộ Lao động-thương binh và xã hội.

Điều 7. Sở Lao động-thương binh và xã hội có trách nhiệm hướng dẫn Trung tâm xã hội lập các thủ tục tiếp nhận đối tượng đúng theo quy định của Bộ Lao động thương binh và xã hội.

Chương III

QUẢN LÝ GIÁO DỤC, CHỮA BỆNH DẠY NGHỀ

Điều 8. Trung tâm xã hội có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, tổ chức, giáo dục, phục hồi chức năng cho các đối tượng theo đúng chính sách hiện hành, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm, cụ thể như sau :

a. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất để tổ chức việc tiếp nhận, quản lý giáo dục, chữa bệnh dạy nghề và tổ chức sản xuất tạo việc làm bảo đảm phù hợp với từng nhóm đối tượng, sức khỏe, độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi khi họ trở về hòa nhập với cộng đồng.

b. Tổ chức dạy văn hóa; xóa mù chữ tại chỗ cho đối tượng chưa biết chữ.

Đối với trẻ em dưới 15 tuổi nhưng chưa học hết tiểu học nhưng không thể chuyển. về Trung tâm Nuôi dưỡng dạy nghề (do vi phạm kỷ luật, vào ra Trung tâm nhiều lần . . .) Trung tâm xã hội phối hợp với Phòng giáo dục đào tạo địa phương tổ chức dạy học để trẻ được học chữ, hướng nghiệp phù hợp với Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Trẻ có năng khiếu cần tạo điều kiện để trẻ học cao hơn và phát triển.

c Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt các chế độ, kinh phí phục vụ cho các sinh hoạt, chữa bệnh, học tập, dạy nghề và lao động cho đối tượng.

d. Có biện pháp thu hút mọi đối tượng tham gia lao động sản xuất, xây dựng nơi ăn, ở cải thiện điều kiện sinh sống xây dựng tập thể, hoạt động tự quản phù hợp với khả năng, điều kiện sức khỏe của tùng đối tượng.

e. Trường hợp đối tượng chết tại Trung tâm xã hội thì đơn vị lo thủ tục mai táng phù hợp với quy định nếu chết không vì lý do già yếu, bệnh tật thì Trung tâm xã hội phải lập biên bản, có giám định của các cơ quan chuyên môn theo quy định hiện hành.

Chương IV

TRẢ ĐỐI TƯỢNG VỀ ĐỊA PHƯƠNG

Điều 9. Từ khi tiếp nhận đến 30 ngày, người lang thang tập trung phải được tạo điều kiện để hồi gia (đối với trường hợp có gia đình đến bảo lãnh). Sau 30 ngày, Trung tâm phải tiến hành phân loại để chuyển đối tượng, cụ thể như sau :

a. Đối với các đối tượng lang thang trong độ tuổi lao động : Sau thời gian quy định nhưng vẫn chưa có người thân đến bảo lãnh Trung tâm xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện cho đối tượng được hồi gia đồng thời thông báo cho địa phương nơi đối tượng cư ngụ biết.

- Người già neo đơn (không tâm thần, không bệnh truyền nhiễm) : Chuyển về Trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn.

-Trẻ em lang thang dưới 16 tuổi : Chuyển về Trung tâm nuôi dưỡng dạy nghề.

- Người tâm thần :

+ Người tâm thần thu gom : thông báo về gia đình, địa phương (nếu biết) để phối hợp và hỗ trợ Trung tâm trong việc đón nhận đối tượng trở về khi bệnh đã thuyên giảm.

+ Người tâm thần nặng có gia đình đưa vào : gia đình phải thuộc hộ nghèo, đồng thời trong quá trình chăm sóc, nếu bệnh đã thuyên giảm,Trung tâm phải liên hệ gia đình đón đối tượng về chăm sóc. Trong trường hợp gia đình từ chối, phải thể hiện bằng văn bản và có xác nhận của Chính quyền địa phương về việc gia đình khó khăn và chưa đủ điều kiện đón đối tượng về chăm sóc.

+ Đối với những gia đình không thuộc hộ nghèo thì phải nộp chi phí nuôi dưỡng theo qui định.

b. Trung tâm xã hội ra Quyết định đưa đối tượng về địa phương khi có đủ các điều kiện sau :

- Đối tượng có người thân người đủ tư cách pháp lý bão lãnh về gia đình.

- Người tàn tật, tâm thần sau khi đã phục hồi chức năng được cơ quan có thẩm quyền giám định.

- Cá nhân hoặc gia đình làm đơn tự nguyện xin ra.

Điều 10. Khi đưa đối tượng về gia đình Trung tâm phải lập biên bản giao nhận, đồng thời bàn giao lại giấy tờ tùy thân, sổ y bạ cá nhân (nếu có), tạo điều kiện thuận lợi để đối tượng trở về hòa nhập với cộng đồng.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Sở Lao động - thương binh và xã hội chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.