Quyết định 2603/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt quy hoạch chung đô thị A Lưới mở rộng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030
Số hiệu: 2603/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Văn Cao
Ngày ban hành: 29/11/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2603/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 29 tháng 11 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ A LƯỚI MỞ RỘNG, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm  2010 của Bộ Xây dựng về việc Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;

Căn cứ Quyết định số 54/2010/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành quy định về phân công, phân cấp và uỷ quyền công tác quy hoạch xây dựng - kiến trúc công trình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ Quyết định số 592/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt nhiệm vụ thiết kế và dự toán khảo sát xây dựng quy hoạch xây dựng đô thị A Lưới mở rộng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 477/TĐ-SXD ngày 21 tháng 5 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch chung đô thị A Lưới mở rộng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 với những nội dung sau:

1. Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch: Bao gồm khu vực trung tâm thị trấn A Lưới và một số khu vực thuộc xã: A Ngo, Phú Vinh, Hồng Thái, Hồng Thượng và Hồng Quảng nằm hai bên trục đường Hồ Chí Minh, giới hạn như sau:

a) Phía Bắc giáp Hồng Kim tại lý trình km 339+700 đường Hồ Chí Minh;

b) Phía Nam giáp xã Phú Vinh tại lý trình km 347+950 đường Hồ Chí Minh;

c) Phía Đông giáp dải Đông Trường Sơn và Quốc lộ 49A;

d) Phía Tây giáp xã Hồng Quảng, Hồng Thái và Hồng Bắc.

2. Tính chất: Là trung tâm hành chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của huyện A Lưới; trung tâm công nghiệp, dịch vụ, kinh tế, văn hoá phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế và là đầu mối giao thông quan trọng nối với các tỉnh lân cận và nước bạn Lào.

3. Quy mô dân số và đất đai:

a) Quy mô dân số:

- Hiện trạng năm 2009: 14.637 người.

- Quy hoạch đến năm 2020: 20.000 người.

- Quy hoạch đến năm 2030: 25.000 người.

b) Quy mô đất đai: Tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch khoảng 1.850 ha.

- Hiện trạng năm 2009: đất xây dựng đô thị 174,03 ha.

- Đến năm 2020: đất xây dựng đô thị 468,00 ha.

- Đến năm 2030: đất xây dựng đô thị 599,18 ha.

4. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và hướng phát triển đô thị:

a) Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu:

- Định mức sử dụng đất xây dựng đô thị đến năm 2030 bình quân 150m2/người. Tuy nhiên, đây là đô thị miền núi, do vậy định mức sử dụng đất cao hơn, nhưng không quá 40% định mức quy định đối với từng loại đô thị.

- Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị đối với khu dân dụng:

Stt

Hạng mục

Chỉ tiêu quy hoạch (m2/người)

1

Đất ở

45÷55

2

Đất công trình dịch vụ

3÷3,5

3

Đất giao thông

10÷12

4

Đất cây xanh

12÷14

Tổng cộng

>80

b) Hướng phát triển đô thị: Phát triển đô thị theo hai hướng chủ yếu: Phát triển theo hướng Bắc Nam dọc theo đường Hồ Chí Minh; phát triển tập trung về phía Tây đường Hồ Chí Minh; tạo sự kết nối phát triển đô thị đồng bộ giữa A Co và A Lưới.

5. Định hướng tổ chức không gian đô thị:

a) Cơ cấu sử dụng đất:

Stt

Hạng mục

Ký hiệu

Quy hoạch đến năm 2020

Quy hoạch đến năm 2030

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

A

Đất xây dựng đô thị

 

468,00

100,00

599,18

100,00

1

Đất ở

 

174,07

37,19

215,06

35,89

A

Khu ở hiện trạng xen ghép

HT

77,64

16,59

77,64

12,96

b

Khu ở làng bản truyền thống hiện trạng xen ghép

T

84,70

18,10

88,66

14,80

c

Khu ở xây dựng mới

N

11,73

2,51

46,35

7,74

d

Khu ở làng bản truyền thống xây dựng mới

 

 

 

2,40

0,40

2

Đất chuyên dùng

 

283,25

60,52

373,50

62,33

a

Khu công cộng

CC

235,12

50,24

297,49

49,65

-

Giáo dục

TH

17,04

3,64

19,74

3,29

-

Y tế

CC

1,19

0,25

1,19

0,20

-

Văn hóa

CC

4,81

1,03

5,80

0,97

-

Đất công trình công cộng cấp đô thị.

CC

21,00

4,49

26,93

4,49

-

Đất công trình công cộng cấp khu ở.

CC

0,93

0,20

7,21

1,20

-

Đất giao thông

 

150,52

32,16

200,87

33,52

-

Đất cây xanh, thể dục thể thao

 

39,63

8,47

35,74

5,97

b

Khu trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

HC

19,70

4,21

25,89

4,32

c

Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

CN

20,00

4,27

34,24

5,71

d

Khu kinh doanh phi nông nghiệp

 

3,87

0,83

11,32

1,89

 

Đất dịch vụ du lịch

DL

 

 

7,72

1,29

 

Đất dịch vụ thương mại

TM

3,87

0,83

3,60

0,60

e

An ninh quốc phòng

QP

4,56

0,97

4,56

0,76

3

Khu tôn giáo, tín ngưỡng

TG

10,68

2,27

10,63

1,77

B

Đất dự trữ phát triển đô thị

 

538,73

 

511,32

 

C

Giao thông đối ngoại

 

41,43

 

41,43

 

D

Đất khác

 

801,84

 

698,07

 

1

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

MN

28,53

 

136,40

 

2

Thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật, cây xanh

 

 

 

10,00

 

3

Đất nông nghiệp

NN

264,53

 

189,85

 

4

Đất trồng rừng

LN

488,78

 

341,82

 

5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa,…

NT

20,00

 

20,00

 

Tổng diện tích

 

1850,00

 

1850,00

 

b) Phân khu chức năng: Cấu trúc không gian đô thị được hình thành dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh, với các khu vực sau:

- Khu vực 1: phía Bắc suối Tà Rề; Diện tích khoảng 216,17 ha. Bao gồm khu công trình công cộng: hành chính, công cộng khu ở, trường học các khu ở và các công viên cây xanh dọc theo suối Tà Rề và hồ thuỷ điện A Lưới.

- Khu vực 2: phía Nam suối Tà Rề, giáp với bến xe A Ngo và hồ thuỷ điện A Lưới; Diện tích khoảng 399,60 ha bao gồm khu trung tâm hành chính chính trị huyện A Lưới hiện hữu (với các công trình hành chính, chính trị, văn hoá, thể dục thể thao của huyện), trung tâm thương mại và các khu ở với các công trình hạ tầng xã hội thiết yếu đảm bảo các nhu cầu thiết yếu và bán kính phục vụ cho người dân.

- Khu vực 3: Tiếp giáp với khu vực 2 và giới hạn dãy núi phía Đông và lòng hồ thuỷ điện A Lưới; Diện tích khoảng 495,65 ha, bao gồm các khu dân cư ổn định dọc theo đường Hồ Chí Minh. Đây là vùng đệm kết nối giữa A Co và A Lưới phát triển loại hình làng bản truyền thống nhằm giữ nét đặc trưng cho đô thị miền núi.

- Khu vực 4: Tại A Co với khu trung tâm thương mại - dịch vụ - du lịch hạt nhân là chợ Bốt Đỏ. Diện tích khoảng 267,30 ha. Bao gồm các công trình: công cộng, trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, công trình công cộng, chợ, cung thiếu nhi, khu du lịch sinh thái, các khu ở mới và khu ở làng bản truyền thống kết hợp với các công viên.

- Khu vực 5: Tiếp giáp với khu vực 4 và phía Nam giáp với lòng hồ thuỷ điện A Lưới. Diện tích khoảng 495,65 ha. Bao gồm cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (34,24 ha), khu xử lý chôn lấp chất thải rắn, khu ở hiện trạng (10 ha), và khu vực nghĩa trang nhân dân huyện A Lưới.

- Khu vực hạn chế phát triển: là khu vực phía Đông đường Hồ Chí Minh chủ yếu là làng bản truyền thống hiện trạng.

- Không gian cây xanh mặt nước tổ chức thành hệ thống liên hoàn để gắn kết các vùng mặt nước hồ thủy điện, sông A Sáp, suối Tà Ho, suối Tà Rề…

c) Các khu chức năng chính:  

- Khu công trình công cộng: nâng cấp và cải tạo công trình tại khu trung tâm hành chính - chính trị hiện hữu và một số công trình trí tại khu vực Bốt Đỏ.

- Khu trung tâm văn hóa, thương mại, dịch vụ, du lịch: Chợ Bốt Đỏ và các công trình tại khu vực A Co: Cung thiếu nhi, hội chợ triển lãm, diện tích 2,0 ha; trung tâm thương mại tại trung tâm A Lưới.

- Khu giáo dục và đào tạo, diện tích 19,74 ha; Cải tạo các trường giáo dục thường xuyên, trường cao đẳng dạy nghề, trường THPT, trường THCS... được giữ nguyên vị trí và quy mô.

- Khu công trình trung tâm y tế, diện tích 1,19 ha. Cải tạo và mở rộng quy mô các trung tâm y tế hiện có nhằm hình thành trung tâm y tế chuyên khoa của huyện.

- Khu dịch vụ du lịch có diện tích 7,72 ha; Mở rộng khu du lịch A Lá. Hình thành các khu du lịch sinh thái, khu du lịch cộng đồng bố trí chủ yếu tại khu vực A Co (ven hồ thuỷ điện A Lưới).

- Khu vực cây xanh công viên: Trung tâm thể dục thể thao, công viên văn hóa, cây xanh sinh thái; Trung tâm thể dục thể thao xây dựng tại xã A Ngo.

- Cụm tiểu thủ công nghiệp: xây dựng tại vị trí phía Nam khu vực quy hoạch.

- Các khu vực xây dựng nhà ở: Đất ở có diện tích khoảng 215,06 ha, bao gồm 4 đơn vị ở: bố trí khu ở 1 tại khu vực 1, diện tích 77,64 ha; khu ở 2 tại khu vực 2, diện tích 88,66 ha; khu ở 3 tại khu vực 3, diện tích 46,35 ha và khu ở 4 tại khu vực 4, diện tích 2,40 ha.

- Khu vực ở mới: hình thành các khu làng bản truyền thống với mật độ xây dựng thấp, các khu ở mới khuyến khích bố trí nhà ở xã hội tại các khu vực 2 và 4.

d) Quy định về không gian kiến trúc cảnh quan đô thị:

- Đất công trình công cộng:

+ Mật độ xây dựng: ≤ 40%;

+ Tầng cao: ≤ 03 tầng;

+ Chỉ giới xây dựng: ≥ 10,0 m.

- Đất thương mại, dịch vụ:

+ Mật độ xây dựng: ≤ 40%.

+ Tầng cao: ≤ 07 tầng.

+ Chỉ giới xây dựng: ≥ 10,0 m.

- Đất ở:

+ Mật độ xây dựng (làng bản truyền thống): ≤ 40%.

+ Mật độ xây dựng (xây dựng mới): ≤ 50%.

+ Mật độ xây dựng (cải tạo): ≤ 50%.

+ Tầng cao: ≤ 03 tầng (xây dựng mới, làng bản truyền thống xây dựng mới và xen ghép); ≤ 02 tầng (làng bản truyền thống).

+ Chỉ giới xây dựng: ≥ 4,0 m đến 6,0 m.

- Đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

+ Mật độ xây dựng gộp: ≤ 45%.

+ Tầng cao: ≤ 03 tầng.

+ Chỉ giới xây dựng: ≥ 10,0 m đến 15,0 m.

- Đất công viên cây xanh:

+ Mật độ xây dựng gộp: ≤ 5%.

+ Tầng cao: ≤ 01 tầng.

- Trục không gian chính:

+ Trục Bắc - Nam đường Hồ Chí Minh: là trục chính của thị trấn, kết nối các khu chức năng đô thị. Các tổ hợp công trình dịch vụ thương mại, các khu văn phòng… được bố trí thành từng cụm dọc phía Nam đường Hồ Chí Minh tạo bộ mặt đô thị hướng ra hồ thuỷ điện.

+ Trục Đông - Tây vuông góc với tuyến đường Hồ Chí Minh. Là trục dịch vụ thương mại, là trục trung tâm của thị trấn, kết nối các tuyến đường và kết nối không gian đô thị tạo thành một tổng thể liên hoàn.

- Không gian mở, điểm nhấn:

+ Không gian mở: bao gồm các dải cây xanh cảnh quan; các khu công viên và mặt nước dọc theo sông và hồ thuỷ điện.

+ Các điểm nhấn kiến trúc quan trọng: bố trí tổ hợp các công trình công cộng, dịch vụ có quy mô lớn tại các vị trí có ảnh hưởng trực tiếp đến diện mạo cảnh quan kiến trúc đô thị (giao lộ lớn, khu vực trung tâm, hướng mở của tầm nhìn…) tạo nhịp điệu cho đô thị.

6. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

a) Giao thông:

- Giao thông đối ngoại:

+ Đường Hồ Chí Minh có ký hiệu mặt cắt 1-1: lộ giới 36,0m (6,0m+10,5m+3,0m+10,5m+6,0m).

+ Quốc lộ 49A có ký hiệu mặt cắt 2-2: lộ giới 27,0m (5,0m+7,5m+2,0m+7,5m+5,0m).

- Giao thông đối nội:

+ Trục cảnh quan tạo điểm nhấn khu vực, có ký hiệu mặt cắt 3-3: lộ giới 30,0m (6,0m+7,5m+3,0m+7,5m+6,0m)

+ Đường liên khu vực: Tuyến chạy song song với đường Hồ Chí Minh, có ký hiệu mặt cắt 4-4: lộ giới 21,5m (5,0m+11,5m+5,0m).

+ Các đường khu vực hướng Đông Tây và Nam Bắc, có ký hiệu mặt cắt 5-5: lộ giới 16,5m (3,0m+10,5m+3,0m).

+ Đường quy hoạch có ký hiệu mặt cắt 6-6: lộ giới 17,5m (5,0m+7,50m+5,0m).

- Các công trình phục vụ giao thông:

+ Bến xe: Nâng cấp, cải tạo bến xe đối ngoại  hiện có tại A Ngo, quy mô khoảng 2,5 ha;

+ Bố trí các bãi đỗ xe tại các trung tâm công cộng của đơn vị ở. Chỉ tiêu đất dành cho giao thông tỉnh 3% quỹ đất xây dựng.

- Cầu qua sông: Các cầu và cống trong khu quy hoạch được xây dựng phù hợp với cấp hạng của từng tuyến đường.

b) Cao độ nền và thoát nước mặt:

- Cao độ nền từ +553,5m đến +582,09m, khu vực đồi núi san nền cục bộ theo địa hình hạn chế phá vỡ hiện trạng tự nhiên. Độ dốc khống chế san nền từ 0,4% thuận tiện cho thoát nước tự nhiên và giao thông trong khu vực.

- Thoát nước mặt: Xây dựng hệ thống thoát nước mặt hoàn chỉnh đảm bảo thoát nước mặt trên toàn lưu vực đô thị, thoát về phía sông và suối. Xây dựng hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh thoát về  phía hồ thuỷ điện A Lưới và phía sông suối, toàn bộ khu vực thiết kế được phân thành 05 lưu vực chính như sau:

+ Lưu vực 1: Khu vực phía Bắc suối Tà Rề, hệ thống thoát nước được đấu nối vào các cống băng đường Hồ Chí Minh thoát vào suối Tà Rề và hồ thủy điện A Lưới.

+ Lưu vực 2: Khu vực phía Nam suối suối Tà Rề, giáp với bến xe A Ngo và hồ thuỷ điện A Lưới nước được thoát vào hệ thống cống dọc các tuyến đường; Sau đó, thoát vào suối Tà Rề và hồ thủy điện A Lưới.

+ Lưu vực 3: Lưu vực tiếp giáp với khu vực 2 và giới hạn dãy núi phía Đông và lòng hồ thuỷ điện A Lưới, nước được thoát vào hệ thống cống dọc, đường khu vực theo hướng Đông Tây, sau đó đổ vào hồ thủy điện A Lưới.

+ Lưu vực 4: Lưu vực tại A Co nước được thoát vào hệ thống cống dọc, trục đường cảnh quan; Sau đó, đổ vào hồ thủy điện A Lưới.

+ Lưu vực 5: Lưu vực tại tiếp giáp với khu vực 4 và phía Nam giáp với lòng hồ thuỷ điện A Lưới, hệ thống thoát nước cống băng đường khu vực, sau đó đổ các hồ vào hồ thủy điện A Lưới.

- Các giải pháp kỹ thuật khác: Chống lũ quét, xói lở bờ sông, bờ hồ, kè bờ và bê tông hóa các tuyến kênh chính. Nạo vét các sông, suối thoát nước chính để tiêu thoát lũ nhanh.

c) Cấp nước:

- Tiêu chuẩn cấp nước:

+ Đợt đầu: 80 lít/người/ng.đ, số người được cấp ³ 80%.

+ Dài hạn: 100 lít/người/ng.đ, số người được cấp ³ 90%.

- Nguồn cấp nước: Sử dụng nhà máy nước A Lưới; giai đoạn 2020 nâng cấp thành 4.000m3/ngđ; giai đoạn 2030 nâng cấp thành 6.000m3/ngđ.

- Mạng lưới đường ống: Sử dụng mạng lưới phân phối là mạng vòng nhánh cụt, đảm bảo an toàn cấp nước và nước phòng cháy chữa cháy...

d) Cấp điện:

- Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt: 

+ Đợt đầu (đến năm 2020): 400kWh/người.năm; phụ tải 200W/người.

+ Dài hạn (đến năm 2030): 1000kWh/người.năm; phụ tải 330W/người.

- Chỉ tiêu cấp điện công trình công cộng: Tính bằng 30% phụ tải điện sinh hoạt.

- Nguồn cấp điện: được cấp từ trạm biến áp 110/22KV A Lưới, quy mô 2 máy lắp trước máy T1 công suất 25MVA.

- Lưới điện:

+ Lưới điện trung thế: Các trục chính được thiết kế mạch vòng vận hành hở cấp điện áp 22kV.

+ Lưới điện hạ thế: Dùng lưới điện ngầm ở các khu trung tâm, khu chức năng đô thị mới.

- Chiếu sáng công cộng: Dùng cáp ngầm thiết kế theo tiêu chuẩn.

đ) Thoát nước thải và vệ sinh môi trường đô thị:

- Thoát nước thải:

+ Tiêu chuẩn thoát nước thải lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước sạch, trong đó tỷ lệ thu gom là 85%, nước thải công nghiệp tính toán bằng 80% tiêu chuẩn cấp nước cho công nghiệp.

+ Sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng có cống bao tách nước thải đưa về các trạm xử lý nước thải tập trung. Nước thải từ các khu vệ sinh trong nhà ở, nhà công cộng,... phải được xử lý qua bể tự hoại xây dựng đúng quy cách trước khi xả vào hệ thống chung đô thị.

- Vệ sinh môi trường đô thị: Thu gom và xử lý chất thải rắn: Tiêu chuẩn chất thải rắn sinh hoạt là 0,9kg/ng.ngày, thu gom được 90%. Chất thải rắn thông thường được tổ chức thu gom và chuyển về chôn lấp tại bãi chôn lấp rác Hồng Thượng.

- Nghĩa trang: Tiêu chuẩn đất nghĩa trang: 0,06 ha/1.000 dân; nâng cấp mở rộng nghĩa trang thị trấn liên vùng và xây dựng nghĩa trang mới tại xã Phú Vinh, có quy mô khoảng 19,0 ha.

e) Thông tin liên lạc: Hệ thống truyền dẫn thiết kế mạch vòng, đi ngầm theo các tuyến giao thông, kết hợp cung cấp các dịch vụ truyền hình cáp, internet băng thông rộng...

7. Biện pháp bảo vệ môi trường:

a) Kiểm soát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong canh tác nông nghiệp của người dân. Kiểm soát và giảm nhẹ tác động do thay đổi mục đích sử dụng đất, do tác động của đô thị hóa. Bảo vệ đa dạng sinh học và các hệ sinh thái tự nhiên của khu vực.

b) Kiểm soát chặt chẽ phát triển, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường đất, nước và không khí trong việc phát triển công nghiệp. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và tuân thủ các giải pháp bảo vệ môi trường.

c) Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn do hoạt động giao thông, hoạt động xây dựng trong đô thị. Cải tạo không gian sống trong đô thị thông qua việc xây dựng hành lang xanh, các công viên nhằm cải thiện vi khí hậu của khu vực.

d) Kiểm soát phát triển các hoạt động du lịch sinh thái không làm vượt quá mức chịu tải môi trường. Bảo tồn cảnh quan, không gian sinh thái cây xanh, mặt nước, rừng và đa dạng sinh học nhằm tạo vùng đệm môi trường cho khu vực đô thị.

8. Các dự án ưu tiên đầu tư:

a) Nâng cấp khu vực trung tâm hành chính - chính trị của huyện; Xây dựng trường chính trị, trường dạy nghề.

b) Đẩy nhanh các dự án hiện đang đầu tư: các công trình văn hóa; xây dựng khu trung tâm thể dục thể thao; các công trình thuộc dự án kiên cố hóa trường học.

c) Điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch A Co.

d) Quy hoạch chi tiết khu công viên văn hóa lịch sử bia đường Hồ Chí Minh.

đ) Nâng cấp các tuyến giao thông nội thị, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống điện...

e) Triển khai đầu tư xây dựng thêm các tuyến giao thông chính của khu vực mở rộng; xây dựng các đường nội bộ mới.

Điều 2. Trên cơ sở đồ án điều chỉnh quy hoạch chung được phê duyệt, Ủy ban nhân dân huyện A Lưới có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

1. Tổ chức công bố và quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch chung đô thị A Lưới mở rộng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 theo đúng quy định.

2. Triển khai lập các quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư phát triển theo đúng quy hoạch chung được phê duyệt và các quy định khác có liên quan.

3. Chỉ đạo Ban Đầu tư và Xây dựng huyện A Lưới nhận hồ sơ bản vẽ quy hoạch đã được ký duyệt tại Sở Xây dựng và chuyển giao cho các đơn vị chức năng thực hiện công tác quản lý, bao gồm các đơn vị: UBND huyện A Lưới, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư (UBND tỉnh sẽ giao trả toàn bộ hồ sơ bản vẽ quy hoạch cho Sở Xây dựng trước ngày 05/12/2013).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Y Tế, Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND huyện A Lưới; Giám đốc Ban Đầu tư và Xây dựng huyện A Lưới và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cao