Quyết định 2063/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định
Số hiệu: | 2063/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Định | Người ký: | Hồ Quốc Dũng |
Ngày ban hành: | 18/06/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, Tài chính, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2063/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 18 tháng 6 năm 2018 |
V/V BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH BÌNH ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 1146/QĐ-UBND ngày 03/4/2017 của UBND tỉnh về việc thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) tại Tờ trình số 136/TTr-SNN ngày 03/5/2018 và đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 331/TTr-SNV ngày 28/5/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT (Cơ quan Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động, Thương binh và Xã hội, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2063/QĐ-UBND ngày 18/6/2018 của UBND tỉnh)
Quy chế này quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý, sử dụng Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định.
Quy chế này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài; tổ chức quốc tế đang sinh sống, hoạt động hoặc tham gia phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Định.
1. Việc quản lý và sử dụng Quỹ đảm bảo đúng mục đích, kịp thời, công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả.
2. Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA QUỸ
1. Vị trí pháp lý: Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định (sau đây viết tắt là Quỹ) do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định thành lập và quản lý.
a. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh và ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
b. Trụ sở Quỹ đặt tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định, số nhà 77, đường Lê Hồng Phong, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
2. Chức năng của Quỹ
a. Tiếp nhận, quản lý kinh phí đóng góp của các tổ chức và cá nhân cư trú trên địa bàn tỉnh theo quy định và các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
b. Cấp phát kinh phí từ Quỹ chi cho hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả của thiên tai, hạn chế thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
1. Lập, trình UBND tỉnh phê duyệt, thông báo kế hoạch thu Quỹ trên địa bàn tỉnh theo quy định.
2. Tiếp nhận và quản lý các khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật từ các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong tỉnh và của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đang sinh sống, hoạt động hoặc tham gia phòng, chống thiên tai tại tỉnh Bình Định; các khoản tài trợ, đóng góp tự nguyện hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Phối hợp Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định mức chi và nội dung chi cho các đối tượng theo quy định.
4. Thực hiện cứu trợ, hỗ trợ, khắc phục hậu quả thiên tai; hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, ứng phó thiên tai trên địa bàn tỉnh hoặc hỗ trợ các địa phương khác theo quy định.
5. Thực hiện các quy định của pháp luật về báo cáo thống kê, báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ, báo cáo thanh tra, kiểm toán theo quy định hiện hành.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao.
1. Quản lý và thực hiện việc chi Quỹ theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.
2. Công khai kết quả thu, nộp Quỹ, danh sách và mức thu đối với từng cơ quan, tổ chức, đơn vị và từng huyện, thị xã, thành phố.
3. Cung cấp thông tin về Quỹ cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức Hội có liên quan để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ theo quy định của pháp luật.
4. Tham mưu UBND tỉnh quyết định việc đình chỉ, thu hồi kinh phí đã cấp khi phát hiện tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vi phạm cam kết về sử dụng kinh phí hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật liên quan.
5. Tham mưu UBND tỉnh quyết định việc miễn, giảm, tạm hoãn và thời hạn được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp Quỹ theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 94/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
6. Từ chối mọi yêu cầu của các tổ chức hoặc cá nhân về việc cung cấp thông tin và các nguồn lực khác của Quỹ nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật.
7. Được tham gia làm việc với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo đúng quy định của pháp luật để kêu gọi, thu hút và tiếp nhận tài trợ vốn bổ sung cho Quỹ.
8. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy định về đối tượng, hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Quỹ gồm Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát và Cơ quan quản lý Quỹ.
Điều 8. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ
1. Hội đồng quản lý Quỹ (viết tắt là Hội đồng) có 11 thành viên, do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và nhiệm kỳ các thành viên Hội đồng không quá 05 năm; gồm:
a. Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
b. Phó Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c. Ủy viên thường trực Hội đồng là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách thủy lợi;
d. Các ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo của các sở, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ
a. Quyết định kế hoạch hoạt động hàng năm của Quỹ;
b. Xem xét thông qua kế hoạch thu, kế hoạch chi và các vấn đề phát sinh của Quỹ trình UBND tỉnh phê duyệt, triển khai thực hiện;
c. Tổ chức tiếp nhận, quản lý Quỹ theo quy định của pháp luật;
d. Được sử dụng con dấu của Quỹ trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng;
đ. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của Quỹ;
e. Chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Hội đồng trước UBND tỉnh, thành viên Hội đồng chịu trách nhiệm về phần việc được phân công trước Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ và trước pháp luật;
g. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng
a. Là người đại diện theo pháp luật của Quỹ;
b. Chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Quỹ; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong việc điều hành hoạt động của Quỹ;
c. Thay mặt Hội đồng ký nhận vốn và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho Quỹ;
d. Thay mặt Hội đồng ký hợp đồng ủy thác với Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh;
đ. Thay mặt Hội đồng ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng;
e. Tổ chức giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng;
g. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Hội đồng thực hiện một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền. Người được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về các công việc được ủy quyền;
h. Thay mặt Hội đồng kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ; bổ sung, thay đổi hoặc bãi nhiệm thành viên Hội đồng, Ban kiểm soát Quỹ;
i. Thay mặt Hội đồng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Thư ký Hội đồng;
k. Tổ chức quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định;
l. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
4. Chế độ làm việc của Hội đồng
a. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, họp thường kỳ 3 (ba) tháng một lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Hội đồng. Khi cần thiết, Hội đồng có thể họp bất thường để giải quyết các vấn đề cấp bách của Quỹ theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng hoặc Trưởng ban Kiểm soát, sau khi được Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ chấp thuận;
b. Các cuộc họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng chủ trì và chỉ có hiệu lực thi hành khi có ít nhất 2/3 số lượng ủy viên của Hội đồng tham dự. Ủy viên Hội đồng không tham gia cuộc họp phải báo cáo với Chủ tịch Hội đồng. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch ủy quyền làm chủ trì cuộc họp;
c. Tài liệu họp phải được chuẩn bị trước và gửi tới các Ủy viên Hội đồng trước ngày họp ít nhất 03 (ba) ngày làm việc (trừ trường hợp cấp bách, đột xuất);
d. Hội đồng quyết định các vấn đề theo nguyên tắc đa số. Các quyết định của Hội đồng có hiệu lực khi có hơn 2/3 thành viên dự họp biểu quyết tán thành;
đ. Nội dung và kết luận các cuộc họp Hội đồng phải được ghi rõ trong biên bản họp, được Chủ tịch Hội đồng và các thành viên dự họp ký. Kết luận của cuộc họp được thể hiện bằng nghị quyết, quyết định, thông báo của Hội đồng và được gửi tới tất cả các Ủy viên Hội đồng;
e. Chủ tịch Hội đồng ký ban hành các nghị quyết, quyết định, thông báo của Hội đồng và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, trước pháp luật về các nghị quyết, quyết định, thông báo đó. Chủ tịch Hội đồng có thể ủy quyền bằng văn bản cho Phó chủ tịch Hội đồng ký thay khi đi công tác ngoài tỉnh;
g. Các nghị quyết, quyết định của Hội đồng có tính bắt buộc thi hành đối với hoạt động của Quỹ và có hiệu lực thi hành sau khi Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
5. Thư ký Hội đồng:
a. Thư ký Hội đồng là Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh), làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
b. Thư ký Hội đồng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng thực hiện:
- Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng; chuẩn bị tài liệu họp thường kỳ, đột xuất của Hội đồng và gửi tới các thành viên Hội đồng trước ngày họp ít nhất 03 (ba) ngày làm việc (trừ trường hợp cấp bách, đột xuất) và phục vụ các kỳ họp Hội đồng. Làm nhiệm vụ thư ký ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng;
- Tham mưu Hội đồng ban hành các quy định, quy chế hoạt động nghiệp vụ của Quỹ và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện;
- Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về các hoạt động của Quỹ với Hội đồng, UBND tỉnh;
- Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
1. Ban Kiểm soát Quỹ (viết tắt là Ban Kiểm soát) có 03 thành viên, do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Hội đồng; Ban Kiểm soát Quỹ giúp Hội đồng giám sát hoạt động Cơ quan quản lý Quỹ. Ban Kiểm soát làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm soát không quá 05 năm.
a. Trưởng Ban Kiểm soát là đại diện Sở Tài chính;
b. Phó trưởng Ban Kiểm soát là Trưởng phòng Kế hoạch tài chính Sở Nông nghiệp và PTNT;
c. Ủy viên Ban Kiểm soát là đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn Ban Kiểm soát:
a. Ban Kiểm soát hoạt động theo Quy chế do Hội đồng phê duyệt;
b. Kịp thời phát hiện và báo cáo ngay với Hội đồng, trong trường hợp cần thiết thì báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về những hoạt động có biểu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế hoặc vi phạm trong việc quản lý tài chính của Quỹ;
c. Không được tiết lộ kết quả kiểm tra, kiểm soát khi chưa được Hội đồng chấp thuận;
d. Trưởng Ban Kiểm soát phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Hội đồng và pháp luật về những tiêu cực hoặc bỏ qua các hành vi vi phạm đã phát hiện; về các thiệt hại của Quỹ nếu tiết lộ kết quả kiểm tra, kiểm soát khi chưa có sự chấp thuận của Hội đồng hoặc cơ quan có thẩm quyền;
đ. Trường hợp đột xuất, vì lợi ích của Quỹ và trách nhiệm của Ban Kiểm soát, Trưởng ban Ban Kiểm soát có quyền báo cáo trực tiếp với Chủ tịch Hội đồng hoặc Chủ tịch UBND tỉnh.
1. Cơ quan quản lý Quỹ: Ủy thác cho Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh thực hiện.
a. Chủ tịch UBND tỉnh giao Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định thực hiện ủy thác hoạt động thu, chi cho Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh. Việc ủy thác thực hiện thông qua Hợp đồng ủy thác theo quy định;
b. Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh sử dụng bộ máy và công chức, viên chức của đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn ghi trong hợp đồng ủy thác;
c. Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan quản lý quỹ, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh cử lãnh đạo Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh làm Giám đốc Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh. Giám đốc Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm và làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
d. Người phụ trách kế toán Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh do kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh kiêm nhiệm; người phụ trách kế toán Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật về kế toán.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị nhận ủy thác (Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh) được quy định chi tiết trong hợp đồng ủy thác trên cơ sở các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
a. Phối hợp với Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh xây dựng kế hoạch, dự toán thu, chi hàng năm của Quỹ để báo cáo Hội đồng thông qua, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, triển khai thực hiện;
b. Tiếp nhận, quản lý thu, chi Quỹ theo Hợp đồng ủy thác;
c. Cung cấp số liệu liên quan đến thu, chi Quỹ cho Thư ký Quỹ chuẩn bị tài liệu họp thường kỳ, đột xuất của Hội đồng;
d. Có trách nhiệm và quyền hạn về công tác báo cáo thống kê; báo cáo quyết toán thu chi Quỹ theo quy định của Luật kế toán;
đ. Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Ban kiểm soát Quỹ; chịu sự thẩm tra, phê duyệt quyết toán Quỹ của Sở Tài chính và thanh tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
e. Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về các hoạt động của Quỹ với Hội đồng, UBND tỉnh.
Điều 11. Kinh phí hoạt động, phụ cấp kiêm nhiệm, chế độ lương, phụ cấp của Cơ quan quản lý Quỹ
1. Nguồn kinh phí hoạt động bộ máy quản lý Quỹ tỉnh do ngân sách tỉnh đảm bảo theo quy định hiện hành; không sử dụng Quỹ chi cho bộ máy quản lý Quỹ (trừ cấp xã theo quy định tại khoản 2, điều 9, Nghị định số 94/2014/NĐ-CP của Chính phủ).
2. Phí ủy thác cho Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan quản lý Quỹ bằng 01% (một phần trăm) tổng số tiền thực thu. Nguồn trả phí ủy thác do ngân sách tỉnh đảm bảo hoặc nguồn lãi tiền gửi ngân hàng của Quỹ (nếu có).
Điều 12. Đối tượng, mức đóng góp Quỹ và đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp Quỹ
1. Đối tượng và mức đóng góp Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai.
2. Đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai.
3. Thẩm quyền quyết định miễn, giảm, tạm hoãn và thời hạn được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp Quỹ:
a. UBND tỉnh quyết định miễn, giảm, tạm hoãn đối với các đối tượng được quy định tại Điều 6, Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ.
b. Việc xét miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp Quỹ được tiến hành mỗi năm một lần vào thời điểm giao chỉ tiêu kế hoạch thu Quỹ.
- UBND cấp huyện tổ chức xét mức và thời gian miễn, tạm hoãn cho các đối tượng được nêu trên, tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Trường hợp miễn, giảm, tạm hoãn do thiệt hại thiên tai, tổ chức, cá nhân phải báo cáo thiệt hại có xác nhận của chính quyền địa phương gửi cho Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Nếu đã nộp tiền vào Quỹ, mà sau đó được xét miễn, giảm, tạm hoãn thì số tiền đã nộp được trừ vào số tiền đóng góp lần sau.
- UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo đến các đối tượng được xét miễn, giảm, tạm hoãn nộp Quỹ sau khi có quyết định của UBND tỉnh.
c. Các tổ chức kinh tế trong quá trình hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, thua lỗ xin giảm tiền nộp Quỹ, phải nộp báo cáo tài chính năm có xác nhận của cơ quan thuế cho Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm cứu nạn tỉnh để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 13. Quản lý thu và kế hoạch thu - nộp Quỹ
1. Quản lý thu Quỹ
a. UBND tỉnh ủy quyền cho:
- Cục Thuế tỉnh, Chi cục thuế cấp huyện chịu trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định mức thu Quỹ của các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập thuộc phạm vi quản lý cho Cơ quan nhận ủy thác (Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh) để lập kế hoạch thu Quỹ và hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập nộp Quỹ theo mức đóng góp quy định tại Khoản 1, Điều 5, Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai;
- Thủ trưởng các quan, tổ chức có trách nhiệm thu tiền đóng góp Quỹ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ công nhân viên trong lực lượng vũ trang thuộc phạm vi quản lý, theo mức quy định tại điểm a, điểm b, Khoản 2, Điều 5, Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai;
- UBND cấp xã chịu trách nhiệm thu Quỹ đối với các đối tượng lao động khác trên địa bàn, theo mức quy định tại điểm c, Khoản 2, Điều 5, Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai.
b. Cơ quan nhận ủy thác (Quỹ đầu tư phát triển tỉnh) phối hợp Cục Thuế tỉnh để in ấn, cấp phát, quản lý sử dụng biên lai thu cho UBND cấp xã.
2. Kế hoạch thu Quỹ
a. Tháng 10 hằng năm, Cơ quan nhận ủy thác (Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh) phối hợp với Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và Cục Thuế tỉnh tham mưu Hội đồng quản lý Quỹ hướng dẫn các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập, UBND cấp xã và các cơ quan, tổ chức xây dựng kế hoạch thu Quỹ, báo cáo UBND tỉnh qua Cơ quan nhận ủy thác.
b. Cơ quan nhận ủy thác (Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh) tổng hợp, xây dựng kế hoạch thu Quỹ báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
c. Cơ quan nhận ủy thác (Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh) tham mưu Hội đồng quản lý Quỹ thông báo kế hoạch thu, nộp quỹ đến các tổ chức hạch toán độc lập, UBND cấp xã, các cơ quan, tổ chức để thực hiện và gửi kế hoạch thu, nộp Quỹ đến UBND cấp huyện, Cục Thuế tỉnh, Chi cục Thuế cấp huyện, phối hợp đôn đốc thu Quỹ.
3. Thu - Nộp Quỹ
a. Đối với các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập:
- Thủ trưởng tổ chức kinh tế hạch toán độc lập có trách nhiệm nộp vào Quỹ mức đóng góp theo quy định, chuyển vào tài khoản của Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định tại Kho bạc Nhà nước tỉnh.
- Tổ chức kinh tế hạch toán độc lập có trách nhiệm lập báo cáo số tiền phải đóng góp Quỹ, số tiền đã nộp Quỹ theo thời hạn quy định cho Cơ quan nhận ủy thác (Quỹ đầu tư phát triển tỉnh), đồng thời gửi Cục Thuế, Chi cục Thuế (theo địa bàn quản lý) để tổng hợp, theo dõi.
b. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, nhân viên trong lực lượng vũ trang thuộc phạm vi quản lý theo quy định và chuyển vào tài khoản của Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định tại Kho bạc Nhà nước tỉnh.
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang có trách nhiệm xác nhận thu tiền đóng góp Quỹ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý để tránh trùng lắp việc thu phí tại nơi cư trú.
c. UBND cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thu Quỹ lập sổ theo dõi và thu Quỹ của các đối tượng lao động khác (trừ các đối tượng đã thu nộp tại cơ quan, tổ chức) trên địa bàn quản lý theo định mức quy định và chuyển vào tài khoản của Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định tại Kho bạc Nhà nước tỉnh.
4. Thời hạn nộp Quỹ
a. Đối với cá nhân nộp một lần trước ngày 30 tháng 05 hàng năm; đối với các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập nộp tối thiểu 50% số phải nộp trước 30 tháng 5 và số còn lại nộp trước 30 tháng 10 hàng năm.
- Sau mỗi đợt thu Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang cấp tỉnh, cấp huyện, UBND cấp xã chuyển số tiền đã thu vào tài khoản của Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định tại Kho bạc Nhà nước tỉnh.
- Cơ quan nhận ủy thác (Quỹ đầu tư phát triển tỉnh) có trách nhiệm đôn đốc thu theo nhiệm vụ đã được ủy thác. Tổng hợp số tiền phải đóng góp Quỹ, số tiền đã nộp Quỹ của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh đối chiếu với Kho bạc Nhà nước lập báo cáo Hội đồng theo từng quý/năm.
b. Những tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải thu nhưng không nộp theo quy định hoặc nộp chậm theo mốc thời gian, nộp không đúng tỷ lệ quy định sẽ bị các cơ quan chức năng xử lý theo quy định tại Điều 11, Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.
1. Quỹ dùng để chi hỗ trợ cho các hoạt động phòng chống thiên tai
a. Cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai: Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai; hỗ trợ tu sửa nhà ở, cơ sở y tế, trường học, xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai; tu sửa nhà sơ tán phòng tránh thiên tai hoặc tu sửa khẩn cấp công trình phòng chống thiên tai có giá trị nhỏ hơn 01 tỷ đồng/01 công trình.
b. Hỗ trợ các hoạt động ứng phó với thiên tai: Sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm; chăm sóc y tế; cung cấp thực phẩm, nước uống cho người dân nơi sơ tán đến; hỗ trợ quan trắc, thông tin, thông báo, cảnh báo, báo động thiên tai tại cộng đồng;
c. Hỗ trợ hoạt động phòng ngừa: Phổ biến, tuyên truyền kiến thức pháp luật, lập kế hoạch, phương án và diễn tập phòng chống thiên tai cấp xã.
2. Hỗ trợ chi thù lao cho người trực tiếp đi thu và các chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu Quỹ tại cấp xã nhưng không vượt quá 5% số thu thực tế hàng năm trên địa bàn xã.
3. Được điều chuyển kinh phí của Quỹ để hỗ trợ các địa phương khác bị thiệt hại do thiên tai vượt quá khả năng khắc phục của địa phương.
1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định mức chi và nội dung chi cho các đối tượng theo đề nghị của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
2. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh có trách nhiệm tổng hợp thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ của UBND cấp huyện và các cơ quan, tổ chức liên quan, đề xuất trình Chủ tịch UBND tỉnh.
3. Căn cứ vào số thu Quỹ thực tế, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định xuất Quỹ hỗ trợ cho các địa phương khác.
Điều 16. Thanh tra, giám sát hoạt động Quỹ
1. Cơ quan nhận ủy thác (Quỹ đầu tư phát triển tỉnh) có trách nhiệm giúp Hội đồng đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc trách nhiệm, nghĩa vụ nộp Quỹ theo đúng quy định.
2. Quỹ chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức Hội có liên quan đến Quỹ được quyền yêu cầu cung cấp thông tin về Quỹ và thực hiện quyền giám sát thông qua các ý kiến, đề xuất, phản biện.
Điều 17. Công khai nguồn thu, chi Quỹ
1. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức phải công khai danh sách thu, nộp Quỹ của cá nhân cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Hình thức công khai: Thông báo bằng văn bản, niêm yết tại đơn vị, công bố tại hội nghị cán bộ công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị. Thời điểm công khai chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hoàn thành công việc thu nộp.
2. UBND Cấp xã phải công khai danh sách kết quả đã thu, nộp Quỹ trên địa bàn xã; tổng kinh phí được cấp cho công tác phòng, chống thiên tai và nội dung chi. Hình thức công khai: Báo cáo giải trình công khai tại cuộc họp tổng kết hàng năm, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, trụ sở thôn và thông báo trên phương tiện truyền thanh của xã.
3. Cơ quan nhận ủy thác (Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh) công khai kết quả thu, danh sách và mức thu đối với từng cơ quan, tổ chức, đơn vị và từng huyện; báo cáo quyết toán thu chi, nội dung chi theo địa bàn cấp huyện. Hình thức công khai: Niêm yết tại trụ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh, thông báo bằng văn bản tới các cơ quan, tổ chức, UBND cấp huyện và công khai trên Website của Sở Nông nghiệp và PTNT, Website của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh.
1. Mọi hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai thực hiện theo đúng quy định của Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng, ban hành quy chế làm việc của Quỹ, phê duyệt Quy chế hoạt động của Ban Kiểm soát Quỹ và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
3. Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc thu, nộp quỹ của cơ quan, đơn vị mình; chỉ đạo việc công khai Quỹ theo quy định của Quy chế này và các quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ chỉ đạo Cơ quan thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND tỉnh thông qua Sở Nội vụ để tổng hợp trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định bổ sung, sửa đổi Quy chế cho phù hợp./.
Quyết định 1146/QĐ-UBND năm 2020 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Ban hành: 14/04/2020 | Cập nhật: 13/05/2020
Quyết định 1146/QĐ-UBND năm 2019 công bố thủ tục hành chính được bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 19/04/2019 | Cập nhật: 15/05/2019
Quyết định 1146/QĐ-UBND phê duyệt bổ sung danh mục kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp năm 2018 trên địa bàn tỉnh An Giang Ban hành: 24/05/2018 | Cập nhật: 20/06/2018
Quyết định 1146/QĐ-UBND năm 2018 quy định về thi đua, khen thưởng trong hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Ban hành: 10/05/2018 | Cập nhật: 08/08/2018
Quyết định 1146/QĐ-UBND năm 2018 sửa đổi Điều 1, Điều 3 Quyết định 4674/QĐ-UBND thực hiện Nghị quyết 44/2016/NQ-HĐND quy định chế độ hỗ trợ cho huấn luyện viên, vận động viên thể thao tỉnh Đồng Nai lập thành tích tại các đại hội, giải thi đấu Quốc tế; được phong đẳng cấp vận động viên thể thao Quốc gia, Quốc tế Ban hành: 03/04/2018 | Cập nhật: 15/06/2018
Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều Ban hành: 14/09/2017 | Cập nhật: 14/09/2017
Quyết định 1146/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Danh mục Đề án khuyến công địa phương năm 2018 Ban hành: 08/08/2017 | Cập nhật: 05/09/2017
Quyết định 1146/QĐ-UBND năm 2017 quy định về mức chi thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 04/07/2017 | Cập nhật: 09/11/2018
Quyết định 1146/QĐ-UBND năm 2017 công bố mới và bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành: 22/06/2017 | Cập nhật: 08/07/2017
Quyết định 1146/QĐ-UBND Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2017 của tỉnh An Giang Ban hành: 14/04/2017 | Cập nhật: 25/04/2017
Quyết định 1146/QĐ-UBND năm 2017 về thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định Ban hành: 03/04/2017 | Cập nhật: 28/04/2017
Quyết định 1146/QĐ-UBND về phân bổ chi tiết nguồn kinh phí thực hiện ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin của cơ quan quản lý nhà nước năm 2016 Ban hành: 19/05/2016 | Cập nhật: 23/06/2016
Quyết định 1146/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật Dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 07/04/2016 | Cập nhật: 14/06/2016
Quyết định 1146/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án “Quy hoạch ngành Văn thư, lưu trữ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Ban hành: 20/06/2015 | Cập nhật: 02/07/2015
Nghị định 94/2014/NĐ-CP thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai Ban hành: 17/10/2014 | Cập nhật: 24/10/2014
Quyết định 1146/QĐ-UBND năm 2014 kiện toàn Hội đồng định giá để xác định giá khởi điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung công quỹ nhà nước về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thuộc thẩm quyền ra Quyết định xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 14/07/2014 | Cập nhật: 01/08/2014
Quyết định 1146/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi giải quyết của Sở Giao thông vận tải tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 31/05/2013 | Cập nhật: 12/05/2014
Quyết định 1146/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020 Ban hành: 19/06/2012 | Cập nhật: 14/06/2013
Quyết định 1146/QĐ-UBND năm 2012 công bố Danh mục văn bản hết hiệu lực thi hành và bãi bỏ văn bản không còn phù hợp Ban hành: 16/05/2012 | Cập nhật: 01/08/2014
Quyết định 1146/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp nhà nước, Ban Giám đốc doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên trong năm 2009 Ban hành: 16/08/2010 | Cập nhật: 07/08/2013
Quyết định 1146/QĐ-UBND năm 2009 Phê duyệt Đề án Định hướng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài tỉnh Tiền Giang - thời kỳ 2008 - 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Ban hành: 31/03/2009 | Cập nhật: 25/07/2009