Quyết định 3726/QĐ-UBND năm 2012 chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi giai đoạn 2013 - 2016 và định hướng đến năm 2020
Số hiệu: 3726/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Nguyễn Ngọc Quang
Ngày ban hành: 16/11/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3726/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 16 tháng 11 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2013 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 55/2012/NQ-HĐND ngày 19/9/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa VIII về Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 - 2016 và định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 617/TTr-SKHĐT ngày 29/10/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 - 2016 và định hướng đến năm 2020.

Điều 2. Các Sở, Ban ngành và các địa phương liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo đạt mục tiêu đề ra.

Sở Kế hoạch & Đầu tư chủ trì, cùng với Ban Dân tộc và các ngành liên quan theo dõi, đôn đốc các ngành và địa phương triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình; định kỳ hằng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện với HĐND, UBND tỉnh theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện miền núi chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Quang

 

CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2013-2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 3726 /QĐ-UBND ngày 16/11/2012 của UBND tỉnh)

Phần I

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2006-2011

I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Thực trạng phát triển của một số ngành và lĩnh vực kinh tế

a) Sản xuất nông, lâm nghiệp

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2006

Năm 2011

Tốc độ phát triển bình quân 2006-2011 (%)

1

Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp

Tỷ đồng

475

561

3,4

Trong đó: - Nông nghiệp

Tỷ đồng

372

447

3,7

- Lâm nghiệp

Tỷ đồng

103

114

2,1

2

Sản lượng lương thực có hạt

Tấn

76.125

74.940

-0,3

3

Diện tích lúa (bao gồm cả lúa rẫy)

Ha

21.542

19.850

-1,6

4

Năng suất

Tạ/ha

31,55

31,37

-0,1

5

Sản lượng lúa cả năm

Tạ

679.630

622.800

-1,7

6

Diện tích cây công nghiệp hằng năm

Ha

2.403

1.949

-4,1

7

Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm

Ha

2.710

7.281

21,9

8

Sản lượng trâu

Con

23.837

22.866

-0,8

9

Sản lượng bò

Con

81.588

53.549

-8,1

10

Gia cầm

Nghìn con

640

785

4,2

10

Diện tích rừng trồng mới

Ha

1.568

3.336

16,3

Bảng: Các chỉ tiêu sản xuất nông, lâm nghiệp chủ yếu năm 2006 và 2011

Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp của các huyện miền núi các năm qua đều tăng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2011 là 3,4%; giá trị sản xuất năm 2006 của 9 huyện miền núi là 475 tỷ đồng đến năm 2011 tăng lên đạt 561 tỷ đồng.

Sản lượng lương thực có hạt năm 2006 là 76.125 tấn, đến năm 2011 giảm còn 74.940 tấn; diện tích trồng lúa năm 2006 là 21.542 ha, đến năm 2011 giảm còn 19.850 ha; diện tích cây công nghiệp hằng năm vào năm 2006 là 2.403 ha, đến năm 2011 giảm còn 1.949 ha. Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm vào năm 2006 là 2.700 ha, đến năm 2011 tăng lên 7.281 ha. Diện tích lúa và diện tích cây công nghiệp hằng năm giảm do một phần diện tích đất sạt lở gây bồi lấp và một phần mất đất do xây dựng các công trình thủy điện.

Những năm qua, các huyện đã khai hoang được 992 ha, tuy nhiên do địa hình đồi núi nên vào mùa mưa bị sạt lở đất và đã bồi lấp 126 ha, làm ảnh hưởng xấu đến đời sống của nhân dân.

- Về chăn nuôi: tình hình chăn nuôi trên địa bàn các huyện miền núi gặp nhiều khó khăn, thời tiết rét, lạnh và dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm số lượng trâu, bò năm 2011 có phần giảm hơn so với năm 2006.

- Về sản xuất lâm nghiệp: đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, khuyến khích nhân dân trồng rừng và đặc biệt là phong trào trồng cây keo lai đã phát triển mạnh nên diện tích rừng trồng mới hằng năm đều tăng.

- Thủy lợi: trên địa bàn 9 huyện có 536 công trình đập dâng, 373 đập thời vụ, 25 hồ chứa nước và 298,2km kênh mương. Trong đó có một số công trình có quy mô tưới lớn như: hồ chứa nước Việt An - Hiệp Đức (tưới 800 ha), hồ An Tây - Hiệp Đức (tưới 60 ha), hồ Đá Vách - Tiên Phước (tưới 30 ha), hồ Hóc Hạ - Nông Sơn (tưới 80 ha) và hồ Nước Zút - Phước Sơn (tưới 200 ha). Tuy nhiên có 144 công trình đập dâng đã xuống cấp, hư hỏng; 10 công trình hồ chứa cần nâng cấp, sửa chữa và 95km kênh mương bị hư hỏng. Nhìn chung đa số các công trình thuỷ lợi tại các huyện miền núi đều có quy mô đầu tư nhỏ, công suất tưới thấp, chủ yếu là đập dâng, đập bổi nên vào mùa mưa thường bị hư hỏng, bồi lấp, chi phí sửa chữa, duy tu, bão dưỡng hằng năm lớn.

b) Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN)

Tổng giá trị sản xuất CN-TTCN các huyện miền núi có tốc độ tăng bình quân là 23,7%. Năm 2006 giá trị sản xuất CN-TTCN các huyện miền núi là 105 tỷ đồng, đến năm 2011 tăng lên là 304 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,96% so với giá trị sản xuất CN-TTCN toàn tỉnh. Một số huyện có tốc độ phát triển nhanh như Nam Giang, Phước Sơn, Tây Giang, Nam Trà My và Tiên Phước... Có được kết quả như vậy là nhờ một số sản phẩm chủ yếu tăng như khai khác vàng, than đá, phát triển thủy điện và một số loại khoáng sản khác.

Có 29 CCN được quy hoạch, với tổng diện tích 233,25 ha, trong đó có 6 CCN được quy hoạch chi tiết, với diện tích là 68,5ha. Đến nay có 5 CCN được hỗ trợ đầu tư san lấp mặt bằng và đầu tư một số tuyến đường vào CCN gồm: CCN Tinh dầu quế (Bắc Trà My); CCN Tân An (Hiệp Đức); CCN Phía Đông, CCN Tây Nam Khâm Đức (Phước Sơn); CCN Bình Yên (Tiên Phước); CCN Cà Dy (Nam Giang).

Có 18 làng nghề, nhưng quy mô nhỏ, phân tán và số hộ tham gia không nhiều như: làng nghề truyền thống Dệt thổ cẩm Zara (xã Tabhing, huyện Nam Giang), làng nghề dệt thổ cẩm huyện Tây Giang, làng nghề thủ công mỹ nghệ Dó Trầm Hương (huyện Nông Sơn), làng nghề truyền thống sản xuất rượu cần (xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My),…

Mạng lưới quy hoạch thủy điện trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam tính đến cuối năm 2011 tổng cộng có 41/44 dự án của toàn tỉnh, với tổng công suất 1.561/1.587 MW; điện lượng bình quân năm là 6,170/6,282 tỷ kWh/năm, trong đó có 10 thủy điện bậc thang với tổng công suất 1.141 MW, điện lượng 4.518 tỷ kWh/năm và 31 thủy điện vừa và nhỏ tổng công suất 420,1MW; điện lượng 1.652,47 tỷ kWh/năm.

Đến cuối năm 2011, đã có 37/41 dự án thủy điện được cho phép nghiên cứu đầu tư; trong đó, có 8 công trình đã phát điện tổng công suất thiết kế 696,2MW, 9 công trình đang xây dựng với tổng công suất thiết kế 549,0MW, 12 dự án đã được tham gia ý kiến thiết kế cơ sở, phê duyệt Báo cáo dự án đầu tư với tổng công suất 270,9MW.

c) Thương mại, dịch vụ, du lịch

Hoạt động thương mại - dịch vụ có nhiều chuyển biến, thu hút được các thành phần kinh tế tham gia. Giá trị sản xuất tăng bình quân 20,8%/năm. Năm 2011 giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 615,63 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2006. Mặc dù có sự tăng trưởng giá trị sản xuất qua các năm nhưng tỷ trọng khu vực dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất qua các năm không thay đổi nhiều, chiếm khoảng từ 30 - 36% tổng giá trị sản xuất của khu vực.

- Hoạt động thương mại tương đối ổn định, mở rộng đến các địa bàn dân cư, cung ứng cơ bản các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân. Năm 2011 toàn vùng có 35 cửa hàng thương mại, 20 chợ và 21 cửa hàng xăng dầu. Về cơ bản mạng lưới cửa hàng thương mại đã phủ khắp các trung tâm cụm xã miền núi đáp ứng các nhu cầu hàng hóa thiết yếu đối với đồng bào miền núi. Hệ thống chợ miền núi đã góp phần quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, giải quyết việc làm, hình thành tập quán mua bán hàng hóa và sản xuất hàng hóa ở các khu vực miền núi của tỉnh. Hệ thống cửa hàng xăng dầu cũng đã được phân bố tương đối hợp lý trên các trục đường chính đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong khu vực. Tuy nhiên hệ thống kết cấu hạ tầng còn yếu, nhiều xã chưa có chợ (9 huyện có 102 xã nhưng chỉ có 20 chợ xã và 2 chợ trung tâm, chiếm tỷ lệ 19,6%; trong đó có 9 chợ đã xuống cấp). Các kênh lưu thông hàng hóa còn mang tính tự phát, thiếu bền vững, chưa thiết lập được mối liên kết bền vững giữa người sản xuất với thương nhân để xây dựng và phát triển hệ thống phân phối hiệu quả.

- Lĩnh vực du lịch được quan tâm đầu tư, đã hình thành một số điểm du lịch khu vực như: điểm du lịch thác Grăng huyện Nam Giang, làng du lịch BhoHoong huyện Đông Giang,… Tuy nhiên, lượng khách chưa nhiều, đây mới chỉ là điểm vui chơi giải trí của người dân địa phương vào các ngày lễ, tết do hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, đồng thời chưa có sự kết nối và sự tham gia nghiên cứu của đơn vị lữ hành kinh doanh du lịch.

d) Điện

Trên địa bàn 9 huyện miền núi có 102 xã, trong đó có 92 xã đã có điện chiếm tỷ lệ 90,2%, (toàn tỉnh 97%), còn 10 xã chưa có điện thuộc huyện Nam Giang (5 xã), Phước Sơn (1 xã), Tây Giang (4 xã). Thời gian qua bằng nhiều nguồn vốn đầu tư của nhà nước và ODA như: Chương trình 135, RE II, Nghị quyết 39,... đã có 192 công trình điện được đầu tư nhưng 19 công trình hiện nay đã xuống cấp.

đ) Nước sinh hoạt

Trong những năm qua bằng nhiều nguồn vốn như: Chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình 134, Chương trình 135... đã đầu tư được 199 công trình. Tuy nhiên, do nhiều công trình đã xây dựng quá lâu và do công tác duy tu, bảo dưỡng còn hạn chế nên đã có 91 công trình xuống cấp, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và vệ sinh của nhân dân.

Đa số các hệ thống nước sinh hoạt tại huyện đều là hệ thống nước tự chảy và nước giếng đào, giếng khoan nên vào mùa mưa hay bị ô nhiễm và dễ bị dịch bệnh xảy ra. Hiện nay tỷ lệ hộ dân nông thôn dùng nước hợp vệ sinh là 74,2%.

e) Giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ trục dọc có đường Hồ Chí Minh đi ngang qua các huyện Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn; trục ngang nối với đồng bằng có đường quốc lộ 14E, 14G, 14D lưu thông với tỉnh Sê Kông của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, có các tuyến đường ĐT nối Quốc lộ 1A với các huyện miền núi....

- Trên địa bàn 9 huyện có 16 xã chưa có đường ô tô đi được trong 2 mùa đến trung tâm xã và gần 200 thôn chưa có đường ô tô đến thôn.

- Về đường Quốc lộ và Tỉnh lộ đi qua 9 huyện có 517km, trong đó có 458km đường nhựa và 59km đường cấp phối tạo điều kiện thuận lợi cho một số huyện trong việc lưu thông và giao lưu hàng hóa với một số huyện khác trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, do lưu lượng xe quá lớn, đặc biệt là các công trình thuỷ điện đã và đang thi công trên địa bàn các huyện miền núi cao như Sông Tranh 2, Sông Bung 4, Đăk My 4, Sông Kôn... đã gây hư hỏng nền và mặt đường, vào mùa mưa thường xảy ra tình trạng sạt lở đất gây ách tắc giao thông trong nhiều ngày.

- Về đường huyện có 612km, gồm 244,4km đường nhựa, 69,2km đường cấp phối và chủ yếu là đường đất có 348,6km. Chất lượng đường rất xấu, mùa mưa thường bị lầy lội và ách tắc do bị sạt lở đất.

- Về đường xã có 1.089,4km, gồm 208,3km đường nhựa, 94,6km đường cấp phối và 718,5km đường đất; đến nay đã xuống cấp 273km.

- Đường giao thông liên thôn có 942km, chủ yếu là đường đất 751km, nên chỉ đi lại thuận lợi trong mùa nắng còn mùa mưa đi lại rất khó khăn.

Nhìn chung hệ thống đường giao thông trên địa bàn 9 huyện miền núi còn thiếu và yếu, tỷ lệ đường bê tông và nhựa hóa còn thấp và chủ yếu là đường đất nên dễ bị sạt lở trong mùa mưa, do vậy chi phí sửa chữa hàng năm thường rất lớn và gây ách tắc trong việc vận chuyển, lưu thông hàng hoá và đi lại của nhân dân địa phương.

2. Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội và quốc phòng, an ninh

a) Dân số và dân tộc

Đến cuối năm 2011, dân số toàn vùng có 297.706 người; trong đó 38.632 người sống ở khu vực thị trấn (chiếm 12,98%) và 259.074 người sống ở khu vực nông thôn (chiếm 87,02%). Toàn vùng có 102 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 92 xã miền núi, vùng cao, biên giới.

Các huyện miền núi là nơi tập trung nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số (115.316 người), chiếm 38,73% dân số, gồm các dân tộc: Cơ tu, Giẻ Triêng, Ca doong, M’Hông, Xơ đăng,...

Dân cư phân bố chưa hợp lý nên khó khăn trong công tác quản lý, tổ chức sản xuất, xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

b) Giáo dục và Đào tạo:

Đã có những chuyển biến tích cực, nhiều chính sách ưu đãi cho học sinh, giáo viên miền núi của Trung ương, tỉnh được triển khai; số lượng học sinh huy động ra lớp qua các năm luôn duy trì ở mức cao; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được đầu tư, nâng cấp; công tác phổ cập giáo dục xóa mù chữ được quan tâm chỉ đạo.

- Toàn khu vực 9 huyện miền núi có 250 đơn vị trường học với tổng số 77.291 học sinh (nhà trẻ, mẫu giáo 14.211 học sinh; tiểu học 27.138 học sinh; trung học cơ sở 23.063 học sinh và trung học phổ thông 12.879 học sinh).

- Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo năm 2006: 55%, đến năm 2011 tăng lên 63,7%.

- Tỷ lệ học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi năm 2006: 86,1%, đến năm 2011 tăng lên 91,4%.

- Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đạt 100%; phổ cập THCS năm 2006 đạt 88,6%, đến năm 2011 đạt 99%.

Trong những năm qua bằng nhiều nguồn vốn đầu tư của nhà nước như: Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học, Chương trình 135, Nghị quyết 39, vốn ngân sách tập trung,... các huyện đã tập trung đầu tư xây dựng hệ thống trường lớp từ mẫu giáo đến trung học phổ thông và dân tộc nội trú để đảm bảo ổn định nơi ở và học tập của học sinh. Đến nay 9 huyện có 68 trường mẫu giáo, 87 trường tiểu học, 75 trường THCS, 13 trường THPT và 7 trường phổ thông dân tộc nội trú; trong số đó có 27 trường đạt chuẩn quốc gia loại I. Nhìn chung trong những năm gần đây nhờ sự quan tâm đầu tư của nhà nước thông qua các chương trình như kiến cố hóa trường, lớp học, Chương trình 135,... đã đầu tư cơ sở vật chất về phòng học và nhà ở công vụ cho giáo viên. Tuy nhiên, do nhu cầu đầu tư lớn, địa hình đồi núi phức tạp nên số lượng trường lớp học chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học tại địa phương; không đảm bảo các tiêu chuẩn về bàn ghế, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, các phòng chức năng, khu vui chơi sinh hoạt của học sinh chưa được xây dựng đảm bảo các tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều nơi còn tình trạng học lớp ghép.

c) Y tế

Đến năm 2011, 09 huyện miền núi có 114 cơ sở y tế gồm: 9 trung tâm Y tế huyện, 3 phòng khám khu vực và 102 trạm xá xã; với 509 giường bệnh; số cán bộ y tế tại trung tâm y tế huyện và trạm y tế là 1.114 người, trong đó bác sỹ 147 người, 406 y sỹ, 7 dược sỹ, còn lại dược tá, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh, điều dưỡng trung học;

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi năm 2006 là 30,4%, đến năm 2011 còn 27,16%.

- Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ năm 2006 là 33%, đến năm 2011đạt 37,69%

Nhìn chung, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm, tình hình dịch bệnh cơ bản được khống chế, sức khoẻ bà mẹ trẻ em được cải thiện, công tác tiêm chủng, tiêm phòng được chú trọng, các chương trình MTQG về phòng chống sốt rét, lao, bướu cổ, phong,... được triển khai thực hiện có hiệu quả. Trên địa bàn 9 huyện đều có bệnh viện trung tâm huyện, có 77 trạm y tế xã được xây dựng kiên cố( chiếm tỷ lệ 75,5%), hiện nay có 35 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, cơ sở y tế tại các huyện còn nhiều khó khăn thiếu thốn và đang xuống cấp, nhất là trang thiết bị, thuốc chữa bệnh; công tác khám chữa bệnh, phòng dịch chưa kịp thời do dân cư phân bố rải rác; đội ngũ cán bộ y tế xã, y tế thôn, bản hầu hết chưa được đào tạo chuyên nghiệp.

d) Lao động và việc làm

Số người trong độ tuổi lao động của 9 huyện miền núi trong năm 2011 là 172.500 người, trong đó tổng số người có việc làm là 169.550 người.

Cơ cấu lao động của các huyện thể hiện đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp với đa số lao động nông nghiệp (nông nghiệp 71%, công nghiệp - xây dựng 12% và dịch vụ 17%). Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, năng suất lao động thấp, đời sống người lao động nhiều khó khăn, lực lượng lao động phần lớn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo (tỷ lệ lao động qua đào tạo 23,6% và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề toàn vùng 13,5%).

đ) Văn hóa - thể dục, thể thao, thông tin liên lạc

Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đã được tổ chức. Văn hóa dân tộc truyền thống đã từng bước được phục hồi và phát huy. Công tác xây dựng, nâng cấp các trung tâm văn hóa và trùng tu di tích đã được thực hiện. Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đã và đang được tôn trọng và bảo vệ, các hủ tục lạc hậu dần bị xóa đi, nhiều nét đẹp tinh hoa văn hóa dân tộc được kế thừa và phát huy phù hợp với điều kiện hiện nay; phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa mới ngày càng được nhân rộng. Tuy nhiên, tại nhiều thôn, bản vùng sâu, vùng xa thì đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào vẫn còn hạn chế, người dân ít được xem văn nghệ, thiếu sách báo, thiếu thông tin (trên 50% số thôn chưa có nhà sinh hoạt văn hóa, dưới 10% dân số được tiếp cận với báo chí, có khoảng 66% số hộ được xem truyền hình và 82% số hộ nghe Đài tiếng nói Việt Nam).

Hệ thống bưu điện từ tỉnh xuống huyện cơ bản ổn định phục vụ tốt cho mọi thông tin liên lạc. Cả 9 huyện có 69 bưu điện văn hoá xã để phục vụ các dịch vụ điện thoại, Internet và phát hành báo chí cho nhân dân, trong đó có 9 bưu điện đã xuống cấp; hầu hết các trung tâm huyện đã được phủ sóng điện thoại di động. Riêng từ huyện xuống xã, nhất là đối với các xã trong vùng 135 còn nhiều khó khăn, hệ thống điện thoại một số xã không sử dụng được, số hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng các dịch vụ điện thoại còn rất hạn chế và không đáng kể, liên lạc giữa huyện và xã trong mùa mưa vô cùng khó khăn

Hệ thống truyền thanh và phát lại truyền hình của các huyện đã được quan tâm đầu tư, mỗi huyện đều có 1 trạm phát thanh và phát lại truyền hình, trong đó huyện Đông Giang, Phước Sơn và Nam Giang mỗi huyện có 2 trạm phát thanh và phát lại truyền hình. Tuy nhiên, các thiết bị tương đối lạc hậu, chất lượng phục vụ chưa đảm bảo.

e) Tình hình quốc phòng, an ninh

Công tác quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân luôn được chú trọng và triển khai thực hiện có hiệu quả; công tác huấn luyện, tuyển quân hằng năm đạt 100%; lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ không ngừng được củng cố; hoàn chỉnh kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ liên hoàn, vững chắc; phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc thường xuyên được duy trì và phát triển, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Công tác giáo dục quốc phòng được triển khai thường xuyên. Các công trình quốc phòng được tu sửa và thường xuyên củng cố. Các hoạt động diễn tập phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và diễn tập cơ chế khu vực phòng thủ được tổ chức tốt. Công tác quản lý, kiểm soát lâm khoáng sản cũng đựợc tăng cường, thực hiện tốt công tác ký kết với các vùng giáp ranh với huyện bạn, tỉnh bạn.

Tình hình quốc phòng, an ninh trên địa bàn các huyện cũng gặp một số vấn đề phức tạp, nhất là tình hình an ninh tại các khu vực giáp ranh Tây Nguyên, biên giới, tình hình khai thác lâm khoáng sản trái phép cũng như số lượng công nhân tạm trú trên địa bàn là khá lớn làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

3. Đánh giá chung về hiệu quả đầu tư của các chương trình, dự án thời gian qua

Trong những năm qua được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, tỉnh đã có nhiều chương trình, dự án được triển khai. Giai đoạn 2006-2012, ngân sách nhà nước đầu tư thông qua các chương trình, dự án đã đầu tư cho 9 huyện miền núi gần 7.950 tỷ đồng, đạt suất đầu tư bình quân/1 người (giai đoạn 2006-2012) là 26,7 triệu đồng. Nhờ sự quan tâm đầu tư của các ngành, các cấp nên hệ thống giao thông nông thôn được nâng cấp, mở rộng và nhựa hóa, hình thành mạng lưới giao thông thông suốt từ quốc lộ đến tỉnh lộ, từ trung tâm tỉnh lỵ đến tất cả các huyện và các xã; nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới nhiều hồ chứa, đập và hệ thống kênh mương, tăng dần diện tích tưới chủ động, phục vụ sản xuất nông nghiệp; hạ tầng về trường lớp, trạm y tế và các công trình văn hóa, phát thanh - truyền hình, viễn thông,... đã được đầu tư xây dựng, phục vụ cơ bản nhu cầu học tập, khám chữa bệnh và vui chơi giải trí cho nhân dân. Năng lực công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực trên các lĩnh vực xây dựng, quản lý và vận hành kết cấu hạ tầng được nâng lên. Nhìn chung, hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng trên địa bàn các huyện miền núi đều phát huy hiệu quả đầu tư và góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng ở các huyện vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém:

- Hạ tầng kinh tế chưa đồng bộ và chưa phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, hạ tầng xã hội thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là về y tế, giáo dục. Hạ tầng thông tin phát triển chưa đi đôi với quản lý, sử dụng một cách có hiệu quả. Kết cấu hạ tầng nông thôn phát triển chậm, chưa đồng đều, nhất là ở các xã miền núi đặc biệt khó khăn.

- Trong công tác quản lý dự án đầu tư và xây dựng, nhiều công trình chậm tiến độ, kém chất lượng, suất đầu tư cao; ít được duy tu, bảo dưỡng. Không ít chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công năng lực còn hạn chế;

- Công tác quản lý, khai thác, sử dụng, dịch vụ hạ tầng còn yếu, hiệu quả thấp. Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nhiều nguyên nhân, đó là: do địa bàn rộng, địa hình đồi núi phức tạp, điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt; nguồn lực đầu tư vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, chưa huy động được nhiều nguồn lực ngoài nhà nước, chưa tạo được sự ủng hộ mạnh mẽ và chia sẻ trách nhiệm của toàn dân. Công tác quản lý nhà nước về đầu tư còn nhiều bất cập; hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, nhiều quy định chưa phù hợp, chồng chéo; phân cấp mạnh, nhưng thiếu cơ chế giám sát và quản lý có hiệu quả. Chất lượng quy hoạch còn thấp, chưa bao quát, kết nối và tầm nhìn dài hạn; quản lý thực hiện quy hoạch còn yếu. Phân bổ nguồn lực dàn trải và phân tán thông qua nhiều chương trình, dự án riêng lẻ, chưa có sự kết nối, chưa có kế hoạch phân bổ vốn trung và dài hạn để tập trung vào các công trình trọng điểm thiết yếu; chi phí đầu tư còn cao, hiệu quả thấp; chưa có cơ chế, chính sách thích hợp để huy động tiềm năng và nguồn lực, nhất là đất đai cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; thiếu chế tài, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.

4. Đánh giá tổng quát tình hình phát triển kinh tế xã hội khu vực miền núi giai đoạn 2006-2011

a) Những kết quả đạt được

Nhìn chung trong thời gian qua, tình hình KT-XH trên địa bàn các huyện miền núi đã có những bước phát triển đáng kể. Giá trị sản xuất của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều tăng, thu nhập bình quân đầu người đạt 6,26 triệu đồng/người/năm tăng gấp 2,15 lần so với năm 2006. Văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường.

b) Những tồn tại yếu kém

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển KT-XH vùng miền núi còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như sau:

- Tốc độ phát triển kinh tế còn thấp và chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh nền kinh tế chưa cao, có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển so với miền xuôi, tỷ lệ tích lũy từ nền kinh tế cho đầu tư thấp, chủ yếu đầu tư từ nguồn lực bên ngoài, tiềm năng chưa khai thác đúng mức.

- Năng suất một số cây trồng, nhất là lúa còn thấp, phương thức canh tác nhìn chung chưa được cải thiện nhiều, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, khả năng thay đổi giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất còn nhiều hạn chế, các vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến còn phân tán, vận chuyển khó khăn.

- Giao khoán, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng còn nhiều hạn chế, việc chặt phá rừng trái phép vẫn còn xảy ra, còn một số diện tích rừng chưa có chủ bảo vệ chăm sóc, kinh tế rừng chưa phát triển, thu nhập từ rừng còn thấp.

- Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn diễn ra, gây ô nhiễm môi trường. Các ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp khác và dịch vụ phục vụ sản xuất phát triển chậm. Kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp và TTCN chậm hình thành, môi trường đầu tư chưa thật sự hấp dẫn.

- Việc sử dụng nguồn tài nguyên đất đai, lao động của một số địa phương chưa cao; chưa khai thác hoặc khai thác không hết tiềm năng, lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tăng thu nhập để giảm nghèo.

- Chất lượng các ngành dịch vụ còn thấp, giao lưu hàng hoá giữa các vùng còn khó khăn; tiềm năng du lịch chưa được khai thác, cơ sở vật chất đầu tư cho phát triển du lịch còn thiếu, chất lượng phục vụ và khả năng khai thác của các doanh nghiệp còn hạn chế.

- Đời sống của nhân dân được cải thiện nhưng chưa nhiều, thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Tỷ lệ hộ nghèo hằng năm có giảm, nhưng còn rất cao so với trung bình cả tỉnh. Nguy cơ tái nghèo của các hộ vừa thoát nghèo còn tiềm ẩn, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số; tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp.

- Kết cấu hạ tầng KT-XH được cải thiện nhưng chưa mạnh, nhiều cơ sở y tế, trường học xuống cấp, hư hỏng. Đường giao thông liên xã, liên thôn và giao thông nội vùng chủ yếu là đường cấp phối và đường đất; các công trình thủy lợi quy mô nhỏ và chưa được đầu tư kiên cố; hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh các xã trong vùng lạc hậu, thiếu đồng bộ.

- Trình độ dân trí còn thấp đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu, đào tạo nghề chậm, thiếu lực lượng lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề nên khó khăn trong giải quyết việc làm. Việc khám chữa bệnh tuy được cải thiện, nhưng còn thiếu trang thiết bị, nhất là tuyến y tế cơ sở. Việc gìn giữ phát huy bản sắc văn hoá dân tộc được chú ý nhưng chưa có những biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá mang bản sắc của đồng bào dân tộc ở từng cụm dân cư.

- Tình hình an ninh chính trị được giữ vững nhưng còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp, một số phần tử lợi dụng sự cả tin của nhân dân tổ chức các hoạt động chống phá, lôi kéo, truyền đạo trái phép, gây rối trật tự công cộng còn xảy ra.

c) Nguyên nhân của những thành tựu và tồn tại

Nguyên nhân của những thành tựu.

- Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được ban hành và triển khai để phát triển miền núi. Sự quan tâm giúp đỡ của các cấp Bộ, ngành Trung ương và các tổ chức quốc tế trong việc thu hút nguồn lực cho phát triển KT-XH khu vực miền núi.

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, kịp thời của tỉnh, địa phương đã phát huy sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân.

- Đội ngũ cán bộ quản lý các cấp và lực lượng lao động từng bước tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, đáp ứng nhu cầu công tác trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nguyên nhân của những tồn tại

- Điểm xuất phát nền kinh tế và thu ngân sách của các huyện miền núi thấp, ngân sách tỉnh và trung ương còn gặp nhiều khó khăn nên hỗ trợ cho các huyện miền núi còn ít so với nhu cầu.

- Quy mô sản xuất nhỏ chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, thường xuyên chịu tác động xấu của thời tiết và giá cả thị trường, của thiên tai, dịch bệnh.

- Đặc điểm địa hình núi và dốc, hạ tầng kỹ thuật yếu kém và thiếu đồng bộ nhất là hệ thống các công trình giao thông, thuỷ lợi là những trở ngại lớn trong phát triển, đòi hỏi lớn về vốn đầu tư lớn.

- Phương thức sản xuất nhiều nơi còn lạc hậu, một số vùng còn ảnh hưởng nền sản xuất tự cấp, tự túc, khép kín; kinh tế thị trường chưa phát triển mạnh. Nền kinh tế chưa có tích lũy, sức mua thấp, khả năng tiếp cận các dịch vụ có chất lượng còn hạn chế.

- Trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật còn thấp, khả năng nắm thông tin thị trường, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thay đổi giống vật nuôi, cây trồng có năng suất chất lượng cao còn nhiều hạn chế. Một bộ phận người dân chưa thực sự thoát khỏi tư tưởng bình quân, chưa thực sự vươn lên để phát triển kinh tế, thoát nghèo.

- Đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở, đặc biệt là cán bộ cấp xã còn yếu về trình độ năng lực và khả năng tổ chức thực hiện; công tác cải cách hành chính còn bất cập. Còn tình trạng thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác, gây phiền hà, sách nhiễu đối với tổ chức và công dân.

- Địa hình rộng, đồi núi phức tạp, nhu cầu đầu tư lớn, tuy nhiên kinh phí đầu tư còn ít, dàn trải, kéo dài, phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài nên hiệu quả đầu tư thấp.

Phần II

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2016 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

I. PHÂN TÍCH THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH KHU VỰC MIỀN NÚI

1. Điểm mạnh

- Diện tích đất rộng, nguồn tài nguyên rừng và đất rừng nhiều phong phú và tính đa dạng sinh học cao. Tài nguyên nước phong phú, dồi dào với hệ thống sông suối dày đặc có thể cung cấp nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt cũng như nhu cầu sản xuất trên địa bàn, và đặc biệt thuận lợi trong việc phát triển hệ thống thủy điện bậc thang vừa và nhỏ.

- Có trữ lượng khoáng sản phong phú tạo điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp xây dựng.

- Nguồn nguyên liệu lớn để phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: mây, tre, lồ ô, đót... đặc biệt, tại một số vùng có thể phát triển các loại cây có giá trị kinh tế cao, như: sâm Nam, sâm Ngọc Linh, quế, trầm, loòng bong.

- Tài nguyên đất của vùng miền núi Quảng Nam nhìn chung khá đa dạng, diện tích lớn, phân bố ở nhiều loại địa hình, quỹ đất đồi núi chưa sử dụng còn nhiều, có nhiều diện tích đồi núi thoải, độ dốc vừa phải thích nghi cho phát triển các cây công nghiệp như: sắn, cao su, tiêu, quế; cây dược liệu như: sâm Ngọc Linh, Ba Kích, cây lâm nghiệp... và phát triển chăn nuôi theo qui mô công nghiệp để phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Kho tàng văn hóa bản địa đa dạng đặc sắc và hệ thống sông suối, ao hồ phong phú, núi non hùng vĩ góp phần thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa và du lịch sinh thái.

- Tình hình quốc phòng, an ninh vùng biên giới, trật tự xã hội được tiếp tục củng cố, ổn định và giữ vững.

- Có mạng lưới giao thông thuận lợi có thể lưu thông với các tỉnh bạn qua đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 14B, 14D, 14G và đặc biệt có cửa khẩu quốc tế Đắc Ốc có thể giao lưu hàng hóa với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào sẽ góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

2. Điểm yếu

- Địa hình đồi núi, bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn nên việc lưu thông giữa các vùng và tiếp cận thị trường, nhất là trong mùa mưa rất khó khăn; chi phí đầu tư cao;

huy động nguồn lực trong công tác xóa đói giảm nghèo kém hiệu quả; hỗ trợ về nhân lực, tài chính và thể chế để xây dựng hạ tầng cơ sở còn ít.

- Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa tạo được sự thuận lợi và sức hấp dẫn để huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Nguồn lực đầu tư hỗ trợ của nhà nước còn thấp so với nhu cầu, một số chương trình dự án chính sách được phê duyệt nhưng không có đủ kinh phí để triển khai thực hiện.

- Diện tích đất vùng miền núi Quảng Nam chủ yếu có chất lượng thấp, quá trình xói mòn rửa trôi mạnh, đất sản xuất manh mún bị chia cắt bởi các sông suối, một số diện tích đất phù sa ven suối lại dễ bị ngập úng lụt vào mùa mưa.

- Khai thác khoáng sản còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao, quy mô đầu tư nhỏ nên việc đầu tư nguồn lực còn manh mún, chưa tuân thủ đúng tiến độ đầu tư của dự án, công nghệ khai thác chế biến còn lạc hậu, lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng đến môi trường.

- Số mô hình về sản xuất, chăn nuôi theo hướng kinh tế hàng hoá xuất hiện chưa nhiều và chưa được nhân rộng do thiếu nguồn lực hỗ trợ, một số nội dung triển khai không kịp thời vụ. Tập quán chăn nuôi của người dân chủ yếu là thả rông, không chuồng trại, không chăn dắt từ đó ảnh hưởng đến trồng trọt, không tận dụng được phụ phẩm, phế phẩm trong chăn nuôi để phục vụ trồng trọt, một số con giống của địa phương đã bị thoái hóa. Ngoài ra do giá rét, dịch bệnh, điều kiện của người dân còn khó khăn, thiếu kiến thức chăn nuôi, thiếu quy hoạch cụ thể cho vùng chăn nuôi tập trung nên hiệu quả chưa cao.

- Công tác vận hành, duy tu bảo dưỡng hàng năm đối với các công trình xây dựng chưa được chú trọng nên một số công trình hiệu quả sử dụng thấp và nhanh xuống cấp.

- Chưa có quy hoạch tổng thể về phát triển một số loại cây có giá trị như: cao su, quế, sâm Ngọc Linh, Ba Kích... trên địa bàn vùng miền núi của tỉnh.

- Công tác giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa, tái định cư của các công trình thủy điện còn nhiều vướng mắc, tồn tại kéo dài và chậm trễ đã ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của đồng bào (như tại các điểm tái định cư của công trình thủy điện Sông Tranh 2 và Thủy điện A Vương). Một số khu tái định cư thiếu đất sản xuất, nhà tái định cư kém chất lượng nên một số vùng, người dân rời bỏ nơi tái định cư.

- Trình độ dân trí ở các huyện miền núi nhìn chung còn thấp, sinh kế phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên. Đa số nhân dân sống bằng nghề nông, sản xuất nương rẫy là chủ yếu, sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp, chưa tạo thành hàng hóa để buôn bán, trao đổi dẫn đến thu nhập thấp, đời sống bấp bênh.

- Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp, gây khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa.

- Đội ngũ cán bộ vừa thiếu lại yếu về trình độ năng lực và khả năng tổ chức thực hiện; công tác cải cách hành chính còn bất cập. Một bộ phận cán bộ công chức chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, còn tình trạng thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác, gây phiền hà, sách nhiễu đối với tổ chức và công dân.

- Lĩnh vực giáo dục miền núi còn nhiều bất cập như cơ sở vật chất còn yếu kém, chất lượng và số lượng giáo viên còn thiếu và yếu.

- Ngành y tế còn thiếu nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, nhiều trạm y tế xã quá xa phòng khám đa khoa khu vực và Trung tâm y tế huyện, trong khi đó quỹ thuốc có tại xã chủ yếu là các loại thuốc thông thường nên công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân còn hạn chế, nếp sống sinh hoạt thiếu vệ sinh vẫn còn khá phổ biến, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và chất lượng lao động.

3. Cơ hội

- Các huyện miền núi nằm ở cửa ngõ phía Tây của tỉnh, là nhịp cầu nối liền giữa các tỉnh miền Trung với Tây Nguyên và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thông qua đường Quốc lộ 14E, 14B, 14D, 14G, đường Nam Quảng Nam,... nên khu vực này có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH gắn với bảo vệ quốc phòng an ninh của toàn bộ khu vực Duyên hải Trung bộ và Tây Nguyên nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng. Do vậy sẽ được nhà nước quan tâm hỗ trợ đầu tư phát triển.

- Với diện tích rừng hiện có trên địa bàn các huyện miền núi, tỉnh Quảng Nam đang và sẽ có nhiều cơ hội áp dụng chi trả dịch vụ môi trường/chi trả dịch vụ sinh thái và giấy phép phát thải Cacbon. Ngoài ra với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, cảnh quan đa dạng, văn hóa bản địa sâu sắc, vùng miền núi Quảng Nam có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa hay du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.

- Các công trình thủy điện hoàn thành đưa vào vận hành sẽ góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương và giải quyết việc làm cho lao động.

- Đặc điểm địa hình sông suối của một số huyện vùng núi cao Quảng Nam có thể tạo ra các hồ nước để nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

- Các huyện Tây Giang và Nam Giang có chung đường biên giới với Lào dài 142 km và đặc biệt là cửa khẩu Đắc Ốc, đây là thế mạnh của vùng miền núi Quảng Nam trong việc phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển thương mại và du lịch trong vùng.

- Hiện nay Trung ương và các tổ chức quốc tế đã và đang có nhiều dự án, chương trình hỗ trợ đầu tư cho khu vực miền núi, đây sẽ là cơ hội để cho các huyện có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn đầu tư để hỗ trợ phát triển sản xuất và đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng.

- Trung ương và tỉnh đang có nhiều chính sách thu hút, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho khu vực miền núi, sẽ là tiền đề quan trọng cho việc tạo nguồn nhân lực thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

4. Thách thức

- Tình trạng khai thác, mua bán trái phép gỗ, lâm sản ngoài gỗ và tài nguyên khoáng sản ngày càng gia tăng nên một số loài động, thực vật có nguy cơ bị mất hoàn toàn ở Quảng Nam, và sản lượng khoáng sản đang dần cạn kiệt.

- Do địa hình đồi núi, hiểm trở, kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn thiếu và yếu gây cản trở trong việc thu hút các nhà đầu tư và nhân lực vào khu vực miền núi.

- Trình độ dân trí thấp gây khó khăn trong việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.

- Năng suất các loại cây trồng, vật nuôi thấp, các sản phẩm sản xuất ra chưa cạnh tranh được trên thị trường nông sản hàng hóa trong tỉnh và khu vực.

- Nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn so với các huyện đồng bằng của tỉnh.

- Các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đang bắt đầu có xu hướng tăng tại các huyện miền núi Quảng Nam, đặc biệt là lũ quét và sạt lở đất. Bên cạnh đó, việc quy hoạch cơ sở hạ tầng, giao thông bị phân tán ở miền núi nên khó khăn để tiếp cận trong công tác cứu nạn cứu hộ khi có thiên tai xảy ra.

- Tác động của các công trình thủy điện làm mất diện tích rừng, cạn kiệt nguồn nước, thay đổi dòng chảy, lắng đọng trầm tích và xói mòn, mất một số loài sinh vật, ảnh hưởng đến vùng hạ lưu như hạn hán, lũ lụt, động đất. Ngoài ra tác động xã hội của việc tái định cư của các cộng đồng trong vùng xây dựng dự án thủy điện hiện vẫn là một trong những vấn đề nóng tại vùng núi Quảng Nam.

- Sự du nhập các nền văn hóa khác nhau làm văn hóa bản địa của đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng núi Quảng Nam đang dần thay đổi dẫn đến nguy cơ mất bản sắc văn hóa dân tộc.

- Sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường còn tạo ra những thách thức lớn về vấn đề đảm bảo quốc phòng an ninh, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội và bảo vệ môi trường.

II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển KT-XH các huyện miền núi Quảng Nam dựa trên nguyên tắc của sự phát triển bền vững; đảm bảo kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

- Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ; đảm bảo an ninh lương thực. Tập trung cải thiện sinh kế, thay đổi tập quán, nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số; gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với mục tiêu tiến bộ, công bằng xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ gắn bó với rừng, giữ được rừng, sống được bằng nghề rừng.

- Huy động các nguồn lực cho đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

- Phát triển giáo dục, đào tạo; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở, nâng cao dân trí, khắc phục các tập tục và tệ nạn lạc hậu; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về quy mô và chất lượng giáo dục và đặc biệt là đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

- Đầu tư phải tính đến việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương; gắn phát triển KT-XH với công tác bảo vệ môi trường, củng cố quốc phòng - an ninh.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu chung

- Tăng cường cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân sinh sống ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững; thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về quy mô và chất lượng giáo dục – đào tạo, đào tạo nghề; phát triển hệ thống mạng lưới y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân; quan tâm giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nông thôn, miền núi.

- Bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái; bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường công tác quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.

- Nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của hệ thống chính trị, đặc biệt là cán bộ cơ sở, đảm bảo hoạt động có hiệu quả, thiết thực, gắn bó với nhân dân và địa bàn.

b) Các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu đến năm 2016 và 2020

STT

Nội dung

Đến năm 2016

Đến năm 2020

1

Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn

36%

22%

2

Thu nhập bình quân đầu người đạt

11 triệu đồng

18 triệu đồng

3

Sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt

275 kg

300 kg

4

Xã có đường ô tô đến trung tâm xã

98%

100%

5

Nâng tỷ lệ xã có điện đạt

99%

100%

6

Tỷ lệ hộ được sử dụng điện đạt

93%

98%

7

Số xã đạt tiêu chí nông thôn mới

17 xã

35 xã

8

Có chợ khu vực cụm xã đạt

50%

100%

9

Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt

70%

80%

10

Tỷ lệ thôn văn hóa đạt

65%

75%

11

Tỷ lệ xã đạt chuẩn văn hóa đạt

30%

60%

12

Số gường bệnh /vạn dân đạt

25

27

13

Số bác sỹ/vạn dân đạt

6,5

8,0

14

Tỷ lệ trạm y tế đạt chuẩn quốc gia đạt

32%

50%

15

Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học tiểu học đạt

99%

100%

16

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt

31%

38,5%

17

Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt

87%

94%

18

Tỷ lệ hộ được xem truyền hình đạt

82%

95%

19

Nâng tỷ lệ độ che phủ rừng

60%

65%

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VÀ LĨNH VỰC ĐẾN NĂM 2016 VÀ 2020

1. Phát triển các lĩnh vực kinh tế

a) Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp

- Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và lâm nghiệp; tập trung quy hoạch phát triển các vùng trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao gắn liền với việc chế biến như: cao su, tiêu, lồ ô, mây,... tại những khu vực có hệ thống đường giao thông thuận tiện; tăng tỷ trọng cây công nghiệp trong ngành trồng trọt.

- Chú trọng nhân rộng phát triển một số cây dược liệu có giá trị kinh tế cao như: sâm Ngọc Linh, sâm Ba Kích tại các huyện có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp như Nam Trà My, Tây Giang, Phước Sơn.

- Đưa một số loại giống mới cho năng suất cao, phù hợp với địa phương (như lúa lai, ngô lai ...) vào sản xuất; phát triển hệ thống thuỷ lợi vừa và nhỏ và từng bước chuyển đổi diện tích trồng lúa rẫy kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác; giữ vững và phát triển diện tích trồng sắn, khoai lang; phấn đấu đến năm 2016 cơ bản giải quyết được vấn đề ổn định lương thực tại chỗ của địa phương.

- Đối với các huyện miền núi thấp như Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn cần đẩy mạnh việc phát triển kinh tế trang trại, kinh tế vườn nhà, vườn rừng, cải tạo vườn tạp.

- Phát triển trồng cây cao su đại điền ở những vùng có điều kiện phù hợp như Hiệp Đức, Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang,…

- Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp phải gắn kết chặt chẽ với công nghiệp bảo quản, chế biến; tập trung ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; và phải trên cơ sở đổi mới tư duy, tiếp cận thị trường; ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học về giống, công nghệ sinh học, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, thích ứng với BĐKH và bảo vệ môi trường.

- Chăn nuôi: Tập trung phát triển chăn nuôi theo vùng, theo khu vực; xóa bỏ dần tập quán nuôi thả rông, không chuồng trại bảo đảm tăng nhanh số lượng tổng đàn và giá trị thu nhập từ đàn vật nuôi... Chú trọng phát triển các giống vật nuôi truyền thống tại địa phương và du nhập một số giống bò Laisind kết hợp với việc tăng cường công tác tiêm phòng, hỗ trợ tốt các dịch vụ thú y để phòng ngừa dịch bệnh.

- Chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản lồng bè trong các ao, hồ, đặc biệt là trong các ao thủy lợi, thủy điện để đảm bảo đáp ứng một phần nguồn thực phẩm tại chỗ cho nhân dân địa phương.

- Tăng cường các hoạt động khuyến nông, lâm, ngư: Tăng cường về số lượng đồng thời từng bước nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm và thú y ở cơ sở; xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả để nhân rộng trên địa bàn; tiến hành mời các chuyên gia mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức trực tiếp cho các hộ nông dân.

- Xây dựng mạng lưới các trạm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo khu vực để tạo giống cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn đồng bào các phương pháp sản xuất mới, hiệu quả, đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ phục vụ sản xuất.

b) Phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Thúc đẩy phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Hình thành một số cụm công nghiệp để thu hút các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, phát triển các cơ sở chế biến nông lâm nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản; củng cố, nâng cao năng lực hoạt động các cơ sở sản xuất hiện có để đảm bảo công tác thu mua và chế biến nông sản nhằm tăng giá trị sản xuất của nhân dân.

- Phát triển một số ngành, sản phẩm chủ yếu sau:

+ Ngành công nghiệp khai khoáng cần được chú trọng phát triển một cách hợp lý nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước theo quy hoạch, kế hoạch cụ thể; chủ động kiểm soát và thúc đẩy hoạt động khai thác, chế biến bảo đảm an toàn môi trường và phát triển bền vững. Công tác khai thác khoáng sản phải gắn với xây dựng nhà máy chế biến sâu tại các địa phương. Khuyến khích đầu tư, sử dụng công nghệ tiên tiến, đồng bộ, công nghệ sạch. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác khoáng sản để tránh thất thu ngân sách nhà nước và hạn chế ô nhiễm môi trường.

+ Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nhà máy xi măng Thạnh Mỹ để sớm hoàn thành đi vào hoạt động.

+ Ngành công nghiệp chế biến gỗ: Kêu gọi đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất ván ép, đồ mộc, gỗ MDF tại huyện Phước Sơn, Nông Sơn, Tiên Phước, Đông Giang... để tiêu thụ các loại cây nguyên liệu.

+ Ngành sản xuất và phân phối điện: Phát huy tối đa công suất các nhà máy thủy điện đã có, thúc đẩy hoàn thành đúng tiến độ các dự án đã và đang triển khai, hạn chế việc xây dựng mới dự án thủy điện; thực hiện tốt công tác dự báo lũ và có phương án xả lũ hợp lý, kịp thời để điều tiết được nguồn nước tưới phục vụ sản xuất ở vùng hạ lưu và giảm thiểu tối đa hiện tượng lũ, lụt xảy ra trong mùa mưa, bão; thúc đẩy sớm hoàn thành đưa vào sử dụng Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn...

- Dọc tuyến đường Hồ Chí Minh hình thành một số cụm công nghiệp quy mô nhỏ để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực như: gia công hàng may mặc, chế biến cao su, bột giấy...

- Về phát triển làng nghề: Tiếp tục hỗ trợ đầu tư, khôi phục và phát triển các làng nghề đã và đang triển khai, bao gồm: dệt thổ cẩm Zara, làng nghề thủ công mỹ nghệ Dó Trầm Hương, sản xuất rượu cần... để tạo thêm việc làm và tăng thu nhập của người dân trong các làng nghề. Gắn phát triển làng nghề với phát triển du lịch, tạo ra hướng phát triển mới đối với làng nghề ở miền núi tỉnh Quảng Nam.

c) Phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch

* Lĩnh vực thương mại, dịch vụ:

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh các loại hình thương mại, dịch vụ phù hợp với đặc thù của địa phương, chú trọng phát triển các ngành dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, tài chính, bảo hiểm, tín dụng nhân dân....

- Từng bước phát triển các kênh phân phối hàng hóa trong khu vực từ qui mô nhỏ, manh mún và phân tán trở thành các hệ thống và kênh phân phối mạnh, vừa mở rộng về qui mô và phạm vi, vừa tham gia sâu vào phát triển sản xuất và phát triển tiêu dùng.

- Tập trung phát triển các hoạt động thương mại phục vụ đời sống của dân cư, phục vụ cho hoạt động thu mua, chế biến nông - lâm sản và tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Phát triển thương mại trong Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang; khai thác kết nối với khu vực hành lang kinh tế Đông - Tây. Theo đó, cần phát triển các cơ sở thương mại có quy mô ở các chuỗi đô thị dọc theo các trục đường chính như Trung Phước, P’Rao, Thạnh Mỹ - Bến Giằng, Khâm Đức, Tân An, Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang, dọc đường Hồ Chí Minh và Đông Trường Sơn, Tắc Pỏ, Trà My, Tiên Kỳ dọc theo đường Nam Quảng Nam,... Phát triển các Khu thương mại - dịch vụ tổng hợp ở các trung tâm xã và cụm xã.

* Lĩnh vực du lịch:

Phát triển du lịch phải đảm bảo phát huy các giá trị bản sắc văn hoá; cải tạo cảnh quan môi trường; nâng cao trình độ dân trí; thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ; trở thành “đầu tàu” lôi kéo nhiều ngành kinh tế khác phát triển; tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo ở các vùng còn nhiều khó khăn.

- Trên cơ sở khai thác các loại hình du lịch, xác định khu vực ưu tiên phát triển du lịch sinh thái, với thương hiệu nổi tiếng Đường Hồ Chí Minh huyền thoại; đây là điều kiện thuận lợi đánh thức tiềm năng du lịch khu vực rừng núi phía Tây của tỉnh. Với các địa danh và thắng cảnh như: khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh, thác Grăng (Nam Giang), làng A Sờ, Suối TooMơ, Hang Dơi, Thủy điện A Vương (Đông Giang).

- Phát triển các tuyến du lịch văn hóa lịch sử, khai thác và tôn tạo các di tích lịch sử, các làng văn hoá của các dân tộc thiểu số, di tích lịch sử làng Rô, khu di tích lịch sử Nước Oa, khu di tích lịch sử Phước Trà, kết hợp với phát triển du lịch sinh thái lòng hồ các công trình thủy điện đã được đầu tư xây dựng như Sông Tranh 2 (Nam Trà My), A Vương, Sông Côn 2 (Đông Giang), Đắk My 4 (Phước Sơn).

Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở lưu trú, dịch vụ phục vụ du khách, xây dựng các thiết chế văn hoá, làng văn hoá. Du lịch sinh thái tại khu rừng nguyên sinh, các thác nước và suối nước nóng. Tham quan các bản của đồng bào dân tộc Cơ Tu, Xê Đăng, Cor, Giẻ Triêng để tìm hiểu về văn hóa các dân tộc...

2. Phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh

a) Y tế

Phấn đấu đến năm 2020, các huyện hoàn thành cơ sở vật chất ngành y tế; đầu tư đồng bộ các trang thiết bị chuyên ngành kết hợp với việc đảm bảo số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế từ huyện, xã đến đội ngũ y tế thôn, bản, chú trọng công tác tiêm chủng, tiêm phòng, ngăn ngừa các dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe bà mẹ trẻ em... đồng thời kết hợp với công tác tuyên truyền, kế hoạch hóa gia đình để từng bước giảm tỷ lệ gia tăng dân số, nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực.

b) Giáo dục và đào tạo

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, tập trung quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp học trên địa bàn từng huyện theo hướng đảm bảo số lượng giáo viên, trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất và trang thiết bị đảm bảo cho công tác giảng dạy ở tất cả các cấp học đạt kết quả tốt nhất. Tăng cường các chế độ ưu đãi đối với học sinh người dân tộc thiểu số thông qua việc nâng mức học bổng, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đầy đủ các dụng cụ học tập,... tạo điều kiện để các em phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ; xúc tiến đầu tư xây dựng các trung tâm dạy nghề ở các huyện để hằng năm đào tạo ngành nghề cho lao động địa phương.

c) Về văn hóa - thể thao, thông tin liên lạc

Tập trung giữ gìn, phát huy và bảo tồn các bản sắc truyền thống văn hóa địa phương (như: văn hoá đồng bào Xê-đăng, Mơ-nông, Ca doong, văn hoá cồng chiêng, hát ru); thu thập, sưu tầm các hiện vật văn hoá của đồng bào các dân tộc; vận động xóa bỏ các tập quán lạc hậu; ưu tiên đầu tư xây dựng các điểm sinh hoạt văn hóa, vui chơi thể thao, giải trí, phát triển mạng lưới phát thanh truyền hình tại các thôn, xã; đẩy mạnh việc phát động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.

Phấn đấu đến năm 2020: 99% số hộ được nghe Đài tiếng nói Việt Nam phát thanh; 95% số hộ được xem truyền hình. Nâng cao chất lượng hoạt động đội thông tin lưu động.

d) Phát triển, đào tạo nguồn nhân lực

- Cùng với đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao dân trí, cần tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ thôn, bản về các lĩnh vực quản lý, khuyến nông,

khuyến lâm để giúp đỡ bà con nông dân phát triển có hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp và ngành nghề nông thôn nhằm tăng thu nhập, ổn định đời sống.

- Hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn một cách thiết thực cho lao động nông thôn gắn với việc giới thiệu việc làm và hỗ trợ xuất khẩu lao động; cấp học bổng, trợ cấp xã hội và các chính sách khác đối với học sinh dân tộc thiểu số học nghề nội trú, học sinh phổ thông theo các quy định hiện hành. Tổ chức các mô hình dạy nghề đa dạng, linh hoạt phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng nhóm đối tượng trên từng địa bàn; đặc biệt phát triển hình thức dạy nghề lưu động (mở các lớp dạy nghề tới các thôn, bản,...) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng khó khăn tham gia học nghề, tự tạo việc làm.

- Thông qua các mô hình khuyến nông, khuyến lâm, tổ chức các buổi hội thảo đầu bờ, báo cáo rút kinh nghiệm và triển khai diện rộng.

- Ưu tiên đào tạo con em đồng bào dân tộc thiểu số trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp; đảm bảo sau khi ra trường, những người được hưởng chế độ ưu đãi trong đào tạo sẽ tự nguyện về công tác trên địa bàn, được ưu tiên tuyển dụng và sẽ được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ.

- Tập trung rà soát, tái cơ cấu lại đội ngũ cán bộ từ huyện đến xã, thôn theo hướng nâng cao chất lượng, trẻ hóa đội ngũ; quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ nguồn trung và dài hạn để đáp ứng được yêu cầu phát triển trong các giai đoạn kế tiếp. Phấn đấu đến năm 2020 trên 50% có trình độ đại học và trên đại học, còn lại có trình độ trung cấp trở lên; trên 70% cán bộ đã qua các lớp đào tạo lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý nhà nước; 100% tốt nghiệp phổ thông trung học.

e) Quốc phòng, an ninh

Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, nâng cao cảnh giác, kiên quyết chống và làm thất bại chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Kết hợp phát triển kinh tế đi đôi với xây dựng, củng cố quốc phòng vững mạnh. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên đảm bảo số lượng, nâng cao chất lượng tổng hợp sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang huyện. Hoàn thành kế hoạch xây dựng các tiềm lực trong khu vực phòng thủ các huyện.

Tập trung xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc, tăng cường chỉ đạo, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chủ động nắm tình hình thông tin tội phạm, tranh thủ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, kịp thời phát hiện, ngăn chặn mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, xây dựng lực lượng công an từ huyện đến xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ; tăng cường phối hợp với các huyện, tỉnh bạn có các tuyến giáp ranh.

3. Phát triển kết cấu hạ tầng

Hệ thống kết cấu hạ tầng của các huyện miền núi còn yếu và thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển KT-XH. Vì vậy việc xây dựng cơ sở hạ tầng được coi là bước then chốt, tạo nền tảng cho sự phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện ngân sách nhà nước có hạn, khả năng đóng góp của dân cư không đáng kể, cần ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng bức xúc, có tính đột phá để tạo tiền đề cho sự phát triển; trong đó tập trung vào việc quy hoạch, bố trí sắp xếp lại các cụm dân cư tập trung, phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi, điện chiếu sáng và các công trình y tế, giáo dục, văn hóa thể thao đảm bảo hoàn thiện theo các tiêu chí nông thôn mới:

- Quy hoạch các điểm dân cư tập trung: Ngoài các điểm dân cư tập trung đã có, vận động các hộ dân sinh sống rải rác tập trung về các điểm dân cư tập trung theo Chương trình định canh định cư đã được UBND tỉnh phê duyệt và theo mô hình nông thôn mới. Nhà nước hỗ trợ tạo mặt bằng làm nhà, tạo đất sản xuất và hỗ trợ các chi phí di dời ban đầu; sau đó tập trung đầu tư các hạ tầng cơ sở thiết yếu khác để hình thành các đầu mối giao lưu, các hạt nhân KT-XH của từng tiểu vùng.

- Giao thông: là cơ sở hạ tầng thiết yếu, có tác động to lớn đến phát triển KT- XH của các huyện. Trong thời gian đến, cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông đường bộ; cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông liên vùng, liên huyện như các tuyến: 14D đi các xã biên giới Việt Nam - Lào, 14G, tuyến đường vượt lũ huyện Nông Sơn, đường Nam Quảng Nam, đường Đông Trường Sơn, đường Trà My - Trà Bồng, các tuyến đường ĐT.

+ Đường liên huyện: nhựa hóa các tuyến đường trục, kiên cố hóa cầu cống, đập tràn trên các tuyến đường trục. Toàn bộ các tuyến đường mới mở, nâng cấp, cải tạo cần được bê tông hoá hoặc nhựa đường để phù hợp với đặc điểm địa hình miền núi cao.

+ Đường liên xã, thôn: cải tạo, nâng cấp các tuyến liên xã theo tiêu chuẩn đường cấp V miền núi với hệ thống cầu cống hoàn chỉnh đảm bảo đi được 02 mùa. Tập trung hoàn thành các công trình đường ô tô đến trung tâm các xã đã được phê duyệt; mở các tuyến đường giao thông liên xã nhằm tạo sự giao thông thông suốt giữa các xã trong từng huyện và cả tỉnh.

- Hệ thống thủy lợi: Trong những năm tới, tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi theo hướng kiên cố hoá, hiệu quả, bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ, chủ động tưới tiêu kịp thời cho diện tích canh tác lúa nước.

- Phát triển mạng lưới điện: Đầu tư nâng cấp và xây dựng hệ thống trạm biến áp và đường dây trung, hạ thế đưa điện đến tất cả các xã vào năm 2020. Phát triển hệ thống thuỷ điện nhỏ (tại các vùng có đủ điều kiện), vừa nhằm bảo đảm cung cấp điện sinh hoạt và phục vụ nhu cầu sản xuất của nhân dân.

- Phát triển hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn: Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt tại các cụm dân cư trung tâm của các xã, cụm xã như khoan giếng, xây dựng hồ chứa, bể chứa, bồn chứa nhỏ để phân phối. Ngoài ra, các điểm dân cư khác sẽ sử dụng nước tại chỗ bằng các giếng đào và khoan nhỏ, nước mặt dẫn từ hồ chứa, khe suối qua bể lọc, vừa sử dụng cho sinh hoạt, vừa sử dụng cho tưới tiêu.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và duy tu bảo dưỡng công trình để phát huy hiệu quả đầu tư.

- Các công trình giáo dục: Tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống trường lớp từ mẫu giáo đến trung học phổ thông để đảm bảo nhu cầu học tập của các em. Lồng ghép với dự án Kiên cố hóa trường lớp học để xây dựng mỗi xã 1 trường mẫu giáo, 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở (đầu tư đồng bộ các hạng mục và trang thiết bị...); đồng thời xây dựng nhà công vụ giáo viên, nhà ở cho học sinh bán trú.

- Các công trình y tế: Đầu tư cải tạo và xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới y tế theo Quyết định 1030/QĐ-UBND ngày 05/4/2011 của UBND tỉnh cho các huyện; đầu tư hiện đại hoá các trang thiết bị theo chuẩn Quốc gia, nâng cao năng lực khám, chữa bệnh cho tuyến cơ sở.

- Các công trình văn hoá, xã hội, phát thanh truyền hình: Xây dựng hệ thống truyền thanh cơ sở, tăng cường phủ sóng truyền hình vùng lõm, đảm bảo sóng phát thanh, truyền hình đến được tất cả trung tâm xã; xây dựng nhà văn hoá xã, nhà sinh hoạt cộng đồng tại các thôn; xây dựng sân chơi thể thao, khu vui chơi tại các xã, thôn, bản.

4. Định hướng phát triển đô thị và bố trí sắp xếp dân cư

- Điều chỉnh không gian phát triển đô thị gắn với không gian phát triển kinh tế. Mạng lưới đô thị phải được liên kết - hỗ trợ với nhau, đồng thời phải liên kết - hỗ trợ với các điểm dân cư nông thôn trong vùng.

- Tiếp tục thực hiện quy hoạch sắp xếp dân cư ở địa bàn các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn từ các địa điểm phân tán vào các khu tập trung để dễ đầu tư hạ tầng, phát triển sản xuất và đảm bảo công tác an sinh xã hội.

- Xây dựng các không gian liên kết kinh tế - đô thị, liên kết đô thị - nông thôn; khai thác tối đa lợi thế về địa hình để xây dựng phát triển các đô thị; sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng đô thị, tiết kiệm đất; hạn chế sử dụng đất nông nghiệp vào phát triển đô thị, công nghiệp.

- Thúc đẩy và tập trung phát triển hệ thống đô thị trên trục giao thông đường Hồ Chí Minh, Đông Trường Sơn, nhằm tạo ra các đô thị gắn với an ninh quốc phòng.

Phần III

CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. GIẢI PHÁP

1. Giải pháp về công tác quy hoạch

Hoàn thiện, nâng cao chất lượng quy hoạch, bảo đảm sự phù hợp và tính liên kết giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với quy hoạch phát triển kinh tế vùng, quy hoạch ngành; điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng; quy hoạch thủy điện. Nghiên cứu lập quy hoạch các vùng nguyên liệu, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với các sản phẩm có sức cạnh tranh và giá trị kinh tế cao; quy hoạch xây dựng phát triển các khu dân cư, điểm dân cư tập trung, rà soát lại quỹ đất, bố trí sắp xếp lại dân cư và phát triển theo mô hình nông thôn mới phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương.

2. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách

a) Cơ chế phân cấp

Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về lồng ghép các dự án và chương trình giảm nghèo vào kế hoạch đầu tư phát triển chung của địa phương nhằm hạn chế tối đa việc phân tán nguồn lực, tránh chồng chéo trong quản lý và tạo sự chủ động cho các địa phương trong quá trình xây dựng các dự án phát triển KTXH. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội, xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các ngành và địa phương.

b)Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các chính sách nâng cao dân trí, hỗ trợ sản xuất và giảm nghèo đối với khu vực miền núi

- Đầu tư xây dựng phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú và trợ cấp ăn học đối với học sinh người dân tộc thiểu số, nhất là đối với học sinh trung học phổ thông; hỗ trợ đào tạo đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn các huyện miền núi.

- Điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng, giao đất để nhân dân trồng rừng, phát triển rừng, cải thiện chính sách khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và hưởng lợi; hỗ trợ đầu tư khai hoang, phục hóa ruộng lúa nước, hỗ trợ giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.

- Hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tìm việc làm và xuất khẩu lao động.

- Cho vay vốn, hỗ trợ lãi suất để phát triển sản xuất.

- Ưu đãi, khuyến khích thu hút các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động đầu tư trên địa bàn các huyện miền núi.

- Để lại một phần kinh phí thu từ việc khai thác tài nguyên trên địa bàn miền núi (rừng, khoáng sản, nước, đất,...).

3. Giải pháp về huy động và sử dụng nguồn lực đầu tư

a) Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

- Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ, đầu tư hiện hành trên địa bàn miền núi thông qua các chương trình, dự án như: Chương trình hỗ trợ và phát triển sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ đầu tư phát triển KT-XH cho các xã miền núi đặc biệt khó khăn, hỗ trợ đầu tư phát triển KT-XH các xã biên giới Việt - Lào, chương trình phát triển KT-XH vùng (theo Nghị quyết 39), chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, chương trình 229, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch, chương trình hỗ trợ đầu tư cụm công nghiệp, đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, hỗ trợ đầu tư y tế huyện, xã và các chương trình mục tiêu quốc gia như: chương trình nông thôn mới, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, giảm nghèo, việc làm, văn hóa, y tế, giáo dục, biến đổi khí hậu,...

- Dự kiến nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước trên địa bàn các huyện miền núi từ 2013-2020 là 13.780 tỷ đồng, cụ thể như sau:

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nguồn vốn

Giai đoạn 2013-2016

Giai đoạn 2017-2020

Giai đoạn 2013-2020

 

Tổng cộng

6.110.000

7.670.000

13.780.000

1

Chương trình mục tiêu quốc gia

490.000

650.000

1.140.000

2

Chương trình hỗ trợ có mục tiêu theo QĐ của TTCP

1.900.000

2.500.000

4.400.000

3

Ngân sách tập trung

290.000

400.000

690.000

4

Trái phiếu Chính phủ

940.000

1.200.000

2.140.000

5

Khai thác quỹ đất

60.000

70.000

130.000

6

Nguồn ODA và các ngành đầu tư trên địa bàn

1.900.000

2.200.000

4.100.000

7

Nguồn huy động khác

350.000

450.000

800.000

8

Nguồn hỗ trợ của tỉnh (30c)

180.000

200.000

380.000

b) Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

- Ưu tiên tập trung nguồn lực để thực hiện đầu tư phát triển miền núi đạt mục tiêu, các chỉ tiêu đã đề ra. Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ, đầu tư thông qua các chương trình, dự án của Trung ương.

- Hằng năm cân đối từ nguồn tăng thu, vượt thu ngân sách nhà nước, nguồn thu cấp quyền sử dụng đất và các nguồn vốn khác trên địa bàn tỉnh với mức tối thiểu 15 tỷ đồng/huyện/năm để hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho các huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% nhưng chưa được hưởng chính sách hỗ trợ cho các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

- Xây dựng kế hoạch trung hạn giai đoạn 2013 - 2016 và giai đoạn 2017 -2020 theo hướng lựa chọn ưu tiên đối với các công trình, dự án trọng điểm. Tập trung ưu tiên đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội như: Đường giao thông từ tỉnh đến huyện, từ trung tâm huyện tới xã, đường liên xã, liên thôn; các công trình thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, thông tin truyền thông; các công trình trường học nội trú, cơ sở dạy nghề; bệnh viện tuyến huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã, trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa xã, thôn; chợ khu vực cụm xã, tạo mặt bằng các CCN, làng nghề, trung tâm dịch vụ tổng hợp về nông, lâm nghiệp...

c) Huy động các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách nhà nước

- Thực hiện xã hội hóa có sự hỗ trợ của Nhà nước trong đầu tư một số công trình như: trường học, trạm xá, chợ, nhà sinh hoạt cộng đồng, đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương…

- Tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút đầu tư, xây dựng cơ chế ưu đãi để thu hút các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư vào khu vực miền núi.

4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực:

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân.

- Nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của cả hệ thống chính trị, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở. Thực hiện chính sách luân chuyển và tăng cường cán bộ có năng lực về cơ sở và có chính sách hỗ trợ, đãi ngộ thỏa đáng để thu hút, khuyến khích trí thức trẻ về tham gia tổ công tác tại các xã theo Chương trình của Trung ương và của tỉnh.

- Xây dựng chiến lược đảm bảo nguồn nhân lực trong tương lai; có chính sách bổ sung phát triển nguồn nhân lực mới, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có; tăng cường đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ cơ sở xã, thôn. Tiếp tục thực hiện chính sách đào tạo ưu tiên theo hình thức cử tuyển, đào tạo chuyên sâu cho học sinh người dân tộc thiểu số sau khi đã tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học (ưu tiên các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, sư phạm, kỹ thuật xây dựng) để tạo nguồn cán bộ tại chỗ, đủ chuẩn cho các xã miền núi.

- Xây dựng và hoàn thiện các trung tâm dạy nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tổ chức các mô hình dạy nghề đa dạng, linh hoạt phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng nhóm đối tượng trên từng địa bàn. Tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp được hưởng lợi từ tài nguyên, khoáng sản trong việc đào tạo và giải quyết nguồn lao động địa phương.

5. Giải pháp về phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, bồi dưỡng, hướng dẫn kỹ thuật nhằm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu của nhân dân; đào tạo, tập huấn cho cán bộ cơ sở về công tác khuyến nông-lâm-ngư. Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng các mô hình mẫu để hướng dẫn và nhân rộng trong nhân dân.

- Nhanh chóng hoàn thành việc giao đất, giao rừng theo quy định của nhà nước cho hộ gia đình và cộng đồng quản lý; bảo vệ có hiệu quả diện tích rừng hiện có.

- Tập trung giải quyết dứt điểm những hạn chế, bất cập tại các khu tái định cư của các dự án thủy điện trên địa bàn miền núi nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống nhân dân một cách căn bản, lâu dài

- Tăng cường các biện pháp quản lý, ngăn chặn khai thác khoáng sản, lâm sản trái phép, áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý, khai thác tài nguyên để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Tăng cường nhận thức về các tác động của biến đổi khí hậu và xây dựng những chương trình hành động ứng phó với biến đối khí hậu.

6. Giải pháp về phát triển văn hóa, y tế và giáo dục

- Tiếp tục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Đầu tư phát triển hệ thống thông tin truyền thông vùng dân tộc thiểu số, cung cấp một số phương tiện thiết yếu nhằm đảm bảo việc tiếp cận và hưởng thụ thông tin của người dân.

- Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực tại các bệnh viện tuyến huyện, phòng khám đa khoa khu vực cụm xã, trạm y tế, trạm quân dân y kết hợp ở những xã khu vực biên giới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân; có chính sách đào tạo, đãi ngộ thu hút đội ngũ bác sỹ.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học; đầu tư phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú. Tăng cường công tác đào tạo giáo viên tại chỗ là người dân tộc thiểu số, từng bước ổn định đội ngũ giáo viên các cấp học, đảm bảo mục tiêu phát triển giáo dục miền núi.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Đây là Chương trình tổng thể mang tính định hướng chung, để đảm bảo thực hiện Chương trình có hiệu quả, UBND tỉnh chỉ đạo và phân công trách nhiệm cho các Sở, Ngành ở tỉnh và địa phương như sau:

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các địa phương cân đối ngân sách; xác định cơ cấu đầu tư theo ngành, theo vùng lãnh thổ, danh mục dự án đầu tư trọng điểm, mức vốn đầu tư hỗ trợ của trung ương và tỉnh; trình UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh giao dự toán ngân sách cho các địa phương trong kế hoạch trung hạn và kế hoạch hàng năm để thực hiện Chương trình.

- Phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan làm việc với các Bộ, ngành Trung ương để xúc tiến các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ kinh phí cho các huyện miền núi, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo.

- Cung cấp thông tin, hướng dẫn các ngành và địa phương triển khai thu hút các nguồn vốn đầu tư, trong đó ưu tiên đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và xóa đói giảm nghèo khu vực miền núi.

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan thẩm tra kế hoạch phân bổ vốn hàng năm; thực hiện kiểm tra giám sát đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư, kiểm tra các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.

- Chịu trách nhiệm theo dõi, tổng kết, đánh giá và báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện chương trình với UBND tỉnh, HĐND tỉnh.

2. Sở Tài chính

- Chủ trì và phối hợp với các ngành liên quan cân đối ngân sách sự nghiệp và nguồn vượt thu hàng năm để tổ chức thực hiện Chương trình.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương xây dựng cơ chế phân bổ để lại một phần nguồn thu từ tài nguyên trên địa bàn miền núi để hỗ trợ cho các huyện miền núi đầu tư hạ tầng và phát triển sản xuất.

- Xây dựng cơ chế cho vay vốn, hỗ trợ lãi suất để phát triển sản xuất

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hàng năm cân đối từ nguồn tăng thu, vượt thu ngân sách nhà nước, nguồn thu cấp quyền sử dụng đất và các nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn tỉnh với mức tối thiểu 15 tỷ đồng/huyện/năm để hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho các huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% nhưng chưa được hưởng chính sách hỗ trợ cho các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Triển khai thực hiện quy hoạch các vùng nguyên liệu, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng cho nhân dân và cộng đồng làng để nhân dân yên tâm sản xuất.

- Tăng cường công tác khuyến nông-lâm-ngư để hỗ trợ nhân dân trong việc tìm giống mới và chuyển giao khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để tăng năng suất và hiệu quả đầu tư.

4. Sở Công Thương

- Tăng cường các hoạt động khuyến công phát triển hàng thủ công mỹ nghệ và tham mưu xây dựng cơ chế để thu hút các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn các huyện miền núi. Rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch thủy điện và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các dự án thủy điện để phát huy tối đa những mặt tích cực giảm thiểu những mặt tiêu cực.

- Tham mưu xây dựng cơ chế ưu đãi, khuyến khích thu hút các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động đầu tư trên địa bàn các huyện miền núi.

5. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

- Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương trong việc giữ gìn và phát huy các bản sắc văn hóa dân tộc.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và thực hiện nếp sống văn minh, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa để phát huy tối đa tiềm năng du lịch miền núi.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra các hoạt động khai thác khoáng sản để giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng cho nhân dân và cộng đồng.

- Hướng dẫn các địa phương xây dựng những phương án, giải pháp thích ứng với những BĐKH để giảm thiểu tối đa những tác động xấu có thể xảy ra.

7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Đôn đốc, triển khai thực hiện Chương trình MTQG về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh và nghiên cứu tham mưu cho UBND tỉnh ban hành những chính sách xóa đói giảm nghèo riêng cho 9 huyện miền núi.

- Tăng cường công tác đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm và xúc tiến các hoạt động xuất khẩu lao động nhằm chuyển đổi cơ cấu lao động và tăng thu nhập cho nhân dân khu vực miền núi.

8. Sở Xây dựng

- Phối hợp với các ngành và địa phương lập quy hoạch xây dựng phát triển các khu dân cư, điểm dân cư tập trung, rà soát lại quỹ đất, bố trí sắp xếp lại dân cư và phát triển theo mô hình nông thôn mới.

9. Ban Dân tộc

- Phối hợp với các ngành và địa phương liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền các cơ chế, chính sách liên quan đến công tác dân tộc miền núi và nâng cao nhận thức cho nhân dân.

- Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc theo dõi, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Chương trình.

10. Sở Nội vụ

- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở, đặc biệt là cán bộ xã, thôn về trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Triển khai quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, cân đối đủ biên chế cho các địa phương và thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ để tạo động lực hoàn thành nhiệm vụ.

11. Sở Y tế

Tăng cường đầu tư cở sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực cho các bệnh viện, phòng khám đa khoa và trạm y tế ở khu vực miền núi. Xây dựng chính sách đào tạo, đãi ngộ thu hút đội ngũ bác sĩ về công tác tại địa bàn miền núi và các xã đặc biệt khó khăn.

12. Sở Giáo dục và Đào tạo

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học để đảm bảo mục tiêu phát triển giáo dục miền núi.

13. Các cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan

Căn cứ chức năng quản lý nhà nước theo nhiệm vụ quyền hạn của mình phối hợp với các đơn vị địa phương có liên quan rà soát xây dựng và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch xây dựng các chương trình, kế hoạch đầu tư, lồng ghép các nguồn lực thực hiện Chương trình đảm bảo đúng mục tiêu và hiệu quả.

14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể liên quan

- Phối hợp với các ngành và địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và phổ biến các chính sách có liên quan cho người dân biết và thực thi hiệu quả.

- Căn cứ chức năng nhiệm vụ, có kế hoạch phối hợp với UBND các huyện thực hiện tốt các nội dung của Chương trình.

15. Ủy ban nhân dân các huyện miền núi

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các ngành liên quan xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình của địa phương mình; xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện Chương trình theo từng năm; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Chương trình ở từng địa phương.

- Chủ trì, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư của địa phương, xây dựng kế hoạch trung hạn, lựa chọn danh mục công trình ưu tiên đầu tư; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để tăng cường hiệu quả đồng vốn đầu tư, tránh đầu tư trùng lắp gây lãng phí, thất thoát.

- Phối hợp với các ngành và các đơn vị liên quan giải quyết dứt điểm những hạn chế, bất cập tại các khu tái định cư của các dự án thủy điện.

- Tăng cường các hoạt động thu hút các nguồn lực đầu tư để việc triển khai thực hiện Chương trình được đồng bộ và hiệu quả hơn.

Trên đây là Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2016 và định hướng đến năm 2020, yêu cầu các ngành, địa phương căn cứ triển khai thực hiện; định kỳ hằng năm báo cáo cáo kết quả về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, HĐND tỉnh theo dõi, chỉ đạo./.