Quyết định 702/QĐ-UBND năm 2015 về Đề cương và dự toán kinh phí xây dựng Quy hoạch nuôi thủy sản trên tuyến sông thuộc tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
Số hiệu: 702/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang Người ký: Lê Văn Nưng
Ngày ban hành: 05/05/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 702/QĐ-UBND

An Giang, ngày 05 tháng 5 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ QUY HOẠCH NUÔI THỦY SẢN TRÊN CÁC TUYẾN SÔNG THUỘC TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ;

Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xác định mức chi cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Theo tinh thần Công văn số 3200/VPUBND-KT, ngày 23/9/2014 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Vương Bình Thạnh về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp;

Theo Thông báo kết luận số 3451/TB-VPUBND, ngày 10/10/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh họp thường kỳ kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm 3 tháng cuối năm 2014;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 65/TTr-SNN&PTNT ngày 17/4/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí xây dựng Quy hoạch nuôi thủy sản trên các tuyến sông thuộc tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Tên Đề cương:

Quy hoạch nuôi thủy sản trên các tuyến sông thuộc tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

2. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp có liên quan trên địa bàn tỉnh.

4. Mục tiêu:

a) Đánh giá hiệu quả, tiềm năng nuôi thủy sản trên các tuyến sông thuộc địa bàn tỉnh An Giang  trong thời gian qua. Đề xuất việc quy hoạch nuôi thủy sản trên các tuyến sông của tỉnh theo các hình thức và đối tượng nuôi phù hợp, đúng theo quy định.

b) Xác định các khu vực tiềm năng, phù hợp phát triển nuôi thủy sản trên các tuyến sông; sắp xếp, bố trí lồng bè nuôi thủy sản hợp lý và phù hợp với cảnh quan sinh thái, bảo vệ môi trường.

c) Đưa ra các quan điểm, định hướng, mục tiêu, xây dựng các phương án nuôi thủy sản lồng bè, các hình thức nuôi khác phù hợp và các giải pháp mang tính khả thi đến năm 2020, 2025 theo hướng hiệu quả - bền vững.

d) Phương án quy hoạch phải có cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc để đảm bảo tính khả thi cao, đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và ít tác động xấu đến môi trường để phát triển bền vững.

đ) Phương án quy hoạch phải phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trên sông trên phạm vi toàn tỉnh.

e) Sản phẩm quy hoạch phải khả thi, hiệu quả và được bàn giao xuống từng huyện, thị, thành phố để tổ chức triển khai.

5. Phạm vi thực hiện:

Không gian quy hoạch: Quy hoạch nuôi thủy sản trên các tuyến sông thuộc địa bàn tỉnh An Giang.

6. Nội dung thực hiện: (Xem đề cương chi tiết đính kèm)

7. Thời gian thực hiện: 07 tháng (trong năm 2015) tính từ thời điểm ký hợp đồng thực hiện Quy hoạch.

8. Dự toán dự án quy hoạch: 522.264.000 đồng (Năm trăm, hai mươi hai triệu, hai trăm, sáu mươi bốn nghìn đồng)  bao gồm:

TT

Khoản mục

Số tiền (1.000đ)

Đơn vị thực hiện

1

Khoản 1: Kinh phí lập Quy hoạch (theo Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT)

212.773

 

1.1

Chi phí xây dựng nhiệm vụ và dự toán

5.319

Đơn vị thực hiện lập quy hoạch

1.2

Chi phí xây dựng quy hoạch

178.730

Đơn vị thực hiện lập quy hoạch

1.3

Chi phí khác

28.724

 

+

Chi phí quản lý dự án quy hoạch

8.511

Đơn vị Chủ đầu tư

+

Chi phí thẩm định đề cương, nhiệm vụ và dự toán

3.192

Đơn vị Chủ đầu tư

+

Chi phí thẩm định quy hoạch

9.575

Đơn vị Chủ đầu tư

+

Chi phí công bố quy hoạch

7.447

Đơn vị Chủ đầu tư

2

Khoản 2: Kinh phí ngoài định mức

309.491

 

+

Khoản 2.1 Chi phí quan trắc, phân tích các chỉ tiêu môi trường nước

188.201

Đơn vị thực hiện lập quy hoạch

+

Khoản 2.2: Chi phí thành lập bản đồ vùng nuôi, tỷ lệ 1/50.000

121.290

Đơn vị thực hiện lập quy hoạch

3

Tổng kinh phí (gồm thuế VAT 10%)

522.264

 

3.1

Đơn vị Chủ đầu tư

28.724

 

3.2

Đơn vị thực hiện lập quy hoạch

493.540

 

 

(Năm trăm, hai mươi hai triệu, hai trăm sáu mươi bốn nghìn đồng)

9. Nguồn vốn: Nguồn sự nghiệp kinh tế của tỉnh

Điều 2. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi quá trình xây dựng Quy hoạch theo nội dung Đề cương đã được phê duyệt và đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư và Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Nưng

 

ĐỀ CƯƠNG

QUY HOẠCH NUÔI THỦY SẢN TRÊN CÁC TUYẾN SÔNG THUỘC TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
( Đính kèm Quyết định số 702/QĐ-UBND ngày 05/5/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)

I. SỰ CẦN THIẾT LẬP DỰ ÁN

Tỉnh An Giang nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long, có hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt, với hai nhánh sông chính chảy qua là sông Tiền và sông Hậu. Sông Tiền và sông Hậu là hai nhánh sông lớn thuộc hệ thống sông Cửu Long, có lưu lượng nước lớn, chi phối nguồn nước và đặc điểm thủy văn của tỉnh, là nơi cung cấp nguồn lợi thủy sản nước ngọt khá phong phú cho tỉnh. Nguồn nước dồi dào quanh năm cung cấp từ các nhánh sông lớn đã mang đến điều kiện thuận lợi cho tỉnh An Giang phát triển nghề nuôi thủy sản trên các tuyến sông.

Nghề nuôi thuỷ sản đã có từ lâu đời ở tỉnh An Giang, hình thành vào những năm 1960 với đối tượng nuôi chủ yếu là cá tra, nuôi ở khu vực sông Châu Đốc. Đến nay, khu vực nuôi đã mở rộng ở nhiều tuyến sông lớn trên địa bàn tỉnh, nhất là hình thức nuôi với số lượng lồng bè gia tăng và tập trung, các đối tượng nuôi lồng bè trở nên đa dạng hơn như: cá điêu hồng, cá chim trắng, cá rô phi, cá mè vinh, cá lóc, cá basa,... Nuôi thủy sản trên sông như lồng bè của tỉnh phát triển nhanh trong giai đoạn 2000 – 2003, đạt cao nhất là 4.123 lồng bè năm 2003. Từ năm 2004 trở lại đây, số lượng lồng bè nuôi giảm dần với các đối tượng nuôi chủ yếu phục vụ thị trường tiêu thụ nội địa. Đến năm 2013, tổng số hộ nuôi thủy sản trên sông toàn tỉnh là 1.133 hộ (hình thức nuôi bè), tổng số lượng lồng bè nuôi là 1.982 cái với tổng thể tích lồng bè nuôi là 260.660 m3, sản lượng nuôi lồng năm 2013 đạt 30.883 tấn. Các khu vực nuôi lồng bè tập trung nhiều hiện nay là khu vực ngã ba sông Châu Đốc nơi giáp ranh của các huyện An Phú, Châu Đốc, Tân Châu, Phú Tân; đoạn sông Hậu thuộc huyện Châu Phú, Châu Thành, An Phú, TP. Long Xuyên; đoạn sông Tiền thuộc huyện Tân Châu; các khúc sông Kênh Xáng, sông Cái Vừng,… Nghề nuôi thủy sản trên sông trong đó chủ yếu là hình thức nuôi lồng bè đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nuôi, đóng góp giá trị lớn cho ngành thủy sản và phát triển KT-XH nói chung trên địa bàn tỉnh.

Năm 2006, 2007, UBND tỉnh An Giang đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch thủy sản trên địa bàn tỉnh trong đó có nuôi thủy sản trên sông, đặc biệt là hình thức nuôi lồng bè, các chỉ tiêu, định hướng quy hoạch được thể hiện cụ thể trong Quyết định số 859/QĐ-UBND ngày 27/4/2006 của UBND tỉnh An Giang về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và Quyết định số 3354/QĐ-UBND ngày 12/12/2007 của UBND tỉnh An Giang về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2010. Trong đó số lượng lồng bè nuôi thủy sản đến nay vẫn thấp hơn so với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt, nguyên nhân chủ yếu là do giảm số lượng lồng bè nuôi cá tra, các hộ nuôi cá tra trên sông đã chuyển sang nuôi ao hầm do chi phí nuôi cá tra lồng bè tăng cao, bị lỗ trong nhiều năm. Trong khi đó các đối tượng nuôi lồng bè khác chủ yếu tiêu thụ thị trường nội địa nhu cầu thị trường không mạnh như thị trường xuất khẩu cá tra. Mặt khác, các yếu tố về chất lượng môi trường nước sông, tình hình ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh, chi phí đầu tư lớn, việc thả nuôi tự phát trên các tuyến sông… cũng là vấn đề ảnh hưởng đang được quan tâm nhiều hiện nay đối với nghề nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Theo chủ trương, định hướng phát triển của tỉnh, nuôi thủy sản cần phải được kiểm soát về số lượng, khu vực nuôi, kỹ thuật nuôi để đảm bảo các vấn đề liên quan như chất lượng môi trường nước, dịch bệnh, giao thông, cảnh quan,… và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi thủy sản trên các tuyến sông mang lại. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế khách quan cần thiết phải tiến hành lập dự án “Quy hoạch nuôi thủy sản trên các tuyến sông thuộc tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”, đánh giá những tiềm năng, điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức từ đó sẽ xây dựng các phương án phát triển và các giải pháp thực hiện phù hợp với các tiêu chí nhằm phát triển nghề nuôi thủy sản trên các tuyến sông của địa phương theo hướng hiệu quả, bền vững trong tương lai.

II. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Thủy sản năm 2003;

- Quyết định số 859/QĐ-UBND ngày 27/4/2006 của UBND tỉnh An Giang về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ vviệc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Quyết định số 85/2008/QĐ-BNN , ngày 06/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Quy chế quản lý, sản xuất kinh doanh giống thủy sản;

- Quyết định số 2194/QĐ-TTg , ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;

- Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg , ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;

- Thông tư số 44/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi cá tra thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;

- Quyết định số 1690/QĐ-TTg , ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;

- Thông tư 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 04/2008/NĐ-CP;

- Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;

- Thông tư số 23/ 2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa;

- Quyết định số 332/QĐ-TTg , ngày 03/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020;

- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 124/QĐ-TTg , ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg , ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg , ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;

- Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quản lý giống thủy sản;

- Thông tư số 17/2013/TT-BGTVT ngày 05/8/2013 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa;

- Thông tư số 39/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2013 của Bộ NN&PTNT ban hành Danh mục bổ sung, sửa đổi thức ăn thủy sản; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam;

- Quyết định số 1445/QĐ-TTg , ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT , ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;

- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS , ngày 22/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Quyết định số 1021/QĐ-UBND ngày 02/7/2014 của UBND tỉnh An Giang về Phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Thông tư số 22/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản;

- Quyết định số 1350/QĐ-UBND , ngày 25/8/2014 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Căn cứ Quyết định số 106/QĐ-UBND ngày 19/01/2015 của UBND tỉnh An Giang về Ban hành kế hoạch phát triển KT-XH năm 2015 của tỉnh An Giang;

III. MỤC TIÊU DỰ ÁN

(1) Mục tiêu chung

Phát huy tiềm năng, lợi thế của hoạt động nuôi thủy sản trên các tuyến sông địa bàn tỉnh An Giang; bố trí, sắp xếp nuôi lồng bè trên các tuyến sông khoa học, hợp lý theo hướng phát triển hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái và phù hợp với cảnh quan. Quy hoạch nuôi thủy sản trên các tuyến sông phù hợp với quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống kinh tế các hộ nuôi thủy sản trên các tuyến sông.

(2) Mục tiêu cụ thể

a) Đánh giá hiệu quả, tiềm năng nuôi thủy sản trên các tuyến sông thuộc địa bàn tỉnh An Giang  trong thời gian qua. Đề xuất việc quy hoạch nuôi thủy sản trên các tuyến sông của tỉnh theo các hình thức và đối tượng nuôi phù hợp, đúng theo quy định.

b) Xác định các khu vực tiềm năng, phù hợp phát triển nuôi thủy sản trên các tuyến sông; sắp xếp, bố trí lồng bè nuôi thủy sản hợp lý và phù hợp với cảnh quan sinh thái, bảo vệ môi trường.

c) Đưa ra các quan điểm, định hướng, mục tiêu, xây dựng các phương án nuôi thủy sản lồng bè và các giải pháp mang tính khả thi đến năm 2020, 2025 theo hướng hiệu quả - bền vững.

d) Phương án quy hoạch phải có cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc để đảm bảo tính khả thi cao, đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và ít tác động xấu đến môi trường để phát triển bền vững.

đ) Phương án quy hoạch phải phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trên sông trong phạm vi toàn tỉnh.

e) Sản phẩm quy hoạch phải khả thi, hiệu quả và được bàn giao xuống từng huyện để tổ chức triển khai.

IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Không gian: Quy hoạch nuôi thủy sản trên các tuyến sông thuộc địa bàn tỉnh An Giang.

- Thời gian: Đánh giá hiện trạng nuôi thủy sản trên các tuyến sông thuộc tỉnh An Giang trong giai đoạn 2008-2014, lấy năm 2014 là năm mốc để đánh giá hiện trạng. Xây dựng quy hoạch thời kỳ 2015 – 2020 và định hướng đến năm 2025. Các chỉ tiêu quy hoạch tính cho năm mốc 2020 và 2025.

V. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG

(1) Cách tiếp cận

Sử dụng phương pháp tiếp cận trực tiếp để thu thập các thông tin, số liệu có liên quan phục vụ cho công tác quy hoạch. Phân loại các nguồn thông tin, các loại tài liệu, số liệu cần thu thập để có cách tiếp cận hợp lý và hiệu quả nhất.

Các nghiên cứu có liên quan hữu cơ với nhau và được lập theo phương pháp cây mục tiêu và cây vấn đề.

Sử dụng phương pháp tiếp cận lôgic có hệ thống để điều tra tổng hợp và xây dựng mục tiêu, nhằm tận dung, kế thừa được các nghiên cứu, các tài liệu một cách khoa học và hiệu quả.

(2) Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp kế thừa tài liệu, số liệu: Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, tài nguyên thiên nhiên; Kinh tế xã hội; Hiện trạng nuôi cá trên các tuyến sông trong phạm vi quy hoạch (tình hình sản xuất, tiêu thụ, con giống, kỹ thuật, vốn, khuyến ngư, lao động,…); Các đề tài nghiên cứu khoa học, các quy hoạch, dự án đã và đang đầu tư liên quan đến vùng nghiên cứu; Bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ thủy hệ, bản đồ giao thông,… liên quan đến vùng quy hoạch và các khu vực lân cận; Các tài liệu liên quan khác của các ban ngành của địa phương.

- Phương pháp điều tra khảo sát các hoạt động nuôi và tiêu thụ thủy sản trên các tuyến sông tỉnh An Giang: Thu mẫu nước; Điều tra về kinh tế hộ gia đình (theo phiếu điều tra); Điều tra hiện trạng nuôi cá bè trong vùng nghiên cứu về số lượng lồng bè, thể tích nuôi, đối tượng nuôi, năng suất và sản lượng nuôi…; Tình hình sản xuất, cung ứng giống, thức ăn, hoá chất, thuốc phòng trừ dịch bệnh, bảo vệ môi trường nuôi, và các hạ tầng cơ bản khác phục vụ cho hoạt động sản xuất (theo phiếu điều tra); Công tác bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, những khó khăn, vướng mắc và nguyện vọng của người sản xuất trong vùng quy hoạch…

- Phương pháp thống kê mô tả: Các số liệu về hiện trạng nuôi thủy sản trên các tuyến sông, kinh tế hộ,… được tập hợp từ quá trình thu thập số liệu thứ cấp (các Sở ngành, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh), số liệu sơ cấp (biểu thông tin, điều tra bảng hỏi), sẽ được thống kê, xử lý mẫu, tiến hành phân tích thống kê, mô tả giúp làm sáng tỏ các mục tiêu đặt ra trong nghiên cứu.

- Phương pháp tham vấn chuyên gia, hội thảo: Sử dụng phương pháp tham vấn chuyên gia, phối hợp liên ngành để tận dụng được trí tuệ tập thể, nắm bắt được những vấn đề nảy sinh của các ngành kinh tế khác có liên quan.

- Phương pháp phân tích SWOT: phân tích các điểm mạnh (S), điểm yếu (W) về điều kiện tự nhiên, vị thế địa lý, kinh tế xã hội,… trên địa bàn tỉnh tới hoạt động nuôi thủy sản trên các tuyến sông; phân tích yếu tố cơ hội (O) và các nguy cơ (T) bên ngoài tác động đến sự phát triển của nghề nuôi thủy sản trên sông.

(3) Kỹ thuật sử dụng

- Sử dụng các phần mềm Excel, SPSS để xử lý phân tích, đánh giá thông tin, số liệu.

- Ứng dụng công nghệ GIS, sử dụng phần mềm chuyên dụng Mapinfo để xây dựng bản đồ.

- Xác định các khu vực đặt bè bằng máy định vị GPS.

VI. NỘI DUNG QUY HOẠCH NUÔI THỦY SẢN TRÊN CÁC TUYẾN SÔNG THUỘC TỈNH AN GIANG

1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội liên quan đến vùng quy hoạch

1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên vùng quy hoạch nuôi thủy sản trên các tuyến sông

- Vị trí địa lý.

- Đặc điểm khí hậu, thời tiết.

- Đặc điểm địa hình, thủy văn, dòng chảy.

- Đánh giá tiềm năng mặt nước phát triển nuôi thủy sản trên sông.

1.2. Đánh giá diễn biến chất lượng nước vùng quy hoạch nuôi thủy sản trên các tuyến sông

- Hiện trạng chất lượng môi trường nước sông vùng quy hoạch giai đoạn 2008 – 2014.

- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước ở các khu vực nuôi bè, vùng quy hoạch.

- Đánh giá tình hình xả thải, ô nhiễm của các hoạt động sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản,…) tác động tới vùng quy hoạch.

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, môi trường nói chung vùng dự án.

1.3. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội liên quan đến nghề nuôi thủy trên các tuyến sông của tỉnh

- Giá trị sản xuất.

- Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.

- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

- Thu nhập, mức sống của các hộ tham gia vào hoạt động nuôi thủy sản lồng bè trên địa bàn tỉnh.

- Cơ chế chính sách và các hoạt động quản lý nuôi lồng bè của tỉnh.

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội liên quan đến nghề nuôi thủy sản trên sông của tỉnh.

2. Đánh giá hiện trạng nuôi thủy sản trên các tuyến sông giai đoạn 2008 - 2014

2.1. Hoạt động nuôi thủy sản trên các tuyến sông của tỉnh giai đoạn 2008-2014

- Diễn biến diện tích, số lượng, thể tích nuôi thủy sản trên sông, lồng bè nuôi.

- Diễn biến cơ cấu về sản lượng, chủng loại và năng suất nuôi thủy sản trên sông, nuôi lồng bè.

- Giá trị sản lượng.

- Lao động.

- Tình hình dịch bệnh.

- Hiệu quả kinh tế một số đối tượng nuôi.

- Kỹ thuật và công nghệ đang áp dụng sản xuất.

- Những tác động trong việc nuôi thủy sản trên các tuyến sông, nuôi lồng bè làm ảnh hưởng đến môi trường nước sông.

2.2. Hạ tầng dịch vụ phục vụ nuôi thủy sản trên các tuyến sông

- Tình hình sản xuất và cung ứng con giống phục vụ nuôi thủy sản trên các tuyến sông.

- Sản xuất và cung ứng thức ăn, thuốc thú y thủy sản.

- Tình hình tiêu thụ các sản phẩm từ nghề nuôi thủy sản trên sông, nuôi lồng bè trong những năm gần đây. Các vấn đề về bảo quản sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản trên sông (điện, giao thông đường thủy, bến cá, lồng bè…).

2.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và khuyến ngư phục vụ nuôi thủy sản nói chung trong đó có nuôi lồng bè.

- Công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi thủy sản của địa phương.

- Hoạt động chuyển giao kỹ thuật, tập huấn hướng dẫn, tuyên truyền, xây dựng các mô hình trình diễn phục vụ nuôi thủy sản của địa phương.

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi thủy sản.

- Các chương trình, dự án và hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực nuôi thủy sản của địa phương.

- Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực (các chương trình, dự án nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ đang làm việc trong các lĩnh vực sản xuất và quản lý nuôi thủy sản của địa phương).

- Công tác quản lý, cơ chế chính sách liên quan đến nuôi thủy sản trong vùng quy hoạch.

2.4. Đánh giá chung hoạt động nuôi thủy sản trên các tuyến sông của tỉnh trong giai đoạn 2008-2014

- Những kết quả đạt được.

- Những khó khăn tồn tại.

2.5. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch nuôi thủy sản trên các tuyến sông của tỉnh trong giai đoạn 2008-2014

3. Phân tích và dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi thủy sản trên các tuyến sông của tỉnh

- Dự báo về tiềm năng phát triển nuôi thủy sản trên sông, lồng bè (diện tích, đối tượng,…).

- Dự báo về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Dự báo về tiến bộ khoa học công nghệ.

- Dự báo diễn biến chất lượng môi trường nước vùng nghiên cứu ảnh hưởng tới việc phát triển nuôi thủy sản trên sông, lồng bè.

- Dự báo về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến việc phát triển nuôi thủy sản trên sông.

- Dự báo về phát triển nguồn nhân lực, trình độ lao động thủy sản.

-  Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.

4. Xây dựng quy hoạch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025

4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển nuôi thủy sản trên các tuyến sông đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025

v Quan điểm phát triển

v Định hướng phát triển

v Mục tiêu phát triển

- Mục tiêu chung (tổng quát)

- Mục tiêu cụ thể đến các năm mốc 2020, 2025

v Lộ trình phát triển

- Giai đoạn 2015 - 2020

- Giai đoạn 2021 - 2025

4.2. Xây dựng các phương án phát triển, phân tích và lựa chọn phương án phát triển

4.3. Xây dựng quy hoạch chi tiết nuôi thủy sản trên các tuyến sông đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 theo phương án chọn

- Các tiêu chí quy hoạch vùng nuôi thủy sản trên sông (tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-80:2011/BNNPTNT).

- Quy hoạch diện tích, khu vực đặt bè, số lượng lồng bè nuôi.

- Thiết kế bè và đặt bè cho phù hợp với cảnh quan sinh thái.

- Định hướng đối tượng nuôi và mô hình nuôi có giá trị kinh tế, đặc hữu và phù hợp với môi trường sinh thái.

- Sản lượng nuôi.

- Giá trị sản xuất.

- Lao động .

- Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản trên các tuyến sông, lồng bè trong vùng quy hoạch.

- Quy hoạch hệ thống giống phục vụ nuôi thủy sản trên các tuyến sông.

- Nhu cầu vốn đầu tư.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của quy hoạch.

5. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

- Giải pháp về cơ chế chính sách và vốn đầu tư.

- Giải pháp về thị trường tiêu thụ.

- Giải pháp về khuyến ngư và phát triển nguồn nhân lực.

- Giải pháp về khoa học công nghệ.

- Giải pháp về hậu cần dịch vụ: Con giống, thức ăn, thuốc thú y,…

- Giải pháp về hạ tầng kỹ thuật cơ bản phục vụ nuôi thủy sản trên các tuyến sông, lồng bè.

- Giải pháp về môi trường.

- Giải pháp về thiết kế, sắp xếp và bảo dưỡng lồng bè cho phù hợp với cảnh quan sinh thái.

- Đề xuất các dự án đầu tư phục vụ quy hoạch.

- Tổ chức quản lý và nuôi thủy sản trên sông.

6. Kết luận và kiến nghị

- Kết luận.

- Kiến nghị.

VII. SẢN PHẨM GIAO NỘP

- Báo cáo “Quy hoạch nuôi thủy sản trên các tuyến sông thuộc tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”.

+ Báo cáo tổng hợp: 10 bộ.

+ Báo cáo tóm tắt: 25 bộ.

- Bản đồ.

+ Bản đồ Hiện trạng nuôi thủy sản trên các tuyến sông thuộc tỉnh An Giang, tỉ lệ từ 1/25.000 -1/50.000: 2 bộ

+ Bản đồ Quy hoạch nuôi thủy sản trên các tuyến sông thuộc tỉnh An Giang, tỉ lệ từ 1/25.000 -1/50.000: 2 bộ

- Đĩa CD chứa toàn bộ các báo cáo, bản đồ: 2 đĩa

VIII. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

Thời gian thực hiện 07 tháng kể từ khi ký hợp đồng thực hiện quy hoạch, cụ thể như sau:

- Tháng thứ nhất đến tháng thứ 2:

+ Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hoạt động nuôi thủy sản trên các tuyến sông, cơ sở hạ tầng vùng nuôi lồng bè;

+ Khảo sát thực địa hiện trạng nuôi thủy sản trên các tuyến sông;

+ Thu mẫu nước trên các tuyến sông khu vực nuôi thủy sản trên các tuyến sông. Vị trí dự kiến lấy mẫu nước phân tích các chỉ tiêu (pH, oxy hòa tan, N-NH3-, N-NO2-, N-NO3-, P-PO43-, BOD5, COD, TSS, độ kiềm, H2S, sắt tổng, coliform, kim loại nặng: Hg, As, Pb): khu vực nuôi lồng bè trên sông Châu Đốc: 9 điểm; khu vực nuôi lồng bè trên sông Hậu: 4 điểm; khu vực nuôi lồng bè trên sông Tiền: 4 điểm; khu vực nuôi lồng bè trên Kênh Xáng: 4 điểm; khu vực nuôi lồng bè trên sông Cái Vừng: 4 điểm. Đối với chỉ tiêu thuốc bảo vệ thực vật gốc Clo hữu cơ, Lân hữu cơ ở 5 tuyến sông trên mỗi tuyến lấy 2 điểm: 02 tháng.

- Tháng thứ 3 đến tháng thứ 4:

+ Thu thập các tài liệu, thông tin bổ sung;

+ Tổng hợp, xử lý, phân tích và đánh giá điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội, hiện trạng nuôi thủy sản trên các tuyến sông, cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản lồng bè, xây dựng bản đồ hiện trạng;

+ Phác thảo mục tiêu quy hoạch.

- Tháng thứ 5: Xây dựng các chỉ tiêu chính, phương án, bản đồ quy hoạch; Giải pháp quy hoạch.

- Tháng thứ 6 đến tháng thứ 7:

+ Tổ chức hội thảo để lấy ý kiến của các bên liên quan, chỉnh sửa báo cáo.

+ Trình thẩm định quy hoạch, bổ sung chỉnh sửa báo cáo theo hội đồng thẩm định.

+ Hoàn chỉnh hồ sơ dự án và trình duyệt.

IX. TỔ CHỨC TIẾN HÀNH LẬP QUY HOẠCH

v Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang

v Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang

v Cơ quan thực hiện: Phân viện Quy hoạch Thủy sản phía Nam

v Cơ quan phối hợp:

- Cơ quan phối hợp chính: Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang

- Các Phòng ban trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang; UBND và các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố;

- Sở Công Thương;

- Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Sở Khoa học và Công nghệ;

- Sở Giao thông vận tải;

- Cục Thống kê;

- Các Viện, Trường có thể phối hợp cùng tham gia thực hiện đề án.

X. DỰ TOÁN KINH PHÍ

1. Căn cứ lập dự toán kinh phí

- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

- Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT , ngày 30/3/2010 của Bộ Tài Chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường;

- Quyết định số 2090/QĐ-BTNMT ngày 29/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành đơn giá chi tiết sản phẩm quan trắc và phân tích môi trường;

- Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng;

- Căn cứ Quy định một số định mức chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ban hành kèm theo Quyết định số 3565/QĐ-BNN-TC ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ NN&PTNT);

- Căn cứ vào chi phí thực tế theo giá thị trường.

2. Nhu cầu và nguồn kinh phí

v Khoản 1: Chi phí lập quy hoạch nuôi thủy sản trên các tuyến sông theo Điều 7 Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT

GQHN = Gchuẩn x H1 x H2 x H3 x Qn x K

Trong đó:

- GQHN: là tổng mức chi phí cho dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu (đơn vị triệu đồng).

- Gchuẩn = 850 triệu đồng: là mức chi phí cho dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn chuẩn.

- H1 =1 : là Hệ số cấp độ địa bàn quy hoạch (cấp tỉnh)

- H2 =2 : là Hệ số điều kiện làm việc và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn quy hoạch (An Giang là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long)

- H3 =1,16 : là Hệ số quy mô diện tích tự nhiên của tỉnh An Giang là 3.536,7 km2).

- Qn = 0,15: hệ số sản xuất cho thuỷ sản (hệ số khác biệt giữa quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu)

- K: hệ số điều chỉnh lương tối thiểu và mặt bằng giá tiêu dùng (xác định tại Điều 4 của và Phụ lục XI), được tính như sau:

+ K1 = 0,3 x chỉ số giá tiêu dùng được cấp có thẩm quyền công bố tại thời điểm tính toán.

Theo Tổng Cục Thống kê:

+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2013 so với tháng 02/2012 tăng 7,02%.

+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2014 so với tháng 02/2013 tăng 4,65%.

+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2014 so với tháng 02/2014 giảm 0,44%.

+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2014 so với tháng 3/2014 tăng 0,08%.

+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2014 so với tháng 4/2014 tăng 0,2%.

+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2014 so với tháng 5/2014 tăng 0,3%.

+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2014 so với tháng 6/2014 tăng 0,23%.

+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2014 so với tháng 7/2014 tăng 0,22%.

+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2014 so với tháng 8/2014 tăng 0,4%.

+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2014 so với tháng 9/2014 tăng 0,11%.

+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2014 so với tháng 10/2014 giảm 0,27%.

+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2014 so với tháng 11/2014 giảm 0,24%.

Do đó, K1 = 0,3*(1+7,02%)*(1+4,65%)*(1-0,44%)*(1+0,08%)*(1+0,2%)*

(1+0,3%)*(1+0,23%)*(1+0,22%)*(1+0,4%)*(1+0,11%)%)*(1-0,27%)*(1-0,24%) = 0,337965

+ K2 = 0,7 * (Hệ số điều chỉnh lương tối thiểu tại thời điểm hiện tại) = 0,7 * 1.150/830 = 0,969880

Vậy K = K1 + K2 = 0,337965 + 0,969880 = 1,307845

Áp dụng công thức ta có: GQHN = 850 x 1 x 2 x 1,16 x 0,15 x 1,307845 = 386,860 triệu đồng.

Áp dụng Khoản 4, Điều 7 Thông tư 01 của Bộ KHĐT: “Định mức chi phí cho các dự án quy hoạch phát triển một ngành, lĩnh vực là thành phần của một ngành, lĩnh vực chủ yếu không quá 50% định mức được quy định cho ngành, lĩnh vực chủ yếu đó. Theo đó, kinh phí dự án “Quy hoạch nuôi thủy sản trên các tuyến sông thuộc tỉnh An Giang đến năm 2020 và đinh hướng đến năm 2025” là lĩnh vực nuôi thủy sản trên sông được tính bằng 50% kinh phí quy hoạch phát triển thủy sản của tỉnh:

Do đó GQH TRÊN SÔNG = GQHN x 50% = 386,860 x 50 % =  193,430 triệu đồng (1)

Thuế VAT (10%): 19,343 triệu đồng (2)

GQH TRÊN SÔNG sau thuế = (1) + (2) = 212,773 triệu đồng

Định mức chi phí cho các khoản mục chi theo Điều 7 của Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT

TT

Khoản mục chi phí

Tỷ lệ (%)

Thành tiền (1.000đ)

I

Chi phí xây dựng nhiệm vụ và dự toán

2,5

5.319

1

Chi phí xây dựng đề cương, nhiệm vụ

1,5

3.192

2

Chi phí lập dự toán theo đề cương, nhiệm vụ

1

2.128

II

Chi phí xây dựng quy hoạch

84

178.730

1

Chi phí thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu ban đầu

7

14.894

2

Chi phí thu thập bổ sung về số liệu, tư liệu theo yêu cầu quy hoạch

4

8.511

3

Chi phí khảo sát thực địa

20

42.555

4

Chi phí thiết kế quy hoạch

53

112.770

4.1

Phân tích, đánh giá vai trò vị trí của nuôi thủy sản trên các tuyến sông

1

2.128

4.2

Phân tích, dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển nuôi thủy sản trên các tuyến sông của khu vực, của cả nước tác động tới phát triển nuôi thủy sản lồng bè của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch.

3

6.383

4.3

Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển nuôi thủy sản trên các tuyến sông của tỉnh

4

8.511

4.4

Nghiên cứu mục tiêu và quan điểm phát triển nuôi thủy sản trên các tuyến sông của tỉnh

3

6.383

4.5

Nghiên cứu, đề xuất các phương án phát triển

6

12.766

4.6

Nghiên cứu các giải pháp thực hiện mục tiêu

20

42.555

 

a) Luận chứng các phương án phát triển

5

10.639

 

b) Xây dựng phương án phát triển, đào tạo nguồn nhân lực

1

2.128

 

c) Xây dựng các phương án và giải pháp phát triển khoa học công nghệ

1

2.128

 

d) Xây dựng các phương án và giải pháp bảo vệ môi trường

1,5

3.192

 

đ) Xây dựng các phương án, tính toán nhu cầu và đảm bảo vốn đầu tư

4

8.511

 

e) Xây dựng các chương trình dự án đầu tư trọng điểm

1,5

3.192

 

g) Xây dựng phương án tổ chức lãnh thổ

3

6.383

 

h) Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và đề xuất các phương án thực hiện

3

6.383

4.7

Xây dựng báo cáo tổng hợp và  các báo cáo liên quan

8

17.022

 

a) Xây dựng báo cáo đề dẫn

1

2.128

 

b) Xây dựng báo cáo tổng hợp

6

12.766

 

c) Xây dựng các báo cáo tóm tắt

0,6

1.277

 

d) Xây dựng văn bản trình thẩm định

0,2

426

 

đ) Xây dựng văn bản trình phê duyệt dự án quy hoạch

0,2

426

4.8

Xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch

8

17.022

III

Chi phí khác

13,5

28.724

1

Chi phí quản lý dự án quy hoạch

4

8.511

2

Chi phí thẩm định đề cương, nhiệm vụ và dự toán

1,5

3.192

3

Chi phí thẩm định quy hoạch

4,5

9.575

4

Chi phí công bố quy hoạch

3,5

7.447

 

Tổng kinh phí sau thuế

100

212.773

v Khoản 2: Chi phí quan trắc, phân tích các chỉ tiêu môi trường nước, viết báo cáo đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước sông ở các vùng phát triển nuôi thủy sản trên các tuyến sông làm cơ sở để định hướng quy hoạch nuôi thủy sản trên sông.

Vị trí dự kiến lấy mẫu nước phân tích các chỉ tiêu (pH, oxy hòa tan, NH4+, NO2-, NO3-, PO43-, COD, BOD5, TSS, Clorua, dầu mỡ, Fe, Zn, coliform, hóa chất BVTV nhóm Clo hữu cơ, kim loại nặng: Hg, As, Pb, Cd): khu vực nuôi lồng bè trên sông Châu Đốc: 9 điểm; khu vực nuôi lồng bè trên sông Hậu: 4 điểm; khu vực nuôi lồng bè trên sông Tiền: 4 điểm; khu vực nuôi lồng bè trên Kênh Xáng: 4 điểm; khu vực nuôi lồng bè trên sông Cái Vừng: 4 điểm.

Stt

Danh mục

ĐVT

Số lượng

Đơn giá (1.000 đ)

Thành tiền (1.000 đ)

1

Chi phí phân tích mẫu nước mặt thực hiện theo Quyết định 2090/QĐ-BTNMT ngày 29/9/2014 của Bộ Tài nguyên & Môi trường (Phụ lục 1, phần C)

 

 

 

112.798

-

pH

chỉ tiêu

25

181,9

4.548

-

DO

-

25

173,2

4.330

-

NH4+

-

25

120,9

3.023

-

NO2-

-

25

120,9

3.023

-

NO3-

-

25

120,9

3.023

-

PO43-

-

25

120,9

3.023

-

COD

-

25

258,4

6.460

-

BOD5

-

25

218,5

5.463

-

TSS

-

25

89,7

2.243

-

Clorua

-

25

120,9

3.023

-

Dầu mỡ

-

25

102,5

2.563

-

Fe

-

25

120,9

3.023

-

Zn

-

25

120,9

3.023

-

Coliform

-

25

98,2

2.455

-

Hóa chất BVTV nhóm Clo hữu cơ

-

25

111,7

2.793

-

Kim loại nặng Hg

-

25

698,3

17.458

-

Kim loại nặng As

-

25

649,0

16.225

-

Kim loại nặng Pb

-

25

542,1

13.553

-

Kim loại nặng Cd

-

25

542,1

13.553

2

Chi phí đi lại thu mẫu nước

46.650

-

Công tác phí: 3 chuyến x 3 người x 6 ngày x 150.000 đ

8.100

-

Lưu trú: 3 chuyến x 3 người x 5 đêm x 250.000 đ

11.250

-

Tiền xe ôm đi lại: 3 chuyến x 3 người x 6 ngày x 200.000 đ

10.800

-

Tiền xe đi lại từ TPHCM đến vùng dự án: 3 chuyến x 5.500.000 đ

16.500

3

Chi phí phân tích, xử lý số liệu

4.000

4

Chi phí viết báo cáo chuyên đề đánh giá chất lượng nước (Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT)

8.000

Tổng trước thuế (1)+(2)+(3)+(4)

171.448

Thuế VAT (10%)

17.145

Tổng sau thuế

188.593

v Khoản 3: Chi phí thành lập bản đồ vùng nuôi thủy sản trên các tuyến sông thuộc tỉnh An Giang đến năm 2020, tỷ lệ 1/50.000

a. Căn cứ lập dự toán

- Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ, quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

- Thông tư số 20/2012/TT-BTNMT ngày 19/12/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc và bản đồ.

- Thông tư số 37/2011/TT-BTNMT ngày 14/10/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ chuyên đề tỷ lệ 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000, 1:250.000 bằng tư liệu ảnh vệ tinh.

b. Giải trình các khoản mục chi phí

b1/ Theo quy định tại mục 1, chương II, Thông tư số 37/2011/TT-BTNMT (trang 7 - 38); vùng nghiên cứu thuộc mức khó khăn 1 (KK1), định mức cụ thể như sau (đơn vị : công/mảnh):

STT

Công việc

Tỷ lệ 1:50.000

Định biên

Đơn vị thực hiện

1

Công tác chuẩn bị

3.00

KS4

Phân viện QHTS phía Nam

 

Thu thập các tài liệu, thông tin, phân tích đánh giá

3.00

2

Biên tập khoa học

11.55

KS5

Phân viện QHTS phía Nam

2.1

Xác định vùng thành lập bản đồ (lập sơ đồ)

1.10

2.2

Xác định chủ đề của bản đồ, tỷ lệ, đặt tên bản đồ, các chỉ tiêu thể hiện nội dung, bố cục nội dung, định dạng bản đồ sản phẩm

4.95

2.3

Xác định các nguồn tư liệu khác sử dụng để thành lập bản đồ

1.65

2.4

Xây dựng đề cương chi tiết thành lập bản đồ

3.85

3

Thành lập bản đồ nền

10.36

KS3

Phân viện QHTS phía Nam

3.1

Thành lập bản đồ nền

6.33

3.2

Cập nhật và bổ sung hiệu chỉnh yếu tố nền theo ảnh vệ tinh

4.03

4

Suy giải các yếu tố nội dung chuyên đề

14.40

KS3

Phân viện QHTS phía Nam

4.1

Nghiên cứu văn bản kỹ thuật, chuẩn bị dụng cụ, thiết bị

2.40

4.2

Suy giải các yếu tố nội dung bản đồ

9.60

4.3

Hoàn thiện kết quả, lập sơ đồ điều tra ngoại nghiệp

2.40

5

Điều tra bổ sung ngoại nghiệp

20.01

KS3

Sở NN&PTNT An Giang và Phân viện QHTS phía Nam

5.1

Liên hệ thu thập các tài liệu tại thực địa

1.88

5.2

Kiểm tra kết quả của nội nghiệp, điều tra bổ sung

15.63

5.3

Hoàn thiện kết quả

2.50

6

Lập bản đồ gốc tác giả

42.24

KS5

Phân viện QHTS phía Nam

6.1

Số hóa các yếu tố nội dung chuyên môn

15.00

6.2

Chỉnh hợp, biểu thị, lập bản đồ gốc tác giả

21.84

6.3

Kiểm tra, sửa chữa, hoàn thiện bản gốc

5.40

7

Biên tập, trình bày, bản đồ chuyên đề

20.82

KS3

Phân viện QHTS phía Nam

7.1

Biên tập, thiết kế ký hiệu, trình bày bản đồ chuyên đề

16.79

7.2

In phun, kiểm tra, sửa chữa, hoàn thiện sản phẩm

4.03

8

Báo cáo thuyết minh bản đồ chuyên đề

60.00

KS5

Phân viện QHTS phía Nam

b2/ Theo quy định tại bảng C, chương I, Thông tư số 20/2012/TT-BTNMT (trang 5); vùng phủ cho 1 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/50.000 là 75,000 ha. Vùng nghiên cứu bao gồm 8 huyện/thị có tổng diện tích 247,611 ha (Niêm giám thống kê tỉnh An Giang năm 2013); tương ứng với 4 mảnh bản đồ.

b3/ Theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ; hệ số lương của kỹ sư bậc 3, 4, 5 lần lượt là 3.00, 3.33, 3.66; số công lao động tối đa trong một tháng là 26 ngày công.

b4/ Theo quy định Nghị định số 66/2013/NĐ-CP, mức lương cơ sở của người lao động là 1.150.000 đồng/tháng.

Từ (b1), (b2), (b3), (b4); tổng kinh phí cho việc thành lập bản đồ là:

={[3.00*(10.36+14.4+20.01+20.82)]+[3.33*3]+[3.66*(11.55+42.24+60)]}*(1,150/26)* 4 = 110.264 triệu đồng

Thuế VAT (10%): 11.026 triệu đồng (2)

Tổng kinh phí cho việc thành lập bản đồ sau thuế  = (1) + (2) = 121.290 triệu đồng

XI Tổng hợp các khoản mục kinh phí:

TT

Khoản mục

Số tiền (1.000đ)

Đơn vị thực hiện

1

Khoản 1: Kinh phí lập Quy hoạch (theo Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT)

212.773

 

1.1

Chi phí xây dựng nhiệm vụ và dự toán

5.319

Đơn vị thực hiện lập quy hoạch

1.2

Chi phí xây dựng quy hoạch

178.730

Đơn vị thực hiện lập quy hoạch

1.3

Chi phí khác

28.724

 

+

Chi phí quản lý dự án quy hoạch

8.511

Đơn vị Chủ đầu tư

+

Chi phí thẩm định đề cương, nhiệm vụ và dự toán

3.192

Đơn vị Chủ đầu tư

+

Chi phí thẩm định quy hoạch

9.575

Đơn vị Chủ đầu tư

+

Chi phí công bố quy hoạch

7.447

Đơn vị Chủ đầu tư

2

Khoản 2: Kinh phí ngoài định mức

309.491

 

+

Khoản 2.1 Chi phí quan trắc, phân tích các chỉ tiêu môi trường nước

188.201

Đơn vị thực hiện lập quy hoạch

+

Khoản 2.2: Chi phí thành lập bản đồ vùng nuôi

121.290

Đơn vị thực hiện lập quy hoạch

3

Tổng kinh phí (bao gồm VAT 10%)

522.264

 

3.1

Đơn vị Chủ đầu tư

28.724

 

3.2

Đơn vị thực hiện lập quy hoạch

493.540

 

3

(Năm trăm, hai mươi hai triệu, hai trăm, sáu mươi bốn nghìn đồng)

 





Quyết định 1021/QĐ-UBND năm 2016 bãi bỏ văn bản Ban hành: 10/03/2016 | Cập nhật: 14/03/2016

Thông tư 26/2013/TT-BNNPTNT về quản lý giống thủy sản Ban hành: 22/05/2013 | Cập nhật: 23/05/2013