Quyết định 23/2015/QĐ-UBND Quy định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet công cộng, trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Số hiệu: 23/2015/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Doãn Văn Hưởng
Ngày ban hành: 29/05/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Bưu chính, viễn thông, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2015/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 29 tháng 5 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, CUNG CẤP, SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET CÔNG CỘNG, TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23/11/2009;

Căn cứ Luật Quảng cáo ngày 21/6/2012;

Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

Căn cứ Nghi định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;

Căn cứ Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện;

Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Thông tư số 23/2013/TT-BTTT ngày 24/12/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;

Căn cứ Thông tư số 24/2014/TT-BTTT ngày 19/12/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng;

Theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 09/TTr-STTTT ngày 01/4/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet công cộng, trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 06/2010/QĐ-UBND ngày 28/4/20l0 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành quy định quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet công cộng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ lịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, trò chơi điện tử trên mạng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Doãn Văn Hưởng

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC QUẢN LÝ, CUNG CẤP, SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET CÔNG CỘNG, TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 23/2015/QĐ-UBND ngày 29/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng.

1. Quy định này quy định về việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet công cộng, trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

2. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet công cộng, trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Điều 2. giải thích từ ngữ

Các thuật ngữ được sử dụng trong văn bản theo quy định tại Khoản 14, Điều 3, Luật Viễn thông ngày 23/11/2009; Điều 3 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, cụ thể như sau:

1. Internet là hệ thống thông tin toàn cầu sử dụng giao thức Internet và tài nguyên Internet để cung cấp các dịch vụ và ứng dụng khác nhau cho người sử dụng dịch vụ viễn thông.

2. Dịch vụ Internet là loại hình dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ kết nồi Internet.

a) Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy nhập đến Internet

b) Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông khả năng kết nối với nhau để chuyển tải lưu lượng Internet.

3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet là doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ Internet quy định tại Khoản 2 điều này.

4. Đại lý Internet là tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng Internet thông qua hợp đồng đại lý Internet ký với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet để hưởng hoa hồng hoặc bán lại dịch vụ truy nhập Internet để hưởng chênh lệch giá.

5. Điểm truy nhập Internet công cộng bao gồm:

a) Địa điểm mà đại lý Internet được quyền sử dụng hợp pháp để cung cấp dịch vụ.

b) Điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp là địa điểm đơn vị thành viên hoặc cá nhân đại diện cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp quản lý để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng dịch vụ Internet

c) Điểm truy nhập Internet công cộng tại khách sạn, nhà hàng, sân bay, bến tàu, bến xe, quán cà phê và điểm công cộng khác là địa điểm mà tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng hợp pháp để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng dịch vụ Internet.

6. Người sử dụng dịch vụ Internet là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet hoặc điểm truy nhập Internet công cộng để sử dụng các ứng dụng và địch vụ trên Internet.

7. Mạng là khái niệm chung dùng để chỉ mạng viễn thông (cố định, di động, Internet), mạng máy tính (WAN, LAN).

8. Dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng (gọi tắt là dịch vụ trò chơi điện tử) là việc cung cấp cho người chơi khả năng truy nhập vào mạng và chơi các trò chơi điện tử trên mạng

9. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng (gọi tắt tà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử) là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử thông qua việc thiết lập hệ thống thiết bị và sử dụng hợp pháp phần mềm trò chơi điện tử.

10. Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng là địa điểm mà tổ chức, cá nhân được toàn quyền sử dụng hợp pháp để cung cấp cho người chơi khả năng truy nhập vào mạng và chơi trò chơi điện tử thông qua việc thiết lập hệ thống thiết bị tại địa điểm đó.

11. Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng bao gồm:

a) Điểm truy nhập Internet công cộng có cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử: Đại lý Internet; điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet; điểm truy nhập Internet công cộng tại khách sạn, nhà hàng, sân bay, bến tầu, bến xe, quán cà phê và điểm công cộng khác có hợp đồng đại lý Internet ký với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.

b) Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng thông qua mạng máy tính (LAN, WAN) mà không kết nối với Internet.

12. Người chơi trò chơi điện tử trên mạng (gọi tắt là người chơi) là cá nhân giao kết hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử hoặc điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng để chơi trò chơi điện tử.

13. An toàn thông tin là sự bảo vệ thông tin và các hệ thống thông tin bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin.

14. An ninh thông tin là việc bảo đảm thông tin trên mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia. Trật tự an toàn xã hội, bí mật nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Điều 3. Các hành vi bị nghiêm cấm.

Các hành vi bị cấm quy định tại Điều 5 Nghị định số 72/2013/ND-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Điều 3 Thông tư số 24 2014/TT-BTTTT ngày 19/12/2014 quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, cụ thể như sau:

1. Lợi dụng Internet nhằm mục đích:

a) Chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền về chiến tranh xâm lược; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo.

b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định.

d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức; danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm.

e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

2. Cản trở trái pháp luật việc cung cấp và truy nhập thông tin hợp pháp, việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ hợp pháp trên Internet của tổ chức, cá nhân.

3. Cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống máy chủ trên toàn quốc gia Việt Nam “.vn” hoạt động hợp pháp của hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

4. Sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã của tổ chức, cá nhân, thông tin riêng, thông tin cá nhân và tài nguyên Internet.

5. Tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, vi-rút máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin, tạo lập công cụ tấn công trên Internet.

6. Nhập khẩu sản xuất cung cấp, quảng cáo, sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử có nội dung thể hiện:

a) Hình ảnh, âm thanh, hành động giết người, tra tấn người tàn ác, rùng rợn; kích động bạo lực, thú tính; hành động làm đứt, rời các bộ phận trên cơ thể người; hình ảnh máu me ghê sợ, hình ảnh, âm thanh, hành động khiêu dâm, dung tục, vô luân, trái với truyền thống đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc; xuyên tạc, phá hoại truyền thống lịch sử, vi phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

b) Hình ảnh, âm thanh miêu tả hành động, kích động tự tử, sử dụng ma túy, uống rượu, hút thuốc khủng bố; hành động ngược đãi, xâm hại, buôn bán, phụ nữ, trẻ em.

7. Quảng cáo, giới thiệu, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử đối với các trò chơi điện tử chưa được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản, chưa thông báo cung cấp dịch vụ theo quy định tại khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP.

8. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Chương II

ĐIỂM TRUY NHẬP INTERNET CÔNG CỘNG

Điều 4. Điều kiện hoạt động của điểm truy nhập Intertnet công cộng

1. Đăng ký Internet được phép hoạt động khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Đăng ký kinh doanh đại lý Internet.

b) Ký hợp đồng đại lý Internet với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.

c) Trường hợp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải tuân thủ quy định tại Khoản 2 điều 8 Quy định này.

2. Chủ điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp không phải đăng ký kinh doanh và ký hợp đồng đại lý Internet. Trường hợp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải tuân thủ quy định tại Khoản 2 Điều 8 Quy định này.

3. Chủ điểm truy nhập Internet công cộng tại khách sạn, nhà hàng, sân bay, bến tàu, bến xe, quán cà phê và các điểm công cộng khác khi cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng trong phạm vi các địa điểm này:

a) Không phải đăng ký kinh doanh và ký hợp đồng đại lý Inernet nếu không thu cước.

b) Phải đăng ký kinh doanh và ký hợp đồng đại lý Internet nếu có thu cước.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của điểm truy nhập Internet công cộng.

1. Đại lý Internet có quyền và nghĩa vụ sau:

a) Thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối tại địa điểm được quyền sử dụng để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng dịch vụ tại địa điểm đó.

b) Treo biển “Đại lý Internet" kèm theo sổ đăng ký kinh doanh đại lý Internet.

c) Niêm yết nội quy sử dụng dịch vụ Internet trong phòng máy tại nơi người sử dụng để nhận biết. Nội dung nội quy bao gồm các hành vi bị cấm quy định tại Điều 3 Quy định này, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet quy định tại Điều 6 Quy định này.

d) Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng đại lý Internet.

đ) Trường hợp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng: có quyền và nghĩa vụ của chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng quy định tại Điều 9 Quy định này.

e) Không được tổ chức hoặc cho phép người sử dụng Internet sử dụng các tính năng của máy tính tại địa điểm của mình để thực hiện những hành vi bị cấm quy định tại Điều 3 Quy định này.

g) Được yêu cầu doanh nghiệp ký hợp đồng đại lý Internet với mình hướng dẫn, cung cấp thông tin dịch vụ về truy nhập Internet và chịu sự kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet

h) Tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về Internet do cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet tổ chức.

i) Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.

k) Được phép cung cấp dịch vụ Internet từ 7h00 đến 23h00.

l) Đảm bảo các điều kiệu an toàn về công tác phòng chống cháy nổ theo các quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy của Nhà nước.

2. Chủ điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Treo biển "Điểm truy nhập Internet công cộng" kèm tên doanh nghiệp và số giấy phép cung cấp dịch vụ Internet của doanh nghiệp.

b) Quyền và nghĩa vụ quy định tại Đểm a, c, đ, e, h, i, k và l Khoản 1 Điều này.

3. Chủ điểm truy nhập Internet công cộng tại khách sạn, nhà hàng, sân bay, bến tầu, bến xe, quán cà phê và các điểm công cộng khác khi cung cấp dịch vụ truy nhập Internet có quyền và nghĩa vụ sau:

a) Tuân thủ giờ mở, đóng cửa của địa điểm.

b) Trường hợp điểm truy nhập công cộng có thu cước: thực hiện quyền và nghĩa vụ quy định tại Điểm a, c, d, e, g, h, i, 1 Khoản 1 Điều này.

c) Trường hợp điểm truy nhập công cộng không thu cước: thực hiện quyền và nghĩa vụ quy định tại Điểm a, c, e, h, i, 1 Khoản 1 Điều này.

4. Kích thước, chữ viết và cách đặt biển hiệu của điểm truy nhập Internet công cộng quy định tại Điểm b Khoản 1 và điểm a Khoản 2 Điều này phải tuân thủ quy định về Luật Quảng cáo, các thông tin ghi trên biển hiệu phải rõ ràng và cập nhật nếu có thay đổi trong quá trình hoạt động.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet công cộng.

Ngoài việc tuân thủ các quyền và nghĩa vụ quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật Viễn thông, người sử dụng Internet còn có quyền và nghĩa vụ sau:

1. Được sử dụng các dịch vụ trên Internet trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.

2. Tuân thủ thời gian hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng.

3. Không được kinh doanh lại các dịch vụ Inlemet dưới bất kỳ hình thức nào.

4. Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và các quy định khác có liên quan tại Quy định này.

Chương III

ĐIỂM CUNG CẤP DỊCH VỤ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÔNG CỘNG

Điều 7. Phân loại trò chơi điện tử.

1. Phân loại theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ, bao gồm:

a) Trò chơi G1: là trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.

b) Trò chơi G2: là trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp

c) Trò chơi G3: là trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.

d) Trò chơi G4: là trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.

2. Phân loại theo độ tuổi của người chơi phù hợp với nội dung kịch bản của trò chơi:

a) Trò chơi điện tử dành cho người lớn (từ 18 tuổi trở lên, ký hiệu là 18+): là trò chơi có hoạt động đối kháng có sử dụng vũ khí; không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh khiêu dâm.

b) Trò chơi điện tử dành cho thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên, ký hiệu là 12+): là trò chơi có hoạt động đối kháng, chiến đấu có sử dụng vũ khí nhưng hình ảnh vũ khí không nhìn được cận cảnh, rõ ràng; tiết chế âm thanh va chạm của vũ khí khi chiến đấu; không có hoạt động hình ảnh, âm thanh, nhân vật mặc hở hang khiêu dâm quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người

c) Trò chơi điện tử dành cho mọi lứa tuổi (ký hiệu là 00+) là trò chơi mô phỏng dạng hoạt hình; không có hoạt động đối kháng bằng vũ khí; không có hình ảnh, âm thanh ma quái, kinh dị, bạo lực; không có hình ảnh hoạt động, âm thanh, nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người.

Điều 8. Điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

1. Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có đăng ký kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

b) Chiều dài đường bộ ngắn nhất từ cửa chính hoặc cửa phụ của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tới cổng chính hoặc cổng phụ của các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú từ 200m trở lên.

c) Có biển hiệu "Điểm cung cấp địch vụ trò chơi điện tử công cộng" bao gồm:

- Tên điểm, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, số đăng ký kinh doanh.

- Trường hợp điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đồng thời là đại lý Internet, yêu cầu bổ sung thông tin quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 Quy định này trên biển hiệu.

- Trường hợp điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đồng thời là điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp, yêu cầu bổ sung thông tin quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Quy định này trên biển hiệu.

- Thể thức biển hiệu của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tuân thủ quy định tại Luật Quảng cáo, các thông tin ghi trên biển hiệu phải rõ ràng và được cập nhật mới khi có thay đổi.

d) Tổng diện tích các phòng máy của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tối thiểu 50m2 tại các khu vực đô thị loại II, loại III; tối thiểu 40m2 tại các đô thị loại IV, loại V; tối thiểu 30m2 tại các khu vực khác, cụ thể như sau:

- Thành phố Lào Cai: Tổng diện tích phòng máy tối thiểu 50m2.

- Các thị trấn: Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà, Mường Khương, Phố Ràng, Phố Lu, Tằng Lỏong, Phong Hải, Khánh Yên và xã Si Ma Cai: Tổng diện tích phòng máy tối thiểu 40m2.

- Các khu vực còn lại: Tổng diện tích phòng máy tối thiểu 30m2.

đ) Đảm bảo đủ ánh sáng, độ chiếu sáng đồng đều trong phòng máy.

e) Có thiết bị và nội quy phòng cháy, chữa cháy theo quy định về phòng, chống cháy nổ của Bộ Công an.

g) Nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

1.Được thiết lập hệ thống thiết bị để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử tại địa điểm ghi trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2 Được cung cấp dịch vụ truy nhập Internet sau khi đã ký hợp đồng đại lý Internet với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.

3. Niêm yết công khai nội quy sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trong phòng máy tại nơi người chơi dễ nhận biết, nội dung quy định bao gồm:

a) Các hành vi bị cấm quy định tại Điều 3 Quy định này; quyền và nghĩa vụ của người chơi quy định tại Điều 10 Quy định này.

b) Trường hợp điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đồng thời là điểm truy nhập Internet công cộng, ngoài niêm yết công khai nội dung quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này phải bổ sung nội dung về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet quy định tại Điều 6 Quy định này.

4. Niêm yết danh sách cập nhật các trò chơi G1 đã được phê duyệt nội dung, kịch bản tại điểm cung cấp dịch vụ kèm theo phân loại trò chơi theo độ tuổi.

5. Không được tổ chức hoặc cho phép người chơi sử dụng các tính năng của máy tính tại địa điểm kinh doanh của mình để thực hiện các hành vi bị cấm quy định tại Điều 3 Quy định này.

6. Được yêu cầu doanh nghiệp ký hợp đồng đại lý Internet với mình hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ trụy nhập Internet và chịu sự kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp đó.

7. Tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về Internet trò chơi điện tử do các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp tổ chức.

8. Đảm bảo các điều kiện an toàn về công tác phòng chống cháy nổ theo các quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy của Nhà nước.

9. Thời gian cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử là 8h00 đến 22h00,

10. Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.

11. Chịu sự thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của người chơi.

1. Đuợc chơi các trò chơi điện tử.

2. Có quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet quy định tại Điều 6 Quy định này

3. Lựa chọn trò chơi điện tử phù hợp với độ tuổi của mình.

4. Không được lợi dụng trò chơi điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật

5. Thực hiện việc đăng ký thông tin cá nhân theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông. Khi tạo tài khoản sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử G1, người chơi phải cung cấp những thông tin cá nhân sau:

a) Họ và tên.

b) Ngày, tháng, năm sinh.

c) Địa chỉ đăng ký thường trú

d) Số chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp,

d) Số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp người chơi dưới 14 (mười bốn) tuổi và chưa có chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu, người giám hộ hợp pháp của người chơi quyết định việc đăng ký thông tin cá nhân của mình để thể hiện sự đồng ý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký đó.

6. Được doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử bảo đảm quyền lợi theo quy tắc của trò chơi điện tử và quy tắc giải quyết khiếu nại, tranh chấp được công bố trên trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp

Điều 11. Thẩm quyền, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

1. Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện, thành phố thực hiện việc cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn.

2. Thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11 Thông tư số 23/2013/TT-BTTTT ngày 24/12/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý điểm truy nhập Internet cộng cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

Điều 12. Quy trình thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

1. Thẩm định hồ sơ:

a) Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 23/2013/TT-BTTTT , UBND các huyện, thành phố (Phòng Văn hóa và Thông tin) thực hiện việc thẩm định, kiểm tra tính hợp lệ và chính xác của hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

b) Kết quả thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu: tiến hành kiểm tra thực tế.

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu: có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng theo đúng quy định.

2. Kiểm tra thực tế:

Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, UBND các huyện thành phố (Phòng Văn hóa và Thông tin) thực hiện việc kiểm tra thực tế tại địa điểm đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Cụ thể như sau:

a) Kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 8 Quy định này của điểm đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

b) Lập biên bản kiểm tra thực tế.

3. Trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, UBND huyện, thành phố căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế quyết định việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cho tổ chức, cá nhân.

a) Trường hợp chấp nhận: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cho điểm, đồng thời gửi thông báo về Sở Thông tin và Truyền thông theo mẫu số 01/TB kèm theo Quyết định này.

b) Trường hợp từ chối: UBND huyện, thành phố có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức, cá nhân được biết.

4. Đối với các điểm đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, trước thời điểm hết hạn của giấy chứng nhận tối thiểu 20 (hai mươi) ngày, chủ điểm muốn tiếp tục kinh doanh phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

Điều 13. Quy trình thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

1. Thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế:

Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 23/2013/TT-BTTTT (đối với trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung), Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 23/2013/TT-BTTTT (đối với trường hợp hồ sơ gia hạn), Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 23/2013/TT-BTTTT (đối với trường hợp hồ sơ cấp lại), UBND các huyện, thành phố thực hiện việc thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế về tính hợp lệ của hồ sơ và những thay đổi của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

2. Trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, UBND huyện, thành phố căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế quyết định việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cho tổ chức, cá nhân.

a) Trường hợp chấp nhận: Ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cho điểm, đồng thời gửi thông báo về Sở Thông tin và Truyền thông theo mẫu số 02/TB kèm theo Quyết định này.

b) Trường hợp từ chối, UBND huyện, thành phố có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức, cá nhân được biết.

Điều 14. Thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

1. Chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với một trong các trường hợp sau:

a) Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin giả mạo để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

b) Thay đổi tổng diện tích các phòng máy nhưng không đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm d Khỏan 2 Điều 8 Quy định này.

c) Sau 06 (sáu) tháng kể từ khi có văn bản thông báo của cơ quan cấp giấy chứng nhận về việc điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng không đáp ứng quy đinh về khoảng cách tới các trường học theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 Quy định này do có trường học mới đi vào hoạt động hoặc vì lý do khách quan khác.

2. Trường hợp bị thu hồi theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, sau thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày bị thu hồi giấy chứng nhận, chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có quyền đề nghị cấp giấy chứng nhận mới nếu đáp ứng đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận theo quy định. Trường hợp bị thu hồi theo Điểm b và Điểm c Khuản 1 Điều này, chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có quyền đề nghị cấp giấy chứng nhận mới ngay khi đáp ứng đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận theo quy đinh.

Chương iv

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông

1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan trong công tác quản lý hoạt động của điểm Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

2. Chủ trì hướng dẫn các huyện, thành phố thu lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng theo quy định.

3. Công khai danh sách điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đã được cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại và bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn.

4. Cập nhật danh sách các trò chơi G1 đã được phê duyệt nội dung, kịch bản và danh sách các trò chơi G1 đã bị thu hồi quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trên cổng thông tin điện tử của Sở Thông thông tin và Truyền thông.

5. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và trò chơi điện tử công cộng theo thẩm quyền.

6. Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử để tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật

7. Báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh các nội dung theo mẫu số 07/BC kèm theo Thông tư số 23/2013/TT-BTTTT ngày 24/12/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 16. Trách nhiệm của Công an tỉnh.

1. Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan chức năng liên quan hướng dẫn, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và trò chơi điện tử công cộng.

2. Thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông những trường hợp vi phạm các quy định của Nhà nước về Internet và trò chơi điện tử phát hiện trong quá trình thực hiện công tác quản lý, thanh kiểm tra và xử lý của đơn vị.

3. Chỉ đạo Công an các huyện, thành phố thực hiện công tác quản lý hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, trò chơi điện tử trên địa bàn quản lý.

Điều 17. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo.

1. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức của cán bộ công chức viên chức và học sinh, sinh viên về quy định của pháp luật hiện hành đối với hoạt động Internet và trò chơi điện tử công cộng.

2. Chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố trong việc triển khai tới các trường học nhằm tuyên truyền nội dung quy định này đến đông đảo cán bộ công chức, viên chức, giáo viên và học sinh.

Điều 18. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

1. Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, trò chơi điện tử trên mạng trên địa bàn tỉnh.

2. Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh.

Điều 19. Trách nhiệm của Sở Tài chính.

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các huyện, thành phố thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Tài chính.

Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

1. Thực hiện việc cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

2. Thực hiện việc thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông về việc cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi và cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

3. Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của các điểm truy nhập Internet công cộng, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tại địa phương.

4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến công tác quản lý điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn. Công khai danh sách điểm cung cấp trò chơi điện tử được cấp bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động; danh sách trò chơi G1 được phê duyệt và bị thu hồi quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trên cổng thông tin điện tử của UBND huyện, thành phố.

5. Trong vòng 01 (một) tháng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ điển cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng việc không đáp ứng quy định về khoảng cách quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 Quy định này do có trường học mới đi vào hoạt động hoặc vì lý do khách quan khác.

6. Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin báo cáo định kỳ 06 tháng/lần (trước ngày 10/6 và ngày 10/12 hàng năm) hoặc đột xuất theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông về tình hình hoạt động và việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tại địa phương

Điều 21. Trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và trò chơi điện tử công cộng.

1. Giám sát việc cung cấp dịch vụ Internet, trò chơi điện tử tại các điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

2. Tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn về Internet, trò chơi điện tử công cộng cho các chủ điểm Internet công cộng, chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng mà doanh nghiệp ký hợp đồng đại lý.

3. Thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm tăng cường quản lý đối với việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và trò chơi điện tử, đảm bảo an toàn an ninh thông tin theo quy định của pháp luật và theo chỉ đạo của các cơ quan quản lý chuyên ngành.

4. Thực hiện báo cáo tình hình cung cấp dịch vụ tại các điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn định kỳ 06 tháng/lần (trước ngày 10/6 và ngày 10/12 hàng năm) hoặc đột xuất theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông.

Chương V

THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 22. Thanh tra, kiểm tra

Chủ điểm truy nhập Internet công cộng và chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, tổ chức, cá nhân khác liên quan trên địa bàn tỉnh Lào cai chịu sự thanh tra, kiểm tra của:

1. Cơ quan quản lý nhà nước có chức năng.

2. Đội kiểm tra liên ngành do UBND huyện, thành phố ra quyết định thành lập theo phạm vi quản lý của huyện, thành phố.

Điều 23. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định này và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 24. Khiếu nại, tố cáo.

Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định hiện hành. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của Pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Điều khoản chuyển tiếp.

1. Kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, các điểm cung cấp trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh đang hoạt động nhưng chưa có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ gửi UBND cấp huyện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động trước ngày 01/9/2015.

2. Kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, các điểm truy nhập Internet công cộng có cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử đang hoạt động theo quy định tại Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ vê quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử, Quyết định số 06/2010/QĐ-UBND ngày 28/4/2010 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh Lào Cai có nghĩa vụ chuyển đổi và đáp ứng các điều kiện của Quy định này trước ngày 31/12/2015.

Điều 26. Điều khoản thi hành.

1. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức phổ biến, triển khai thực hiện Quy định này và những quy định hiện hành của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ Internet công cộng và trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân, các cơ quan hữu quan kịp thời phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh Lào Cai xem xét, điều chỉnh.

 

 





Nghị định 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị Ban hành: 07/05/2009 | Cập nhật: 09/05/2009