Quyết định 1268/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Cà Mau đến năm 2020”
Số hiệu: 1268/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau Người ký: Lê Dũng
Ngày ban hành: 31/08/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1268/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 31 tháng 08 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;

Căn cứ Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường quốc gia đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 163/2008/QĐ-TTg ngày 11/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 345/TTr-STNMT ngày 25/8/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Cà Mau đến năm 2020” với những nội dung sau:

1. Tên quy hoạch: Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Cà Mau đến năm 2020.

2. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn toàn tỉnh Cà Mau.

3. Mục tiêu:

- Hoàn thiện cơ bản mạng lưới quan trắc môi trường của tỉnh, hội nhập mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia.

- Đánh giá, rà soát và quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Cà Mau đến năm 2020 với các vị trí, tần suất, thông số quan trắc và các thành phần môi trường phù hợp với đặc trưng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Xây dựng hệ thống công cụ quản lý trong công tác theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, dưới tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Xây dựng một số trạm quan trắc môi trường di động và cố định.

4. Quy hoạch mạng lưới, chương trình quan trắc

4.1. Quan trắc môi trường đất:

a) Vị trí quan trắc:

- Giai đoạn 2015-2017: 33 vị trí.

- Giai đoạn 2018-2020: 33 vị trí.

(Chi tiết vị trí quan trắc chất lượng môi trường đất trên địa bàn tỉnh xem phụ lục 1 đính kèm).

b) Tần suất quan trắc: 1 lần/năm.

c) Thông số quan trắc:

STT

Loại đất

Thông số quan trắc

1

Đất chuyên trồng lúa

pHKCl, độ ẩm, Cl-, Ca2+, Mg2+, CEC, N dễ tiêu, K dễ tiêu, K2O tổng, N tổng, tổng chất hữu cơ, TBVTV họ Lân (Diazinon, Dimethoate, Triclorfon, Paration Ethyl).

2

Đất trồng rau màu

3

Đất trồng cây hàng năm (mía)

pHKCl, độ ẩm, CEC, BS, Cl-, SO42-, Ca2+, Mg2+.

4

Đất trồng kết hợp (lúa - tôm), khu vực NTTS

pHKCl, EC, K2O tổng, tổng vi sinh vật, Vi khuẩn Vibrio.

5

Đất K/CCN, nhà máy sản xuất ngoài khu công nghiệp

pHKCl, Cl-, N tổng, As, Cd, Cu, Pb, Zn.

6

Đất bãi rác

pHKCl, SO42-, Cl-, N tổng, As, Cd, Cu, Pb, Zn, tổng vi sinh vật, tổng chất hữu cơ.

7

Đất tại Vườn Quốc gia

pHKCl, độ ẩm, EC, CEC, Cl-, SO42-, Ca2+, Mg2+, N tổng, P2O5 tổng, tổng chất hữu cơ, dung trọng trong đất than bùn.

8

Đất tại Đầm Thị Tường

pHKCl, độ ẩm, EC, CEC, Cl-, SO42-, Ca2+, Mg2+, N tổng, P2O5 tổng, tổng chất hữu cơ.

9

Đất tại khu neo đậu tàu thuyền

pHKCl, Cl-, SO42-; Ca2+, Mg2+.

4.2. Quan trắc môi trường nước mặt, thủy sinh:

a) Vị trí quan trắc:

- Giai đoạn 2015-2017: 51 vị trí.

- Giai đoạn 2018-2020: 52 vị trí (bổ sung thêm 01 vị trí mới).

(Chi tiết vị trí quan trắc chất lượng môi trường nước mặt, thủy sinh trên địa bàn tỉnh xem phụ lục 2 đính kèm).

b) Tần suất quan trắc: 4 lần/năm.

c) Thông số quan trắc:

- Nước mặt:

STT

Loại

Thông số quan trắc

1

Nước mặt chảy qua khu vực đô thị, KDC đông đúc, chợ trung tâm, du lịch.

pH, nhiệt độ, độ đục, DO, TSS, COD, BOD5, N-NH4+, P-PO43-, Fe, Coliform, tổng dầu mỡ.

2

Nước mặt tại những K/CCN, nhà máy sản xuất ngoài K/CCN và trạm tiếp đất.

pH, nhiệt độ, độ đục, DO, TSS, COD, BOD5, N-NH4+, P-PO43-, Fe, As, Hg, Coliform, tổng dầu mỡ.

3

Nước mặt tại những khu vực tập trung nuôi trồng, CBTS.

pH, nhiệt độ, độ đục, Cl-, DO, TSS, COD, BOD5, N-NH4+, P-PO43-, SO42-, Fe, Coliform, tổng dầu mỡ.

4

Nước mặt ảnh hưởng của hoạt động nông nghiệp.

pH, nhiệt độ, độ đục, DO, TSS, COD, BOD5, N-NH4+, P-PO43-, Fe, As, Hg, Coliform, TBVTV Photpho hữu cơ (Paration, Malation).

5

Nước mặt tại VQG, Đầm Thị Tường.

pH, nhiệt độ, độ đục, DO, TSS, COD, BOD5, N-NH4+, P-PO43-, Coliform.

6

Nước mặt gần khu vực bãi rác.

pH, nhiệt độ, độ đục, DO, TSS, COD, BOD5, N-NH4+, P-PO43-, Fe, As, Hg, Cu, Coliform, tổng dầu mỡ.

- Thủy sinh:

+ Thực vật nổi (định tính và định lượng);

+ Động vật nổi (định tính và định lượng);

+ Động vật đáy (định tính và định lượng).

4.3. Quan trắc môi trường nước mưa:

a) Vị trí quan trắc:

- Giai đoạn 2015-2017: 15 vị trí.

- Giai đoạn 2018-2020: 16 vị trí (bổ sung thêm 01 vị trí mới).

(Chi tiết vị trí quan trắc chất lượng môi trường nước mưa trên địa bàn tỉnh xem phụ lục 3 đính kèm).

b) Tần suất quan trắc: 2 lần/năm (đầu và cuối mùa mưa).

c) Thông số quan trắc: pH, EC, Na+, K+, Ca2+, Mg2+, NH4+, Cl-, NO3-, S042-.

4.4. Quan trắc môi trường nước ngầm:

a) Vị trí quan trắc:

- Giai đoạn 2015-2017: 38 vị trí.

- Giai đoạn 2018-2020: 38 vị trí.

(Chi tiết vị trí quan trắc chất lượng môi trường nước ngầm trên địa bàn tỉnh xem phụ lục 4 đính kèm).

b) Tần suất quan trắc: 4 lần/năm.

c) Thông số quan trắc:

STT

Loại

Thông số quan trắc

1

Khu dân cư, đô thị, khu du lịch

pH, độ cứng, chất rắn tổng số, COD, N-NH4+, N-NO2-, Fe, As, Coliform, E.Coli.

2

K/CCN, các nhà máy sản xuất ngoài K/CCN

pH, độ cứng, chất rắn tổng số, COD, N-NH4+, Cl-, N-NO2-, SO42-, Fe, As, Pb, Hg, Coliform, E.Coli.

3

Khu vực nghĩa trang

pH, độ cứng, chất rắn tổng số, COD, N-NH4+, N-NO2-, SO42-, Fe, As, Coliform, E.Coli.

4

Khu vực bãi rác

pH, độ cứng, chất rắn tổng số, COD, N-NH4+, Cl-, N-NO2-, SO42-, Fe, As, Pb, Hg, Coliform, E.Coli.

5

Khu vực bị nhiễm mặn

pH, độ cứng, chất rắn tổng số, Cl-, N-NO2-, SO42-, Coliform, E.Coli.

6

Khu vực bị nhiễm phèn

pH, độ cứng, chất rắn tổng số, Cl-, Fe, As, N-NO2-, SO42-, Coliform,

4.5. Quan trắc môi trường nước biển ven bờ:

a)  Vị trí quan trắc:

- Giai đoạn 2015-2017: 11 vị trí.

- Giai đoạn 2018-2020: 11 vị trí.

(Chi tiết vị trí quan trắc chất lượng môi trường nước biển ven bờ trên địa bàn tỉnh xem phụ lục 5 đính kèm).

b) Tần suất quan trắc: 4 lần/năm.

c) Thông số quan trắc: Nhiệt độ, pH, Sal, TSS, DO, COD, N-NH4+, S2-, Fe, Mn, Cu, Pb, Zn, Cd, As, Hg, Coliform, váng dầu mỡ.

4.6. Quan trắc môi trường không khí:

a) Vị trí quan trắc:

- Giai đoạn 2015-2017: 33 vị trí.

- Giai đoạn 2018-2020: 42 vị trí (trong đó: bổ sung thêm 09 vị trí mới, chuyển 02 vị trí cũ của giai đoạn 2015 - 2017 sang vị trí mới).

(Chi tiết vị trí quan trắc chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh xem phụ lục 6 đính kèm).

b) Tần suất quan trắc: 4 lần/năm.

c) Thông số quan trắc:

STT

Loai hình

Thông số quan trắc

1

Khu vực có mật độ giao thông cao, KDC, đô thị, khu du lịch

Nhiệt độ, hướng gió, tốc độ gió, bức xạ nhiệt, áp suất, độ ẩm, CO, SO2, NO2, NOx, O3, TSP, PM10, THC, Pb, độ ồn.

2

Khu vực lò đốt chất thải bệnh viện

Nhiệt độ, hướng gió, tốc độ gió, bức xạ nhiệt, áp suất, độ ẩm, CO, SO2, NO2, NOx, O3, TSP, PM10, THC, Pb, Dioxin, Furan, độ ồn.

3

Khu vực K/CCN, các nhà máy ngoài K/CCN, làng nghề, CBTS

Nhiệt độ, hướng gió, tốc độ gió, bức xạ nhiệt, áp suất, độ ẩm, CO, SO2, NO2, NOx, O3, TSP, PM10, THC, độ ồn. Riêng với KCN Hòa Trung bổ sung thêm thông số NH3, H2S và CH3SH (Methyl mercaptan).

4

Khu vực bãi rác

Nhiệt độ, hướng gió, tốc độ gió, bức xạ nhiệt, áp suất, độ ẩm, CO, SO2, NO2, NOx, O3, TSP, PM10, THC, NH3, H2S.

5

Khu vực VQG, khu du lịch

Nhiệt độ, hướng gió, tốc độ gió, bức xạ nhiệt, áp suất, độ ẩm, CO, SO2, NO2, NOx, O3, TSP,

4.7. Trạm quan trắc tự động:

- Giai đoạn 2015-2017: Lắp đặt 08 trạm quan trắc nước mặt và 01 trạm quan trắc không khí cố định.

- Giai đoạn 2018-2020: Lắp đặt 03 trạm quan trắc nước mặt và 01 trạm quan trắc không khí di động.

5. Giải pháp thực hiện

a) Nguồn nhân lực:

- Nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức nhằm đảm bảo đáp ứng được nhu cầu công việc và tăng cường đầu tư trang thiết bị, máy móc đảm bảo công tác quan trắc thực hiện nhiệm vụ quan trắc, giám sát môi trường trong tương lai.

- Nguồn nhân lực, vật lực bổ sung cho thực hiện nhiệm vụ mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh đến năm 2020, thực hiện theo những quy định hiện hành tại mỗi giai đoạn của quy hoạch này.

- Tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn về công tác quan trắc môi trường; các nội dung cần đào tạo: Kỹ năng lấy mẫu và phân tích mẫu, an toàn lao động, quản lý, phân tích dữ liệu, cập nhật và truy suất thông tin.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, phát triển, ứng dụng các công nghệ tiên tiến và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực.

- Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quan trắc tài nguyên và môi trường.

b) Nguồn vốn: Sử dụng nguồn vốn sự nghiệp môi trường hàng năm của tỉnh. Ngoài ra, huy động thêm các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác.

6. Tổ chức thực hiện

a) Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ của Quy hoạch này; theo dõi diễn biến chất lượng môi trường của tỉnh để kịp thời đề xuất UBND tỉnh các giải pháp tổ chức thực hiện, ngăn ngừa ô nhiễm, đảm bảo chất lượng môi trường của tỉnh đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam.

- Cung cấp thông tin, số liệu quan trắc môi trường cho các đơn vị có nhu cầu, đồng thời công khai hóa các thông tin, số liệu phục vụ nâng cao dân trí, giáo dục, truyền thông, ngoại trừ các thông tin, số liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước.

- Có trách nhiệm quản lý các trạm quan trắc môi trường tự động đã đầu tư.

- Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:

Căn cứ vào các nội dung của Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường của tỉnh đã được phê duyệt, trên cơ sở đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường hằng năm cân đối, bố trí vốn để thực hiện Quy hoạch.

c) Các sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố Cà Mau:

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện một số vấn đề có liên quan trong quá trình thực hiện các nội dung của Quy hoạch này.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND huyện, thành phố Cà Mau và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- TT.Tỉnh ủy;
- TT.HĐND tỉnh;
- TT.UBND tỉnh;
- TT.UBMTTQVN tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh (Quân);
- Trung tâm CB-TH;
- Cổng TT-ĐT tỉnh;
- Phòng NN-NĐ (Nguyên, 02/8);
- Lưu: VT. Tr 87/8.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Dũng

 

PHỤ LỤC 1

VỊ TRÍ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Quyết định số 1268/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)

STT

Ký hiệu mẫu

Vị trí quan trắc

Cơ sở lựa chọn

Giai đoạn 1 (2015-2017)

Giai đoạn 2 (2018-2020)

I. Đất bị ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp

Đất chuyên trồng lúa

1

Đ-08

Ấp 1, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình

Đánh giá tác động của việc sử dụng TBVTV và phân bón tại khu vực trồng lúa lên môi trường đất của khu vực.

X

X

2

Đ-10

Ấp 4, xã Khánh Lâm, huyện U Minh

Đánh giá tác động của việc sử dụng TBVTV và phân bón tại khu vực trồng lúa lên môi trường đất của khu vực.

X

X

3

Đ-45

Ấp 10A, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời

Đánh giá tác động của việc sử dụng TBVTV và phân bón tại khu vực trồng lúa lên môi trường đất của khu vực.

X

X

Đất trồng rau màu

4

Đ-07

Ấp 1, xã Thới Bình, huyện Thới Bình

Đất trồng rau màu được trồng trên lộ, mẫu đất này nhằm đánh giá ảnh hưởng của TBVTV trong quá trình trồng hoa màu lên môi trường đất.

X

X

5

Đ-17

Ấp Dòn Dông, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời

X

X

Đất trồng kết hợp (lúa - tôm)

6

Đ-39

Khu vực giáp sông Lung Gianh, ấp 1, xã Khánh Hội, huyện U Minh

Vị trí lấy mẫu đánh giá sự xâm nhập mặn đến môi trường đất của sản xuất nông nghiệp (trồng lúa-tôm).

X

X

Đất trồng cây hàng năm

7

Đ-09

Ấp 9, xã Trí Lực, huyện Thới Bình

Đánh giá tác động của khu vực đất trồng mía.

X

X

Đất tại khu vực NTTS

8

Đ-03

Xã Tân Hưng, huyện Cái Nước

Ảnh hưởng của hoạt động nuôi tôm công nghiệp đến môi trường đất.

X

X

9

Đ-13

Ấp 2, xã Khánh Lâm, huyện U Minh

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nuôi cá đến môi trường đất. Khu vực này nuôi cá bống tượng quanh năm và đã có từ lâu (hơn 10 năm).

X

X

10

Đ-18

Ấp 10A, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nuôi cá tập trung đến môi trường đất.

X

X

11

Đ-25

Ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nuôi tôm công nghiệp đến môi trường đất.

X

X

12

Đ-26

Ấp Mương Điều B, xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi

X

X

13

Đ-28

Ấp Thị Tường A, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước

Xã Hưng Mỹ là khu vực tập trung nhiều hộ dân nuôi tôm công nghiệp, đặc biệt là tại ấp Thị Tường A. Vị trí đánh giá ảnh hưởng của nuôi tôm công nghiệp đến môi trường đất.

X

X

14

Đ-35

Khu vực nuôi tôm công nghiệp, ấp 11, xã Thới Bình, huyện Thới Bình

Khu vực đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nuôi tôm công nghiệp tới môi trường đất.

X

X

15

Đ-52

Kênh Nông Trường, ấp Hố Gùi xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn

Vị trí đánh giá ảnh hưởng hoạt động nuôi trồng thủy sản đến môi trường đất.

X

X

II. Đất tại bãi rác

16

Đ-02

Khu vực bãi rác tại ấp Thị Tường A, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước

Đánh giá ảnh hưởng bởi quá trình chôn lấp rác thải đến môi trường đất.

X

 

17

Đ-06

Khu vực bãi rác ấp 8, xã Thới Bình, huyện Thới Bình

X

 

18

Đ-12

Khu vực bãi rác khóm 2, TT. U Minh, huyện U Minh

X

X

19

Đ-14

Khu vực bãi rác khóm 5, TT. Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời

X

X

20

Đ-05

Khu vực bãi rác tập trung tỉnh Cà Mau, Phường Tân Xuyên, Tp. Cà Mau

X

X

21

Đ-19

Khu vực bãi rác TT. Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân

X

 

22

Đ-22

Khu vực bãi rác khóm 1, TT. Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển

X

X

23

Đ-24

Khu vực bãi rác khóm 4, TT. Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi

X

 

24

Đ-30

Khu vực bãi rác tại ấp Tân Hòa, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước

 

X

25

Đ-44

Khu vực bãi rác xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi .

 

X

26

Đ-50

Khu vực bãi rác xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân

 

X

27

Đ-53

Khu vực bãi rác tại xã Tam Giang, huyện Năm Căn

X

X

III. Đất tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các nhà máy sản xuất ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp

28

Đ-01

KCN Hòa Trung, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp đến môi trường đất.

X

X

29

Đ-11

KCN Khánh An, xã Khánh An, huyện U Minh

Quan trắc mẫu đất tại đây nhằm đánh giá hiện trạng môi trường và làm cơ sở để sau này đánh giá mức độ tác động của các hoạt động sản xuất công nghiệp đến môi trường đất khi KCN đi vào hoạt động.

X

X

30

Đ-16

KCN Sông Đốc, TT. Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời

Khu vực đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của các nhà máy trong KCN (CBTS, làm bột cá,...) lên môi trường đất.

X

X

31

Đ-47

 

 

 

X

32

Đ-38

Công ty Cổ phần mía đường Tây Nam - Xí nghiệp đường Cà Mau, xã Trí Phải, huyện Thới Bình

Vị trí đánh giá ảnh hưởng sản xuất đường, phát sinh nhiều chất ô nhiễm đến môi trường đất.

X

X

33

Đ-20

KKT Năm Căn, xã Hàng Vịnh và TT. Năm Căn, huyện Năm Căn

Vị trí đánh giá ảnh hưởng hoạt động sản xuất của KCN và đô thị lên môi trường đất trong tương lai.

X

X

IV. Đất tại Vườn Quốc gia, khu neo đậu tàu thuyền

34

Đ-15

Vườn Quốc gia U Minh Hạ, huyện Trần Văn Thời

Vị trí đánh giá diễn biến môi trường nền và đánh giá trữ lượng than bùn trong đất ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ

X

X

35

Đ-23

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, huyện Ngọc Hiển

Vị trí đánh giá chất lượng môi trường đất khu vực Vườn Quốc giá.

X

X

36

Đ-48

Ngã 3 Đầm Thị Tường, huyện Phú Tân

Vị trí đánh giá chất lượng môi trường đất nơi có đầm lớn nhất tỉnh, có hệ sinh thái phong phú.

X

X

37

Đ-61

Ngã 3 sông Gành Hào, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi

Khu vực cửa sông, neo đậu nhiều tàu thuyền, ảnh hưởng của hoạt động bồi lắng cửa sông.

X

X

Tổng cộng

33 vị trí

33 vị trí

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

VỊ TRÍ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT, THỦY SINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Quyết định số 1268/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)

STT

KHM

Vị trí

Cơ sở lựa chọn

Giai đoạn 1 (2015-2017)

Giai đoạn 2 (2018-2020)

I. Nước mặt ảnh hưởng từ khu dân cư, chợ, giao thông và du lịch

1

NM-01

Trường tiểu học Tân Thành, p. Tân Thành, Tp. Cà Mau

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của dân cư, sản xuất kinh doanh đến môi trường nước mặt.

X

X

2

NM-03

Ngã 3 Chùa Bà, P.8, Tp. Cà Mau

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của dân cư, chợ đến môi trường nước mặt.

X

X

3

NM-04

Ngã 3 Tắc Vân, xã Tắc Vân, Tp. Cà Mau

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của dân cư, chợ, sản xuất đến môi trường nước mặt.

X

X

4

NM-11

Ngã 3 Xẻo Rô, TT. Thới Bình, huyện Thới Bình

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của phát triển đô thị, dân cư đến môi trường nước mặt.

X

X

5

NM-13

Ngã 4 sông, khóm 3, TT. U Minh, huyện U Minh

Vị trí đánh giá ảnh hưởng từ nước thải sinh hoạt của KDC, chợ, bệnh viện huyện U Minh.

X

X

6

NM-14

Cửa Khánh Hội, ấp 3, xã Khánh Hội, huyện U Minh

Khu vực nhạy cảm môi trường, đánh giá ảnh hưởng của dân cư, sản xuất kinh doanh đến môi trường nước mặt khu vực cửa biển.

X

X

7

NM-17

TT. Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của dân cư và sản xuất kinh doanh đến môi trường nước mặt.

X

X

8

NM-20

Ngã 3 sông Cái Nước, TT. Cái Nước, huyện Cái Nước

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của dân cư, chợ, khu vực sản xuất kinh doanh đến môi trường nước mặt.

X

X

9

NM-22

TT, Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân

Vị trí đánh giá ảnh hưởng bởi dân cư, tàu thuyền, chợ, sản xuất kinh doanh đến môi trường nước mặt.

X

X

10

NM-23

Cửa Bảy Háp, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân

Vị trí nhạy cảm với môi trường, đánh giá diễn biến thay đổi môi trường KT-XH.

X

X

11

NM-26

Ngã 3 sông Tắt Năm Căn, TT. Năm Căn, huyện Năm Căn

Vị trí đánh giá ảnh hưởng dân cư, sản xuất kinh doanh, đô thị đến môi trường nước mặt.

X

X

12

NM-27

Cửa Ông Trang, sông Cửa Lớn, xã Lâm Hải, huyện Năm Căn

Vị trí nhạy cảm, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước mặt.

X

X

13

NM-28

Cửa sông Rạch Gốc, khóm 1, TT. Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của dân cư, nhiều phương tiện giao thông qua lại, sản xuất kinh doanh đến môi trường nước mặt vùng cửa sông.

X

X

14

NM-30

Cửa Bồ Đề, xã Tam GiangTây, huyện Ngọc Hiển

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của giao thông, dân cư khu vực xã Tam Giang Tây đến nguồn nước mặt.

X

X

15

NM-32

Cửa Hồ Gùi, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi

Vị trí nhạy cảm, đánh giá ảnh hưởng của hoạt động dân cư, giao thông đến môi trường nước mặt.

X

X

16

NM-33

Ngã 3 xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của dân cư, chợ đến môi trường nước mặt.

X

X

17

NM-34

Cửa Gành Hào, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi

Vị trí nhạy cảm, đánh giá ảnh hưởng của hoạt động dân cư, giao thông đến môi trường nước mặt.

X

X

18

NM-35

Ngã 3 sông Đầm Dơi, TT. Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của dân cư, chợ, sản xuất kinh doanh đến môi trường nước mặt.

X

X

19

NM-61

Khu bến đỗ tàu thuyền khách du lịch tại nhà hàng Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của khu du lịch sinh thái có lưu lượng du khách tham quan cao, phát sinh nước thải sinh hoạt tác động đến môi trường nước mặt.

X

X

20

NM-66

Kênh xáng Bảy Háp, ấp Chà Là, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của tuyến giao thông chính, có mật độ giao thông cao và ảnh hưởng của dân cư đến môi trường nước mặt.

X

X

II. Nước mặt ảnh hưởng từ K/CCN và các nhà máy sản xuất ngoài K/CCN, trạm tiếp bờ

21

NM-05

Ngã 3 sông Ông Đốc và kênh xáng Lương Thế Trân, huyện Trần Văn Thời

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của dân cư, sản xuất kinh doanh đến môi trường nước mặt.

X

X

22

NM-10

Công ty Cổ phần mía đường Tây Nam - Xí nghiệp đường Cà Mau, xã Trí Phải, huyện Thới Bình

Vị trí đánh giá ảnh hưởng sản xuất đường, phát sinh nhiều chất ô nhiễm đến môi trường nước mặt.

X

X

23

NM-15

Khu khí điện đạm, xã Khánh An, huyện U Minh

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của sản xuất phân đạm đối với môi trường nước mặt.

X

X

24

NM-18

Cửa sông Đốc, TT, Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp đến môi trường nước mặt.

X

X

25

NM-37

Khu vực cảng mới TT. Năm Căn

Vị trí đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động cảng đến môi trường nước mặt.

X

X

26

NM-39

Sông Rạch Nhum, KCN Khánh An, xã Khánh An, huyện U Minh

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp đến môi trường nước mặt.

X

X

27

NM-60

KKT Năm Căn, xã Hàng Vịnh và TT, Năm Căn, huyện Năm Căn

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp đến môi trường nước mặt.

 

X

28

NM-38

Trước cổng trạm tiếp bờ, ấp Mũi Tràm B, huyện Trần Văn Thời

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của trạm tiếp bờ đến môi trường nước mặt.

X

X

III. Nước mặt ảnh hưởng từ khu vực nuôi trồng và CBTS

29

NM-07

Sau công ty Minh Phú, xã Lý Văn Lâm, Tp. Cà Mau

Vị trí ảnh hưởng của nhà máy CBTS đến môi trường nước mặt.

X

X

30

NM-09

Kênh Hùng - Ấp Nhà Máy A, xã Tân Phú, huyện Thới Bình

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nuôi tôm quảng canh đến môi trường nước mặt.

X

X

31

NM-21

Ấp Thị Tường A, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nuôi tôm đến môi trường nước mặt

X

X

32

NM-29

Xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của NTTS đến môi trường nước mặt.

X

X

33

NM-50

Trước Công ty Quốc việt, P.6, Tp. Cà Mau

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của sản xuất CBTS đến môi trường nước mặt.

X

X

34

NM-53

Kênh Ông Tự, ấp Ông Tự, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của hoạt động NTTS đến môi trường nước mặt

X

X

35

NM-56

Sau công ty Đại Lợi, sông Rau Dừa, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của hoạt động CBTS đến môi trường nước mặt.

X

X

36

NM-57

Kênh Xáng Cống Đá, ấp Cống Đá, xã Phú Tân, huyện Phú Tân

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của hoạt động NTTS đến môi trường nước mặt.

X

X

37

NM-59

Kênh 3, ấp Hiệp Tùng, xã Hiệp Tùng, huyện Năm Căn

X

X

38

NM-62

Cảng cá khóm 6, TT. Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển

Vị trí lấy mẫu nhằm đánh giá ảnh hưởng của khu vực neo đậu tàu thuyền, CBTS ảnh hưởng đến môi trường nước mặt.

X

X

39

NM-63

Gần Lộ Cái Nước - Tân Duyệt, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi

Vị trí lấy mẫu nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của NTTS (nuôi tôm công nghiệp, quảng canh thông thường, quảng canh cải tiến) đến môi trường nước mặt.

X

X

IV. Vước mặt tại Vườn Quốc gia, Đầm Thị Tường

40

NM-12

Ấp 18, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của rừng tràm đến nguồn nước mặt phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân.

X

X

41

NM-19

Ngã 3 Đầm Thị Tường, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời

Vị trí đánh giá đầm lớn nhất tỉnh Cà Mau có hệ sinh thái vô cùng phong phú.

X

X

42

NM-41

Khu vực vùng đệm VQG U Minh Hạ, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời

Vị trí theo dõi diễn biến môi trường nước mặt trong VQG U Minh Hạ.

X

X

43

NM-42

Khu vực tiếp giáp giữa vùng đệm và khu vực rừng VQG U Minh Hạ, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời

X

X

44

NM-43

Khu vực vùng lõi VQG U Minh Hạ, huyện Trần Văn Thời

X

X

45

NM-46

Khu vực vùng đệm VQG Mũi Cà Mau, huyện Ngọc Hiển

Vị trí theo dõi diễn biến môi trường nước mặt VQG Mũi Cà Mau.

X

X

46

NM-47

Khu vực tiếp giáp giữa vùng đệm và VQG Mũi Cà Mau, huyện Ngọc Hiển

 

X

X

47

NM-48

Khu vực vùng lõi VQG Mũi Cà Mau, huyện Ngọc Hiển

 

X

X

48

NM-54

VQG U Minh Hạ, huyện Trần Văn Thời

Vị trí đánh giá ảnh hưởng than bùn đến môi trường nước mặt

X

X

V. Nước mặt ảnh hưởng từ hoạt động nông nghiệp, bãi rác

49

NM-08

Kênh Bạch Ngu - Ấp 5, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp (trồng lúa) đến môi trường nước mặt.

X

X

50

NM-16

Kênh Cũ, ấp Kênh Cũ, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời

X

X

51

NM-52

Kênh 29, ấp 10, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh

Đánh giá sự ảnh hưởng của hoạt động nông nghiệp (khu vực có diện tích trồng lúa lớn) đến nguồn nước mặt.

X

X

52

NM-55

Khu vực bãi rác ấp Tân Hòa, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước

Vị trí đánh giá ảnh hưởng bởi quá trình chôn lấp rác thải đến môi trường nước mặt.

X

X

Tổng cộng

51 vị trí

52 vị trí

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3

VỊ TRÍ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MƯA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Quyết định số 1268/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)

STT

KHM

Vị trí

Cơ sở lựa chọn

Giai đoạn 1 (2015-2017)

Giai đoạn 2 (2018-2020)

I. Nước mưa tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhà máy sản xuất, chế biến thủy sản

1

NMUA-01

Khu vực P.8, Tp. Cà Mau, nơi tập trung nhiều công ty chế biến hải sản, TTCN - dịch vụ và kinh doanh

K/CCN, các nhà máy sản xuất công nghiệp, CBTS là nơi phát thải ra nhiều bụi, khí thải, hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại gây ô nhiễm môi trường không khí. Ngoài ra, tại các khu vực này có nhiều phương tiện giao thông qua lại, nhạy cảm về môi trường. Theo thời gian, các khí này được tích tụ vào các đám mây và ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước mưa. Quan trắc nước mưa tại đây nhằm giúp có thêm thông tin về sự phát thải, chuyển hóa, di chuyển chất ô nhiễm trong không khí trong quá trình hình thành mưa.

X

X

2

NMUA-03

Khu vực P.2. Tp. Cà Mau, gần công ty Dược Minh Hải

X

X

3

NMUA-05

Công ty Cổ phần mía đường Tây Nam - Xí nghiệp đường Cà Mau, xã Trí Phải, huyện Thới Bình

X

X

4

NMUA-07

CCN Khí - Điện - Đạm Cà Mau

X

X

5

NMUA-09

KCN Sông Đốc, TT. Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời

X

X

6

NMUA-15

KCN Hòa Trung, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước

X

X

7

NMUA-16

KKT Năm Căn, huyện Năm Căn

 

X

II. Nước mưa tại khu vực nhiều phương tiện giao thông, khu dân cư, khu thương mại, dịch vụ

8

NMUA-02

Bến xe Cà Mau, P. 6, Tp. Cà Mau

Khu vực tập trung nhiều phương tiện giao thông, dân cư đông đúc, khu thương mại, dịch vụ sẽ phát thải nhiều khí ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường không khí do hoạt động lưu thông trên đường của nhiều phương tiện giao thông từ quá trình đốt cháy nhiên liệu, hoạt động từ KDC như nấu nướng. Chất lượng nước mưa tại đây sẽ giảm do quá trình hấp thụ, lôi kéo các thành phần ô nhiễm, do đó quan trắc tại đây nhằm theo dõi những diễn biến ô nhiễm trên.

X

X

9

NMUA-04

Trung tâm TT. Thới Bình, huyện Thới Bình

X

X

10

NMUA-06

Trung tâm TT. U Minh, huyện U Minh

X

X

11

NMUA-08

Trung tâm TT. Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời

X

X

12

NMUA-10

Trung tâm TT. Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi

X

X

13

NMUA-11

Trung tâm TT. Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển

X

X

14

NMUA-12

Trung tâm TT. Năm Căn, huyện Năm Căn

X

X

15

NMUA-13

Trung tâm TT. Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân

X

X

16

NMUA-14

Trung tâm TT. Cái Nước, huyện Cái Nước

X

X

Tổng cộng

15 vị trí

16 vị trí

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 4

VỊ TRÍ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC NGẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Quyết định số 1268/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)

STT

KHM

Vị trí

Cơ sở lựa chọn

Giai đoạn 1 (2015-2017)

Giai đoạn 2 (2018-2020)

I. Nước ngầm tại khu dân cư, khu đô thị

1

NN-04

P.6, Tp. Cà Mau

Đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến chất lượng môi trường nước ngầm của khu vực.

X

X

2

NN-05

P.8, Tp. Cà Mau

X

X

3

NN-06

Khóm 4, TT. Thới Bình, huyện Thới Bình

X

X

4

NN-07

Khóm 2, TT. U Minh, huyện U Minh

X

X

5

NN-08

Khóm 7, TT. Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời

X

X

6

NN-09

Khóm 1, TT. Cái Nước, huyện Cái Nước

X

X

7

NN-10

Khóm 7, TT. Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân

X

X

8

NN-11

Khóm Cái Nai, TT. Năm Căn, huyện Năm Căn

X

X

9

NN-12

Khóm 1, TT. Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển

X

X

10

NN-13

TT. Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi

X

X

11

NN-19

Khu vực cửa Gành Hào, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi

X

X

12

NN-21

Chợ Tắc Vân, xã Tắc Vân, Tp. Cà Mau

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa và nhiễm mặn nguồn nước ngầm khu vực.

X

X

13

NN-24

Ấp 18, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình

Vị trí đánh giá mức độ ô nhiễm đến chất lượng môi trường nước ngầm của khu vực.

X

X

II. Nước ngầm tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các nhà máy sản xuất ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp

14

NN-14

Công ty Cổ phần mía đường Tây Nam - Xí nghiệp đường Cà Mau, xã Trí Phải, huyện Thới Bình

Khu vực đánh giá ảnh hưởng sản xuất đường tập trung, phát sinh nhiều chất ô nhiễm đến môi trường nước ngầm.

X

X

15

NN-28

KCN Sông Đốc, TT. Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời

Hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp trong KCN có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng nguồn nước ngầm tại địa phương. Vị trí nhằm đánh giá ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp đến môi trường nước ngầm của khu vực.

X

X

16

NN-44

KCN Hòa Trung, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước

X

X

III. Nước ngầm tại khu vực nghĩa trang

17

NN-23

Khu vực nghĩa địa Triều Châu. P.8, Tp. Cà Mau

Quan trắc các vị trí tại nghĩa trang giúp theo dõi diễn biến chất lượng nước ngầm dưới tác động ô nhiễm của nước thẩm thấu từ hoạt động mai táng, chôn cất đến môi trường nước ngầm của khu vực.

X

X

18

NN-27

Khu vực nghĩa trang ấp 1, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh

X

X

19

NN-31

Khu vực nghĩa trang huyện Trần Văn Thời

X

X

20

NN-34

Khu vực nghĩa trang khóm 6 - TT. Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển

X

X

21

NN-37

Khu nhà Đạo – đất Thánh Họ đạo Huyện Sử tại ấp 3, xã Trí Phải, huyện Thới Bình

X

X

22

NN-39

Khu vực nghĩa trang huyện Cái Nước

X

X

23

NN-42

Khu vực nghĩa trang huyện Năm Căn

X

X

24

NN-43

Khu vực gần nghĩa trang huyện Đầm Dơi

X

X

25

NN-48

Khu vực nghĩa trang nhân dân ấp Tân Phú, xã Khánh An, huyện U Minh

X

X

IV. Nước ngầm tại khu vực bãi rác

26

NN-20

Khu vực bãi rác tập trung tỉnh Cà Mau, Phường Tân Xuyên, Tp. Cà Mau

Quá trình tự thấm của nước rỉ rác gây ô nhiễm nghiêm trọng đến chất lượng nước ngầm trên địa bàn, ảnh hưởng sức khỏe của người dân và sự phát triển của thực vật xung quanh khu vực. Vị trí đánh giá ảnh hưởng của quá trình chôn lấp rác thải đến môi trường nước ngầm của khu vực.

X

X

27

NN-26

Khu vực bãi rác khóm 2, TT.U Minh, huyện U Minh

X

X

28

NN-30

Khu vực bãi rác khóm 5, TT. Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời

X

X

29

NN-33

Khu vực bãi rác khóm 1, TT. Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển

X

X

30

NN-36

Khu vực bãi rác ấp 8, xã Thới Bình, huyện Thới Bình

X

X

31

NN-38

Khu vực bãi rác tại ấp Tân Hòa, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước

X

X

32

NN-40

Khu vực bãi rác tại TT. Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân

X

X

33

NN-41

Khu vực bãi rác xã Tam Giang, huyện Năm Căn

X

X

34

NN-47

Khu vực bãi rác khóm 4, TT. Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi

X

X (chuyển sang bãi rác xã Tân Trung)

V. Nước ngầm tại khu vực bị nhiễm phèn, nhiễm mặn

35

NN-25

Ấp 3, xã Khánh Hội, huyện U Minh

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến môi trường nước ngầm

X

X

36

NN-29

Ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời

Vị trí đánh giá chất lượng nước ngầm của khu vực bị nhiễm phèn.

X

X

37

NN-32

Ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển

Vị trí đánh giá sự xâm nhập mặn vào nguồn nước ngầm của khu vực.

X

X

38

NN-35

Ấp 2, xã Khánh Lâm, huyện U Minh

Khu vực đánh giá sự nhiễm phèn vào môi trường nước ngầm.

X

X

Tổng cộng

38 vị trí

38 vị trí

 

PHỤ LỤC 5

VỊ TRÍ QUAN TRẮC CHấT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Quyết định số 1268/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)

STT

KHM

Vị trí

Cơ sở lựa chọn

Giai đoạn 1 (2015-2017)

Giai đoạn 2 (2018-2020)

I. Huyện U Minh

1

NBVB-01

Cửa Khánh Hội, huyện U Minh

Khu vực tập trung đông dân cư, tàu ghe đánh bắt thủy sản

X

X

II. Huyện Trần Văn Thời

2

NBVB-02

Trạm tiếp đất PM3, huyện Trần Văn Thời

Khu vực có trạm tiếp đất PM3 của công ty dầu khí

X

X

3

NBVB-03

Cửa Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời

Cửa biển Sông Đốc là một trong những cửa biển sầm uất bậc nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long với lưu lượng 1.300 tàu thuyền. Khu vực tập trung đông dân cư làm nghề khai thác, đánh bắt thủy sản.

X

X

III. Huyện Phú Tân

4

NBVB-04

Cửa Cái Đôi Vàm,huyện Phú Tân

Khu vực tập trung đông dân cư, ngành nghề chủ yếu là khai thác đánh bắt và NTTS.

X

X

IV. Huyện Ngọc Hiển

5

NBVB-05

Khu vực cửa Bảy Háp, huyện Ngọc Hiển

Khu vực tập trung NTTS

X

X

6

NBVB-06

Khu vực nhà hàng Đất Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển

Khu vực phát triển giao thông đường thủy, du lịch sông nước, phát triển NTTS, rừng ngập mặn.

X

X

7

NBVB-07

Khu vực đảo Hòn Khoai, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển

Khu vực phát triển kinh tế biển, đảo với dịch vụ hàng hải, dịch vụ đánh bắt, NTTS, du lịch sinh thái.

X

X

8

NBVB-08

Cửa Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển

Cửa Rạch Gốc đóng vai trò là cửa ngõ phía Đông của tỉnh Cà Mau trong chiến lược phát triển kinh tế biển, kinh tế du lịch sinh thái. Khu vực tập trung đông dân cư làm nghề khai thác, đánh bắt thủy sản.

X

X

V. Huyện Năm Căn

9

NBVB-09

Cửa Bồ Đề, huyện Năm Căn

Cửa Bồ Đề rộng 600 m, sâu 19 - 26 m. Khu vực có tàu thuyền qua lại đông đúc. Ngoài ra, khu vực đó gần cảng Năm Căn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc trung chuyển, giao lưu hàng hóa đến các vùng nội địa, khu vực Đông Nam Á và quốc tế.

X

X

VI. Huyện Đầm Dơi

10

NBVB-10

Cửa Hố Gùi, huyện Đầm Dơi

Khu vực tập trung NTTS

X

X

11

NBVB-11

Cửa Gành Hào , huyện Đầm Dơi

Cửa Gành Hào được đầu tư xây dựng cảng cá - động lực lớn cho phát triển kinh tế biển. Bởi thế, Gành Hào cũng sở hữu một lực lượng tàu thuyền khá hùng hậu, tạo nên sự sung túc cần có của một vùng cửa biển

X

X

Tổng cộng

11 vị trí

11 vị trí

 

PHỤ LỤC 6

VỊ TRÍ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN ĐIA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Quyết định số 1268/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)

STT

KHM

Vị trí

Cơ sở lựa chọn

Giai đoạn 1 (2015-2017)

Giai đoạn 2 (2018-2020)

I. Không khí tại khu vực có mật độ giao thông cao, KDC, đô thị, khu du lịch

1

KK-01

Bến xe Cà Mau, P.6, Tp. Cà Mau

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của hoạt động giao thông đến môi trường không khí.

X

X

2

KK-05

Ngã tư khu vực siêu thị điện máy Nguyễn Kim, P.7, Tp. Cà Mau

X

X

3

KK-07

Bến tàu Cà Mau A (bến mới)

X

X

4

KK-08

Trước bưu điện TT. Thới Bình, huyện Thới Bình

X

X

5

KK-09

Ngã 3 chợ TT. U Minh, huyện U Minh

Vị trí đánh giá ảnh hưởng đồng thời của giao thông, chợ và KDC đến môi trường không khí

X

X

6

KK-10

Gần UBND huyện Trần Văn Thời

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của hoạt động giao thông đến môi trường không khí.

X

X

7

KK-11

Ngã 4 chợ TT. Cái Nước, huyện Cái Nước

X

X

8

KK-12

TT.Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân

X

X

9

KK-13

TT. Năm Căn, huyện Năm Căn

X

X

10

KK-14

Ngã 3 chợ TT. Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của hoạt động giao thông, chợ, dân cư đến môi trường không khí.

X

X

11

KK-15

TT. Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của hoạt động giao thông và dân cư đô thị đến môi trường không khí.

X

X

12

KK-17

Khu vực cửa Gành Hào, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của hoạt động giao thông, neo đậu tàu thuyền, đánh bắt và CBTS.

X

X

13

KK-23

Bệnh viện Sản Nhi, P.6, Tp. Cà Mau

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của lò đốt rác thải y tế của bệnh viện đến môi trường không khí.

X

X

14

KK-30

Cảng cá khóm 6, TT. Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển

Khu vực có mật độ giao thông đường thủy cao, nhiều tàu ghe đánh bắt cá lưu thông. Vị trí đánh giá ảnh hưởng khu vực neo đậu tàu thuyền đến môi trường không khí.

 

X

15

KK-34

Khu du lịch Hòn Đá Bạc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời

Khu du lịch Hòn đá Bạc có diện tích khoảng 6,4 ha. Vị trí đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến môi trường không khí.

X

X

II. Không khí tại K/CCN, nhà máy sản xuất ngoài K/CCN, khu vực CBTS

16

KK-06

Trước công ty cổ phần thủy sản Cà Mau, Tp. Cà Mau

Vị trí đánh giá ảnh hưởng sản xuất CBTS đến môi trường không khí.

X

X

17

KK-16

Trước cổng Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau, xã Khánh An, huyện U Minh

Khu vực đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất trong CCN đối với môi trường không khí.

X

X

18

KK-18

KCN Sông Đốc, TT. Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời

Khu vực đánh giá ảnh hưởng của hoạt động giao thông trong KCN đến môi trường không khí.

X

X

19

KK-33

KCN đã được quy hoạch và đi vào hoạt động với các ngành nghề như CBTS, sản xuất thức ăn, bột cá,...Vị trí đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất trong KCN đến môi trường không khí.

 

X

20

KK-20

KCN Hòa Trung, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước

KCN Hòa Trung đã đi vào hoạt động, vị trí đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp đến môi trường không khí xung quanh.

X

X

21

KK-25

Làng nghề TTCN P.1, Tp. Cà Mau

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất TTCN hàn tiện đến môi trường không khí.

X

X

22

KK-27

CCN xã Hòa Thành, xã Hòa Thành, Tp. Cà Mau

Các CCN này vẫn chưa được đầu tư giải tỏa, san lấp mặt bằng, xung quanh có nhiều cây xanh và vẫn có một số hộ dân sinh sống. Vị trí đánh giá ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp đến môi trường không khí.

 

X

23

KK-28

CCN cửa ngõ Đông Bắc, tuyến Quản Lộ Phụng Hiệp, xã Tân Thành, Tp. Cà Mau

 

X

24

KK-32

CCN TT. Rạch Gốc, khóm 4, TT. Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển

 

X

25

KK-37

CCN Khánh Bình Tây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời

CCN Khánh Bình Tây nằm trong quy hoạch nông thôn mới của huyện đến năm 2020. Vị trí đánh giá ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp đến môi trường không khí.

 

X

26

KK-39

Áp 3, xã Khánh Hội, huyện U Minh

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của đánh bắt và CBTS.

X

X

27

KK-19

KCN Khánh An, xã Khánh An, huyện U Minh

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của hoạt động giao thông đến môi trường không khí.

X

X

28

KK-40

 

Vị trí đánh giá ảnh hưởng sản xuất công nghiệp của KCN Khánh An đến môi trường không khí.

 

X

29

KK-42

Công ty Cổ phần mía đường Tây Nam - Xí nghiệp đường Cà Mau, xã Trí Phải, huyện Thới Bình

Vị trí đánh giá ảnh hưởng sản xuất đường tập trung, phát sinh nhiều chất ô nhiễm đến môi trường không khí.

X

X

30

KK-43

CCN TT. Thới Bình, huyện Thới Bình

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp gia công gỗ đến môi trường không khí.

X

X

31

KK-46

Hợp tác xã hầm than đước 27/7 trên kinh 17, xã Tam Giang, huyện Năm Căn

Vị trí quan trắc này nhằm đánh giá tác động của làng nghề hầm than đến môi trường không khí

X

X

32

KK-47

KKT Năm Căn, huyện Năm Căn

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp đến môi trường không khí.

 

X

33

KK-48

CCN TT. Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân

Vị trí quan trắc nhằm đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp đến môi trường không khí.

 

X

III. Không khí tại khu vực bãi rác

34

KK-21

Nhà máy xử lý rác thải tại Phường Tân Xuyên, Tp. Cà Mau

Vị trí nhằm đánh giá ảnh hưởng của quá trình chôn lấp rác thải đến môi trường không khí

X

X

35

KK-29

Khu vực bãi rác khóm 4, TT. Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi

X

X(chuyển sang bãi rác xã Tân Trung)

36

KK-31

Khu vực bãi rác tại khóm 1, TT, Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển

X

X

37

KK-38

Khu vực bãi rác tại khóm 5, TT. Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời

X

X

38

KK-41

Khu vực bãi rác tại khóm 2, TT. U Minh, huyện U Minh

Vị trí nhằm đánh giá ảnh hưởng của quá trình chôn lấp rác thải đến môi trường không khí.

X

X

39

KK-44

Khu vực bãi rác ấp Tân Hòa, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước

Vị trí đánh giá ảnh hưởng của quá trình chôn lấp rác thải đến môi trường không khí.

X

X

40

KK-50

Bãi rác xã Tam Giang, huyện Năm Căn

X

X

41

KK-51

Bãi rác TT. Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân

X

X (chuyển sang bãi rác xã Tân Hưng Tây)

IV. Không khí tại khu vực Vườn Quốc gia

42

KK-35

Khu vực VQG U Minh Hạ, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời

Vị trí quan trắc môi trường nền VQG.

X

X

Tổng cộng

33 vị trí

42 vị trí