Quyết định 3096/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
Số hiệu: | 3096/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ninh | Người ký: | Đỗ Thông |
Ngày ban hành: | 23/11/2012 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3096/QĐ-UBND |
Quảng Ninh, ngày 23 tháng 11 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006; Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Quyết định 55/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Công Thương về việc ban hành quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 3330/TTr-SCT ngày 13 tháng 11 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, với nội dung chính như sau:
I. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển
1. Quan điểm
1.1. Quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh, phát huy cao độ nội lực kết hợp với nguồn lực bên ngoài để đẩy nhanh phát triển công nghiệp toàn diện. Phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, bền vững, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao góp phần thiết thực xây dựng Quảng Ninh cơ bản trở thành Tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015.
1.2. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh, các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo. Xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh có nền khoa học công nghệ phát triển.
1.3. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng đến năm 2020 cơ cấu kinh tế của tỉnh chủ yếu là dịch vụ và công nghiệp. Từng bước giảm dần công nghiệp sơ chế thâm hụt lao động, tăng dần các ngành công nghiệp cơ bản, ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao.
1.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp về hội nhập, sức cạnh tranh của sản phẩm đi đôi với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài nhằm phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghiệp sạch, công nghiệp xanh thân thiện với môi trường.
1.5. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển công nghiệp bền vững gắn với an ninh trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
- Phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trọng tâm tái cấu trúc nền kinh tế để phát triển xanh và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng;
- Xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Tỷ trọng Công nghiệp và Xây dựng trong cơ cấu GDP của Tỉnh năm 2015 là 50% và năm 2020 là 45%.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 14-15%/ năm, giai đoạn 2016-2020 đạt 13-14%/ năm.
- Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2015 đạt 53.850 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 119.254 tỷ đồng.
3. Định hướng phát triển
3.1. Định hướng chung
- Phát huy công nghiệp trung ương một cách hài hòa, hợp lý, nhất là khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; phát triển công nghiệp địa phương, trọng tâm là công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến và công nghiệp công nghệ cao; Tăng tỷ trọng công nghiệp địa phương trong cơ cấu công nghiệp.
- Hạn chế phát triển khu công nghiệp ở các thành phố, tập trung phát triển lên khu vực phía Tây và phía Bắc của tỉnh, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, hệ thống kho bãi bảo quản hàng hóa, điện, cấp thoát nước và hạ tầng xã hội (nhà ở cho công nhân, cơ sở khám chữa bệnh, nhà trẻ... của các khu công nghiệp)
- Phát triển công nghiệp theo phương châm huy động tối đa nguồn lực bên trong, thu hút mạnh mẽ nguồn lực bên ngoài để phát triển đột phá, coi trọng và nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, hợp tác liên vùng và liên ngành.
- Phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp có lợi thế cạnh tranh về nguyên liệu tại chỗ, đồng thời tranh thủ mọi cơ hội thu hút đầu tư để phát triển một số ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ cao như cơ khí chế tạo, sản xuất thiết bị điện, linh kiện điện tử tin học.
- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các ngành, doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn và với các địa phương khác để sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghiệp. Hình thành sự phân công sản xuất, tham gia chế tạo trong chuỗi cung ứng sản phẩm ở thị trường trong nước và quốc tế.
- Phát triển ở mỗi địa phương từ 1-2 cụm công nghiệp tập trung gắn với nguồn nguyên liệu để giảm chi phí sản xuất và đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn.
- Về cơ cấu ngành: Giai đoạn 2012-2020 tập trung phát triển các ngành công nghiệp theo thứ tự ưu tiên sau: Công nghiệp cơ khí, điện tử; Công nghiệp chế biến nông, lâm thủy hải sản-thực phẩm; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp sản xuất điện năng; Công nghiệp khai thác mỏ; Công nghiệp hóa chất; Công nghiệp dệt may-da giày; Công nghiệp phục vụ du lịch.
- Về mô hình công nghiệp: Lựa chọn phát triển một số doanh nghiệp lớn ở các ngành có tiềm năng lợi thế: Cơ khí, điện tử; chế biến nông, lâm thủy hải sản thực phẩm; sản xuất điện năng... tập trung phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp gắn với công nghiệp nông thôn.
- Về công nghệ: Chú trọng phát triển khoa học công nghệ, nhất là KHCN phục vụ quản lý, điều hành, tập trung ứng dụng, chuyển giao công nghệ, gắn nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển công nghiệp...Sớm hoàn thành các khu ươm tạo công nghệ cao của tỉnh và khu nghiên cứu, ứng dụng khoa học trong trường Đại học. Định hướng tăng hàm lượng khoa học công nghệ trong các sản phẩm, nhất là đối với những ngành sử dụng nhiều tài nguyên, vốn và lao động (nâng cao tỷ trọng VA/GO, năng suất lao động công nghiệp và giảm tiêu hao năng lượng ...).
3.2. Định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực chủ yếu
Quảng Ninh sẽ tập trung phát triển các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh về vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào và nguồn nguyên liệu sẵn có. Đồng thời tranh thủ kêu gọi đầu tư phát triển một số ngành, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, kỹ thuật cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chế tạo.... trở thành ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực của Tỉnh giai đoạn 2012-2020. Củng cố, nâng cao sức cạnh tranh cho công nghiệp Trung ương và địa phương trên địa bàn, phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ trong nước để giảm nhập khẩu, nâng dần giá trị nội địa của sản phẩm.
II. Quy hoạch các chuyên ngành công nghiệp
1. Công nghiệp cơ khí, luyện kim, điện tử
a) Quan điểm:
- Phát triển ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, điện tử trở thành một trong những ngành công nghiệp then chốt của Quảng Ninh. Phát triển trên cơ sở tận dụng năng lực hiện có, tập trung đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa từng bước để có được công nghệ hoàn chỉnh từ khâu thiết kế, chế tạo, gia công hoàn thiện và lắp ráp.
- Ngành cơ khí, luyện kim, điện tử trên địa bàn phải thật sự là nền tảng cho phát triển kinh tế của Tỉnh, phục vụ cho ngành công nghiệp đóng tàu, công nghiệp năng lượng và các ngành công nghiệp khác
b) Mục tiêu:
- Giai đoạn đến năm 2015, dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân GTSXCN đạt 16,07%/năm; giai đoạn 2016-2020 đạt 16,70%.
- Nâng tỷ trọng GTSXCN của ngành từ 14,85% năm 2010 lên 15,86% năm 2015 và 23,89% năm 2020 trong cơ cấu GTSXCN toàn tỉnh.
c) Định hướng phát triển:
+ Cơ khí phục vụ ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, năng lượng: Khuyến khích đầu tư nhà máy sản xuất Chassi ô tô và nhà máy chế tạo giảm sóc ô tô; dự án sản xuất các thiết bị thủy lực; dự án lắp ráp và sản xuất các thiết bị nâng hạ... Đầu tư nâng cao năng lực chế tạo các nhà máy sản xuất biến áp của tỉnh; Tiếp tục đầu tư nâng cấp trang thiết bị và khả năng sản xuất của các cơ sở cơ khí trong tỉnh.
+ Cơ khí đóng tàu: Nâng cao năng lực nhà máy đóng tàu Hạ Long, Công ty cơ khí đóng tàu than Việt Nam, công ty cơ khí đóng tàu Thủy An, mở rộng nhà máy tàu thủy Sông Chanh. Phát triển đóng tàu du lịch phục vụ cho du khách thăm quan vịnh Hạ Long.
Phát triển các khu, cụm công nghiệp cơ khí đóng và sửa chữa tàu biển đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
+ Cơ khí chế tạo, cơ khí công nghệ cao: Phát triển ngành cơ khí chế tạo máy công cụ, thiết bị điện, lắp ráp phương tiện giao thông …; Đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm theo hướng tham gia chế tạo các sản phẩm công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn như: các máy và thiết bị chuyên dụng, thiết bị môi trường, thiết bị tiết kiệm năng lượng, thiết bị y tế ....
+ Ngành luyện kim: Phát triển các nhà máy sản xuất thép liên hợp, sản xuất thép cán có quy mô công suất lớn. Từng bước phát triển sản xuất thép chất lượng cao, thép chuyên dụng cung cấp cho công nghiệp cơ khí, đóng tàu ở địa bàn trọng tâm.
+ Ngành điện tử và công nghệ thông tin: Phát triển mạnh công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp chủ lực. Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin phần cứng, sản xuất linh kiện, lắp ráp tiến đến sản xuất hoàn chỉnh máy tính, điện thoại di động sử dụng công nghệ tiên tiến.
Phát triển cụm công nghiệp điện tử. Nhanh chóng chuyển dần từ sản xuất linh phụ kiện và lắp ráp (CKD, IKD) thiết bị điện tử nghe nhìn, thiết bị điện, cáp điện và thiết bị thông tin viễn thông sang sản xuất hàng điện tử nghe nhìn cao cấp, sản phẩm điện - điện tử kỹ thuật cao.
d) Định hướng phát triển giai đoạn 2021 - 2025:
Trên cơ sở xem xét nhu cầu thị trường trong nước giai đoạn 2021-2025, mức độ tham gia vào chuỗi sản xuất cơ khí toàn cầu của Tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung đến năm 2030, dự kiến sẽ đầu tư các dự án với công nghệ cao tiên tiến, hiện đại; Các thiết bị sản xuất ra phải là cơ sở để thực hiện một nền sản xuất xanh, sạch, tiêu tốn ít nguyên, nhiên liệu, và có giá trị gia tăng cao.
2. Công nghiệp chế biến nông lâm thủy hải sản, thực phẩm
a) Quan điểm:
- Giảm dần các sản phẩm sơ chế, đầu tư phát triển công nghệ chế biến sâu, chế biến các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng nhằm tăng giá trị của sản phẩm.
- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm thủy hải sản và thực phẩm cần gắn liền với vấn đề bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
b) Mục tiêu:
- Giai đoạn đến năm 2015, dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân GTSXCN đạt 14,50%/năm; giai đoạn 2016-2020 đạt 12,28%.
- Tỷ trọng GTSXCN ngành là 15,15% năm 2010 đạt 15,12% năm 2015 và tăng lên 17,22% năm 2020 trong cơ cấu GTSXCN toàn tỉnh.
c) Định hướng phát triển giai đoạn đến năm 2020:
- Mở rộng quy mô công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm về nông thôn, khuyến khích đầu tư phát triển các nhà máy, cơ sở chế biến trang thiết bị hiện đại gắn với xây dựng các vùng nguyên liệu tại chỗ để sản xuất các sản phẩm chất lượng cao tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Ưu tiên cho các dự án đầu tư sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ để chế biến thịt, sữa, rau quả, rượu bia, nước giải khát. Đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
+ Chế biến thủy sản: Đây là khâu đột phá cần tập trung đẩy mạnh tốc độ phát triển từ cải tạo giống, thay đổi phương pháp canh tác đến chế biến mặt hàng có chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
+ Chế biến gia súc, gia cầm: Quản lý tốt công tác thú y, kiểm dịch, giết mổ, giảm dần và tiến tới xóa bỏ loại hình giết mổ gia súc gia cầm nhỏ lẻ, tự phát tại các lò mổ hộ gia đình, tiến tới hình thành các cơ sở giết mổ tập trung quy mô lớn. Trước hết có thể thí điểm tổ chức một số điểm giết mổ tập trung tại các vùng quy hoạch chăn nuôi của tỉnh.
+ Chế biến lâm sản và sản xuất đồ gỗ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu: Tập trung phát triển các cơ sở mộc sản xuất, lắp ráp đồ gỗ gia dụng văn phòng, đồ gỗ gia dụng xuất khẩu; Phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như đồ mây, tre, trạm khắc gỗ... phục vụ ngành du lịch.
d) Định hướng phát triển giai đoạn 2021-2025:
- Phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, có chất lượng cao cung cấp cho công nghiệp chế biến.
- Phát triển các loại giống nuôi thủy sản chất lượng và năng suất cao
- Phát triển sản xuất các sản phẩm chế biến sẵn, sơ chế, bán thành phẩm, đóng hộp phục vụ nhu cầu trong nước và đảm bảo an toàn thực phẩm HACCP.
3. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
a) Quan điểm:
- Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 cần lựa chọn quy mô đầu tư thích hợp, công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm tiết kiệm nguyên nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sản phẩm đạt chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường;
- Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, phát huy năng lực các cơ sở sản xuất VLXD hiện có, từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất thủ công, lạc hậu, năng suất thấp và hiệu quả kinh tế kém.
b) Mục tiêu:
- Giai đoạn đến năm 2015, dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân GTSXCN đạt 12,86%/năm; giai đoạn 2016-2020 đạt 13,54%.
- Giảm tỷ trọng GTSXCN ngành từ 13,85% năm 2010 xuống 12,86% năm 2015 và tăng lên 13,47% năm 2020 trong cơ cấu GTSXCN toàn tỉnh.
c) Định hướng phát triển giai đoạn đến năm 2020:
- Sản xuất xi măng theo quy hoạch đã được phê duyệt, hạn chế việc phát triển thêm các nhà máy xi măng.
- Sản xuất gạch ngói: Mở rộng, nâng công suất các cơ sở sản xuất gạch tuy nel hiện có. Hạn chế và tiến tới xóa bỏ các cơ sở sản xuất gạch, ngói thủ công trên địa bàn
- Ưu tiên cho các dự án sản xuất gạch không nung để tận dụng nguồn chất thải từ các nhà máy công nghiệp, tiết kiệm tài nguyên, thân thiện môi trường.
- Duy trì các cơ sở khai thác đá, cát hiện có theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường. Đầu tư các cơ sở sản xuất vật liệu mỏng, bê tông thương phẩm... đảm bảo nhu cầu vật liệu xây dựng cho tỉnh trong giai đoạn tới.
d) Định hướng phát triển giai đoạn 2021 - 2025
Phát triển các loại VLXD thân thiện môi trường, vật liệu trang trí và hoàn thiện nội thất cao cấp, vật liệu cách âm, cách nhiệt, vật liệu tiết kiệm năng lượng...
4. Công nghiệp sản xuất điện - nước
a) Quan điểm:
- Phát triển nguồn điện trên địa bàn Tỉnh phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Quyết định số 1208/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ) và tập trung phát triển lưới điện trung thế, hạ thế theo Quyết định số 3994/QĐ-BCT của Bộ Trưởng Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020. Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định.
- Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong nước và vốn nước ngoài từ mọi thành phần kinh tế để phát triển ngành.
- Đảm bảo cung cấp đủ nước sạch, trước hết là cấp đủ cho thành phố, thị xã và các thị trấn, huyện lỵ nơi tập trung mật độ dân cư lớn theo hướng tiết kiệm để bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Thực hiện chương trình nước sạch quốc gia, hỗ trợ nước sinh hoạt cho các hộ dân nghèo nông thôn, vùng cao. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực này, đầu tư ở mức độ thích đáng cho hệ thống cấp nước của thành phố và thị xã.
b) Mục tiêu:
- Giai đoạn đến năm 2015, dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân GTSXCN đạt 21,80%/năm; giai đoạn 2016-2020 đạt 13,11%.
- Tỷ trọng GTSXCN ngành từ 8,22% năm 2010 tăng lên 11,17% năm 2015 và đạt 9,34% năm 2020 trong cơ cấu GTSXCN toàn tỉnh.
c) Quy hoạch phát triển lưới điện, cung cấp nước
- Tập trung phát triển lưới điện trung thế, hạ thế theo Quyết định số 3994/QĐ-BCT của Bộ Trưởng Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020.
- Ngành nước phát triển theo Quyết định số 3924/QĐ-UBND ngày 21/12/2010 “về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch cấp nước các Đô thị và Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.
5. Ngành khai thác và chế biến khoáng sản
a) Quan điểm:
- Phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với quy mô hợp lý, xem xét việc hạn chế hoặc giảm sản lượng khai thác than lộ thiên, tăng tỷ trọng khai thác than hầm lò kết hợp với việc đầu tư công nghệ hiện đại giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Quản lý nghiêm ngặt môi trường sinh thái các khu vực sản xuất than có tác động tiêu cực tới môi trường do khai thác than gây ra;
b) Mục tiêu:
- Giai đoạn đến năm 2015, dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân GTSXCN đạt 13,01%/năm; giai đoạn 2016-2020 đạt 11,87%.
- Giảm tỷ trọng GTSXCN ngành từ 43,48% năm 2010 xuống 40,64% năm 2015 và 32,15% năm 2020 trong cơ cấu GTSXCN toàn tỉnh.
c) Định hướng phát triển giai đoạn đến năm 2020:
- Phát triển công nghiệp khai thác than theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ khai thác hiện đại, giảm tỷ trọng khai thác lộ thiên, tăng cường khai thác hầm lò với thiết bị tiên tiến nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Khai thác lộ thiên: Sớm kết thúc khai thác các mỏ lộ thiên, trả lại cảnh quan cho các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí. Khai thác hầm lò: Mở rộng nâng công suất các mỏ hiện có; Đầu tư các mỏ hầm lò mới đồng bộ và hiện đại tại các khu vực có tiềm năng ... Đẩy mạnh quá trình cơ giới hóa, hiện đại hóa công nghệ khai thác hầm lò để nâng cao hệ số thu hồi than, nâng cao năng suất lao động.
- Khai thác khoáng sản cần chú trọng phát triển bền vững về môi trường, và an ninh năng lượng quốc gia.
d) Định hướng phát triển giai đoạn 2021 - 2025
- Giảm sản lượng khai thác than để phục vụ chủ yếu nhu cầu trong nước cho nhiệt điện, sản xuất thép, xi măng.
- Tập trung cho công tác thăm dò, xác định trữ lượng các vùng mỏ có tiềm năng xa các khu du lịch.
- Tăng cường áp dụng giải pháp công nghệ trong sản xuất các lò than hầm lò có độ sâu lớn và công nghệ phức tạp.
6. Ngành hóa chất
a) Quan điểm:
Phát huy các nguồn lực, các nguồn nguyên liệu sẵn có trong tỉnh, mở rộng sản xuất các sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, chế biến thủy sản và nhu cầu dân dụng cho địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các vùng lân cận, đảm bảo về môi sinh, môi trường, coi trọng hiệu quả kinh tế và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
b) Mục tiêu:
- Giai đoạn đến năm 2015, dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân GTSXCN đạt 20,11%/năm; giai đoạn 2016-2020 đạt 22,84%.
- Tăng tỷ trọng GTSXCN ngành từ 0,43% năm 2010 lên 0,55% năm 2015 và 0,69% năm 2020 trong cơ cấu GTSXCN toàn tỉnh.
c) Định hướng phát triển giai đoạn đến năm 2020:
- Phát triển công nghiệp hóa chất sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao sản xuất sản phẩm phân bón vi sinh có hàm lượng dinh dưỡng cao, đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân đạm từ khí than, các loại dược phẩm, hóa chất phục vụ công nghiệp, sản phẩm điện hóa, sản phẩm nhựa, cao su, sơ sợi cao cấp, hóa mỹ phẩm.
- Nghiên cứu đầu tư phát triển công nghiệp nhựa theo hướng đầu tư chiều sâu, đầu tư sản xuất nhựa công nghiệp và xây dựng, nhựa cho thiết bị cách điện, sản xuất nhựa ngư lưới cụ phục vụ đánh bắt thủy sản, sản xuất các loại nhựa bao bì, nhựa đồ chơi trẻ em,...; khuyến khích đầu tư sản xuất các sản phẩm từ vật liệu compozite.
d) Định hướng phát triển giai đoạn 2021 - 2025
Phát huy các nguồn lực, các nguồn nguyên liệu sẵn có trong tỉnh, đối chiếu giữa nhu cầu với năng lực sản xuất có đến thời điểm sau năm 2020 để mở rộng sản xuất các sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, chế biến thủy sản và nhu cầu dân dụng cho địa bàn tỉnh và các vùng lân cận, đảm bảo về môi sinh, môi trường, coi trọng hiệu quả kinh tế và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
7. Ngành dệt may, da giày
a) Quan điểm:
- Phát triển ngành dệt may, da giày góp phần thúc đẩy công nghiệp của tỉnh phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.
- Phát triển ngành để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm; Phát triển ngành cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
b) Mục tiêu:
- Giai đoạn đến năm 2015, dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân GTSXCN đạt 9,87%/năm; giai đoạn 2016-2020 đạt 8,12%.
- Giảm tỷ trọng GTSXCN ngành từ 0,56% năm 2010 xuống còn 0,45% năm 2015 và 0,30% năm 2020 trong cơ cấu GTSXCN toàn tỉnh.
c) Định hướng phát triển giai đoạn đến năm 2020:
- Phát triển công nghiệp dệt may, da giày theo hướng xuất khẩu và phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh phát triển các ngành hỗ trợ để tăng giá trị gia tăng cho ngành.
- Khuyến khích các dự án đầu tư nhà máy, xí nghiệp sản xuất vệ tinh làm gia công trực tiếp với nước ngoài hoặc hợp đồng liên doanh để nâng sản lượng, đồng thời giải quyết lao động tại địa phương.
d) Định hướng phát triển giai đoạn 2021 - 2025
Phát triển ngành hướng đến các công đoạn thiết kế sản phẩm cao cấp trong chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm.
8. Công nghiệp hỗ trợ
Trên cơ sở hiện trạng phát triển công nghiệp cũng như các lợi thế cơ bản của tỉnh Quảng Ninh, phát triển CNHT cần tập trung vào 03 lĩnh vực cơ bản: (1) CN cơ khí chế tạo (2) CN sản xuất lắp ráp xe chuyên dụng; và (3) CN điện tử-tin học.
- Công nghiệp cơ khí chế tạo tập trung sản xuất các linh kiện cho các sản phẩm cơ khí tiêu dùng; linh kiện cho thiết bị phục vụ nông nghiệp; Chế tạo khuôn mẫu, bồn áp lực, các thiết bị phụ tùng cho ngành hóa chất.
- Công nghiệp sản xuất lắp ráp xe chuyên dụng: Sản xuất linh kiện thay thế cho các máy móc, thiết bị ngành than; ngành sản xuất VLXD...;
- Công nghiệp điện tử-tin học: Sản xuất linh kiện thiết bị điện tử (điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp và chuyên dụng);
- Kêu gọi đầu tư xây dựng KCN hỗ trợ cơ khí làm trọng tâm để tạo điểm kết nối và hội nhập công nghiệp trong toàn Vùng.
9. Phát triển các Khu, Cụm công nghiệp
a) Quan điểm:
- Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ nhằm tạo môi trường thuận lợi nhất để khuyến khích, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đảm bảo phát triển công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng công nghiệp.
- Đảm bảo tính đặc thù kinh tế của từng vùng trong tỉnh, phát huy lợi thế về vùng nguyên liệu, giao thông, nhân lực...
- Quy hoạch các lĩnh vực ưu tiên đầu tư phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu và tạo sự liên kết giữa các KCN.
- Quy hoạch các KCN không lấy đất nông nghiệp, đất trồng lúa, sử dụng các loại đất không thích hợp cho việc trồng trọt để phát huy tiềm năng đất đai, tạo công ăn việc làm và đóng góp cho ngân sách địa phương
- Sự phát triển các cụm công nghiệp góp phần tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại địa bàn khu vực nông thôn. Góp phần củng cố an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
- Sự phát triển các CCN và ngành nghề ở địa phương đang làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Trên cơ sở hình thành các CCN mới, các doanh nghiệp sản xuất có điều kiện tổ chức sản xuất hợp lý đồng thời việc xử lý chất thải, nước thải có điều kiện sử dụng hệ thống xử lý nước thải tập trung, giải quyết tốt vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất
b) Định hướng phát triển giai đoạn đến năm 2020:
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư lấp đầy các Khu, cụm công nghiệp đã có, xây dựng thêm các Khu, cụm công nghiệp mới (theo Quy hoạch đã được phê duyệt) để thu hút đầu tư. Xây dựng một số khu vườn ươm công nghiệp công nghệ cao tiến tới phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao về cơ khí tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.
- Phát triển các Khu, cụm công nghiệp phù hợp với phát triển đô thị, giao thông. Xây dựng hạ tầng các Khu, cụm công nghiệp đồng bộ giữa trong và ngoài hàng rào, phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung gắn với phát triển các khu dịch vụ - đô thị phù hợp để đảm bảo điều kiện sinh hoạt ăn ở và đi lại cho công nhân. Các Khu, cụm công nghiệp đều phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung để giảm ô nhiễm môi trường. Tập trung phát triển các Khu, cụm công nghiệp có kết cấu hạ tầng hiện đại, xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành như: khu công nghiệp đóng tàu, khu công nghiệp sản xuất ô tô, khu công nghiệp điện tử, khu công nghiệp hỗ trợ, khu cụm công nghiệp dệt - may, khu, cụm công nghiệp chế biến thực phẩm.
c) Quy hoạch phát triển:
Tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng quy hoạch hệ thống các KCN phù hợp với định hướng và quy hoạch phát triển ngành, địa phương và vùng lãnh thổ; với 10/14 địa phương trong tỉnh có KCN triển khai trên địa bàn (huyện đảo Cô Tô, Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà không quy hoạch các KCN). Địa điểm đầu tư các KCN đều là nơi có vị trí địa lý thuận lợi, gần cảng nước sâu (Cái Lân, Hải Hà), nằm dọc hệ thống đường quốc lộ (Quốc lộ 4B, quốc lộ 5B kéo dài, quốc lộ 10, quốc lộ 18A) hoặc đường sắt (Yên Viên, Cái Lân...)
Quy hoạch các KCN, CCN phù hợp với Quyết định số 1362/QĐ-UBND ngày 12/5/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”; Văn bản số 141/TTg-CN ngày 23/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Đề án phát triển KCN-cảng biển Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh; Văn bản số 938/TTg-KTN ngày 10/6/2009 về việc bổ sung KCN Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh vào Quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam; Văn bản 1067/TTg-KTN ngày 09/9/2009 về việc bổ sung Quy hoạch các KCN tỉnh Quảng Ninh.
III. Tổng hợp vốn đầu tư và dự kiến nguồn vốn
- Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư
+ Giai đoạn 2011-2015: 96.580 tỷ đồng
+ Giai đoạn 2016-2020: 73.311 tỷ đồng
+ Tổng cộng giai đoạn 2011-2020: 169.891 tỷ đồng
- Dự kiến nguồn vốn
+ Nguồn vốn FDI khoảng 79.849 tỷ đồng (47-51%);
+ Nguồn huy động từ ngân sách khoảng 6.796 tỷ đồng (4-5%);
+ Còn lại là các nguồn vốn khác như vay tín dụng, liên doanh, liên kết, vốn của các doanh nghiệp...
(Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư chủ yếu của các ngành công nghiệp có phụ lục kèm theo)
IV. Nhóm những giải pháp chủ yếu
1. Nhóm giải pháp về vốn
Dự kiến 10 năm (2011-2020) tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp cần khoảng 169.891 tỷ đồng, (chiếm khoảng 14,65% tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 1.159.495 tỷ đồng). Để có được nguồn vốn này, Quảng Ninh cần coi trọng phát huy tối đa nội lực và thu hút mạnh mẽ ngoại lực, trong đó nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá.
- Đối với vốn đầu tư nước ngoài: Tiếp tục ban hành cơ chế chính sách, trọng tâm là cơ chế ưu đãi, cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, tăng cường xúc tiến đầu tư, tạo sức hấp dẫn thu hút vốn đầu tư, đặc biệt từ các nhà đầu tư nước ngoài (hướng vận động đầu tư là các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia; các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Trung Đông, Châu Âu…).
- Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ đất, khoáng sản và thị trường vốn. Phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn từ đất thông qua các hình thức hợp tác đầu tư PPP, BOT, BT...; Đề nghị Chính phủ cho phép tỉnh Quảng Ninh được vay vốn từ các tổ chức tài chính (ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư, công ty tài chính...) với hình thức dùng đất hoặc than đá làm tài sản thế chấp. Được phát hành trái phiếu xây dựng Quảng Ninh, xây dựng quỹ đầu tư xây dựng phát triển tỉnh Quảng Ninh.
- Đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Đề nghị Trung ương để lại 100% nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh để Quảng Ninh có nguồn lực hỗ trợ và đầu tư dứt điểm, đồng bộ và hiện đại các công trình hạ tầng chiến lược, động lực; đặc biệt là khắc phục ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do khai thác than.
- Đầu tư cho phát triển các nguồn lực: Mỗi năm tỉnh dành tối thiểu 20% tổng chi ngân sách địa phương, đồng thời đẩy mạnh thu hút nguồn đầu tư xã hội trong và ngoài nước, chú trọng thu hút các nhà đầu tư từ các nước Mỹ, Anh, Nhật Bản, Singapore.
- Rà soát lại các mục tiêu đầu tư, xác định rõ các trọng tâm, trọng điểm để tập trung đầu tư và chỉ đạo điều chỉnh cơ cấu đầu tư phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng; Phát triển mạnh cho thuê tài chính mua sắm máy móc, công nghệ.
- Thực hiện chính sách thuế khuyến khích đầu tư theo luật đầu tư đã được ban hành. Cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng nhằm thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.
- Hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, đạt trình độ tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm và hàng hóa xuất khẩu.
- Ưu tiên cho đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài, nhất là các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia có tầm cỡ trên thế giới, tranh thủ tiếp cận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý, điều hành tiên tiến để mở lối thâm nhập vào thị trường thế giới.
- Tạo vốn thông qua tín dụng ngân hàng: Để tạo sức hút đầu tư cho các thành phần kinh tế ngân hàng cần cải tiến thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn như: nới rộng điều kiện thế chấp (có thể thế chấp bằng tài sản, thiết bị được hình thành từ khoản vay), áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho những khoản vay dài hạn để đầu tư phát triển công nghiệp.
- Áp dụng chính sách tạo vốn đầu tư bằng cách thuê mướn tài chính, nhất là thuê mướn tài chính của các tổ chức nước ngoài.
- Áp dụng huy động vốn ứng trước đối với khách hàng để đầu tư hạ tầng mà trước tiên là đầu tư cho điện và nước, giao thông.
2. Nhóm giải pháp về công nghệ
- Tập trung đầu tư phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, làm động lực thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững, nền kinh tế xanh. Hằng năm dành 1,5-2% GDP của tỉnh cho đầu tư nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng KHCN; nâng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đến năm 2015 đạt khoảng 45% trong GDP;
- Chú trọng thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn từ Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu. Xây dựng cơ chế đặc biệt thu hút các nhà đầu tư, tranh thủ các kênh chuyển giao, hợp tác khoa học công nghệ, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ;
- Có cơ chế khuyến khích, ưu đãi các tổ chức, cá nhân, cơ quan nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý và các ngành kinh tế mũi nhọn.
- Đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ (khoa học tự nhiên, khoa học quản lý và khoa học xã hội), tập trung ứng dụng, chuyển giao công nghệ, gắn nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển công nghiệp. Tập trung xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm công nghệ cao. Hình thành một số ngành, sản phẩm, doanh nghiệp công nghệ cao.
- Xây dựng các khu ươm tạo công nghệ cao; tích cực ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ cao vào quản lý kinh tế mũi nhọn, công nghiệp công nghệ cao, bảo vệ môi trường, chính quyền điện tử phục vụ tăng trưởng và phát triển xanh. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm có giá trị về công nghiệp.
- Trong các dự án đầu tư phát triển (phần về danh mục thiết bị) và trong hợp tác sản xuất kinh doanh cần đặc biệt coi trọng yếu tố chuyển giao công nghệ mới, coi đây là một trong những yếu tố để quyết định dự án đầu tư và hợp đồng hợp tác sản xuất.
- Đẩy mạnh hoạt động của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh nhằm hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Áp dụng chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ - thiết bị, khuyến khích nghiên cứu đổi mới công nghệ.
- Ban hành chính sách ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực cho hoạt động khoa học và công nghệ. Đối với các cán bộ quản lý giỏi, các chuyên gia khoa học kỹ thuật đầu đàn, công nhân có tay nghề cao đến tỉnh làm việc được hưởng chế độ ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, phương tiện làm việc, phụ cấp lương...
3. Nhóm giải pháp về đất đai
- Quán triệt nguyên tắc tiết kiệm tài nguyên đất, do vậy cần bố trí nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý giữa các ngành các lĩnh vực trong nền kinh tế, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh. Quá trình công nghiệp hóa, đòi hỏi phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thủy lợi, cung cấp điện, cung cấp nước đô thị. Đồng thời với quá trình CNH là quá trình đô thị hóa cũng tăng nhanh.
- Sử dụng đất cho quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa cần hạn chế tối đa dùng đất sản xuất lúa 2 vụ và phải đảm bảo đáp ứng được chỉ tiêu phân bổ quy hoạch sử dụng đất của Chính phủ phân bổ cho các địa phương.
4. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao:
- Xây dựng, triển khai chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới mô hình tăng trưởng.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ công chức ở cả trong và ngoài nước, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi.
- Xây dựng cơ chế đặc biệt để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cả trong và ngoài nước về Quảng Ninh, trọng tâm là chính sách tiền lương, môi trường làm việc và hỗ trợ về nhà ở, đất ở và các điều kiện làm việc liên quan.
- Mở rộng loại hình hợp tác lao động với nước ngoài và phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo phù hợp yêu cầu lao động, nhất là liên kết với các cơ sở giáo dục uy tín trong và ngoài nước để mở cơ sở đào tạo đẳng cấp quốc tế tại Quảng Ninh, tập trung ngành học phục vụ phát triển kinh tế tri thức, nhất là khoa học, công nghệ, du lịch, dịch vụ...
- Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực nhà nước cho phát triển giáo dục đào tạo (mỗi năm tỉnh dành tối thiểu 20% tổng chi ngân sách địa phương) đồng thời có cơ chế thu hút mạnh mẽ nguồn nhân lực bên ngoài cho phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
- Liên kết với nước ngoài nâng cấp một số trường cao đẳng thành trường đại học đa ngành, trước mắt nâng cấp, xây dựng Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh thành trường đại học và xây dựng trường đại học đa ngành quốc tế.
- Đến năm 2015, tổng số lao động cần đào tạo, bổ sung chiếm 24% tổng số nhu cầu lao động, trong đó: đại học 21%, trên đại học 2%, trung cấp, cao đẳng là 45%; năm 2020, tổng số lao động cần đào tạo, bổ sung chiếm 17,9% tổng số nhu cầu lao động, trong đó: đại học 12,5%, trên đại học 4%, trung cấp, cao đẳng là 55%.
- Tập trung phát triển nguồn nhân lực song song với việc cơ cấu lại nền công nghiệp của Tỉnh theo hướng hiện đại, bền vững. Phấn đấu hình thành đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản trị doanh nghiệp có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thông hiểu pháp luật. Có đội ngũ người lao động tác phong công nghiệp, gắn bó với nghề, với doanh nghiệp. Tăng cường đào tạo nghề cho lao động, đặc biệt là lao động kỹ thuật cao. Cơ cấu lại nền công nghiệp theo hướng phát triển mạnh những ngành có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, từng bước có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào các dây chuyền sản xuất và mạng lưới phân phối toàn cầu.
5. Nhóm giải pháp về đẩy nhanh và hoàn thiện cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử:
- Cải cách hành chính theo hướng phục vụ người dân và doanh nghiệp, tăng cường công khai minh bạch, để người dân và doanh nghiệp kiểm soát được chính quyền, với trọng tâm là đẩy nhanh và hoàn thiện chương trình tổng thể cải cách hành chính, xây dựng và hoàn thành Chính quyền điện tử, Trung tâm hành chính công của tỉnh hoàn thành trước năm 2015.
- Tăng cường phân cấp, tăng thẩm quyền và trách nhiệm cho cấp dưới.
- Tiếp tục sắp xếp tinh gọn bộ máy và ban hành các quy định cụ thể để quản lý hành chính và kinh tế phù hợp với mô hình quản lý mới.
- Tăng cường học tập kinh nghiệm quản lý điều hành từ các nước Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.
6. Nhóm giải pháp về thị trường và sản phẩm:
Xác định chiến lược, lộ trình, nội dung, quy mô, bước đi phù hợp để nhanh chóng tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu; nắm bắt xu hướng dịch chuyển của các dòng vốn đầu tư để từ đó có những chiến lược, kế hoạch vận động, thu hút:
- Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển thị trường: Đối với thị trường đầu ra, bên cạnh những thị trường truyền thống như Trung Quốc và các nước Đông Á, Asean, Mỹ, EU sẽ khai thác các thị trường lớn, tiềm năng đang phát triển như các nước nhóm BRIC (trong đó có Braxin, Nga, Ấn Độ); Đối với thị trường đầu vào, sẽ tập trung vào những yếu tố sau: Về nguồn vốn (tiếp tục khai thác có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các nước Đông Á, Mỹ, Asean), về công nghệ (chú trọng thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn từ Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu), về kinh nghiệm quản lý điều hành (học tập kinh nghiệm của Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc).
- Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (cả công chức, doanh nhân...) có đủ năng lực về chuyên môn, ngoại ngữ, am hiểu pháp luật quốc tế..., đây là một yếu tố quan trọng quyết định thành công trong quá trình hội nhập.
7. Nhóm giải pháp tập trung phát triển các nhóm sản phẩm, các ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh
- Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các ngành hàng, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh để định hướng cho doanh nghiệp mở rộng đầu tư. Tập trung phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh, có thương hiệu. Tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất-kinh doanh, hỗ trợ đổi mới công nghệ, hỗ trợ thông tin thị trường... đối với doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực khuyến khích phát triển.
- Tập trung mọi nguồn lực tổ chức thực hiện chiến lược xuất khẩu của Tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu các nhóm hàng có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn, truyền thống, phát triển các mặt hàng có tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng cao. Từng doanh nghiệp phải khẩn trương đổi mới để tăng sức cạnh tranh; xúc tiến thương mại và đầu tư, phát triển thị trường mới, sản phẩm mới và thương hiệu.
- Tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ tín dụng ngân hàng, vận tải kho bãi, thông tin liên lạc nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính, lưu thông hàng hóa, thông tin cho các doanh nghiệp. Tập trung thu hút đầu tư vào các ngành dịch vụ nói trên và có cơ chế chính sách ưu đãi phù hợp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư.
- Quan tâm phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghiệp xanh, công nghiệp vừa và nhỏ với mô hình quản lý, liên kết kinh tế hiệu quả, bền vững trên địa bàn nông thôn, thực hiện Nghị quyết TW 7 về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển công nghiệp sạch, ít tiêu hao năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp trọng yếu, công nghiệp có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao như: cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin.
8. Nhóm giải pháp bảo vệ môi trường
- Huy động mọi nguồn lực (từ vốn ODA, từ than, từ xã hội hóa...) khắc phục ô nhiễm môi trường đối với các thành phố: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, nhất là nước thải, chất thải rắn, bụi trong khai thác than và trong sinh hoạt.
- Xây dựng quy định để bảo vệ nghiêm ngặt môi trường sinh thái các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung, giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường do sản xuất công nghiệp nặng, nhất là khai thác than gây ra;
- Kiến nghị với Chính phủ xem xét việc hạn chế hoặc giảm sản lượng khai thác than kết hợp với việc đầu tư công nghệ hiện đại giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Xây dựng nhà máy xử lý nước thải công nghiệp, nhà máy xử lý nước thải phía Hòn Gai. Tập trung hoàn nguyên môi trường các bãi đổ thải, xử lý tình trạng bồi lắng sông Cửa Lục và các hồ chứa nước...
- Có cơ chế ưu đãi về thuế, vốn, đất đai... cho các dự án sử dụng công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng. Nâng cao hiệu quả, đúng mục đích Quỹ bảo vệ môi trường.
- Xây dựng Đề án bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh phục vụ phát triển kinh tế xanh từ nguồn vốn chủ yếu là phí môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, thuế bảo vệ môi trường, chú trọng thu hút vốn và công nghệ từ Đan Mạch, Mỹ, Nhật Bản, Ixaren.
- Kiểm soát chặt chẽ công nghệ đầu vào vì bản chất ô nhiễm môi trường là do công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.
9. Nhóm những giải pháp đột phá
a) Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ để tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015
- Về hạ tầng giao thông: Tập trung đầu tư xây dựng và sớm hoàn thiện sân bay Vân Đồn và các tuyến đường cao tốc: Hải Phòng - Hạ Long, Nội Bài - Hạ Long, Hạ Long - Móng Cái. Đầu tư mới và nâng cấp các cảng biển Quảng Ninh (Cái Lân, Hải Hà, Vạn Gia, Mũi Chùa). Hoàn thiện đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân. Hoàn thiện nâng cấp đường 18A, đường biên giới. Xúc tiến xây dựng hạ tầng giao thông liên kết vùng... để Quảng Ninh có khả năng kết nối nhanh nhất với trong nước và quốc tế.
- Về hạ tầng điện lưới quốc gia: Sớm hoàn thành đưa điện lưới ra đảo Cô Tô, tuyến biên giới và các thôn bản chưa có lưới điện quốc gia.
b) Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và đẩy mạnh phát triển liên kết vùng:
Tập trung phát huy tối đa vai trò cửa ngõ, cầu nối quan trọng giữa hai khu vực Đông Bắc Á - Đông Nam Á. Có lộ trình hội nhập phù hợp trong phát triển quan hệ với các nước khu vực Châu Âu và Mỹ. Xây dựng đối tác chiến lược với những tỉnh, thành phố có điều kiện tương đồng với Quảng Ninh. Chủ động tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực.
Đẩy mạnh phát triển liên kết vùng: Tăng cường sự phối hợp với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là các tỉnh lân cận theo 04 lĩnh vực trọng tâm: (1) Kết nối hình thành trung tâm trung chuyển hàng hóa xuất khẩu của miền Bắc sang thị trường Trung Quốc và quốc tế rộng lớn; (2) Hình thành các chuỗi sản phẩm du lịch đặc sắc từ Quảng Ninh đến các tỉnh, thành phố theo tuyến quốc lộ 10, 18 và 4B; (3) Tập trung đầu tư hạ tầng để Quảng Ninh có khả năng kết nối nhanh nhất với trong nước và quốc tế; (4) Kết nối đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho Quảng Ninh cũng như các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.
c) Thu hút đầu tư có chọn lọc theo hướng ưu tiên các dự án kỹ thuật cao, dự án FDI và các dự án thân thiện môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản phẩm xuất khẩu, đồng thời với việc tạo lập thương hiệu sản phẩm công nghiệp
Trong giai đoạn 2011 - 2020 tập trung kêu gọi đầu tư và nâng cao chất lượng các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp; Tập trung đầu tư hình thành khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nông nghiệp, khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học, các khu công nghiệp hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến và công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp.
d) Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tri thức, ưu tiên các lĩnh vực tạo sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn từ bên ngoài, đặc biệt ưu tiên thu hút các nhà đầu tư lớn, có công nghệ cao, công nghệ nguồn đầu tư vào các Khu công nghiệp của tỉnh.
1. Sở Công Thương: Có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương công bố, tuyên truyền và triển khai thực hiện nội dung của quy hoạch; đề xuất và thực hiện hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại và các cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến phát triển công nghiệp.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tính toán cân đối, huy động các nguồn lực, xây dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn để triển khai thực hiện quy hoạch; Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng các cơ chế hỗ trợ, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp. Chủ trì, tổ chức xúc tiến, lập danh mục dự án kêu gọi đầu tư sản xuất công nghiệp.
3. Sở Tài chính: Phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan cân đối và bố trí vốn các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác trong kế hoạch ngân sách hàng năm để thực hiện có hiệu quả các nội dung của quy hoạch được duyệt.
4. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương rà soát, đánh giá thực trạng tình trạng máy móc, thiết bị trên địa bàn Tỉnh. Đưa ra những kiến nghị về đổi mới các trang thiết bị trên địa bàn. Giúp các doanh nghiệp cập nhật thông tin về các công nghệ mới hiện nay trên thế giới, thành lập các đơn vị tư vấn, môi giới và dịch vụ khoa học công nghệ trên địa bàn Tỉnh.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Công Thương chuẩn bị quỹ đất cho nhu cầu phát triển công nghiệp. Tiến hành đo đạc, lập bản đồ và xác định giới hạn đất đai cho các KCN, tiến hành các thủ tục giao cho thuê đất cho các chủ đầu tư phù hợp với đơn vị thực hiện. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đánh giá tác động môi trường, tổ chức kiểm tra, kiểm soát các yếu tố gây ô nhiễm môi trường ở các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp.
6. Sở Lao động Thương binh & Xã hội: Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng, triển khai chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ công chức. Xây dựng cơ chế đặc biệt để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cả trong và ngoài nước.
7. Sở Xây dựng: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo hướng dẫn các dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng theo định hướng quy hoạch.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tổ chức thực hiện có hiệu quả các vùng nguyên liệu nông, lâm sản với năng suất và chất lượng đáp ứng đủ nhu cầu cho công nghiệp chế biến, sản xuất hàng hóa.
9. Ban quản lý Khu Kinh tế: Theo quy hoạch đã được phê duyệt; Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan vận động thu hút đầu tư, thẩm định, lựa chọn các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế phù hợp quy hoạch, theo phân cấp quản lý; ưu tiên các dự án công nghiệp sạch, xanh, công nghệ cao; tổ chức việc quản lý các chủ đầu tư theo các quy định hiện hành.
10. Các Sở, ngành liên quan: Theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với cơ quan chủ trì triển khai các công việc liên quan để thực hiện quy hoạch.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Tổ chức thực hiện quy hoạch công nghiệp trên phạm vi địa bàn; Quản lý Nhà nước về quy hoạch ở địa phương; Hỗ trợ và chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; Tạo điều kiện thuận lợi bố trí các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý của địa phương.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 3096/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh)
A. Ngành cơ khí, luyện kim, điện tử giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
Số TT |
Tên dự án |
Địa điểm |
Công suất |
Vốn đầu tư (tỷ đồng) |
Nguồn vốn |
Thời gian |
||
2011-2015 |
2016-2020 |
2011-2015 |
2016-2020 |
|||||
A |
Ngành Cơ khí: 14 dự án và cụm dự án |
|
|
|
|
|
||
1. |
Xây dựng nhà máy cơ khí nặng |
KCN Phương Nam |
30.000 tấn |
Mở rộng |
450 |
170 |
DN+Vay |
2011-2020 |
2. |
Mở rộng nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ |
Uông Bí |
200.000SP |
Mở rộng |
1000 |
1000 |
DN+Vay |
2011-2020 |
3 |
Nâng cao năng lực chế tạo của CTCT Máy Than VN |
Cẩm Phả |
Mở rộng |
Mở rộng |
300 |
200 |
VINACOMIN |
2011-2020 |
4 |
Nâng cấp Nhà máy đóng tàu Hạ Long |
Hạ Long |
Mở rộng |
Mở rộng |
450 |
300 |
DN+Vay |
2011-2020 |
5. |
Dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô tải nặng, xe chuyên dùng |
CT CN ô tô than VN, Cẩm Phả |
2.500 xe |
Mở rộng |
Mở rộng |
200 |
DN+Vay |
2011-2020 |
6. |
NM chế tạo hệ thống giảm xóc ô tô |
Cẩm Phả |
2-3 vạn bộ |
Mở rộng |
Mở rộng |
150 |
VINACOMIN |
2011-2020 |
7 |
Nhà máy đóng tàu Hải Hà |
KCN cảng biển Hải Hà |
- |
12x320.000 tấn |
- |
1000 |
DN+Vay |
2016-2020 |
8 |
Đóng mới và sửa tàu thuyền đến 50.000 tấn |
Quảng Yên |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
1000 |
500 |
DN+Vay |
2011-2020 |
9 |
Nâng năng lực đóng tàu vỏ sắt của Công ty CP Thủy An |
Quảng Yên |
Mở rộng |
Mở rộng |
127 |
100 |
DN+Vay |
2011-2020 |
10 |
Xây dựng Nhà máy sản xuất và lắp ráp máy ủi, máy xúc |
Cẩm Phả |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
250 |
400 |
VINACOMIN+Vay |
2011-2020 |
11 |
Nâng cấp, di dời một số cơ sở đóng tàu |
Đông Triều, Quảng Yên |
Mở rộng |
Mở rộng |
300 |
400 |
DN+Nhà nước |
2011-2020 |
12 |
Đầu tư XD Công ty lắp và sửa chữa máy |
Các khu, cụm công nghiệp |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
350 |
300 |
DN+Vay |
2011-2020 |
13 |
Một số dự án đổi mới thiết bị, hiện đại hóa |
Các khu, CCN |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
200 |
300 |
DN+Vay |
2011-2020 |
14 |
Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco-Vinalines |
Quảng Yên |
150 lần x 70 |
100x200 lần |
2000 |
1500 |
Vinalines |
2011-2020 |
B |
Ngành luyện kim |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Xây dựng Nhà máy luyện quặng và sản xuất phôi thép (440) |
Đông Triều |
Quặng 750 Phôi 300 Thép nóng 35 |
600 |
2037 |
3000 |
Công ty Tập đoàn Đông Á |
2011-2020 |
2 |
Nâng cao công suất nhà máy thép Đức Mạnh |
Đông Triều |
90 |
- |
30 |
- |
DN+Vay |
2011-2015 |
3 |
Xây dựng nhà máy thép miền Bắc |
Các KCN |
Gang 500 Thép 300 |
- |
650 |
- |
DN+Vay |
2011-2015 |
4 |
Nâng công suất cán thép tấm |
KCN Cái Lân |
- |
1000 |
- |
420 |
Vinashin |
2016-2020 |
5 |
Thép miền Bắc |
Các KCN |
900 |
1.500 |
3300 |
5500 |
DN+Vay |
2011-2020 |
B. Ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - hải sản và thực phẩm giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
Số TT |
Tên dự án |
Địa điểm |
Công suất |
Vốn đầu tư |
Nguồn vốn |
Thời gian |
||
2011-2015 |
2016-2020 |
2011-2015 |
2016-2020 |
|||||
1 |
Công nghiệp chế biến thủy sản |
|
|
|
|
|
||
1.1 |
Cụm công nghiệp chế biến thủy sản (Công ty đầu tư phát triển Hạ Long) |
Quảng Yên |
5.000 tấn/năm |
- |
113 tỷ đồng |
- |
Trong nước |
2011-2015 |
1.2 |
05 Cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu |
Quảng Yên, Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Móng Cái |
6.000 - 8.000 tấn/năm/cơ sở |
- |
650 tỷ đồng |
- |
Liên doanh |
2011-2015 |
1.3 |
Kho lạnh bảo quản thủy sản và rau quả |
Móng Cái |
Lựa chọn |
- |
25 tỷ đồng |
- |
trong nước |
2011-2015 |
1.4 |
Cơ sở chế biến thủy sản tại Cô Tô |
Cô Tô |
8 tấn/ngày |
- |
25 tỷ đồng |
- |
trong nước |
2011-2015 |
1.5 |
Cơ sở chế tác Ngọc Trai |
Vân Đồn |
Lựa chọn |
- |
5-7 triệu USD |
- |
Liên doanh |
2011-2015 |
1.6 |
Triển khai xây dựng thêm 1 hoặc 2 cơ sở chế biến thủy sản |
Cô Tô |
- |
8 tấn/ngày |
- |
25 tỷ đồng |
trong nước |
2016-2020 |
1.7 |
Đầu tư nâng công suất Công ty CP Thủy sản Cái Rồng |
Vân Đồn |
900.000 - 1.000.000 lít |
1,5 - 1,7 triệu lít |
2 tỷ đồng |
3 - 4 tỷ đồng |
trong nước |
2011-2020 |
1.8 |
Xây dựng một số cơ sở sản xuất nước mắm quy mô hộ gia đình với công nghệ tiên tiến |
Hải Hà, Đầm Hà, Cô Tô, Móng Cái |
- |
200.000 - 300.000 lít/năm/cơ sở |
- |
20 tỷ đồng |
trong nước |
2016-2020 |
2 |
Công nghiệp chế biến rau quả |
|
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Đầu tư các cơ sở xử lý rau quả sơ bộ sau thu hoạch |
Hoành Bồ, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà |
20T/ngàyx4 cơ sở |
- |
800 triệu VND |
- |
trong nước |
2011-2015 |
2.2 |
Kho lạnh bảo quản rau quả |
Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên |
16.000 tấn/năm)x3 cơ sở |
- |
60 tỷ VND |
- |
trong nước |
2011-2015 |
2.3 |
Nhà máy chế biến rau quả |
Đông Triều |
8.000 tấn/năm |
10.000 tấn/năm |
4 triệu USD |
1,5 - 2 triệu USD |
Liên doanh |
2011-2020 |
2.4 |
Nhà máy chế biến sản phẩm rau quả chất lượng cao |
Vân Đồn |
1.000 tấn/năm |
- |
40 tỷ đồng |
- |
Liên doanh |
2011-2015 |
2.5 |
Nhà máy chế biến măng |
Tiên Yên |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
Lựa chọn |
Lựa chọn |
Liên doanh |
2011-2020 |
|
Chế biến chè |
|
|
|
|
|
|
|
3.1 |
Xây dựng cơ sở chế biến chè |
Hải Hà |
1.000 tấn/năm |
- |
20 tỷ đồng |
- |
trong nước |
2011-2015 |
3.2 |
Xây dựng một nhà máy chế biến chè ở Vân Đồn |
Vân Đồn |
1.000 tấn/năm |
1.500-2.000 tấn/năm |
20 tỷ đồng |
20-30 tỷ đồng |
trong nước |
2011-2020 |
3.3 |
Cơ sở chế biến nước chè đóng chai |
Khu, CCN |
|
15 triệu lít/năm |
|
5 - 6 triệu USD |
Liên doanh |
2016-2020 |
|
Chế biến gỗ |
|
|
|
|
|
|
|
3.4 |
Đầu tư mở rộng nhà máy ván ép thanh |
Uông Bí |
4.500 m3/năm |
- |
15 tỷ đồng |
- |
Liên doanh |
2011-2015 |
3.5 |
Cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu |
Các CCN |
5.000 tấn sản phẩm/năm |
- |
30 tỷ đồng |
- |
trong nước |
2011-2015 |
3.6 |
Cơ sở chế biến gỗ cao cấp |
Các CCN |
5.000m3/năm |
- |
Lựa chọn |
- |
trong nước |
2011-2015 |
3.7 |
Dây chuyền sản xuất đồ gỗ gia dụng và văn phòng |
Uông Bí |
5.000 tấn/năm |
- |
2,5 triệu USD |
- |
Liên doanh |
2011-2015 |
3.8 |
Nhà máy sản xuất dăm gỗ xuất khẩu. Chủ đầu tư: Công ty cổ phần giấy Hải Dương. |
KCN Cái Lân |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
- |
50 tỷ đồng |
- |
Liên doanh |
2011-2015 |
3.9 |
03 dây chuyền dầu thông, 01 dây chuyền sản xuất tùng hương |
Uông Bí |
5.000 tấn/năm/dây chuyền |
- |
30 tỷ đồng |
- |
trong nước |
2011-2015 |
3.10 |
Xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm sau tùng hương |
Uông Bí |
7.000 tấn/năm |
- |
15 tỷ đồng |
- |
trong nước |
2011-2015 |
|
Công nghiệp chế biến giấy và bột giấy |
|
|
|
|
|
|
|
3.11 |
Cơ sở sản xuất bột giấy |
Tiên Yên |
125.000 tấn/năm |
- |
325 triệu USD |
- |
Liên doanh |
2011-2015 |
3.12 |
Nhà máy sản xuất bao bì sử dụng một lần |
Tiên Yên |
1 triệu tấn sản phẩm/năm |
- |
50 tỷ đồng |
- |
Liên doanh |
2011-2015 |
3.13 |
Công ty TNHH MTV sản xuất hàng xuất khẩu ANT: đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất giấy vàng mã |
Các Khu, CCN |
Dự án mở theo khả năng nhà |
- |
10 tỷ đồng |
- |
Liên doanh |
2011-2015 |
4 |
Chế biến bia - nước giải khát |
|
|
|
|
|
|
|
4.1 |
02 cơ sở sản xuất bia chất lượng cao |
Các Khu, CCN |
(50 triệu lít/năm) |
(50 triệu lít/năm) |
40 triệu USD |
40 triệu USD |
Liên doanh |
2011-2020 |
4.2 |
Mở rộng cơ sở sản xuất rượu mơ Yên Tử |
Uông Bí |
10.000 lít/năm |
- |
10 tỷ đồng |
- |
trong nước |
2011-2015 |
4.3 |
Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất rượu nấm linh chi |
Vân Đồn |
500 - 1.000 lít/năm |
- |
20 tỷ đồng |
- |
trong nước |
2011-2015 |
4.4 |
Nâng công suất các cơ sở sản xuất nước khoáng thiên nhiên |
Hạ Long, Cẩm Phả |
30 - 40 triệu lít/năm |
80 triệu lít/năm |
15 - 18 tỷ đồng |
25 - 27 tỷ đồng |
Liên doanh |
2011-2020 |
4.5 |
Cơ sở chế biến nước quả đóng lon theo công nghệ Châu Âu |
Đông Triều |
5 triệu lon/năm |
10 triệu lon/năm |
200 tỷ đồng |
120 tỷ đồng |
Liên doanh |
2011-2020 |
4.6 |
Cơ sở chế biến nước giải khát từ quả thanh mai |
Vân Đồn |
100.000 lít/năm |
- |
20 tỷ đồng |
- |
trong nước |
2011-2015 |
4.7 |
Đầu tư mới dây chuyền nước giải khát của Công ty CP kỹ nghệ TP Thái Lan |
Hạ Long |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
- |
1,1 tỷ đồng |
- |
Liên doanh |
2011-2015 |
5 |
Công nghiệp chế biến thực phẩm |
|
|
|
|
|
|
|
|
Chế biến dầu thực vật, hương liệu |
|
|
|
|
|
|
|
5.1 |
Liên doanh với nước ngoài đầu tư cơ sở triết ly dầu đậu nành |
Các Khu, CCN |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
240.000 tấn/năm |
Lựa chọn |
180 tỷ đồng |
Liên doanh |
2011-2020 |
5.2 |
Cơ sở sản xuất dầu thô |
Các Khu, CCN |
- |
30.000 - 50.000 |
- |
150 tỷ đồng |
Liên doanh |
2015-2020 |
|
Chế biến bột mỳ |
|
|
|
|
|
|
|
5.3 |
Xây dựng Nhà máy bột mỳ - Chủ đầu tư: Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Ninh với liên doanh Glowland Limited (Hồng Kông) và Siteki Investments Pte LTD (Singapore) |
KCN Cái Lân |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
- |
25 triệu USD |
- |
Liên doanh |
2011-2015 |
5.4 |
Nhà máy xay lúa mỳ của Tập đoàn Wilmar - Công ty xay lúa mỳ Việt Nam VFM |
KCN Cái Lân |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
Lựa chọn |
Lựa chọn |
Liên doanh |
2011-2020 |
|
Chế biến thịt gia súc, gia cầm |
|
|
|
|
|
|
|
5.5 |
03 cơ sở giết mổ gia cầm tập trung |
Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái |
(250 con/giờ) x 03 |
- |
1 tỷ |
- |
trong nước |
2011-2015 |
5.6 |
03 cơ sở giết mổ gia súc tập trung |
Các CCN |
(50-60 con/giờ)x03 |
- |
2-3 tỷ |
- |
trong nước |
2011-2015 |
5.7 |
Kho lạnh bảo quản thịt |
Đông Triều, Yên Hưng, Hải Hà |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
- |
3 tỷ |
- |
trong nước |
2011-2015 |
5.8 |
Nhà máy chế biến thịt Đông Triều |
Đông Triều |
4.000 tấn/năm |
5.000 tấn/năm |
3 triệu USD |
1 triệu USD |
trong nước |
2011-2020 |
5.9 |
Nhà máy chế biến thịt Đông Mai - Yên Hưng |
Quảng Yên |
4.000 tấn/năm |
5.000 tấn/năm |
3 triệu USD |
1 triệu USD |
trong nước |
2011-2020 |
6 |
Chế biến khác |
|
|
|
|
|
|
|
6.1 |
Cơ sở chế biến các sản phẩm từ sữa (sữa chua, sữa tươi, kem,...) |
Các khu, CCN |
10.000 tấn/năm |
- |
10-12 triệu USD |
- |
Liên doanh |
2011-2015 |
6.2 |
Xây dựng nhà máy thức ăn gia súc |
Quảng Yên |
10.000 tấn/năm |
20.000 tấn/năm |
14 - 15 tỷ đồng |
20 tỷ đồng |
Liên doanh |
2011-2020 |
6.3 |
Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và thức ăn thủy sản |
KCN Cái Lân |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
Lựa chọn |
Lựa chọn |
Liên doanh |
2011-2020 |
C. Ngành công nghiệp sản xuất VLXD tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
TT |
Tên dự án |
Địa điểm |
Công suất |
Vốn đầu tư (tỷ đồng) |
Nguồn vốn |
Thời gian |
||
2011-2015 |
2016-2020 |
2011-2015 |
2016-2020 |
|||||
1 |
Gạch nung tuynel |
Trên địa bàn Tỉnh |
725 triệu viên/năm |
910 triệu viên/năm |
98 |
150 |
trong nước |
2011-2020 |
2. |
Gạch không nung |
Hoành Bồ, Côtô |
151,4 triệu viên/năm |
206,2 |
5 |
3 |
trong nước |
2011-2020 |
3. |
Vật liệu lợp |
KCN Cái Lân, CCN Kim Sơn |
124 triệu m2 |
145 triệu m2 |
Lựa chọn |
Lựa chọn |
trong nước |
2011-2020 |
4. |
Đá xây dựng |
Cẩm Phả, Móng Cái, Hải Hà, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ |
3,245 triệu m3 |
3,775 triệu m3 |
18,3 |
14,3 |
trong nước |
2011-2020 |
5. |
Cát xây dựng |
Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ. |
905 ngàn m3 |
1.000 ngàn m³ |
3 |
4,7 |
trong nước |
2011-2020 |
6. |
Xây dựng nhà máy gạch Cotto |
CCN Kim Sơn |
14 triệu m2/năm |
21 triệu m2/năm |
560 |
560 |
trong nước |
2011-2020 |
7. |
Đầu tư mở rộng công suất cơ sở sản xuất gạch Ceramic |
Trên địa bàn Tỉnh |
Lựa chọn |
Lựa chọn |
50 |
50 |
trong nước |
2011-2020 |
8. |
Đá ốp lát |
Hải Hà, Ba Chẽ, Bình Liêu |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
7 |
8 |
trong nước |
2011-2020 |
9. |
Gạch Terastone |
KCN Việt Hưng |
400 ngàn m2/năm |
400 ngàn m2/năm |
55 |
5 |
trong nước |
2011-2020 |
10. |
Polyme composite |
KCN Việt Hưng |
- |
60 ngàn m2/năm |
- |
6 |
trong nước |
2016-2020 |
11. |
Cửa nhựa |
Các Khu, CCN |
50 ngàn m2/năm |
150 ngàn m2/năm |
20 |
45 |
trong nước |
2011-2020 |
12. |
Kêu gọi đầu tư nhà máy gạch chịu lửa |
Hải Hà, KCN Việt Hưng |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
Lựa chọn |
Lựa chọn |
Liên doanh |
2011-2020 |
13. |
Kêu gọi đầu tư nhà máy gạch granit |
Hải Hà |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
Lựa chọn |
Lựa chọn |
Liên doanh |
2011-2020 |
14. |
Kêu gọi đầu tư nhà máy sản xuất thủy tinh cao cấp |
Quảng Yên |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
Lựa chọn |
Lựa chọn |
Liên doanh |
2011-2020 |
15. |
Kêu gọi đầu tư nhà máy sản xuất gạch trang trí |
Hạ Long |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
Lựa chọn |
Lựa chọn |
Liên doanh |
2011-2020 |
D. Các dự án đầu tư Ngành công nghiệp nước
Số TT |
Tên dự án |
Địa điểm |
Công suất, m3/ngày đêm |
Vốn đầu tư (tỷ đồng) |
Nguồn vốn |
Thời gian |
||
2011-2015 |
2016-2020 |
2011-2015 |
2016-2020 |
|||||
1 |
Hệ thống cấp nước Đông Hạ Long |
Hạ Long, Cẩm Phả |
36000 |
38000 |
873 |
866 |
ODA, DN |
2011-2017 |
2. |
Hệ thống cấp nước Tây Hạ Long |
Hạ Long, Hoành Bồ Uông Bí |
50000 |
40000 |
329 |
690 |
ODA, DN |
2011-2017 |
3. |
Hệ thống cấp nước Đông Triều; Mạo Khê |
Đông Triều Mạo Khê |
11000 |
20000 |
120 |
230 |
ODA, DN |
2014-2018 |
4. |
Hệ thống cấp nước Móng Cái |
Móng Cái |
20000 |
20000 |
215 |
225 |
ODA, DN |
2011-2017 |
5. |
Hệ thống cấp nước Hải Hà |
Hải Hà |
30000 |
30000 |
323 |
338 |
DN |
2011-2017 |
6. |
Hệ thống cấp nước Cô Tô |
Cô Tô |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
Dự án mở theo khả năng nhà đầu tư |
30 |
10 |
Nhà nước |
2011-2019 |
7 |
Các Hệ thống cấp nước KCN, huyện lỵ khác |
Quảng Ninh |
20000 |
50000 |
200 |
977 |
ODA, DN |
2011-2020 |
E. Ngành công nghiệp hóa chất giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
TT |
Tên dự án |
Địa điểm |
Công suất |
Vốn đầu tư (tỷ đồng) |
Nguồn vốn |
Thời gian |
||
2011-2015 |
2016-2020 |
2011-2015 |
2016-2020 |
|||||
1 |
Nhà máy sản xuất PVC hình, tấm |
Các KCN, CCN |
5.000 tấn/năm |
- |
100 |
- |
Liên doanh |
2011-2015 |
2 |
Nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời |
Các KCN, CCN |
3.000 SP/năm |
- |
100 |
- |
Liên doanh |
2011-2015 |
3 |
Nhà máy sản xuất sản phẩm từ cao su |
Các KCN, CCN |
1 triệu SP/năm |
Mở rộng |
150 |
100 |
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam |
2011-2020 |
4 |
Nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em bằng nhựa |
Các KCN, CCN |
1 triệu SP/năm |
- |
50 |
- |
Liên doanh |
2011-2015 |
5 |
3 Nhà máy sản xuất phân vi sinh/phân hữu cơ tổng hợp từ rác sinh hoạt |
Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái |
3.000-5.000 tấn/năm |
- |
300 |
- |
Kêu gọi đầu tư |
2011-2015 |
6 |
Nhà máy sản xuất các chế phẩm sinh học và thuốc thú ý thủy sản |
Quảng Yên, Hoành Bồ |
Lựa chọn |
- |
50 |
- |
Kêu gọi đầu tư |
2011-2015 |
7 |
Trồng thông và xây dựng nhà máy chế biến nhựa thông |
Uông Bí, Tiên Yên |
50.000 T/năm |
- |
200 |
|
Liên doanh |
2011-2015 |
8 |
Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất polime composite |
Các KCN, CCN |
60.000 m2/năm |
- |
Lựa chọn |
- |
Liên doanh |
2011-2015 |
9 |
Xây dựng mới nhà máy đạm DAP |
Uông Bí |
- |
330.000 Tấn/năm |
- |
4284 |
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam |
2015-2020 |
F. Các dự án đầu tư Ngành công nghiệp dệt may - da giầy
TT |
Tên dự án |
Địa điểm |
Công suất |
Vốn đầu tư (tỷ đồng) |
Nguồn vốn |
Thời gian |
||
2011-2015 |
2016-2020 |
2011-2015 |
2016-2020 |
|||||
1 |
Công nghiệp dệt may |
|
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Đầu tư xây dựng nhà máy may xuất khẩu |
Các KCN, CCN |
- |
1 triệu SP/năm |
- |
20 |
Liên doanh |
2016-2020 |
1.2 |
Đầu tư xây dựng nhà máy may xuất khẩu |
Các KCN, CCN |
- |
1 triệu SP/năm |
- |
20 |
Liên doanh |
2016-2020 |
2 |
Công nghiệp da giầy |
|
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giầy xuất khẩu |
KCN Cái Lân |
1,5 triệu đôi/năm |
- |
30 - 40 |
- |
Liên doanh |
2011-2015 |
2.2 |
Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giày xuất khẩu |
KCN Việt Hưng |
- |
1 triệu đôi/năm |
- |
20 |
Liên doanh |
2016-2020 |
2.3 |
Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giày xuất khẩu |
KCN Đông Mai |
- |
1 triệu đôi/năm |
- |
20 |
Liên doanh |
2016-2020 |
3 |
Công nghiệp phụ trợ ngành dệt may - da giầy |
|
|
|
|
|
|
|
3.1 |
Nhà máy sản xuất phụ kiện ngành giầy dép và may mặc |
Các KCN |
3-5 triệu SP/năm |
- |
40 - 50 |
- |
Liên doanh |
2011-2015 |
Quyết định 1208/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành: 07/08/2020 | Cập nhật: 08/08/2020
Quyết định 1362/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục thủ tục hành chính mới/bị bãi bỏ thuộc phạm vị quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 20/04/2020 | Cập nhật: 09/05/2020
Quyết định 1107/QĐ-TTg năm 2019 về tổ chức lại Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Ban hành: 28/08/2019 | Cập nhật: 26/09/2019
Quyết định 1362/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của Sở Ngoại vụ thành phố Cần Thơ Ban hành: 06/06/2019 | Cập nhật: 19/07/2019
Quyết định 1362/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 31/05/2019 | Cập nhật: 11/06/2019
Quyết định 1362/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ Quyết định 1430/QĐ-UBND quy định về việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 14/06/2018 | Cập nhật: 07/09/2018
Quyết định 1362/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quyết định 2735/QĐ-UBND về kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 08/06/2018 | Cập nhật: 01/12/2018
Quyết định 1362/QĐ-UBND năm 2018 quy định cụ thể hóa Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2018-2020 Ban hành: 18/05/2018 | Cập nhật: 23/06/2018
Quyết định 1362/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 11/07/2017 | Cập nhật: 19/08/2017
Quyết định 1362/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án thu lệ phí Đăng ký cư trú và cấp Chứng minh nhân dân trên địa bàn tỉnh An Giang Ban hành: 04/05/2017 | Cập nhật: 15/05/2017
Quyết định 1362/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án phát triển thị trường bất động sản tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Ban hành: 27/04/2017 | Cập nhật: 09/05/2017
Quyết định 1362/QĐ-UBND năm 2017 công bố danh mục và nội dung thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Ninh Ban hành: 03/05/2017 | Cập nhật: 31/05/2017
Quyết định 1362/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất ở tại xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình Ban hành: 19/10/2016 | Cập nhật: 03/11/2016
Quyết định 1362/QĐ-UBND năm 2016 bổ sung điểm sản xuất gạch nung công nghệ tuynel vào Quy hoạch phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 29/08/2016 | Cập nhật: 17/10/2016
Quyết định 1362/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh; vị trí điểm dừng, đón trả khách trên tuyến cố định và phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Ban hành: 01/06/2016 | Cập nhật: 26/12/2016
Quyết định 1362/QĐ-UBND năm 2016 về thay đổi thành viên Hội đồng xét tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2016 Ban hành: 23/05/2016 | Cập nhật: 01/06/2016
Quyết định 1362/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Văn thư - Lưu trữ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình Ban hành: 09/05/2016 | Cập nhật: 13/06/2016
Quyết định 1362/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang Ban hành: 21/07/2015 | Cập nhật: 28/07/2015
Quyết định 1362/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2012 - 2020, định hướng đến năm 2030 Ban hành: 27/08/2013 | Cập nhật: 20/12/2013
Quyết định 1208/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 - 2015 Ban hành: 04/09/2012 | Cập nhật: 06/09/2012
Quyết định 1208/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 Ban hành: 21/07/2011 | Cập nhật: 27/07/2011
Quyết định 1362/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 Ban hành: 12/05/2010 | Cập nhật: 08/12/2014
Quyết định 1107/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 Ban hành: 28/07/2009 | Cập nhật: 30/07/2009
Quyết định 55/2008/QĐ-BCT về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp Ban hành: 30/12/2008 | Cập nhật: 19/02/2009
Quyết định 1107/QĐ-TTG năm 2008 về việc thay đổi thành viên tham gia các Hội đồng, Ban Chỉ đạo phối hợp liên ngành Ban hành: 14/08/2008 | Cập nhật: 05/09/2008
Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 11/01/2008 | Cập nhật: 17/01/2008
Thông tư 01/2007/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội do Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành Ban hành: 07/02/2007 | Cập nhật: 13/02/2007
Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 07/09/2006 | Cập nhật: 16/09/2006
Quyết định 1107/QĐ-TTg năm 2006 phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Ban hành: 21/08/2006 | Cập nhật: 06/09/2006
Quyết định 1208/QĐ-TTg về việc thay đổi chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Hòa Khánh, thành phố Đà Nẵng Ban hành: 04/12/2000 | Cập nhật: 11/04/2007