Quyết định 427/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sỹ gia đình giai đoạn 2019-2020, lộ trình đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Số hiệu: 427/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Phạm Duy Hưng
Ngày ban hành: 21/03/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 427/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 21 tháng 3 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH PHÒNG KHÁM BÁC SỸ GIA ĐÌNH GIAI ĐOẠN 2019 - 2020, LỘ TRÌNH ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số: 935/QĐ-BYT ngày 22/3/2013 của Bộ Y tế phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sỹ gia đình giai đoạn 2013 - 2020; Quyết định số: 1568/QĐ-BYT ngày 27/4/2016 của Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sỹ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số: 1196/QĐ-UBND ngày 16/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới theo Quyết định 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số: 446/TTr-SYT ngày 05/3/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sỹ gia đình giai đoạn 2019 - 2020, lộ trình đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

(Có Kế hoạch chi tiết kèm theo)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Duy Hưng

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH PHÒNG KHÁM BÁC SỸ GIA ĐÌNH GIAI ĐOẠN 2019 - 2020, LỘ TRÌNH ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Kèm theo Quyết định số: 427/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Triển khai thực hiện mô hình phòng khám bác sỹ gia đình trên địa bàn tỉnh nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, góp phần tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu, giảm quá tải cho các bệnh viện.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đến năm 2020

- Tối thiểu 15% Trạm Y tế triển khai mô hình Trạm Y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình.

- Tối thiểu 75% bác s công tác tại các Trạm Y tế cấp xã được đào tạo “Chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình”.

- 100% các Trạm Y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, có viên chức được đào tạo về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình.

- 50% dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe.

2.2. Lộ trình đến năm 2025

- Tối thiểu 70% Trạm Y tế triển khai mô hình Trạm Y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình.

- Tối thiểu 95% bác scông tác tại các Trạm Y tế được đào tạo “Chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình”.

- Duy trì 100% các Trạm Y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, có viên chức được đào tạo về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình.

- 90% dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe.

- Khuyến khích phát triển và nhân rộng phòng khám bác s gia đình tư nhân và phòng khám bác s gia đình thuộc Trung tâm Y tế tuyến huyện/thành phố, các đơn vị thực hiện chức năng khám chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế.

II. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Mô hình Trạm Y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình

1.1. Mô hình Trạm Y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình theo Quyết định số: 1568/QĐ-BYT ngày 27/4/2016 của Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác s gia đình tại Việt Nam, giai đoạn 2016 - 2020.

1.1.1. Yêu cầu về nhân lực: Nhân lực của Trạm Y tế hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình theo quy định tại Quyết định số: 1568/QĐ-BYT ngày 27/4/2016.

- Bảo đảm đủ nhân lực theo quy định tại Thông tư số: 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.

- Có bác s đa khoa được đào tạo tối thiểu 03 tháng về y học gia đình.

1.1.2. Yêu cầu về cơ sở vật chất và trang thiết bị

Theo quy định tại Quyết định số: 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020 hoặc theo Quyết định số: 4389/QĐ-BYT ngày 11/7/2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt danh mục trang thiết bị cho Trạm Y tế xã mô hình điểm phục vụ triển khai đề án y tế cơ sở theo Quyết định số: 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số: 6070/QĐ-BYT ngày 08/10/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn bố trí không gian và các phòng chức năng cho Trạm Y tế mô hình điểm.

1.1.3. Nhiệm vụ của Trạm Y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình

- Thực hiện nhiệm vụ của Trạm Y tế xã theo quy định tại Thông tư số: 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn nhưng phải theo nguyên lý toàn diện và liên tục;

- Thực hiện quản lý sức khỏe cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng theo nguyên lý y học gia đình;

- Thực hiện chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh theo quy định chuyển tuyến y học gia đình. Tùy theo tình hình bệnh tật của người bệnh, bác s gia đình có thể chuyển tuyến đến bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện Trung ương mà vẫn được coi là đúng tuyến;

- Thực hiện tư vấn sức khỏe, sàng lọc, tầm soát phát hiện bệnh sớm;

- Tham gia các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời;

- Được thực hiện các dịch vụ kỹ thuật tại gia đình người bệnh, bao gồm: Khám bệnh, kê đơn thuốc một số bệnh thông thường; thực hiện một số thủ thuật: Thay băng, cắt chỉ; lấy mẫu máu, mẫu nước tiểu để xét nghiệm, khí dung, tiêm, truyn dịch;

- Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo về y học gia đình và các vấn đề liên quan; là cơ sở đào tạo thực hành chuyên ngành y học gia đình.

1.2. Mô hình Phòng khám bác s gia đình thuộc Trung tâm Y tế tuyến huyện và Phòng khám bác s gia đình tư nhân và các đơn vị thực hiện chức năng khám chữa bệnh theo Quyết định số: 1568/QĐ-BYT ngày 27/4/2016 của Bộ Y tế.

1.2.1. Yêu cầu về nhân lực

Người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải có chứng chỉ hành nghbác s gia đình. Người trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh và quản lý sức khỏe phải được đào tạo về y học gia đình.

Riêng đối với Phòng khám bác sgia đình thuộc Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện (bệnh viện nhà nước) thì các bác s, điều dưỡng của Bệnh viện có thể luân chuyển tham gia khám bệnh, chữa bệnh tại Phòng khám bác s gia đình.

1.2.2. Yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị

- Xây dựng và thiết kế: Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình. Phải có nơi đón tiếp người bệnh, có buồng khám bệnh, tư vấn sức khỏe diện tích ít nhất là 10m2. Ngoài ra, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, Phòng khám còn phải đáp ứng thêm các điều kiện phù hợp với hình thức tổ chức và phạm vi hoạt động chuyên môn đã đăng ký.

- Về trang thiết bị y tế: Có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế phù hp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà Phòng khám đăng ký. Có thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sức khỏe và khám bệnh, chữa bệnh.

1.2.3. Nhiệm vụ Phòng khám bác s gia đình tư nhân và Phòng khám bác s gia đình thuộc Trung tâm Y tế tuyến huyện

- Nhiệm vụ của Phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân và Phòng khám bác s gia đình thuộc Trung tâm Y tế tuyến huyện được thực hiện các nhiệm vụ sau nhưng phải bảo đảm nguyên lý toàn diện và liên tục

+ Tham gia phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu;

+ Khám bệnh, chữa bệnh: Sơ cứu, khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh thường gặp; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, sàng lọc phát hiện sớm bệnh, tật và khám bệnh, chữa bệnh tại Phòng khám và tại nhà người bệnh; có hồ sơ theo dõi sức khỏe toàn diện, liên tục cho cá nhân và gia đình theo quy định của Bộ Y tế; tham gia quản lý bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tui;

+ Thực hiện chuyển tuyến y học gia đình: Là cơ sở đầu tiên trong hệ thống chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, có trách nhiệm giới thiệu và chuyển người bệnh đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi có yêu cầu về chuyên môn; tiếp nhận người bệnh từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác chuyển đến để tiếp tục chăm sóc và điều trị; tùy theo tình hình bệnh tật của người bệnh, bác sỹ gia đình có thể chuyển tuyến đến bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện Trung ương mà vẫn được coi là đúng tuyến. Riêng đối với Phòng khám bác sỹ gia đình thuộc Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện việc chuyển tuyến y học gia đình bao gồm cả việc chuyển người bệnh vào các khoa lâm sàng của bệnh viện mà vẫn được coi là đúng tuyến;

+ Được thực hiện các dịch vụ kỹ thuật tại gia đình người bệnh, bao gồm: Khám bệnh, kê đơn thuốc một số bệnh thông thường; thực hiện một số thủ thuật: Thay băng, cắt chỉ, lấy mẫu máu, mẫu nước tiểu để xét nghiệm, khí dung, tiêm, truyền dịch;

+ Tham gia các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ;

+ Phục hồi chức năng và nâng cao sức khỏe;

+ Tư vấn sức khỏe: Tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp về khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân và cộng đồng. Tham gia truyền thông, giáo dục sức khỏe để góp phần nâng cao nhận thức của người dân về phòng bệnh tích cực và chủ động, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật;

+ Tham gia nghiên cứu khoa học và đào tạo về y học gia đình và các vấn đề liên quan; là cơ sở đào tạo thực hành chuyên ngành y học gia đình.

2. Nhiệm vụ và giải pháp

2.1. Tiếp tục hoàn thiện tổ chức, mạng lưới y tế cơ sở, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y học gia đình

- Triển khai thực hiện mô hình Trung tâm Y tế huyện, thành phố đa chức năng, trực tiếp quản lý Trạm Y tế cấp xã, không xóa Trạm Y tế cấp xã; bố trí đầy đủ và có cơ cấu thích hợp về nhân lực: bác sỹ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, dược, y học cổ truyền.

- Đào tạo Bác sỹ, viên chức y tế thực hành theo nguyên lý y học gia đình

+ Đào tạo dài hạn: Cử viên chức đi học bác s chuyên khoa I, tiếp tục đào tạo định hướng y học gia đình theo quy định tại các Trường Đại học Y Dược có chức năng đào tạo bác sỹ y học gia đình;

+ Đào tạo ngắn hạn: Tổ chức đào tạo “Chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý Y học gia đình”cho viên chức Trạm Y tế cho bác sỹ và đào tạo liên tục cho các chức danh nghề nghiệp y tế khác đang làm việc tại các Trạm Y tế; tổ chức các lớp tập huấn về phòng, chống, quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm (NCD), tập trung bệnh tiểu đường, huyết áp, hen phế quản, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý…

- Thực hiện chế độ luân phiên, luân chuyển từ tuyến trên xuống tuyến dưới và ngược lại: Xây dựng kế hoạch luân chuyển bác sỹ từ bệnh viện tỉnh, huyện về Trạm Y tế đào tạo, chuyển giao kỹ thuật…

2.2. Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động

Trên cơ sở lựa chọn các Trạm Y tế đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã theo quy định tại Quyết định số: 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn đến 2020, tiến hành rà soát để cải tạo sửa chữa, bổ sung trang thiết bị đảm bảo triển khai hoạt động Trạm Y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình theo lộ trình hoặc theo Quyết định số: 4389/QĐ-BYT ngày 11/7/2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt danh mục trang thiết bị cho Trạm Y tế xã mô hình điểm phục vụ triển khai đề án y tế cơ sở theo Quyết định số: 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số: 6070/QĐ-BYT ngày 08/10/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn bố trí không gian và các phòng chức năng cho Trạm Y tế mô hình điểm.

2.3. Triển khai nhiệm vụ chuyên môn

- Lập và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu theo Quyết định số: 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Quản lý bệnh không lây nhiễm theo Quyết định số: 2559/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch tăng cường thực hiện điều trị, quản lý tăng huyết áp, đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình tại các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn giai đoạn 2018 - 2020.

- Triển khai gói dịch vụ y tế cơ bản theo Thông tư số: 39/2017/TT-BYT ngày 18/10/2017 của Bộ Y tế Quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở.

- Tăng cường truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe về ăn uống hợp vệ sinh, luyện tập, phòng, chống tác hại thuốc lá, rượu, bia, các kiến thức phòng, chống bệnh, dịch…

- Thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình.

- Thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, dinh dưỡng; vệ sinh môi trường, nước sạch, tiêm chủng mở rộng.

- Thực hiện nhiệm vụ phát hiện sớm bệnh tật, chăm sóc, khám chữa bệnh ban đầu.

- Thực hiện nhiệm vụ dược và y, dược học cổ truyền.

2.4. Cấp Chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề và cấp Giấy phép hoạt động cho Phòng khám bác sỹ gia đình, triển khai các hoạt động chuyên môn và vận hành cơ chế thanh quyết toán và chuyển tuyến bảo hiểm y tế cho người tham gia khám, chữa bệnh

- Bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn cho Trạm Y tế theo nguyên lý y học gia đình được thực hiện theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định liên quan của Bộ Y tế.

- Triển khai thực hiện việc thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của Bộ Y tế áp dụng đối với các mô hình Phòng khám bác sỹ gia đình.

2.5. Thực hiện các cơ chế tài chính, bảo hiểm y tế

- Tăng định mức phân bổ ngân sách chi sự nghiệp y tế phân bổ cho Trạm Y tế, y tế dự phòng, y tế cơ sở;

- Thực hiện các cơ chế tài chính, bảo hiểm y tế theo đúng quy định.

2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin

- Triển khai áp dụng phần mềm theo hướng dẫn của Bộ Y tế để lập và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân.

- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám, chữa bệnh; đào tạo, chẩn đoán và điều trị từ xa; thanh toán BHYT, quản lý hoạt động, thống kê tại Trạm Y tế xã theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

2.7. Tổ chức truyền thông về mô hình, năng lực, khả năng cung ứng dịch vụ y tế của bác sỹ gia đình:

Thực hiện truyền thông thuyết phục người dân sử dụng các dịch vụ y tế do Phòng khám bác sỹ gia đình cung cấp. Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về ý nghĩa, lợi ích khi khám, chữa bệnh theo mô hình Phòng khám bác sỹ gia đình.

III. KINH PHÍ

Bố trí từ dự toán chi thường xuyên của ngành, địa phương; kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản hng năm của tỉnh; ngân sách từ Chương trình mục tiêu y tế - dân số, các chương trình, đề án liên quan khác theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước; Quỹ phát triển sự nghiệp của các đơn vị; viện trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân và nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Khái toán nhu cầu vốn: Nhu cầu vốn đầu tư đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định 1196/QĐ-UBND ngày 16/8/2017 là 558.509 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương, địa phương 161.400 triệu đồng, trong đó:

+ Giai đoạn đến 2020: 25.500 triệu đồng;

+ Giai đoạn 2021 - 2025:135.900 triệu đồng.

- Nguồn vốn vay, viện trợ:

+ Giai đoạn đến 2020: 397.109 triệu đồng.

IV. LỘ TRÌNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 2019 - 2020

- Triển khai 20 Trạm Y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình

+ Huyện Bạch Thông gồm Trạm Y tế các xã: Lục Bình, Cẩm Giàng, Đôn Phong.

+ Huyện Ngân Sơn gồm Trạm Y tế các xã: Trung Hòa, Thuần Mang.

+ Huyện Ba Bể gồm Trạm Y tế các xã: Khang Ninh, Mỹ Phương.

+ Huyện Chợ Mới gồm Trạm Y tế Thị trấn Chợ Mới và Trạm Y tế các xã: Bình Văn, Cao Kỳ.

+ Huyện Chợ Đồn gồm Trạm Y tế các xã: Yên Thịnh, Nghĩa Tá, Đông Viên.

+ Huyện Pác Nặm gồm Trạm Y tế các xã: Nghiên Loan, Xuân La.

+ Thành phố Bắc Kạn: Trạm Y tế phường Sông Cầu và Trạm Y tế xã Nông Thượng.

+ Huyện Na Rì gồm Trạm Y tế các xã: Hảo Nghĩa, Xuân Dương, Lạng San.

- Triển khai các Phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân, Phòng khám bác sỹ gia đình tại các Trung tâm Y tế tuyến huyện, thành phố theo nhu cầu của cá nhân, đơn vị đáp ứng quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Lập và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu theo Quyết định số: 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Quản lý bệnh không lây nhiễm: Theo Quyết định số: 2559/QĐ-BYT của Bộ Y tế, trước mắt thực hiện quản lý bệnh tiểu đường, huyết áp, hen phế quản…

- Triển khai gói dịch vụ y tế cơ bản theo Thông tư số: 39/2017/TT-BYT của Bộ Y tế Quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở.

2. Giai đoạn 2021 - 2025

- Duy trì 20 Trạm Y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình đã triển khai tại giai đoạn 2019 - 2020;

- Hằng năm triển khai mới ít nhất 02 trạm/01 huyện, thành phố hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, đảm bảo đến năm 2025 đạt 90 trạm trên toàn tỉnh;

- Tiếp tục triển khai các Phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân, Phòng khám bác sỹ gia đình tại các Trung tâm Y tế tuyến huyện;

- Lập và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu theo Quyết định số: 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu;

- Quản lý bệnh không lây nhiễm theo Quyết định số: 2559/QĐ-BYT ngày 20/4/2018 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch tăng cường thực hiện điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình tại các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn giai đoạn 2018 - 2020;

- Triển khai gói dịch vụ y tế cơ bản theo Thông tư số: 39/2017/TT-BYT ngày 18/10/2017 của Bộ Y tế quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan và các địa phương triển khai Kế hoạch; tổ chức phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch; hng năm, tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế; đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh Kế hoạch phù hp theo từng giai đoạn cụ thể.

- Chỉ đạo các Trung tâm Y tế huyện, thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, lộ trình triển khai mô hình bác sỹ gia đình theo mục tiêu, kế hoạch chung của tỉnh. Hng năm, tiến hành rà soát, lập danh sách các Trạm Y tế triển khai hoạt động theo nguyên lý y học gia đình cho năm tiếp theo.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng dự toán ngân sách hng năm để thực hiện Kế hoạch này trong dự toán ngân sách toàn ngành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hp với Sở Tài chính, Sở Y tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn vốn ngân sách hng năm để thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Tài chính

Căn cứ các nguồn kinh phí, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí, phân bổ ngân sách thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

4. Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước theo Thông tư liên tịch số: 08/2007/TTLT-BYT ngày 05/6/2007 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước; Thông tư số: 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế hưng dn chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.

5. Bo him xã hội tnh

Phi hợp vi Ngành Y tế đảm bo quyn li của người tham gia bảo hiểm y tế khi sử dụng dịch vụ y tế do bác sỹ gia đình cung cấp theo quy định của pháp luật.

6. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Kạn

Hướng dẫn, đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, tạo lòng tin và sự ủng hộ của người dân đối với dịch vụ y tế do bác sỹ gia đình cung cấp.

7. Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể, các tổ chức hội có liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch đối với các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn; hỗ trợ các Trạm Y tế về đầu tư nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất..., nhằm góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, phát triển mô hình bác sỹ gia đình tại các cơ sở y tế trên địa bàn./.