Quyết định 4513/QĐ-BNN-CB năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Số hiệu: 4513/QĐ-BNN-CB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Cao Đức Phát
Ngày ban hành: 21/10/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4513/QĐ-BNN-CB

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT MUỐI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Văn bản số 1815/TTg-KTN ngày 22/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Phát triển sản xuất muối phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp và Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng ổn định diện tích, gắn với xây dựng nông thôn mới, phân công lại lao động, giải quyết việc làm trên địa bàn.

2. Tập trung phát triển sản xuất muối ở những nơi có điều kiện thuận lợi và có lợi thế theo hướng tập trung, quy mô lớn, hình thành vùng sản xuất muối công nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thu hồi các sản phẩm sau muối; hỗ trợ chuyển đổi diện tích muối không có hiệu quả sang phát triển sản xuất khác có hiệu quả cao hơn.

3. Phát triển sản xuất muối phải khai thác và phát huy được lợi thế về điều kiện tự nhiên của từng vùng, gắn chuyển dịch cơ cấu sản xuất muối với đổi mới công nghệ, đầu tư mới và cải tạo đồng muối để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trên đơn vị diện tích.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Đảm bảo sản xuất muối theo hướng hiệu quả, bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương, đáp ứng nhu cầu muối cho tiêu dùng dân sinh, các ngành công nghiệp và xuất khẩu sản phẩm muối biển sạch, giàu vi lượng; giải quyết việc làm ổn định, từng bước nâng cao mức sống cho những người lao động trong ngành muối, góp phần tích cực vào việc phòng, chống các bệnh rối loạn do thiếu iốt, gắn với bảo vệ môi trường.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2015, tổng diện tích sản xuất muối có 14.660 ha, sản lượng đạt 1.100.000 tấn. Trong đó diện tích sản xuất muối công nghiệp 4.853 ha, sản lượng đạt trên 538.000 tấn, chiếm 48,9%; diện tích sản xuất muối sạch có trải bạt nền ô kết tinh chiếm 20-30% tổng diện tích sản xuất muối.

- Đến năm 2020, tổng diện tích sản xuất muối ổn định 14.500 ha, sản lượng đạt 2.000.000 tấn. Trong đó diện tích sản xuất muối công nghiệp 8.000 ha, sản lượng đạt 1.310.000 tấn, chiếm 65,5%; sản xuất muối sạch có trải bạt nền ô kết tinh chiếm 40-60% tổng diện tích sản xuất muối.

- Tầm nhìn đến năm 2030:

+ Tăng sản lượng muối công nghiệp và muối sạch, đáp ứng nhu cầu muối cho tiêu dùng dân sinh, các ngành công nghiệp và tăng tỉ lệ xuất khẩu các loại muối biển sạch, giàu vi lượng; tăng hiệu quả sản xuất, tăng tính cạnh tranh sản phẩm muối, nâng cao đời sống của người dân làm muối.

+ Dự kiến diện tích sản xuất muối 16.500 ha, sản lượng 2.900.000 tấn, trong đó muối công nghiệp 1.950.000 tấn chiếm 67,24% sản lượng muối; sản xuất muối sạch có trải bạt nền ô kết tinh, phủ bạt che mưa đạt trên 80% diện tích sản xuất muối.

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN MUỐI

1. Quy hoạch phát triển sản xuất muối

a) Đối với sản xuất muối theo phương pháp phơi cát ở phía Bắc:

Tổng diện tích sản xuất muối phơi cát đến năm 2015 là 1.977 ha, sản lượng muối đạt khoảng 173.700 tấn/năm và đến năm 2020 là 1.875 ha, sản lượng muối đạt khoảng 269.000 tấn/năm. Trong giai đoạn 2014 - 2020:

- Thực hiện chuyển đổi khoảng 290 ha diện tích sản xuất muối kém hiệu quả sang ngành nghề khác có hiệu quả kinh tế cao hơn;

- Đầu tư cải tạo, nâng cấp khoảng 1.000 ha trong tổng số 1.977 ha đồng muối phơi cát trong quy hoạch; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất muối sạch bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu để giảm chi phí lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng giá trị gia tăng, giải quyết việc làm và thu nhập cho diêm dân.

b) Đối với sản xuất muối phơi nước phân tán:

Tổng diện tích sản xuất muối phơi nước phân tán đến năm 2015 là 7.830 ha, sản lượng muối đạt khoảng 308.500 tấn/năm và đến năm 2020 là 4.625 ha, sản lượng muối đạt khoảng 421.000 tấn/năm. Trong giai đoạn 2014 - 2020:

- Thực hiện chuyển đổi khoảng 992 ha diện tích sản xuất muối kém hiệu quả sang mục đích sản xuất khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Đầu tư cải tạo, nâng cấp khoảng 4.300 ha trong tổng số 7.830 ha đồng muối trong quy hoạch; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất muối sạch bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu để giảm chi phí lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng giá trị gia tăng, giải quyết việc làm và thu nhập cho diêm dân.

c) Đối với sản xuất muối công nghiệp tập trung:

Tổng diện tích sản xuất muối công nghiệp tập trung đến năm 2015 là 4.853 ha, sản lượng muối đạt khoảng 538.000 tấn/năm và đến năm 2020 là 8.000 ha, sản lượng muối đạt khoảng 1.310.000 tấn/năm. Trong giai đoạn 2014 - 2020:

- Chuyển đổi 2.573 ha diện tích sản xuất muối phơi nước phân tán sang sản xuất muối công nghiệp tập trung theo hình thức liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và người dân.

- Tập trung đầu tư chiều sâu, hình thành vùng sản xuất muối công nghiệp tập trung, quy mô lớn, áp dụng công nghệ phủ bạt che mưa, giảm thiểu sự ảnh hưởng của thời tiết; thực hiện cơ giới hóa khâu thu hoạch, rửa và đánh đống bảo quản muối để nâng cao năng suất, chất lượng muối. Thực hiện đầu tư hoàn thành Dự án Khu kinh tế muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ, tỉnh Ninh Thuận, quy mô 2.550 ha; dự án xây dựng đồng muối công nghiệp của diêm dân Bắc Tri Hải, Nhơn Hải, tỉnh Ninh Thuận, quy mô 600 ha.

d) Tầm nhìn đến năm 2030:

Giữ ổn định diện tích sản xuất muối có hiệu quả cao và bền vững; tăng cường áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất để gia tăng tỷ lệ muối công nghiệp và muối sạch đáp ứng nhu cầu muối cho tiêu dùng dân sinh và các ngành công nghiệp, tăng tỉ lệ xuất khẩu muối biển sạch, giàu vi lượng.

Dự kiến đến năm 2030 diện tích sản xuất muối 16.500 ha, sản lượng muối 2.900.000 tấn, trong đó muối công nghiệp 1.950.000 tấn.

(Chi tiết tại các Phụ lục 1, Phụ lục 2 và Phụ lục 5)

2. Quy hoạch phát triển chế biến muối

Giữ ổn định hoạt động 11 cơ sở chế biến muối, có cơ sở vật chất nhà xưởng, kho tàng, trang thiết bị, quy trình sản xuất tiên tiến đáp ứng các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, với tổng công suất chế biến muối đạt khoảng 385.000 tấn/năm.

Giai đoạn 2014 - 2020, tiếp tục đầu tư phát triển công nghiệp chế biến muối theo chiều sâu, quy mô phù hợp gắn với vùng nguyên liệu và đa dạng hóa sản phẩm muối, trong đó:

- Đầu tư thêm 02 cơ sở chế biến muối tinh tại xã Tri Hải và xã Phương Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, công suất mỗi cơ sở 50.000 tấn/năm, nâng tổng công suất các cơ sở chế biến muối có quy mô công nghiệp đạt 485.000 tấn/năm.

- Đầu tư nâng cấp 55 cơ sở chế biến muối, quy mô nhỏ hiện có, với tổng công suất khoảng 250.000 tấn/năm về cơ sở vật chất nhà xưởng, kho tàng, trang thiết bị, quy trình sản xuất tiên tiến đáp ứng các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Nâng tỷ lệ chế biến muối từ 35% hiện nay lên 45% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020.

IV. GIẢI PHÁP

1. Đất đai

a) Thực hiện giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sản xuất muối theo quy định của pháp luật.

b) Giữ ổn định quỹ đất để phát triển sản xuất muối theo hướng công nghiệp và hiện đại.

c) Các tổ chức, cá nhân đầu tư chế biến muối có nhu cầu thuê đất làm mặt bằng sản xuất được xem xét, bố trí hợp lý về vị trí, diện tích sử dụng và thời gian thuê đất từ 20 năm đến 50 năm.

2. Phát triển nguồn nhân lực

a) Tăng cường đào tạo cán bộ kỹ thuật, quản lý diêm nghiệp; khuyến khích các trường có điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ mở chuyên ngành đào tạo kỹ thuật và quản lý sản xuất muối. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng giáo trình và các trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo.

b) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý diêm nghiệp tại các địa phương.

c) Xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn phổ biến các tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật sản xuất muối cho các hợp tác xã, tổ hợp tác và người dân sản xuất muối.

3. Khoa học công nghệ

Ưu tiên đầu tư kinh phí cho các dự án nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến, bảo quản, lưu thông muối và các dự án khuyến diêm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và tập huấn cho người dân. Tổng kết các tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất, chế biến muối có hiệu quả để phổ biến ra diện rộng. Thực hiện chính sách hỗ trợ 100% từ nguồn ngân sách cho khuyến diêm để xây dựng mô hình trình diễn trong sản xuất, chế biến muối. Rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về muối để xây dựng, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

a) Đối với sản xuất muối theo công nghệ phơi cát và phơi nước phân tán:

Ngân sách nhà nước hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến nông, khuyến công, khoa học công nghệ, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo của Trung ương, địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện:

- Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hoàn thiện mô hình hợp tác sản xuất muối sạch, bền vững (trải bạt ô kết tinh, phủ bạt che mưa...), kết hợp chế biến và đa dạng hóa các sản phẩm muối giúp người dân chuyển đổi nhanh phương thức sản xuất muối nhỏ lẻ theo hộ gia đình, năng suất thấp sang sản xuất muối sạch, có sự hợp tác trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ muối, tăng thu nhập và ổn định đời sống của diêm dân.

- Ứng dụng vật liệu mới có khả năng truyền, dẫn và hấp thụ nhiệt tốt để làm nền ô kết tinh nhằm tăng năng suất, sản lượng muối. Ứng dụng cơ giới trong một số khâu như: bơm nước mặn, vận chuyển bằng xe cơ giới...

- Nghiên cứu và ứng dụng kết hợp sản xuất muối với nuôi trồng thủy sản ngoài thời vụ làm muối, để tận dụng đất và nước mặn nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích.

- Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng các mô hình kết tinh muối ứng dụng hiệu ứng nhà kính nhằm giảm thiểu rủi ro do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

b) Đối với sản xuất muối công nghiệp tập trung:

Ngân sách nhà nước hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học của Trung ương, địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện:

- Hỗ trợ nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất muối theo hướng cơ giới hóa, hiện đại hóa gắn với hệ thống cấp nước biển và chế chạt trong sản xuất muối để ứng dụng cho các đồng muối công nghiệp.

- Hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tin học trong việc đo và xử lý số liệu về nồng độ nước biển, bức xạ nhiệt, gió ... trong quá trình sản xuất muối.

- Hỗ trợ nghiên cứu cải tạo nền ô kết tinh để thực hiện cơ giới hóa đồng bộ các khâu từ cung cấp nước biển đến thu hoạch, rửa và đánh đống bảo quản muối.

4. Đầu tư, tín dụng

a) Ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất muối, bao gồm: Đê bao, trạm bơm, hệ thống cống, kênh mương cấp nước biển, hệ thống cống, kênh mương thoát lũ, công trình giao thông, thủy lợi, giải phóng mặt bằng. Hỗ trợ xây dựng trường học, trạm xá, khu tái định cư, đào tạo nghề, di dân tái định cư, điện, nước sạch nông thôn tại các vùng sản xuất muối.

b) Đầu tư sản xuất, chế biến muối là lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn. Nhà đầu tư có dự án đầu tư vào sản xuất, chế biến muối được Nhà nước giao đất, miễn tiền sử dụng đất, được hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và ứng dụng khoa học công nghệ theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

c) Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất vay trong hai năm đầu, 50% trong năm thứ ba, mức vay tối đa 100% giá trị đầu tư thiết bị sản xuất muối sạch; hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất vay thương mại đối với các khoản vay trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy, thiết bị chế biến muối mức vay tối đa bằng 70% giá trị của dự án; thời hạn cho vay không quá 12 năm theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

d) Ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất cho diêm dân trong vùng quy hoạch sản xuất muối và doanh nghiệp khi vay vốn để đầu tư sản xuất, xây dựng kho muối dự trữ theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện hành.

đ) Sử dụng lồng ghép các nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, vốn tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối.

e) Hỗ trợ chuyển đổi nghề: Đối với vùng chuyển đổi diện tích sản xuất muối kém hiệu quả sang mục đích sản xuất khác được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động phải chuyển đổi; ưu tiên bố trí, sử dụng lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp sử dụng đất thu hồi; đầu tư các dự án chuyển đổi về xây dựng hạ tầng giao thông nội đồng, thủy lợi và sản xuất thử để mở rộng sản xuất; đầu tư xây dựng khu tái định cư trong trường hợp phải di dời từ vùng muối đến định cư nơi sản xuất khác.

g) Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ bổ sung chính sách hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất muối vùng bị thiệt hại do thiên tai, mưa trái vụ.

5. Giá cả

a) Muối là mặt hàng áp dụng bình ổn giá cho người dân theo Luật Giá.

b) Nhà nước thực hiện chính sách quản lý giá muối và điều tiết hợp lý khi thị trường biến động.

6. Tiêu thụ sản phẩm

a) Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã hiện có, thành lập mới các hợp tác xã để hỗ trợ diêm dân trong cung ứng dịch vụ vật tư, tiêu thụ sản phẩm và các nhu cầu cần thiết khác của diêm dân.

b) Các doanh nghiệp có hợp đồng liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối với tổ chức đại diện diêm dân được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn.

c) Thực hiện tốt chính sách đảm bảo muối ăn cho đồng bào dân tộc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và vùng đặc biệt khó khăn.

d) Triển khai thực hiện Đề án thu mua và sản xuất, chế biến muối I ốt.

e) Hình thành Hiệp hội muối Việt Nam gồm các nhà sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối để bảo vệ quyền lợi của các thành viên.

7. Tăng cường công tác quản lý nhà nước

a) Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước đối với sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối từ Trung ương đến các địa phương có sản xuất muối.

b) Bố trí đủ cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước ngành muối ở các địa phương có sản xuất muối.

c) Chú trọng công tác đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao đáp ứng nhu cầu phát triển ngành muối.

8. Giải pháp thích ứng với kịch bản nước biển dâng

a) Giải pháp phi công trình

- Tuyên truyền để nâng cao nhận thức, vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng chống thiên tai.

- Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý phòng chống thiên tai, đủ khả năng tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ người dân đối phó với thiên tai; cứu trợ kịp thời khi thiên tai xảy ra.

- Nghiên cứu dự báo và đánh giá tác động của thiên tai, rủi ro đối với sản xuất muối.

b) Giải pháp công trình

- Hoàn thiện hệ thống cống ngăn mặn để chủ động ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn và ngập úng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

- Củng cố, nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống đê biển, hệ thống cống đầu mối, hồ chứa, hệ thống kênh mương cấp nước biển, hệ thống kênh mương cắt mặn, thoát lũ và các công trình giao thông, thủy lợi đồng muối.

c) Giải pháp bảo vệ môi trường

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và xây dựng chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường. Chủ động ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường.

- Tăng cường năng lực quản lý môi trường các cấp, đặc biệt là cấp xã.

V. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

Ưu tiên đầu tư kinh phí cho các dự án nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến, bảo quản, lưu thông muối để thúc đẩy tái cơ cấu ngành muối; tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng sản xuất muối công nghiệp, muối sạch với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2014 - 2020.

(Chi tiết tại Phụ lục 4A, 4B).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch:

- Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối: Tổ chức công bố quy hoạch; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch; là đầu mối tổng hợp đề xuất, xây dựng và triển khai các dự án đầu tư phát triển sản xuất muối theo quy hoạch.

- Tổng Cục Thủy sản: Chỉ đạo công tác quy hoạch nuôi trồng và khai thác thủy sản phù hợp với quy hoạch phát triển ngành muối đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; nghiên cứu mô hình kết hợp sản xuất muối với nuôi trồng thủy sản ngoài thời vụ làm muối, để tận dụng đất và nước mặn nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích.

- Tổng Cục thủy lợi: Chỉ đạo công tác cải tạo, nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống đê biển, hệ thống cống qua đê biển, hồ chứa và kênh mương đầu mối cấp nước biển thích ứng với biến đổi khí hậu và kịch bản nước biển dâng nhằm phát triển sản xuất muối theo quy hoạch.

- Vụ Kế hoạch: Phối hợp với Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối hướng dẫn các địa phương rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất muối của địa phương phù hợp với quy hoạch này; đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bố trí đủ nguồn vốn cho các dự án đầu tư phát triển ngành muối, đảm bảo nguồn lực triển khai thực hiện Quy hoạch đạt hiệu quả.

2. Các Bộ, ngành Trung ương: Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương triển khai theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước; hướng dẫn các địa phương sử dụng đất và chuyển đổi đất đúng pháp luật và có hiệu quả; đảm bảo các yếu tố, nhất là vốn đầu tư cho phát triển theo quy hoạch.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có sản xuất muối căn cứ quy hoạch đã được phê duyệt tổ chức xây dựng, rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển sản xuất muối của địa phương phù hợp với quyết định này; phối hợp với các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp chỉ đạo triển khai các dự án đầu tư phát triển sản xuất muối; lồng ghép nội dung thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất muối trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; thực hiện lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án để thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất muối có hiệu quả; có chính sách khuyến khích hỗ trợ thu hút các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực phát triển ngành muối và hỗ trợ diêm dân chuyển đổi nghề ở những nơi sản xuất muối không hiệu quả.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2010 và năm 2020.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (để báo cáo);
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ NN&PTNT;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố có sản xuất muối;
- Các Tổng cục, Cục, Vụ, Trung tâm thông tin trực thuộc Bộ;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố có sản xuất muối;
- Lưu: VT, CB.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

PHỤ LỤC 1

QUY HOẠCH DIỆN TÍCH SẢN XUẤT MUỐI PHÂN THEO TỈNH ĐẾN NĂM 2020)
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 4513/QĐ-BNN-CB ngày 21 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Đơn vị: ha

TT

Hạng mục

Năm 2015

Năm 2020

Tầm nhìn đến năm 2030

Tổng DT

Muối CN

Tổng DT

Muối CN

Tổng DT

Muối CN

I

Phơi cát

1.977

 

1.875

 

2.600

 

1

Hải Phòng

132

 

 

 

 

 

2

Thái Bình

50

 

50

 

50

 

3

Nam Định

550

 

550

 

900

 

4

Thanh Hóa

200

 

200

 

300

 

5

Nghệ An

795

 

795

 

900

 

6

Hà Tĩnh

250

 

280

 

450

 

II

Phơi nước

12.683

4.853

12.625

8.000

13.900

9.850

7

Quảng Bình

60

 

60

 

60

 

8

Quảng Ngãi

120

 

120

120

120

120

9

Bình Định

191

 

191

120

200

120

10

Phú Yên

181

 

170

135

200

200

11

Khánh Hòa

823

605

510

510

510

510

12

Ninh Thuận

3.942

3.463

3.942

3.942

4.000

4.000

13

Bình Thuận

975

785

975

975

1.000

1.000

14

Bà Rịa - V.Tàu

800

 

800

573

800

800

15

TP HCM

1.000

 

1.000

800

1.300

1.000

16

Bến Tre

1.350

 

1.350

325

1.500

800

17

Trà Vinh

196

 

190

 

400

 

18

Sóc Trăng

148

 

500

 

500

 

19

Bạc Liêu

2.811

 

2.731

500

2.730

1.000

20

Cà Mau

86

 

86

 

180

 

 

Tổng cộng

14.660

4.853

14.500

8.000

16.500

9.850

 

PHỤ LỤC 2

SẢN LƯỢNG MUỐI ĐẾN NĂM 2015 VÀ NĂM 2020
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 4513/QĐ-BNN-CB ngày 21 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Đơn vị: tấn

TT

Hạng mục

Năm 2015

Năm 2020

Tầm nhìn đến năm 2030

Tổng

Muối CN

Tổng

Muối CN

Tổng

Muối CN

I

Phơi cát

173.700

 

269.000

 

446.000

 

1

Hải Phòng

9.000

 

 

 

 

 

2

Thái Bình

2.500

 

7.000

 

8.000

 

3

Nam Định

47.000

 

80.000

 

157.000

 

4

Thanh Hóa

16.200

 

29.000

 

52.000

 

5

Nghệ An

79.000

 

115.000

 

156.000

 

6

Hà Tĩnh

20.000

 

38.000

 

73.000

 

II

Phơi nước

926.300

538.000

1.731.000

1.310.000

2.454.000

1.950.000

7

Quảng Bình

4.500

 

10.000

 

14.000

 

8

Quảng Ngãi

10.400

 

18.000

18.000

24.000

24.000

9

Bình Định

20.000

 

28.000

18.000

38.000

24.000

10

Phú Yên

17.000

 

27.000

21.500

41.000

41.000

11

Khánh Hòa

59.000

52.000

80.000

80.000

97.000

97.000

12

Ninh Thuận

378.000

368.000

750.000

750.000

913.000

913.000

13

Bình Thuận

130.000

118.000

185.000

185.000

228.000

228.000

14

Bà Rịa -V.Tàu

60.000

 

95.000

69.000

150.000

150.000

15

TP. HCM

60.000

 

125.000

100.000

235.000

235.000

16

Bến Tre

49.100

 

110.500

27.000

194.000

110.000

17

Trà Vinh

8.500

 

20.000

 

60.000

 

18

Sóc Trăng

6.300

 

45.000

 

96.000

 

19

Bạc Liêu

119.500

 

224.500

41.500

336.000

128.000

20

Cà Mau

4.000

 

13.000

 

28.000

 

 

Tổng cộng

1.100.000

538.000

2.000.000

1.310.000

2.900.000

1.950.000

 

PHỤ LỤC 3

QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT MUỐI CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 4513/QĐ-BNN-CB ngày 21 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Đơn vị: DT:ha; NS tấn/ha; SL: tấn

Hạng mục

Quảng Ngãi

Bình Định

Phú Yên

Khánh Hòa

Ninh Thuận

Bình Thuận

Bà Rịa- V. Tàu

TP. HCM

Bến Tre

Bạc Liêu

Cộng

Năm 2015

DT

 

 

 

605

3.463

785

 

 

 

 

4.853

NS

 

 

 

86

106,3

150,3

 

 

 

 

110,9

SL

 

 

 

52.000

368.000

118.000

 

 

 

 

538.000

Năm 2020

DT

120

120

135

510

3.942

975

573

800

325

500

8.000

NS

150,0

150,0

159,3

156,9

190,3

189,7

120,4

125,0

83,1

83,0

163,8

SL

18.000

18.000

21.500

80.000

750.000

185.000

69.000

100.000

27.000

41.500

1.310.000

Tầm nhìn đến năm 2030

DT

120

200

200

510

4.000

1.000

800

1.300

1.500

2.730

12.360

NS

200,0

120,0

205,0

190,2

228,3

228,0

187,5

180,8

73,3

46,9

157,8

SL

24.000

24.000

41.000

97.000

913.000

228.000

150.000

235.000

110.000

128.000

1.950.000

 

PHỤ LỤC 4.A

CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2020 LĨNH VỰC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 4513/QĐ-BNN-CB ngày 21 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Nội dung đầu tư

Địa điểm

Quy mô

I

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

1

Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng cơ giới hóa gắn với hệ thống cấp nước biển và chế chạt trong quá trình sản xuất muối để ứng dụng cho các đồng muối công nghiệp.

Ninh Thuận

Nghiên cứu

2

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất muối sạch, nâng cao giá trị gia tăng và thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng sản xuất muối phơi cát

Nam Định

Nghiên cứu

3

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất muối sạch, nâng cao giá trị gia tăng và thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng sản xuất muối phơi nước phân tán.

Bà Rịa
Vũng Tàu

Nghiên cứu

4

Nghiên cứu xây dựng mô hình kết hợp sản xuất muối với nuôi trồng thủy sản.

Bà Rịa
Vũng Tàu

Mô hình

5

Nghiên cứu các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, xử lý ảnh hưởng của nhiễm mặn tác động đối với môi trường sản xuất, sinh hoạt... ở vùng sản xuất muối.

Ninh Thuận

Nghiên cứu

II

HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT MUỐI SẠCH

1

Hỗ trợ nhân rộng mô hình chuyển chạt và trải bạt ô kết tinh sản xuất muối sạch tại vùng sản xuất muối phơi cát: 1.000 ha (diện tích ô kết tinh trải bạt 100 ha).

Các tỉnh phía Bắc

1.000 ha

2

Hỗ trợ nhân rộng mô hình chuyển chạt và trải bạt ô kết tinh sản xuất muối sạch tại vùng sản xuất muối phơi nước phân tán: 4.300 ha (diện tích ô kết tinh trải bạt 430 ha).

Các tỉnh phía Nam

4.300 ha

 

PHỤ LỤC 4.B

CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2020 LĨNH VỰC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐỒNG MUỐI
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 4513/QĐ-BNN-CB ngày 21 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Nội dung đầu tư

Địa điểm

Quy mô

I

XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG SẢN XUẤT MUỐI CÔNG NGHIỆP

1

Dự án Khu kinh tế muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ

Ninh Thuận

2.550 ha

2

Đồng muối công nghiệp Bắc Tri Hải - Nhơn Hải

Ninh Thuận

600 ha

II

CẢI TẠO, NÂNG CẤP CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐỒNG MUỐI DIÊM DÂN

1

Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối Thuận Hòa Hải

Nghệ An

330 ha

2

Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối Ròn

Quảng Bình

60 ha

3

Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối Bạch Long

Nam Định

230 ha

4

Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối Tuyết Diêm

Phú Yên

170 ha

5

Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối Hòn Khói

Khánh Hòa

700 ha

6

Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối Cần Giờ

TP. HCM

1.000 ha

7

Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối Bảo Thanh

Bến Tre

500 ha

8

Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối Đông Hải

Bạc Liêu

1.500 ha