Quyết định 2020/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Khu Bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: 2020/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Lê Trường Lưu
Ngày ban hành: 09/10/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2020/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 09 tháng 10 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÀNH LẬP KHU BẢO TỒN SAO LA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;

Theo Quyết định số 1347/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2020;

Theo Quyết định số 408/QĐ-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thành lập Ban quản lý Khu bảo tồn Sao la;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1001/TTr-SNNPTNT ngày 23 tháng 9 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt thành lập Khu Bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế gồm các nội dung chính sau:

1. Tên gọi khu bảo tồn: Khu Bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế

2. Vị trí địa lý:

- Khu Bảo tồn Sao la thuộc địa bàn 3 xã: xã Hương Nguyên huyện A Lưới và xã Thượng Quảng, Thượng Long huyện Nam Đông.

- Khu Bảo tồn Sao la giới hạn trong tọa độ địa lý:

+ Từ 1603’7” đến 1609’50” vĩ độ Bắc

+ Từ 107025’41” đến 107033’39” kinh độ Đông

3. Quy mô diện tích: Tổng diện tích 15.519,93 ha, gồm 15 tiểu khu:

- Huyện A Lưới có 9 tiểu khu: 345; 346; 347; 348; 349; 350, 351; 352; 353.

- Huyện Nam Đông có 6 tiểu khu: 398; 402; 403 (Trừ khoảnh 1); 404; 405; 409.

4. Các phân khu chức năng: Khu Bảo tồn Sao la được chia làm ba phân khu chức năng: Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt; Phân khu Phục hồi sinh thái; Phân khu Hành chính dịch vụ:

a) Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt: có diện tích 11.845.00 ha, gồm các Tiểu khu 345 đến Tiểu khu 350; Tiểu khu 351 (khoảnh 1-8; 12; 13; 18); Tiểu khu 352 (khoảnh 1; 3; 4; 5; 6; 7; 9-13); Tiểu khu 404 (khoảnh 5-10); Tiểu khu 405 (khoảnh 2-4; 8-10); Tiểu khu 398 (khoảnh 1-9); Tiểu khu 402 (khoảnh 1-11); Tiểu khu 403 (khoảnh 2-3) và Tiểu khu 409 (khoảnh 1-6).

b) Phân khu Phục hồi sinh thái: Diện tích 3.550.0 ha, gồm Tiểu khu 351 (khoảnh 10; 11; 14; 15; 17; 19); Tiểu kkhu 352 (khoảnh 2; 4); Tiểu khu 353( khoảnh 1-14); Tiểu khu 404 (khoảnh 1-4); Tiểu khu 405 (khoảnh 1; 5; 6; 7); Tiểu khu 398 (khoảnh 2).

c) Phân khu hành chính, dịch vụ: có diện tích 124,93 ha, thuộc khoảnh 16 Tiểu khu 351.

d) Vùng đệm: bao gồm 19 tiểu khu có tổng diện tích 16,553.9 ha, thuộc địa bàn 5 xã: A Roàng, Hương Nguyên, huyện A Lưới, Dương Hòa, thị xã Hương Thủy và Thượng Quảng, Thượng Long, huyện Nam Đông.

Vùng đệm có chức năng quan hệ chặt chẽ với Khu bảo tồn Sao la trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

5. Mục tiêu, nhiệm vụ Khu bảo tồn Sao la

- Bảo vệ diện tích rừng tự nhiên nguyên sinh đất thấp còn sót lại ở khu vực Trung Trường Sơn.

- Bảo tồn quần thể Sao la và 2 loại thú móng guốc là Mang lớn và Mang Trường sơn, đồng thời bảo tồn các loài động, thực vật đặc hữu và quý hiếm khác.

- Bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn các loài, nguồn gen có trong mỗi loài và các sinh cảnh, cảnh quan của các khu rừng.

- Nâng cao ý thức của dân, thúc đẩy sự hợp tác giữa cộng đồng địa phương với Nhà nước và các tổ chức quốc tế.

- Thông qua các hoạt động xây dựng khu bảo tồn, góp phần phát triển kinh tế xã hội các xã vùng đệm và giữ vững an ninh quốc phòng.

- Bảo vệ, xây dựng, phát triển rừng và tài nguyên thiên nhiên; khôi phục, bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái, các loài động thực vật quý hiếm khác trong phạm vi khu bảo tồn, đặc biệt quần thể Sao la và hai loài thú móng guốc khác là Mang lớn và Mang trường sơn.

- Bảo vệ diện tích rừng tự nhiên còn sót lại ở khu vực Trung Trường sơn, với chức năng phòng hộ đầu nguồn sông Hương và sông Bồ.

- Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương để bảo vệ các nguồn gen khác; thực hiện các biện pháp phòng chống chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng; ngăn chặn các hành vi gây thiệt hại đến rừng.

- Tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế theo sự phân công của các cơ quan có thẩm quyền và các quy định hiện hành của Nhà nước.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về bảo tồn thiên nhiên, thúc đẩy sự hợp tác giữa cộng đồng địa phương với Nhà nước và các tổ chức quốc tế.

- Thông qua các hoạt động quản lý Khu bảo tồn để góp phần phát triển kinh tế vùng đệm.

- Xây dựng, hợp tác và tổ chức thực hiện các hoạt động và chương trình nghiên cứu khoa học Khu bảo tồn theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản.

- Được thực hiện các hoạt động dịch vụ nghiên cứu khoa học, văn hóa xã hội và du lịch sinh thái theo quy định của Pháp luật.

- Thực hiện các dự án phục hồi rừng, khoán bảo vệ rừng; bảo vệ diện tích sinh cảnh của Sao la chưa bị hoặc ít bị tác động, bảo vệ sinh cảnh của các loài động, thực vật rừng; thu hút và phát huy khả năng tham gia của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

- Đào tạo cán bộ, tăng cường năng lực của Ban quản lý Khu Bảo tồn loài, và nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và nghiên cứu Sao la, tài nguyên thiên nhiên.

Điều 2. Khu Bảo tồn Sao la trực thuộc sự quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Ban quản lý Khu Bảo tồn Sao la xây dựng các dự án đầu tư phát triển Khu Bảo tồn Sao la và các dự án phát triển kinh tế xã hội ở vùng đệm của Khu Bảo tồn trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện: A Lưới, Nam Đông; Giám đốc Ban quản lý Khu Bảo tồn Sao la và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Trường Lưu

 





Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng Ban hành: 14/08/2006 | Cập nhật: 23/08/2006