Quyết định 2277/QĐ-UBND phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Lâm Đồng lần 3 năm 2016
Số hiệu: 2277/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Trần Ngọc Liêm
Ngày ban hành: 20/10/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2277/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 20 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN 3 NĂM 2016

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 42/2015/QĐ-UBND ngày 18/5/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Lâm Đồng;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 38/TTr-SKHCN ngày 13/10/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Lâm Đồng lần 3 năm 2016 (kèm theo danh mục).

Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện theo quy định tại Quỵết định số 42/2015/QĐ-UBND ngày 18/5/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Lâm Đồng.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, VX1.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Liêm

 

DANH SÁCH

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN 3 NĂM 2016
(Đính kèm Quyết định số 2277/QĐ-UBND ngày 20/10/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

TT

Tên nhiệm vụ

Mục tiêu

Yêu cầu đối với kết quả

Phương thức thực hiện

Ghi chú

01

Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa tại chỗ qua du lịch tại Lâm Đồng.

- Đánh giá các điều kiện, tiềm năng và thực trạng của việc xuất khẩu hàng hóa tại chỗ qua du lịch tại Lâm Đồng (mạng lưới bán hàng, sản phẩm hàng hóa, xuất khẩu hàng hóa);

- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu tại chỗ;

- Định hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa tại chỗ thông qua du lịch tại Lâm Đồng;

- Xây dựng 02 - 03 mô hình áp dụng giải pháp.

- Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.

- Báo cáo phân tích, đánh giá thực trạng, tiềm năng và điều kiện phát triển các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; so sánh với tiêu thụ nội địa thông qua du lịch tại Lâm Đồng.

- Kết quả khảo sát, tổng hợp ý kiến đánh giá của du khách về thực trạng và nhu cầu về các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu tại chỗ ở Lâm Đồng.

- 02 - 03 mô hình mẫu tổ chức hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa tại chỗ thông qua du lịch hiệu quả.

- Hội thảo khoa học giới thiệu kết quả nghiên cứu của đề tài; Bài báo đăng trên các tạp chí để quảng bá, giới thiệu về các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch của Lâm Đồng.

Tuyển chọn.

 

02

Nghiên cứu phát triển nguồn thức ăn xanh và công thức phối hợp khẩu phần thức ăn phục vụ phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản, bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

- Xác định được ging cỏ có năng sut cao, chất lượng tốt phục vụ cho từng đối tượng chăn nuôi bò thịt cao sản, bò sữa.

- Đxuất quy trình chế biến, dự trữ các nguồn thức ăn thô xanh phục vụ chăn nuôi bò thịt, bò sữa được cơ quan chức năng công nhận tạm thời.

- Nghiên cứu đề xuất công thức thức ăn TMR (tổng khẩu phần hỗn hp) phù hợp với từng đối tượng bò thịt cao sản, bò sữa được cơ quan chức năng công nhận tạm thời.

- Đào tạo 20 kỹ thuật viên và tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho 200 lượt nông dân.

- Xây dựng 02 mô hình bò thịt cao sản và bò sữa.

- Báo cáo đánh giá thực trạng các ging cỏ hiện trồng và sử dụng trong chăn nuôi tại Lâm Đồng.

- Quy trình chế biến dự trữ nguồn thức ăn thô xanh phục vụ chăn nuôi bò thịt cao sản và bò sữa được cơ quan chức năng công nhận tạm thời.

- 02 công thức thức ăn TMR phù hợp (được cơ quan chức năng công nhận tạm thời) với từng đối tượng bò thịt cao sản, bò sữa từ các giống cỏ được tuyển chọn và phụ phẩm phù hợp.

- Đào tạo 20 kỹ thuật viên, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 200 lượt nông dân chăn nuôi bò thịt cao sản, bò sữa tại các vùng trọng điểm.

- 02 mô hình chăn nuôi bò thịt cao sản và bò sữa.

Giao trực tiếp. Cơ quan chủ trì: Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.

 

03

Hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác, bảo quản khoai tây đảm bảo chất lượng và kéo dài thời gian sử dụng sau thu hoạch.

- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật xử lý trước, trong và sau thu hoạch đối với khoai tây thịt tăng thời gian bảo quản lên 4,5 đến 5 tháng, với mức hao hụt dưới 20% ở quy mô nông hộ, phù hợp với các mùa vụ đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Quy trình được được cơ quan có thẩm quyền công nhận tạm thời và xây dựng mô hình tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng.

- Quy trình kỹ thuật xử lý trước, trong và sau thu hoạch đối với khoai tây thịt tăng thời gian bảo quản lên 4,5 đến 5 tháng với mức hao hụt dưới 20% ở quy mô nông hộ, phù hợp với các mùa vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, được cơ quan có thẩm quyền công nhận tạm thời.

- 10 hộ dân (quy mô 5-10 tấn/hộ), 02 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhỏ ứng dụng thử nghiệm thành công quy trình.

- 03 hội thảo giới thiệu, chuyển giao quy trình kỹ thuật.

- In 1.000 ấn phẩm (4 màu) quy trình để phổ biến, nhân rộng.

- Báo cáo khoa hc.

Tuyển chọn.

 

04

Nghiên cứu chọn tạo bộ giống khoai tây có năng suất, chất lượng cao kháng mốc sương và chịu nhiệt có thể canh tác quanh năm tại Đà Lạt và vùng phụ cận.

Mục tiêu chung:

Nghiên cứu, chọn tạo các giống khoai tây đạt năng suất cao, chất lượng tốt kháng bệnh mốc sương và chịu nhiệt có thể trồng quanh năm tại Đà Lạt và vùng phụ cận.

Mục tiêu cụ th:

- Chọn tạo bộ giống khoai tây để ăn tươi và chế biến khoai tây chiên lát (chip/crisp) công nghiệp, năng suất trung bình từ 20-25 tấn/ha/vụ (vụ Xuân Hè đạt trên 20 tn/ha), có khả năng kháng mc sương, phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết quanh năm tại Đà Lạt và vùng khụ cận.

- Xây dựng 03 mô hình trình diễn canh tác khoai tây trong 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu với quy mô 03 ha tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng để chuyển giao KHKT cho nông dân.

- Báo cáo kết quả chọn bộ giống khoai tây (1-2 giống) và được công nhận cho sản xuất thử;

- Yêu cầu kỹ thuật đối với bộ giống:

+ Năng suất trung bình từ 20-25 tấn/ha/vụ;

+ Có thể vừa dùng ăn tươi và chế biến công nghiệp (chip/crisp).

+ Khả năng chống mốc sương đạt loại khá (7,5/9 điểm trong mùa mưa), trồng được quanh năm tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng;

+ Khả năng chịu nhiệt, mưa khá trong vụ Xuân Hè năng suất trên 20 tấn/ha;

- Thực hiện 3 mô hình trình diễn (qui mô 3 ha) tại 3-4 điểm ở Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng;

- Báo cáo khoa học.

Tuyển chọn.

 

05

Khảo nghiệm một s ging cây ăn quả ôn đới đc sản (đào, mận) có nguồn gốc nhập nội tại Đà Lạt, Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng.

Mục tiêu chung:

Chọn được một số giống cây ăn quả ôn đới đặc sản (đào, mận) có nguồn gốc nhập nội bổ sung vào cơ cấu các loại cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế cao tại Đà Lạt, Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng.

Mục tiêu cụ thể:

- Chọn được 2-3 giống đào, mận phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương, có hiệu quả kinh tế cao bổ sung vào cơ cấu giống cây ăn quả ôn đới mang tính hàng hóa trên địa bàn tỉnh;

- ng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mẫu mã quả và xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác;

- Xây dựng mô hình khảo nghiệm cây ăn quả ôn đới theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp, duy trì ổn định chất lượng, mẫu mã quả, nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Chọn 2-3 giống đào và mận khảo nghiệm theo quy chuẩn Việt Nam có năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng thị trường và xuất khẩu;

- Hoàn thiện 02 quy trình canh tác theo hướng quản lý tổng hợp.

- Xây dựng 2-3 mô hình khảo nghiệm tại Đà Lạt và Lạc Dương;

- Báo cáo đánh giá năng suất, chất lượng sản phẩm.

Tuyển chọn.