Quyết định 2073/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Bình Định đến năm 2020
Số hiệu: 2073/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Phan Cao Thắng
Ngày ban hành: 09/06/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2073/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 09 tháng 6 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

Căn cứ Quyết định số 47/2015/QĐ-TTg ngày 05/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa;

Căn cứ Quyết định số 3507/QĐ-UBND ngày 08/10/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Giao thông Vận tải tại Văn bản số 64/TTr-SGTVT ngày 22/5/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Bình Định đến năm 2020, với các nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu của Đề án

- Đánh giá hiện trạng giao thông đường thủy nội địa của tỉnh, dự báo lượng hàng hóa, hành khách để làm cơ sở quy hoạch lại mạng lưới giao thông thủy nội địa cho phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các quy định pháp luật về giao thông đường thủy nội địa.

- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước, tạo động lực khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, nhất là đối với hoạt động du lịch biển đảo.

- Tăng cường các biện pháp đảm bảo ATGT đường thủy nội địa, tổ chức giao thông hợp lý nâng cao điều kiện khai thác.

2. Những nội dung chính của Đề án

a. Về phương tiện thủy nội địa

- Đến năm 2020, tổng số phương tiện thủy nội địa trên địa bàn tỉnh là: 335 phương tiện, trong đó:

Phương tiện chở người, hành khách

292 phương tiện

Phương tiện chở hàng hóa

41 phương tiện

Phương tiện phục vụ công tác tuần tra kiểm soát

02 phương tiện

Tổng cộng

335 phương tiện

b. Về nguồn nhân lực: Đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa đến năm 2020 như sau:

- Thuyền trưởng hạng ba: 214 người;

- Máy trưởng hạng ba: 399 người;

- Thủy thủ hạng nhất: 350 người.

c. Về tuyến giao thông đường thủy nội địa: Tổng số tuyến thủy nội địa được quy hoạch đến năm 2020 là 17 tuyến, trong đó:

- Số tuyến thủy nội địa phục vụ dân sinh: 06 tuyến;

- Số tuyến thủy nội địa phục vụ du lịch: 11 tuyến. (Chi tiết theo Phụ lục 1 đính kèm)

d. Về bến thủy nội địa: Tổng số bến thủy nội địa được quy hoạch đến năm 2020 là 23 bến, trong đó:

- Số bến thủy nội địa phục vụ dân sinh: 11 bến (08 bến cần xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp);

- Số bến thủy nội địa phục vụ du lịch: 11 bến (cần xây dựng mới);

- Số bến thủy nội địa hỗn hợp: 01 bến (cần xây dựng mới).

(Chi tiết theo Phụ lục 2 đính kèm).

3. Kinh phí đầu tư: Sử dụng từ các nguồn xã hội hóa, thu hút đầu tư, một phần ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai thực hiện quy hoạch theo đề án được duyệt.

4. Các chính sách và giải pháp thực hiện

a. Về quy hoạch và thực hiện quy hoạch

- Các sở, ban, ngành và địa phương khi thực hiện việc quy hoạch đối với các lĩnh vực liên quan đến đường thủy nội địa phải căn cứ vào Đề án được duyệt để phối hợp triển khai đảm bảo đồng bộ, tránh tình trạng quy định chồng chéo, mâu thuẫn gây khó khăn cho đối tượng áp dụng.

- Yêu cầu các nhà đầu tư tại các khu du lịch có dịch vụ loại hình du lịch biển phục vụ du khách bằng phương tiện thủy thực hiện công tác đăng kiểm, đăng ký; đảm bảo hoạt động đúng luồng tuyến đã đăng ký.

- Đối với các bến thủy nội địa nằm trong các dự án phát triển khu du lịch đang được nhà đầu tư triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết 1/500, khi triển khai xây dựng công trình các nhà đầu tư phải gửi hồ sơ về cơ quan quản lý chuyên ngành để phục vụ công tác quản lý nhà nước theo quy định.

- Các địa phương khi đầu tư và xây dựng công trình liên quan, có tác động đến phạm vi của Đề án hoặc kể cả các hạng mục của Đề án, thì phải có kiến nghị để cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với điều kiện thực tế.

b. Về vốn đầu tư

- Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư kết cấu hạ tầng bến dân sinh tại những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, chưa được đầu tư kết cấu hạ tầng và chưa có điều kiện phát triển các loại hình giao thông khác.

- Khuyến khích áp dụng hình thức xã hội hóa thực hiện các dự án đầu tư bến thủy nội địa, dự án nạo vét các tuyến đường thủy nội địa không sử dụng ngân sách nhà nước.

- Bố trí đủ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác điều chỉnh và thực hiện quy hoạch Đề án phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách.

- Đối với hệ thống phao tiêu, biển báo, báo hiệu luồng: Thực hiện theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa.

- Đối với phương tiện tuần tra kiểm soát: Nhà nước bố trí kinh phí đầu tư theo quy định.

- Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực: Theo quy định hiện hành.

- Đối với các bến thủy nội địa phục vụ du lịch có nhiều thành phần kinh tế tham gia, chính quyền cơ sở kêu gọi hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và cùng nhau tham gia quản lý hoạt động của bến thủy nội địa.

- Đối với những bến đò ngang đã có chủ bến được UBND xã giao quản lý hoạt động thì tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thiện bến đúng theo tiêu chuẩn để được cấp có thẩm quyền cấp phép hoạt động theo quy định.

- Đối với phương tiện vận tải: Vốn đầu tư phương tiện vận tải thủy do các doanh nghiệp tự đầu tư theo khả năng và theo nhu cầu của thị trường.

c. Về phát triển nguồn nhân lực

- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, đội ngũ thuyền viên, người điều khiển phương tiện; tăng cường nguồn nhân lực quản lý nhà nước về hoạt động giao thông và đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa v.v…

- Thu hút nguồn nhân lực có kinh nghiệm quản lý đường thủy nội địa, tuyển dụng cán bộ đúng chuyên môn; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực sẵn có để đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển đường thủy nội địa của tỉnh.

- Đối với các doanh nghiệp lữ hành: Đội ngũ nhân sự phải có chuyên môn nghiệp vụ, đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên ngành. Khi có nhu cầu, chủ doanh nghiệp chủ động liên hệ với các ngành chức năng để được cung cấp thông tin về các lớp đào tạo, bồi dưỡng cũng như chuyên sâu, nâng cấp về trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ - nhân viên đối với lĩnh vực giao thông thủy. Khi hội đủ số lượng học viên cùng các điều kiện khác, sẽ xem xét mở lớp để đáp ứng nhu cầu thực tế.

- Tiếp tục đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa để người lái phương tiện được trang bị đủ kiến thức điều khiển phương tiện đảm bảo an toàn.

- Hàng năm, các địa phương rà soát, thống kê nhu cầu đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện gửi đến Sở Giao thông Vận tải tổng hợp báo cáo UBND tỉnh cho chủ trương mở khóa đào tạo, hỗ trợ đào tạo.

d. Ứng dụng khoa học công nghệ

- Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình AIS và trang bị hệ thống VHF trên phương tiện thủy nội địa nhằm tăng cường công nghệ thông tin trong quản lý phương tiện, trao đổi thông tin, nâng cao năng lực ngành đường thủy địa phương; đảm bảo ATGT vận tải thủy nội địa; giúp chủ phương tiện trong việc quản lý, giám sát hành trình của phương tiện thủy nội địa; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong việc quản lý, giám sát hoạt động giao thông đường thủy nội địa.

- Các phương tiện kinh doanh vận tải khách khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo phải lắp đặt thiết bị tự động nhận dạng AIS.

(Kèm theo Đề án phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Bình Định đến năm 2020 của Sở Giao thông Vận tải).

6. Tổ chức thực hiện: Theo Đề án đã được phê duyệt tại Quyết định này.

Điều 2. Sở Giao thông vận tải phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo đúng quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Cao Thắng

 

PHỤ LỤC 01

TỔNG HỢP CÁC TUYẾN THỦY NỘI ĐỊA QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số: 2073/QĐ-UBND ngày 09/6/2017 của UBND tỉnh)

I. Tổng hợp luồng tuyến thủy nội địa (phục vụ dân sinh)

TT

Tên tuyến

Vùng hoạt động

Chiều dài (km)

Cấp kỹ thuật

Công bố

1

Hải Cảng - Nhơn Châu

Biển Quy Nhơn

30

 

Giữ

2

Hàm Tử - Hải Minh

Cửa biển Quy Nhơn

0,8

 

Mở mới

3

Vinh Quang 2 - Cồn Chim

Đầm Thị Nại

0,8

V

Mở mới

4

An Quang - Vĩnh Lợi

Đầm Đề Gi

0,6

IV

Mở mới

5

Canh Liên - Nhơn Tân

Hồ Núi Một

12,5

V

Mở mới

6

Thượng Giang 2 - Hữu Giang

Sông Kôn

0,6

V

Mở mới

II. Tổng hợp luồng tuyến thủy nội địa (phục vụ du lịch)

TT

Tên tuyến

Vùng hoạt động

Chiều dài (km)

Cấp kỹ thuật

Công bố

1

Nhơn Lý - Kỳ Co

Biển Quy Nhơn

05

 

Mở mới

2

Nhơn Hải - Hòn Khô

Biển Quy Nhơn

0,5

 

Mở mới

3

Nhơn Hải - Kỳ Co

Biển Quy Nhơn

10

 

Mở mới

4

Đống Đa - Nhơn Hải

Biển Quy Nhơn

15

IV

Mở mới

5

Đống Đa - Nhơn Châu

Biển Quy Nhơn

33

IV

Mở mới

6

Đống Đa - Nhơn Lý

Biển Quy Nhơn

25

IV

Mở mới

7

Bãi Xép - Hòn Ngang - Hòn Đất

Biển Quy Nhơn

7

 

Mở mới

8

Hải Giang - Đống Đa

Biển Quy Nhơn

10

IV

Mở mới

9

Hải Giang - Kỳ Co

Biển Quy Nhơn

15

 

Mở mới

10

Đống Đa - Cồn Chim

Đầm Thị Nại

8

V

Mở mới

11

Du lịch sinh thái Hầm Hô

Hạ lưu Sông Kút

 

 

Giữ

 

PHỤ LỤC 02

TỔNG HỢP CÁC BẾN THỦY NỘI ĐỊA QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số: 2073/QĐ-UBND ngày 09/6/2017 của UBND tỉnh)

I. Tổng hợp bến thủy nội địa (phục vụ dân sinh)

TT

Tên bến

Địa điểm

1

Bến Nhơn Châu

Xã Nhơn Châu, Quy Nhơn

2

Bến Hải Minh

Phường Hải Cảng, Quy Nhơn

3

Bến Thượng Giang 2

Xã Tây Giang, Tây Sơn

4

Bến Hữu Giang

Xã Tây Giang, Tây Sơn

5

Bến Hàm Tử

Phường Hải Cảng, Quy Nhơn

6

Bến An Quang

Xã Cát Khánh, Phù Cát

7

Bến Vĩnh Lợi

Xã Mỹ Thành, Phù Mỹ

8

Bến Vinh Quang 2

Xã Phước Sơn, Tuy Phước

9

Bến Cồn Chim

Xã Phước Sơn, Tuy Phước

10

Điểm đón trả khách tại Hồ Núi Một

Xã Nhơn Tân, An Nhơn

11

Điểm đón trả khách tại làng Canh Tiến

Xã Canh Liên, Vân Canh

II. Tổng hợp bến thủy nội địa (phục vụ du lịch)

TT

Tên bến

Địa điểm

1

Bãi Xép

Phường Gềnh Ráng, Quy Nhơn

2

Hòn Ngang

Phường Gềnh Ráng, Quy Nhơn

3

Hòn Đất

Phường Gềnh Ráng, Quy Nhơn

4

Kỳ Co

Xã Nhơn Lý, Quy Nhơn

5

Trung tâm

Phường Đống Đa, Quy Nhơn

6

Riverside

Phường Đống Đa, Quy Nhơn

7

Nhơn Hải (Dviews Resort)

Xã Nhơn Hải, Quy Nhơn

8

Hòn Khô

Xã Nhơn Hải, Quy Nhơn

9

Nhơn Châu

Xã Nhơn Châu, Quy Nhơn

10

Nhơn Lý

Xã Nhơn Lý, Quy Nhơn

11

Hải Giang

Xã Nhơn Hải, Quy Nhơn

12

Đống Đa (hỗn hợp)

Phường Thị Nại, Quy Nhơn