Quyết định 2695/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An
Số hiệu: | 2695/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Long An | Người ký: | Đỗ Hữu Lâm |
Ngày ban hành: | 13/08/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Số: 2695/QĐ-UBND |
Long An, ngày 13 tháng 08 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH LONG AN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng Sở ngành tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2695/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường
STT |
Số hồ sơ TTHC |
Tên thủ tục hành chính |
Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi |
II. Lĩnh vực Tài nguyên nước: 11 thủ tục sửa đổi |
|||
1 |
T- LAN- 023734-TT |
Cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ và vừa |
+ Luật Tài nguyên nước + Nghị định 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 + Thông tư số 36/2011/TT-BTNMT ngày 15/9/2011 + Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) trích để lại từ nguồn thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Long An. |
2 |
T-LAN-023809-TT |
Cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ và vừa |
+ Luật Tài nguyên nước + Nghị định 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 + Thông tư số 36/2011/TT-BTNMT ngày 15/9/2011 + Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) trích để lại từ nguồn thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Long An. |
3 |
T-LAN-023802-TT |
Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ và vừa |
+ Luật Tài nguyên nước + Nghị định 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 + Thông tư số 36/2011/TT-BTNMT ngày 15/9/2011 + Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) trích để lại từ nguồn thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Long An. |
4 |
T-LAN-023606-TT |
Cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất công suất dưới 3.000m3/ngày đêm |
+ Luật Tài nguyên nước + Khoản 1 Điều 30 Nghị định 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 + Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước + Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) trích để lại từ nguồn thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Long An. |
5 |
T-LAN-023743-TT |
Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất công suất dưới 3000m3/ngày đêm |
+ Luật Tài nguyên nước + Khoản 2 Điều 30 Nghị định 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 + Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước + Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) trích để lại từ nguồn thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Long An. |
6 |
T-LAN-023717-TT |
Cấp giấy phép khai thác nước dưới đất công suất dưới 3000m3/ngày đêm |
+ Luật Tài nguyên nước + Khoản 1 Điều 31 Nghị định 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 + Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước + Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) trích để lại từ nguồn thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Long An. |
7 |
T-LAN-023757-TT |
Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác nước dưới đất công suất dưới 3000m3/ngày.đêm |
+ Luật Tài nguyên nước + Khoản 2 Điều 31 Nghị định 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 + Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước + Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) trích để lại từ nguồn thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Long An. |
8 |
T-LAN-023720-TT |
Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt công suất dưới 2m3/giây cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và dưới 50.000 m3/ngày đêm cho mục đích khác |
+ Luật Tài nguyên nước + Điểm c và Điểm đ Khoản 1 Điều 28, Khoản 1 Điều 32 Nghị định 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 + Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước + Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) trích để lại từ nguồn thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Long An. |
9 |
T-LAN-023777-TT |
Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt công suất dưới 2m3/giây cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và dưới 50.000 m3/ngày đêm cho mục đích khác |
+ Luật Tài nguyên nước + Điểm c và Điểm đ Khoản 1 Điều 28, Khoản 2 Điều 32 Nghị định 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 + Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước + Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) trích để lại từ nguồn thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Long An. |
10 |
T-LAN-023723-TT |
Cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước công suất dưới 3000m3/ ngày đêm |
+ Luật Tài nguyên nước + Điểm h Khoản 1 Điều 28, Khoản 1 Điều 33 Nghị định 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 + Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước + Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) trích để lại từ nguồn thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Long An. |
11 |
T-LAN-023783-TT |
Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào nguồn nước công suất dưới 3000m3/ngày đêm |
+ Luật Tài nguyên nước + Điểm h Khoản 1 Điều 28, Khoản 2 Điều 33 Nghị định 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 + Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước + Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) trích để lại từ nguồn thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Long An. |
Phần II
NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
II. Lĩnh vực Tài nguyên nước
1. Cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ và vừa
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
+ Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Long An (Số 137, Quốc lộ 1, phường 4, thành phố Tân An, tỉnh Long An).
+ Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ:
. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: nhận biên nhận hồ sơ;
. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp phép chưa đầy đủ, không hợp lệ, trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
+ Bước 4: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn không quá mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định và trình UBND tỉnh quyết định cấp phép. Trong thời hạn không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình cấp phép, UBND tỉnh quyết định cấp giấy phép hành nghề (theo Mẫu số 01đ ban hành kèm theo Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT); trường hợp không chấp nhận cấp phép, phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do để cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin cấp phép.
+ Bước 5: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc qua đường bưu điện
. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp lại biên nhận hồ sơ
. Trường hợp được cấp giấy phép: nhận lại 01 bộ hồ sơ, kết quả thẩm định, giấy phép, và ký nhận vào Sổ giao nhận hồ sơ.
. Trường hợp không cấp giấy phép: nhận lại 02 bộ hồ sơ và văn bản thông báo trả lại hồ sơ và ký nhận vào Sổ giao nhận hồ sơ.
* Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ: Từ ngày thứ Hai đến ngày thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ).
. Sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút.
. Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất (theo Mẫu số 01a-M ban hành kèm theo Thông tư 36/2011/TT-BTNMT ngày 15/9/2011);
+ Quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy đăng ký hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép (Bản sao có chứng thực hoặc Ban sao chụp có xác nhận của cơ quan cấp; trường hợp chỉ có Bản sao chụp thì phải kèm Bản chính để đối chiếu);
+ Văn bằng chứng chỉ của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật (Bản sao có chứng thực hoặc Bản sao chụp có xác nhận của cơ quan cấp; trường hợp chỉ có Bản sao chụp thì phải kèm Bản chính để đối chiếu) và hợp đồng lao động đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép hợp đồng lao động với người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật;
+ Bản khai kinh nghiệm chuyên môn trong hoạt động khoan thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép (theo Mẫu số 01c ban hành kèm theo Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT)
b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không quá 18 (mười tám) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường Long An.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
- Phí thẩm định hồ sơ: 700.000 đ/hồ sơ
- Lệ phí cấp phép: không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đơn đề nghị cấp phép hành nghề nước dưới đất (Mẫu số 01a-M).
+ Bản khai kinh nghiệm chuyên môn trong hoạt động khoan thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép (theo Mẫu số 01c ban hành kèm theo Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
1. Có quyết định thành lập tổ chức của cấp có thẩm quyền hoặc giấy đăng ký hoạt động kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp, trong đó có nội dung hoạt động liên quan đến ngành nghề khoan thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất.
2. Người đứng đầu tổ chức hoặc người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hành nghề (sau đây gọi chung là người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật) phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ.
+ Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất, địa chất thủy văn, khoan và có ít nhất hai (02) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề; hoặc công nhân khoan có tay nghề bậc 3/7 hoặc tương đương trở lên và có ít nhất bốn (04) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề;
+ Đã trực tiếp tham gia thiết kế, lập báo cáo hoặc thi công khoan ít nhất năm (05) công trình thăm dò, khai thác nước dưới đất.
b) Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa:
+ Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các ngành địa chất, địa chất thủy văn, khoan và có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề; hoặc tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất, địa chất thủy văn, khoan và có ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề;
+ Đã trực tiếp tham gia lập đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất năm (05) công trình thăm dò, khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 200m3/ngày đêm trở lên.
3. Máy khoan và các thiết bị thi công khoan phải bảo đảm có tính năng kỹ thuật phù hợp đáp ứng yêu cầu đối với quy mô hành nghề và an toan lao động theo quy định hiện hành.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được Quốc Hội thông qua ngày 21/6/2012.
+ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
+ Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT ngày 12/10/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định về việc cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất.
+ Thông tư số 36/2011/TT-BTNMT ngày 15/9/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường V/v sửa đổi, bổ sung Quy định việc cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất ban hành kèm theo Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT ngày 12/10/20006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) trích để lại từ nguồn thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Long An.
_____________________________
Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi
Mẫu số 01a-M
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
HÀNH NGHỀ KHOAN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Kính gửi: ………………………………………………………………(1)
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép:
1.1. Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………………………………………… (2)
1.2. Địa chỉ: …………………………………………………………..………………………………… (3)
1.3. Số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp: ........................... (đối với cá nhân đề nghị cấp phép). (4)
1.4. Điện thoại: ……………………. Fax: ……………………… E-mail: ………………………………
1.5. Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số.... ngày …. tháng …. năm …... do ………………… (đối với tổ chức đề nghị cấp phép) (5)
1.6. Bản kê khai năng lực chuyên môn kỹ thuật hành nghề khoan nước dưới đất của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép:
a) Nguồn nhân lực:
- Thủ trưởng đơn vị hành nghề (đối với tổ chức) hoặc cá nhân: (họ tên, trình độ chuyên môn/ngành nghề được đào tạo, số năm công tác và kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề).
- Người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật: (họ tên, trình độ chuyên môn/ngành nghề được đào tạo, số năm công tác và kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề).
- Tổng số người: …………………………………… người, trong đó:
+ Số người có trình độ đại học trở lên: ……………………………… người.
+ Số công nhân, trung cấp hoặc tương đương: ……………………. người.
b) Máy móc, thiết bị chủ yếu:
- Máy khoan:
Tên máy, thiết bị khoan |
Ký, mã hiệu |
Nước sản xuất |
Năm sản xuất |
Công suất |
Đường kính khoan lớn nhất (mm) |
Chiều sâu khoan lớn nhất (m) |
Số lượng (bộ) |
Liệt kê chi tiết tên từng loại thiết bị khoan (là tài sản của tổ chức, cá nhân) |
|
|
|
|
|
|
|
- Thiết bị khác:
Tên máy, thiết bị |
Ký, mã hiệu |
Nước sản xuất |
Năm sản xuất |
Thông số kỹ thuật chủ yếu |
Số lượng (bộ) |
Liệt kê chi tiết tên từng loại thiết bị của tổ chức, cá nhân (máy bơm các loại, máy nén khí, thiết bị do địa vật lý dụng cụ đo mực nước, lưu lượng, máy định vị GPS...) |
|
|
|
|
|
2. Nội dung đề nghị cấp phép:
2.1. Quy mô hành nghề: ………………………………………………………………………………. (6)
2.2. Thời gian hành nghề: …………………………………………………………………………….. (7)
3. Giấy tờ tài liệu nộp kèm theo đơn này gồm có:
……………………………………………………………………………………………………………. (8)
(tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) đã sao gửi một (01) bộ hồ sơ tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố (9)
(tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) có đủ máy móc thiết bị và năng lực chuyên môn để hành nghề khoan thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất với các nội dung đề nghị cấp phép nêu trên.
Đề nghị (tên cơ quan cấp phép) xem xét và cấp giấy phép hành nghề cho (tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép).
(tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) cam kết chấp hành đúng quy trình kỹ thuật khoan, các quy định về bảo vệ nguồn nước dưới đất và các quy định khác của pháp luật có liên quan./.
|
……., ngày ... tháng ... năm …… |
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐƠN
(1) Tên cơ quan cấp phép: Bộ Tài nguyên và Môi trường (nếu hành nghề với quy mô lớn) hoặc UBND tỉnh/thành phố (nếu hành nghề với quy mô vừa và nhỏ).
(2) Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép.
(3) Ghi rõ địa chỉ (số nhà, đường phố/thôn/ấp, phường/xã/thị trấn, quận/huyện/thị xã/TP, tỉnh/TP) nơi đăng ký địa chỉ thường trú của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
(4) Cá nhân đề nghị cấp phép hành nghề phải nộp kèm bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân hoặc bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu.
(5) Tên cơ quan ký quyết định thành lập tổ chức hoặc tên cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
(6) Ghi rõ quy mô đề nghị cấp phép hành nghề là: nhỏ, vừa, hoặc lớn.
(7) Ghi rõ số năm đề nghị cấp phép hành nghề (nhưng không quá 5 năm).
(8) Liệt kê danh mục giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo hồ sơ.
(9) Tên tỉnh/thành phố nơi đăng ký địa chỉ thường trú của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép (trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Cục Quản lý tài nguyên nước).
Ghi chú: Hồ sơ đề nghị cấp phép gửi tới Cục Quản lý tài nguyên nước đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; gửi tới Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố.
Mẫu số 01c
1. Họ và tên:
2. Ngày, tháng, năm sinh:
3. Nơi sinh:
4. Số chứng minh thư, ngày cấp, nơi cấp:
5. Địa chỉ thường trú:
6. Trình độ chuyên môn, ngành nghề được đào tạo:
7. Các văn bằng, chứng chỉ đã được cấp:
8. Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất:
9. Đã trực tiếp tham gia lập đề án, lập báo cáo, thiết kế giếng hoặc thi công, chỉ đạo thi công các công trình khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất như sau:
- Công trình có lưu lượng dưới 200 m3/ngày:
- Công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đến dưới 3000 m3/ngày:
- Công trình có lưu lượng từ 3000 m3/ngày trở lên:
1. Thống kê các công trình khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất đã trực tiếp tham gia thực hiện:
Stt |
Nội dung công việc trực tiếp tham gia trong các công trình khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất |
Thời gian (2) |
Đơn vị (3) |
|||
|
Tên công trình |
Vị trí (huyện, tỉnh) |
Lưu lượng m3/ngày |
Nội dung công việc (1) |
||
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung bản tự khai này./.
|
……, ngày ....tháng …. năm ….. |
Ghi chú:
(1) Ghi rõ là chủ trì hoặc tham gia lập đề án, lập báo cáo, thiết kế giếng, chỉ đạo thi công hoặc thi công....
(2) Ghi rõ tháng, năm tham gia thực hiện các nội dung công việc của công trình.
(3) Ghi rõ tên của tổ chức, cá nhân thực hiện công trình khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất hoặc tự mình thực hiện.
2. Cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ và vừa.
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
+ Bước 2: Tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Long An hoặc qua đường bưu điện (số 137, Quốc lộ 1, phường 4, thành phố Tân An, tỉnh Long An).
. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: nhận biên nhận hồ sơ;
. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ: chỉnh sửa, bổ sung cho đầy đủ, hợp lệ.
+ Bước 3: Thẩm tra hồ sơ:
Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại giấy phép, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra, đối chiếu với hồ sơ cấp phép lưu trữ, sao chụp giấy phép đã cấp và trình UBND tỉnh cấp lại giấy phép mới cho chủ giấy phép. Trong thời hạn không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình cấp phép, UBND tỉnh quyết định cấp lại giấy phép hành nghề; trường hợp không chấp nhận cấp lại giấy phép, phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do để cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin cấp phép.
+ Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Long An hoặc qua đường bưu điện.
. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp lại biên nhận hồ sơ.
. Trường hợp được cấp giấy phép: nhận lại 01 bộ hồ sơ, kết quả thẩm định, giấy phép, và ký nhận vào Sổ giao nhận hồ sơ.
. Trường hợp không cấp giấy phép: nhận lại 02 bộ hồ sơ và văn bản thông báo trả lại hồ sơ và ký nhận vào Sổ giao nhận hồ sơ.
* Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ: Từ ngày thứ Hai đến ngày thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ).
. Sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút.
. Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại phép hành nghề khoan nước dưới đất (Mẫu số 02d/CLGPHNK).
+ Giấy phép đã bị rách nát, hư hỏng.
b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường Long An.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
- Phí, Lệ phí: không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất (Mẫu số 02đ/CLGPHNK).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật số 17/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Tài nguyên nước, được Quốc Hội thông qua ngày 21/6/1012.
+ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
+ Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT ngày 12/10/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định về việc cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất, có hiệu lực ngày: 27/10/2006.
+ Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) trích để lại từ nguồn thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Long An.1
___________________________
Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP
HÀNH NGHỀ KHOAN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An (1)
1.1. Tên chủ giấy phép:…………………………………………………………………………………
1.2. Địa chỉ:……………………………………….………………………………………………………
1.3. Điện thoại:…………………………. Fax:……………………. E-mail:……………………………
1.4. Quyết định thành lập (hoặc giấy đăng ký hoạt động kinh doanh) số ……………. ngày …. tháng .... năm ….. do (tên cơ quan ký quyết định thành lập hoặc tên cơ quan cấp giấy đăng ký hoạt động kinh doanh)
2- Lý do đề nghị cấp lại cấp phép:
……………………………………………………………………………………………………….. (2)
3- Các thông tin về giấy phép đã được cấp: (cơ quan cấp…………; năm cấp………; quy mô hành nghề ………; thời gian hành nghề).
(tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của những thông tin nêu trên.
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Long An xem xét, cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất cho (tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép) theo nội dung của giấy phép đã được cấp.
|
…….., ngày .... tháng …. năm ….. |
______________________________
(1) Tên cơ quan đã cấp giấy phép
(2) Nêu rõ nguyên nhân giấy phép bị mất hoặc bị hư hỏng, rách nát.
3. Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ và vừa
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
+ Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Long An (số 137, Quốc lộ 1, phường 4, thành phố Tân An, tỉnh Long An).
+ Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ:
. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: nhận biên nhận hồ sơ;
. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp phép chưa đầy đủ, không hợp lệ, trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
+ Bước 4: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định và trình UBND tỉnh quyết định cấp phép. Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình cấp phép, UBND tỉnh quyết định cấp giấy phép hành nghề (theo Mẫu số 02d ban hành kèm theo Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT); trường hợp không chấp nhận cấp phép, phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do để cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin cấp phép.
+ Bước 5: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Long An hoặc qua đường bưu điện.
. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp lại biên nhận hồ sơ
. Trường hợp được cấp giấy phép: nhận lại 01 bộ hồ sơ, kết quả thẩm định, giấy phép, và ký nhận vào Sổ giao nhận hồ sơ.
. Trường hợp không cấp giấy phép: nhận lại 02 bộ hồ sơ và văn bản thông báo trả lại hồ sơ và ký nhận vào Sổ giao nhận hồ sơ.
* Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ: Từ ngày thứ Hai đến ngày thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ).
. Sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút.
. Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Tài nguyên và Môi trường Long An.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất (theo Mẫu số 02a-M ban hành kèm theo Thông tư 36/2011/TT-BTNMT ngày 15/9/2011);
+ Bản sao giấy phép đã được cấp;
+ Bảng tổng hợp các công trình khoan thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất do tổ chức, cá nhân thực hiện trong thời gian sử dụng giấy phép đã được cấp (theo Mẫu số 02b ban hành kèm theo Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT);
* Đối với trường hợp đề nghị gia hạn giấy phép mà có sự thay đổi người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật thì ngoài những tài liệu quy định trên, hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép còn bao gồm:
+ Văn bằng, chứng chỉ của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật (Bản sao có chứng thực hoặc Bản sao chụp có xác nhận của cơ quan cấp, trường hợp chỉ có Bản sao chụp thì phải kèm Bản chính để đối chiếu) và hợp đồng lao động đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép hợp đồng lao động với người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật;
+ Bản khai kinh nghiệm chuyên môn (theo Mẫu số 01c ban hành kèm theo Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT) của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật.”.
b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường Long An.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
- Phí thẩm định hồ sơ: 350.000 đ/hồ sơ
- Lệ phí cấp phép: không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đơn đề nghị gia hạn, điều chính nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất (Mẫu số 02a-M).
+ Bảng tổng hợp các công trình khoan thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất đã thực hiện trong thời gian sử dụng giấy phép (Mẫu số 02b)
+ Bản khai kinh nghiệm chuyên môn của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật (Mẫu số 01b).
- Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật số 17/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Tài nguyên nước, được Quốc Hội thông qua ngày 21/06/2012.
+ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
+ Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT ngày 12/10/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định về việc cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất.
+ Thông tư số 36/2011/TT-BTNMT ngày 15/9/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường V/v sửa đổi, bổ sung Quy định việc cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất ban hành kèm theo Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT ngay 12/10/20006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành mức thu phu lệ phí và tỷ lệ (%) trích để lại từ nguồn thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Long An.
___________________________
Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi
Mẫu số 02a-M
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN/ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG
GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ KHOAN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Kính gửi: ……………………………………………………..(1)
1. Chủ giấy phép:
1.1. Tên chủ giấy phép: ………………………………………………………………………………….
1.2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………….
1.3. Điện thoại: ……………………….. Fax: ……………………. E-mail: …………………………..
1.4. Quyết định thành lập (hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ... ngày ... tháng ... năm ... do (tên cơ quan ký quyết định thành lập hoặc tên cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
1.5. Các thông tin về giấy phép đã được cấp: (Giấy phép số …., cấp ngày ... tháng ... năm ….., cơ quan cấp...; quy mô hành nghề..., thời gian hành nghề...).
1.6. Bản kê khai năng lực chuyên môn kỹ thuật hành nghề khoan nước dưới đất của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép: (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh quy mô hành nghề).
a) Nguồn nhân lực:
- Thủ trưởng đơn vị hành nghề (đối với tổ chức) hoặc cá nhân: (họ tên, trình độ chuyên môn/ngành nghề được đào tạo, số năm công tác và kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề).
- Người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật: (họ tên, trình độ chuyên môn/ngành nghề được đào tạo, số năm công tác và kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề).
- Tổng số người: …………………………………. người, trong đó:
+ Số lượng có trình độ đại học trở lên: ………………………… người.
+ Số công nhân, trung cấp hoặc tương đương: ……………………………… người.
b) Máy móc, thiết bị chủ yếu:
- Máy khoan:
Tên máy, thiết bị khoan |
Ký, mã hiệu |
Nước sản xuất |
Năm sản xuất |
Công suất |
Đường kính khoan lớn nhất (mm) |
Chiều sâu khoan lớn nhất (m) |
Số lượng (bộ) |
Liệt kê chi tiết tên từng loại thiết bị khoan (là tài sản của tổ chức, cá nhân) |
|
|
|
|
|
|
|
- Thiết bị khác:
Tên máy, thiết bị |
Ký, mã hiệu |
Nước sản xuất |
Năm sản xuất |
Thông số kỹ thuật chủ yếu |
Số lượng |
Liệt kê chi tiết tên từng loại thiết bị của tổ chức, cá nhân (máy bơm các loại, máy nén khí, thiết bị đo địa vật lý dụng cụ đo mực nước, lưu lượng, máy định vị GPS...) |
|
|
|
|
|
2. Tình hình thực hiện các quy định của giấy phép:
…………………………………………………………………………………………………………….. (2)
3. Lý do đề nghị gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép:
…………………………………………………………………………………………………………….. (3)
4. Thời gian đề nghị gia hạn/nội dung đề nghị điều chỉnh giấy phép:
- Thời hạn đề nghị gia hạn: (ghi rõ số tháng/hoặc năm nhưng tối đa không quá 03 năm)
- Nội dung đề nghị điều chỉnh: (ghi rõ quy mô đề nghị điều chỉnh).
5. Giấy tờ tài liệu nộp kèm theo đơn này gồm có:
…………………………………………………………………………………………………………….. (4)
(tên tổ chức/cá nhân để nghị gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép) đã sao gửi một (01) bộ hồ sơ tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố ……………………………. (5)
(tên tổ chức/cá nhân đề nghị gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép) có đủ năng lực chuyên môn kỹ thuật để hành nghề khoan nước dưới đất quy mô ………… Đề nghị (tên cơ quan cấp phép) xem xét gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất theo những nội dung, nêu trên, (tên tổ chức/cá nhân đề nghị gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép) cam kết chấp hành đúng nội dung quy định của giấy phép và các quy định của pháp luật về tài nguyên nước./.
|
….., ngày ... tháng ... năm ….. |
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐƠN
(1) Tên cơ quan cấp phép: Bộ Tài nguyên và Môi trường (nếu hành nghề với quy mô lớn) hoặc UBND tỉnh/thành phố (nếu hành nghề với quy mô vừa và nhỏ).
(2) Chủ giấy phép tự đánh giá về tình hình thực hiện quy định của giấy phép trong quá trình hành nghề như: tuân thủ quy trình kỹ thuật khoan, bảo vệ nguồn nước dưới đất, về thực hiện chế độ báo cáo, kết quả các công trình thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất; về tình hình chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước và các quy định của pháp luật có liên quan...
(3) Nêu rõ những lý do: về thời hạn của giấy phép đã được cấp, thay đổi về năng lực chuyên môn kỹ thuật,... so với thời điểm được cấp giấy phép cũ,...
(4) Liệt kê danh mục giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo hồ sơ.
(5) Tên tỉnh/thành phố nơi đăng ký địa chỉ thường trú của tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép (trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Cục Quản lý tài nguyên nước).
Ghi chú: Hồ sơ đề nghị cấp gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép gửi tới Cục Quản lý tài nguyên nước đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; gửi tới Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố.
BẢN KHAI KINH NGHIỆM CHUYÊN MÔN TRONG HOẠT ĐỘNG KHOAN THĂM DÒ, KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH VỀ KỸ THUẬT
1. Họ và tên:
2. Ngày, tháng, năm sinh:
3. Nơi sinh:
4. Số chứng minh thư, ngày cấp, nơi cấp:
5. Địa chỉ thường trú:
6. Trình độ chuyên môn, ngành nghề được đào tạo:
7. Các văn bằng, chứng chỉ đã được cấp:
8. Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất:
9. Đã trực tiếp tham gia lập đề án, lập báo cáo, thiết kế giếng hoặc thi công, chỉ đạo thi công các công trình khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất như sau:
- Công trình có lưu lượng dưới 200 m3/ngày:
- Công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đến dưới 3000 m3/ngày:
- Công trình có lưu lượng từ 3000 m3/ngày trở lên:
Thống kê các công trình khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất đã trực tiếp tham gia thực hiện:
Stt |
Nội dung công việc trực tiếp tham gia trong các công trình khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất |
Thời gian |
Đơn vị thực hiện |
|||
Tên công trình |
Vị trí (huyện, tỉnh) |
Lưu lượng m3/ngày |
Nội dung công việc (1) |
(2) |
(3) |
|
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung bản tự khai này./.
|
……, ngày .... tháng …. năm ….. |
Ghi chú:
(1) Ghi rõ là chủ trì hoặc tham gia lập đề án, lập báo cáo, thiết kế giếng, chỉ đạo thi công hoặc thi công....
(2) Ghi rõ tháng, năm tham gia thực hiện các nội dung công việc của công trình.
(3) Ghi rõ tên của tổ chức, cá nhân thực hiện công trình khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất hoặc tự mình thực hiện.
Mẫu số 02b
TÊN CHỦ GIẤY PHÉP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BẢNG TỔNG HỢP CÁC CÔNG TRÌNH KHOAN THĂM DÒ, KHOAN KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT ĐÃ THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN SỬ DỤNG GIẤY PHÉP
(từ tháng …./năm..... đến tháng …./năm....)
TT |
Tên công trình |
Tên chủ CT |
Lưu lượng CT (m3/ngày) |
Số lượng giếng |
Vị trí công trình |
||
Xã/phường thị trấn |
Quận/huyện thị xã, Tp |
Tỉnh/thành phố |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……., ngày …. tháng …. năm ….. |
4. Cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất công suất dưới 3.000 m3/ngày đêm
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
+ Bước 2: Tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Long An (số 137, Quốc lộ 1, phường 4, thành phố Tân An, tỉnh Long An).
+ Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ:
. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: nhận biên nhận hồ sơ;
. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp phép chưa đầy đủ, không hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
+ Bước 4: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định đề án; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.
+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả giải quyết hồ sơ:
. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp lại biên nhận hồ sơ.
. Trường hợp được cấp giấy phép: nộp lệ phí cấp giấy phép, nhận lại 01 bộ hồ sơ, kết quả thẩm định, giấy phép và ký nhận vào Sổ giao nhận hồ sơ.
. Trường hợp không cấp giấy phép: nhận lại 02 bộ hồ sơ và văn bản thông báo trả lại hồ sơ và ký nhận vào Sổ giao nhận hồ sơ.
* Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ: Từ ngày thứ Hai đến ngày thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ).
. Sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút.
. Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Tài nguyên và Môi trường Long An.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất.
+ Đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên; thiết kế giếng thăm dò đối với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm.
b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường Long An.
c) Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Ban Quản lý các Khu kinh tế và Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
+ Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất:
. Thiết kế giếng thăm dò - khai thác lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm: 200.000 VNĐ/đề án.
. Đề án thăm dò có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm: 550.000 VNĐ/đề án.
. Đề án thăm dò có lưu lượng từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: 1.300.000 VNĐ/đề án.
. Đề án thăm dò có lưu lượng từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: 2.500.000 VNĐ/đề án.
+ Lệ phí cấp phép: 100.000/giấy phép
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đơn đề nghị cấp phép thăm dò nước dưới đất (Mẫu số 01).
+ Hướng dẫn lập Đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200 đến dưới 3000 m3/ngày đêm (Mẫu số 22)
+ Hướng dẫn lập Thiết kế giếng thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm (Mẫu số 23)
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Nghị định 201/2013/NĐ-CP.
2. Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
Phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật số 17/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Tài nguyên nước được Quốc Hội thông qua ngày 21/6/2012.
+ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
+ Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
+ Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) trích để lại từ nguồn thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Long An.
___________________________
Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi
Mẫu 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP THĂM DÒ NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Kính gửi: …………………………………………………………………….(1)
1. Tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép:
1.1. Tên tổ chức/cá nhân (đối với tổ chức ghi đầy đủ tên theo Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh; đối với cá nhân ghi đầy đủ họ tên theo Chứng minh nhân dân): …………….
1.2. Số Giấy đăng ký kinh doanh, nơi cấp, ngày cấp hoặc số Quyết định thành lập, cơ quan ký quyết định (đối với tổ chức)/số Chứng minh nhân dân, nơi cấp. ngày cấp (đối với cá nhân):…….
1.3. Địa chỉ (đối với tổ chức ghi địa chỉ trụ sở chính theo Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập; đối với cá nhân ghi địa chỉ hộ khẩu thường trú): …………………………………….
1.4. Điện thoại: ………………………. Fax: …………………….. Email: ……………………………..
2. Nội dung đề nghị cấp phép:
2.1. Vị trí công trình thăm dò: ………………………………………………………………………… (2)
2.2. Mục đích thăm dò: …………………………………………………………………………………(3)
2.3. Quy mô thăm dò: …………………………………………………………………………………. (4)
2.4. Tầng chứa nước thăm dò:……………………………………………………………………….. (5)
2.5. Thời gian thi công:………………………………………………………………………………… (6)
3. Giấy tờ, tài liệu nộp kèm theo Đơn này gồm có:
- Đề án thăm dò nước dưới đất (đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên).
- Thiết kế giếng thăm dò (đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm).
- Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan.
4. Cam kết của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép:
- (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) cam đoan các nội dung, thông tin trong Đơn này và các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) cam kết chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của Giấy phép và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Khoản 4 Điều 14 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan.
- (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) đã gửi một (01) bộ Hồ sơ tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố ……………………………………………………………………………….. (7)
Đề nghị (tên cơ quan cấp phép) xem xét, phê duyệt Đề án và cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất cho (tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép)./.
|
……., ngày …. tháng …. năm …… |
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐƠN:
(1) Tên cơ quan cấp phép: Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp cấp phép thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường/UBND cấp tỉnh đối với trường hợp cấp phép thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh (theo quy định tại Điều 28 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước).
(2) Ghi rõ địa chỉ cụ thể hoặc thôn/ấp.,.,xã/phường..., huyện/quận..., tỉnh/thành phố nơi bố trí công trình thăm dò; trường hợp công trình thăm dò bố trí trong nhiều đơn vị hành chính thì ghi cụ thể các đơn vị hành chính nơi đặt các công trình thăm dò. Ghi rõ tọa độ các điểm góc giới hạn phạm vi bố trí công trình thăm dò theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục, múi chiếu.
(3) Ghi rõ thăm dò nước dưới đất để cấp nước cho mục đích: sinh hoạt, sản xuất, tưới, nuôi trồng thủy sản....; trường hợp thăm dò để cấp nước cho nhiều mục đích thì ghi rõ dự kiến lưu lượng để cấp cho từng mục đích.
(4) Ghi rõ tổng số giếng, tổng lưu lượng thăm dò (m3/ngày đêm) và dự kiến lưu lượng của từng giếng.
(5) Ghi rõ tầng chứa nước, chiều sâu dự kiến của các giếng thăm dò; trường hợp thăm dò nhiều tầng chứa nước thì ghi rõ các tầng thăm dò, số lượng giếng, lưu lượng dự kiến thăm dò trong từng tầng chứa nước.
(6) Ghi rõ thời gian bắt đầu thi công, dự kiến thời gian hoàn thành công tác thi công, thời gian hoàn thành công tác lập báo cáo kết quả thăm dò.
(7) Phần ghi này áp dụng cho trường hợp cấp phép thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mẫu 22
(TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP)
ĐỀ ÁN
THĂM DÒ NƯỚC DƯỚI ĐẤT
…………………. (1)
(Đối với công trình thăm dò có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên)
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN |
ĐƠN VỊ LẬP ĐỀ ÁN |
___________________
(1) Ghi tên công trình thăm dò, vị trí và quy mô thăm dò
HƯỚNG DẪN
NỘI DUNG ĐỀ ÁN THĂM DÒ NƯỚC DƯỚI ĐẤT
(Đối với công trình thăm dò có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên)
MỞ ĐẦU
1. Trình bày tóm tắt các thông tin của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất (tên, địa chỉ trụ sở chính, lĩnh vực hoạt động theo Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập đối với tổ chức; họ tên, số CMND, nơi cấp, ngày cấp theo Chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú đối với cá nhân).
2. Luận chứng, thuyết minh nhu cầu sử dụng nước, mục đích thăm dò, trường hợp thăm dò nước dưới đất để cấp nước cho nhiều mục đích thì phải luận chứng rõ lưu lượng cấp cho từng mục đích sử dụng.
3. Khái quát các nội dung cơ bản của đề án, bao gồm các nội dung chủ yếu về điều kiện địa lý tự nhiên, xã hội, các đặc điểm cơ bản của nguồn nước dưới đất, hiện trạng khai thác nước dưới đất và các nguồn thải khu vực thăm dò; về đối tượng và phạm vi thăm dò, nội dung, phương pháp, khối lượng thăm dò, tiến độ thực hiện và dự toán kinh phí thăm dò.
4. Đánh giá sự phù hợp của việc thăm dò nước dưới đất với các quy hoạch tài nguyên nước, các quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước và quy định có liên quan đến việc thăm dò nước dưới đất của tổ chức/cá nhân.
5. Thống kê các tài liệu sử dụng làm căn cứ lập đề án thăm dò nước dưới đất gồm: các quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch cấp nước có liên quan; các báo cáo, tài liệu điều tra, đánh giá, quan trắc dưới đất đã thực hiện tại khu vực thăm dò; các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các tài liệu khác có liên quan.
6. Trình bày đầy đủ các thông tin về năng lực của tổ chức, cá nhân lập đề án thăm dò nước dưới đất và đánh giá việc đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Chương I
ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, XÃ HỘI KHU VỰC THĂM DÒ
I. Trình bày tổng quan về điều kiện địa lý tự nhiên, xã hội khu vực tiến hành thăm dò và các yếu tố có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp tới việc thăm dò.
II. Trình bày cụ thể các nội dung thông tin, số liệu về điều kiện địa lý tự nhiên, xã hội khu vực thăm dò, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Vị trí hành chính, tọa độ các điểm góc (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục, múi chiếu) giới hạn phạm vi bố trí công trình thăm dò nước dưới đất, kèm theo hình vẽ thể hiện vị trí khu vực thăm dò và mối liên kết với các khu vực lân cận.
2. Đặc điểm địa hình, địa mạo, khí tượng, thủy văn, hải văn khu vực thăm dò: đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố này đến việc hình thành trữ lượng, đặc điểm động thái, chất lượng nước của nguồn nước dưới đất tại khu vực thăm dò.
3. Đặc điểm phân bố dân cư, mật độ dân số và các yếu tố kinh tế, xã hội khác có liên quan đến hoạt động khai thác, sử dụng nước nói chung, nước dưới đất nói riêng để cấp nước sinh hoạt tại khu vực thăm dò và các khu vực khác có liên quan (nếu có).
4. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ chủ yếu (công nghiệp nông nghiệp chăn nuôi, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản...) tại khu vực thăm dò và tình hình khai thác sử dụng nguồn nước phục vụ các hoạt động đó.
III. Xác định rõ những số liệu, thông tin đã có và những số liệu, thông tin cần phải tiếp tục thực hiện trong quá trình thăm dò.
Chương II
ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT KHU VỰC THĂM DÒ
I. Trình bày tổng quát kết quả điều tra, nghiên cứu, đánh giá, quan trắc nước dưới đất đã được thực hiện và các đặc điểm nguồn nước dưới đất tại khu vực thăm dò theo tài liệu đã có.
II. Trình bày cụ thể các nội dung, thông tin, số liệu về đặc điểm nguồn nước dưới đất, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tình hình điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất khu vực thăm dò, với các nội dung chủ yếu sau:
a) Thống kê, tổng hợp các kết quả điều tra, nghiên cứu, đánh giá, quan trắc nước dưới đất đã thực hiện tại khu vực thăm dò;
b) Phân tích, đánh giá các kết quả điều tra, đánh giá nước dưới đất đã được thực hiện: lựa chọn các thông tin, số liệu được sử dụng để lập đề án, thiết kế nội dung, khối lượng công tác thăm dò;
c) Nhận xét, đánh giá và xác định các nội dung, thông tin, số liệu cần phải nghiên cứu làm rõ trong quá trình thăm dò nước dưới đất.
2. Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất nêu trên, tiến hành mô tả đặc điểm của nguồn nước dưới đất tại khu vực thăm dò với các nội dung chủ yếu sau:
a) Đặc điểm của các tầng chứa nước
Mô tả đặc điểm các tầng chứa nước trong khu vực thăm dò, gồm các thông tin, số liệu về phạm vi, chiều sâu phân bố, chiều dày, thành phần đất đá, đặc tính thấm nước, chứa nước, động thái, chiều sâu mực nước của từng tầng chứa nước.
Riêng đối với công trình thăm dò có quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên cần phải mô tả các đặc điểm nguồn cấp, miền cấp, miền thoát, hướng dòng chảy của nước dưới đất; biên và điều kiện biên của các tầng chứa nước; quan hệ của nước dưới đất với nước mặt, với các yếu tố khí tượng, thủy văn, hải văn, quan hệ thủy lực giữa các tầng chứa nước tại khu vực thăm dò; đánh giá sơ bộ trữ lượng, chất lượng nước và khả năng khai thác của các tầng chứa nước trong khu vực thăm dò, Trường hợp khu vực thăm dò chưa có đủ thông tin, số liệu về các nội dung nêu trên thì trong đề án thăm dò cần phải bố trí hạng mục công việc để làm rõ.
b) Đặc điểm của các tầng cách nước
Mô tả đặc điểm các lớp thấm nước yếu, cách nước trong khu vực thăm dò, gồm các thông tin, số liệu về phạm vi phân bố theo diện tích và chiều sâu; chiều sâu phân bố, chiều dày, thành phần đất đá, tính chất thấm nước và cách nước.
c) Đặc điểm chất lượng nước
Mô tả đặc điểm, đặc trưng về chất lượng nước dưới đất khu vực thăm dò, tình hình ô nhiễm, xâm nhập mặn của các tầng chứa nước.
d) Bản đồ hoặc sơ đồ địa chất thủy văn
Riêng đối với công trình thăm dò có quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên cần phải mô tả, thuyết minh các nội dung chủ yếu của bản đồ hoặc sơ đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1:25.000 hoặc lớn hơn, các mặt cắt kèm theo nhằm làm rõ các đặc điểm về địa chất thủy văn của khu vực thăm dò và các khu vực có liên quan.
đ) Phạm vi ảnh hưởng của công trình
Luận chứng, thuyết minh để làm rõ phạm vi vùng ảnh hưởng của công trình khai thác nước dưới đất dự kiến và khoanh định trên bản đồ hoặc sơ đồ.
III. Xác định những vấn đề, nội dung thông tin, số liệu về đặc điểm nguồn nước dưới đất khu vực thăm dò cần phải được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để làm rõ trong quá trình thực hiện việc thăm dò.
Chương III
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ CÁC NGUỒN THẢI KHU VỤC THĂM DÒ
I. Trình bày tổng quát hiện trạng khai thác nước dưới đất và các nguồn thải có liên quan đến việc khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước dưới đất tại khu vực thăm dò.
II. Trình bày cụ thể các nội dung, thông tin, số liệu về hiện trạng khai thác nước dưới đất và các nguồn thải khu vực thăm dò, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực thăm dò
a) Hiện trạng khai thác nước dưới đất trong phạm vi vùng ảnh hưởng của công trình thăm dò.
Thống kê, tổng hợp các công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất hiện có trong phạm vi vùng ảnh hưởng của công trình, gồm các thông tin chủ yếu: tên chủ công trình, loại hình công trình khai thác, vị trí, chiều sâu. khoảng cách đến công trình thăm dò; lưu lượng, mực nước, chế độ khai thác: mục đích khai thác, sử dụng nước của từng công trình; tổng số công trình, tổng lưu lượng khai thác nước dưới đất của các công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất trên phạm vi toàn vùng và theo từng tầng chứa nước chủ yếu.
b) Hiện trạng khai thác nước dưới đất ngoài phạm vi vùng ảnh hưởng của công trình thăm dò (thuộc phạm vi thăm dò dự kiến).
Trình bày tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất, gồm các thông tin chủ yếu về loại hình công trình khai thác, vị trí, chiều sâu, khoảng cách đến công trình thăm dò, lưu lượng, mực nước, chế độ khai thác, mục đích khai thác, sử dụng nước của các công trình khai thác để cấp nước tập trung; tổng lưu lượng khai thác nước dưới đất của các công trình đó.
Tổng hợp số lượng, lưu lượng, các thông số đặc trưng của các công trình khai thác nhỏ lẻ, phân tán quy mô hộ gia đình.
c) Trường hợp đối với công trình thăm dò có quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên thì phải đánh giá hiện trạng, diễn biến mực nước, tình hình ô nhiễm, xâm nhập mặn (nếu có) và quy mô, mức độ ảnh hưởng đến các công trình khai thác hiện có trong phạm vi khu vực thăm dò.
2. Hiện trạng các nguồn thải trong khu vực thăm dò
a) Thống kê, tổng hợp các nguồn thải chủ yếu (bãi rác, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang, kho chứa hóa chất, các nguồn nước mặt bị ô nhiễm) trong phạm vi thăm dò, gồm các thông tin về vị trí, quy mô, tính chất ô nhiễm và khoảng cách đến công trình khai thác nước dưới đất dự kiến;
b) Trường hợp đối với công trình thăm dò có quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên thì phải phân tích, đánh giá nguy cơ, mức độ ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm hiện có đến chất lượng nước của công trình khai thác dự kiến.
III. Xác định rõ những số liệu, thông tin hiện có về hiện trạng khai thác nước dưới đất, hiện trạng các nguồn thải trong khu vực và những số liệu, thông tin cần phải tiếp tục thực hiện trong quá trình thăm dò.
Chương IV
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THĂM DÒ NƯỚC DƯỚI ĐẤT
I. Trình bày tổng quát mục tiêu thăm dò và việc luận chứng, thuyết minh lựa chọn đối tượng, phạm vi thăm dò.
II. Trình bày cụ thể việc lựa chọn đối tượng, phạm vi thăm dò, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu thăm dò
Phân tích, luận chứng việc lựa chọn mục tiêu thăm dò, các yêu cầu đặt ra và đánh giá tính khả thi để đạt được mục tiêu đó.
2. Lựa chọn đối tượng thăm dò
a) Phân tích thông tin, số liệu về trữ lượng, chất lượng nước, hiện trạng mực nước, khả năng khai thác của các tầng chứa nước trong khu vực thăm dò và luận chứng việc lựa chọn tầng chứa nước, chiều sâu thăm dò nhằm đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu nêu trên. Trường hợp lựa chọn nhiều tầng chứa nước thì phải thuyết minh luận chứng cụ thể các nội dung nêu trên đối với từng tầng chứa nước.
b) Phân tích, tính toán và luận chứng, thuyết minh lựa chọn các phương án dự kiến bố trí công trình khai thác nước dưới đất (sơ đồ bố trí công trình khai thác), bao gồm số lượng, chiều sâu, lưu lượng khai thác dự kiến của từng công trình khai thác (giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác).
3. Lựa chọn sơ đồ bố trí công trình và tính toán dự báo hạ thấp mực nước
a) Thuyết minh, mô tả các sơ đồ bố trí công trình khai thác dự kiến và đánh giá, lựa chọn sơ đồ bố trí công trình khai thác; tính toán, xác định vùng ảnh hưởng của công trình khai thác dự kiến theo sơ đồ bố trí công trình khai thác lựa chọn.
b) Tính toán dự báo hạ thấp mực nước theo sơ đồ bố trí công trình lựa chọn, bao gồm việc tính toán ảnh hưởng của công trình đến các công trình khai thác nước dưới đất hiện có nằm trong vùng ảnh hưởng của công trình và ngược lại; tính toán dự báo xâm nhập mặn (nếu có).
c) Phân tích, đánh giá tính hợp lý, khả thi của sơ đồ bố trí công trình khai thác và xác định các yêu cầu cụ thể phải đạt được trong quá trình thăm dò.
d) Luận chứng, thuyết minh việc xác định phạm vi thăm dò nước dưới đất gồm giới hạn về diện tích, chiều sâu thăm dò.
III. Nhận xét, đánh giá và luận chứng xác định các hạng mục thăm dò chủ yếu cần phải tiến hành để đạt được mục tiêu thăm dò, bao gồm các giếng thăm dò, các tuyến đo địa vật lý, các điểm quan trắc, các tuyến điều tra, khảo sát...
Chương V
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, KHỐI LƯỢNG THĂM DÒ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
I. Nội dung, phương pháp, khối lượng thăm dò
1. Lập sơ đồ bố trí công trình thăm dò, bao gồm các tuyến, các điểm cụ thể để bố trí từng hạng mục thăm dò gồm khoan, bơm hút nước thí nghiệm, đo địa vật lý, quan trắc, điều tra, khảo sát hiện trạng và các hạng mục thăm dò khác đã được xác định ở trên. Sơ đồ bố trí công trình thăm dò phải có tỷ lệ 1:25.000 hoặc lớn hơn, bao trùm phạm vi vùng ảnh hưởng của công trình.
2. Mô tả sơ đồ bố trí công trình thăm dò (mô tả rõ sơ đồ bố trí các giếng thăm dò, các tuyến đo địa vật lý, các điểm quan trắc, các tuyến điều tra...).
3. Xác định mục đích, nội dung, khối lượng đối với từng hạng mục công tác thăm dò nước dưới đất.
4. Trình bày phương pháp, trình tự, thời gian thực hiện và yêu cầu kỹ thuật đối với từng hạng mục thăm dò.
5. Xác định các lỗ khoan không sử dụng và thuyết minh phương án trám, lấp đối với các lỗ khoan không sử dụng sau khi hoàn thành công tác thăm dò.
6. Trường hợp công trình thăm dò có quy mô từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên, trong vùng có điều kiện địa chất thủy văn phức tạp hoặc vùng có nhiều công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động thì phải có các hạng mục công tác để bảo đảm đánh giá trữ lượng bằng phương pháp mô hình.
II. Lập bảng tổng hợp nội dung, khối lượng các hạng mục thăm dò chủ yếu và bảng kế hoạch, tiến độ thực hiện các hạng mục thăm dò.
Chương VI
DỰ TOÁN KINH PHÍ THĂM DÒ
1. Trình bày tổng kinh phí thăm dò.
2. Lập bảng tổng hợp khối lượng hạng mục thăm dò và dự toán kinh phí.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Phụ lục kèm theo Đề án:
1. Bản đồ (hoặc Sơ đồ) Địa chất thủy văn tỷ lệ 1:25.000 hoặc lớn hơn, kèm theo các mặt cắt.
2. Sơ đồ bố trí công trình thăm dò tỷ lệ 1:25.000 hoặc lớn hơn.
3. Bản vẽ thiết kế công trình thăm dò (giếng khoan, giếng đào...).
4. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan tới việc thăm dò, khai thác nước dưới đất (nếu có).
Mẫu 23
(TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP)
(Trang bìa trong)
THIẾT KẾ GIẾNG THĂM DÒ NƯỚC DƯỚI ĐẤT
………………………… (1)
(Đối với công trình thăm dò có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm)
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN |
ĐƠN VỊ LẬP |
Địa danh, tháng..../năm……
___________________________________________
(1) Ghi tên công trình, vị trí và lưu lượng thiết kế
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ GIẾNG THĂM DÒ NƯỚC DƯỚI ĐẤT
(Đối với công trình thăm dò có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm)
Mở đầu
1. Trình bày tóm tắt các thông tin của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất (tên, địa chỉ trụ sở chính, lĩnh vực hoạt động theo Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập đối với tổ chức; họ tên, số CMND nơi cấp, ngày cấp theo Chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú đối với cá nhân).
2. Thuyết minh nhu cầu sử dụng nước, mục đích thăm dò, trường hợp thăm dò nước dưới đất để cấp nước cho nhiều mục đích thì phải thuyết minh rõ lưu lượng cấp cho từng mục đích sử dụng.
3. Khái quát các nội dung cơ bản của hồ sơ thiết kế giếng, bao gồm các nội dung chủ yếu về hiện trạng khai thác nước dưới đất và các nguồn thải khu vực thăm dò; về đặc điểm tầng chứa nước thăm dò; về nội dung, phương pháp, khối lượng, thời gian và tiến độ thực hiện thăm dò nước dưới đất.
4. Đánh giá sự phù hợp của việc thăm dò nước dưới đất với các quy hoạch tài nguyên nước, các quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước và quy định có liên quan đến việc thăm dò nước dưới đất của tổ chức/cá nhân.
5. Thống kê các tài liệu làm căn cứ lập hồ sơ thiết kế giếng thăm dò nước dưới đất: các quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch cấp nước có liên quan; các báo cáo, tài liệu điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất đã thực hiện tại khu vực thăm dò: các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các tài liệu khác có liên quan.
6. Trình bày đầy đủ các thông tin về năng lực của tổ chức, cá nhân lập hồ sơ thiết kế giếng thăm dò nước dưới đất và đánh giá việc đáp ứng các điều kiện theo quy định.
I. Đặc điểm nguồn nước dưới đất, hiện trạng khai thác nước dưới đất và các nguồn thải khu vực thăm dò
1. Vị trí hành chính, tọa độ các điểm góc (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục, múi chiếu) giới hạn phạm vi bố trí giếng thăm dò nước dưới đất, kèm theo hình vẽ thể hiện vị trí khu vực thăm dò và mối liên kết với các khu vực lân cận.
2. Trình bày tổng quan kết quả điều tra, nghiên cứu, đánh giá, quan trắc nước dưới đất đã được thực hiện và đặc điểm nguồn nước dưới đất khu vực thăm dò: hiện trạng khai thác nước dưới đất và các nguồn thải có liên quan đến việc khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước dưới đất tại khu vực thăm dò theo các tài liệu đã có.
3. Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất nêu trên tiến hành mô tả đặc điểm của tầng chứa nước dự kiến thăm dò gồm các thông tin, số liệu chủ yếu về phạm vi, chiều sâu phân bố, chiều dày, thành phần đất đá, đặc tính thấm nước, chứa nước, động thái, chiều sâu mực nước.
4. Trình bày cụ thể các nội dung, thông tin, số liệu về hiện trạng khai thác nước dưới đất và các nguồn thải khu vực thăm dò, với các nội dung chủ yếu sau:
a) Hiện trạng khai thác nước dưới đất trong vùng phạm vi bán kính 200m xung quanh giếng thăm dò.
Thống kê, tổng hợp các công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất hiện có trong phạm vi bán kính 200m xung quanh giếng thăm dò, gồm các thông tin chủ yếu: tên chủ công trình, vị trí, chiều sâu, khoảng cách đến giếng thăm dò; lưu lượng, mực nước, chế độ khai thác; mục đích khai thác, sử dụng của từng công trình; tổng số công trình, tổng lưu lượng khai thác của các công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất trên phạm vi toàn vùng.
b) Hiện trạng khai thác nước dưới đất ngoài phạm vi bán kính 200m xung quanh giếng thăm dò (thuộc phạm vi thăm dò dự kiến)
Trình bày khái quát tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất, gồm các thông tin chủ yếu về loại hình công trình khai thác, vị trí, chiều sâu, khoảng cách đến giếng thăm dò, lưu lượng, mực nước, chế độ khai thác, mục đích khai thác, sử dụng nước của các công trình khai thác để cấp nước tập trung; tổng lưu lượng; khai thác nước dưới đất của các công trình đó.
c) Thống kê, tổng hợp các nguồn thải chủ yếu (bãi rác, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang, kho chứa hóa chất, các nguồn nước mặt bị ô nhiễm) trong phạm vi thăm dò, gồm các thông tin chủ yếu về vị trí, quy mô, tính chất ô nhiễm và khoảng cách đến các giếng khai thác dự kiến.
5. Xác định rõ những số liệu, thông tin đã có về đặc điểm nguồn nước dưới đất, hiện trạng khai thác nước dưới đất, hiện trạng, các nguồn thải trong khu vực thăm dò và những số liệu, thông tin cần phải tiếp tục thực hiện trong quá trình thăm dò.
II. Nội dung, phương pháp và khối lượng thăm dò nước dưới đất
1 .Trình bày mục tiêu thăm dò, các yêu cầu đặt ra và đánh giá tính khả thi để đạt được mục tiêu đó.
2. Phân tích, thuyết minh, lựa chọn phương án dự kiến bố trí giếng khai thác (sơ đồ bố trí giếng khai thác) bao gồm số lượng, vị trí, chiều sâu. lưu lượng khai thác dự kiến của từng giếng và khoảng cách giữa chúng.
3. Nội dung, phương pháp, khối lượng thăm dò.
a) Thuyết minh, mô tả thiết kế từng giếng thăm dò, gồm các thông tin về chiều sâu, đường kính giếng, các đoạn ống chống, ống lọc, ống lắng; các đoạn chèn, trám và vật liệu sử dụng, đế chèn, trám xung quanh thành giếng khoan;
b) Thuyết minh, mô tả thiết kế công tác bơm thổi rửa giếng, bơm thí nghiệm tại từng giếng thăm dò, gồm các thông tin về trình tự thực hiện, lưu lượng bơm dự kiến, thời gian bơm, chế độ do mực nước, lưu lượng trong khi bơm;
c) Thuyết minh, mô tả dự kiến công tác lấy, phân tích mẫu nước tại từng giếng thăm dò, gồm các thông tin về loại Mẫu, số lượng mẫu, thời gian lấy Mẫu và dự kiến các chỉ tiêu phân tích.
4. Lập bảng tổng hợp nội dung, khối lượng các hạng mục thăm dò và bảng kế hoạch, tiến độ thực hiện các hạng mục thăm dò.
Kết luận và kiến nghị
Phụ lục kèm theo:
1. Sơ đồ bố trí giếng thăm dò tỷ lệ từ 1:10.000 trở lên.
2. Bản vẽ thiết kế cột địa tầng và cấu trúc giếng thăm dò nước dưới đất.
5. Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất công suất dưới 3.000m3/ngày đêm
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
+ Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Long An (số 137, Quốc lộ 1, phường 4, thành phố Tân An, tỉnh Long An).
+ Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ:
. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: nhận biên nhận hồ sơ;
. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp phép chưa đầy đủ, không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
+ Bước 4: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định đề án báo cáo, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh giấy phép, Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.
+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả giải quyết hồ sơ:
. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp lại biên nhận hồ sơ
. Trường hợp được cấp giấy phép: nộp lệ phí cấp giấy phép, nhận lại 01 bộ hồ sơ, kết quả thẩm định, giấy phép và ký nhận vào Sổ giao nhận hồ sơ.
. Trường hợp không cấp giấy phép: nhận lại 02 bộ hồ sơ và văn bản thông báo trả lại hồ sơ và ký nhận vào Sổ giao nhận hồ sơ.
* Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ: Từ ngày thứ Hai đến ngày thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ).
. Sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút.
. Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Tài nguyên và Môi trường Long An.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất.
+ Bản sao Giấy phép đã được cấp.
+ Báo cáo tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép,
b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường Long An.
c) Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Ban Quản lý các Khu kinh tế và Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
- Phí, Lệ phí:
+ Phí thẩm định hồ sơ gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất. Mức phí: = 50% của mức phí thẩm định hồ sơ cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất.
+ Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất. Mức phí:
. Thiết kế giếng thăm dò - khai thác lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm: 200.000 VNĐ/đề án
. Đề án thăm dò có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm: 550.000 VNĐ/đề án.
. Đề án thăm dò có lưu lượng từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: 1.300.000 VNĐ/đề án.
. Đề án thăm dò có lưu lượng từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: 2.500.000 VNĐ/đề án.
+ Lệ phí cấp phép: 50.000 đ/giấy phép (=50%/mức thu cấp giấy lần đầu)
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất (Mẫu số 02).
+ Báo cáo tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép thăm dò nước dưới đất (đối với trường hợp đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất) (Mẫu số 24)
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật số 17/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Tài nguyên nước được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2012.
+ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
+ Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
+ Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) trích để lại từ nguồn thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Long An.
___________________________
Phân chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi
Mẫu 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN/ĐIỀU CHỈNH
GIẤY PHÉP THĂM DÒ NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Kính gửi: ………………………………………………… (1)
1. Thông tin về chủ giấy phép:
1.1. Tên chủ giấy phép: …………………………………………………………………………………
1.2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………….
1.3. Điện thoại: …………………….. Fax: ……………………… Email: …………………………….
1.4. Giấy phép thăm dò nước dưới đất số: ……. ngày …. tháng …. năm ….. do (tên cơ quan cấp giấy phép) cấp.
2. Lý do đề nghị gia hạn/ điều chỉnh giấy phép: ……………………………………………………
3. Thời gian đề nghị gia hạn/nội dung đề nghị điều chỉnh giấy phép:
- Thời hạn đề nghị gia hạn: …………… tháng/năm (trường hợp đề nghị gia hạn).
- Nội dung đề nghị điều chỉnh: ……….. (trường hợp đề nghị điều chỉnh giấy phép).
4. Giấy tờ, tài liệu nộp kèm theo Đơn này gồm có:
- Bản sao giấy phép đã được cấp.
- Báo cáo tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép.
- Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan.
5. Cam kết của chủ giấy phép:
- (Chủ giấy phép) cam đoan các nội dung, thông tin trong Đơn này và các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- (Chủ giấy phép) cam kết chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của Giấy phép và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định lại Khoản 4 Điều 14 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan.
- (Chủ giấy phép) đã gửi một (01) bộ hồ sơ tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố ……………………………………………………………………………………………………. (2)
Đề nghị (tên cơ quan cấp phép) xem xét, gia hạn/điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất cho (tên chủ giấy phép)./.
|
……., ngày …. tháng …. năm …… |
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐƠN:
(1) Tên cơ quan cấp phép: Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp gia hạn/điều chỉnh giấy phép thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường/UBND cấp tỉnh đối với trường hợp gia hạn/điều chỉnh giấy phép thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh (theo quy định tại Điều 28 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phu quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước)
(2) Phần ghi này áp dụng cho trường hợp gia hạn/điều chỉnh giấy phép thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mẫu 24
(TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP)
(Trang bìa trong)
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
CÁC QUY ĐỊNH TRONG GIẤY PHÉP
…………………….. (1)
(Trường hợp gia hạn/điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất)
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN |
ĐƠN VỊ LẬP BÁO CÁO |
Địa danh, tháng..../năm……
_____________________________
(1) Ghi công trình, vị trí và lưu lượng thiết kế
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH TRONG GIẤY PHÉP
(Trường hợp gia hạn/điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất)
Mở đầu
1. Trình bày các thông tin của chủ giấy phép thăm dò nước dưới đất (tên chủ giấy phép, địa chỉ trụ sở chính, lĩnh vực hoạt động đối với tổ chức/họ tên số CMND, địa chỉ thường trú đối với cá nhân).
2. Trình bày các nội dung, thông tin chủ yếu của giấy phép thăm dò nước dưới đất đã được cấp gồm: số giấy phép, ngày cấp, cơ quan cấp, thời hạn còn lại của giấy phép: vị trí mục đích quy mô thăm dò, tầng chứa nước thăm dò; nội dung, khối lượng các hạng mục thăm dò chủ yếu theo giấy phép thăm dò.
3. Khái quát các nội dung cơ bản của báo cáo, bao gồm các nội dung chủ yếu về tình hình thực hiện giấy phép thăm dò, lý do đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép, nội dung đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép.
4. Trình bày đầy đủ các thông tin về năng lực của tổ chức/cá nhân thi công thăm dò, Tổ chức/cá nhân lập báo cáo và đánh giá việc đáp ứng các điều kiện theo quy định.
I. Tình hình thực hiện giấy phép thăm dò nước dưới đất
1. Trình bày tổng quan về tình hình thực hiện giấy phép thăm dò nước dưới đất và các vấn đề liên quan đến việc thực hiện nội dung, khối lượng các hạng mục thăm dò trong quá trình thi công thăm dò nước dưới đất.
2. Thuyết minh, trình bày cụ thể các vấn đề, thông tin, số liệu về tình hình thực hiện giấy phép thăm dò nước dưới đất, với các nội dung chủ yếu sau:
a) Tình hình thi công đối với từng hạng mục thăm dò, gồm các thông tin: ngày bắt đầu thi công, phương pháp thi công, việc tuân thủ quy trình, quy phạm kỹ thuật khi thi công, kết quả đạt được, tiến độ thực hiện so với kế hoạch và các vấn đề khó khăn, sự cố gặp phải trong quá trình thi công;
b) Nội dung, khối lượng các hạng mục thăm dò chưa thực hiện và trình bày rõ lý do chưa thực hiện;
c) Lập bảng tổng hợp nội dung, khối lượng các hạng mục thăm dò đã thực hiện và chưa thực hiện.
3. Đánh giá tình hình chấp hành các nội dung quy định trong giấy phép thăm dò nước dưới đất.
4. Tổng hợp, đánh giá xác định rõ những nội dung khác biệt giữa thiết kế và thi công thực tế của các hạng mục công tác, đề xuất phương án điều chỉnh trong quá trình thăm dò.
II. Lý do đề nghị gia hạn/ điều chỉnh giấy phép thăm dò
1. Trình bày các lý do liên quan đến việc đề nghị gia hạn/ điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất (điều kiện mặt bằng thi công khó khăn; có sự khác biệt về cấu trúc địa chất thủy văn thực tế so với dự kiến; khối lượng thăm dò thay đổi vượt quá 10% so với phê duyệt hoặc các lý do khác).
2. Thuyết minh các hạng mục thăm dò đề nghị điều chỉnh (khoan, bơm,...) và các nội dung điều chỉnh (trường hợp đề nghị điều chỉnh giấy phép).
III. Nội dung đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép thăm dò
1. Trình bày thời gian đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất:.... tháng/năm (đối với trường hợp đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò).
2. Trình bày cụ thể các nội dung đề nghị điều chỉnh và thuyết minh rõ trình tự, thời gian thực hiện, yêu cầu kỹ thuật đối với từng hạng mục thăm dò điều chỉnh, kèm theo bảng tổng hợp nội dung, khối lượng điều chỉnh (trường hợp đề nghị điều chỉnh giấy phép thăm dò).
3. Thuyết minh, mô tả sơ đồ bố trí công trình thăm dò (trường hợp điều chỉnh có sự thay đổi về sơ đồ bố trí công trình thăm dò).
4. Thuyết minh, mô tả việc điều chỉnh thiết kế công trình thăm dò (trường hợp điều chỉnh có sự thay đổi về thiết kế công trình thăm dò hoặc điều chỉnh chiều sâu thăm dò).
Kết luận và kiến nghị
Phụ lục kèm theo Báo cáo
1. Sơ đồ bố trí công trình thăm dò tỷ lệ 1:25.000 hoặc lớn hơn (trường hợp có sự thay đổi về sơ đồ bố trí công trình thăm dò):
2. Bản vẽ thiết kế công trình thăm dò (trường hợp có sự điều chỉnh thiết kế /chiều sâu thăm dò).
6. Cấp giấy phép khai thác nước dưới đất công suất dưới 3.000m3/ngày đêm
- Trình tự thực hiện:
+ Buớc 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
+ Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Long An (số 137, Quốc lộ 1A, phường 4, thành phố Tân An, tỉnh Long An).
+ Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ:
. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: nhận biên nhận hồ sơ;
. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp phép chưa đầy đủ, không hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
+ Bước 4: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.
+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả giải quyết hồ sơ:
. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp lại biên nhận hồ sơ
. Trường hợp được cấp giấy phép: nộp lệ phí cấp giấy phép, nhận lại 01 bộ hồ sơ, kết quả thẩm định, giấy phép và ký nhận vào Sổ giao nhận hồ sơ.
. Trường hợp không cấp giấy phép: nhận lại 02 bộ hồ sơ và văn bản thông báo trả lại hồ sơ và ký nhận vào Sổ giao nhận hồ sơ.
* Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ: Từ ngày thứ Hai đến ngày thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ).
. Sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút.
. Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Tài nguyên và Môi trường Long An.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép.
+ Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất.
+ Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên; báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200m3/ngày đêm; báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động.
+ Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
Trường hợp chưa có công trình khai thác nước dưới đất, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường Long An.
c) Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Ban Quản lý các Khu kinh tế và Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện, thị xã, thành phố.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
- Phí, lệ phí:
+ Phí thẩm định hồ sơ:
Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất:
. Báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò - khai thác nước dưới đất có lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm: 200.000 VNĐ.
. Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất có lưu lượng từ 200 m3/ng.đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm: 550.000 VNĐ.
. Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất có lưu lượng từ 500 m3/ng.đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: 1.300.000 VNĐ.
. Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất có lưu lượng từ 1.000 m3/ng.đêm đến dưới 3000 m3/ngày đêm: 2.500.000 VNĐ.
+ Lệ phí cấp phép: 100.000/giấy phép
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đơn đề nghị cấp phép khai thác nước dưới đất (Mẫu số 03).
+ Hướng dẫn lập Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 3.0000 m3/ngày đêm (Mẫu số 25)
+ Hướng dẫn lập Báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm (Mẫu số 26).
+ Hướng dẫn lập Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất (đối với trường hợp đang khai thác nước dưới đất nhưng chưa có giấy phép (Mẫu số 27).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Nghị định 201/2013/NĐ-CP .
2. Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nêu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng chính xác và trung thực.
Phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật số 17/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Tài nguyên nước được Quốc Hội thông qua ngày 21/6/2012.
+ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
+ Thông tư số 27/2014/1T-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ hơ cấp, gia hạn điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
+ Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) trích để lại từ nguồn thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Long An.
_____________________________
Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi
Mẫu 03
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Kính gửi: ……………………………………………………….(1)
1. Tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép:
1.1. Tên tổ chức/cá nhân (đối với tổ chức ghi đầy đủ tên theo Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh; đối với cá nhân ghi đầy đủ họ tên theo Chứng minh nhân dân): …………..
1.2. Số Giấy đăng ký kinh doanh, nơi cấp, ngày cấp hoặc số Quyết định thành lập, cơ quan ký quyết định (đối với tổ chức)/số Chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp (đối với cá nhân): ……………………………………………………………………………………………………………..
1.3. Địa chỉ (đối với tổ chức ghi địa chỉ trụ sở chính theo Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập; đối với cá nhân ghi theo địa chỉ hộ khẩu thường trú): …………………………….
1.4. Điện thoại: …………………… Fax: ……………………… Email: ……………………………..
2. Nội dung đề nghị cấp phép:
2.1. Vị trí công trình khai thác: ……………………………………………………………………….. (2)
2.2. Mục đích khai thác, sử dụng nước: …………………………………………………………….. (3)
2.3. Tầng chứa nước khai thác: ……………………………………………………………………… (4)
2.4. Số giếng khai thác (hố đào/hành lang/mạch lộ/hang động): ………………………………… (5)
2.5. Tổng lượng nước khai thác: ……………………………………………………… (m3/ngày đêm)
2.6. Thời gian đề nghị cấp phép: (tối đa là 10 năm) …………………………………………………..
Số hiệu, vị trí và thông số của công trình khai thác cụ thể như sau:
Số hiệu |
Tọa độ (VN2000, kinh tuyến trục..., múi chiếu...) |
Chiều sâu đoạn thu nước (m) |
Lưu lượng (m3/ngày đêm) |
Chế độ khai thác (giờ/ngày đêm) |
Chiều sâu mực nước tĩnh (m) |
Chiều sâu mực nước động lớn nhất (m) |
Tầng chứa nước khai thác |
||
X |
Y |
Từ |
Đến |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Giấy tờ, tài liệu nộp kèm theo Đơn này gồm có:
- Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất,
- Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm (đối với trường hợp chưa có công trình khai thác nước dưới đất).
- Báo cáo hiện trạng khai thác (đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động).
- Phiếu kết quả phân tích chất lượng nguồn nước dưới đất không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
- Văn bản góp ý và tổng hợp tiếp thu, giải trình lấy ý kiến cộng đồng (đối với trường hợp công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất có lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên và không có yếu tố bí mật quốc gia).
- Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan.
4. Cam kết của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép:
- (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) cam đoan các nội dung, thông tin trong Đơn này và các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) cam kết chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của giấy phép và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều 43 của Luật tài nguyên nước và quy định của pháp luật có liên quan.
- (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) đã gửi một (01) bộ hồ sơ tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố ………………………………………………………………………………. (6)
Đề nghị (cơ quan cấp phép) xem xét, cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất cho (tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép)./.
|
………, ngày …. tháng …. năm ….. |
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐƠN:
(1) Tên cơ quan cấp phép: Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp cấp phép thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường/UBND cấp tỉnh đối với trường hợp cấp phép thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh (theo quy định tại Điều 28 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước).
(2) Ghi rõ địa chỉ cụ thể hoặc thôn/ấp….xã/phường....huyện/quận....tỉnh/thành phố nơi bố trí công trình khai thác nước dưới đất; trường hợp công trình khai thác bố trí trong nhiều đơn vị hành chính thì ghi cụ thể số lượng giếng khai thác trên từng đơn vị hành chính.
(3) Ghi rõ khai thác nước dưới đất để cấp nước cho mục đích: sinh hoạt, sản xuất, tưới, nuôi trồng thủy sản ………; trường hợp khai thác nước dưới đất để cấp nước cho nhiều mục đích thì ghi rõ lưu lượng để cấp cho từng mục đích.
(4) Ghi rõ tầng chứa nước khai thác; trường hợp khai thác nước dưới đất trong nhiều tầng chứa nước thì ghi rõ lưu lượng khai thác trong từng tầng chứa nước.
(5) Ghi rõ số lượng giếng khai thác hoặc số hố đào/hành lang/mạch lộ/hang động; trường hợp khai thác nước dưới đất trong nhiều tầng chứa nước thì ghi rõ số lượng giếng trong từng tầng chứa nước.
(6) Phần ghi này áp dụng cho trường hợp cấp phép thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mẫu 25
(TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP)
(Trang bìa trong)
BÁO CÁO KẾT QUẢ THĂM DÒ
ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
……………………………………. (1)
(Đối với công trình thăm dò có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên)
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN |
ĐƠN VỊ LẬP BÁO CÁO |
Địa danh, tháng..../năm……
_____________________________
(1) Ghi tên công trình, vị trí và lưu lượng khai thác
NỘI DUNG BÁO CÁO KẾT QUẢ THĂM DÒ
ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
(Đối với công trình thăm dò có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên)
MỞ ĐẦU
1. Trình bày tóm tắt các thông tin của tổ chức/cá nhân là chủ đầu tư công trình thăm dò nước dưới đất (tên, địa chỉ trụ sở chính, lĩnh vực hoạt động theo Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập đối với tổ chức; họ tên, số CMND, nơi cấp, ngày cấp theo Chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú đối với cá nhân).
2. Thuyết minh các căn cứ của việc thăm dò nước dưới đất, gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất, Đề án thăm dò nước dưới đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Khái quát các nội dung cơ bản của báo cáo, bao gồm các nội dung chủ yếu về đặc điểm địa lý tự nhiên, xã hội khu vực thăm dò, nội dung, phương pháp, khối lượng thăm dò đã thực hiện các đặc điểm cơ bản về nguồn nước dưới đất; về bố trí công trình khai thác và tính toán trữ lượng, ảnh hưởng của công trình khai thác đến nguồn nước, môi trường các công trình khai thác nước dưới đất khác và biện pháp giảm thiểu; về thiết kế công trình khai thác và phương án khai thác nước dưới đất.
4. Thống kê các tài liệu sử dụng làm căn cứ lập báo cáo, gồm: các quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch cấp nước có liên quan; các thông tin, số liệu, tài liệu, báo cáo thu thập được trong quá trình thăm dò; các thông tin, số liệu thu được khi thi công các hạng mục thăm dò; các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các tài liệu khác có liên quan.
5. Trình bày đầy đủ các thông tin về năng lực của tổ chức, cá nhân lập báo cáo và đánh giá việc đáp ứng các điều kiện theo quy định; danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo.
Chương I
ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, XÃ HỘI KHU VỰC THĂM DÒ
I. Trình bày tổng quan về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực thăm dò và các yếu tố có liên quan, ảnh hưởng đến nguồn nước, đến việc khai thác, sử dụng nước trên cơ sở các thông tin, số liệu thu được sau khi thực hiện thăm dò.
II. Trình bày cụ thể các nội dung, thông tin, số liệu về điều kiện địa lý tự nhiên, xã hội trên cơ sở các thông tin, số liệu sau khi thực hiện thăm dò, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Vị trí hành chính, tọa độ các điểm góc (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục, múi chiếu) giới hạn phạm vi công trình thăm dò nước dưới đất, kèm theo hình vẽ thể hiện vị trí khu vực thăm dò và mối liên kết với các khu vực lân cận.
2. Đặc điểm địa hình, địa mạo, khí tượng, thủy văn, hải văn khu vực thăm dò: đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố này đến việc hình thành trữ lượng, đặc điểm động thái, chất lượng nước của nguồn nước dưới đất trong khu vực thăm dò.
3. Đặc điểm phân bố dân cư, mật độ dân số và các yếu tố kinh tế, xã hội khác có liên quan đến hoạt động khai thác, sử dụng nước nói chung, nước dưới đất nói riêng để cấp nước sinh hoạt tại khu vực thăm dò và các khu vực khác có liên quan.
4. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản...) tại khu vực thăm dò và tình hình khai thác, sử dụng nguồn nước phục vụ các hoạt động đó.
III. Tổng hợp các vấn đề đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến nguồn nước, đến việc khai thác, sử dụng nước đã được làm rõ trong quá trình thực hiện thăm dò.
Chương II
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, KHỐI LƯỢNG THĂM DÒ ĐÃ THỰC HIỆN
I. Trình bày tổng quan về nội dung, phương pháp, khối lượng thăm dò đã thực hiện và các vấn đề liên quan, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thi công thăm dò.
II. Trình bày cụ thể các nội dung, thông tin, số liệu về việc thi công các hạng mục thăm dò, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Thuyết minh, mô tả nội dung, phương pháp, thời gian, trình tự thực hiện, kết quả thi công từng hạng mục thăm dò.
2. Đánh giá việc tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, yêu cầu kỹ thuật và mức độ hoàn thành về nội dung, khối lượng, chất lượng từng hạng mục thăm dò so với phê duyệt.
3. Thuyết minh cụ thể các nội dung, khối lượng thay đổi, điều chỉnh của từng hạng mục thăm dò (nếu có) so với phê duyệt.
III. Tổng hợp. đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu thăm dò, mức độ tin cậy của các thông tin, số liệu thu được trong quá trình thăm dò được sử dụng để lập báo cáo và lập bảng tổng hợp nội dung, khối lượng thăm dò đã thực hiện.
Chương III
ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT KHƯ VỰC THĂM DÒ
I. Trình bày tổng quan về đặc điểm nguồn nước dưới đất trên cơ sở các thông tin, số liệu được cập nhật sau khi thực hiện thăm dò.
II. Trình bày cụ thể các nội dung, thông tin, số liệu về đặc điểm nguồn nước dưới đất, hiện trạng khai thác nước dưới đất và các nguồn thải khu vực thăm dò trên cơ sở các thông tin, số liệu được cập nhật sau khi thực hiện thăm dò, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Thống kê, tổng hợp, đánh giá các thông tin, số liệu được cập nhật, bổ sung về đặc điểm nguồn nước dưới đất sau khi thực hiện thăm dò.
2. Trên cơ sở thông tin, số liệu đã được cập nhật nêu trên tiến hành mô tả đặc điểm của nguồn nước dưới đất tại khu vực thăm dò.
a) Đặc điểm của các tầng chứa nước
Mô tả các đặc điểm, đặc trưng của các tầng chứa nước trong phạm vi vùng ảnh hưởng của công trình, gồm các thông tin, số liệu về phạm vi, chiều sâu phân bố, chiều dày, thành phần đất đá, đặc tính thấm nước, chứa nước, động thái, chiều sâu và cao độ mực nước.
Mô tả địa tầng, khoảng chiều sâu phân bố và thành phần từng lớp đất đá tại các giếng khoan thăm dò.
Riêng đối với công trình thăm dò có quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên cần phải mô tả các đặc điểm nguồn cấp, miền cấp, miền thoát, hướng dòng chảy của nước dưới đất; biên và điều kiện biên của các tầng chứa nước; quan hệ của nước dưới đất với nước mặt, với các yếu tố khí tượng, thủy văn, hải văn, quan hệ thủy lực giữa các tầng chứa nước tại khu vực thăm dò; đánh giá trữ lượng, chất lượng nước và khả năng khai thác của các tầng chứa nước trong khu vực thăm dò.
b) Đặc điểm các tầng cách nước
Mô tả đặc điểm lớp thấm nước yếu, cách nước trong khu vực thăm dò, gồm các thông tin, số liệu về phạm vi phân bố theo diện tích và chiều sâu; chiều sâu phân bố, chiều dày, thành phần đất đá, tính chất thấm nước và cách nước.
c) Đặc điểm chất lượng nước
Mô tả đặc điểm, đặc trưng về chất lượng nước dưới đất khu vực thăm dò, tình hình ô nhiễm, xâm nhập mặn của các tầng chứa nước.
d) Bản đồ hoặc sơ đồ địa chất thủy văn
Riêng đối với công trình thăm dò có quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên cần phải mô tả, thuyết minh các nội dung chủ yếu của bản đồ hoặc sơ đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1:25.000 hoặc lớn hơn, các mặt cắt kèm theo nhằm làm rõ các đặc điểm về địa chất thủy văn của khu vực thăm dò và các khu vực có liên quan.
3. Hiện trạng khai thác nước dưới đất và các nguồn thải khu vực thăm dò
a) Thống kê, tổng hợp các công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất hiện có trong khu vực thăm dò, gồm các thông tin chủ yếu: tên chủ công trình, loại hình công trình khai thác, vị trí, chiều sâu; khoảng cách đến công trình khai thác; lưu lượng, mực nước, chế độ khai thác; mục đích khai thác, sử dụng nước của từng công trình; tổng số công trình, tổng lưu lượng khai thác nước dưới đất của các công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất trong khu vực thăm dò và theo từng tầng chứa nước khai thác chủ yếu;
b) Thống kê tổng hợp các nguồn thải chủ yếu (bãi rác, bãi chôn lắp chất thải, nghĩa trang kho chứa hóa chất, các nguồn nước mặt bị ô nhiễm) theo các số liệu điều tra trong khu vực thăm dò, gồm các thông tin chủ yếu: vị trí, quy mô, tính chất ô nhiễm và khoảng cách đến công trình khai thác nước dưới đất.
4. Đánh giá chất lượng nước của tầng chứa nước dự kiến khai thác
Đánh giá chất lượng nước theo Quy chuẩn về chất lượng nước ngầm và theo tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng nước cho mục đích sử dụng.
5. Đánh giá cân bằng nước
Riêng đối với công trình thăm dò có quy mô từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên cần phải tính toán, đánh giá cân bằng nước, đánh giá các nguồn hình thành trữ lượng khai thác nước dưới đất tại khu vực thăm dò.
III. Nhận xét, đánh giá những kết quả đạt được về đặc điểm nguồn nước dưới đất tại khu vực thăm dò qua các thông tin, số liệu được cập nhật sau khi thăm dò và khả năng, khai thác của tầng chứa nước thăm dò, kết luận lựa chọn tầng chứa nước khai thác; tổng hợp các vấn đề chưa được làm rõ trong quá trình thăm dò.
Chương IV
BỐ TRÍ SƠ ĐỒ KHAI THÁC VÀ TÍNH TOÁN TRỮ LƯỢNG
I. Tính toán các thông số địa chất thủy văn
Thuyết minh cụ thể việc tính toán xác định các thông số địa chất thủy văn theo tài liệu thí nghiệm thấm; luận chứng lựa chọn các thông số địa chất thủy văn phục vụ công tác tính trữ lượng.
Riêng trường hợp thăm dò có kết hợp lắp đặt giếng khai thác thì phải thuyết minh việc tính toán xác định hiệu suất giếng theo tài liệu bơm giật cấp.
II. Bố trí sơ đồ khai thác nước dưới đất
1. Luận chứng lựa chọn lưu lượng khai thác từng công trình (giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ).
2. Thuyết minh, mô tả sơ đồ khai thác gồm các thông tin chủ yếu: số lượng, vị trí, tọa độ, chiều sâu, lưu lượng của từng công trình (giếng khoan, giếng đào, hô đào, hành lang, mạch lộ) và khoảng cách giữa chúng, kèm theo sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất.
Yêu cầu nội dung của sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất phải thể hiện được các thông tin chính gồm: các thông tin nền (ranh giới, địa danh hành chính; yếu tố địa hình, hệ thống sông suối, đường giao thông, dân cư...) và các thông tin chuyên đề (ranh giới các tầng chứa nước; vị trí, các thông số chính của công trình khai thác nước dưới đất và các công trình khai thác đang hoạt động khu vực xung quanh).
III. Mực nước hạ thấp cho phép
Luận chứng, thuyết minh giới hạn hạ thấp mực nước cho phép trong tầng chứa nước dự kiến khai thác.
IV. Tính toán, dự báo hạ thấp mực nước
1. Đối với công trình quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên.
Thuyết minh cụ thể việc tính toán dự báo hạ thấp mực nước tại công trình khai thác, gồm các nội dung chính: lựa chọn phương pháp tính trữ lượng; sơ đồ hóa trường thấm; xác định các điều kiện biên: lập luận chọn các thông số tính toán; xác định các công trình khai thác nước dưới đất nằm trong vùng ảnh hưởng của công trình để tính can nhiễu mực nước: tính toán dự báo hạ thấp mực nước tại công trình trong thời gian khai thác, trong đó có tính đến ảnh hưởng can nhiễu của các công trình khai thác nước dưới đất khác nằm trong vùng ảnh hưởng của công trình.
Riêng đối với trường hợp công trình khai thác có quy mô từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên, trong vùng có điều kiện địa chất thủy văn phức tạp hoặc vùng đã có nhiêu công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động thì phải đánh giá trữ lượng bằng phương pháp mô hình số.
2. Đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm đến 3.000 m3/ngày đêm,
Thuyết minh cụ thể việc tính toán dự báo hạ thấp mực nước gồm các nội dung chính: lập đồ thị bơm hút nước thí nghiệm và dự báo hạ thấp mực nước trong thời gian khai thác theo đồ thị.
V. Đánh giá kết quả tính toán dự báo hạ thấp mực nước với mực nước hạ thấp cho phép và đánh giá tính hợp lý về mặt kinh tế, kỹ thuật của sơ đồ khai thác.
Chương V
ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TRÌNH KHAI THÁC ĐẾN NGUỒN NƯỚC, MÔI TRƯỜNG, CÁC CÔNG TRÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC KHÁC VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
I. Trình bày tổng quan những ảnh hưởng của công trình khai thác nước dưới đất đến nguồn nước, môi trường và các công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất đang hoạt động,
II. Đánh giá những ảnh hưởng, tác động cụ thể của việc khai thác nước dưới đất tại công trình đến nguồn nước, môi trường, các công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất khác đang hoạt động và đề xuất biện pháp giảm thiểu, gồm các nội dung chính sau:
1. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác nước tại công trình đến sự suy giảm mực nước, trữ lượng nguồn nước dưới đất trong khu vực khai thác.
2. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác nước tại công trình đến khả năng sụt lún đất, gia tăng ô nhiễm, xâm nhập mặn vào các tầng chứa nước và ảnh hưởng đến các dòng mặt.
3. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác nước tại công trình đến sự suy giảm lưu lượng, mực nước, biến đổi chất lượng nước của các công trình khai thác nước dưới đất khác nằm trong vùng ảnh hưởng của công trình.
4. Thuyết minh cụ thể các biện pháp giảm thiểu và đánh giá tính khả thi của chúng đối với các tác động chính do công trình khai thác gây ra đến nguồn nước, môi trường và các công trình khai thác nước dưới đất khác đang hoạt động; trình bày phương án đối phó trong trường hợp xảy ra sự cố khi khai thác nước dưới đất tại công trình và đánh giá tính khả thi của phương án.
III. Nhận xét, đánh giá và tổng hợp, xác định các tác động có mức độ ảnh hưởng lớn, sâu sắc đến nguồn nước, môi trường và các công trình khai thác nước dưới đất khác đang hoạt động do việc khai thác nước tại công trình.
Chương VI
THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
I. Thiết kế công trình khai thác nước dưới đất:
Luận chứng, thuyết minh, mô tả thiết kế từng công trình (giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động) trong sơ đồ công trình khai thác nước dưới đất.
II. Thuyết minh, trình bày cụ thể phương án khai thác nước dưới đất, với các nội dung chính sau:
1. Thuyết minh nhu cầu, mục đích sử dụng nước; xây dựng biểu đồ dùng nước theo từng tháng trong năm và theo từng giai đoạn trong thời gian đề nghị cấp phép khai thác.
2. Thuyết minh, trình bày cụ thể các thông số khai thác của công trình gồm: lưu lượng, mực nước tĩnh, mực nước động, chế độ khai thác của từng giếng khoan (hoặc giếng đào/hố đào/hành lang/mạch lộ/hang động) trong công trình.
III. Thuyết minh, trình bày cụ thể phương án quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất tại công trình, gồm các nội dung chính sau:
1. Luận chứng xác định số lượng, vị trí, kết cấu công trình quan trắc và thuyết minh, mô tả kế hoạch xây dựng.
2. Luận chứng lựa chọn các thông số quan trắc, chế độ quan trắc.
3. Thuyết minh, mô tả phương án lắp đặt thiết bị quan trắc tại công trình khai thác, công trình quan trắc và phương án bố trí nhân lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất.
IV. Các vùng bảo hộ vệ sinh của công trình khai thác:
Luận chứng xác định phạm vi các vùng bảo hộ vệ sinh của công trình khai thác: thuyết minh việc thiết lập, xây dựng vùng bảo hộ vệ sinh và quy định các nội dung cần phải tuân thủ trong vùng bảo hộ vệ sinh của công trình khai thác.
V. Các cam kết của chủ công trình:
1. Các cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực cũng như nguồn gốc của các thông tin, số liệu trình bày trong báo cáo.
2. Trình bày cụ thể các cam kết của chủ công trình, gồm việc thực hiện đúng, đầy đủ các quy định trong nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất nếu được cấp phép: tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành trong lĩnh vực cấp nước; tuân thủ việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất tại công trình, chế độ báo cáo đối với cơ quan quản lý và các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước; cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Phụ lục kèm theo Báo cáo:
1. Bản đồ hoặc sơ đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1:25.000 hoặc lớn hơn kèm theo mặt cắt.
2. Sơ đồ tài liệu thực tế thăm dò nước dưới đất tỷ lệ 1:25.000 hoặc lớn hơn.
3. Bản vẽ hoàn công công trình thăm dò nước dưới đất.
4. Bàn vẽ thiết kế công trình khai thác nước dưới đất và công trình quan trắc.
5. Các tài liệu có liên quan khác (nếu có).
Mẫu 26
(TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP)
(Trang bìa trong)
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THI CÔNG GIẾNG KHAI THÁC
………..…(1)
(Đối với công trình thăm dò có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm)
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN |
ĐƠN VỊ LẬP BÁO CÁO |
Địa danh, tháng..../năm……
_________________________
(1) Ghi tên công trình, vị trí và lưu lượng khai thác
HƯỚNG DẪN
NỘI DUNG BÁO CÁO KẾT QUẢ THI CÔNG GIẾNG KHAI THÁC
(Đối với công trình thăm dò có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm)
1. Trình bày tóm tắt các thông tin của tổ chức/cá nhân là chủ đầu tư công trình thăm dò nước dưới đất (tên, địa chỉ trụ sở chính, lĩnh vực hoạt động theo Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập đối với tổ chức; họ tên, số CMND, nơi cấp, ngày cấp theo Chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú đối với cá nhân).
2. Thuyết minh các căn cứ của việc thăm dò nước dưới đất, gồm: giấy phép thăm dò nước dưới đất được cấp, hồ sơ thiết kế giếng thăm dò được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Khái quát các nội dung cơ bản của báo cáo bao gồm các nội dung chủ yếu về kết quả thi công thăm dò, lắp đặt giếng khai thác; về ảnh hưởng của giếng khai thác đến các công trình khai thác khác đang hoạt động và phương án khai thác nước dưới đất.
4. Thống kê các tài liệu sử dụng làm căn cứ lập báo cáo, gồm: các quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch cấp nước có liên quan; các thông tin, số liệu, tài liệu, báo cáo thu thập được trong quá trình thăm dò; các thông tin, số liệu khi thi công các hạng mục thăm dò; các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các tài liệu khác có liên quan.
5. Trình bày đầy đủ các thông tin về năng lực của tổ chức, cá nhân lập báo cáo và đánh giá việc đáp ứng các điều kiện theo quy định; danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo.
I. Kết quả thi công thăm dò, lắp đặt giếng khai thác
1. Vị trí hành chính, tọa độ các điểm góc (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục, múi chiếu) giới hạn phạm vi bố trí giếng thăm dò nước dưới đất kèm theo hình vẽ thể hiện vị trí khu vực thăm dò và mối liên kết với các khu vực lân cận.
2. Trình bày tổng quan về nội dung, phương pháp, khối lượng thăm dò đã thực hiện và các vấn đề liên quan trong quá trình thi công thăm dò.
3. Trình bày cụ thể các nội dung, thông tin, số liệu về việc thi công các hạng mục thăm dò, gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Thuyết minh, mô tả nội dung, phương pháp, thời gian, trình tự thực hiện, kết quả thi công đối với từng hạng mục công tác (khoan, bơm, lấy và phân tích mẫu nước);
b) Trình bày cụ thể việc tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, yêu cầu kỹ thuật và mức độ hoàn thành về nội dung, khối lượng, chất lượng từng hạng mục công tác (khoan, bơm, lấy và phân tích mẫu nước) so với phê duyệt:
c) Thuyết minh cụ thể các nội dung, khối lượng thay đổi, điều chỉnh của từng hạng mục công tác (nếu có) so với phê duyệt.
4. Kết quả thăm dò
a) Mô tả địa tầng tại các giếng khoan thăm dò, gồm các nội dung chính: chiều sâu phân bố, chiều dày, thành phần của các lớp đất đá khoan qua;
b) Mô tả cấu trúc hoàn công của các giếng khoan, gồm các nội dung chính: chiều sâu, đường kính, chiều dài các đoạn ống chống, ống lọc, ống lắng; các đoạn chèn, trám và vật liệu chèn, trám xung quanh thành giếng khoan;
c) Thuyết minh cụ thể công tác bơm nước thí nghiệm tại từng giếng, gồm các nội dung chính sau: mực nước tĩnh trước khi bơm, lưu lượng bơm, mực nước động và hạ thấp mực nước, thời gian bơm và thời gian hồi phục mực nước sau khi dừng bơm: lập đồ thị kết quả bơm nước thí nghiệm và luận chứng lựa chọn lưu lượng khai thác hợp lý;
d) Tổng hợp kết quả phân tích mẫu nước, đánh giá chất lượng nước theo quy chuẩn chất lượng nước ngầm và theo tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng nước cho mục đích sử dụng.
5. Tổng hợp, đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu thăm dò và lập bảng tổng hợp nội dung, khối lượng thăm dò đã thực hiện.
II. Đánh giá ảnh hưởng khai thác của công trình đến công trình khai thác khác và thiết kế phương án khai thác nước dưới đất
1. Đánh giá ảnh hưởng khai thác của công trình đến công trình khai thác nước dưới đất khác đang hoạt động.
Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác nước dưới đất tại công trình đến lưu lượng, mực nước, biến đổi chất lượng nước của các công trình khai thác nước dưới đất khác đang hoạt động nằm trong phạm vi bán kính 200m xung quanh công trình.
2. Thuyết minh, trình bày cụ thể phương án khai thác nước dưới đất, với các nội dung chính sau:
a) Thuyết minh nhu cầu, mục đích sử dụng nước; xây dựng biểu đồ dùng nước theo từng tháng trong năm;
b) Thuyết minh, mô tả sơ đồ khai thác gồm các thông tin chủ yếu: số lượng, vị trí, tọa độ, chiều sâu, lưu lượng của từng giếng và khoảng cách giữa chúng, kèm theo sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất.
Yêu cầu nội dung của sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất phải thể hiện được các thông tin chính gồm: các thông tin nền (ranh giới, địa danh hành chính; yếu tố địa hình, hệ thống sông suối, đường giao thông, dân cư...) và các thông tin chuyên đề (ranh giới các tầng chứa nước: vị trí, các thông số chính của công trình khai thác nước dưới đất và các công trình khai thác đang hoạt động khu vực xung quanh).
c) Thuyết minh, trình bày cụ thể các thông số khai thác của từng giếng, gồm: lưu lượng, mực nước tĩnh, mực nước động, chế độ khai thác.
3. Thuyết minh, trình bày cụ thể phương án quan trắc, giám sát hoạt động khai thác tại công trình, gồm các nội dung chính: thông số quan trắc, chế độ quan trắc, phương án lắp đặt thiết bị, bố trí nhân lực quan trắc.
4. Thuyết minh các vùng bảo hộ vệ sinh của công trình khai thác, gồm các nội dung chính: cơ sở xác định các vùng bảo hộ vệ sinh, thuyết minh việc thiết lập. xây dựng và quy định các nội dung cần phải tuân thủ trong vùng bảo hộ vệ sinh của công trình khai thác.
5. Các cam kết của chủ công trình
a) Các cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực cũng như nguồn gốc của các thông tin, số liệu trình bày trong báo cáo;
b) Trình bày các cam kết của chủ công trình, gồm việc thực hiện đúng, đầy đủ các quy định trong nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất nếu được cấp phép; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành trong lĩnh vực cấp nước; tuân thủ việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất tại công trình, chế độ báo cáo đối với cơ quan quản lý và các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước; cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Kết luận và kiến nghị
Phụ lục kèm theo Báo cáo:
1. Bản vẽ hoàn công cột địa tầng và cấu trúc giếng khoan.
2. Các tài liệu có liên quan khác (nếu có).
Mẫu 27
(TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP)
(Trang bìa trong)
BÁO CÁO
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
……………………………….(1)
(Trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động)
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN |
ĐƠN VỊ LẬP BÁO CÁO |
Địa danh, tháng..../năm……
_________________________
(1) Ghi tên công trình, vị trí và lưu lượng khai thác
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG BÁO CÁO HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
(Trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động)
A. ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH CÓ QUY MÔ TỪ 200M3/NGÀY ĐÊM TRỞ LÊN
MỞ ĐẦU
1. Trình bày tóm tắt các thông tin của tổ chức/cá nhân là chủ công trình khai thác nước dưới đất (tên, địa chỉ trụ sở chính, lĩnh vực hoạt động theo Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập đối với tổ chức; họ tên, số CMND, nơi cấp, ngày cấp theo Chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú đối với cá nhân).
2. Thuyết minh, trình bày các thông tin, thông số cơ bản của công trình khai thác nước dưới đất, gồm: loại hình công trình, mục đích khai thác, sử dụng nước: đối tượng, phạm vi cấp nước; năm xây dựng và vận hành công trình; tổng số giếng khoan (giếng đào/hố đào/hành lang/mạch lộ/hang động), tổng lưu lượng khai thác của công trình; tầng chứa nước khai thác hoặc chiều sâu khai thác.
3. Khái quát các nội dung cơ bản của báo cáo, bao gồm các nội dung chủ yếu về đặc điểm tự nhiên, xã hội, các đặc điểm cơ bản về nguồn nước dưới đất, hiện trạng khai thác và các nguồn thải khu vực khai thác; về hiện trạng công trình và tình hình khai thác nước dưới đất; ảnh hưởng của công trình khai thác đến nguồn nước, môi trường, các công trình khai thác khác và kế hoạch khai thác, sử dụng nước dưới đất.
4. Thống kê các tài liệu sử dụng làm căn cứ lập báo cáo khai thác nước dưới đất gồm: các quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch cấp nước có liên quan; các báo cáo, tài liệu điều tra, đánh giá, quan trắc dưới đất đã thực hiện tại khu vực khai thác; các báo cáo, tài liệu, số liệu khi thăm dò, thi công, xây dựng, vận hành công trình khai thác nước dưới đất; các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các tài liệu khác có liên quan.
5. Trình bày đầy đủ các thông tin về năng lực của tổ chức, cá nhân lập báo cáo khai thác nước dưới đất và đánh giá việc đáp ứng các điều kiện theo quy định; danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo.
Chương I
ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỤ NHIÊN, XÃ HỘI KHU VỰC KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
I. Trình bày tổng quan về điều kiện địa lý, tự nhiên, xã hội khu vực khai thác nước dưới đất và các yếu tố liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước dưới đất tại khu vực khai thác.
II. Trình bày cụ thể các nội dung, thông tin, số liệu về điều kiện địa lý tự nhiên, xã hội khu vực khai thác, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Vị trí hành chính, tọa độ các điểm góc (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục, múi chiếu) giới hạn phạm vi bố trí công trình khai thác nước dưới đất kèm theo hình vẽ thể hiện vị trí khu vực khai thác nước dưới đất và mối liên hệ với các khu vực lân cận.
2. Đặc điểm địa hình, địa mạo, khí tượng, thủy văn, hải văn khu vực khai thác: đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố này đến việc hình thành trữ lượng, đặc điểm động thái, chất lượng của nguồn nước dưới đất trong khu vực khai thác nước dưới đất.
3. Đặc điểm phân bố dân cư, mật độ dân số và các yếu tố kinh tế, xã hội khác có liên quan đến hoạt động khai thác, sử dụng nước nói chung, nước dưới đất nói riêng để cấp nước sinh hoạt tại khu vực khai thác nước dưới đất và các khu vực khác có liên quan.
4. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ chủ yếu (công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản...) tại khu vực khai thác và tình hình khai thác, sử dụng nguồn nước phục vụ các hoạt động đó.
III. Đánh giá, nhận xét xác định các yếu tố chủ yếu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến nguồn tài nguyên nước dưới đất tại khu vực khai thác.
ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ HIỆN TRANG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT, HIỆN TRẠNG CÁC NGUỒN THẢI TẠI KHU VỰC KHAI THÁC
I. Trình bày tổng quan về đặc điểm nguồn nước dưới đất và hiện trạng khai thác nước dưới đất. hiện trạng các nguồn thải, các vấn đề liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước dưới đất tại khu vực khai thác.
II. Trình bày cụ thể các nội dung, thông tin, số liệu về đặc điểm nguồn nước dưới đất, hiện trạng khai thác nước dưới đất, hiện trạng các nguồn thải trong khu vực khai thác, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tình hình điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất, hiện trạng khai thác và các nguồn thải tại khu vực khai thác
a) Thống kê, tổng hợp các kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất, các kết quả điều tra, thống kê hiện trạng khai thác nước dưới đất, các kết quả thăm dò, thi công công trình khai thác và các tài liệu điều tra, đánh giá các nguồn thải đã thực hiện tại khu vực khai thác nước dưới đất;
b) Phân tích, đánh giá các kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước đã thực hiện; lựa chọn các thông tin, số liệu được sử dụng để lập báo cáo.
2. Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất nêu trên, tiến hành mô tả đặc điểm nguồn nước dưới đất tại khu vực khai thác
a) Đặc điểm của các tầng chứa nước
Mô tả đặc điểm các tầng chứa nước trong khu vực khai thác, gồm các thông tin, số liệu về phạm vi, chiều sâu phân bố, chiều dày, thành phần đất đá, đặc tính thấm nước, chứa nước, động thái, chiều sâu mực nước của từng tầng chứa nước.
Riêng đối với công trình khai thác có quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên cần phải mô tả các đặc điểm nguồn cấp, vùng cấp, vùng thoát, hướng dòng chảy, quan hệ của nước dưới đất với các nguồn nước mặt, nước mưa và các tầng chứa nước khác.
b) Đặc điểm của các tầng cách nước
Mô tả đặc điểm lớp thấm nước yếu, cách nước trong khu vực khai thác, gồm các thông tin, số liệu về phạm vi phân bố theo diện tích và chiều sâu: chiều sâu phân bố, chiều dày, thành phần đất đá, tính chất thấm nước và cách nước.
c) Đặc điểm chất lượng nước
Mô tả đặc điểm, đặc trưng về chất lượng nước dưới đất, tình hình ô nhiễm, xâm nhập mặn của các tầng chứa nước trong khu vực khai thác; đánh giá chất lượng nước của tầng chứa nước khai thác theo Quy chuẩn về chất lượng nước ngầm và theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho mục đích sử dụng nước.
d) Bản đồ hoặc sơ đồ địa chất thủy văn
Riêng đối với công trình khai thác có quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên phải mô tả, thuyết minh các nội dung chủ yếu của bản đồ hoặc sơ đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1:25.000 hoặc lớn hơn, các mặt cắt kèm theo nhằm làm rõ các đặc điểm về địa chất thủy văn của khu vực khai thác.
đ) Phạm vi ảnh hưởng của công trình khai thác nước dưới đất:
Luận chứng, thuyết minh để làm rõ phạm vi vùng ảnh hưởng của công trình khai thác và khoanh định trên bản đồ hoặc sơ đồ.
3. Trên cơ sở kết quả điều tra, thống kê hiện trạng khai thác nước dưới đất và các tài liệu điều tra, đánh giá các nguồn thải nêu trên tiến hành đánh giá với các nội dung chính sau:
a) Hiện trạng khai thác nước dưới đất trong phạm vi ảnh hưởng của công trình khai thác
Thống kê, tổng hợp các công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất hiện có trong phạm vi vùng ảnh hưởng của công trình khai thác, gồm các thông tin chủ yếu: tên chủ công trình, loại hình công trình khai thác, vị trí, chiều sâu; khoảng cách đến công trình khai thác; lưu lượng, mực nước, chế độ khai thác; mục đích khai thác, sử dụng nước của từng công trình; tổng số công trình, tổng lưu lượng khai thác nước dưới đất của các công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất trên phạm vi toàn vùng và theo từng tầng chứa nước khai thác chủ yếu.
b) Hiện trạng các nguồn thải trong khu vực khai thác
Thống kê, tổng hợp các nguồn thải chủ yếu (bãi rác, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang, kho chứa hóa chất, các nguồn nước mặt bị ô nhiễm) trong khu vực khai thác, gồm các thông tin chủ yếu: vị trí, quy mô, tính chất ô nhiễm và khoảng cách đến công trình khai thác nước dưới đất.
Riêng đối với trường hợp công trình khai thác có quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên thì phải phân tích, đánh giá nguy cơ, mức độ ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm hiện có đến chất lượng nước của công trình khai thác.
III. Đánh giá, nhận xét xác định các yếu tố chủ yếu về đặc điểm nguồn nước dưới đất, hiện trạng khai thác nước dưới đất, hiện trạng các nguồn thải trong khu vực khai thác có ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến công trình, đến trữ lượng khai thác, chất lượng nước tại công trình.
Chương III
HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẠI CÔNG TRÌNH
1. Trình bày tổng quan về hiện trạng công trình và tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất tại công trình qua các giai đoạn.
II. Trình bày cụ thể các nội dung về hiện trạng công trình, tình hình khai thác nước tại công trình, với các nội dung chủ yếu sau;
1. Thuyết minh, mô tả về hiện trạng công trình khai thác nước dưới đất
a) Thuyết minh, mô tả sơ đồ công trình khai thác, gồm các thông tin chính: vị trí, tọa độ, chiều sâu, kết cấu, lưu lượng, chế độ khai thác, tình trạng hoạt động của từng giếng khoan (giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động) và khoảng cách giữa chúng, kèm theo sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất;
b) Yêu cầu nội dung của sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất phải thể hiện được các thông tin chính gồm: các thông tin nền (ranh giới, địa danh hành chính; yếu tố địa hình, hệ thống sông suối, đường giao thông, dân cư...) và các thông tin chuyên đề (ranh giới các tầng chứa nước; vị trí, các thông số chính của công trình khai thác nước dưới đất và các công trình khai thác đang hoạt động khu vực xung quanh);
c) Thuyết minh, mô tả quy trình công nghệ xử lý nước; đánh giá hiệu quả xử lý nước và khả năng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng nước sau xử lý;
d) Thuyết minh công tác quan trắc trong quá trình khai thác, gồm các thông tin chính: mô tả hệ thống công trình quan trắc, thông số, chế độ quan trắc, thiết bị, nhân lực quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất tại công trình khai thác;
đ) Thuyết minh, mô tả các vùng bảo hộ vệ sinh của công trình khai thác gồm các nội dung chính: giới hạn, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh; tình hình chấp hành các quy định trong vùng bảo hộ vệ sinh.
2. Thuyết minh tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất tại công trình, gồm các thông tin chủ yếu sau:
a) Thuyết minh, mô tả tình hình khai thác nước dưới đất tại công trình, gồm các thông tin chủ yếu: năm bắt đầu khai thác; lưu lượng, chế độ khai thác qua từng thời kỳ và lưu lượng, chế độ khai thác hiện tại kèm theo các bảng, biểu đồ khai thác nước dưới đất;
b) Tổng hợp, đánh giá diễn biến mực nước khai thác qua từng thời kỳ tại công trình, gồm các thông tin chủ yếu: sự biến đổi mực nước tĩnh, mực nước động qua từng thời kỳ, mực nước hiện tại, kèm theo bảng biểu, đồ thị diễn biến mực nước đến thời điểm đề nghị cấp phép khai thác lại từng công trình (giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động).
c) Tổng hợp, thuyết minh cụ thể diễn biến chất lượng nước trong quá trình khai thác tại công trình, gồm các thông tin chính: sự biến đổi chất lượng nước, tăng thêm chỉ tiêu ô nhiễm, gia tăng hàm lượng đối với các chỉ tiêu ô nhiễm, độ ổn định của các chỉ tiêu chất lượng nước.
III. Đánh giá, nhận xét, xác định các vấn đề chủ yếu liên quan đến hiện trạng công trình khai thác, tình hình biến đổi mực nước, chất lượng nước và các vấn đề khai thác, sử dụng nước tại công trình trong suốt thời gian vận hành công trình đến thời điểm đề nghị cấp phép.
Chương IV
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TRÌNH KHAI THÁC ĐẾN NGUỒN NƯỚC, MÔI TRƯỜNG, CÁC CÔNG TRÌNH KHAI THÁC KHÁC VÀ KẾ HOẠCH KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRONG THỜI GIAN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
I. Trình bày tổng quan về những ảnh hưởng của công trình khai thác đến nguồn nước, môi trường, các công trình khai thác khác đang hoạt động và kế hoạch khai thác sử dụng nước tại công trình.
II. Tổng hợp, đánh giá những ảnh hưởng, tác động cụ thể của việc khai thác nước dưới đất tại công trình đến nguồn nước, môi trường, các công trình khai thác nước dưới đất khác đang hoạt động, gồm các nội dung chính sau:
1. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác nước tại công trình đến sự suy giảm mực nước, trữ lượng nguồn nước dưới đất trong khu vực khai thác.
2. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác nước tại công trình đến khả năng sụt lún đất, gia tăng ô nhiễm, xâm nhập mặn vào các tầng chứa nước và ảnh hưởng đến các dòng mặt.
3. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác nước tại công trình đến sự suy giảm lưu lượng, mực nước, biến đổi chất lượng nước của các công trình khai thác nước dưới đất khác đang hoạt động nằm trong vùng ảnh hưởng của công trình.
4. Thuyết minh cụ thể các biện pháp giảm thiểu và đánh giá tính khả thi của chúng đối với các tác động chính do công trình khai thác gây ra đến nguồn nước môi trường và các công trình khai thác nước dưới đất khác đang hoạt động; trình bày phương án đối phó trong trường hợp xảy ra sự cố khi khai thác nước dưới đất tại công trình và đánh giá tính khả thi của phương án.
III. Trình bày kế hoạch, phương án khai thác, sử dụng nước dưới đất tại công trình trong thời gian tới, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mực nước hạ thấp cho phép
Luận chứng, thuyết minh giới hạn hạ thấp mực nước cho phép trong các tầng chứa nước khai thác.
2. Tính toán dự báo hạ thấp mực nước
a) Đối với công trình quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên
Thuyết minh cụ thể việc tính toán dự báo hạ thấp mực nước tại công trình khai thác, gồm các nội dung chính: lựa chọn phương pháp tính trữ lượng; sơ đồ hóa trường thấm; xác định các điều kiện biên; lập luận chọn các thông số tính toán; xác định các công trình khai thác nước dưới đất nằm trong vùng ảnh hưởng của công trình để tính can nhiễu mực nước; tính toán dự báo hạ thấp mực nước tại công trình trong thời gian khai thác tiếp theo, trong đó có tính đến ảnh hưởng can nhiễu của các công trình khai thác nước dưới đất khác nằm trong vùng ảnh hưởng của công trình.
b) Đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm đến 3.000 m3/ngày đêm
Thuyết minh cụ thể việc tính toán dự báo hạ thấp mục nước gồm các nội dung chính: lập đồ thị quan hệ giữa lưu lượng, mực nước khai thác tại từng giếng và dự báo hạ thấp mực nước theo đồ thị.
c) Đánh giá kết quả tính toán dự báo hạ thấp mực nước với mực nước hạ thấp cho phép và đánh giá mức độ đảm bảo về mặt kinh tế, kỹ thuật khi tiếp tục khai thác nước dưới đất tại công trình.
2. Thuyết minh, trình bày kế hoạch, phương án khai thác nước dưới đất trong thời gian tới:
a) Thuyết minh nhu cầu, mục đích sử dụng nước; xây dựng biểu đồ dùng nước theo từng tháng trong năm và trong từng giai đoạn tiếp tục khai thác:
b) Thuyết minh, trình bày các thông số khai thác của công trình, gồm các thông tin: lưu lượng, mực nước tĩnh, mực nước động, chế độ khai thác của từng công trình khai thác (giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động) trong thời gian tới;
c) Thuyết minh, trình bày phương án quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất tại công trình trong thời gian tới, gồm các nội dung: luận chứng việc bổ sung công trình quan trắc (nếu có); phương án bố trí thiết bị, nhân lực quan trắc hoặc hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện việc quan trắc;
d) Luận chứng thiết lập mới hoặc bổ sung các vùng bảo hộ vệ sinh và bổ sung quy định nội dung cần phải tuân thủ trong vùng bảo hộ vệ sinh của công trình khai thác (nếu chưa có).
3. Các cam kết của chủ công trình
a) Các cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực cũng như nguồn gốc của các thông tin, số liệu trình bày trong báo cáo;
b) Trình bày cụ thể các cam kết của chủ công trình, gồm việc thực hiện đúng, đầy đủ các quy định trong nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất nếu được cấp phép; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành trong lĩnh vực cấp nước; tuân thủ việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất tại công trình, chế độ báo cáo đối với cơ quan quản lý và các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước; cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Phụ lục kèm theo Báo cáo:
1. Bản vẽ cấu trúc công trình khai thác (giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang,...).
2. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
B. ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH CÓ QUY MÔ NHỎ HƠN 200M3/NGÀY ĐÊM
Mở đầu
1. Trình bày tóm tắt các thông tin của tổ chức/cá nhân là chủ công trình khai thác nước dưới đất (tên, địa chỉ trụ sở chính, lĩnh vực hoạt động theo Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập đối với tổ chức; họ tên, số CMND, nơi cấp, ngày cấp theo Chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú đối với cá nhân).
2. Thuyết minh, trình bày các thông tin, thông số cơ bản của công trình khai thác nước dưới đất, gồm: loại hình công trình, mục đích khai thác, sử dụng nước, đối tượng cấp nước; năm xây dựng và vận hành công trình; tổng số giếng khoan (giếng đào/hố đào/hành lang/mạch lộ/hang động), tổng lưu lượng khai thác của công trình; tầng chứa nước khai thác hoặc chiều sâu khai thác.
3. Khái quát các nội dung cơ bản của báo cáo, bao gồm các nội dung chủ yếu về hiện trạng công trình và tình hình khai thác nước dưới đất, kế hoạch khai thác, sử dụng nước dưới đất.
4. Thống kê các tài liệu sử dụng làm căn cứ lập báo cáo khai thác nước dưới đất gồm: các quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch cấp nước có liên quan; các báo cáo, tài liệu điều tra, đánh giá, quan trắc nước dưới đất đã thực hiện tại khu vực khai thác; các báo cáo, tài liệu, số liệu khi thăm dò, thi công, xây dựng, vận hành công trình khai thác nước dưới đất; các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các tài liệu khác có liên quan.
5. Trình bày đầy đủ các thông tin về năng lực của tổ chức, cá nhân lập báo cáo khai thác nước dưới đất và đánh giá việc đáp ứng các điều kiện theo quy định; danh sách các thành viên lập báo cáo.
I. Hiện trạng công trình và tình hình khai thác nước dưới đất
1. Vị trí hành chính, tọa độ các điểm góc (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục, múi chiếu) giới hạn phạm vi bố trí công trình khai thác nước dưới đất kèm theo hình vẽ thể hiện vị trí khu vực khai thác nước dưới đất và mối liên hệ với các khu vực lân cận.
2. Thuyết minh, trình bày cụ thể các nội dung về hiện trạng công trình khai thác nước dưới đất, với các nội dung chính sau:
a) Thuyết minh, mô tả sơ đồ công trình khai thác, gồm các thông tin: vị trí, tọa độ, chiều sâu, kết cấu, lưu lượng, chế độ khai thác, tình trạng hoạt động của từng giếng khoan (giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động) và khoảng cách giữa chúng, kèm theo sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất;
b) Yêu cầu nội dung của sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất phải thể hiện được các thông tin chính gồm: các thông tin nền (ranh giới địa danh hành chính, yếu tố địa hình, hệ thống sống suối, đường giao thông, dân cư...) và các thông tin chuyên đề (ranh giới các tầng chứa nước; vị trí, các thông số chính của công trình khai thác nước dưới đất và các công trình khai thác đang hoạt động khu vực xung quanh);
c) Thuyết minh, mô tả quy trình công nghệ xử lý nước; đánh giá hiệu quả xử lý nước và khả năng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng nước sau xử lý (nếu có);
d) Thuyết minh công tác quan trắc trong quá trình khai thác, gồm các thông tin chính: mô tả hệ thống công trình quan trắc, thông số, chế độ quan trắc, thiết bị, nhân lực quan trắc giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất tại công trình khai thác (nếu có).
đ) Thuyết minh, mô tả các vùng bảo hộ vệ sinh của công trình khai thác gồm các nội dung chính: giới hạn, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh; tình hình chấp hành các quy định trong vùng bảo hộ vệ sinh.
3. Thuyết minh, trình bày tình hình khai thác nước dưới đất tại công trình với các nội dung chính sau:
a) Thuyết minh, mô tả tình hình khai thác nước dưới đất tại công trình, gồm các thông tin chủ yếu: năm bắt đầu khai thác, lưu lượng, chế độ khai thác qua từng thời kỳ và lưu lượng, chế độ khai thác hiện tại, kèm theo bảng, biểu đồ khai thác nước dưới đất;
b) Tổng hợp, đánh giá diễn biến mực nước, chất lượng nước qua từng thời kỳ tại công trình khai thác (nếu có).
II. Kế hoạch khai thác, sử dụng nước dưới đất trong thời gian đề nghị cấp phép
1. Thuyết minh, trình bày kế hoạch, phương án khai thác nước dưới đất
a) Thuyết minh nhu cầu, mục đích sử dụng nước; xây dựng biểu đồ dùng nước theo từng tháng trong năm;
b) Thuyết minh, trình bày các thông số khai thác của công trình, gồm các thông tin: lưu lượng, mực nước tĩnh, mực nước động, chế độ khai thác của từng công trình khai thác (giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động) trong thời gian tới;
c) Thuyết minh, trình bày phương án bố trí thiết bị, nhân lực quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất tại công trình trong thời gian tới;
d) Thiết lập hoặc bổ sung các vùng bảo hộ vệ sinh của công trình khai thác và bổ sung quy định nội dung cần phải tuân thủ trong vùng bảo hộ vệ sinh của công trình (nếu chưa có).
2. Các cam kết của chủ công trình
a) Các cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực cũng như nguồn gốc của các thông tin, số liệu trình bày trong báo cáo;
b) Trình bày cụ thể các cam kết của chủ công trình, gồm việc thực hiện đúng, đầy đủ các quy định trong nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất nếu được cấp phép: tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành trong lĩnh vực cấp nước; tuân thủ việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất tại công trình, chế độ báo cáo đối với cơ quan quản lý và các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước; cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Kết luận và kiến nghị
Phụ lục kèm theo Báo cáo:
1. Bản vẽ cấu trúc công trình khai thác (giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang...).
2. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
7. Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác nước dưới đất công suất dưới 3.000 m3/ngày.đêm
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
+ Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Long An (số 137, Quốc lộ 1, phường 4, thành phố Tân An, tỉnh Long An).
+ Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ:
. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: nhận biên nhận hồ sơ;
. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp phép chưa đầy đủ, không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường trả hồ hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
+ Bước 4: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh giấy phép, Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.
+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả giải quyết hồ sơ:
. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp lại biên nhận hồ sơ
. Trường hợp được cấp giấy phép: nộp lệ phí cấp giấy phép, nhận lại 01 bộ hồ sơ, kết quả thẩm định, giấy phép và ký nhận vào Sổ giao nhận hồ sơ.
. Trường hợp không cấp giấy phép: nhận lại 02 bộ hồ sơ và văn bản thông báo trả lại hồ sơ và ký nhận vào Sổ giao nhận hồ sơ.
* Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ: Từ ngày thứ Hai đến ngày thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ).
. Sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút.
. Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Tài nguyên và Môi trường Long An.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép.
+ Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép. Trường hợp điều chỉnh giấy phép có liên quan đến quy mô công trình, số lượng giếng khai thác, mực nước khai thác thì phải nêu rõ phương án khai thác nước
+ Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
+ Bản sao Giấy phép đã được cấp.
b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường Long An.
c) Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Ban Quản lý các Khu kinh tế và Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện, thị xã, thành phố.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
- Phí, lệ phí:
+ Phí thẩm định hồ sơ gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác nước dưới đất. Mức phí = 50% của mức phí thẩm định hồ sơ khai thác nước dưới đất.
* Mức phí thẩm định hồ sơ khai thác nước dưới đất:
. Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất có lưu lượng nước dưới 200 m3/ngày đêm: 200.000 VNĐ/báo cáo.
. Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất có lưu lượng nước từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ng.đêm: 500.000 VNĐ/báo cáo.
. Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 500 m3/ng.đêm đến dưới 1000 m3/ngày đêm: 1.300.000 VNĐ.
. Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 1000 m3/ng.đêm đến dưới 3000 m3/ngày đêm: 2.500.000 VNĐ.
+ Lệ phí cấp phép: 50.000 đ/giấy phép (=50%/mức thu cấp giấy lần đầu).
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác nước dưới đất (Mẫu số 04).
+ Hướng dẫn lập Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép khai thác nước dưới đất (đối với trường hợp đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác nước dưới đất) (Mẫu số 28)
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật số 17/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Tài nguyên nước được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2012.
+ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
+ Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
+ Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) trích để lại từ nguồn thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Long An.
_________________________________
Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi
Mẫu 04
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN/ ĐIỀU CHỈNH
GIẤY PHÉP KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Kính gửi: ……………………………………………………………..(1)
1. Thông tin về chủ giấy phép:
1.1. Tên chủ giấy phép: ……………………………………………………………………………….
1.2. Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
1.3. Điện thoại: ……………………….. Fax: …………………. Email: ……………………………..
1.4. Giấy phép khai thác nước dưới đất số: ……… ngày …. tháng …. năm ….. do (tên cơ quan cấp giấy phép) cấp; thời hạn của giấy phép.
2. Lý do đề nghị gia hạn/ điều chỉnh giấy phép: ……………………………………
3. Thời gian đề nghị gia hạn/nội dung đề nghị điều chỉnh giấy phép:
- Thời hạn đề nghị gia hạn: ……….tháng/năm (trường hợp đề nghị gia hạn).
- Nội dung đề nghị điều chỉnh: ……….(trường hợp đề nghị điều chỉnh giấy phép).
4. Giấy tờ, tài liệu nộp kèm theo Đơn này gồm có:
- Bản sao giấy phép đã được cấp.
- Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép.
- Phiếu kết quả phân tích chất lượng nguồn nước dưới đất không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
- Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan.
5. Cam kết của chủ giấy phép:
- (Chủ giấy phép) cam đoan các nội dung thông tin trong Đơn này và các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- (Chủ giấy phép) cam kết chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của Giấy phép và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều 43 của Luật Tài nguyên nước và quy định của pháp luật có liên quan.
- (Chủ giấy phép) đã gửi một (01) bộ hồ sơ tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố ………………………………………………………………………………………………………. (2)
Đề nghị (tên cơ quan cấp phép) xem xét, gia hạn/điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất cho (tên chủ giấy phép)./.
|
……., ngày …. tháng ….. năm ……. |
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐƠN:
(1) Tên cơ quan cấp phép: Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp gia hạn/điều chỉnh giấy phép thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường/UBND cấp tỉnh đối với trường hợp gia hạn/điều chỉnh giấy phép thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh (theo quy định tại Điều 28 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước).
(2) Phần ghi này áp dụng cho trường hợp gia hạn/điều chỉnh giấy phép thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mẫu 28
(TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP)
(Trang bìa trong)
BÁO CÁO
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC VÀ
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIẤY PHÉP
…………………. (1)
(Trường hợp gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất)
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN |
ĐƠN VỊ LẬP BÁO CÁO |
Địa danh, tháng..../năm……
_________________________________________
(1) Ghi tên công trình, vị trí và lưu lượng khai thác
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC
VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIẤY PHÉP
(Trường hợp gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất)
Mở đầu
1. Trình bày các thông tin của chủ giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất (tên chủ giấy phép, địa chỉ trụ sở chính, lĩnh vực hoạt động đối với tổ chức; họ tên, số CMND, địa chỉ thường trú đối với cá nhân).
2. Trình bày các nội dung, thông tin chủ yếu của giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đã được cấp gồm: số giấy phép, ngày cấp, cơ quan cấp, thời hạn còn lại của giấy phép, vị trí công trình khai thác; mục đích khai thác, sử dụng nước; tổng số giếng, tổng lượng nước khai thác, sử dụng: tầng chứa nước khai thác.
3. Khái quát các nội dung cơ bản của báo cáo, bao gồm các nội dung chủ yếu về tình hình thực hiện giấy phép khai thác, lý do và nội dung đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất.
4. Thống kê các tài liệu sử dụng làm căn cứ lập báo cáo gồm: các báo cáo, tài liệu, số liệu quan trắc trong quá trình khai thác lại công trình; các văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu khác có liên quan.
5. Trình bày đầy đủ các thông tin về năng lực của tổ chức/cá nhân lập báo cáo và đánh giá việc đáp ứng các điều kiện theo quy định.
I. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tại công trình
1. Thuyết minh, mô tả tình trạng hoạt động của công trình khai thác, gồm các thông tin về: tình trạng hoạt động, tổng lưu lượng khai thác thực tế của công trình, lưu lượng, chế độ khai thác mùa mưa, mùa khô tại từng giếng khoan (giếng đào, hố đào hành lang, mạch lộ, hang động).
2. Tổng hợp, đánh giá diễn biến lưu lượng khai thác nước dưới đất đến thời điểm xin gia hạn/điều chỉnh giấy phép tại công trình, kèm theo bảng tổng hợp và đồ thị diễn biến lưu lượng khai thác.
3. Tổng hợp, đánh giá diễn biến mực nước đến thời điểm xin gia hạn/điều chỉnh giấy phép tại từng giếng khoan (hoặc giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động), kèm theo bảng tổng hợp và đồ thị diễn biến mực nước.
4. Tổng hợp, đánh giá diễn biến chất lượng nước trong quá trình khai thác nước dưới đất đến thời điểm xin gia hạn/điều chỉnh giấy phép, kèm theo bảng tổng hợp kết quả phân tích mẫu nước các thời kỳ.
5. Tổng hợp, đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác nước dưới đất đến tình trạng sụt lún đất, biến dạng công trình, gia tăng nhiễm bẩn, nhiễm mặn, suy giảm các dòng mặt và ảnh hưởng đến các công trình khai thác nước dưới đất xung quanh (nếu có).
II. Tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép
1. Thuyết minh, trình bày cụ thể tình hình thực hiện các nội dung quy định trong giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất.
2. Thuyết minh, trình bày việc thực hiện các nghĩa vụ của chủ giấy phép được quy định trong giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất và các nghĩa vụ khác có liên quan, kèm theo giấy tờ chứng minh thực hiện nghĩa vụ tài chính (khi có yêu cầu của cơ quan thẩm định).
II. Nội dung đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép khai thác
1. Trình bày các lý do liên quan đến việc đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất (thay đổi nhu cầu, mục đích sử dụng nước; thay đổi số lượng giếng; thay đổi lưu lượng khai thác hoặc các lý do khác có liên quan).
2. Thời gian đề nghị gia hạn:.... tháng/năm (đối với trường hợp đề nghị gia hạn giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất).
3. Thuyết minh, mô tả nhu cầu sử dụng nước hiện tại và trong các năm tới; nhu cầu tăng/giảm công suất khai thác, kế hoạch khai thác nước dưới đất trong các năm tới.
4. Trình bày các nội dung đề nghị điều chỉnh (trường hợp đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất).
5. Các cam kết của chủ công trình.
a) Các cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin, số liệu trình bày trong báo cáo.
b) Trình bày cụ thể các cam kết của chủ công trình, gồm việc tiếp tục thực hiện đúng, đầy đủ các quy định trong nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất nếu được gia hạn/điều chỉnh giấy phép; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành trong lĩnh vực cấp nước; tuân thủ việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất tại công trình, chế độ báo cáo đối với cơ quan quản lý và các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước; cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
III. Phương án khai thác nước dưới đất (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh giấy phép có liên quan đến quy mô công trình, số lượng giếng khai thác, mực nước khai thác).
1. Thuyết minh nhu cầu, mục đích sử dụng nước; xây dựng biểu đồ dùng nước theo từng tháng trong năm.
2. Thuyết minh, mô tả sơ đồ công trình khai thác và các thông số khai thác của công trình, gồm các thông tin về lưu lượng, mực nước tĩnh, mực nước động, chế độ khai thác của từng giếng, kèm theo sơ đồ bố trí công trình khai thác nước dưới đất và bản vẽ cấu trúc giếng (trường hợp điều chỉnh có sự thay đổi quy mô công trình, số lượng giếng khai thác).
3. Yêu cầu nội dung của sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất phải thể hiện được các thông tin chính gồm: các thông tin nền (ranh giới, địa danh hành chính; yếu tố địa hình, hệ thống sông suối, đường giao thông, dân cư...) và các thông tin chuyên đề (ranh giới các tầng chứa nước; vị trí, các thông số chính của công trình khai thác nước dưới đất và các công trình khai thác đang hoạt động khu vực xung quanh).
3. Thuyết minh, trình bày phương án bổ sung công trình quan trắc; phương án lắp đặt thiết bị, bố trí nhân lực quan trắc; thiết lập bổ sung và mô tả các vùng bảo hộ vệ sinh của công trình khai thác (trường hợp điều chỉnh tăng số lượng giếng khai thác).
Kết luận và kiến nghị
Phụ lục kèm theo Báo cáo:
1. Bản vẽ cấu trúc công trình khai thác (giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang...) đối với trường hợp điều chỉnh tăng số lượng công trình khai thác.
2. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
8. Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt công suất dưới 2m3/giây cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và 50.000 m3/ngày đêm cho mục đích khác
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
+ Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Long An (số 137, Quốc lộ 1, phường 4, thành phố Tân An, tỉnh Long An).
+ Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ:
. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: nhận biên nhận hồ sơ;
. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp phép chưa đầy đủ, không hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
+ Bước 4: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.
+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả giải quyết hồ sơ:
. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp lại biên nhận hồ sơ
. Trường hợp được cấp giấy phép: nộp lệ phí Cấp giấy phép, nhận lại 01 bộ hồ sơ, kết quả thẩm định, giấy phép và ký nhận vào Sổ giao nhận hồ sơ.
* Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ: Từ ngày thứ Hai đến ngày thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ).
. Sáng: Từ 7 giờ đến 1 1 giờ 30 phút.
. Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 1 7 giờ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Tài nguyên và Môi trường Long An.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt.
+ Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đang có công trình khai thác (nếu thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành).
+ Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
+ Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước.
Trường hợp chưa có công trình khai thác nước mặt hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
b) Số lượng hồ sơ: hai (02) bộ,
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường Long An.
c) Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Ban Quản lý Khu kinh tế và Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện, thị xã, thành phố.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
- Phí, lệ phí:
+ Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt:
. Đề án, báo cáo khai thác sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng dưới 0,1m3/giây; hoặc để phát điện với công suất dưới 50 kw; hoặc cho các mục đích khác có lưu lượng dưới 500 m3/ngày đêm: 300.000 VNĐ.
. Đề án, báo cáo khai thác sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng lừ 0,1 m3/giây đến dưới 0,5 m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 50 kw đến dưới 200 kw; hoặc cho các mục đích khác có lưu lượng từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: 900.000 VNĐ,
. Đề án, báo cáo khai thác sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5 m3/giây đến dưới 1 m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 200 kw đến dưới 1.000 kw; hoặc cho các mục đích khác có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 20.000 m3/ngày đêm: 2.200.000 VNĐ.
. Đề án, báo cáo khai thác sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 1 m3/giây đến dưới 2 m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 1.000 kw đến dưới 2.000 kw; hoặc cho các mục đích khác có lưu lượng từ 20.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm: 4.200.000 VNĐ.
+ Lệ phí cấp phép: 100.000/giấy phép.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đơn đề nghị cấp phép khai thác nước mặt (Mẫu số 05).
+ Đề án khai thác, sử dụng nước mặt (Mẫu số 29).
+ Hướng dẫn lập Báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt (đối với trường hợp đang khai thác nước nhưng chưa có giấy phép) (Mẫu số 30)
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Nghị định 201/2013/NĐ-CP .
2. Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch Tài nguyên nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
Phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật số 17/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Tài nguyên nước được Quốc Hội thông qua ngày 21/6/2012.
+ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
+ Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ hơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
+ Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) trích để lại từ nguồn thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Long An.
____________________
Phân chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi
Mẫu 05
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC MẶT
Kính gửi: …………………………………………….(1)
1. Tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép:
1.1. Tên tổ chức/cá nhân (đối với tổ chức ghi đầy đủ tên theo Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh; đối với cá nhân ghi đầy đủ họ tên theo Chứng minh nhân dân):……………
1.2. Số Giấy đăng ký kinh doanh, nơi cấp. ngày cấp hoặc số Quyết định thành lập, cơ quan ký quyết định (đối với tổ chức)/số Chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp (đối với cá nhân): ……………………………………………………………………………………………………………....
1.3. Địa chỉ (đối với tổ chức ghi địa chỉ trụ sở chính theo Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập; đối với cá nhân ghi theo địa chỉ hộ khẩu thường trú): ……………………………...
1.4. Điện thoại: ……………………….. Fax: …………………….. Email: ……………………………
2. Thông tin chung về công trình khai thác, sử dụng nước:
2.1. Tên công trình ……………………………………………………………………………………….
2.2. Loại hình công trình, phương thức khai thác nước ………………………………………… (2)
2.3. Vị trí công trình (thôn/ấp, xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố) ……………………… (3)
2.4. Hiện trạng công trình …………………………………………………………………………… (4)
3. Nội dung đề nghị cấp phép:
3.1. Nguồn nước khai thác, sử dụng: ……………………………………………………………… (5)
3.2. Vị trí lấy nước:…………………………………………………………………………………… (6)
3.3. Mục đích khai thác, sử dụng nước: ………………………………………………………….. (7)
3.4. Lượng nước khai thác, sử dụng: …………………………………………………………….. (8)
3.5. Chế độ khai thác, sử dụng: …………………………………………………………………… (9)
3.6. Thời gian đề nghị cấp phép: (tối đa là 15 năm) …………………………………………………
4. Giấy tờ, tài liệu nộp kèm theo Đơn này gồm có:
- Đề án khai thác, sử dụng nước (đối với trường hợp chưa có công trình khai thác): báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành (đối với trường hợp đã có công trình khai thác).
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước (không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ).
- Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước.
- Văn bản góp ý và tổng hợp tiếp thu, giải trình lấy ý kiến cộng đồng (trường hợp dự án/công trình thuộc diện phải lấy ý kiến cộng đồng theo quy định tại điểm a, b, c Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP).
- Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan.
5. Cam kết của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép:
- (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) cam đoan các nội dung, thông tin trong Đơn này và các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) cam kết chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của giấy phép và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều 43 của Luật tài nguyên nước và quy định của pháp luật có liên quan.
- (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) đã gửi một (01) bộ hồ sơ tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố ………………………………………………………………………………… (10)
Đề nghị (tên cơ quan cấp phép) xem xét, cấp giấy phép khai thác sử dụng nước mặt cho (tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép).
|
………, ngày …. tháng …. năm …… |
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐƠN:
(1) Tên cơ quan cấp phép: Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp cấp phép thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường/UBND cấp tỉnh đối với trường hợp cấp phép thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh (theo quy định lại Điều 28 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước).
(2) Ghi rõ loại hình công trình (hồ chứa/đập dâng/cống/kênh dẫn/trạm bơm nước,...), mô tả các hạng mục công trình, dung tích hồ chứa, công suất lắp máy/trạm bơm, cách thức lấy nước, dẫn nước, chuyển nước, trữ nước,...
(3) Trường hợp công trình đặt trên nhiều địa bàn hành chính khác nhau thì ghi đầy đủ các địa danh hành chính đó.
(4) Ghi rõ công trình đã có hay đang xây dựng, dự kiến xây dựng; thời gian đưa vào vận hành/dự kiến vận hành.
(5) Nguồn nước khai thác: Ghi tên sông/suối/kênh/rạch/hồ/ao/đầm/phá; nêu rõ sông/suối là phụ lưu, phân lưu, thuộc hệ thống sông nào; trường hợp công trình có chuyển nước thì nêu rõ cả tên nguồn nước tiếp nhận.
(6) Nêu rõ địa danh vị trí lấy nước (thôn/ấp, xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố) và tọa độ của lấy nước, tìm tuyến đập (đối với trường hợp có hồ chứa), tìm nhà máy thủy điện và cửa xả nước vào nguồn nước (đối với công trình thủy điện).
(7) Nêu rõ mục đích sử dụng nước; trường hợp công trình sử dụng nước đa mục tiêu thì ghi rõ từng mục đích sử dụng (cấp nước tưới, sinh hoạt, công nghiệp, phát điện,…).
(8) Ghi rõ lượng nước khai thác sử dụng lớn nhất cho từng mục đích sử dụng theo từng thời kỳ ngày/tháng/mùa vụ/năm và tổng lượng nước sử dụng trong năm. Trong đó:
- Lượng nước khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tính bằng m3/s.
- Lượng nước qua nhà máy thủy điện tính bằng m3/s; công suất lắp máy tính bằng MW.
- Lượng nước khai thác, sử dụng cho các mục đích khác tính bằng m3/ngày đêm.
(9) Ghi rõ số giờ lấy nước trung bình trong ngày, số ngày lấy nước trung bình theo tháng/mùa vụ/năm.
(10) Phần ghi này áp dụng cho trường hợp hồ sơ cấp phép thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mẫu 29
(TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP)
(Trang bìa trong)
ĐỀ ÁN
KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC MẶT
………………………………………(1)
(đối với trường hợp chưa có công trình khai thác)
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN |
ĐƠN VỊ LẬP ĐỀ ÁN |
Địa danh, tháng..../năm……
_________________________________
(1) Ghi tên, vị trí và quy mô công trình khai thác, sử dụng nước
HƯỚNG DẪN
NỘI DUNG ĐỀ ÁN KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC MẶT
(đối với trường hợp chưa có công trình khai thác)
1. Trình bày tóm tắt các thông tin của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt (tên, địa chỉ trụ sở chính, lĩnh vực hoạt động theo Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập đối với tổ chức; họ tên, số CMND, nơi cấp, ngày cấp theo Chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú đối với cá nhân).
2. Thông tin cơ bản về dự án đầu tư có khai thác, sử dụng nước: tên, vị trí, quy mô. các hoạt động chính và nhu cầu khai thác, sử dụng nước của dự án.
3. Trình bày các thông tin cơ bản của công trình khai thác, sử dụng nước xin cấp phép.
- Tên, vị trí công trình: thôn/ấp, xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố; tọa độ tim các hạng mục chính của công trình (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục, múi chiếu).
- Nguồn nước khai thác, sử dụng: tên sông/suối/kênh/rạch/hồ/ao/đầm/phá; nêu rõ sông/suối là phụ lưu, phân lưu, thuộc hệ thống sông nào; trường hợp công trình có chuyển nước thì trình bày cả thông tin về nguồn nước tiếp nhận.
- Mục đích khai thác, sử dụng nước: cấp nước sinh hoạt, tưới, sản xuất công nghiệp, phát điện, nuôi trồng thủy sản... Trường hợp công trình khai thác, sử dụng nước cho nhiều mục đích thì nêu rõ từng mục đích sử dụng.
- Loại hình công trình: hồ, đập, kênh, cống, trạm bơm,...
- Phương thức khai thác, sử dụng nước: trình bày phương thức lấy nước, dẫn nước, chuyển nước bằng các hạng mục chính của công trình.
- Chế độ và lượng nước khai thác, sử dụng: trình bày chế độ khai thác, sử dụng nước của công trình cho từng mục đích theo các thời kỳ trong năm (thời gian, lưu lượng và lượng nước khai thác trung bình, lớn nhất và nhỏ nhất).
- Các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình khai thác, sử dụng nước.
4. Thuyết minh căn cứ lập đề án khai thác, sử dụng nước:
- Căn cứ pháp lý: nêu các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch tài nguyên nước, các văn bản pháp lý khác liên quan đến việc đầu tư xây dựng công trình khai thác, sử dụng nước.
- Thuyết minh các tài liệu, thông tin, số liệu sử dụng lập đề án (tài liệu đo đạc, điều tra, đánh giá nguồn nước, hiện trạng khai thác, sử dụng nước,...); các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm kỹ thuật áp dụng; nguồn gốc, mức độ đầy đủ, tin cậy của tài liệu, thông tin, số liệu.
5. Thông tin về việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư và các tổ chức, cá nhân liên quan đối với trường hợp phải lấy ý kiến hoặc thông báo theo quy định tại Điều 6 của Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 và Điều 2 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.
6. Thông tin về tổ chức, cá nhân lập đề án: thuyết minh lĩnh vực hoạt động, điều kiện năng lực, kinh nghiệm của tổ chức/cá nhân lập đề án; danh sách, trình độ chuyên môn của các thành viên tham gia lập đề án.
ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NƯỚC VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC
(Trình bày đặc điểm và tình hình khai thác, sử dụng nguồn nước đề nghị được cấp phép. Trường hợp có chuyển nước từ lưu vực sông này sang lưu vực sông khác thì trình bày cả đặc điểm và tình hình khai thác, sử dụng nước của nguồn nước tiếp nhận).
I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
1. Mô tả khái quát vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, thảm phủ thực vật khu vực dự kiến xây dựng công trình khai thác, sử dụng nước.
2. Mô tả tình hình dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội khu vực dự án và vùng phụ cận (dân cư và phân bố dân cư, đô thị, hiện trạng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản và các ngành khác liên quan đến sử dụng nước, nguồn nước khai thác, sử dụng).
II. Mạng lưới sông suối
1. Trình bày vị trí nguồn nước khai thác trong mạng lưới sông suối của lưu vực (phụ lưu/phân lưu/dòng chính), vị trí nguồn sông, cửa sông, các địa danh hành chính mà sông, suối chảy qua.
2. Trình bày cụ thể các đặc trưng hình thái của nguồn nước khai thác (chiều dài, diện tích lưu vực, hình dạng, độ dốc,...) và đặc điểm sông, suối, hồ chứa, các công trình điều tiết nước có liên quan trong khu vực.
III. Đặc điểm khí tượng, thủy văn
1. Mô tả mạng lưới trạm quan trắc khí tượng, thủy văn trên lưu vực sông và vùng phụ cận (tên, vị trí trạm, yếu tố đo, tần suất đo, thời kỳ quan trắc).
2. Luận chứng việc lựa chọn các trạm quan trắc và số liệu sử dụng để tính toán trong đề án.
3. Phân tích đặc điểm mưa, bốc hơi, dòng chảy sông, suối theo các thời kỳ trong năm của khu vực dự án và vùng phụ cận.
IV. Chế độ dòng chảy
Thuyết minh, đánh giá phương pháp tính toán, xử lý số liệu và kết quả tính toán các đặc trưng thủy văn tại tuyến xây dựng công trình hoặc vị trí khai thác nước, bao gồm:
1. Đối với loại hình công trình hồ, đập.
a) Dòng chảy năm:
+ Quá trình biến đổi dòng chảy trong năm; biến đổi dòng chảy năm trong nhiều năm.
+ Dòng chảy trung bình nhiều năm (các đặc trưng và dòng chảy tương ứng với tần suất).
+ Mô hình phân phối dòng chảy năm theo các nhóm năm nhiều nước, trung bình, ít nước.
b) Đường duy trì lưu lượng bình quân ngày.
c) Dòng chảy lũ:
+ Lưu lượng đỉnh lũ, tổng lượng lũ và quá trình lũ ứng với các tần suất.
+ Lưu lượng lớn nhất các tháng mùa lũ ứng với các tần suất.
d) Dòng chảy kiệt: Lưu lượng bình quân mùa kiệt, ba tháng kiệt nhất, tháng kiệt nhất và ngày nhỏ nhất ứng với các tần suất.
đ) Đường quan hệ lưu lượng, mực nước Q(fz) hạ lưu công trình.
e) Dòng chảy bùn cát: số liệu quan trắc bùn cát, lượng bùn cát trung bình nhiều năm; phân tích đánh giá bồi lắng hồ chứa và tính toán tuổi thọ công trình.
g) Mô tả chế độ triều, biên độ triều, các tác động của hoạt động triều đến nguồn nước khai thác (đối với công trình khai thác nước nằm trong vùng ảnh hưởng triều).
2. Đối với loại hình công trình cống, trạm bơm, kênh dẫn:
a) Phân tích diễn biến mực nước, lưu lượng theo các tháng trong năm, trung bình nhiều năm.
b) Các giá trị mực nước, lưu lượng trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất từng tháng trong chuỗi số liệu tính toán; ứng với tần suất thiết kế của công trình.
c) Quan hệ mực nước, lưu lượng tại vị trí khai thác.
d) Biến đổi dòng chảy kiệt thời kỳ nhiều năm (mùa kiệt, ba tháng kiệt nhất, tháng kiệt nhất).
đ) Dòng chảy bùn cát: độ đục, lưu lượng bùn cát lơ lửng trung bình năm, nhiều năm.
e) Mô tả chế độ triều, biên độ triều, các tác động của hoạt động triều đến nguồn nước khai thác (đối với công trình khai thác nước nằm trong vùng ảnh hưởng triều).
V. Chất lượng nguồn nước
1. Phân tích, đánh giá chất lượng nguồn nước dựa vào số liệu đo chất lượng nước tại các trạm quan trắc gần nhất nằm ở thượng, hạ lưu công trình; kết quả phân tích chất lượng nước cho mục đích sử dụng tại thời điểm xin cấp phép (trừ trường hợp khai thác nước cho thủy điện).
2. Đánh giá các yếu tố tác động đến chất lượng nguồn nước khu vực khai thác.
VI. Hệ sinh thái thủy sinh
Mô tả hiện trạng hệ sinh thái thủy sinh, các loài thủy sinh quý hiếm cần bảo tồn trong khu vực nguồn nước khai thác, sử dụng.
VII. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước trong khu vực
1. Trình bày tổng quan nhu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh, các ngành sử dụng nước chính trong khu vực dự án và vùng phụ cận.
2. Trình bày các công trình khai thác, sử dụng nước hiện tại và dự kiến trên lưu vực nguồn nước khai thác, sử dụng, cụ thể như sau:
a) Đối với công trình khai thác, sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp: diện tích tưới, các thời kỳ lấy nước trong năm; số ngày, giờ lấy nước trong từng thời kỳ; lưu lượng và tổng lượng nước khai thác, sử dụng trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất theo từng thời kỳ;
b) Đối với công trình khai thác, sử dụng nước cho thủy điện: thời gian phát điện trong ngày, tháng, mùa, năm; lưu lượng phát điện ngày, tháng, mùa, năm trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất; chế độ và lưu lượng xả dòng chảy tối thiểu sau công trình;
c) Đối với công trình khai thác, sử dụng nước cho các mục đích khác (cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản...): lượng nước khai thác trong ngày, tháng, mùa, năm (trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất).
3. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng việc khai thác, sử dụng nước của các công trình nêu trên đến nguồn nước khai thác, sử dụng của dự án.
(Đính kèm Sơ đồ minh họa (khổ A4 đến A3) khu vực khai thác, sử dụng nước, trong đó thể hiện rõ: mạng lưới sông suối; các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn; các công trình khai thác, sử dụng nước; địa danh hành chính các cấp của khu vực; trường hợp có chuyển nước sang lưu vực sông khác thì phải có cả thông tin về khu vực và nguồn nước tiếp nhận).
Chương II
XÁC ĐỊNH NHU CẦU NƯỚC
I. Nhiệm vụ và quy mô của công trình đề nghị cấp phép
Thuyết minh chi tiết từng nhiệm vụ của công trình khai thác, sử dụng nước theo thứ tự ưu tiên, quy mô và thời kỳ phục vụ của công trình cho từng mục đích sử dụng nước.
II. Phương pháp và kết quả tính toán nhu cầu nước
1. Đối với công trình khai thác, sử dụng nước đề nghị cấp phép
a) Trình bày phương pháp và số liệu dùng để tính toán nhu cầu nước cho từng nhiệm vụ của công trình theo từng thời kỳ trong năm (bao gồm cả nhiệm vụ bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu công trình),
b) Trình bày kết quả tính toán nhu cầu nước cho từng nhiệm vụ của công trình theo từng thời kỳ và tổng lượng nước khai thác trong năm.
2. Đối với các nhu cầu sử dụng nước khác trong khu vực:
a) Trình bày phương pháp và số liệu dùng để tính toán nhu cầu nước cho các mục đích sử dụng nước khác trong khu vực theo từng thời kỳ trong năm;
b) Trình bày kết quả tính toán nhu cầu nước cho các mục đích khác trong khu vực và tổng lượng nước khai thác, sử dụng theo các thời kỳ trong năm.
3. Tổng hợp nhu cầu khai thác, sử dụng nước trong khu vực theo từng thời kỳ trong năm, bao gồm: nhu cầu sử dụng nước của công trình đề nghị cấp phép và các nhu cầu sử dụng nước khác (lập biểu tổng hợp nhu cầu sử dụng nước).
4. Đánh giá khả năng của nguồn nước bảo đảm cho nhu cầu sử dụng nước của công trình đề nghị cấp phép và cho các nhu cầu sử dụng nước khác trong khu vực theo từng thời kỳ trong năm.
Chuơng III
PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC
I. Công trình khai thác, sử dụng nước
1. Vị trí tuyến công trình khai thác, sử dụng nước
- Địa danh hành chính (thôn/ấp, xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố).
- Tọa độ tim các hạng mục chính của công trình (hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục và múi chiếu).
- Luận chứng việc lựa chọn vị trí các hạng mục chính của công trình.
2. Loại hình công trình
- Trình bày loại hình công trình và phương thức khai thác, sử dụng nước bằng các hạng mục chính của công trình (lấy nước, dẫn nước, chuyển nước).
- Đối với công trình hồ chứa, trình bày các hạng mục công trình để đảm bảo: duy trì dòng chảy tối thiểu; sử dụng nguồn nước tổng hợp, đa mục tiêu; sử dụng dung tích chết của hồ chứa trong trường hợp hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng; sự di cư của các loài cá; việc đi lại của phương tiện vận tải thủy....
(Đính kèm Sơ đồ (khổ A4 đến A3) khu vực công trình khai thác, sử dụng nước, trong đó thể hiện rõ: mạng lưới sông suối; địa danh hành chính các cấp của khu vực các hạng mục chính của công trình).
II. Chế độ và lượng nước khai thác, sử dụng nước
1. Trình bày chế độ khai thác, sử dụng nước của công trình cho từng mục đích theo các thời kỳ trong năm (thời gian, lưu lượng và lượng nước khai thác trung bình lớn nhất và nhỏ nhất).
2. Trình bày phương án vận hành công trình khai thác, sử dụng nước.
3. Trình bày phương án vận hành công trình để đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu và đảm bảo đường đi của cá (nếu có).
III. Biện pháp giám sát quá trình khai thác, sử dụng nước
1. Luận chứng việc xác định vị trí đo, phương pháp đo, yếu tố đo, tần suất đo, thiết bị đo của trạm quan trắc, giám sát khai thác, sử dụng nước của công trình.
2. Phương án bố trí nhân lực quan trắc, giám sát khai thác, sử dụng nước; đối với dự án xây dựng hồ chứa, phải có phương án quan trắc khí tượng thủy văn, tổ chức dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa.
Chương IV
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC KHAl THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
I. Tác động của việc khai thác, sử dụng nước đến nguồn nước, môi trường và các đối tượng khai thác, sử dụng nước khác
1. Tác động đến nguồn nước
a) Đánh giá, dự báo sự biến đổi mực nước, lưu lượng và chất lượng nước ở thượng và hạ lưu công trình theo từng thời kỳ khai thác, sử dụng nước.
b) Đối với dự án có xây dựng hồ, đập làm gián đoạn dòng chảy tự nhiên của sông, suối phải đánh giá, dự báo sự biến đổi mực nước, lưu lượng, chất lượng nước trên đoạn sông, suối bị gián đoạn. Trường hợp dự án có chuyển nước sang lưu vực sông khác phải đánh giá, dự báo sự biến đổi mực nước, lưu lượng, chất lượng nước ở cả nguồn nước khai thác và nguồn nước tiếp nhận.
2. Tác động đến các đối tượng khai thác, sử dụng nước khác
a) Đánh giá tác động do việc vận hành khai Thác, sử dụng nước của công trình tới các công trình khai thác, sử dụng nước ở thượng, hạ lưu công trình (an toàn công trình, chế độ và phương thức khai thác, sử dụng nước) trong các thời kỳ mùa lũ, mùa kiệt, thời kỳ cấp nước gia tăng, thời kỳ hạn hán thiếu nước.
b) Đối với loại hình công trình hồ chứa, bổ sung đánh giá ảnh hưởng của việc xả lũ đến hạ lưu công trình (diện tích ngập lụt và thiệt hại do lũ gây ra) trong các trường hợp: vận hành bình thường trong mùa lũ, vận hành xả lũ để bảo vệ công trình, vận hành trong tình huống vỡ đập; trường hợp có chuyển nước sang lưu vực sông khác thì phải đánh giá ảnh hưởng đến: chế độ dòng chảy (mùa lũ, mùa kiệt), chế độ phù sa, bùn cát, xói lở lòng, bờ, bãi sông, các công trình khai thác, sử dụng nước trên nguồn tiếp nhận; dự báo khả năng bồi lấp, khô cạn các cảng sông, tuyến, luồng giao thông thủy.
3. Tác động đến môi trường
a) Đánh giá, dự báo sự biến đổi lượng phù sa, bùn cát, xói lở, bồi lắng lòng, bờ bãi sông.
b) Đánh giá, dự báo sự biến đổi hệ sinh thái thủy sinh và các loài động thực vật quý hiếm cần bảo tồn.
c) Đánh giá các tác động của việc xây dựng công trình đến diện tích, chất lượng rừng, thảm phủ thực vật.
d) Đánh giá các tác động do sự cố xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng nước của công trình.
II. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực
Thuyết minh cụ thể phương án, biện pháp và kế hoạch thực hiện phòng, chống và giảm thiểu các tác động tiêu cực do hoạt động khai thác, sử dụng nước của công trình gây ra.
1. Xây dựng giải pháp giảm thiểu tác động và lộ trình thực hiện trong thời gian xây dựng, vận hành công trình.
a) Bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu.
b) Sử dụng nguồn nước tổng hợp, đa mục tiêu.
c) Bảo đảm sự di cư của các loài cá; việc đi lại của phương tiện vận tải thủy,...
d) Các giải pháp bảo đảm sử dụng dung tích chết của hồ chứa để cấp nước cho hạ du trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng (đối với công trình hồ, đập).
2. Các giải pháp bảo đảm vận hành an toàn công trình.
3. Giải pháp giảm thiểu thiệt hại do việc vận hành xả lũ của công trình.
III. Giải trình các ý kiến góp ý của cộng đồng dân cư
Tổng hợp, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trong trường hợp phải lấy ý kiến (theo quy định tại Điều 6 của Luật tài nguyên nước và Điều 2 của Nghị định số 201/NĐ-CP ngày 27/11/2013).
KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Các kiến nghị liên quan đến việc cấp phép khai thác, sử dụng nước.
2. Cam kết của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép (về tính chính xác, trung thực của tài liệu, thông tin, số liệu trong đề án; nghiêm túc thực hiện các biện pháp, phương án phòng ngừa, giảm thiểu tác động của công trình khai thác, sử dụng nước và lộ trình thực hiện; thực hiện các quy định trong giấy phép,...).
1. Bản sao các văn bản pháp lý có liên quan đến việc xin phép khai thác, sử dụng nước: quyết định thành lập tổ chức/giấy đăng ký kinh doanh; quyết định phê duyệt các quy hoạch chuyên ngành liên quan; văn bản chấp thuận đầu tư (nếu có); văn bản góp ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan và văn bản tổng hợp, tiếp thu, giải trình nếu thuộc trường hợp phải lấy ý kiến (quy định tại Điều 6 của Luật tài nguyên nước và Điều 2 của Nghị định số 201/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ).
2. Phụ lục thông tin, số liệu về khí tượng, thủy văn và các tài liệu liên quan sử dụng để lập Đề án.
Mẫu 30
(TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP)
(Trang bìa trong)
BÁO CÁO
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC MẶT
…………………………………………………………………...(1)
(đối với trường hợp đã có công trình khai thác)
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN |
ĐƠN VỊ LẬP BÁO CÁO |
Địa danh, tháng..../năm……
______________________
(1) Ghi tên, vị trí và quy mô công trình khai thác, sử dụng nước
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC MẶT
(đối với trường hợp đã có công trình khai thác)
MỞ ĐẦU
1. Trình bày tóm tắt các thông tin về tổ chức/cá nhân đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước (tên, địa chỉ trụ sở chính, lĩnh vực hoạt động theo Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập đối với tổ chức; họ tên, số CMND, nơi cấp, ngày cấp theo Chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú đối với cá nhân).
2. Trình bày tóm tắt về công trình khai thác, sử dụng nước xin cấp phép, với các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, mục đích, quy mô, nhiệm vụ của công trình (đối với công trình có nhiều nhiệm vụ thì sắp xếp các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên).
b) Vị trí công trình khai thác, sử dụng nước: thôn/ấp, xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố nơi đặt công trình.
c) Nguồn nước khai thác, sử dụng: nêu rõ tên sông/suối (sông chính/phụ lưu/phân lưu cấp..., thuộc hệ thống sông/lưu vực sông....)/kênh/rạch/hồ/ao/đầm/phá: vị trí tọa độ, địa danh điểm lấy nước (thôn/ấp, xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố).
d) Phương thức khai thác, sử dụng nước: mô tả loại hình công trình, các hạng mục chính của công trình lấy nước, dẫn nước, chuyển nước... (Bảng thông số kỹ thuật cơ bản của công trình liên quan đến khai thác, sử dụng nước).
d) Các căn cứ pháp lý liên quan đến xây dựng, quản lý, vận hành công trình; thời gian bắt đầu vận hành, tình hình hoạt động của công trình đến thời điểm nộp hồ sơ.
3. Trình bày các thông tin, số liệu sử dụng để lập báo cáo:
a) Liệt kê các tài liệu, thông tin, số liệu đo đạc, điều tra, đánh giá nguồn nước, hiện trạng khai thác, sử dụng nước; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng trong tính toán, lập báo cáo; nêu rõ nguồn gốc thông tin, số liệu thu thập.
b) Đánh giá mức độ đầy đủ, tin cậy của tài liệu, thông tin, số liệu sử dụng.
4. Thuyết minh lĩnh vực hoạt động, điều kiện năng lực, kinh nghiệm của tổ chức/cá nhân lập báo cáo; danh sách, trình độ chuyên môn của các thành viên tham gia lập báo cáo.
Chương I
ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NƯỚC
(Trình bày đặc điểm nguồn nước khai thác, sử dụng đề nghị được cấp phép. Trường hợp có chuyển nước từ lưu vực sông này sang lưu vực sông khác thì trình bày các đặc điểm của nguồn nước tiếp nhận).
I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
1. Trình bày khái quát vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng, thảm phủ thực vật khu vực khai thác, sử dụng nước và vùng phụ cận; phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố này đến nguồn nước trên lưu vực và nguồn nước khai thác, sử dụng.
2. Trình bày khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực khai thác, sử dụng nước và vùng phụ cận (phân bố dân cư, phát triển kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng nước cho sinh hoạt công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản, xả nước thải,...).
II. Mạng lưới sông suối
1. Mô tả vị trí nguồn nước khai thác trong mạng lưới sông suối của lưu vực (phụ lưu/phân lưu/dòng chính), vị trí nguồn sông, cửa sông, các địa danh hành chính mà sông, suối chảy qua.
2. Mô tả cụ thể các đặc trưng hình thái của nguồn nước khai thác và các sông, suối, hồ chứa, các công trình điều tiết nước có liên quan trong khu vực
III. Đặc điểm khí tượng, thủy văn
1. Mô tả mạng lưới trạm quan trắc khí tượng, thủy văn trên lưu vực sông (có nguồn nước khai thác) và vùng phụ cận (tên, vị trí trạm, yếu tố đo, tần suất đo, thời kỳ quan trắc): luận chứng việc lựa chọn trạm quan trắc và số liệu sử dụng để tính toán trong báo cáo.
2. Phân tích đặc điểm mưa, bốc hơi, dòng chảy sông, suối theo các thời kỳ trong năm của khu vực khai thác, sử dụng nước và vùng phụ cận
(Đính kèm Sơ đồ minh họa (khổ A4 đến A3) khu vực khai thác, sử dụng nước, trong đó thể hiện rõ: mạng lưới sông suối; các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn; các công trình khai thác, sử dụng nước; địa danh hành chính các cấp của khu vực; trường hợp có chuyển nước sang lưu vực sông khác thì phải có cả thông tin về khu vực và nguồn nước tiếp nhận).
IV. Chế độ dòng chảy
1. Trình bày đặc điểm dòng chảy năm, dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt; phân phối dòng chảy các tháng trong năm.
2. Trình bày cụ thể phương pháp và kết quả tính toán các đặc trưng thủy văn tại vị trí tuyến công trình theo thời gian tháng, mùa, năm.
3. Phân tích, đánh giá diễn biến nguồn nước khai thác trước và sau khi có công trình.
4. Đánh giá diễn biến tổng lượng bùn cát năm, mùa lũ, mùa cạn
V. Chất lượng nguồn nước
1. Phân tích, đánh giá đặc điểm, diễn biến chất lượng nguồn nước khu vực khai thác.
2. Phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến chất lượng nguồn nước khu vực khai thác.
VI. Hệ sinh thái thủy sinh
Trình bày hiện trạng hộ sinh thái thủy sinh trong khu vực; liệt kê các loài quý hiếm cần bảo tồn trong khu vực nguồn nước khai thác, sử dụng.
Chương II
TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC
I. Hiện trạng công trình khai thác, sử dụng nước xin cấp phép
1. Trình bày cụ thể vị trí, nhiệm vụ, quy mô của công trình; các hạng mục chủ yếu và phương thức khai thác, sử dụng nước của công trình.
2. Trình bày cụ thể về tình trạng hoạt động của công trình đến thời điểm lập báo cáo; những thay đổi của công trình trong suốt quá trình vận hành (kèm theo bảng các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình khai thác, sử dụng nước tại thời điểm lập báo cáo).
(Đính kèm Sơ đồ (khổ A4 đến A3) khu vực công trình khai thác sử dụng nước trong đó thể hiện rõ: mạng lưới sông suối; địa danh hành chính các cấp của khu vực các hạng mục chính của công trình).
II. Tình hình khai thác, sử dụng nước của công trình
1. Trình bày cụ thể chế độ, lượng nước khai thác cho từng mục đích sử dụng trong suốt thời gian vận hành công trình, đến thời điểm lập báo cáo:
a) Đối với khai thác, sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản: trình bày cụ thể các thời kỳ (tháng/mùa/vụ) lấy nước trong năm; số giờ, số ngày lấy nước trong từng thời kỳ; lưu lượng (m3/s) và tổng lượng nước khai thác trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất theo từng thời kỳ; diễn biến lượng nước khai thác, sử dụng qua các năm.
b) Đối với khai thác, sử dụng nước cho thủy điện: nêu rõ số giờ phát điện, lưu lượng phát điện trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất (m3/s), tổng lượng nước phát điện trong năm và diễn biến qua các năm: chế độ và lưu lượng xả dòng chảy tối thiểu (m3/s) trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất sau công trình (nếu có).
c) Đối với khai thác, sử dụng nước cho các mục đích khác: trình bày cụ thể lượng nước khai thác trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất (m3/ngày đêm) theo các thời kỳ (tháng/mùa/vụ) lấy nước trong năm và diễn biến qua các năm khai thác.
2. Trình bày tổng lượng nước khai thác, sử dụng cho từng thời kỳ và tổng lượng nước khai thác, sử dụng trong từng năm đối với công trình khai thác, sử dụng nước phục vụ nhiều mục đích.
3. Trình bày cụ thể các vị trí quan trắc và nội dung, phương pháp, chế độ, thiết bị quan trắc, giám sát trong quá trình khai thác, sử dụng nước.
III. Tình hình khai thác, sử dụng nước của các tổ chức, cá nhân khác trong khu vực
1. Liệt kê các công trình khai thác, sử dụng nước liên quan hiện có trên lưu vực: tên, vị trí, loại hình công trình, nhiệm vụ, mục đích, quy mô, phạm vi cấp nước, khoảng cách đến công trình xin cấp phép,...
2. Trình bày cụ thể tình hình khai thác, sử dụng nước của các công trình có liên quan:
a) Đối với khai thác, sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản: các thời kỳ lấy nước trong năm; số giờ, số ngày lấy nước trong từng thời kỳ; chế độ, lưu lượng (m3/s) và tổng lượng nước khai thác trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất theo từng thời kỳ.
b) Đối với công trình khai thác, sử dụng nước cho thủy điện: số thời gian phát điện trong ngày, tháng, mùa. năm; lưu lượng nước phát điện trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất (m3/s) theo ngày, tháng, mùa; chế độ và lưu lượng xả dòng chảy tối thiểu (m3/s)) sau công trình (nếu có).
c) Đối với công trình khai thác, sử dụng nước cho các mục đích khác: trình bày lượng nước khai thác trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất (m3/ngày đêm) theo các thời kỳ ngày, tháng, mùa, năm.
d) Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các công trình nêu trên đến nguồn nước và vận hành của công trình xin cấp phép.
Chương III
KẾ HOẠCH KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC VÀ BIỆN PHAP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
I. Nhu cầu khai thác, sử dụng nước của công trình trong thời gian đề nghị cấp phép
Thuyết minh cụ thể nhu cầu, kế hoạch, chế độ khai thác, sử dụng nước của công trình trong thời gian đề nghị cấp phép.
II. Đánh giá tác động của việc khai thác, sử dụng nước và vận hành công trình đến nguồn nước, môi trường và các đối tượng sử dụng nước khác có liên quan trong khu vực
1. Đối với loại hình công trình hồ, đập.
a) Đánh giá tác động của việc điều tiết vận hành công trình đến: chế độ dòng chảy (mực nước, lưu lượng) mùa lũ, mùa kiệt; chế độ phù sa/bùn cát, xói lở lòng, bờ, bãi sông; chất lượng nước; hệ sinh thái thủy sinh và việc khai thác, sử dụng nước của các đối tượng khác trên sông, suối phía thượng và hạ lưu công trình trong các thời kỳ (mùa lũ, mùa kiệt, thời kỳ dùng nước gia tăng).
b) Đối với công trình thủy điện kiểu đường dẫn: bổ sung đánh giá tác động đến chế độ dòng chảy, khai thác, sử dụng nước, hệ sinh thái thủy sinh trên các đoạn sông, suối giữa đập và nhà máy (thể hiện rõ độ dài đoạn sông, suối bị giảm nước, các đặc trưng dòng chảy, tình hình sử dụng nước...).
c) Trường hợp công trình có chuyển nước thì phải đánh giá tác động đến nguồn nước tiếp nhận (biến đổi dòng chảy, gia tăng lũ lụt, xói lở, bồi lấp, biến dạng hình thái sông/suối,...) và các hoạt động khai thác, sử dụng nước khác trên nguồn nước tiếp nhận.
2. Đối với các loại hình công trình khác: đánh giá các tác động đến chế độ dòng chảy (mực nước, lưu lượng) và các công trình khai thác, sử dụng nước khác trên sông, suối phía hạ lưu công trình theo từng thời kỳ sử dụng nước.
III. Thuyết minh các biện pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực và giám sát quá trình khai thác, sử dụng nước
1. Đối với loại hình công trình hồ, đập, công trình có chuyển nước
a) Luận chứng, xác định dòng chảy tối thiểu cần phải duy trì ở hạ lưu công trình; thuyết minh biện pháp, phương án bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu.
b) Thuyết minh phương án, giải pháp khắc phục, giảm thiểu các tác động tiêu cực (đã đánh giá ở điểm a mục 2 của Chương này) trong thời gian đề nghị cấp phép (trong điều kiện bình thường và trong trường hợp xảy ra sự cố, thiên tai lũ lụt, hạn hán thiếu nước).
2. Đối với các loại hình khai thác, sử dụng nước khác: thuyết minh giải pháp, phương án khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực của việc khai thác, sử dụng nước tại công trình (đã đánh giá ở điểm b mục 2 của Chương này) trong thời gian đề nghị cấp phép.
3. Thuyết minh các biện pháp giám sát quá trình khai thác, sử dụng nước (giám sát lưu lượng khai thác, lưu lượng xả dòng chảy tối thiểu, mực nước, chất lượng nước): vị trí đo, loại dụng cụ đo, yếu tố đo, chế độ đo. Đối với loại hình công trình là hồ chứa, đập dâng: thuyết minh rõ phương án quan trắc khí tượng, thủy văn; dự báo lượng nước đến hồ; phương tiện, thiết bị, nhân lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước.
4. Các cam kết của chủ công trình về việc khai thác, sử dụng nước, quan trắc, giám sát nguồn nước khai thác, sử dụng, vận hành công trình để bảo đảm dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu công trình và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động do vận hành công trình, khai thác, sử dụng nước gây ra.
KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Các kiến nghị liên quan đến việc cấp phép khai thác, sử dụng nước.
2. Cam kết của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép (về tính chính xác, trung thực của tài liệu, thông tin, số liệu trong báo cáo; nghiêm túc thực hiện các giải pháp khắc phục, giảm thiểu tác động của công trình khai thác, sử dụng nước và lộ trình thực hiện; thực hiện các quy định trong giấy phép,...).
Phụ lục kèm theo Báo cáo:
1. Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến việc xin phép khai thác, sử dụng nước: quyết định thành lập tổ chức/giấy phép đăng ký kinh doanh; quyết định phê duyệt quy hoạch chuyên ngành liên quan đến xây dựng công trình, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, phê duyệt quy trình vận hành công trình/hồ chứa; văn bản bàn giao nhiệm vụ quản lý, vận hành công trình (nếu có).
2. Phụ lục thông tin, số liệu về khí tượng, thủy văn; sổ vận hành công trình (ít nhất là 3 năm gần nhất tính đến thời điểm lập Báo cáo) và các lài liệu liên quan sử dụng để lập Báo cáo.
9. Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt công suất dưới 2m3/giây cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và 50.000 m3/ngày đêm cho mục đích khác
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
+ Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Long An (số 137, Quốc lộ 1, phường 4, thành phố Tân An, tỉnh Long An).
+ Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ:
. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: nhận biên nhận hồ sơ;
. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp phép chưa đầy đủ, không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
+ Bước 4: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh giấy phép, Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.
+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả giải quyết hồ sơ:
. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp lại biên nhận hồ sơ
. Trường hợp được cấp giấy phép: nộp lệ phí Cấp giấy phép, nhận lại 01 bộ hồ sơ, kết quả thẩm định, giấy phép và ký nhận vào Sổ giao nhận hồ sơ.
. Trường hợp không cấp giấy phép: nhận lại 02 bộ hồ sơ và văn bản thông báo trả lại hồ sơ và ký nhận vào Sổ giao nhận hồ sơ.
* Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ: Từ ngày thứ Hai đến ngày thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ).
. Sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút.
. Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Tài nguyên và Môi trường Long An.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép.
+ Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép. Trường hợp điều chỉnh quy mô công trình, phương thức, chế độ khai thác sử dụng nước, quy trình vận hành công trình thì phải kèm theo đề án khai thác nước.
+ Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
+ Bản sao Giấy phép đã được cấp.
b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường Long An.
c) Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Ban quản lý các Khu kinh tế và Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện, thị xã, thành phố.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
- Phí, lệ phí:
+ Phí thẩm định hồ sơ gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác sử dụng nước mặt. Mức phí = 50% của mức phí thẩm định hồ sơ cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt.
+ Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt:
. Đề án, báo cáo khai thác sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng dưới 0,1 m3/giây; hoặc để phát điện với công suất dưới 50 kw; hoặc cho các mục đích khác có lưu lượng dưới 500 m3/ngày đêm: 300.000 VNĐ.
. Đề án, báo cáo khai thác sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,1 m3/giây đến dưới 0,5 m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 50 kw đến dưới 200 kw; hoặc cho các mục đích khác có lưu lượng từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: 900.000 VNĐ.
. Đề án, báo cáo khai thác sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5 m3/giây đến dưới 1 m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 200 kw đến dưới 1.000 kw; hoặc cho các mục đích khác có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 20.000 m3/ngày đêm: 2.200.000 VNĐ.
. Đề án, báo cáo khai thác sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 1 m3/giây đến dưới 2 m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 1.000 kw đến dưới 2.000 kw; hoặc cho các mục đích khác có lưu lượng từ 20.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm: 4.200.000 VNĐ.
+ Lệ phí cấp phép: 50.000 đ/giấy phép (=50%/mức thu cấp giấy lần đầu).
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác nước mặt (Mẫu số 06).
+ Hướng dẫn lập Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt và tình hình thực hiện giấy phép (Mẫu số 31).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật số 17/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Tài nguyên nước được Quốc Hội thông qua ngày 21/6/2012.
+ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
+ Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
+ Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) trích để lại từ nguồn thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Long An.
____________________________
Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi
Mẫu 06
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN/ĐIỀU CHỈNH
GIẤY PHÉP KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC MẶT
Kính gửi: ……………………………………………………………………… (1)
1. Thông tin về chủ giấy phép:
1.1. Tên chủ giấy phép: ………………………………………………………………………………….
1.2. Địa chỉ: ………………… …………………………………………………………………………….
1.3. Điện thoại: …………………… Fax: …………………………. Email: ........................................
1.4. Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số: ……… ngày …. tháng …. năm …….. do (tên cơ quan cấp giấy phép) cấp: thời hạn của giấy phép...
2. Lý do đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép:
3. Thời gian đề nghị gia hạn/nội dung đề nghị điều chỉnh giấy phép:
- Thời hạn đề nghị gia hạn: ………….. tháng/ năm (trường hợp đề nghị gia hạn).
- Nội dung đề nghị điều chỉnh: ………. (trường hợp đề nghị điều chỉnh giấy phép).
4. Giấy tờ, tài liệu nộp kèm theo Đơn này gồm có:
- Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt và tình hình thực hiện giấy phép.
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước (không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ).
- Bản sao giấy phép đã được cấp.
- Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan (nếu có).
5. Cam kết của chủ giấy phép:
- (Chủ giấy phép) cam đoan các nội dung, thông tin trong Đơn này và các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- (Chủ giấy phép) cam kết chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của Giấy phép và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều 43 của Luật tài nguyên nước và quy định của pháp luật có liên quan.
- (Chủ giấy phép) đã gửi một (01) bộ hồ sơ tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố ………………………………………………………………………………………………………….. (2)
Đề nghị (tên cơ quan cấp phép) xem xét, gia hạn/điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho (tên chu giấy phép)./.
|
…….., ngày …. tháng …. năm …… |
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐƠN:
(1) Tên cơ quan cấp phép: Ghi Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp cấp phép thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường/UBND cấp tỉnh đối với trường hợp cấp phép thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh (theo quy định tại Điều 28 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước).
(2) Phần ghi này áp dụng cho trường hợp gia hạn/điều chỉnh giấy phép thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mẫu 31
(TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP)
(Trang bìa trong)
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG
KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIẤY PHÉP
……………………………………(1)
(đối với trường hợp đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép
khai thác, sử dụng nước mặt)
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN |
ĐƠN VỊ LẬP BÁO CÁO |
Địa danh, tháng..../năm……
______________________________
(1) Ghi tên, vị trí và quy mô công trình khai thác, sử dụng nước
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG BÁO CÁO HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIẤY PHÉP
(đối với trường hợp đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt)
A. Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép.
Mở đầu
Trình bày tóm tắt các thông tin về tổ chức/cá nhân đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép và công trình khai thác, sử dụng nước xin gia hạn, điều chỉnh, bao gồm;
1. Tên chủ giấy phép: địa chỉ, điện thoại liên hệ....
2. Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số ………. do (tên cơ quan cấp phép) cấp ngày: …. tháng …. năm ….. với thời hạn...
3. Sơ lược về công trình khai thác, sử dụng nước và tình hình hoạt động của công trình.
4. Trình bày lý do đề nghị gia hạn/điều chỉnh; các nội dung chính đã được cấp phép và các nội dung đề nghị điều chỉnh trong giấy phép.
5. Trình bày các căn cứ, thông tin, số liệu sử dụng để lập báo cáo đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép, đánh giá mức độ đầy đủ, tin cậy của tài liệu, thông tin, số liệu sử dụng.
6. Thuyết minh lĩnh vực hoạt động, điều kiện năng lực, kinh nghiệm của tổ chức/cá nhân lập báo cáo; danh sách, trình độ chuyên môn của các thành viên tham gia lập báo cáo.
I. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước
1. Trình bày cụ thể về tình trạng hoạt động của công trình đến thời điểm lập báo cáo; những thay đổi của công trình trong quá trình vận hành (nếu có).
2. Trình bày lượng nước khai thác, sử dụng quy định trong giấy phép và lượng nước đã khai thác, sử dụng theo từng tháng/thời kỳ trong từng năm kể từ ngày được cấp phép đến thời điểm xin gia hạn/điều chỉnh giấy phép theo các mục đích sử dụng khác nhau; tổng lượng nước khai thác, sử dụng của công trình.
3. Trình bày tình hình diễn biến mực nước, lưu lượng nước, chất lượng nguồn nước trong quá trình khai thác, sử dụng; hiện trạng hệ sinh thái thủy sinh trong khu vực khai thác, sử dụng nước.
4. Phân tích, đánh giá các tác động, ảnh hưởng của công trình và quá trình vận hành công trình đến nguồn nước, môi trường và các công trình khai thác, sử dụng nước khác trong khu vực và ngược lại.
(kèm theo bảng số liệu khai thác, sử dụng nước trong quá trình vận hành công trình).
II. Tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép
1. Đánh giá cụ thể tình hình thực hiện các quy định của giấy phép trong thời gian vận hành công trình, bao gồm:
a) Mục đích sử dụng nước.
b) Lượng nước khai thác, sử dụng.
c) Phương thức, chế độ khai thác, sử dụng nước, quy trình vận hành công trình...
2. Đánh giá tình hình thực hiện các yêu cầu theo quy định của giấy phép, gồm:
a) Việc chấp hành quy định về xả dòng chảy tối thiểu sau công trình (nếu có).
b) Việc quan trắc, giám sát quá trình khai thác, sử dụng nước, xả dòng chảy tối thiểu trong quá trình khai thác, sử dụng nước.
c) Việc thực hiện chế độ báo cáo, nghĩa vụ tài chính, các yêu cầu cụ thể khác của giấy phép và các nội dung đã cam kết trong hồ sơ đề nghị cấp phép.
III. Các kiến nghị liên quan đến gia hạn/điều chỉnh giấy phép
1. Thuyết minh cụ thể các vấn đề tồn tại, phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng nước tại công trình.
2. Trình bày lý do đề nghị gia hạn/điều chỉnh và các nội dung đề nghị điều chỉnh so với giấy phép đã được cấp. Đối với trường hợp điều chỉnh quy mô công trình, phương thức, chế độ khai thác, sử dụng nước, quy trình vận hành công trình thì phải bổ sung thêm nội dung đề án khai thác nước (theo hướng dẫn tại mục B dưới đây).
3. Trình bày kế hoạch khai thác, sử dụng nước trong thời gian đề nghị cấp phép.
4. Đánh giá tác động của việc điều chỉnh đến nguồn nước, môi trường và các đối tượng khai thác, sử dụng nước ở thượng hạ lưu công trình; các biện pháp giảm thiểu tác động và lộ trình thực hiện.
B. Đề án khai thác, sử dụng nước mặt (Bổ sung thêm nội dung đề án khai thác, sử dụng nước mặt đối với trường hợp có điều chỉnh quy mô công trình, phương thức, chế độ khai thác sử dụng nước, quy trình vận hành công trình).
I. Nội dung đề nghị điều chỉnh
Trình bày nội dung đề nghị điều chỉnh (quy mô công trình/phương thức/chế độ khai thác, sử dụng nước/quy trình vận hành công trình); các căn cứ kiến nghị điều chỉnh.
II. Phương án điều chỉnh và kế hoạch khai thác, sử dụng nước
1. Đối với điều chỉnh quy mô công trình: nêu rõ phương án điều chỉnh công suất, lưu lượng, lượng nước khai thác, sử dụng so với giấy phép đã được cấp.
2. Đối với điều chỉnh phương thức, chế độ khai thác, sử dụng nước: nêu rõ phương án điều chỉnh các hạng mục, thông số của công trình, cách thức lấy nước, dẫn nước, chuyển nước, sử dụng nước; thời gian lấy nước và chế độ vận hành công trình so với giấy phép đã được cấp.
3. Đối với điều chỉnh quy trình vận hành công trình: nêu rõ nội dung, phương án điều chỉnh so với quy trình vận hành đã được phê duyệt.
4. Trình bày cụ thể kế hoạch khai thác, sử dụng nước mặt theo các nội dung đề nghị điều chỉnh.
(kèm theo bảng tổng hợp các nội dung đề nghị điều chỉnh so với giấy phép đã được cấp)
III. Đánh giá tác động của việc điều chỉnh quy mô công trình/phương thức/chế độ khai thác, sử dụng nước/quy trình vận hành công trình và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực
1. Đánh giá tác động của việc điều chỉnh quy mô công trình/phương thức/chế độ khai thác, sử dụng nước/quy trình vận hành công trình đến nguồn nước, môi trường, hệ sinh thái thủy sinh và các công trình khai thác, sử dụng nước khác ở thượng, hạ lưu công trình.
2. Các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực và lộ trình thực hiện./.
10. Cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước công suất dưới 3.000 m3/ngày đêm
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
+ Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Long An (số 137, Quốc lộ 1, phường 4, thành phố Tân An, tỉnh Long An).
+ Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ:
. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: nhận biên nhận hồ sơ;
. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp phép chưa đầy đủ, không hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
+ Bước 4: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đồ án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.
+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả giải quyết hồ sơ:
. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp lại biên nhận hồ sơ
. Trường hợp được cấp giấy phép: nộp lệ phí cấp giấy phép, nhận lại 01 bộ hồ sơ, kết quả thẩm định, giấy phép và ký nhận vào Sổ giao nhận hồ sơ.
* Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ: Từ ngày thứ Hai đến ngày thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ).
. Sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút.
. Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Tài nguyên và Môi trường Long An.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép.
+ Đề án xả nước thải vào nguồn nước, kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước.
+ Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
+ Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.
Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.
b) Cơ quan được UBND tỉnh ủy quyền cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất: Sở Tài nguyên và Môi trường Long An.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường, Long An.
d) Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Ban quản lý các Khu kinh tế và Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện, thị xã, thành phố.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
- Phí, lệ phí:
+ Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước:
. Đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ dưới 100 m3/ngày đêm: 300.000VNĐ.
. Đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 100 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm: 900.000VNĐ.
. Đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 2.000 m3/ngày đêm: 2.200.000VNĐ.
. Đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 2.000 m3/ngày đêm đến dưới 5.000 m3/ngày đêm: 4.200.000VNĐ.
+ Lệ phí cấp phép: 50.000/giấy phép.
- Tên Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đơn đề nghị cấp phép xả nước thải vào nguồn nước (Mẫu số 09).
+ Đề án xả nước thải vào nguồn nước (đối với trường hợp chưa có công trình hoặc đã có công trình xả nước thải nhưng chưa có hoạt động xả nước thải) (Mẫu số 35).
+ Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước (đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước) (Mẫu số 36).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Nghị định 201/2013/NĐ-CP .
2. Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
Phương án biện pháp xử lý nước thải thể hiện trong đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước phải bảo đảm nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
3. Có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân khác đủ năng lực thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp đã có công trình xả nước thải;
4. Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp chưa có công trình xả nước thải;
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật số 17/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Tài nguyên nước được Quốc Hội thông qua ngày 21/6/2012.
+ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
+ Thông tư số 27/2014/TT-BTNMTngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
+ Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/3/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
+ Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) trích để lại từ nguồn thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Long An.
___________________________
Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi
Mẫu 09
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
Kính gửi: …………………………………………………….(1)
1. Tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép:
1.1. Tên tổ chức/cá nhân (đối với tổ chức ghi đầy đủ tên theo Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh; đối với cá nhân ghi đầy đủ họ tên theo Chứng minh nhân dân):…………….
1.2. Số Giấy đăng ký kinh doanh, nơi cấp, ngày cấp hoặc số Quyết định thành lập, cơ quan ký quyết định (đối với tổ chức)/số Chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp (đối với cá nhân): ……………………………………………………………………………………………………………….
1.3. Địa chỉ (đối với tổ chức ghi địa chỉ trụ sở chính theo Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập; đối với cá nhân ghi theo địa chỉ hộ khẩu thường trú): ………………………………
1.4. Điện thoại: …………………… Fax: ………………….. Email: ……………………………………
2. Thông tin về cơ sở xả nước thải: ……………………………………………………………… (2)
3. Nội dung đề nghị cấp phép:
3.1. Nguồn nước tiếp nhận nước thải ………………………………………………………………. (3)
3.2. Vị trí xả nước thải:
- Thôn, ấp/tổ, khu phố ………… xã/phường, thị trấn ……….. huyện/quận, thị xã, thành phố ………… tỉnh/thành phố …………….
- Tọa độ vị trí xả nước thải (hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục..., múi chiếu....).
3.3. Phương thức xả nước thải:
- Phương thức xả nước thải: ……………………………………………………………………… (4)
- Chế độ xả nước thải: …………………………………………………………………………….. (5)
- Lưu lượng xả trung bình: m3/ngày đêm; m3/giờ.
- Lưu lượng xả lớn nhất: m3/ngày đêm; m3/giờ.
3.4. Chất lượng nước thải: ………………………………………………………………………….. (6)
3.5. Thời gian đề nghị cấp phép: (tối đa là 10 năm): …………………………………………………
4. Giấy tờ, tài liệu nộp kèm theo đơn này gồm có
- Đề án xả nước thải vào nguồn nước (đối với trường hợp chưa xả nước thải).
- Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước (đối với trường hợp đang xả nước thải).
- Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải.
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước.
- Kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý (đối với trường hợp đang xả nước thải).
- Sơ đồ khu vực xả nước thải.
- Văn bản góp ý và tổng hợp tiếp thu, giải trình lấy ý kiến cộng đồng (đối với trường hợp xả nước thải vào nguồn nước có lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên và không có yếu tố bí mật quốc gia).
- Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan.
5. Cam kết của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép:
- (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) cam đoan các nội dung, thông tin trong Đơn này và các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) cam kết không xả nước thải chưa đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia vào nguồn nước, ra ngoài môi trường dưới bất kỳ hình thức nào và tuân thủ các nghĩa vụ theo Quy định tại Khoản 2 Điều 38 Luật tài nguyên nước.
- (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) đã gửi một (01) bộ hồ sơ tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố ………………………………………………………………………………. (7)
Đề nghị (tên cơ quan cấp phép) xem xét cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước cho (tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép)./.
|
…….., ngày …. tháng …. năm …. |
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐƠN:
(1) Tên cơ quan cấp phép: Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp cấp phép thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường/UBND tỉnh đối với trường hợp cấp phép thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh (theo quy định tại Điều 28 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước).
(2) Giới thiệu về cơ sở xả nước thải (vị trí, loại hình, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ: năm hoạt động); thời gian dự kiến xả nước thải và công suất xử lý nước thải (đối với trường hợp chưa xả nước thải); năm bắt đầu vận hành công trình xử lý nước thải, công suất xử lý nước thải (đối với trường hạp đang xả nước thải).
(3) Ghi rõ tên, vị trí hành chính (thôn, ấp/tổ, khu phố; xã/phường, thị trấn; huyện/quận, thị xã, thành phố; tỉnh/thành phố) của sông, suối, kênh, rạch, vùng biển, hồ, đầm, ao nơi tiếp nhận nước thải.
(4) Nêu rõ hệ thống dẫn nước thải sau xử lý đến vị trí xả vào nguồn nước và phương thức xả tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước là bơm, tự chảy, xả ngầm, xả mặt, xả ven bờ, xả giữa dòng,...
(5) Nêu rõ việc xả nước thải là liên tục (24h/ngày đêm) hay gián đoạn; chu kỳ xả, thời gian xả trong một chu kỳ; xả theo mùa vụ sản xuất hay theo các thời điểm trong ngày.
(6) Ghi rõ các thông số ô nhiễm trong nước thải và Quy chuẩn Việt Nam, hệ số Kq và Kf mà chất lượng nước thải đã đạt được (với trường hợp đang xả nước thải) hoặc sẽ đạt được (với trường hợp chưa xả nước thải).
(7) Phần ghi này chỉ áp dụng trong trường hợp cấp phép thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mẫu 35
(TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP)
(Trang bìa trong)
ĐỀ ÁN
XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
………………………………………(1)
(Đối với trường hợp chưa có công trình hoặc đã có công trình xả nước thải nhưng chưa có hoạt động xả nước thải)
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN |
ĐƠN VỊ LẬP BÁO CÁO |
Địa danh, tháng..../năm……
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG
ĐỀ ÁN XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
(Đối với trường hợp chưa có công trình hoặc đã có công trình xả nước thải nhưng chưa có hoạt động xả nước thải)
1. Trình bày các thông tin về tổ chức/cá nhân đề nghị cấp giấy phép xả nước thải (tên, địa chỉ, điện thoại, fax, email...) và về cơ sở xả nước thải (tên, vị trí, quy mô và loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đối với trường hợp đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư nêu rõ phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện dự án; trường hợp đã có công trình xả nước thải nêu rõ thời gian dự kiến bắt đầu hoạt động sản xuất và xả nước thải).
2. Trình bày khái quát về hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở xả nước thải.
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ riêng lẻ: công nghệ sản xuất, sản lượng, sản phẩm, nguyên, nhiên liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm.
- Đối với khu/cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là Khu công nghiệp): giới thiệu về cơ cấu các ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
- Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản: quy mô vùng nuôi (diện tích vùng nuôi, tổng diện tích mặt nước; số ao, đầm nuôi), hình thức nuôi, kỹ thuật nuôi (mùa vụ, giống, thức ăn, thuốc; hóa chất, chế phẩm nuôi và bảo vệ môi trường,...).
- Đối với công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, đô thị tập trung: phạm vi, quy mô, diện tích vùng thu gom, xử lý.
3. Trình bày khái quát về nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải: lưu lượng nước sử dụng, lưu lượng xả nước thải trung bình, lưu lượng xả lớn nhất (tính theo m3/ngày đêm): chất lượng nước thải (nêu rõ Quy chuẩn về chất lượng nước thải đạt được trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận, hệ số áp dụng); lượng nước, mục đích tái sử dụng nước sau xử lý (nếu có).
4. Trình bày khái quát việc thu gom, xử lý, xả nước thải
- Mô tả sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải (nêu rõ toàn bộ hệ thống thu gom nước thải đến vị trí công trình xử lý nước thải; hệ thống dẫn, xả nước thải sau xử lý ra nguồn nước tiếp nhận; hệ thống sông, suối khu vực nguồn tiếp nhận nước thải; vị trí các điểm khai thác, sử dụng nước, xả nước thải lân cận cùng xả vào nguồn nước tiếp nhận); tọa độ, địa giới hành chính vị trí xả nước thải; tên, địa giới hành chính nơi xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận nước thải.
- Công nghệ, công suất hệ thống xử lý nước thải.
5. Cơ sở lựa chọn nguồn nước tiếp nhận nước thải
Thuyết minh việc lựa chọn nguồn tiếp nhận nước thải và vị trí xả nước thải trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp về lưu lượng nước thải, chất lượng nước thải sau xử lý với mục đích sử dụng nước khu vực nguồn nước tiếp nhận và hạ lưu vị trí xả nước thải, chế độ thủy văn của nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước; các yếu tố thuận lợi, bất lợi cho việc xả nước thải.
6. Tóm tắt phương án phòng ngừa, khắc phục sự cố và kiểm soát hoạt động xử lý, xả nước thải vào nguồn nước.
7. Trình bày các căn cứ, tài liệu lập đề án
- Các quy định về quy hoạch tài nguyên nước, phân vùng mục đích sử dụng nước, phân vùng chức năng nguồn nước, phân vùng xả nước thải liên quan tới nguồn nước tiếp nhận nước thải (nếu có); quy hoạch về thủy lợi, cấp nước, thoát nước và các quy hoạch khác có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước liên quan đến nguồn nước tiếp nhận nước thải (nếu có).
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng nước thải, chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
- Các thông tin, tài liệu sử dụng để xây dựng đề án (liệt kê các thông tin, tài liệu thu thập và tài liệu, số liệu do tổ chức/cá nhân khảo sát, đo đạc thực tế).
8. Thông tin về việc tổ chức thực hiện lập đề án
- Phương pháp thực hiện xây dựng đề án.
- Thông tin về tổ chức lập đề án (tên, năng lực thực hiện).
- Danh sách thành viên tham gia.
ĐẶC TRƯNG NGUỒN NƯỚC THẢI
I. Hoạt động phát sinh nước thải
Trình bày hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thuyết minh rõ về nhu cầu sử dụng nước, xả nước thải, lượng nước thải thu gom, xử lý, chất lượng nước thải trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, với các nội dung chính sau:
1. Thuyết minh quy trình sản xuất, các hoạt động sử dụng nước và phát sinh nước thải:
a) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ riêng lẻ: trình bày sơ đồ quy trình sản xuất (chỉ rõ các công đoạn sử dụng nước, phát sinh nước thải, công đoạn sử dụng nước tuần hoàn); định lượng sản lượng, sản phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm.
b) Đối với khu công nghiệp: trình bày cơ cấu ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chỉ rõ các ngành nghề sử dụng nước, phát sinh nước thải.
c) Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản: trình bày sơ đồ quy trình nuôi và việc sử dụng nước, xả nước thải trong quy trình nuôi trồng thủy sản.
d) Đối với công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, đô thị tập trung: trình bày số dân thuộc địa bàn thu gom, xử lý nước thải, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc khu vực thu gom xử lý (số lượng, loại hình, tình trạng xử lý nước thải của từng cơ sở, giấy phép xả nước thải được cấp).
2. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải (tính theo m3/ngày đêm):
a) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ riêng lẻ: trình bày lượng nước sử dụng, lượng nước thải của các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt...
b) Đối với khu công nghiệp: tổng hợp nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải theo cơ cấu ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (bao gồm cả sinh hoạt).
c) Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản: trình bày lượng nước sử dụng, lượng nước xả trong quy trình nuôi trồng thủy sản
d) Đối với công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, đô thị tập trung: trình bày lượng nước thải sinh hoạt, lượng nước thải công nghiệp thuộc địa bàn thu gom, xử lý của công trình.
3. Thuyết minh lượng nước thải thu gom, xử lý (tính theo m3/ngày) và thông số, nồng độ các chất ô nhiễm của nước thải trước khi xử lý.
II. Hệ thống thu gom nước thải
Trình bày việc thiết kế, bố trí hệ thống thu gom toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và việc xử lý sơ bộ nước thải, như sau:
1. Trình bày sơ đồ và mô tả hệ thống thu gom nước thải, cách thức thu gom, các thông số thiết kế của hệ thống thu gom.
2. Trình bày việc xử lý sơ bộ các loại nước thải trước khi vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải chung.
(Có phụ lục bản vẽ mặt bằng hệ thống thu gom nước thải kèm theo)
III. Hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa
Trình bày việc thiết kế, bố trí hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa trên toàn bộ diện tích mặt bằng của cơ sở, như sau:
1. Trình bày sơ đồ và mô tả hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa (nêu rõ các khu vực thu gom, đường dẫn nước mưa, vị trí thoát nước mưa); đánh giá khả năng tiêu thoát nước mưa.
2. Trình bày biện pháp kiểm soát nước mưa bị ô nhiễm (nếu có).
(Có phụ lục bản vẽ mặt bằng hệ thống thu gom nước mưa kèm theo)
IV. Hệ thống xử lý nước thải
Thuyết minh rõ về khả năng xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải (chứng minh được hiệu quả và khả năng xử lý nước thải của hệ thống) với những nội dung chính sau đây:
1. Thuyết minh về việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải.
2. Trình bày sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải (nêu rõ thông số kỹ thuật cơ bản và hiệu quả xử lý tại các công đoạn).
3. Liệt kê danh mục các thiết bị đầu tư lắp đặt cho hệ thống xử lý nước thải (hãng sản xuất, xuất xứ,...).
4. Trình bày việc sử dụng hóa chất, chế phẩm vi sinh trong xử lý nước thải (nêu rõ tên loại hóa chất, chế phẩm vi sinh; công đoạn xử lý có sử dụng; lượng hóa chất, chế phẩm vi sinh sử dụng).
(Có phụ lục bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải kèm theo).
V. Hệ thống dẫn, xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận
Trình bày việc dẫn, xả nước thải sau khi xử lý (từ đầu ra của hệ thống xử lý nước thải) đến nguồn nước tiếp nhận nước thải, bao gồm các nội dung chính sau:
1. Sơ đồ và mô tả hệ thống cống, kênh, mương...dẫn nước thải sau xử lý ra đến nguồn nước tiếp nhận.
2. Mô tả công trình của xả nước thải (loại công trình, kích thước, vật liệu...).
3. Chế độ xả nước thải (nêu rõ việc xả nước thải là liên tục 24h/ngày đêm hay gián đoạn; chu kỳ xả, thời gian xả trong một chu kỳ; xả theo mùa vụ sản xuất hay theo các thời điểm trong ngày...).
4. Phương thức xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận (nêu rõ là bơm, tự chảy, xả mặt, xả đáy, xả ven bờ, giữa dòng, giữa hồ...).
Chương II
ĐẶC TRƯNG NGUỒN NƯỚC TIẾP NHẬN
I. Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải
Mô tả các yếu tố tự nhiên liên quan đến điều kiện nguồn nước tại khu vực tiếp nhận nước thải, bao gồm các nội dung chính sau:
1. Các yếu tố địa lý, địa hình, khí tượng khu vực tiếp nhận nước thải.
2. Hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải.
3. Chế độ thủy văn/hải văn của nguồn nước.
a) Diễn biến dòng chay mùa lũ, mùa kiệt, thời kỳ kiệt nhất trong năm, lưu lượng dòng chảy kiệt nhất trong năm, chế độ thủy triều (trường hợp nguồn nước tiếp nhận là sông, suối).
b) Chế độ hải văn (trường hợp nguồn nước tiếp nhận là biển).
c) Chế độ, diễn biến mực nước hồ, ao (trường hợp nguồn nước tiếp nhận là hồ, ao).
II. Chất lượng nguồn nước tiếp nhận
1. Mô tả hiện trạng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải (màu sắc, mùi, sự phát triển của thủy sinh vật, các hiện tượng bất thường khác).
2. Đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận và kết quả thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến diễn biến chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
III. Hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải
Trình bày hiện trạng khai thác, sử dụng nước khu vực nguồn nước tiếp nhận (nêu rõ các hoạt động, mục đích khai thác, sử dụng nước chính, khoảng cách, vị trí các công trình so với vị trí xả nước thải đề nghị cấp phép).
IV. Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải
Trình bày các hoạt động xả nước thải khác cùng xả vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải (trong phạm vi Bán kính khoảng từ 1 km đến 5 km) với các thông tin chính sau:
1. Thống kê các đối tượng xả nước thải trong khu vực (vị trí, khoảng cách đến vị trí xả nước thải đề nghị cấp phép).
2. Mô tả về nguồn nước thải của từng đối tượng xả nước thải trong khu vực (hoạt động sản xuất phát sinh nước thải, các thông số ô nhiễm chính có trong nước thải, lưu lượng, chế độ xả nước thải).
Chương III
KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA NGUỒN NƯỚC
I. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ thủy văn của nguồn nước tiếp nhận.
II. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chất lượng nguồn nước
III. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến hệ sinh thái thủy sinh
IV. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến các hoạt động kinh tế, xã hội khác.
V. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước(2)
Đánh giá theo mục đích sử dụng của nguồn nước tiếp nhận đã xác định ở trên vào thời kỳ kiệt nhất trong năm, vào thời điểm xả nước thải với lưu lượng thường xuyên và lớn nhất.
(Trình tự, phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải theo quy định hiện hành/hướng dẫn tại Thông tư 02/2009/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Chương IV
KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG XẢ NƯỚC THẢI VÀO NCUỒN NƯỚC
I. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận
Trình bày các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước (kế hoạch thay đổi công nghệ sản xuất; công nghệ sử dụng nước tiết kiệm; tuần hoàn, tái sử dụng nước; thay đổi, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải; thay đổi phương thức xả nước thải...).
II. Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố gây ô nhiễm nguồn nước
Trình bày các sự cố gây ô nhiễm nguồn nước có khả năng xảy ra và biện pháp, kinh phí phòng ngừa, ứng phó, khắc phục các sự cố gây ô nhiễm nguồn nước. Trường hợp xả nước thải quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 (công trình xả nước thải vào nguồn nước có lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên) thì cần trình bày rõ phương án, phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố gây ô nhiễm nguồn nước.
III. Quan trắc, giám sát hoạt động xả nước thải
1. Đối với trường hợp đã có công trình xả nước thải
a) Trình bày biện pháp, tần suất, vị trí quan trắc lưu lượng nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
b) Trình bày biện pháp, tần suất, thông số, vị trí quan trắc chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý; chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
c) Trình bày việc bố trí thiết bị, nhân lực, kinh phí thực hiện vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải, quan trắc lưu lượng nước thải, chất lượng nước thải và nước nguồn tiếp nhận (nếu cơ sở xả nước thải tự vận hành và quan trắc): hoặc nội dung hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân thực hiện vận hành hệ thống xử lý nước thải, quan trắc lưu lượng nước thải, chất lượng nước thải và nước nguồn tiếp nhận (nếu cơ sở xả nước thải thuê tổ chức, cá nhân khác có đủ năng lực để vận hành và quan trắc).
2. Đối với trường hợp chưa có công trình xả nước thải
a) Trình bày phương án thực hiện việc quan trắc lưu lượng nước thải, chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý; chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
b) Trình bày phương án bố trí thiết bị, nhân lực, kinh phí thực hiện vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải, quan trắc lưu lượng nước thải, chất lượng nước thải và nước nguồn tiếp nhận.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
- Kết luận: khả năng thu gom, xử lý nước thải; hiện trạng nguồn nước và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
- Kiến nghị cấp phép xả nước thải vào nguồn nước: lưu lượng, chất lượng nước thải, vị trí xả nước thải, nguồn tiếp nhận nước thải, thời hạn giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
- Các cam kết: xả nước thải theo nội dung giấy phép được cấp; thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm; bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây ra ô nhiễm, sự cố ô nhiễm; quan trắc, giám sát hoạt động xả nước thải.
Phụ lục kèm theo Đề án:
1. Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải (thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá 03 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ) kèm theo sơ đồ vị trí lấy mẫu (vị trí lấy Mẫu ở hạ lưu vị trí xả nước thải) và mô tả thời điểm lấy mẫu ngoài hiện trường (thời tiết, hiện trạng nguồn nước và các nguồn thải xung quanh khu vực vị trí lấy mẫu).
(Các thông số phân tích nước nguồn tiếp nhận là các thông số theo QCVN hiện hành về chất lượng nước mặt hoặc nước biển ven bờ nếu xả nước thải ra vùng biển ven bờ).
2. Văn bản quy định về quy hoạch tài nguyên nước, phân vùng mục đích sử dụng nước, phân vùng xả thải do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải (nếu có).
3. Các bản vẽ mặt bằng hệ thống thu gom, tiêu thoát nước thải, nước mưa.
4. Báo cáo thuyết minh, bản vẽ thiết kế cơ sở hệ thống xử lý nước thải.
5. Hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải (đối với trường hợp thuê tổ chức, cá nhân khác có đủ năng lực để vận hành và quan trắc).
__________________
(1) Ghi tên, địa chỉ cơ sở và quy mô xả nước thải
(2) Các trường hợp xả nước thải ra biển; xả nước thải với quy mô dưới 20 m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại thì không phải thực hiện nội dung Mục này.
Mẫu 36
(TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP)
(Trang bìa trong)
BÁO CÁO
XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
………………………………………. (1)
(Đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước)
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN |
ĐƠN VỊ LẬP BÁO CÁO |
Địa danh, tháng..../năm……
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG BÁO CÁO XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
(Đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước)
MỞ ĐẦU
1. Trình bày các thông tin về tổ chức/cá nhân đề nghị cấp giấy phép xả nước thải (tên, địa chỉ, điện thoại, fax, email...) và về cơ sở xả nước thải (tên, vị trí, quy mô, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, năm bắt đầu hoạt động).
2. Trình bày khái quát về hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở xả nước thải:
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ riêng lẻ: công nghệ sản xuất, sản lượng, sản phẩm, nguyên, nhiên liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm.
- Đối với khu/cụm công, nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là Khu công nghiệp); giới thiệu các ngành sản xuất (tổng số nhà máy, xí nghiệp, loại hình sản xuất chính).
- Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản: quy mô vùng nuôi (diện tích vùng nuôi, tổng diện tích mặt nước; số ao, đầm nuôi), hình thức nuôi, kỹ thuật nuôi (mùa vụ, giống, thức ăn, thuốc; hóa chất, chế phẩm nuôi và bảo vệ môi trường,...).
- Đối với công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, đô thị tập trung: phạm vi, quy mô, diện tích vùng thu gom, xử lý.
3. Trình bày khái quát về nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải: lưu lượng nước sử dụng, lưu lượng xả nước thải trung bình, lưu lượng xả lớn nhất (tính theo m3/ngày đêm); chất lượng nước thải (nêu rõ Quy chuẩn về chất lượng nước thải đạt được trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận, hệ số áp dụng): lượng nước, mục đích tái sử dụng nước sau xử lý (nếu có).
4. Trình bày khái quát việc thu gom, xử lý, xả nước thải.
- Mô tả sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải (nêu rõ toàn bộ hệ thống thu gom nước thải đến vị trí công trình xử lý nước thải; hệ thống dẫn, xả nước thải sau xử lý ra nguồn nước tiếp nhận; hệ thống sông, suối khu vực nguồn tiếp nhận nước thải; vị trí các điểm khai thác, sử dụng nước, xả nước thải lân cận cùng xả vào nguồn nước tiếp nhận); tọa độ. địa giới hành chính vị trí xả nước thải; tên, địa giới hành chính nơi xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận nước thải.
- Công nghệ, công suất hệ thống xử lý nước thải.
5. Cơ sở lựa chọn nguồn nước tiếp nhận nước thải.
Thuyết minh việc lựa chọn nguồn tiếp nhận nước thải và vị trí xả nước thải trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp về lưu lượng nước thải, chất lượng nước thải sau xử lý với mục đích sử dụng nước khu vực nguồn nước tiếp nhận và hạ lưu vị trí xả nước thải, chế độ thủy văn của nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước: các yếu tố thuận lợi, bất lợi cho việc xả nước thải.
6. Tóm tắt phương án phòng ngừa, khắc phục sự cố và kiểm soát hoạt động xử lý, xả nước thải vào nguồn nước.
7. Trình bày các căn cứ, tài liệu lập báo cáo.
- Các quy định về quy hoạch tài nguyên nước, phân vùng mục đích sử dụng nước, phân vùng chức năng nguồn nước, phân vùng xả nước thải liên quan tới nguồn nước tiếp nhận nước thải (nếu có); quy hoạch về thủy lợi, cấp nước, thoát nước và các quy hoạch khác có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước liên quan đến nguồn nước tiếp nhận nước thải (nếu có).
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng nước thải, chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
- Các thông tin, tài liệu sử dụng để xây dựng báo cáo (liệt kê các thông tin, tài liệu thu thập và tài liệu, số liệu do tổ chức/cá nhân khảo sát, đo đạc thực tế).
8. Thông tin về việc tổ chức thực hiện lập báo cáo.
- Phương pháp thực hiện xây dựng báo cáo.
- Thông tin về tổ chức lập báo cáo (tên, năng lực thực hiện).
- Danh sách thành viên tham gia.
ĐẶC TRƯNG NGUỒN NƯỚC THẢI
I. Hoạt động phát sinh nước thải
Trình bày hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thuyết minh rõ về nhu cầu sử dụng nước, xả nước thải, lượng nước thải thu gom, xử lý, chất lượng nước thải trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, với các nội dung chính sau:
1. Thuyết minh quy trình sản xuất, các hoạt động sử dụng nước và phát sinh nước thải.
a) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ riêng lẻ: trình bày sơ đồ quy trình sản xuất (chỉ rõ các công đoạn sử dụng nước, phát sinh nước thải, công đoạn sử dụng nước tuần hoàn); định lượng sản lượng, sản phẩm, nguyên, nhiên liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm.
b) Đối với khu công nghiệp: thống kê các cơ sở phát sinh nước thải (trong phạm vi khu), trong đó, nêu rõ các cơ sở nước thải được thu gom, xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu và các cơ sở được thu gom, xử lý nước thải riêng.
c) Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản: trình bày sơ đồ quy trình nuôi và việc sử dụng nước, xả nước thải trong quy trình nuôi.
d) Đối với công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, đô thị tập trung: trình bày số dân thuộc địa bàn thu gom, xử lý nước thải, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc khu vực thu gom, xử lý (số lượng, loại hình, tình trạng xử lý nước thải của từng cơ sở, giấy phép xả nước thải được cấp).
2. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải (tính theo m3/ngày đêm):
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ riêng lẻ: trình bày lượng nước sử dụng, lượng nước thải của các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt...;
- Đối với khu công nghiệp: tổng hợp nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải của toàn khu và từng cơ sở;
- Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản: trình bày lượng nước sử dụng, lượng nước xả trong quy trình nuôi.
- Đối với công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, đô thị tập trung: trình bày lượng nước thải sinh hoạt, lượng nước thải công nghiệp thuộc địa bàn thu gom, xử lý của công trình.
3. Thuyết minh lượng nước thải thu gom, xử lý (tính theo m3/ngày) và thông số, nồng độ các chất ô nhiễm của nước thải trước khi xử lý (có kết quả phân tích chất lượng nước thải để chứng minh).
Riêng đối với khu công nghiệp: trình bày chất lượng nước thải của từng cơ sở phát sinh nước thải trước khi được thu gom vào công trình thu gom nước thải tập trung (nêu rõ thông số, nồng độ chất ô nhiễm; kết quả phân tích chất lượng nước thải của từng cơ sở): lượng nước thải được thu gom, xử lý (đơn vị m3/ngày đêm) và chất lượng nước thải tại công trình thu gom tập trung (có kết quả phân tích chứng minh): các cơ sở nước thải được thu gom, xử lý riêng thì nêu rõ chất lượng nước thải sau xử lý và giấy phép xả nước thải của các cơ sở này.
II. Hệ thống thu gom nước thải
Trình bày việc thiết kế, bố trí hệ thống thu gom toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và việc xử lý sơ bộ nước thải, như sau:
1. Trình bày sơ đồ và mô tả hệ thống thu gom nước thải, cách thức thu gom, các thông số thiết kế của hệ thống thu gom.
2. Trình bày việc xử lý sơ bộ các loại nước thải trước khi vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải chung.
(Có phụ lục bản vẽ mặt bằng hệ thống thu gom nước thải kèm theo)
III. Hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa
Trình bày việc thiết kế, bố trí hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa trên toàn bộ diện tích mặt bằng của cơ sở, như sau:
1. Trình bày sơ đồ và mô tả hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa (nêu rõ các khu vực thu gom, đường dẫn nước mưa, vị trí thoát nước mưa); đánh giá khả năng tiêu thoát nước mưa.
2. Trình bày biện pháp kiểm soát nước mưa bị ô nhiễm (nếu có).
(Có phụ lục bản vẽ mặt bằng hệ thống thu gom nước nước mưa kèm theo)
IV. Hệ thống xử lý nước thải
Thuyết minh rõ về khả năng xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải (chứng minh được hiệu quả và khả năng xử lý nước thải của hệ thống) với những nội dung chính sau đây:
1. Thuyết minh về việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải.
2. Trình bày sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải (nêu rõ thông số kỹ thuật cơ bản và hiệu quả xử lý tại các công đoạn).
3. Liệt kê danh mục các thiết bị lắp đặt cho hệ thống xử lý nước thải (hãng sản xuất, xuất xứ, thông số kỹ thuật chính,...).
4. Trình bày việc sử dụng hóa chất, chế phẩm vi sinh trong xử lý nước thải (nêu rõ tên loại hóa chất, chế phẩm vi sinh; công đoạn xử lý có sử dụng; lượng hóa chất, chế phẩm vi sinh sử dụng).
(Có phụ lục bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải kèm theo)
V. Hệ thống dẫn, xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận
Trình bày việc dẫn, xả nước thải sau khi xử lý (từ đầu ra của hệ thống xử lý nước thải) đến nguồn nước tiếp nhận nước thải, bao gồm các nội dung chính sau:
1. Sơ đồ và mô tả hệ thống cống, kênh, mương... dẫn nước thải sau xử lý ra đến nguồn nước tiếp nhận.
2. Mô tả công trình của xả nước thải (loại công trình, kích thước, vật liệu...).
3. Chế độ xả nước thải (nêu rõ việc xả nước thải là liên tục 24h/ngày đêm hay gián đoạn; chu kỳ xả, thời gian xả trong một chu kỳ; xả theo mùa vụ sản xuất hay theo các thời điểm trong ngày...).
4. Phương thức xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận (nêu rõ là bơm, tự chảy, xả mặt, xả đáy, xả ven bờ, giữa dòng, giữa hồ ...).
Chương II
ĐẶC TRƯNG NGUỒN NƯỚC TIẾP NHẬN
I. Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải
Mô tả các yếu tố tự nhiên liên quan đến điều kiện nguồn nước tại khu vực tiếp nhận nước thải, bao gồm các nội dung chính sau:
1. Các yếu tố địa lý, địa hình, khí tượng khu vực tiếp nhận nước thải.
2. Hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải.
3. Chế độ thủy văn/hải văn của nguồn nước.
a) Diễn biến dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt, thời kỳ kiệt nhất trong năm, lưu lượng dòng chảy kiệt nhất trong năm, chế độ thủy triều (trường hợp nguồn nước tiếp nhận là sông, suối).
b) Chế độ hải văn (trường hợp nguồn nước tiếp nhận là biển).
c) Chế độ, diễn biến mực nước hồ (trường hợp nguồn nước tiếp nhận là hồ, ao).
II. Chất lượng nguồn nước tiếp nhận
1. Mô tả hiện trạng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải (màu sắc, mùi, sự phát triển của thủy sinh vật, các hiện tượng bất thường khác).
2. Đánh giá chất lượng; nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận và kết quả thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến diễn biến chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
III. Hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải
Trình bày hiện trạng khai thác, sử dụng nước khu vực nguồn nước tiếp nhận (nêu rõ các hoạt động, mục đích khai thác, sử dụng nước chính, khoảng cách, vị trí các công trình so với vị trí xả nước thải đề nghị cấp phép).
IV. Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải
Trình bày các hoạt động xả nước thải khác cùng xả vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải với các thông tin chính sau:
1. Thống kê các đối tượng xả nước thải trong khu vực (vị trí, khoảng cách đến vị trí xả nước thải đề nghị cấp phép).
2. Mô tả về nguồn nước thải của từng đối tượng xả nước thải trong khu vực (hoạt động sản xuất phát sinh nước thải, các thông số ô nhiễm chính có trong nước thải, lưu lượng, chế độ xả nước thải).
KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA NGUỒN NƯỚC
I. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ thủy văn của nguồn nước tiếp nhận.
II. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chất lượng nguồn nước
III. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến hệ sinh thái thủy sinh
IV. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến các hoạt động kinh tế, xã hội khác.
V. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước 2
Đánh giá theo mục đích sử dụng của nguồn nước tiếp nhận đã xác định ở trên vào thời kỳ kiệt nhất trong năm, vào thời điểm xả nước thải với lưu lượng thường xuyên và lớn nhất.
(Trình tự, phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải theo quy định hiện hành/hướng dẫn tại Thông tư 02/2009/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Chương IV
KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
I. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận
Trình bày các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước (kế hoạch thay đổi công nghệ sản xuất; công nghệ sử dụng nước tiết kiệm; tuần hoàn, tái sử dụng nước: thay đổi, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải; thay đổi phương thức xả nước thải...).
II. Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố gây ô nhiễm nguồn nước
Trình bày các sự cố gây ô nhiễm nguồn nước có khả năng xả ra và biện pháp, kinh phí phòng ngừa, ứng phó, khắc phục các sự cố gây ô nhiễm nguồn nước. Trường hợp xả nước thải quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 (công trình xả nước thải vào nguồn nước có lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên) thì cần trình bày rõ phương án, phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố gây ô nhiễm nguồn nước.
III. Quan trắc, giám sát hoạt động xả nước thải
1. Trình bày biện pháp, tần suất, vị trí quan trắc lưu lượng nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
2. Trình bày biện pháp, tần suất, thông số, vị trí quan trắc chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý; chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
3. Trình bày việc bố trí thiết bị, nhân lực, kinh phí thực hiện vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải, quan trắc lưu lượng nước thải, chất lượng nước thải và nước nguồn tiếp nhận (nếu cơ sở xả nước thải tự vận hành và quan trắc); hoặc nội dung hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân thực hiện vận hành hệ thống xử lý nước thải, quan trắc lưu lượng nước thải, chất lượng nước thải và nước nguồn tiếp nhận (nếu cơ sở xả nước thải thuê tổ chức, cá nhân khác có đủ năng lực để vận hành và quan trắc).
(Phụ lục kết quả quan trắc lưu lượng, chất lượng nước thải và nước nguồn tiếp nhận kèm theo nêu có)
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT:
- Kết luận: khả năng thu gom, xử lý nước thải; hiện trạng nguồn nước và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
- Kiến nghị cấp phép xả nước thải vào nguồn nước: lưu lượng, chất lượng nước thải, vị trí xả nước thải, nguồn tiếp nhận nước thải, thời hạn giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
- Các cam kết: xả nước thải theo nội dung giấy phép được cấp; thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm; bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây ra ô nhiễm, sự cố ô nhiễm; quan trắc, giám sát hoạt động xả nước thải.
Phụ lục kèm theo Báo cáo:
1. Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải, chất lượng nước thải trước và sau xử lý (thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá 03 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ), kèm theo sơ đồ vị trí lấy mẫu (vị trí lấy mẫu ở thượng lưu và hạ lưu vị trí xả nước thải) và mô tả thời điểm lấy mẫu ngoài hiện trường (thời tiết, hiện trạng nguồn nước và các nguồn thải xung quanh khu vực vị trí lấy mẫu).
(Các thông số phân tích nước nguồn tiếp nhận là các thông số theo QCVN hiện hành về chất lượng nước mặt, nước biển ven bờ; các thông số phân tích chất lượng nước thải là các thông số có trong nguồn thải hoặc theo QCVN về chất lượng nước thải hiện hành).
2. Số liệu quan trắc chất lượng nước thải, nước nguồn tiếp nhận (nếu có).
3. Văn bản quy định về quy hoạch tài nguyên nước, phân vùng mục đích sử dụng nước, phân vùng xả thải do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải (nếu có).
4. Các bản vẽ mặt bằng hệ thống thu gom, tiêu thoát nước thải, nước mưa;
5. Báo cáo thuyết minh, bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải;
6. Văn bản hợp lệ việc tổ chức/cá nhân được giao, được thuê hoặc được sử dụng đất để đặt công trình dẫn, xả nước thải trong trường hợp hệ thống dẫn, xả nước thải của tổ chức/cá nhân đề nghị xin phép không nằm trên đất do tổ chức/cá nhân này quản lý.
7. Hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải (đối với trường hợp cơ sở xả nước thải thuê tổ chức, cá nhân khác có đủ năng lực để vận hành và quan trắc).
______________________
(1) Ghi tên, địa chỉ cơ sở và quy mô xả nước thải
(2) Các trường hợp xả nước thải ra biển; xả nước thải với quy mô dưới 20 m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại thì không phải thực hiện nội dung Mục này.
11. Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào nguồn nước công suất dưới 3.000 m3/ngày đêm
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
+ Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Long An (số 137, Quốc lộ 1, phường 4, thành phố Tân An, tỉnh Long An).
+ Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ:
. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: nhận biên nhận hồ sơ;
. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp phép chưa đầy đủ, không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
+ Bước 4: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh giấy phép, Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.
+ Bước 5: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả giải quyết hồ sơ:
. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp lại biên nhận hồ sơ
. Trường hợp không cấp giấy phép: nhận lại 02 bộ hồ sơ và văn bản thông báo trả lại hồ sơ và ký nhận vào Sổ giao nhận hồ sơ.
* Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ: Từ ngày thứ Hai đến ngày thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ).
. Sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút.
. Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép.
+ Kết quả phân tích chất lượng nước thải và chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
+ Báo cáo hiện trạng xả nước thải và tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép. Trường hợp điều chỉnh quy mô, phương thức, chế độ xả thải, quy trình vận hành thì phải có đề án xả nước thải.
+ Bản sao Giấy phép đã được cấp.
b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường Long An.
c) Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương và Ban Quản lý Khu kinh tế và Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện, thị xã, thành phố.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
- Phí, lệ phí:
+ Phí thẩm định hồ sơ gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Mức phí = 50% của mức phí thẩm định hồ sơ cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
* Mức phí thẩm định hồ sơ cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước:
. Đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ dưới 100 m3/ngày đêm: 300.000VNĐ.
. Đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 100 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm: 900.000VNĐ.
. Đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 2.000 m3/ngày đêm: 2.200.000VNĐ.
. Đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 2000 m3/ngày đêm đến dưới 5.000 m3/ngày đêm: 4.200.000VNĐ.
+ Lệ phí cấp phép: 50.000 đ/giấy phép (=50%/mức thu cấp giấy lần đầu).
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (Mẫu số 10).
+ Báo cáo hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước và tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép (Mẫu số 37).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật số 17/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Tài nguyên nước được Quốc Hội thông qua ngày 21/6/2012.
+ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
+ Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
+ Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) trích để lại từ nguồn thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Long An.
____________________________
Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi
Mẫu 10
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
--------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN/ĐIỀU CHỈNH
GIẤY PHÉP XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
Kính gửi: ……………………………………………………….(1)
1. Thông tin về chủ giấy phép:
1.1. Tên chủ giấy phép: ………………………………………………………………………………….
1.2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………….
1.3. Điện thoại: …………………….. Fax: ………………………… Email: …………………………..
1.4. Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số: ……. ngày …. tháng …. năm ….. do (tên cơ quan cấp giấy phép) cấp; thời hạn giấy phép.
2. Lý do đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép: ……………………………………………………
3. Thời gian đề nghị gia hạn/các nội dung đề nghị điều chỉnh:
- Thời hạn đề nghị gia hạn: ……….. tháng/năm (trường hợp đề nghị gia hạn)
- Nội dung đề nghị điều chỉnh:……………. (trường hợp đề nghị điều chỉnh giấy phép).
4. Giấy tờ, tài liệu nộp kèm theo đơn này gồm có:
- Bản sao giấy phép đã được cấp.
- Báo cáo hiện trạng xả nước thải và tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép.
- Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan.
5. Cam kết của chủ giấy phép:
- (Chủ giấy phép) cam đoan các nội dung, thông tin trong Đơn này và các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- (Chủ giấy phép) cam kết không xả nước thải chưa đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia vào nguồn nước, ra ngoài môi trường dưới bất kỳ hình thức nào và tuân thủ các nghĩa vụ theo Quy định tại Khoản 2, Điều 38 Luật tài nguyên nước.
- (Chủ giấy phép) đã gửi một (01) bộ hồ sơ tới Sở Tài nguyên và Môi trường, tỉnh/thành phố ………………………………………………………………………………………………………… (2)
Đề nghị (tên cơ quan cấp phép) xem xét gia hạn/điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước cho (tên chủ giấy phép)./.
|
………. , ngày …. tháng …. năm ….. |
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐƠN:
(1) Tên cơ quan cấp phép: Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp cấp phép thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường/UBND tỉnh đối với trường hợp cấp phép thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh (theo quy định tại Điều 28 của Nqhị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước).
(2) Phần ghi này áp dụng cho trường hợp gia hạn/điều chỉnh giấy phép thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mẫu 37
(TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP)
(Trang bìa trong)
BÁO CÁO
HIỆN TRẠNG XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC VÀ
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH TRONG GIẤY PHÉP
……………………………………………….. (1)
(Đối với trường hợp đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước)
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN |
ĐƠN VỊ LẬP BÁO CÁO |
Địa danh, tháng..../năm……
___________________
(1) Ghi tên, địa chỉ cơ sở và quy mô xả nước thải
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH TRONG GIẤY PHÉP
(Đối với trường hợp đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước)
A. Báo cáo hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước và tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép
I. Thông tin chung về tổ chức/cá nhân đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép
1. Giới thiệu về tổ chức/cá nhân đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép (tên, địa chỉ, fax, số giấy phép xả nước thải đã được cấp).
2. Các thay đổi về hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong thời gian qua (nếu có).
3. Nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước.
4. Lý do đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép.
5. Nội dung đề nghị điều chỉnh trong giấy phép được cấp (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh giấy phép).
II. Tình hình thu gom, xử lý, xả nước thải vào nguồn nước
1. Trình bày các thay đổi, cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa, hệ thống thu gom, xử lý nước thải; công trình xả nước thải trong thời gian qua (nếu có).
2. Đánh giá biến động về lưu lượng, chất lượng nước thải trong thời gian xả nước thải vào nguồn nước theo giấy phép đã được cấp.
3. Kết quả quan trắc lưu lượng, chất lượng nước thải tại thời điểm xin gia hạn/điều chính.
III. Hiện trạng nguồn nước tiếp nhận nước thải
1. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước tại khu vực nguồn nước tiếp nhận.
2. Mô tả hiện trạng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải (màu sắc, mùi, sự phát triển của thủy sinh vật, các hiện tượng bất thường khác) và đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước.
IV. Tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép
1. Tình hình thực hiện việc quan trắc, giám sát lưu lượng, chất lượng nước thải, nước nguồn tiếp nhận, chế độ thông tin báo cáo theo quy định trong giấy phép xả nước thải được cấp.
2. Kết quả thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động xả nước thải.
3. Báo cáo các sự cố, biện pháp, kết quả khắc phục sự cố về xử lý và xả nước thải trong thời gian qua (nếu có).
B. Đề án xả nước thải (bổ sung thêm nội dung đề án xả nước thải đối với trường hợp có điều chỉnh quy mô, phương thức, chế độ xả nước thải, quy trình vận hành)
I. Nội dung đề nghị điều chỉnh
1. Điều chỉnh quy mô xả nước thải: nêu rõ lưu lượng xả trung bình, lưu lượng xả lớn nhất (đơn vị m3/ngày đêm và m3/h).
2. Điều chỉnh chế độ xả nước thải: nêu rõ việc xả nước thải là liên tục (24h/ngày đêm) hay gián đoạn; chu kỳ xả, thời gian xả trong một chu kỳ; xả theo mùa vụ sản xuất hay theo các thời điểm trong ngày.
3. Điều chỉnh phương thức xả nước thải: nêu rõ là bơm, tự chảy, xả ngầm, xa mặt, xa ven bờ, xả giữa sông suối, hồ, ao....
4. Điều chỉnh quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải: trình bày quy trình vận hành và nêu rõ những thay đổi trong quy trình vận hành.
II. Phương án thay đổi hệ thống thu gom, xử lý, xả nước thải (nếu có)
1. Trình bày hệ thống thu gom, xử lý, xả nước thải và các hạng mục công trình thay đổi trong hệ thống.
2. Trình bày sơ đồ hệ thống thu gom, xử lý, xả nước thải.
III. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến nguồn nước
- Tác động đến chất lượng nguồn nước, chế độ thủy văn.
- Tác động đến hệ sinh thái thủy sinh.
Phụ lục kèm theo Báo cáo:
1. Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải, chất lượng nước thải trước và sau xử lý (thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá 03 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ), kèm theo sơ đồ vị trí lấy mẫu, và mô tả thời điểm lấy mẫu ngoài hiện trường (thời tiết, hiện trạng các nguồn thải có liên quan đến vị trí lấy mẫu).
(Các thông số phân tích nước nguồn tiếp nhận theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về chất lượng nước mặt, nước biển ven bờ; các thông số phân tích chất lượng nước thải là các thông số được quy định trong giấy phép đã được cấp).
2. Số liệu quan trắc, giám sát lưu lượng, chất lượng nước thải, nước nguồn tiếp nhận.
3. Văn bản quy định vùng bảo hộ vệ sinh; mục đích sử dụng nguồn nước do cơ quan có thẩm quyền quy định tại khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải (nếu có).
4. Các văn bản về kết quả thanh tra, kiểm tra có liên quan đến hoạt động xả nước thải (nếu có).
5. Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải (đối với trường hợp điều chính giấy phép).
Thông tư 27/2014/TT-BTNMT về việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước Ban hành: 30/05/2014 | Cập nhật: 09/06/2014
Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 07/02/2014 | Cập nhật: 13/02/2014
Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên nước Ban hành: 27/11/2013 | Cập nhật: 02/12/2013
Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 14/05/2013 | Cập nhật: 16/05/2013
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về thu phí đấu giá, phí tham gia đấu giá tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 22/12/2012 | Cập nhật: 26/12/2012
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quy định giá bồi thường, hỗ trợ các loại vật nuôi, cây trồng trên đất bị thu hồi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND Ban hành: 21/12/2012 | Cập nhật: 23/05/2015
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND quy định giá đất năm 2013 trên địa bàn tỉnh Lai Châu Ban hành: 21/12/2012 | Cập nhật: 16/01/2013
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND quy định mức trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước Ban hành: 21/12/2012 | Cập nhật: 02/05/2013
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về kinh phí khen thưởng đối với doanh nghiệp Ban hành: 12/12/2012 | Cập nhật: 04/05/2013
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về Quy định công tác quản lý, khai thác mạng lưới đường thuỷ nội địa, bến khách ngang sông, bến hàng hoá, bến hành khách, bến dân sinh trên địa bàn tỉnh Yên Bái Ban hành: 04/12/2012 | Cập nhật: 10/12/2012
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND nâng mức hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 18/12/2012 | Cập nhật: 27/05/2013
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách khuyến khích đầu tư phát triển cụm công nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 Ban hành: 07/12/2012 | Cập nhật: 25/12/2012
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về Quy định xử lý nhà ở, công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 03/12/2012 | Cập nhật: 02/01/2013
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND điều chỉnh quy định chỉ giới đường đỏ, kích thước mặt cắt ngang quy hoạch tuyến đường giao thông đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột, kèm theo Quyết định 06/2010/QĐ-UBND và Quyết định 24/2010/QĐ-UBND Ban hành: 21/11/2012 | Cập nhật: 11/07/2013
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 26/11/2012 | Cập nhật: 27/12/2012
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 50/2008/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Ban hành: 07/12/2012 | Cập nhật: 07/12/2012
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa các cấp, ngành, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 02/11/2012 | Cập nhật: 17/11/2012
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND quy định về chỉ giới xây dựng nhà ở và công trình xây dựng dọc theo quốc lộ, tỉnh lộ và huyện lộ thuộc địa bàn nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Ban hành: 23/10/2012 | Cập nhật: 20/11/2012
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND quy định mức thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại hội có tính chất đặc thù có phạm vi hoạt động trong tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 19/10/2012 | Cập nhật: 26/10/2012
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về Quy chế công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Khu phố văn hóa”; “Khu nhà trọ văn hóa”; “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” tỉnh Bình Dương Ban hành: 10/10/2012 | Cập nhật: 29/10/2012
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về Quy định chức danh, số lượng và chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ấp, khóm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 25/09/2012 | Cập nhật: 08/10/2012
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý Ký túc xá sinh viên tập trung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Ban hành: 20/09/2012 | Cập nhật: 23/10/2012
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND quy định quản lý nhà nước về hoạt động khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 13/09/2012 | Cập nhật: 25/05/2013
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Kon Tum Ban hành: 04/09/2012 | Cập nhật: 11/09/2012
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký và phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm Ban hành: 04/09/2012 | Cập nhật: 15/04/2014
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) trích để lại từ nguồn thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 10/08/2012 | Cập nhật: 28/08/2012
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về Quy chế thực hiện hỗ trợ sau đầu tư đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 06/08/2012 | Cập nhật: 29/11/2012
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách khuyến khích sản xuất giống phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2012-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Ban hành: 15/08/2012 | Cập nhật: 22/08/2012
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về Đề án củng cố và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng cho người khuyết tật về vận động tỉnh Ninh Thuận đến năm 2015 Ban hành: 15/08/2012 | Cập nhật: 15/09/2012
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 27-CTrHĐ/TU thực hiện Nghị quyết 13-NQ/T.Ư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 03/08/2012 | Cập nhật: 18/10/2012
Thông tư 36/2011/TT-BTNMT sửa đổi Quy định về cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất kèm theo Quyết định 17/2006/QĐ-BTNMT Ban hành: 15/09/2011 | Cập nhật: 13/10/2011
Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010
Thông tư 02/2009/TT-BTNMT quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước Ban hành: 19/03/2009 | Cập nhật: 26/03/2009
Quyết định 17/2006/QĐ-BTNMT về việc cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất Ban hành: 12/10/2006 | Cập nhật: 01/11/2006