Quyết định 673/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
Số hiệu: | 673/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Phúc | Người ký: | Phùng Quang Hùng |
Ngày ban hành: | 11/03/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Môi trường, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 673/QĐ-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 11 tháng 3 năm 2014 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ Về quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 335/QĐ-UBND ngày 25/01/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc Phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020, hướng tới mục tiêu “Thành phố Xanh”;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 315/TTr-SXD ngày 26/02/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn đến năm 2020, với các nội dung như sau:
1. Tên đồ án quy hoạch: Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.
2. Phạm vi, đối tượng và niên hạn quy hoạch
- Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đối tượng quy hoạch:
+ Chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn, bao gồm cả khu du lịch, khu nghỉ mát...;
+ Chất thải rắn công nghiệp;
+ Chất thải rắn y tế;
- Niên hạn quy hoạch: Đến năm 2020.
3. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch
3.1. Quan điểm quy hoạch
- Đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ và thống nhất trên toàn tỉnh nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Phù hợp với Chiến lược quản lý chất thải rắn, quy hoạch quản lý chất thải rắn được Chính phủ phê duyệt.
- Kế thừa và phù hợp với các quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt.
- Lấy phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường là chủ yếu, từng bước khắc phục, xử lý có hiệu quả những bãi chôn lấp chất thải rắn không hợp vệ sinh.
- Huy động tối đa mọi nguồn lực của các địa phương, kết hợp sự hỗ trợ của Trung ương, đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước cho công tác xử lý chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2. Mục tiêu quy hoạch
a) Mục tiêu tổng quát
Đề ra chiến lược quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn, cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc.
Làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng mới và nâng cấp mở rộng hệ thống thu gom, vận chuyển, các điểm tập kết, các trạm trung chuyển, các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh.
b) Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2015:
+ 95% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
+ 90% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và 100% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
+ 100% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
+ 65% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
- Đến năm 2020:
+ 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
+ 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
+ 100% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
+ 75% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
- Đẩy mạnh hiệu quả quản lý Nhà nước về quản lý chất thải rắn, nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
4. Nội dung quy hoạch Quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh đến năm 2020
4.1. Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh đến năm 2020
Loại chất thải rắn |
Khối lượng chất thải rắn phát sinh (tấn/ngày) |
|
Đến năm 2015 |
Đến năm 2020 |
|
- Chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn |
827 |
934 |
- Chất thải rắn nguy hại công nghiệp |
772 |
2.108 |
- Chất thải rắn nguy hại y tế |
5 |
6 |
Tổng |
1.604 |
3.048 |
4.2 Phương thức thu gom, vận chuyển chất thải rắn
4.2.1 Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt:
Tùy từng điều kiện cụ thể của các địa phương để lựa chọn các loại hình sau:
a) Vận chuyển trực tiếp: Các phương tiện thu gom cỡ nhỏ (xe tải nhỏ, xe ép rác) sẽ thu gom chất thải tại các khu vực phát thải và vận chuyển thẳng đến điểm đổ thải cuối cùng.
b) Vận chuyển trung chuyển: Phương tiện thu gom cỡ nhỏ (xe tải nhỏ, xe ép rác) sẽ thu gom chất thải tại các khu vực tập kết và vận chuyển đến địa điểm đổ thải cuối cùng.
4.2.2 Thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp.
Chất thải rắn công nghiệp được thu gom, vận chuyển theo hai phương thức sau:
a) Phương thức 1: Các cơ sở công nghiệp tự chịu trách nhiệm thu gom, phân loại và vận chuyển các loại chất thải rắn đến nơi xử lý hoặc thuê khoán các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện dưới sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về chất thải rắn và Ban quản lý các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
b) Phương thức 2: Thu gom, phân loại và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp sẽ do đơn vị chuyên trách đảm nhiệm. Hàng năm các cơ sở sản xuất công nghiệp có trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị này để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp trên cơ sở các yêu cầu về quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng.
4.2.3 Phương thức thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế:
- Chất thải rắn tại các cơ sở y tế bao gồm: Chất thải sinh hoạt tại bệnh viện và chất thải y tế nguy hại.
- Chất thải rắn y tế tại tất cả cơ sở y tế đều thực hiện phân loại tại nguồn. Sau khi phân loại, chất thải rắn được xử lý triệt để đảm bảo vệ sinh môi trường. Quy trình cụ thể như sau:
+ Chất thải rắn sinh hoạt tại cơ sở y tế sau khi phân loại tại nguồn được thu gom và chuyển tới khu xử lý chất thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn, xử lý cùng với chất thải rắn sinh hoạt đô thị.
+ Chất thải rắn y tế nguy hại: Đối với các bệnh viện lớn (bệnh viện Trung ương, bệnh viện đa khoa), chất thải rắn nguy hại được xử lý tại các lò đốt hiện có của bệnh viện. Đối với các cơ sở y tế cấp xã, phường, cơ sở y tế riêng lẻ được thu gom và vận chuyển bằng phương tiện chuyên dùng chuyển tới lò đốt chất thải y tế của bệnh viện đa khoa trên địa bàn hoặc đến khu xử lý chất thải rắn tập trung của khu vực (có khu tiếp nhận chất thải y tế nguy hại riêng biệt) để xử lý.
- Thực hiện việc quản lý chất thải y tế theo Quy chế quản lý chất thải y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
4.3 Quy hoạch các Khu xử lý chất thải rắn tập trung đến năm 2020
Lựa chọn vị trí quy hoạch xây dựng các khu xử lý chất thải rắn được đảm bảo các tiêu chí về xây dựng khu xử lý chất thải rắn theo quy định hiện hành (tiêu chí về địa chất, thủy văn, xã hội và môi trường…)
Trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2020 quy hoạch 04 khu xử lý chất thải rắn tập trung liên vùng huyện xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại (công nghiệp, y tế...). Chất thải rắn công nghiệp nguy hại, một phần được chuyển về Khu xử lý chất thải rắn Nam Sơn - Sóc Sơn - Hà Nội theo Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn ba vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1440/QĐ-TTg ngày 06/10/2008, phần còn lại được xử lý tại các cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chất thải rắn y tế nguy hại của từng huyện được xử lý tại các lò đốt rác Bênh Viện đa khoa huyện.
Quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn tập trung liên huyện gồm:
+ Khu xử lý chất thải rắn tập trung tại huyện Bình Xuyên, công suất 500 tấn/ngày, phạm vi phục vụ gồm: thành phố Vĩnh Yên; thị xã Phúc Yên; huyện Bình Xuyên.
+ Khu xử lý chất thải rắn tại huyện Tam Dương, công suất 500 tấn / ngày, phạm vi phục vụ gồm: huyện Tam Dương; huyện Tam Đảo.
+ Khu xử lý chất thải rắn tại huyện Vĩnh Tường, công suất 300 tấn / ngày, phạm vi phục vụ gồm: huyện Vĩnh Tường; huyện Yên Lạc.
+ Khu xử lý chất thải rắn tại huyện Lập Thạch, công suất 500 tấn / ngày, phạm vi phục vụ: huyện Lập Thạch; huyện Sông Lô.
4.4 Quy hoạch các Khu xử lý chất thải rắn quy mô liên xã đến năm 2020
Hai hoặc ba xã có địa giới hành chính gần nhau quy hoạch xây dựng 01 khu xử lý chất thải rắn có quy mô liên xã, bằng công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, ưu tiên công nghệ đốt. Địa điểm xây dựng phù hợp, theo Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới các xã đã được duyệt. Tổng số khu xử lý chất thải rắn quy mô liên xã là 55 khu (trong đó có 04 khu hiện có và 51 khu dự kiến xây dựng mới).
4.5 Định hướng công nghệ xử lý chất thải rắn
- Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn phải căn cứ theo tính chất và thành phần của chất thải và các điều kiện cụ thể của từng địa phương.
- Khuyến khích lựa chọn công nghệ đồng bộ, tiên tiến cho hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải rắn để tạo ra nguyên liệu và năng lượng.
- Khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến, xử lý triệt để chất thải, giảm thiểu khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất sử dụng chôn lấp và bảo đảm vệ sinh môi trường.
- Các công nghệ áp dụng là: Tái chế, tái sử dụng – Chế biến – Đốt – Chôn lấp hợp vệ sinh. Riêng công nghệ xử lý chất thải rắn nguy hại: lựa chọn công nghệ tân tiến nhất, hiện đại, thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm môi trường, chi phí đầu tư và vận hành phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh.
5. Giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch
a) Phân bổ hợp lý nguồn vốn ngân sách, vốn ODA hoặc các nguồn vốn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi cho các đô thị để đầu tư trang thiết bị và xây dựng các khu xử lý chất thải rắn.
b) Đẩy mạnh việc huy động các nguồn vốn đầu tư, xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia góp vốn. Khuyến khích các doanh nghiệp môi trường đô thị sử dụng vốn tự có, vốn tín dụng để đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.
c) Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn; Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong thực hiện sản phẩm dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật.
d) Kết hợp mô hình nhà nước - nhân dân và doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn.
e) Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, đổi mới công nghệ, lựa chọn công nghệ phù hợp với việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.
g) Tổ chức rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh về quản lý chất thải rắn.
h) Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề bằng nhiều hình thức thích hợp.
6.1. Giai đoạn đến năm 2015:
+ Công tác trọng tâm là đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, nâng cao nhận thức cộng đồng; tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân xung quanh việc xử lý chất thải rắn không khép kín trong địa giới hành chính; hoàn thiện hệ thống khung chính sách;
+ Tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện khu xử lý chất thải rắn công suất 500 tấn / ngày tại huyện Bình Xuyên và các khu xử lý chất thải rắn đang triển khai;
+ Xây dựng 25 trạm xử lý chất thải rắn quy mô xã, liên xã; Cải tạo, nâng cấp khu xử lý, bãi chôn lấp chất thải rắn hiện có đảm bảo môi trường; Xử lý ô nhiễm môi trường đối với các bãi chôn lấp chất thải rắn tạm không đảm bảo vệ sinh môi trường, đóng cửa các bãi chôn lấp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
+ Đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn; Nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển chất thải rắn.
6.2. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020:
Xây dựng các khu xử lý chất thải rắn tập trung tại các huyện Tam Dương, Lập Thạch, Vĩnh Tường để đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn của tỉnh; Xây dựng 26 trạm xử lý chất thải rắn quy mô xã, liên xã; Tiếp tục nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển chất thải rắn; Nâng cấp các khu xử lý chất thải rắn hiện có đồng thời xây dựng các dây chuyền tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải rắn nguy hại; Tiếp tục triển khai đóng cửa các bãi chôn lấp tạm không đảm bảo vệ sinh môi trường; Tiếp tục đẩy mạng công tác xã hội hóa quản lý chất thải rắn.
7. Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư
7.1. Giai đoạn đến năm 2015:
+ Xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung tại huyện Bình Xuyên, công suất 500 tấn / ngày.
+ Xây dựng 25 lò đốt chất thải rắn quy mô liên xã.
+ Xử lý ô nhiễm môi trường đối với các bãi chôn lấp chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
7.2. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020:
+ Xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung tại huyện Tam Dương, công suất 500 tấn / ngày.
+ Xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung tại huyện Vĩnh Tường, công suất 300 tấn / ngày.
+ Xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung tại huyện Lập Thạch, công suất 500 tấn / ngày.
+ Xây dựng 26 lò đốt chất thải rắn quy mô liên xã.
- Nhu cầu vốn đầu tư triển khai theo quy hoạch ước tính khoảng 7.433,04 tỷ đồng, trong đó:
+ Giai đoạn đến năm 2015 là 1.440,21 tỷ đồng, trong đó:
* Vốn ngân sách dự kiến là 131,21 tỷ đồng;
* Nguồn vốn hợp pháp khác dự kiến là 1309 tỷ đồng.
+ Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 là 5.992,83 tỷ đồng, trong đó:
* Vốn ngân sách dự kiến là 129,33 tỷ đồng;
* Nguồn vốn hợp pháp khác dự kiến là 5.863,5 tỷ đồng.
1. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn, là đầu mối phối hợp với các Sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch này đến năm 2020.
2. Các Sở, Ban, ngành của tỉnh và các cơ quan liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ, phối hợp với Sở Xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 335/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt danh mục vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức thuộc Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng Ban hành: 18/03/2020 | Cập nhật: 25/07/2020
Quyết định 335/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương Ban hành: 04/02/2020 | Cập nhật: 25/04/2020
Quyết định 335/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014 - 2018 trên địa bàn Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 20/02/2019 | Cập nhật: 07/06/2019
Quyết định 1440/QĐ-TTg năm 2018 về Chủ trương đầu tư kinh doanh casino của Dự án Tổ hợp du lịch sinh thái, dịch vụ vui chơi giải trí tổng hợp, khách sạn, thương mại dịch vụ, vận tải hàng hóa, biệt thự nghỉ dưỡng, trung tâm hội nghị và các hạng mục liên quan Ban hành: 29/10/2018 | Cập nhật: 23/11/2018
Quyết định 335/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch phát triển ngành Nội vụ trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 Ban hành: 09/02/2018 | Cập nhật: 17/07/2018
Quyết định 335/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước Ban hành: 06/02/2018 | Cập nhật: 21/06/2018
Quyết định 335/QĐ-UBND năm 2018 quy định về quản lý công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Ban hành: 12/03/2018 | Cập nhật: 08/01/2019
Quyết định 335/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Đấu giá tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình Ban hành: 29/01/2018 | Cập nhật: 04/04/2018
Quyết định 335/QĐ-UBND về giao chỉ tiêu thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố năm 2018 Ban hành: 24/01/2018 | Cập nhật: 13/03/2018
Quyết định 335/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình Hành động Ngành Du lịch Khánh Hòa năm 2018 Ban hành: 31/01/2018 | Cập nhật: 19/06/2018
Quyết định 335/QĐ-UBND năm 2017 công bố danh mục và nội dung thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý, thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình Ban hành: 19/06/2017 | Cập nhật: 11/01/2019
Quyết định 335/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 Ban hành: 28/02/2017 | Cập nhật: 19/04/2017
Quyết định 335/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau Ban hành: 28/02/2017 | Cập nhật: 10/03/2017
Quyết định 335/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực giám định tư pháp xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 25/01/2017 | Cập nhật: 11/05/2017
Quyết định 1440/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt danh sách thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2016-2020 Ban hành: 19/07/2016 | Cập nhật: 21/07/2016
Quyết định 335/QĐ-UBND năm 2015 bãi bỏ Quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương trên địa bàn tình Quảng Ngãi kèm theo Quyết định 50/2013/QĐ-UBND Ban hành: 06/10/2015 | Cập nhật: 21/10/2015
Quyết định 335/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020, hướng tới mục tiêu “Thành phố Xanh” Ban hành: 25/01/2014 | Cập nhật: 12/04/2014
Quyết định 2149/QĐ-TTg năm 2013 tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Ban hành: 10/11/2013 | Cập nhật: 25/11/2013
Quyết định 1440/QĐ-TTg năm 2013 về Kế hoạch thực hiện quyền và nghĩa vụ thành viên Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế của Việt Nam Ban hành: 16/08/2013 | Cập nhật: 21/08/2013
Quyết định 335/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Nội vụ tỉnh Bắc Ninh Ban hành: 02/04/2013 | Cập nhật: 08/05/2013
Quyết định 335/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thực hiện rà soát thủ tục hành chính năm 2013 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 01/02/2013 | Cập nhật: 23/06/2014
Quyết định 2149/QĐ-TTg năm 2011 về xuất hóa chất sát trùng dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 05/12/2011 | Cập nhật: 07/12/2011
Quyết định 335/QĐ-UBND năm 2011 về Quy trình vận hành hồ chứa Thủy điện Sơn Tây Ban hành: 08/03/2011 | Cập nhật: 02/06/2018
Quyết định 2149/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành: 17/12/2009 | Cập nhật: 22/12/2009
Quyết định 1440/QĐ-TTg năm 2008 về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020 Ban hành: 06/10/2008 | Cập nhật: 23/10/2008
Quyết định 43/2007/QĐ-BYT về quy chế quản lý chất thải y tế Ban hành: 30/11/2007 | Cập nhật: 26/12/2007
Quyết định 1440/QĐ-TTg năm 2007 về việc tặng thưởng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Ban hành: 25/10/2007 | Cập nhật: 26/10/2007
Quyết định 335/QĐ-UBND năm 2007 về Quy định tạm thời mức chi công tác phí và chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 13/06/2007 | Cập nhật: 07/01/2013
Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn Ban hành: 09/04/2007 | Cập nhật: 14/04/2007
Quyết định 1440/QĐ-TTg năm 2006 về việc thiếu tướng An ninh nhân dân Trịnh Xuân Thu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an thôi chỉ huy, quản lý Ban hành: 03/11/2006 | Cập nhật: 25/11/2006
Quyết định 335/QĐ-UBND năm 2021 công bố bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 05/02/2021 | Cập nhật: 06/03/2021