Quyết định 2305/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Chương trình Năng lượng xanh Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015
Số hiệu: 2305/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Lê Mạnh Hà
Ngày ban hành: 07/05/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 01/06/2012 Số công báo: Số 24
Lĩnh vực: Môi trường, Công nghiệp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2305/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 5 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG XANH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

Căn cứ Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

Căn cứ Chỉ thị số 171/CT-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm điện;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 2344/TTr-SCT, ngày 04 tháng 4 năm 2012.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình Năng lượng xanh Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh - Trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Mạnh Hà

 

CHƯƠNG TRÌNH

NĂNG LƯỢNG XANH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2305/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Chương trình Năng lượng xanh Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015, gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

A. MỤC TIÊU

- Thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (bao gồm ánh sáng mặt trời, sức gió, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo).

- Khuyến khích sử dụng năng lượng mới thân thiện với môi trường.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về sử dụng năng lượng tiết kiệm và năng lượng xanh.

- Áp dụng các biện pháp quản lý, kỹ thuật và khoa học công nghệ nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng của các thiết bị, phương tiện mà vẫn đảm bảo nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống đi đôi với việc nâng cao hiệu quả nghiên cứu, sử dụng, phát triển nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch nhằm bảo vệ môi trường.

B. THỰC TRẠNG - TIỀM NĂNG

I. Thực trạng

Ngày nay việc sử dụng năng lượng truyền thống đang gặp nhiều khó khăn do nguồn năng lượng này đang ngày càng cạn kiệt do khai thác quá mức. Ở nước ta nguồn điện từ thủy điện đóng vai trò chính trong cơ cấu cung cấp điện năng của cả nước, tuy nhiên những năm vừa qua nguồn năng lượng này thường xuyên căng thẳng vào các tháng mùa khô, nạn hạn hán… nguồn nước về các hồ thủy điện bị thiếu hụt. Còn nhiệt điện phải đương đầu với giá dầu thường xuyên tăng cao gây bất ổn trong sản xuất điện. Trước tình hình đó việc tăng cường sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và phát triển nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo đang trở thành xu hướng tất yếu ở tất cả các nước trên thế giới nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ điện năng ngày càng tăng cao, cụ thể trong năm 2011 điện năng tiêu thụ toàn thành phố hơn 16 tỷ kWh chiếm 15% so với cả nước (cả nước là 100 tỷ kWh). Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân 9%/năm. Trong những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện tốt chủ trương tiết kiệm điện, do đó luôn đảm bảo đủ điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố kể cả những thời điểm gặp khó khăn về nguồn cung cấp điện.

1. Về tình hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Công tác sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực. Trong giai đoạn từ năm 2007 - 2011, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai mạnh mẽ, đồng bộ nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng, kết quả toàn thành phố đã tiết kiệm hơn 1.043 triệu kWh điện, chiếm hơn 1,2% sản lượng điện thương phẩm, tương đương hơn 1.000 tỷ đồng. Riêng trong năm 2011 là năm có sản lượng điện tíết kiệm toàn thành phố cao nhất đạt 391,3 triệu kWh điện, chiếm 2,5% điện thương phẩm và tăng 76% so với cùng kỳ. Về thực trạng sử dụng điện trên địa bàn thành phố trong thời gian qua như sau:

- Đối với lĩnh vực tiêu dùng dân cư:

Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 1,7 triệu hộ gia đình, việc sử dụng điện tại các hộ dân vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể như chưa có thói quen sử dụng điện tiết kiệm, còn sử dụng các bóng đèn cũ, bóng đèn không tiết kiệm điện. Sử dụng thiết bị làm lạnh chưa phù hợp như đặt nhiệt độ dưới 25oC, còn sử dụng lại các máy lạnh đã qua sử dụng, chưa quan tâm tới việc đọc các hướng dẫn sử dụng thiết bị điện khi mua về, chưa mạnh dạn đầu tư các thiết bị đắt tiền thực sự tiết kiệm điện năng… Với 1,7 triệu hộ gia đình, trong đó có rất nhiều hộ gia đình sử dụng máy nước nóng, nhưng hiện nay theo thống kế chỉ có khoảng trên 3.400 máy nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời được lắp đặt. Bên cạnh đó, hệ thống điện trong lĩnh vực tiêu dùng dân cư phần lớn lắp đặt không đúng quy cách, gây lãng phí trong sử dụng điện.

- Đối với lĩnh vực cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước:

Theo thống kê có tổng cộng 1.990 đơn vị cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố. Thực hiện Thông tư liên tịch số 111/2009/TTLT-BTC-BCT hàng năm các đơn vị này phải thực hiện đăng ký kế hoạch sử dụng điện với ngành điện và đơn vị chủ quản, trong đó cần xây dựng kế hoạch tiết kiệm ít nhất 10% sản lượng điện hàng năm. Qua 3 năm triển khai vẫn còn nhiều đơn vị chưa thực hiện tốt như quy định của Thông tư, chưa thực hiện tiết kiệm 10% điện năng, đặt nhiệt độ máy điều hoà dưới 25oC… tại một số đơn vị khi thiết kế hệ thống điện chưa chú ý đến việc tiết kiệm điện, như sử dụng một công tắc điện cho chung một hệ thống có nhiều đèn… chưa tận dụng ánh sáng tự nhiên…

- Đối với lĩnh vực sản xuất:

Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 58.463 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có khoảng 170 doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm (có mức tiêu thụ năng lượng từ 1000 TOE/năm trở lên (tương đương 6 triệu kWh/năm). Thời gian qua có nhiều doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại nên việc sử dụng điện đạt hiệu quả cao, tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu nên sử dụng điện chưa hiệu quả. Việc áp dụng giải pháp tiết kiệm điện tại các doanh nghiệp chủ yếu là biện pháp tổ chức như: dịch chuyển thời gian sản xuất từ giờ cao điểm sang thấp điểm, giảm công suất thiết bị vào giờ cao điểm, ban hành quy chế sử dụng điện… Về áp dụng giải pháp kỹ thuật còn hạn chế do kinh phí đầu tư lớn. Công tác kiểm toán năng lượng chưa được lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm, dẫn đến việc sử dụng năng lượng chưa đạt hiệu quả cao.

- Đối với lĩnh vực chiếu sáng công cộng:

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 110.900 bộ đèn chiếu sáng công cộng, trong đó đèn có 2 cấp công suất là 10.462 bộ (chiếm 1%) và 12.000 bộ đèn chiếu sáng kết nối với trung tâm điều khiển hệ thống đèn chiếu sáng công cộng. Trong thời gian qua, việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện đối với lĩnh vực này như cắt giảm 50% bóng đèn, sử dụng đèn tiết kiệm, đèn chiếu sáng 2 cấp, bộ điều khiển trung tâm đã mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, về lâu dài việc cắt giảm 50% đèn chiếu sáng công cộng là bất cập vì không đảm bảo an toàn trong giao thông, do đó thành phố cần nghiên cứu ứng dụng rộng rãi đèn hệ thống đèn chiếu sáng 2 cấp và bộ điều khiển chiếu sáng trung tâm.

- Đối với lĩnh vực chiếu sáng dân lập:

Hệ thống đèn chiếu sáng dân lập tại các quận - huyện do Ủy ban nhân dân các quận - huyện quản lý, với tổng cộng 158.786 bóng đèn các loại. Hiện nay, hệ thống đèn này hầu hết đều sử dụng bóng đèn compact tiết kiệm điện nên mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, đối với hệ thống này do thiết kế đơn giản không có thiết bị đóng cắt tự động nên việc tắt, mở đèn nhiều nơi thực hiện chưa đúng quy định theo Chỉ thị của Ủy ban nhân dân Thành phố như mở đèn sớm, tắt trễ gây lãng phí trong việc sử dụng điện.

- Đối với khối bệnh viện:

Trên địa bàn thành phố có tổng cộng 1.563 bệnh viện, trung tâm y tế từ cấp thành phố đến quận - huyện, phường - xã - thị trấn. Trong những năm qua, thành phố đã thực hiện cải tạo, nâng cấp hệ thống điện cho các bệnh viện, theo đó các bệnh viện đã sử dụng các thiết bị điện có chất lượng cao và tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bệnh viện ở các quận - huyện, trung tâm y tế phường - xã - thị trấn vẫn sử dụng hệ thống điện đã xuống cấp, chưa có kinh phí để thay thế mới, gây lãng phí trong việc sử dụng điện.

- Đối với khối trường học:

Trên địa bàn thành phố có tổng cộng 4.337 trường học các cấp. Đối với các trường xây dựng mới đều áp dụng quy định về tiết kiệm điện và sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện. Tuy nhiên, đối với các trường học xây dựng đã lâu vẫn sử dụng hệ thống điện đã xuống cấp, chưa có kinh phí để thay thế mới, gây lãng phí trong việc sử dụng điện.

- Đối với lĩnh vực quảng cáo:

Qua theo dõi, thống kê trên địa bàn thành phố có khoảng 4.000 bảng quảng cáo. Đối với đối tượng này đã vận động cắt giảm 50% lượng đèn chiếu sáng và thời gian bật, tắt đèn từ 18 giờ đến 22 giờ, tuy nhiên còn nhiều điểm quảng cáo thường xuyên bật đèn quá sớm và tắt trễ, gây lãng phí.

- Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ:

Trên địa bàn thành phố có tổng cộng 87.784 cơ sở kinh doanh dịch vụ, đối lĩnh vực này do nhu cầu thu hút khách nên việc sử dụng đèn chiếu sáng để gây chú ý đến khách hàng nên việc sử dụng đèn chiếu sáng của đối tượng này thường quá mức cần thiết.

Chi tiết tình hình sử dụng năng lượng của từng lĩnh vực năm 2011 (xem phụ lục đính kèm).

2. Tình hình phát triển nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo

Việc phát triển nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo còn hạn chế, trong khi tiềm năng phát triển là rất lớn. Lý do là suất đầu tư của các dạng năng lượng này còn rất cao, không hiệu quả về kinh tế, nên không thu hút đầu tư từ các nguồn vốn xã hội hoá trong khi vốn ngành điện và ngân sách thành phố đầu tư còn hạn chế. Hiện tại, trên địa bàn thành phố chỉ có khoảng 3 MW công suất được sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo, trong đó:

- Một nhà máy sản xuất điện từ rác thải (nhà máy điện rác Gò Cát), gồm 3 tổ máy với tổng công suất 2,7MW.

- Cụm phát điện bằng pin mặt trời ở xã đảo Thạnh An có công suất 97,65 kWp.

- Theo quy hoạch phát triển điện lực thành phố thì đến năm 2015 sẽ có thêm các nhà máy điện rác tại các bãi rác Đông Thạnh và Phước Hiệp 1 tại huyện Củ Chi sử dụng nguồn nhiên liệu từ rác thải với công suất 2x20MW.

II. Tiềm năng

1. Về năng lượng tái tạo

Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng với lợi thế nằm trong dải phân bổ ánh sáng mặt trời nhiều nhất trong năm trên bản đồ bức xạ của thế giới nên cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao, do đó việc sử dụng năng lượng mặt trời như một nguồn năng lượng tại chỗ để thay thế cho các dạng năng lượng truyền thống. Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp sản xuất pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nguồn năng lượng tái tạo được sản xuất từ gió và mặt trời đang được đánh giá là thân thiện với môi trường và ít gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội, có khả năng tái tạo, chi phí nhiên liệu và bão dưỡng thấp, an toàn cho người sử dụng. Theo Quy hoạch phát triển điện lực thành phố được Bộ Công Thương phê duyệt, tiềm năng về năng lượng tái tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như sau:

- Về năng lượng mặt trời (số liệu xem phụ lục đính kèm)

Thành phố Hồ Chí Minh có lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 1.581 kWh/m2/năm, cao nhất là 6,3 kWh/m2/ngày vào tháng 2 và thấp nhất là 3,3 kWh/m2/ngày vào tháng 7. Số giờ nắng trung bình trong tháng dao động từ 100 - 300 giờ. Vào mùa khô, số giờ nắng lên tới 300 giờ (tháng 3) và đối với mùa mưa, số giờ nắng chỉ khoảng 150 giờ (tháng 10).

Như vậy, cường độ bức xạ mặt trời trung bình của Thành phố Hồ Chí Minh là khá cao, nên tiềm năng phát triển và ứng dụng năng lượng mặt trời rất lớn. Cụ thể, có thể khai thác những tiềm năng năng lượng mặt trời sau:

+ Khả năng khai thác năng lượng mặt trời để phát điện:

* Hệ thống điện mặt trời trang bị cho gia đình có công suất  3kWp. Hệ thống này chỉ thích hợp với các hộ gia 2  có ngôi nhà ở riêng biệt và có ý thích sử dụngđình có điều kiện kinh tế, năng lượng tái tạo. Hệ thống điện trong ngôi nhà này gồm hai nguồn: điện mặt trời và điện lưới quốc gia. Nguồn điện mặt trời được đấu nối trực tiếp với các thiết bị dùng điện trong gia đình vừa đấu nối với lưới điện. Điện mặt trời được sử dụng tối đa, nếu thừa bán lên lưới và ngược lại nếu không có điện mặt trời thì gia đình sử dụng điện lưới vì vậy không cần hệ thống ắc-quy nên giảm được chi phí đầu tư ban đầu.

* Hệ thống điện mặt trời dùng cho đèn chiếu sáng đường phố. Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh có hai hệ thống chiếu sáng:

+ Hệ thống chiếu sáng dân lập với khoảng 158.786 bộ đèn, tiêu thụ trung bình 17.000 kWh và do quận - huyện quản lý.

+ Hệ thống chiếu sáng công cộng với 110.900 bộ đèn do Công ty Chiếu sáng công cộng thành phố quản lý.

Hàng năm, Thành phố Hồ Chí Minh phải chi trả 130 tỷ đồng cho lượng điện chiếu sáng nêu trên. Để giảm điện dùng thắp sáng đèn đường, hàng loạt giải pháp “tình thế” đã được thực hiện như cắt luân phiên đến giảm 50% số bóng đèn, giảm số giờ chiếu sáng, thay thế các bóng điện cũ hỏng bằng các loại bóng đèn tiết kiệm hơn,… Nhưng các giải pháp này vừa không đảm bảo kỹ thuật vừa mất an toàn giao thông. Giải pháp sử dụng công nghệ kết hợp năng lượng mặt trời và gió làm nguồn điện cấp cho đèn đường trên một số tuyến phố mới hay cải tạo lại ở Thành phố Hồ Chí Minh là một giải pháp khả thi không chỉ giúp tiết kiệm điện mà còn là giải pháp phát triển bền vững cho một đô thị văn minh.

+ Khả năng thay thế hệ thống bình nước nóng sử dụng điện bằng hệ thống đun nước nóng năng lượng mặt trời:

Theo nghiên cứu thì trong hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn bình đun nước nóng và tủ lạnh là những thành phần tiêu thụ điện chính vì vậy việc sử dụng hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời là rất phù hợp vì tiềm năng và hiệu quả sử dụng rất cao.

Hoạt động du lịch của thành phố phát triển mạnh, công suất sử dụng phòng của các khách sạn 3 đến 5 sao đạt 75%, tăng 9,5%. Đến nay, thành phố có 142 khách sạn được xếp hạng, trong đó 35 khách sạn 3 đến 5 sao với quy mô 5.740 phòng. Khoảng trên 600 nhà có quy mô lớn ở thành phố. Từ các số liệu này, thì tiềm năng thay thế sử dụng điện bằng các giàn đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời ở các khách sạn, nhà hàng trong thành phố nếu được áp dụng sẽ góp phần giảm một lượng lớn điện năng tiêu thụ.

Mặt khác, dân cư của Thành phố Hồ Chí Minh đông nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước, với số lượng nhà ở xây dựng mới, cải tạo sửa chữa hàng năm lên tới khoảng trên 50.000 căn thì nhu cầu lắp đặt, sử dụng nước nóng trong sinh hoạt của người dân là rất lớn.

Tuy nhiên, hiện tại, qua số liệu khảo sát, trên toàn thành phố số hộ sử dụng hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời mới khoảng hơn 3.400 hộ với sản lượng điện tiết kiệm thay thế khoảng 11 triệu kWh/năm.

Qua các đánh giá trên, so với nhu cầu và tiềm năng sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời thì khả năng đến năm 2015 số lượng sử dụng có thể tăng đến 15% so với hiện nay.

- Về năng lượng gió (số liệu xem phụ lục đính kèm)

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Đông Bắc.

Theo số liệu điều tra từ năm 2003 tới 2007 về khí tượng thủy văn tại trạm Tân Sơn Hòa - Thành phố Hồ Chí Minh, tốc độ gió trung bình năm của trạm là 2,2 m/s và tại trạm quan trắc khí tượng Nhà Bè tốc độ gió trung bình quan trắc được năm 2004 là 4,82 m/s.

Theo thống kê tốc độ gió trung bình năm của trạm Vũng Tàu đạt giá trị cao nhất 3,1 m/s và tương ứng là tiềm năng về gió của trạm cũng cao hơn so với các vị trí khác. Trạm Vũng Tàu lại nằm rất gần với huyện Cần Giờ của Thành phố Hồ Chí Minh và có thể xem Vũng Tàu như là cửa ngõ ra biển của Thành phố Hồ Chí Minh, nên giá trị tốc độ gió trung bình của trạm này cũng thể hiện khá rõ tốc độ gió trung bình của huyện Cần Giờ.

Tốc độ gió trung bình tháng cực đại đo được của trạm Vũng Tàu trong giai đoạn từ năm 1978 đến năm 2006 là 5,4 m/s.

Theo như phân tích điều kiện tự nhiên xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh ở trên, vùng có tiềm năng ứng dụng năng lượng gió chỉ ở huyện ven biển của thành phố là huyện Cần Giờ. Ngoài ra, đảo Thạnh An (Cần Giờ) là xã đảo duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh chưa có điện lưới quốc gia, là nơi có tiềm năng ứng dụng năng lượng gió lớn nhất ở thành phố này.

Chính vì những điều kiện trên, tiềm năng và khả năng khai thác năng lượng gió ở Thành phố Hồ Chí Minh có thể xây dựng các nhà máy phát điện gió nối lưới tại huyện Cần Giờ, bổ sung nguồn cho lưới điện thành phố. Để nghiên cứu và làm rõ thêm về hiệu quả của năng lượng gió ứng dụng trong phát điện, hiện Sở Công Thương đang triển khai cột đo gió để đánh giá, khảo sát tiềm năng gió tại huyện Cần Giờ.

- Về sử dụng rác thải cho sản xuất điện (số liệu xem phụ lục đính kèm) Tiềm năng sản xuất điện từ rác thải được đánh giá dựa trên số liệu về khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh của thành phố hàng năm và công nghệ sản xuất điện từ rác thải sinh hoạt. Hiện nay các công nghệ sản xuất điện từ rác thải sinh hoạt bao gồm: đốt rác trực tiếp trong các lò đốt và thu hồi khí bãi rác để sản xuất điện từ các bãi chôn lấp hợp vệ sinh và các nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt:

+ Tiềm năng sản xuất điện từ khí bãi rác (KBR):

Khí bãi rác có bản chất là khí sinh học với hàm lượng mêtan (CH4) chiếm 50- 60% và dyoxit cacbon (CO2) là 30-35%, thành phần các khí này ổn định theo thời gian chôn lấp hoặc ủ kỵ khí. Sản lượng KBR phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Rác thải sinh hoạt của Thành phố Hồ Chí Minh có đặc tính rất thuận lợi cho các công nghệ thu hồi KBR phát điện. Theo nghiên cứu trong dự án “Tái sinh năng lượng từ KBR bãi chôn rác Đông Thạnh và Phước Hiệp 1 - Thành phố Hồ Chí Minh” thì 1 tấn rác thải sinh hoạt của Thành phố Hồ Chí Minh có thể sản sinh khoảng 60m3 KBR trong cả đời dự án là 15 năm. Như vậy ta có thể ước tính sản lượng KBR và sản lượng điện năng có thể sản xuất được từ KBR cho Thành phố Hồ Chí Minh được thống kê trong bảng tiềm năng sản xuất điện từ rác thải sinh hoạt.

+ Tiềm năng sản xuất điện từ đốt trực tiếp rác thải sinh hoạt (RTSH):

Công nghệ đốt trực tiếp rác cũng giống như các loại nhiên liệu sinh khối khác, tuy nhiên rác thải sinh hoạt của Thành phố Hồ Chí Minh có độ ẩm tương đối cao (60-70%) nên phải sấy khô nhiên liệu do đó làm tăng chi phí đầu tư. Kết quả tính toán tiềm năng sản xuất điện từ đốt rác trực tiếp được thống kê trong bảng tiềm năng sản xuất điện từ rác thải sinh hoạt.

- Khả năng thay thế sử dụng điện từ năng lượng khí sinh học Nguồn chất thải để sản xuất khí sinh học chủ yếu là từ chất thải chăn nuôi của các hộ gia đình và các trang trại chăn nuôi, mà phần lớn tập trung nhiều ở một số quận gần ngoại ô thành phố và các huyện ngoại thành.

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố cung cấp thì đến năm 2010 tổng số hầm biogas của hộ gia đình trên địa bàn thành phố 6.110 (8m3/hầm) tương đương 48.800m3. Theo chỉ tiêu kế hoạch Chương trình vệ sinh nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 xây dựng mới 4.636 hầm biogas, tương đương 37.000m3 (khí sinh học cho mục đích phát điện với suất tiêu hao nhiên liệu 0,78m3 khí sinh học thì phát được 1kWh).

- Khả năng khai thác sử dụng nguồn năng lượng sinh khối

Năng lượng sinh khối bao gồm: gỗ củi, các phế thải từ gỗ và phụ phẩm nông nghiệp. Việc sử dụng và khai thác nguồn năng lượng sinh khối ở thành phố cho sản xuất năng lượng được xem xét các loại sinh khối có mức tập trung nguồn cao dễ thu gom nhiên liệu như trấu, bã mía ...

Cơ cấu phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh là dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Trong đó dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất, nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên việc sử dụng năng lượng sinh khối (trấu, bã mía...) để sản xuất điện là không khả thi. Việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ năng lượng sinh khối đã và đang triển khai thực hiện ở hầu hết các tỉnh, thành lân cận.

2. Về tiết kiệm năng lượng

Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của thành phố còn rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng. Với việc nhận thức về tiết kiệm năng lượng của người dân và doanh nghiệp ngày càng nâng cao, trong giai đoạn tới, tiềm năng tiết kiệm năng lượng có thể đạt trên 3%/năm. Cụ thể cho từng đối tượng sử dụng điện như sau:

- Đối với hộ gia đình: Hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện lớn (máy điều hòa nhiệt độ, máy nước nóng, bàn là điện…) trong thời gian cao điểm của hệ thống điện, sử dụng các loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng, sử dụng bình nước nóng bằng năng lượng mặt trời, các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng.

- Đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập: Xây dựng và thực hiện kế hoạch tiết kiệm điện năng sử dụng hàng năm của cơ quan, đơn vị theo Thông tư số 111/2009/TTLT/BTC-BCT của Liên Bộ Tài chính - Công Thương về hướng dẫn thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió tự nhiên, tắt bớt đèn chiếu sáng khi số người làm việc trong phòng giảm, sử dụng điều hòa nhiệt độ khi thật cần thiết, cài đặt chế độ làm mát từ 25oC trở lên. Khi cải tạo hoặc trang bị mới phải sử dụng phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất cao theo quy định hoặc thiết bị sử dụng điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng;

- Đối với hệ thống chiếu sáng công cộng: rà soát, có kế hoạch cắt giảm từ 40% đến 50% công suất đèn chiếu sáng của hệ thống chiếu sáng của hệ thống đèn chiếu sáng 1 cấp công suất chưa kết nối về trung tâm điều khiển chiếu sáng công cộng thành phố. Riêng các vị trí có nguy cơ mất an toàn giao thông cao (trên các cầu đường bộ, khúc cua cong, khu vực giao lộ: ngã ba, ngã tư, khoảng cách chiếu sáng giữa 2 đèn lớn hơn 70m) không thực hiện tiết giảm đèn chiếu sáng công cộng. Khuyến khích sử dụng các loại đèn chiếu sáng tiết kiệm điện, năng lượng xanh cho hệ thống chiếu sáng công cộng (đèn năng lượng gió, đèn LED, đèn sử dụng năng lượng mặt trời).

- Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ: Các nhà hàng, cơ sở dịch vụ thương mại tiếp tục giảm 50% công suất chiếu sáng quảng cáo, trang trí ngoài trời vào giờ cao điểm buổi tối của hệ thống điện, không sử dụng bóng đèn có công suất lớn để quảng cáo, trang trí, sử dụng đèn chiếu sáng có công nghệ cao (đèn LED).

- Đối với các doanh nghiệp sản xuất: Hiện nay, trên địa bàn thành phố có hàng chục ngàn cơ sở sản xuất đang hoạt động, trong đó có khoảng 170 doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm có mức tiêu thụ năng lượng lớn hơn 1.000 TOE/năm (tương đương hơn 6 triệu kWh/năm). Các doanh nghiệp cần phải xây dựng các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo sử dụng đúng công suất và biểu đồ phụ tải đã đăng ký trong hợp đồng mua bán điện, bố trí kế hoạch sản xuất hợp lý, hạn chế tối đa việc huy động các thiết bị tiêu thụ công suất điện lớn. Trong những năm qua việc hiện đại hóa máy móc thiết bị đã được nhiều doanh nghiệp quan tâm nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, tuy nhiên do điều kiện khó khăn về tài chính nên nhiều doanh nghiệp vẫn đang sản xuất với dây chuyền lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, dẫn đến tỷ lệ giá điện trong giá thành sản phẩm cao làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất với sự hỗ trợ về chính sách ưu đãi của nhà nước.

C. CHỈ TIÊU, GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

I. Đối với lĩnh vực tiết kiệm năng lượng

Chỉ tiêu tiết kiệm điện trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 là 2% so với sản lượng điện thương phẩm. Riêng trong năm 2012 sản lượng điện tiết kiệm phấn đấu đạt 400 triệu kWh, trong đó:

1. Đối với lĩnh vực tiêu dùng dân cư

a) Chỉ tiêu: Phấn đấu tiết kiệm 195 triệu kWh.

b) Giải pháp:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi… về hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện lớn (máy điều hòa nhiệt độ, máy nước nóng, bàn là điện…) trong thời gian cao điểm của hệ thống điện.

- Tổ chức hiệu quả chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện”.

- Xây dựng lộ trình giảm tổn thất điện năng trên lưới điện của thành phố.

- Đẩy mạnh quảng bá sử dụng đèn compact, đèn LED, bình nước nóng năng lượng mặt trời...

- Vận động và có chính sách hỗ trợ lắp đặt bình nước nóng năng lượng mặt trời, sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường với chi phí thấp cho các hộ gia đình có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố.

- Hướng dẫn kỹ năng sử dụng điện tiết kiệm cho các hộ gia đình.

c) Phân công thực hiện:

Tổng công ty Điện lực thành phố tổ chức thực hiện các nội dung sau:

- Chủ trì, tổ chức thực hiện các giải pháp đã nêu trong việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và sử dụng năng lượng xanh đối với lĩnh vực tiêu dùng dân cư đảm bảo các chỉ tiêu đã đề ra trong chương trình.

- Chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan để hỗ trợ cung cấp số liệu có liên quan, hướng dẫn chuyên môn cho các đơn vị khi có yêu cầu.

- Phối hợp với Sở Công Thương nghiên cứu và đề xuất chính sách hỗ trợ và giá mua - bán điện từ nguồn năng lượng xanh trên địa bàn thành phố.

- Giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các giải pháp đã đề ra của các đơn vị trực thuộc và thuộc địa bàn quản lý để đảm bảo các thực hiện hiệu quả các giải pháp và đảm bảo chỉ tiêu đã nêu trong Chương trình.

- Định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với lĩnh vực được phân công nhằm đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra và gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 30 tháng 3 hàng năm.

2. Đối với lĩnh vực cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước

2.1. Đối với trụ sở các Sở, ngành và các cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước do các Sở, ngành quản lý:

a) Chỉ tiêu: Phấn đấu tiết kiệm 7 triệu kWh.

b) Giải pháp:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương tiết kiệm điện đến từng cơ quan, đơn vị.

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và giám sát việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm điện năng sử dụng hàng năm của cơ quan, đơn vị theo Thông tư số 111/2009/TTLT/BTC-BCT của Liên Bộ Tài chính - Công Thương về hướng dẫn thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

- Đầu tư thay mới các thiết bị sử dụng điện tiêu tốn nhiều điện năng (đèn chiếu sáng, máy lạnh, thiết bị văn phòng…) bằng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, các thiết bị sử dụng năng lượng xanh.

c) Phân công thực hiện:

Sở Công Thương tổ chức thực hiện các nội dung sau:

- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện công tác tiết kiệm điện đối với trụ sở các Sở, ngành và các cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước do các Sở, ngành quản lý trên địa bàn thành phố nhằm đảm bảo các chỉ tiêu về tiết kiệm điện theo từng năm.

- Theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm điện năng sử dụng hàng năm của cơ quan, đơn vị theo Thông tư số 111/2009/TTLT/BTC-BCT của Liên Bộ Tài chính - Công Thương về hướng dẫn thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

- Định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện về việc tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực chiếu sáng công cộng, giao thông vận tải và gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 30 tháng 3 hàng năm.

2.2. Đối với trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân các quận - huyện quản lý:

a) Chỉ tiêu: Phấn đấu tiết kiệm 8 triệu kWh

b) Giải pháp:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương tiết kiệm điện đến từng cơ quan, đơn vị.

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và giám sát việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm điện năng sử dụng hàng năm của cơ quan, đơn vị theo Thông tư số 111/2009/TTLT/BTC-BCT của Liên Bộ Tài chính - Công Thương về hướng dẫn thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

- Đầu tư thay mới các thiết bị sử dụng điện tiêu tốn nhiều điện năng (đèn chiếu sáng, máy lạnh, thiết bị văn phòng...) bằng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, các thiết bị sử dụng năng lượng xanh.

c) Phân công thực hiện:

Ủy ban nhân dân các quận - huyện tổ chức thực hiện các nội dung sau:

- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện công tác tiết kiệm điện đối với trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân các quận - huyện quản lý nhằm đảm bảo các chỉ tiêu về tiết kiệm điện theo từng năm.

- Theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm điện năng sử dụng hàng năm của cơ quan, đơn vị theo Thông tư số 111/2009/TTLT/BTC-BCT của Liên Bộ Tài chính - Công Thương về hướng dẫn thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

- Định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện về việc tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực chiếu sáng công cộng, giao thông vận tải và gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 30 tháng 3 hàng năm.

3. Đối với hệ thống chiếu sáng công cộng

a) Chỉ tiêu: Phấn đấu tiết kiệm 10 triệu kWh.

b) Giải pháp:

- Rà soát, có kế hoạch cắt giảm từ 40% đến 50% công suất đèn chiếu sáng của hệ thống chiếu sáng 1 cấp công suất chưa kết nối về trung tâm điều khiển chiếu sáng công cộng thành phố.

- Sử dụng đèn chiếu sáng 2 cấp công suất hoặc đèn LED đối với những tuyến đường đầu tư xây dựng mới, các khu đô thị, khu dân cư, lắp đặt thiết bị kết nối về trung tâm điều khiển chiếu sáng đối với hệ thống đèn chiếu sáng công cộng 1 cấp công suất.

- Thay thế dần các đèn chiếu sáng 1 cấp công suất thành 2 cấp công suất, đồng thời rà soát và có kế hoạch thay thế các đèn chiếu sáng công cộng có công suất phù hợp với các tuyến đường có mật độ xe lưu thông thấp.

- Có kế hoạch sử dụng thí điểm thiết bị chiếu sáng sử dụng năng lượng xanh (năng lượng mặt trời, năng lượng gió), đèn LED.

c) Phân công thực hiện:

Sở Giao thông vận tải tổ chức thực hiện các nội dung sau:

- Chủ trì, tổ chức thực hiện các giải pháp đã nêu trong lĩnh vực chiếu sáng công cộng.

- Giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các giải pháp đã đề ra của các đơn vị trực thuộc và thuộc lĩnh vực quản lý để đảm bảo các thực hiện hiệu quả các giải pháp và đảm bảo chỉ tiêu đã nêu trong Chương trình.

- Định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện về việc tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực chiếu sáng công cộng, giao thông vận tải và gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 30 tháng 3 hàng năm.

4. Đối với lĩnh vực sản xuất

4.1. Đối với doanh nghiệp trong các Khu chế xuất và công nghiệp thành phố:

a) Chỉ tiêu: Phấn đấu tiết kiệm 45 triệu kWh.

b) Giải pháp:

- Tổ chức hướng dẫn và thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các doanh nghiệp.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các doanh nghiệp.

- Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn để đầu tư cải tạo, thay thế thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng bằng các thiết bị tiết kiệm năng lượng.

c) Phân công thực hiện:

Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Thành phố tổ chức thực hiện các nội dung sau:

- Chủ trì, tổ chức thực hiện các giải pháp đã nêu trong việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và sử dụng năng lượng xanh đối với lĩnh vực sản xuất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Tăng cường công tác quản lý, giám sát việc thực hiện thời gian bật, tắt đèn chiếu sáng công cộng trong các khu chế xuất, công nghiệp. Khi thực hiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo hệ thống đèn chiếu sáng công cộng cần sử dụng đèn có 2 cấp chiếu sáng, đèn tiết kiệm điện năng, đèn LED…

- Chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty Điện lực Thành phố giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các giải pháp đã đề ra của các đơn vị trực thuộc và thuộc địa bàn quản lý để đảm bảo các thực hiện hiệu quả các giải pháp và chỉ tiêu đã nêu trong Chương trình.

- Định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với lĩnh vực được phân công nhằm đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra và gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 30 tháng 3 hàng năm.

4.2. Đối với doanh nghiệp nằm ngoài khu chế xuất và công nghiệp:

a) Chỉ tiêu: Phấn đấu tiết kiệm 25 triệu kWh.

b) Giải pháp:

- Tổ chức hướng dẫn và thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các doanh nghiệp.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các doanh nghiệp.

- Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn để đầu tư cải tạo, thay thế thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng bằng các thiết bị tiết kiệm năng lượng.

c) Phân công thực hiện:

Ủy ban nhân dân các quận - huyện tổ chức thực hiện các nội dung sau:

- Chủ trì, tổ chức thực hiện các giải pháp đã nêu trong việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và sử dụng năng lượng xanh đối với các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn quản lý. Tổ chức hướng dẫn và thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các doanh nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty Điện lực Thành phố giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các giải pháp đã đề ra của các đơn vị trực thuộc và thuộc địa bàn quản lý để đảm bảo các thực hiện hiệu quả các giải pháp và đảm bảo chỉ tiêu đã nêu trong Chương trình.

- Định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với lĩnh vực được phân công nhằm đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra và gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 30 tháng 3 hàng năm.

4.3. Đối với khối doanh nghiệp nhà nước:

a) Chỉ tiêu: Phấn đấu tiết kiệm 20 triệu kWh.

b) Giải pháp:

- Tổ chức hướng dẫn và thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các doanh nghiệp.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các doanh nghiệp.

- Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn để đầu tư cải tạo, thay thế thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng bằng các thiết bị tiết kiệm năng lượng.

c) Phân công thực hiện:

- Sở Công Thương tổ chức thực hiện các nội dung sau:

+ Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện công tác tiết kiệm điện đối với các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố nhằm đảm bảo các chỉ tiêu về tiết kiệm điện theo từng năm.

+ Tổ chức hướng dẫn và thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các doanh nghiệp nhà nước. Nghiên cứu đề xuất các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đầu tư cải tạo, thay thế thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng bằng các thiết bị tiết kiệm năng lượng.

+ Định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với lĩnh vực được phân công nhằm đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra và gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 30 tháng 3 hàng năm.

- Các Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện nhằm thực hiện chỉ tiêu mỗi năm tiết kiệm 2% so với lượng điện năng tiêu thụ.

4.4. Đối với doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm:

a) Chỉ tiêu: Phấn đấu tiết kiệm 30 triệu kWh.

b) Giải pháp:

- Tổ chức hướng dẫn và thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các doanh nghiệp. Thực hiện kiểm toán bắt buộc 3 năm một lần đối với doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các doanh nghiệp.

- Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn để đầu tư cải tạo, thay thế thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng bằng các thiết bị tiết kiệm năng lượng.

c) Phân công thực hiện:

Sở Công Thương tổ chức thực hiện các nội dung sau:

- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện công tác tiết kiệm điện đối với các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố nhằm đảm bảo các chỉ tiêu về tiết kiệm điện theo từng năm.

- Tổ chức hướng dẫn và thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các đơn vị. Thực hiện kiểm toán bắt buộc 3 năm một lần đối với đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm.

- Định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với lĩnh vực được phân công nhằm đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra và gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 30 tháng 3 hàng năm.

5. Đối với khối các tòa nhà xây dựng

a) Chỉ tiêu: Phấn đấu tiết kiệm 5 triệu kWh.

b) Giải pháp:

- Khi tiến hành thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng các toà nhà có quy mô lớn cần tuân thủ các quy định của Quy chuẩn xây dựng Việt Nam: QCXDVN 09:2005: “Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả” được ban hành kèm theo Quyết định số 40/2005/QĐ-BXD ngày 17 tháng 11 năm 2005 của Bộ Xây dựng.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các tòa nhà có quy mô lớn.

c) Phân công thực hiện:

Sở Xây dựng tổ chức thực hiện các nội dung sau:

- Xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn và phổ biến thông tin về Quy chuẩn xây dựng Việt Nam “Các công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”, các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng, bao gồm các nội dung liên quan đến công tác tư vấn, giám sát, thẩm định, cấp phép công trình cho cán bộ quản lý xây dựng các quận - huyện.

- Giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện có hiệu quả về công tác tiết kiệm năng lượng đối với lĩnh vực các tòa nhà xây dựng.

- Định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với lĩnh vực được phân công nhằm đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra và gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 30 tháng 3 hàng năm.

6. Đối với lĩnh vực chiếu sáng dân lập

a) Chỉ tiêu: Phấn đấu tiết kiệm 5 triệu kWh.

b) Giải pháp:

- Tiếp tục sử dụng bóng đèn compact khi lắp đặt mới và để thay thế các bóng đèn tiêu tốn nhiều điện năng.

- Thực hiện giám sát chặt chẽ thời gian bật, tắt đèn theo quy định tại Chỉ thị số 06/2011/CT-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Khi thực hiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, thay thế hệ thống đèn chiếu sáng dân lập cần đảm bảo tuân thủ các quy định tại Quyết định số 11/2003/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2003 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ban hành quy định lắp đặt mới, cải tạo và quản lý hệ thống đen chiếu sáng dân lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

c) Phân công thực hiện:

Ủy ban nhân dân các quận - huyện tổ chức thực hiện các nội dung sau:

- Chủ trì, tổ chức thực hiện các giải pháp đã nêu trong việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và sử dụng năng lượng xanh đối với lĩnh vực chiếu sáng dân lập trên địa bàn quản lý.

- Tiếp tục thực hiện thay thế các bóng đèn thông thường bằng bóng đèn tiết kiệm điện. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn giám sát chặt chẽ thời gian bật, tắt đèn theo quy định tại Chỉ thị số 06/2011/CT-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với lĩnh vực được phân công nhằm đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra và gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 30 tháng 3 hàng năm.

7. Đối với khối y tế

a) Chỉ tiêu: Phấn đấu tiết kiệm 15 triệu kWh.

b) Giải pháp:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương tiết kiệm điện đến từng bệnh viện, trung tâm y tế...

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và giám sát việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm điện năng sử dụng hàng năm của các bệnh viện, trung tâm y tế theo Thông tư số 111/2009/TTLT/BTC-BCT của Liên Bộ Tài chính - Công Thương về hướng dẫn thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

- Đầu tư thay mới các thiết bị sử dụng điện tiêu tốn nhiều điện năng (đèn chiếu sáng, máy lạnh, thiết bị văn phòng...) bằng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, các thiết bị sử dụng năng lượng xanh như đèn tiết kiệm điện T5, T8, bình nước nóng năng lượng mặt trời.

c) Phân công thực hiện:

Sở Y tế tổ chức thực hiện các nội dung sau:

- Chủ trì, tổ chức thực hiện các giải pháp đã nêu trong việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và sử dụng năng lượng xanh đối với khối y tế.

- Chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty Điện lực Thành phố giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các giải pháp đã đề ra của các đơn vị trực thuộc và thuộc lĩnh vực quản lý để đảm bảo thực hiện hiệu quả các giải pháp và chỉ tiêu đã nêu trong Chương trình.

- Định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với lĩnh vực được phân công nhằm đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra và gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 30 tháng 3 hàng năm.

8. Đối với khối giáo dục

a) Chỉ tiêu: phấn đấu tiết kiệm 13 triệu kWh.

b) Giải pháp:

- Tổ chức tập huấn, xây dựng nội dung, giáo trình, phương pháp giảng dạy lồng ghép các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học chính thức hoặc các buổi họp ngoại khóa, phù hợp với từng cấp học từ tiểu học đến phổ thông trung học hoặc giáo dục thường xuyên. Tổ chức tập huấn đội ngũ giáo viên về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Tổ chức tập huấn, xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình lồng ghép các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các nhóm ngành nghề của các trường trung cấp chuyên nghiệp.

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và giám sát việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm điện năng sử dụng hàng năm của các trường theo Thông tư số 111/2009/TTLT/BTC-BCT của Liên Bộ Tài chính - Công Thương về hướng dẫn thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

- Đầu tư thay mới các thiết bị sử dụng điện tiêu tốn nhiều điện năng (đèn chiếu sáng, máy lạnh, thiết bị văn phòng...) bằng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, các thiết bị sử dụng năng lượng xanh như đèn LED, đèn tiết kiệm điện T5, T8, bình nước nóng năng lượng mặt trời.

c) Phân công thực hiện:

Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện các nội dung sau:

- Chủ trì, tổ chức thực hiện các giải pháp đã nêu trong việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và sử dụng năng lượng xanh đối với khối giáo dục.

- Chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty Điện lực Thành phố giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các giải pháp đã đề ra của các đơn vị trực thuộc và thuộc lĩnh vực quản lý để đảm bảo thực hiện hiệu quả các giải pháp và đảm bảo chỉ tiêu đã nêu trong Chương trình.

- Định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với lĩnh vực được phân công nhằm đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra và gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 30 tháng 3 hàng năm.

9. Đối với lĩnh vực quảng cáo - trang trí

a) Chỉ tiêu: Phấn đấu tiết kiệm 2 triệu kWh.

b) Giải pháp:

- Tiếp tục vận động cắt giảm 50% lượng đèn chiếu sáng phục vụ quảng cáo.

- Kiểm tra, giám sát thời gian bật; tắt đèn từ 18 giờ 30 đến 22 giờ.

- Xây dựng tiêu chuẩn về chiếu sáng trong quảng cáo, trang trí để làm quy định yêu cầu các đơn vị quảng cáo thực hiện.

c) Phân công thực hiện:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện các nội dung sau:

- Chủ trì, tổ chức thực hiện các giải pháp đã nêu trong việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và sử dụng năng lượng xanh đối với lĩnh vực quảng cáo, trang trí.

- Chủ trì xây dựng tiêu chuẩn về chiếu sáng trong quảng cáo, trang trí để áp dụng trên địa bàn thành phố.

- Chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty Điện lực Thành phố giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các giải pháp đã đề ra của các đơn vị trực thuộc và thuộc lĩnh vực quản lý để đảm bảo các thực hiện hiệu quả các giải pháp và đảm bảo chỉ tiêu đã nêu trong Chương trình.

- Định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với lĩnh vực được phân công nhằm đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra và gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 30 tháng 3 hàng năm.

10. Đối với lĩnh vực thương mại - dịch vụ

a) Chỉ tiêu: Phấn đấu tiết kiệm 20 triệu kWh.

b) Giải pháp:

- Tổ chức tuyên truyền, vận động chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ hạn chế mở đèn chiếu sáng khi không cần thiết.

- Tổ chức hướng dẫn và thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các đơn vị. Thực hiện kiểm toán bắt buộc 3 năm một lần đối với đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Vận động các cơ sở kinh doanh dịch vụ hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện lớn vào giờ cao điểm, sử dụng các thiết bị điện có dán nhãn năng lượng, đèn LED, T8, T5…

c) Phân công thực hiện:

Ủy ban nhân dân các quận - huyện tổ chức thực hiện các nội dung sau:

- Chủ trì, tổ chức thực hiện các giải pháp đã nêu trong việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và sử dụng năng lượng xanh đối với lĩnh vực thương mại - dịch vụ trên địa bàn quản lý. Tổ chức hướng dẫn và thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các đơn vị. Thực hiện kiểm toán bắt buộc 3 năm một lần đối với đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm.

- Chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty Điện lực Thành phố giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Vận động các cơ sở kinh doanh - dịch vụ hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện lớn vào giờ cao điểm, sử dụng các thiết bị điện có dán nhãn năng lượng, đèn LED, T8, T5…

- Định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với lĩnh vực được phân công nhằm đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra và gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 30 tháng 3 hàng năm.

II. Đối với phát triển nguồn điện từ năng lượng mới, năng lượng tái tạo

Chỉ tiêu: Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ công suất điện từ năng lượng mới, năng lượng tái tạo chiếm hơn 1% công suất tiêu thụ toàn thành phố, tương đương 48MW

(Theo quy hoạch điện lực Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 công suất tiêu thụ toàn thành phố là 4.800MW). Trong đó:

1. Hệ thống điện mặt trời trang bị cho hộ gia đình

a) Chỉ tiêu: Đến năm 2015 có khoảng 7 hộ gia đình hoặc tòa nhà, trụ sở cơ quan sử dụng hệ thống điện mặt trời với công suất khoảng 20kWp tiết kiệm 23.554 kWh/năm.

b) Giải pháp:

- Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư mô hình này trong các hộ gia đình, toà nhà như: vay vốn đầu tư; chính sách giá mua và bán điện nếu điện mặt trời được sử dụng thừa trong hộ gia đình được bán lên lưới điện và ngược lại nếu không có điện mặt trời thì gia đình sử dụng điện lưới.

- Xây dựng thí điểm 1 - 2 trụ sở cơ quan, đơn vị nhà nước, doanh nghiệp nhà nước sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời để thúc đẩy các thành phần kinh tế khác đầu tư mô hình này.

c) Phân công thực hiện:

Sở Công Thương tổ chức thực hiện các nội dung sau:

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió như: hỗ trợ vế đất đai, vay vốn ưu đãi…

- Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thử nghiệm đề án ứng dụng pin mặt trời tại các hộ gia đình theo hình thức vừa sử dụng điện lưới vừa sử dụng điện mặt trời.

- Xây dựng thí điểm một đề án ứng dụng pin mặt trời tại hộ gia đình theo hình thức vừa sử dụng điện lưới vừa sử dụng điện pin mặt trời.

- Định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với lĩnh vực được phân công nhằm đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra và gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 30 tháng 3 hàng năm.

2. Hệ thống đèn đường chiếu sáng sử dụng năng lượng tái tạo

a) Chỉ tiêu: Đến năm 2015 có khoảng 100 bộ đèn chiếu sáng công cộng sử dụng năng lượng xanh và đèn LED.

b) Giải pháp:

- Thí điểm đầu tư bằng ngân sách một số tuyến đường mới hay cải tạo hệ thống đèn chiếu sáng hiện hữu sử dụng công nghệ đèn chiếu sáng năng lượng xanh (năng lượng mặt trời, năng lượng gió), đèn LED.

- Rà soát các yêu cầu về kỹ thuật chiếu sáng tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng chính sách và quy định sử dụng đèn chiếu sáng công cộng sử dụng năng lượng xanh, đèn LED… trên các tuyến đường đầu tư xây dựng mới và khu đô thị, khu dân cư mới.

c) Phân công thực hiện:

Sở Giao thông vận tải tổ chức thực hiện các nội dung sau:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu đầu tư thí điểm bằng ngân sách tại một số tuyến đường mới hay cải tạo hệ thống đèn chiếu sáng hiện hữu sử dụng công nghệ đèn chiếu sáng năng lượng xanh (năng lượng mặt trời, năng lượng gió), đèn LED.

- Định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với lĩnh vực được phân công nhằm đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra và gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 30 tháng 3 hàng năm.

3. Sử dụng hệ thống bình nước nóng bằng hệ thống bình nước nóng năng lượng mặt trời

a) Chỉ tiêu: Số lượng sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời sử dụng trong hộ gia đình, cơ quan; đơn vị thụ hưởng ngân sách, nhà hàng, khách sạn, tòa nhà… tăng 3%/năm.

b) Giải pháp:

- Nghiên cứu xây dựng quy định sử dụng thiết bị gia nhiệt bằng năng lượng mặt trời trong đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

- Tuyên truyền những lợi ích kinh tế, môi trường và vận động người dân sử dụng bình nước nóng bằng năng lượng mặt trời.

- Hỗ trợ kinh phí để khuyến khích sản xuất và sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời.

c) Phân công thực hiện:

- Ủy ban nhân dân các quận - huyện chủ trì thực hiện tuyên truyền, vận động các hộ dân, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn quản lý sử dụng bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời, đảm bảo chỉ tiêu mỗi năm tăng 3% cho từng quận - huyện.

- Tổng Công ty Điện lực Thành phố hỗ trợ kinh phí để khuyến khích sản xuất và sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời

- Sở Công Thương nghiên cứu xây dựng quy định sử dụng thiết bị gia nhiệt bằng năng lượng mặt trời trong đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước…

4. Về năng lượng gió

a) Chỉ tiêu: Đến năm 2015 phấn đấu đạt 3 MW từ nguồn năng lượng gió và triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ xây dựng dự án nhà máy điện gió 200MW tại huyện Cần Giờ.

b) Giải pháp:

- Nghiên cứu đánh giá, khảo sát tiềm năng gió tại huyện Cần Giờ để làm rõ hơn tiềm năng nguồn năng lượng gió nhằm kêu gọi đầu tư.

- Thí điểm đầu tư bằng nguồn ngân sách thành phố ít nhất 2 tua - bin gió có công suất khoảng 3 MW để kêu gọi, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác đầu tư mô hình này.

- Hỗ trợ các thủ tục đầu tư, giao đất, mua và bán điện… để khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này.

c) Phân công thực hiện:

Sở Công Thương tổ chức thực hiện các nội dung sau:

- Đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng cột đo gió tại huyện Cần Giờ để làm rõ hơn tiềm năng nguồn năng lượng gió nhằm kêu gọi đầu tư.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Tổng Công ty Điện lực Thành phố nghiên cứu đề xuất cơ chế nhằm hỗ trợ thủ tục đầu tư, giao đất, mua và bán điện… để khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Tổng Công ty Điện lực Thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu việc đầu tư bằng nguồn ngân sách thành phố ít nhất 2 tua-bin gió có công suất khoảng 3 MW, đồng thời triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ xây dựng dự án nhà máy điện gió 200MW tại huyện Cần Giờ.

5. Về sử dụng rác thải cho sản xuất điện

a) Chỉ tiêu: Đến năm 2015 phấn đấu công suất điện từ các nhà máy điện rác đạt 43 MW.

b) Giải pháp:

- Thúc đẩy tiến độ xây dựng các nhà máy điện rác Đông Thạnh, Hiệp Phước 1 tại huyện Củ Chi để đảm bảo đưa vào vận hành đúng tiến độ và công suất đã được phê duyệt trong Quy hoạch phát triển điện lực thành phố.

- Nghiên cứu, phát triển các nhà máy điện từ việc xử lý rác tại các chợ đầu mối trên địa bàn thành phố.

c) Phân công thực hiện:

Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện các nội dung sau:

- Chủ trì, tổ chức thực hiện các giải pháp đã nêu trong lĩnh vực sử dụng rác thải cho sản xuất điện tại các bãi rác và các chợ đầu mối.

- Thúc đẩy tiến độ các dự án xử lý rác tại các bãi rác, đảm bảo việc xử lý rác kết hợp với xây dựng nhà máy phát điện. Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương kiểm tra, thúc đẩy tiến độ xây dựng nhà máy điện rác Đông Thạnh và Hiệp Phước 1 tại huyện Củ Chi. Báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố những khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ nhằm đảm bảo đưa nhà máy vào vận hành đúng tiến độ theo Quy hoạch đã được phê duyệt.

- Giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các giải pháp đã đề ra của các đơn vị trực thuộc và thuộc lĩnh vực quản lý để đảm bảo các thực hiện hiệu quả các giải pháp và đảm bảo chỉ tiêu đã nêu trong Chương trình.

- Định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện về việc sử dụng nguồn nguyên liệu rác thải để phát điện và gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 30 tháng 3 hàng năm.

6. Về thay thế, sử dụng điện từ năng lượng khí sinh học

a) Chỉ tiêu: Đến năm 2015 phấn đấu xây dựng 95.800m3 hầm khí sinh học trong đó hộ gia đình 85.800m3 và các trang trại, xí nghiệp chăn nuôi 10.000m3.

b) Giải pháp: Hỗ trợ, khuyến khích các hộ gia đình và các trang trại chăn nuôi xây dựng các hầm khí sinh học để sử dụng năng lượng khí thay thế cho năng lượng điện trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

c) Phân công thực hiện:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện các nội dung sau:

- Khẩn trương hoàn chỉnh, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Chương trình vệ sinh môi trường thành phố giai đoạn 2012 - 2015.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, quận - huyện và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các giải pháp, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đảm bảo tiến độ thực hiện Chương trình vệ sinh môi trường nông thôn, góp phần thúc đẩy việc sử dụng năng lượng xanh trên toàn thành phố.

- Giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các giải pháp đã đề ra của các đơn vị trực thuộc và thuộc lĩnh vực quản lý để đảm bảo các thực hiện hiệu quả các giải pháp và đảm bảo chỉ tiêu đã nêu trong Chương trình.

- Định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện đối với lĩnh vực được phân và gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 30 tháng 3 hàng năm.

7. Về sử dụng nhiên liệu thay thế nhiêu liệu truyền thống trong hoạt động giao thông vận tải

a) Chỉ tiêu: phấn đấu đến năm 2015 có 10% - 15% đối với phương tiện xe buýt sử dụng nhiên liệu CNG và 2% - 5% phương tiện xe taxi sử dụng nhiên liệu LPG.

b) Giải pháp:

- Hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế mua sắm đầu tư phương tiện giao thông công cộng sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng, xăng sinh học thay thế cho nhiên liệu truyền thống.

- Đầu tư thí điểm bằng nguồn ngân sách thành phố phương tiện giao thông công cộng sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng, xăng sinh học thay thế cho nhiên liệu truyền thống.

c) Phân công thực hiện:

Sở Giao thông vận tải tổ chức thực hiện các nội dung sau:

- Chủ trì, tổ chức thực hiện các giải pháp đã nêu trong lĩnh vực sử dụng nhiên liệu thay thế nhiêu liệu truyền thống trong hoạt động giao thông vận tải.

- Xây dựng kế hoạch đầu tư thí điểm bằng nguồn ngân sách thành phố phương tiện giao thông công cộng sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng, xăng sinh học thay thế cho nhiên liệu truyền thống.

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện trong năm 2012 và gửi 1 bản về Ủy ban nhân dân Thành phố, 1 bản về Sở Công Thương trước ngày 01 tháng 6 năm 2012.

2. Giao Sở Công Thương là cơ quan thường trực của chương trình lập kế hoạch thực hiện chương trình trong năm 2012 và gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 16 tháng 5 năm 2012.

3. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Xây dựng kế hoạch khảo sát tình hình sử dụng năng lượng của các thiết bị có tiêu thụ năng lượng trên địa bàn thành phố.

- Xây dựng chương trình hỗ trợ, thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước chuyển đổi công nghệ theo hướng nâng cao hiệu suất năng lượng.

- Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và năng lượng xanh.

- Xây dựng kế hoạch đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng, điều kiện của thành phố góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện lộ trình áp dụng nhãn năng lượng, từng bước loại bỏ phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lượng thấp.

- Tổ chức hội thảo, diễn đàn, giới thiệu công nghệ sản xuất các thiết bị tiết kiệm năng lượng và năng lượng xanh.

4. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải xây dựng kế hoạch tiết kiệm điện đối với lĩnh vực chiếu sáng công cộng như sử dụng mới, thay thế, cải tạo hệ thống đèn chiếu sáng công cộng 1 cấp công suất bằng đèn có 2 cấp công suất hoặc sử dụng bộ điều khiển chiếu sáng trung tâm.

5. Sở Y tế Thành phố đề nghị các bệnh viện trực thuộc (bệnh viện lớn) thực hiện kiểm toán năng lượng nhằm đánh giá hiệu qủa của việc sử dụng năng lượng tại các bệnh viện và có kế hoạch khắc phục những khâu bất hợp lý trong việc sử dụng năng lượng.

6. Trên cơ sở chỉ tiêu chung mà thành phố giao cho 24 quận - huyện, Ủy ban nhân dân các quận - huyện cùng phối hợp với các Công ty Điện lực khu vực căn cứ vào tình hình thực tế của từng quận - huyện phân xây dựng kế hoạch thực hiện đảm bảo các chỉ tiêu chung của thành phố giao.

7. Tổng Công ty Điện lực Thành phố thực hiện thống kê điện năng tiêu thụ, điện năng tiết kiệm cụ thể cho từng lĩnh vực theo phân chia trong Chương trình để làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả thực hiện theo từng lĩnh vực và báo cáo kết quả sản lượng điện tiết kiệm trong tháng của từng đối tượng về Sở Công Thương trước ngày 30 hàng tháng.

8. Trên cơ sở bản kế hoạch do các cơ quan, đơn vị xây dựng, Sở Công Thương có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện và kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố các khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ nhằm đảm bảo thực hiện đúng chỉ tiêu và thời hạn mà Chương trình đã đề ra.

 

PHỤ LỤC

1. Bảng thống kê tình hình sử dụng năng lượng của từng lĩnh vực năm 2011:

Lĩnh vực tiêu thụ điện

Điện năng tiêu thụ năm 2011 (triệu kWh)

Tỷ lệ so với điện năng thương phẩm (%)

Điện năng tiết kiệm năm 2011 (triệu kWh)

Tỷ lệ so điện năng tiết kiệm toàn thành phố năm 2011 (%)

Lĩnh vực tiêu dùng dân cư

5.893

38,4

194,6

49,7

Lĩnh vực cơ quan hành chính sự nghiệp

126,4

0,8

12,3

3

Lĩnh vực chiếu sáng công cộng

79,5

0,51

7,693

1,9

Lĩnh vực sản xuất

6.450

42

81,7

20,8

Lĩnh vực chiếu sáng dân lập

63,7

0,41

6,16

1,8

Khối bệnh viện

144,3

0,93

13,9

3,5

Khối trường học

118

0,76

11,45

2,91

Khối kinh doanh dịch vụ

1.918,8

12,5

16,6

4,2

2. Bảng bức xạ và cường độ bức xạ năng lượng mặt trời theo tháng và ngày tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Đặc trưng

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

T11

T12

Năm

Bức xạ tổng cộng (kWh/m2)

141,9

176,8

186,1

168,6

129,1

103,5

103,5

111,6

103,5

116,3

119,8

121,0

1581,7

Cường độ bức xạ (kWh/m2/ ngày)

4,6

6,3

6,0

5,6

4,2

3,5

3,3

3,6

3,5

3,8

4,0

3,9

4,3

3. Bảng thống kê tốc độ gió trung bình theo tháng:

3.1. Tại trạm Tân Sơn Hòa - Thành phố Hồ Chí Minh:

Tháng

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

T11

T12

Tb năm

V (m/s)

2

2,6

2,9

2,8

2

2

2,5

2,3

2,1

1,8

1,9

1,7

2,2

3.2. Tại trạm quan trắc khí tượng Nhà Bè:

Tháng

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

T11

T12

Tb năm

Vtb

1,51

1,94

4,01

4,19

5,97

6,86

6,34

6,98

5,72

4,75

4,68

4,85

4,82

Vmax

4,5

6,7

10,4

10,6

10,9

10,8

10,7

10,7

11

12,4

10

10,9

 

3.3. Tại các trạm quan trắc khí tượng lân cận Thành phố Hồ Chí Minh:

Trạm

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

T11

T12

Cả năm

Ba Tri

2.8

3

3

2.2

1.4

1.6

1.6

1.9

1.3

1.3

1.9

2.1

2

Mỹ Tho

1.6

2.3

2.3

1.7

1.2

1.7

1.7

2

1.4

1.1

1.1

1.1

1.6

Xuân Lộc

1.3

1.7

2

1.9

1.5

1.5

1.8

1.7

1.3

1

1

1.1

1.5

Vũng Tàu

3.2

4

4.2

3.7

2.7

3

3

3.1

2.5

2.2

2.5

2.4

3.1

4. Bảng tiềm năng sản xuất điện từ rác thải sinh hoạt:

Chỉ tiêu

Đơn vị

2009

Giai đoạn 2009 - 2015

Giai đoạn 2015 - 2020

Khối lượng RTSH

Tấn

2.649.900

22.490.153

31.526.155

Khối lượng RTSH cho chôn lấp

Tấn

1.854.930

15.743.107

22.068.309

Khối lượng RTSH cho đốt trực tiếp

Tấn

794.970

6.747.046

9.457.847

Giải pháp chôn lấp

 

 

 

 

Công suất lắp đặt máy phát điện

MW

5

29

66

Sản lượng điện năng trung bình hàng năm

MWh/năm

28.330

86.328

155.982

Giải pháp đốt trực tiếp

 

 

 

 

Công suất lắp đặt máy phát điện

MW

37

62

99

Sản lượng điện năng trung bình hàng năm

MWh

222.592

301.681

396.663

 

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ