Quyết định 2267/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2015, có xét đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
Số hiệu: | 2267/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thái Nguyên | Người ký: | Hoàng Quốc Vượng |
Ngày ban hành: | 15/09/2009 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2267/QĐ-UBND |
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ quy định về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị quyết số 10/2009/NQ-HĐND ngày 28/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên thông qua Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2015, có xét đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Công thương tại Tờ trình số 591/TTr-STC ngày 21/8/2009;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2015, có xét đến năm 2020;
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH
1. Quan điểm phát triển
- Xăng dầu là mặt hàng năng lượng thiết yếu đối với sản xuất, đời sống và an ninh quốc phòng; hệ thống lưu giữ, kinh doanh xăng dầu là cơ sở hạ tầng quan trọng không thể thiếu của mỗi địa phương cũng như của cả nước nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ nhiên liệu cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là những tập đoàn kinh tế lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia lưu giữ, cung ứng và kinh doanh các mặt hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh. Do vậy, cùng với việc thu hút các nhà đầu tư lớn là phải tạo ra một môi trường pháp lý lành mạnh để vừa thực hiện tốt quy định của Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh có tính đặc thù, vừa đảm bảo cân đối giữa các loại hình doanh nghiệp tham gia thị trường.
- Do quá trình phát triển nhanh của mạng lưới giao thông, lưu thông hàng hoá, các ngành công nghiệp, khu, cụm công nghiệp, các khu đô thị mới...nhu cầu tiêu thụ xăng dầu sẽ tăng lên cả về quy mô và mở rộng theo địa bàn. Để đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời về lượng và chất, nên khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu mở rộng quy mô, đổi mới trang thiết bị hiện có, đầu tư xây mới theo quy hoạch; phát triển loại hình cửa hàng kinh doanh xăng dầu mang tính chuyên nghiệp cao, đa dạng về phương thức phục vụ và kinh doanh xăng dầu.
- Đưa ra khỏi quy hoạch những cửa hàng không đủ các điều kiện, yêu cầu đối với việc lưu giữ, cung ứng, kinh doanh mặt hàng xăng dầu theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chí phân cấp cửa hàng.
2. Mục tiêu phát triển
- Tốc độ tăng trưởng khối lượng tiêu thụ xăng dầu qua mạng lưới đạt bình quân 12,0 - 13,0%/năm trong giai đoạn đến 2010 và duy trì tốc độ tăng 13%/năm trong giai đoạn 2011 - 2020.
- Đảm bảo sức chứa xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến: Năm 2010 tăng 1,7 lần; năm 2015 tăng 4 lần và năm 2020 tăng 5,5 lần so với quy mô sức chứa hiện nay.
- Đảm bảo quy mô tiêu thụ bình quân của các điểm kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến: Năm 2010 tăng 1,6 - 1,7 lần và năm 2020 tăng 3,9 - 4,3 lần so với quy mô tiêu thụ bình quân hiện nay.
- Tăng diện tích bình quân của cửa hàng kinh doanh xăng dầu từ trên 600m2 /cửa hàng hiện nay lên trên 700m2/cửa hàng vào năm 2010 và 900 m2/cửa hàng vào năm 2015.
- Tăng cường công tác vệ sinh môi trường và an toàn phòng chống cháy nổ, đảm bảo 100% điểm kinh doanh đạt tiêu chuẩn về điều kiện kinh doanh xăng dầu.
- Hiện tại trên địa bàn tỉnh đã có 156 cửa hàng với tổng diện tích mặt bằng là 93.997 m2, dung tích bể chứa 5.835 m3 và 514 cột bơm.
- Trong thời kỳ quy hoạch đến 2020 dự kiến trên địa bàn tỉnh sẽ đầu tư thêm 79 cửa hàng (dọc đường Hồ Chí Minh và đường đấu nối Quốc lộ 3, 1B, 37 là 07 cửa hàng; dọc theo đường tỉnh lộ là 72 cửa hàng) với tổng diện tích mặt bằng là 96.500 m2; dung tích bể chứa 2.230 m3; hơn 182 cột bơm và tổng số vốn đầu tư dự kiến khoảng 542 tỷ đồng. Trong đó có 06 cửa hàng cấp 1 (gồm cả 02 trạm dừng chân), 12 cửa hàng cấp 2 và 61 cửa hàng cấp 3.
- Ngoài ra: Trong Quy hoạch khu hành chính của tỉnh (phía Tây thành phố Thái Nguyên) và các tổ hợp khu công nghiệp - đô thị, mỗi khu có thể quy hoạch thêm từ 2 đến 3 cửa hàng xăng dầu cấp 3 trong nội thị; đối với các xã vùng sâu vùng xa khi điều kiện kinh tế xã hội phát triển có thể đầu tư mới 1 cửa hàng cấp 3.
1. Quy hoạch cửa hàng xăng dầu (CHXD) theo địa bàn huyện, thành, thị đến 2020
- Các cửa hàng thuộc diện phải xử lý (cải tạo nâng cấp, xoá bỏ, đình chỉ kinh doanh hay phải di chuyển đến vị trí khác) là các cửa hàng có diện tích quá nhỏ, không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp với các tiêu chí phân cấp cửa hàng, không đảm bảo khoảng cách đấu nối tối thiểu và không nằm trong các điểm đấu nối theo quy định hiện hành.
- Các cửa hàng phát triển thêm trong kỳ quy hoạch phải đảm bảo khoảng cách đấu nối tối thiểu và có diện tích tối thiểu của cửa hàng cấp 3 (quy định tại mục 3.4.1 Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 đến 2020), đảm bảo được các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy và môi trường…
- Các cửa hàng bán lẻ vừa phải gắn với địa bàn, vừa bám sát các trục giao thông chính của tỉnh, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, trung tâm các huyện, thị trấn, các khu đô thị mới, các khu - cụm công nghiệp, khu dân cư… Đặc biệt, chú trọng đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các cửa hàng kinh doanh xăng dầu dọc các tuyến giao thông chính như: Quốc lộ 3, Quốc lộ 37, đường Hồ Chí Minh, các tuyến đường tỉnh ĐT 261, ĐT 262, ĐT 263, ĐT 264…
Cụ thể theo địa bàn được tổng hợp và hoạch định như sau:
a) Thành phố Thái Nguyên
Diện tích tự nhiên 189,78 km2, dân số khoảng 259.532 người; trong kỳ quy hoạch có 54 cửa hàng, tổng diện tích chiếm đất để xây mới, nâng cấp, mở rộng là 40.580m2 (10.000m2 cho mở rộng). Trong đó: 03 cửa hàng cấp 1; 08 cửa hàng cấp 2 và 43 cửa hàng cấp 3, tổng vốn đầu tư dự kiến 143,5 tỷ đồng; cụ thể:
- Hiện tại có 43 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn với diện tích chiếm đất là 21.080 m2;
- Giai đoạn đến 2020 quy hoạch đầu tư mới 11 cửa hàng (02 cửa hàng cấp 1, 02 cửa hàng cấp 2 và 07 cửa hàng cấp 3) với diện tích 9.500 m2; dung tích bể chứa khoảng 450 m3; vốn đầu tư khoảng 69 tỷ đồng. Cụ thể, 02 CHXD cấp 1: Xây dựng tại xã Quyết Thắng (ven đường tỉnh lộ 270) và phường Tân Thịnh; 02 CHXD cấp 2 xây dựng tại: Phúc Trìu và Tân Cương; 07CHXD cấp 3 xây dựng tại các xã, phường: Phúc Xuân, Quyết Thắng, Thịnh Đức, Cam Giá, Gia Sàng, Hoàng Văn Thụ, Túc Duyên.
b) Thị xã Sông Công
Diện tích tự nhiên 83,68 km2, dân số khoảng 49.978 người; trong kỳ quy hoạch có 12 cửa hàng, tổng diện tích chiếm đất để xây mới 10.980m2. Trong đó: 01cửa hàng cấp 1 và 11 cửa hàng cấp 3, tổng vốn đầu tư 44 tỷ đồng, cụ thể:
- Hiện tại có 6 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn với diện tích chiếm đất là 6.480 m2.
- Giai đoạn đến 2020 quy hoạch đầu tư mới 06 cửa hàng (01 cửa hàng cấp 1 và 05 cửa hàng cấp 3) với diện tích 4.500 m2; dung tích bể chứa khoảng 175 m3; vốn đầu tư khoảng 35 tỷ đồng. Cụ thể, 01CHXD cấp 1 tại xã Bá Xuyên (ven đường tỉnh lộ 262); còn lại 05 cửa hàng cấp 3 tại các xã, phường: Cải Đan, Mỏ Chè, Tân Quang (2 cửa hàng), Bình Sơn.
c) Huyện Định Hoá
Diện tích tự nhiên 524,04 km2, dân số khoảng 91.911 người; trong kỳ quy hoạch có 21 cửa hàng, tổng diện tích chiếm đất để xây mới, nâng cấp, mở rộng là 21.200 m2 (2.000m2 cho mở rộng). Trong đó: 03 cửa hàng cấp 2 và 18 cửa hàng cấp 3, tổng vốn đầu tư dự kiến 46 tỷ đồng; cụ thể:
- Hiện tại có 13 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn với diện tích chiếm đất là 8.200 m2;
- Giai đoạn đến 2020 quy hoạch đầu tư mới 08 cửa hàng (02 cửa hàng cấp 2 (theo tiêu chuẩn phân cấp cửa hàng xăng dầu trên đường Hồ Chí Minh) và 06 cửa hàng cấp 3 với diện tích 11.000 m2; dung tích bể chứa khoảng 290 m3; vốn đầu tư khoảng 26 tỷ đồng. Cụ thể, 02 CHXD cấp 2 tại các xã Tân Dương, Bảo Linh ven đường Hồ Chí Minh, còn lại 06 cửa hàng cấp 3 tại các xã: Tân Thịnh, Phú Tiến (02 cửa hàng), Bảo Cường, Lam Vỹ, Bình Thành.
d) Huyện Võ Nhai
Diện tích tự nhiên 846,82 km2, dân số khoảng 65.188 người; trong kỳ quy hoạch có 21 cửa hàng, tổng diện tích chiếm đất để xây mới, nâng cấp, mở rộng là 12.070 m2 (1.000m2 cho mở rộng). Trong đó: 02 cửa hàng cấp 2 và 19 cửa hàng cấp 3, tổng vốn đầu tư dự kiến 39 tỷ đồng; cụ thể:
- Hiện tại có 11 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn với diện tích chiếm đất là 5.570 m2;
- Giai đoạn đến 2020 quy hoạch đầu tư mới 10 cửa hàng (01 cửa hàng cấp 2; 09 cửa hàng cấp 3) với diện tích 5.500 m2; dung tích bể chứa khoảng 180 m3; vốn đầu tư khoảng 22 tỷ đồng. Cụ thể: 01 CHXD cấp 2 tại thị trấn Đình Cả, còn lại 09 cửa hàng cấp 3 tại các xã Dân Tiến, Liên Minh, Nghinh Tường, Phú Thượng, Thần Xa, Thượng Nung, Vũ Chấn, Tràng Xá, Phương Giao.
e) Huyện Phú Lương
Diện tích tự nhiên 369,16 km2, dân số khoảng 108.352 người; trong kỳ quy hoạch có 24 cửa hàng, tổng diện tích chiếm đất để xây mới, nâng cấp, mở rộng là 42.700m2 (2.000m2 cho mở rộng). Trong đó có: 01 cửa hàng cấp 1, 02 cửa hàng cấp 2 và 21 cửa hàng cấp 3, tổng vốn đầu tư dự kiến 161,5 tỷ đồng; cụ thể:
- Hiện tại có 19 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn với diện tích chiếm đất là 18.700 m2.
- Giai đoạn đến 2020 quy hoạch đầu tư mới 05 (01 cửa hàng cấp 1; 04 cửa hàng cấp 3) với diện tích 22.000 m2; dung tích bể chứa khoảng 105 m3; vốn đầu tư khoảng 32 tỷ đồng. Cụ thể: 01 cửa hàng xăng dầu cấp 1 (vị trí xây dựng trạm dừng chân) tại xã Sơn Cẩm, còn lại 04 cửa hàng cấp 3 tại các xã: Yên Đổ, Hợp Thành, Vô Tranh, Phú Đô.
f) Huyện Đồng Hỷ
Diện tích tự nhiên 448,39 km2, dân số khoảng 114.432 người; trong kỳ quy hoạch có 28 cửa hàng, tổng diện tích chiếm đất để xây mới, nâng cấp, mở rộng là 20.800m2 (2.000m2 cho mở rộng). Trong đó có: 01 cửa hàng cấp 1; 02 cửa hàng cấp 2 và 25 cửa hàng cấp 3, tổng vốn đầu tư dự kiến 74 tỷ đồng; cụ thể:
- Hiện tại có 19 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn với diện tích chiếm đất là 12.300 m2;
- Giai đoạn đến 2020 quy hoạch đầu tư mới 09 cửa hàng (01 cửa hàng cấp 1; 01 cửa hàng cấp 2 và 07 cửa hàng cấp 3) với diện tích 6.500 m2; dung tích bể chứa khoảng 250 m3; vốn đầu tư khoảng 45 tỷ đồng. Cụ thể: 01 cửa hàng xăng dầu cấp 1 tại Thị trấn Sông Cầu (điểm đấu nối gần Quốc lộ 1B); 01 cửa hàng xăng dầu cấp 2 tại xã Linh Sơn, còn lại 07 cửa hàng cấp 3 tại các xã, thị trấn: Hoá Thượng, Hợp Tiến, Cây Thị, Văn Hán, Khe Mo, Minh Lập, Văn Lăng.
g) Huyện Đại Từ
Diện tích tự nhiên 578,48 km2, dân số khoảng 170.621 người; trong kỳ quy hoạch có 30 cửa hàng, tổng diện tích chiếm đất để xây mới, nâng cấp, mở rộng là 16.700m2 (4.000m2 cho mở rộng). Trong đó có: 04 cửa hàng cấp 2 và 26 cửa hàng cấp 3, tổng vốn đầu tư dự kiến 66 tỷ đồng; cụ thể:
- Hiện tại có 18 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn với diện tích chiếm đất là 5.700 m2;
- Giai đoạn đến 2020 quy hoạch đầu tư mới 12 cửa hàng (02 cửa hàng cấp 2 và 10 cửa hàng cấp 3) với diện tích 7.000 m2; dung tích bể chứa khoảng 240 m3; vốn đầu tư khoảng 38 tỷ đồng. Cụ thể, 02 cửa hàng xăng dầu cấp 2 tại các xã: An Khánh và Phú Lạc; còn lại 10 cửa hàng cấp 3 tại các xã: Văn Yên, Hoàng Nông, Phú Cường, Tân Linh, Minh Tiến, Phúc Lương, Đức Lương, Na Mao, Cát Nê, Tân Thái.
h) Huyện Phú Bình
Diện tích tự nhiên 249,45 km2, dân số khoảng 147.160 người, trong kỳ quy hoạch có 23 cửa hàng, tổng diện tích chiếm đất để xây mới, nâng cấp, mở rộng là 15.480m2 (2.000m2 cho mở rộng). Trong đó có: 02 cửa hàng cấp 2 và 21 cửa hàng cấp 3, tổng vốn đầu tư dự kiến 50 tỷ đồng; cụ thể:
- Hiện tại có 14 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn với diện tích chiếm đất 7.980 m2
- Giai đoạn đến 2020 quy hoạch đầu tư mới 09 cửa hàng (02 cửa hàng cấp 2; 07 cửa hàng cấp 3) với diện tích 5.500 m2; dung tích bể chứa khoảng 250 m3; vốn đầu tư khoảng 29 tỷ đồng. Cụ thể: 02 cửa hàng xăng dầu cấp 2 tại xã Điềm Thuỵ ven đường tỉnh lộ 261 và xã Nga My ven đường tỉnh lộ 266; 07 cửa hàng cấp 3 tại các xã: Tân Hoà, Đồng Liên, Tân Đức, Dương Thành, Hà Châu, Đào Xá, Tân Thành.
i) Huyện Phổ Yên
Diện tích tự nhiên 256,77 km2, dân số khoảng 142.720 người, trong kỳ quy hoạch có 22 cửa hàng, tổng diện tích chiếm đất để xây mới, nâng cấp, mở rộng là 34.620m2 (1.000m2 cho mở rộng). Trong đó có: 01 cửa hàng là cửa hàng xăng dầu cấp 1; 04 cửa hàng cấp 2 và 17 cửa hàng cấp 3, tổng đầu tư dự kiến 166,5 tỷ đồng, cụ thể:
- Hiện tại có 13 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn với diện tích chiếm đất là 8.620 m2,
- Giai đoạn đến 2020 quy hoạch đầu tư mới 09 cửa hàng (01 cửa hàng cấp 1; 02cửa hàng cấp 2; 06 cửa hàng cấp 3) với diện tích 25.000 m2; dung tích bể chứa khoảng 280 m3; vốn đầu tư khoảng 46 tỷ đồng. Cụ thể: 01 cửa hàng xăng dầu cấp 1 tại xã Đồng Tiến (vị trí xây dựng trạm dừng chân); 02 cửa hàng xăng dầu cấp 2 tại các xã: Thuận Thành và Hồng Tiến; 06 cửa hàng cấp 3 tại các xã, thị trấn: Nam Tiến, Đắc Sơn, Bãi Bông, Phúc Thuận, Thành Công (2 cửa hàng).
2. Quy hoạch xây dựng mới cửa hàng xăng dầu theo tuyến đường đến 2020
- Dọc tuyến đường Hồ Chí Minh: Xây dựng mới 02 cửa hàng cấp 2 tại xã Tân Dương và xã Bảo Linh, huyện Định Hóa.
- Dọc tuyến đường Quốc lộ 3 cũ: Xây mới 03 cửa hàng (01 cửa hàng cấp 1; 01 cửa hàng cấp 2; 01 cửa hàng cấp 3). Cụ thể: 01 cửa hàng xăng dầu cấp 1 tại xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương; 01 cửa hàng cấp 2 tại xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên; 01 cửa hàng cấp 3 tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lương.
- Dọc tuyến đường Quốc lộ 1B: Xây mới 02 cửa hàng (01 cửa hàng cấp 1; 01 cửa hàng cấp 2). Cụ thể: 01 cửa hàng xăng dầu cấp 1 tại thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ; 01 cửa hàng cấp 2 tại thị trấn Đình Cả, huyện Võ Nhai.
- Dọc tuyến Đường 261: Xây mới 06 cửa hàng (02 cửa hàng cấp 2; 04 cửa hàng cấp 3). Cụ thể: 02 cửa hàng xăng dầu cấp 2 tại xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên và xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình; 04 Cửa hàng xăng dầu cấp 3 tại các xã, thị trấn: Bãi Bông, Đắc Sơn, Phúc Thuận-huyện Phổ Yên; Cát Nê, huyện Đại Từ.
- Dọc tuyến Đường 262: Xây mới 02 cửa hàng (01 cửa hàng cấp 1; 01 cửa hàng cấp 3). Cụ thể: 01 cửa hàng xăng dầu cấp 1 tại xã Bá Xuyên, thị xã Sông Công; 01 cửa hàng cấp 3 tại xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên.
- Dọc tuyến Đường 263: Xây mới 02 cửa hàng cấp 3. Địa điểm xây dựng tại xã Phúc Lương và xã Đức Lương, huyện Đại Từ.
- Dọc tuyến Đường 264: Xây mới 05 cửa hàng cấp 3. Địa điểm xây dựng cửa hàng xăng dầu tại các xã: Văn Yên, Hoàng Nông, Phú Cường, Minh Tiến - huyện Đại Từ và xã Bình Thành, huyện Định Hoá.
- Dọc tuyến Đường 265: Xây mới 01 cửa hàng cấp 3. Địa điểm xây dựng tại xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai.
- Dọc tuyến Đường 266: Xây mới 02 cửa hàng (01 cửa hàng cấp 2; 01 cửa hàng cấp 3). Cụ thể: 01 cửa hàng xăng dầu cấp 2 tại xã Nga My, huyện Phú Bình; 01 cửa hàng cấp 3 tại xã Hà Châu, huyện Phú Bình.
- Dọc tuyến Đường 267: Xây mới 02 cửa hàng cấp 2. Địa điểm xây dựng tại xã Tân Cương, xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên.
- Dọc tuyến Đường 268: Xây mới 02 cửa hàng cấp 3. Địa điểm xây dựng tại xã Phú Tiến, huyện Định Hoá.
- Dọc tuyến Đường 269: Xây mới 01 cửa hàng cấp 3. Địa điểm xây dựng tại xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ.
- Dọc tuyến Đường 270: Xây mới 04 cửa hàng (01 cửa hàng cấp 1; 03 cửa hàng cấp 3). Cụ thể: 01cửa hàng xăng dầu cấp 1, 01 cửa hàng xăng dầu cấp 3 tại xã Quyết Thắng; 02 cửa hàng xăng dầu cấp 3 tại xã Phúc Xuân - thành phố Thái Nguyên và xã Tân Thái - huyện Đại Từ.
- Dọc tuyến đường vành đai 1: Xây mới 06 cửa hàng (01 cửa hàng cấp 1; 01 cửa hàng cấp 2; 04 cửa hàng cấp 3). Địa điểm xây dựng tại: thị trấn Sông Cầu 01 01cửa hàng xăng dầu cấp 1; xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ: 01 cửa hàng xăng dầu cấp 2; 04 cửa hàng xăng dầu cấp 3 ở: Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, xã Đào Xá, huyện Phú Bình, phường Cải Đan và xã Bình Sơn, thị xã Sông Công.
- Dọc tuyến đường vành đai 2 có 10 cửa hàng: Đoạn từ Quốc lộ 3 sang Quốc lộ 1B: Xây mới 03 cửa hàng cấp 3, địa điểm xây dựng tại xã Phú Đô, huyện Phú Lương; xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, xã Thần Xa, huyện Võ Nhai; Đoạn từ Quốc lộ 37 sang Quốc lộ 1B: Xây mới 06 cửa hàng cấp 3, địa điểm xây dựng tại: xã Tràng Xá, xã Liên Minh huyện Võ Nhai, xã Văn Hán, Cây Thị (Đồng Hỷ), Tân Thành, Tân Hoà (Phú Bình). Ngoài ra còn 01 cửa hàng cấp 3 tại xã Nam Tiến (Phổ Yên).
- Còn lại 29 cửa hàng được xây dựng mới tại các trục đường nội thị, đường tỉnh lộ, liên huyện, liên xã.
3. Quy hoạch hệ thống kho dự trữ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Để đảm bảo lượng xăng dầu dự trữ, cung ứng cho thị trường: Dự kiến trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020 tổng dung lượng sức chứa chung các kho tiêu thụ đạt 17.000m3, trên địa bàn tỉnh sẽ mở rộng kho xăng dầu Lương Sơn có sức chứa gấp 2 lần hiện tại và xây dựng mới thêm: 01 kho xăng dầu với sức chứa 10.000m3 tại khu vực phía Nam huyện Phổ Yên; 01 cảng xăng dầu đường sông Đa Phúc, xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên; tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng; tổng diện tích khoảng 5ha.
4. Tổng hợp vốn đầu tư
Dự kiến tổng số vốn đầu tư phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ thuật lưu giữ, kinh doanh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời kỳ đến 2020 khoảng 990,5 tỷ đồng (vốn doanh nghiệp huy động từ các nguồn), phân ra:
Giai đoạn 2009 - 2015 cần khoảng 885,5 tỷ đồng;
Giai đoạn 2016 - 2020 cần khoảng 105 tỷ đồng.
Trong đó:
+ Vốn đầu tư vào việc nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới CHKD 790,5 tỷ
+ Vốn đầu tư xây dựng kho xăng dầu vào khoảng 100 tỷ đồng;
+ Vốn đầu tư xây dựng cảng và đường ống dẫn xăng dầu (hoặc làm mới đường bộ từ cảng về kho) 100 tỷ đồng.
1. Nhóm các giải pháp về đa dạng hoá các tổ chức, các thành phần kinh tế tham gia phân phối, kinh doanh xăng dầu
- Đối với các doanh nghiệp Nhà nước: Xây dựng chiến lược kinh doanh đáp ứng mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo ổn định giá cả trước những biến động của thị trường xăng dầu trong và ngoài nước; tiếp tục phát triển mạng lưới các cửa hàng, đại lý bán lẻ xăng dầu ở mọi vùng miền trên toàn địa bàn tỉnh; tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và đồng bộ trong kinh doanh xăng dầu (từ hệ thống kho chứa, bến xuất, nhập đến hệ thống bán lẻ và vận chuyển xăng dầu)... nhằm nâng cao trình độ phục vụ khách hàng và đáp ứng các quy định về phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường... Tăng cường công tác đào tạo cán bộ, công nhân trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu nhằm ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.
- Đối với doanh nghiệp tư nhân: Chủ yếu là các đại lý hay tổng đại lý sẽ góp phần phát triển khá nhanh mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh: Khuyến khích doanh nghiệp tăng cường hợp tác với nhau hoặc sáp nhập, mua lại để nâng quy mô và mở rộng mạng lưới, đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng tích luỹ và tái đầu tư của doanh nghiệp; tăng cường đầu tư mở rộng quy mô cửa hàng kinh doanh xăng dầu (diện tích mặt bằng, số lượng cột bơm xăng dầu, dung tích bể chứa đảm bảo lưu thông ...), nhưng phải đảm bảo điều kiện kinh doanh xăng dầu đúng các quy định hiện hành; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo đội ngũ lao động có đủ kiến thức kinh doanh, đặc biệt là kiến thức về an toàn phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ người lao động...
- Đối với các thành phần kinh tế khác: Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn kinh tế lớn sẽ tham gia hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh, đây cũng là sự bổ sung cần thiết đối với hệ thống kinh doanh xăng dầu cả về thiết bị, công nghệ và trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh: Khuyến khích các doanh nghiệp FDI, các tập đoàn kinh tế lớn tiếp cận thị trường và đầu tư phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu; khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thuộc mọi thành phần kinh tế tìm kiếm các đối tác liên doanh để nhanh chóng hiện đại hoá cơ sở kinh doanh.
2. Nhóm các giải pháp về tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu
- Phổ biến, hướng dẫn kịp thời các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu và tăng cường chỉ đạo, giám sát việc chấp hành của các doanh nghiệp; yêu cầu doanh nghiệp phải thông tin đến khách hàng về các quy định có liên quan đến hình thức, chất lượng xăng dầu và các quy định khác có liên quan đến lợi ích của người tiêu dùng.
- Tập trung thực hiện chương trình “Quản lý đo lường và chất lượng xăng dầu”.
- Tăng cường đầu tư nâng cao năng lực kiểm định/hiệu chuẩn, thử nghiệm, thanh tra, kiểm tra chất lượng xăng, dầu của các tổ chức, cá nhân lưu giữ và kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
- Thường xuyên thực hiện công tác chống gian lận trong kinh doanh xăng dầu như phá niêm phong, kẹp chì để điều chỉnh làm sai lệch đồng hồ đo, sử dụng cột bơm không qua kiểm định hoặc quá thời hạn kiểm định; gắn chíp điện tử vào các bơm và điều khiển từ xa; pha trộn lẫn xăng có cấp chất lượng thấp vào xăng chất lượng cao và bán theo giá chất lượng cao... Quy định trách nhiệm liên đới của các chủ thể kinh doanh trong cả hệ thống từ doanh nghiệp đầu mối - tổng đại lý - các đại lý bán lẻ. Tăng cường hoạt động kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả việc truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Đề xuất, kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh hơn hệ thống cơ chế, pháp luật về kinh doanh xăng dầu như các chế định về thiết lập tổng đại lý, đại lý hoa hồng, cước vận tải, chế tài xử lý vi phạm...hiện đang còn bất cập, chưa đủ sức răn đe…
- Nâng cao năng lực các cơ quan chức năng trong kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương và tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh...
3. Nhóm các giải pháp về cải tạo, nâng cấp mạng lưới kinh doanh xăng dầu hiện có trên địa bàn tỉnh
- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng mặt bằng kinh doanh phù hợp với xu hướng gia tăng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu và đáp ứng các tiêu chí về từng loại cửa hàng, các điều kiện về phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường…
- Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có phương án khả thi được huy động vốn cổ phần, vay vốn đầu tư mở rộng, nâng cấp các cửa hàng, kho chứa và mua sắm các thiết bị, phương tiện vận tải xăng dầu phù hợp quy mô kinh doanh, phục vụ.
- Tạo điều kiện cho các cửa hàng phải di dời (không thể cải tạo cửa hàng phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam hoặc không nằm trong điểm đấu nối) được lựa chọn các điểm hoạch định xây dựng mới cửa hàng trong quy hoạch (chưa có chủ đầu tư) để di chuyển cửa hàng.
4. Nhóm các giải pháp về đầu tư xây dựng mới mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ từ nay đến 2020
- Đảm bảo sự thống nhất giữa chức năng giám sát thực hiện, điều chỉnh quy hoạch với việc cấp và thu hồi giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu. Không cấp phép các điểm kinh doanh xăng dầu trái với quy hoạch, đình chỉ lưu giữ, kinh doanh và cương quyết xử lý theo quy định hiện hành các cơ sở không đảm bảo các Tiêu chuẩn Việt Nam về: Lưu giữ, kinh doanh xăng dầu, an toàn giao thông đường bộ, an toàn vệ sinh lao động, an toàn phòng chống cháy nổ, môi trường. Di dời các cửa hàng không nằm trong quy hoạch đấu nối trước năm 2016.
- Đơn giản hoá các thủ tục về thẩm định hồ sơ xây dựng mới, cấp phép xây dựng, cấp phép kinh doanh; nhưng vẫn đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các thủ tục theo quy định của nhà nước về đầu tư xây dựng cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
- Tăng cường hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh, các điều kiện an toàn theo Tiêu chuẩn Việt Nam buộc phải áp dụng đối với mặt hàng lưu giữ, kinh doanh có điều kiện như xăng dầu.
- Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh về các chỉ tiêu kinh doanh, những vướng mắc khó khăn cần đề xuất, việc di chuyển, mở rộng và đầu tư mới cửa hàng ….
5. Nhóm các giải pháp từ phía doanh nghiệp
- Từng bước thực hiện hiện đại hoá, đổi mới công nghệ và thiết bị hệ thống kho, hệ thống công nghệ bảo quản, hệ thống công nghệ dịch vụ bán hàng, nhất là đo lường: Thiết bị lắp mới phải hiện đại, có độ chính xác cao.
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong xây dựng bể chứa xăng dầu: Xây dựng bể chứa dung tích lớn; Sử dụng bể mái nón, mái vòm không có hoặc có cột trung tâm; lắp đặt mái bên trong để chống tổn thất bay hơi.
- Tăng cường các công tác bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong lưu giữ, kinh doanh xăng dầu: Làm đầy đủ các thủ tục theo quy định hiện hành của pháp luật, triển khai thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý Nhà nước; thường xuyên tổ chức giám sát, kiểm tra ngăn ngừa những nguy cơ gây mất an toàn, kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các sự cố về thoát thải, rò rỉ xăng dầu; có và định kỳ thực tập các phương án xử lý sự cố gây mất an toàn, thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm cải thiện điều kiện làm việc; trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện và thường xuyên đào tạo tập huấn nâng cao nghiệp vụ về công tác an toàn vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ cho cán bộ công nhân viên
Điều 2. Quy hoạch này và các quy định của pháp luật liên quan khác là cơ sở điều chỉnh mọi hoạt động đầu tư phát triển mạng lưới hạ tầng lưu giữ, kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện nếu có những vấn đề phát sinh, vướng mắc, các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung, điều chỉnh.
Điều 3. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan công bố, hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung quy hoạch này trên địa bàn tỉnh.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Nghị quyết 10/2009/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 do Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu khóa VII, kỳ họp thứ 17 ban hành Ban hành: 10/12/2009 | Cập nhật: 27/01/2010
Nghị quyết 10/2009/NQ-HĐND về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2009 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2010 Ban hành: 09/12/2009 | Cập nhật: 21/06/2013
Nghị quyết 10/2009/NQ-HĐND về kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2010 bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do tỉnh Đồng Tháp quản lý và phân bổ Ban hành: 10/12/2009 | Cập nhật: 06/07/2013
Nghị quyết 10/2009/NQ-HĐND phê chuẩn mức thu phí mặt bằng chợ xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Ban hành: 10/12/2009 | Cập nhật: 15/09/2015
Nghị quyết 10/2009/NQ-HĐND về Đề án quy hoạch tổng thể phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khóa IX, kỳ họp thứ 13 ban hành Ban hành: 09/12/2009 | Cập nhật: 28/12/2009
Nghị quyết 10/2009/NQ-HĐND quy định giá các loại đất năm 2010 trên địa bàn tỉnh Hà Nam do Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Ban hành: 09/12/2009 | Cập nhật: 07/01/2010
Nghị quyết 10/2009/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2015, có xét đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XI, kỳ họp thứ 12 ban hành Ban hành: 28/07/2009 | Cập nhật: 20/04/2010
Nghị quyết 10/2009/NQ-HĐND về Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 Ban hành: 15/07/2009 | Cập nhật: 18/09/2015
Nghị quyết 10/2009/NQ-HĐND điều chỉnh chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở ngoài công lập kèm theo Nghị quyết 29/2007/NQ-HĐND Ban hành: 10/07/2009 | Cập nhật: 10/07/2013
Nghị quyết 10/2009/NQ-HĐND phê duyệt đề án tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 Ban hành: 23/07/2009 | Cập nhật: 17/07/2013
Nghị quyết số 10/2009/NQ-HĐND về thực hiện chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người bán dâm và người sau cai nghiện ma túy do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa VII kỳ họp thứ 16 ban hành Ban hành: 09/07/2009 | Cập nhật: 05/08/2009
Nghị quyết 10/2009/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 07/2008/NQ-HĐND về quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn khóa VII, kỳ họp thứ 12 ban hành Ban hành: 26/07/2009 | Cập nhật: 20/03/2010
Nghị quyết 10/2009/NQ-HĐND quy định mức chi cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Ban hành: 17/07/2009 | Cập nhật: 17/07/2013
Nghị quyết 10/2009/NQ-HĐND chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động, huấn luyện viên thể thao thành tích cao Ban hành: 22/07/2009 | Cập nhật: 05/03/2013
Nghị quyết 10/2009/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích thực hiện xã hội hoá thuộc lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể dục thể thao và môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khóa X, kỳ họp thứ 20 ban hành Ban hành: 24/07/2009 | Cập nhật: 17/04/2010
Nghị quyết 10/2009/NQ-HĐND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 - 2020 Ban hành: 17/07/2009 | Cập nhật: 11/07/2014
Nghị quyết 10/2009/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đào tạo bác sỹ, dược sỹ đại học cho ngành Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ nay đến năm 2020 Ban hành: 23/07/2009 | Cập nhật: 10/07/2012
Nghị quyết 10/2009/NQ-HĐND phê chuẩn kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ chủ yếu 6 tháng cuối năm 2009 do tỉnh Lào Cai Ban hành: 13/07/2009 | Cập nhật: 15/07/2013
Nghị quyết 10/2009/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ tạm thời cho đối tượng trồng mới cây mía trên địa bàn tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh khóa VII, kỳ họp thứ 16 ban hành Ban hành: 10/04/2009 | Cập nhật: 28/07/2012
Nghị quyết 10/2009/NQ-HĐND về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và tài liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa IV, kỳ họp chuyên đề lần thứ 4 ban hành Ban hành: 31/03/2009 | Cập nhật: 14/02/2011
Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 11/01/2008 | Cập nhật: 17/01/2008
Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 07/09/2006 | Cập nhật: 16/09/2006