Quyết định 2446/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Kế hoạch củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông Dân tộc Nội trú - tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015
Số hiệu: 2446/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Vương Văn Việt
Ngày ban hành: 02/08/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Dân tộc, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2446/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 02 tháng 08 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ - TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2011-2015

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông Dân tộc Nội trú giai đoạn 2011-2015;

Căn cứ Quyết định số 179/QĐ-BGD&ĐT ngày 21/9/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2011; Hướng dn số 2182/BGD&ĐT-GĐT ngày 12/4/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vviệc thực hiện đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông Dân tộc Nội trú giai đoạn 2011-2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1189/TT-SGD-ĐT ngày 09/7/2012 về việc đề nghị phê duyệt kế hoạch củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông Dân tộc Nội trú - tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015, với những nội dung chính sau:

1. Mục tiêu chung

Củng cố, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng trường trung học đạt chuẩn quốc gia và đảm bảo các điều kiện giáo dục đặc thù; nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo, phấn đấu trường phổ thông dân tộc nội trú trở thành trường hàng đầu về chất lượng giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số; thực hiện tốt nhiệm vụ tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các dân tộc thiểu số, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của miền núi, vùng dân tộc thiểu số trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Củng cố và phát triển mạng lưới, quy mô các trường phổ thông dân tộc nội trú ở miền núi, vùng dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đến năm 2015, cả tỉnh có 13 trường phổ thông dân tộc nội trú (THPT: 02; THCS: 11) với khoảng 3.840 học sinh (THPT: 1.080 HS; THCS: 2760 HS), đạt 7% học sinh dân tộc thiểu số cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông trong toàn khu vực được học trong trường phổ thông dân tộc nội trú.

2.2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng trường trung học đạt chuẩn quốc gia và đảm bảo các điều kiện để nuôi dạy học sinh nội trú. Phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 100% số trường phổ thông dân tộc nội trú đạt chuẩn quốc gia.

2.3. Nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục và quản lý tại các trường phổ thông dân tộc nội trú.

2.4. Tăng cường các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục và công tác quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

3. Nhiệm vụ và giải pháp

3.1. Nhiệm vụ

3.1.1. Củng cố và phát triển mạng lưới, quy mô các trường phổ thông dân tộc nội trú:

- Mở rộng quy mô các trường DTNT để đạt tỷ lệ 7% (hiện tại cấp THCS toàn tỉnh đạt bình quân 6,7%; THPT đạt 2,8%)

- Xây dựng trường THPT DTNT số 2 tại đô thị Ngọc Lặc.

3.1.2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng trường trung học đạt chuẩn quốc gia:

- Đầu tư hoàn thiện CSVC, thiết bị cho trường THPT DTNT tỉnh tại TP. Thanh Hóa và 11 trường THCS DTNT để đạt các tiêu chí chuẩn trường chuẩn quốc gia:

+ Cải tạo KTX học sinh: 153 phòng (07 trường)

+ Cải tạo phòng học: 32 phòng (04 trường)

+ Xây dựng mới Nhà học bộ môn: 24 phòng (02 trường)

+ Xây dựng Nhà Hiệu bộ (khu hành chính quản trị) cho 06 trường (18 phòng/ trường): 108 phòng.

+ Phòng công vụ cho giáo viên: 30 phòng (03 trường)

+ Xây dựng Nhà ăn cho các trường còn thiếu: 200 m2 (01 trường)

+ Xây dựng Nhà truyền thống dân tộc: 04 trường

+ Xây dựng bổ sung đồng bộ các công trình nước sạch, vệ sinh công cộng phù hợp với quy mô, công suất sử dụng: 07 trường, vệ sinh công cộng: 01 trường.

+ Xây dựng đường giao thông nội bộ kết hợp với hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải, cây xanh để đảm bảo vệ sinh môi trường.

+ Xây dựng khu thể thao đa năng: 09 trường.

- Đầu tư xây dựng mới trường THPT DTNT số 2 tại Đô thị Ngọc Lặc.

3.1.3. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên:

- Bố trí đủ giáo viên, đồng bộ về cơ cấu, loại hình, trình độ đào tạo.

- Bồi dưỡng cho CBQL, giáo viên các trường DTNT về đổi mới công tác quản lý giáo dục, đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục học sinh dân tộc; về tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; về tổ chức nội trú; về giáo dục văn hóa dân tộc và kiến thức địa phương.

- Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về tiếng dân tộc thiểu số phục vụ cho giao tiếp và quản lý giáo dục.

- Tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề và dạy nghề truyền thống.

- Phát triển đội ngũ giáo viên là người miền núi, ổn định lâu dài, đảm bảo thực hiện được mục tiêu có ít nhất 70% trong tổng số đội ngũ giáo viên tại các trường DTNT.

- Thực hiện quy hoạch cán bộ quản lý giáo viên các trường theo giai đoạn 5 năm. Bồi dưỡng, đào tạo nguồn cán bộ quản lý về nghiệp vụ quản lý giáo dục, lý luận chính trị trước khi bổ nhiệm.

- Hỗ trợ kinh phí cho cán bộ giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

3.1.4. Tăng cường các điều kiện htrợ hoạt động giáo dục và công tác quản lý

- Trang bị một số phương tiện, thiết bị, tài liệu hỗ trợ công tác quản lý: Máy tính, thiết bị thông tin, tuyên truyền; thiết bị phục vụ giảng dạy: Thiết bị dạy học, thí nghiệm phục vụ đổi mới giảng dạy, máy chiếu...; Phần mềm quản lý học sinh; Các thiết bị bảo quản thực phẩm...

- Tổ chức bi dưỡng, cập nhật kiến thức về công tác nhà nước về GD&ĐT, quản lý trường học.

- Tổ chức tham quan học tập các mô hình quản lý ở một số trường DTNT tiêu biểu trong nước.

3.2. Giải pháp

3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cộng đng về chức năng, nhiệm vụ của trường DTNT trong việc tạo nguồn đào tạo cán bộ và tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số trong thời kỳ đổi mới của đất nước.

3.2.2. Triển khai quy hoạch hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, rà soát quy mô, các điều kiện đảm bảo (quỹ đất, giáo viên, hệ thống các công trình hạ tầng) và nhu cầu tạo nguồn nhân lực của địa phương.

3.2.3. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các trường phổ thông dân tộc nội trú theo kế hoạch, mục tiêu, chương trình giáo dục của các cấp học phổ thông tương ứng, bổ sung kiến thức về lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số và địa phương. Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm học sinh dân tộc thiểu số song song với việc tổ chức tốt các hoạt động giáo dục toàn diện.

3.2.4. Xây dựng đội ngũ giáo viên:

- Đảm bảo số lượng, cơ cấu, chất lượng đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện.

- Bi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú về các chuyên đề giáo dục đặc thù; bổ sung các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục và công tác quản lý nhà trường.

3.2.5. Tăng cường đầu tư ngân sách của Nhà nước, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất của hệ thống trường phổ thông dân tộc ni trú nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

4. Phân kỳ thực hiện kế hoạch và kinh phí

4.1. Phân kỳ thực hiện kế hoạch

4.1.1. Giai đoạn 1: Từ năm 2012 đến 2013

- Tập trung các nguồn lực của Trung ương và địa phương để hoàn thiện cơ bản các hạng mục công trình đầu tư xây dựng bổ sung cho 12 trường DTNT theo quy mô điu chỉnh phù hợp với Quyết định 3456/2011/QĐ-UBND về quy hoạch phát triển giáo dục tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; xây dựng đủ các hạng mục còn thiếu để nâng cao tỷ lệ trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

- Hoàn thiện các thủ tục, điều kiện xây dựng mới trường THPT DTNT tỉnh số 2 tại Ngọc Lặc.

- Bồi dưỡng, tập huấn về các nội dung giáo dục đặc thù cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú theo kế hoạch.

4.1.2. Giai đoạn 2: Từ năm 2014 đến 2015

- Hoàn thành việc xây dựng mới trường THPT DTNT tỉnh số 2.

- Tập trung để 12 trường DTNT đủ các tiêu chuẩn công nhận đạt CQG.

- Bồi dưỡng, tập huấn về các nội dung giáo dục đặc thù cho cán bộ quản lý, giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú theo kế hoạch.

4.2. Tổng kinh phí: 291.009 triệu đồng

4.2.1. Đầu tư xây dựng bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng trường trung học đạt chuẩn quốc gia; xây dựng mới trường THPT DTNT số 2:

Kinh phí: 285.959 triệu đồng.

4.2.2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên: hàng năm bồi dưỡng cho 250 cán bộ quản lý, giáo viên các trường DTNT:

Kinh phí: 2.500 triệu đồng.

4.2.3. Tăng cường các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục và công tác quản lý:

Bao gồm:

- Trang bị một số phương tiện, thiết bị, tài liệu hỗ trợ công tác quản lý:

13 trường x 150.000.000 đồng = 1.950.000.000 đồng.

- Triển khai hội nghị, hội thảo, tham quan học tập các mô hình quản lý ở một số trường DTNT tiêu biểu trong nước: 600.000.000 đồng.

Kinh phí: 2.550 triệu đồng.

(Kèm theo: Phụ lục số 1 - Danh mục đầu tư; Phụ lục số 2 - Khái toán kinh phí)

4.3. Nguồn vốn:

4.3.1. Vốn Dự án 3: Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng có nhiều khó khăn; Hỗ trợ cơ sở vật chất trường chuyên, trường sư phạm (Chương trình MTQG GD&ĐT): 65 tỷ đồng/năm x 04 năm = 260 tỷ đồng.

4.3.2. Vốn ngân sách: 05 tỷ đồng/năm x 04 năm = 20 tỷ đng

4.3.3. Vốn huy động từ các chương trình khác (NQ30a; NQ37; NQ39...): 5 tỷ đồng/năm x 04 năm = 20 tỷ đồng.

5. Phân công trách nhiệm:

5.1. Các cơ quan cấp tỉnh

5.1.1. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Là cơ quan thường trực xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch.

- Chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện trong việc thực hiện các quy định về quản lý các trường DTNT theo quy định tại Thông tư 47/2011/TTLB-BGDĐT-BNV của Liên bộ: Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các địa phương cụ thể hóa kế hoạch thực hiện chi tiết để chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục, cơ chế bảo đảm các vấn đề liên quan đến triển khai thực hiện kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh về sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT cho thực hiện kế hoạch.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc thực hiện kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát, bổ sung thực hiện các chính sách, chế độ phù hợp đối với giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú.

- Chủ trì việc tổng hợp kế hoạch thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai thực hiện hàng năm, định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh.

5.1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho UBND tỉnh về giao bổ sung vốn từ nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh cho thực hiện kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan huy động nguồn lực, phân bổ vốn đầu tư từ CTMTQG, ngân sách tỉnh và các nguồn huy động khác từng năm.

5.1.3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, cơ quan liên quan bố trí ngân sách đảm bảo kinh phí thực hiện kế hoạch; kiểm tra, thanh tra tài chính theo các quy định hiện hành của Luật Ngân sách.

5.1.4. Ban Dân tộc

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, ngành liên quan, các địa phương tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho đng bào các dân tộc về nhiệm vụ tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, tính chất chuyên biệt của trường phổ thông dân tộc nội trú; đôn đốc các địa phương trong công tác quy hoạch, quản lý, đào tạo, bố trí sử dụng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, cán bộ người dân tộc thiểu số.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch trong phạm vi toàn tỉnh.

5.1.5. Các cơ quan văn hóa, thông tin, truyền thông (Báo Thanh Hóa, Đài phát thanh truyền hình; Sở Văn hóa Thể thao - Du lịch): Xây dựng các chương trình tuyên truyền, phổ biến theo chức năng chuyên môn.

5.2. Ủy ban nhân dân các huyện

5.2.1. Phối hợp với Sở GD&ĐT trên cơ sở Quyết định 3456/2011/QĐ-UBND để rà soát, quy hoạch, quy mô, các điều kiện đảm bảo của trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn; hoàn thiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương; căn cứ vào nhu cầu nguồn nhân lực để xây dựng kế hoạch đào tạo, sử dụng học sinh dân tộc; Phối hợp với sở GD&ĐT thực hiện Quyết định số 1268/QĐ-UBND ngày 03/5/2012 về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND tỉnh, phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

5.2.2. Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá định kỳ theo quý, 06 tháng và hàng năm để theo dõi kịp thời tiến độ và những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch.

5.3. Trách nhiệm của các nhà trường

5.3.1. Tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh của nhà trường về các chủ trương của Nhà nước, tỉnh đối với giáo dục dân tộc và các trường DTNT.

5.3.2. Tổ chức cho cán bộ, giáo viên thực hiện hướng dẫn của tỉnh, huyện và các ngành liên quan trong quá trình triển khai kế hoạch.

5.3.3. Tổ chức, phân công CB,GV tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do ngành tổ chức.

5.3.4. Tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn và phụ huynh học sinh, đặc biệt là các chính sách liên quan các trường DTNT.

5.3.5. Tổ chức tiếp nhận, bảo quản, sử dụng các công trình xây dựng, trang thiết bị nâng cao hiệu quả trong quá trình khai thác.

5.3.6. Tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện thực sự hiệu quả.

Điều 2. Căn cứ mục tiêu, nhiêm vụ và các giải pháp phê duyệt tại Quyết định này, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có trường phổ thông dân tộc nội trú chủ động phối hợp để tổ chức thực hiện Kế hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở, ngành: Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ; Chủ tịch UBND các huyện miền núi và Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vương Văn Việt

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC ĐẦU TƯ CÁC TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ GIAI ĐOẠN 2011-2015
(K
èm theo Quyết định số 2446/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Tên trường

Danh mục đầu tư b sung

Ghi chú

1

Trường THPT DTNT số 1 (Trường hiện nay tại TPTH)

- Xây dựng mới Nhà học - Bộ môn

- Xây dựng nhà văn hóa truyền thống dân tộc

Đã đạt chuẩn quốc gia, nhưng hiện nay có nhiều hạng mục đã xuống cấp và chưa đáp ứng công năng sử dụng

2

Trường THPT DTNT số 2 (Thị trấn Ngc Lặc)

- Xây dựng mới hoàn chỉnh theo chuẩn quốc gia

 

3

Trường DTNT huyện Mường Lát

- Xây dựng mới nhà học bộ môn

- Xây dựng mới nhà hiệu bộ

- Xây dựng mới nhà đa năng

- Xây dựng nhà văn hóa truyền thống dân tộc

- Xây dựng mới nhà công vụ giáo viên

- Công trình nước sạch

- Công trình vệ sinh dùng chung cho học sinh

Chưa đạt chuẩn quốc gia

4

Trường DTNT huyện Quan Hóa

- Cải tạo nhà ở học sinh

- Cải tạo phòng học

- Xây dựng nhà văn hóa truyền thống dân tộc

- Xây dựng mới nhà công vụ giáo viên

Đã đạt chuẩn quốc gia, nhưng hiện nay có nhiều hạng mục đã xuống cấp và chưa đáp ứng công năng sử dụng; còn một số hạng mục chưa được đầu tư xây dựng

5

Trường DTNT huyện Quan Sơn

- Cải tạo nhà ở học sinh

- Xây dựng mới nhà công vụ giáo viên

- Xây dựng mới nhà đa năng

- Công trình nước sạch

Chưa đạt chuẩn quốc gia

6

Trường DTNT huyện Bá Thước

- Cải tạo nhà ở học sinh

- Cải tạo phòng học

- Xây dựng mới nhà đa năng

- Công trình nước sch

Đã đạt chuẩn quốc gia, nhưng hiện nay có nhiều hạng mục đã xuống cấp và chưa đáp ứng công năng sử dụng; còn một số hạng mục chưa được đầu tư xây dựng

7

Trường DTNT huyện Lang Chánh

- Xây dựng mới nhà đa năng

- Công trình nước sạch

Đã đạt chuẩn quốc gia, nhưng hiện nay còn một số hạng mục chưa được đu tư xây dựng

8

Trường DTNT huyện Ngọc Lặc

- Xây dựng mới nhà hiệu bộ

- Xây dựng mới nhà ăn học sinh

- Xây dựng mới nhà đa năng

- Công trình nước sạch

Đã đạt chuẩn quốc gia, nhưng hiện nay còn một số hạng mục chưa được đầu tư xây dựng

9

Trường DTNT huyện Cẩm Thủy

- Cải tạo nhà ở học sinh

- Xây dựng mới nhà hiệu bộ

- Xây dựng mới nhà đa năng

- Công trình nước sạch

Đã đạt chuẩn quốc gia, nhưng hiện nay có nhiều hạng mục đã xuống cấp và chưa đáp ứng công năng sử dụng; còn một số hạng mục chưa được đầu tư xây dựng

10

Trường DTNT huyện Thạch Thành

- Cải tạo nhà ở học sinh

- Xây dựng mới nhà hiệu bộ

- Xây dựng mới nhà đa năng

- Công trình nước sạch

Đã đạt chuẩn quốc gia, nhưng hiện nay có nhiều hạng mục đã xuống cấp và chưa đáp ứng công năng sử dụng; còn một số hạng mục chưa được đầu tư xây dựng

11

Trường DTNT huyện Như Xuân

- Cải tạo nhà ở học sinh

- Cải tạo phòng học

- Xây dựng mới nhà đa năng

Đã đạt chuẩn quốc gia, nhưng hiện nay có nhiều hạng mục đã xuống cấp và chưa đáp ứng công năng sử dụng; còn một số hạng mục chưa được đầu tư xây dựng

12

Trường DTNT huyện Thường Xuân

- Cải tạo nhà ở học sinh

- Cải tạo phòng học

- Xây dựng mới nhà hiệu bộ

- Xây dựng mới nhà đa năng

Chưa đạt chuẩn quốc gia

13

Trường DTNT huyện Như Thanh

- Xây dựng mới nhà hiệu bộ

- Xây dựng nhà văn hóa truyền thống dân tộc

- Xây dựng mới nhà đa năng

Đã đạt chuẩn quốc gia, nhưng hiện nay còn một số hạng mục chưa được đầu tư xây dựng

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Quyết định số 244
6/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Hạng mục xây dựng, cải tạo

Đơn vị tính

Số lượng

DT phòng

DT quy đổi

Đơn giá (tr.đ/m2)

Thành tiền (tr.đ)

I

Cải tạo, xây dựng bổ sung cho 11 trường DTNT huyện, DTNT tỉnh số 1

 

 

 

 

 

146.499

1

Cải tạo phòng học

Phòng

32

48

54

3

5.184

2

Cải tạo phòng ở học sinh

Phòng

153

32

48

3

22.032

3

Xây dựng nhà học bộ môn

Phòng

24

81

122

5

14.580

4

Xây dựng nhà hiệu bộ

Phòng

108

32

48

5

25.920

5

Xây dựng nhà công vụ

Phòng

30

32

48

5

7.200

6

Xây dựng nhà ăn

m2

200

200

260

5

1.300

7

Nhà truyền thống văn hóa dân tộc

Nhà

4

120

180

5

3.600

8

Xây dựng bổ sung các công trình nước sạch

Cg. trình

7

 

 

500

3.500

9

Xây dựng bổ sung công trình WC

Cg. trình

1

 

 

1.000

1.000

10

Xây dựng khu thể thao đa năng

Cg. trình

9

 

 

5.687

51.183

11

Bổ sung trang thiết bị

Trường

11

 

 

1.000

11.000

II

Xây dựng mới trường THPT DTNT tnh s 2

 

 

 

 

 

139.460

III

Nâng cao năng lực, BD

 

 

 

 

 

2.500

IV

Tăng cường các điều kiện hỗ trợ công tác quản lý

 

 

 

 

 

2.550

 

Tổng kinh phí

 

 

 

 

 

291.009