Quyết định 1139/QĐ-UBND năm 2014 về Chương trình xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2018
Số hiệu: 1139/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình Người ký: Nguyễn Hữu Hoài
Ngày ban hành: 08/05/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1139/QĐ-UBND

Quảng Bình, ngày 08 tháng 5 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2014-2018

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 40/2013/QĐ-TTg ngày 10/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2013-2017;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Ngoại vụ tại Công văn số 225/NgV-HTQT ngày 16  tháng  4  năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2018.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Ngoại vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-
Văn phòng Chính phủ;
-
Bộ Ngoại giao;
- Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam;
-
Thường trực Tỉnh ủy;
-
Thường trực HĐND tỉnh;
-
CT, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
-
Lưu: VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Nguyễn Hữu Hoài

 

CHƯƠNG TRÌNH

XÚC TIẾN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2014-2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1139/QĐ-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)

Phần 1

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

- Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ Phi Chính phủ nước ngoài;

- Quyết định số 40/2013/QĐ-TTg ngày 10/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2013-2017;

- Quyết định số 952/QĐ-TTg ngày 23/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020;

- Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài;

- Quyết định số 06/2010/QĐ-UBND ngày 14/6/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình 5 năm 2011 -2015.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài (sau đây gọi tắt là PCPNN), góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Bình.

2. Mục tiêu cụ thể

- Củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức PCPNN đã và đang hoạt động tại tỉnh và trong nước Việt Nam; mở rộng quan hệ với các tổ chức PCPNN có tiềm năng;

- Duy trì và nâng cao giá trị viện trợ của các cá nhân và tổ chức PCPNN, đạt giá trị cam kết viện trợ từ 4-4,5 triệu USD/năm, giá trị giải ngân từ 3,5-4 triệu USD/năm; nâng cao hiệu quả của viện trợ PCPNN thông qua việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá nâng cao năng lực hợp tác với các tổ chức PCPNN;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động viện trợ của các tổ chức PCPNN. Nâng cao tính chủ động, năng lực hợp tác trong quan hệ với các tổ chức PCPNN của các sở, ban, ngành, địa phương và người dân;

- Định hướng cho các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố xây dựng các dự án vận động viện trợ PCPNN.

III. NGUYÊN TẮC

- Phù hợp với chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, tuân thủ các quy định của pháp luật;

- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của từng ngành, địa phương. Đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn thực hiện các chương trình, dự án và các khoản viện trợ;

- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương, đơn vị trong công tác vận động, tiếp nhận, thực hiện nguồn viện trợ và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN;

- Đáp ứng nguồn nhân lực, bố trí đủ nguồn kinh phí vận động, kinh phí đối ứng để thực hiện các chương trình, dự án.

IV. ĐỊNH HƯỚNG

1. Định hướng chung

Vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chương trình xóa đói - giảm nghèo của tỉnh, phù hợp với quy hoạch và tình hình thực tế của từng ngành và địa phương; trên cơ sở các thế mạnh, lĩnh vực ưu tiên của các tổ chức phi chính phủ để kêu gọi tối đa số lượng, phát huy cao nhất hiệu quả nguồn vốn viện trợ.

2. Định hướng theo lĩnh vực

2.1. Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn

- Phát triển mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư: đào tạo, tập huấn, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho cán bộ khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư;

- Hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề từ khai thác thủy sản ven bờ sang khai thác thủy sản xa bờ; tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý nguồn lợi thủy sản ven bờ và quản lý môi trường, dịch bệnh thủy sản;

- Phát triển hạ tầng cơ sở có quy mô nhỏ ở nông thôn như các công trình thủy lợi, trạm bơm, các công trình nước sạch, đường liên thôn;

- Xây dựng mô hình nông thôn mới; phát triển ngành, nghề, thủ công mỹ nghệ, sản xuất và dịch vụ nhỏ; hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế thông qua tăng cường thu nhập phi nông nghiệp;

- Tín dụng và tiết kiệm dựa vào cộng đồng;

- Phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm;

- Nghiên cứu khoa học trong nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn.

2.2. Y tế

- Đào tạo cán bộ y tế: hỗ trợ các trường đào tạo cán bộ y tế thông qua chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi phương pháp và nghiệp vụ; cấp học bổng đào tạo cán bộ y tế trong và ngoài nước;

- Phát triển hạ tầng cơ sở y tế: nâng cấp, xây dựng, cung cấp trang thiết bị, chuyển giao công nghệ cho các bệnh viện chuyên ngành tuyến tỉnh, trung tâm y tế cấp huyện và các trạm y tế cấp xã;

- Hỗ trợ việc thực hiện các chương trình quốc gia trên địa bàn tỉnh về phòng, chống sốt rét, lao phổi, phong, sốt xuất huyết, nước sạch và vệ sinh môi trường;

- Phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS và nạn nhân chất độc da cam; phòng, chống và giảm tác hại của ma túy, tuyên truyền về nguy cơ và hiểm họa của ma túy, tuyên truyền và sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn;

- Hỗ trợ xây dựng các trung tâm kiểm soát dịch bệnh;

- Hỗ trợ các hoạt động dân số kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát tỷ lệ sinh, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản...

2.3. Giáo dục và đào tạo

- Hỗ trợ đào tạo giáo viên các cấp, ưu tiên đối với giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số;

- Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục: hỗ trợ xây dựng các trường trung học, tiểu học và các trường mầm non; xây dựng hệ thống các trường dân tộc nội trú, hệ thống nhà nội trú, bán trú; phát triển hệ thống thư viện phù hợp với yêu cầu của từng cấp;

- Trao đổi giáo dục, hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ, cung cấp giáo viên tình nguyện các chuyên ngành cho các trường đào tạo chuyên sâu, các trường phổ thông;

- Cung cấp học bổng đào tạo trong và ngoài nước;

- Hỗ trợ đào tạo công nghệ thông tin cho các trường phổ thông, nhất là ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu.

2.4. Đào tạo, dạy nghề và hướng nghiệp

Hỗ trợ đào tạo, dạy nghề, chú trọng các vùng nông thôn, các vùng sâu, vùng xa, đang đô thị hóa;

- Xây dựng chương trình đào tạo, dạy nghề phù hợp với định hướng phát triển ngành nghề, chia sẻ kinh nghiệm về các mô hình dạy nghề hiệu quả;

- Phát triển cơ sở vật chất cho đào tạo và dạy nghề: xây dựng cơ sở và cung cấp trang thiết bị cho dạy nghề của hệ thống các trường, các trung tâm dạy nghề;

- Đào tạo, dạy nghề gắn với việc làm cho các đối tượng yếm thế trong xã hội, người khuyết tật, nạn nhân chất độc màu da cam, người dân tộc thiểu số,...

2.5. Giải quyết các vấn đề xã hội

- Giáo dục và giúp đỡ trẻ em mồ côi, khuyết tật, lang thang;

- Xóa nhà tạm cho người nghèo, các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng dễ bị ảnh hưởng của thiên tai;

- Phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho các nạn nhân khi trở về;

- Tuyên truyền, phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn giao thông;

- Tuyên truyền phòng ngừa, điều trị cai nghiện ma túy.

2.6. Môi trường

- Bảo vệ môi trường: khuyến khích các dự án nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường sống, môi trường thiên nhiên (trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ, vệ sinh môi trường...);

- Hỗ trợ thiết lập các khu bảo tồn đã được cấp thẩm quyền phê duyệt;

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và phòng chống buôn bán, giết hại các loài động vật hoang dã;

- Bảo tồn động vật hoang dã và đa dạng sinh học.

2.7. Khắc phục hậu quả chiến tranh

- Xử lý vật liệu và bom mìn chưa nổ;

- Hỗ trợ nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, nạn nhân bom mìn và vật liệu nổ;

- Giáo dục phòng, tránh tai nạn bom, mìn.

2.8. Phòng, giảm nhẹ thiên tai và cứu trợ khẩn cấp

- Phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai, trồng và bảo vệ rừng, xây dựng hệ thống nhà chống lũ, đào tạo kỹ năng ứng phó khi xảy ra thiên tai,...;

- Cứu trợ khẩn cấp (cung cấp thuốc men, lương thực, nhà ở) khi xảy ra thiên tai, tái thiết cơ sở hạ tầng và phục hồi sản xuất.

2.9. Văn hóa, thể thao

- Trao đổi văn hóa, thể thao; đào tạo huấn luyện viên, vận động viên;

- Vận động hỗ trợ thành lập khu vui chơi thể thao cho cơ sở và các trường học ở vùng nông thôn;

- Tuyên truyền giá trị văn hóa và bảo vệ văn hóa phi vật thể, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống và các di sản văn hóa;

- Vận động tài trợ cho các hoạt động văn hóa, thể thao.

2.10. Ứng phó với biến đổi khí hậu

- Khuyến khích các dự án nhằm ứng phó, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu;

- Giảm nhẹ cường độ phát thải khí nhà kính;

- Kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường;

- Nâng cao chất lượng môi trường sống, đa dạng sinh học và đạt các chỉ tiêu về môi trường;

- Quản lý tài nguyên thiên nhiên: khuyến khích các dự án nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng theo hướng hiệu quả và bền vững các tài nguyên đất, nước, không khí, rừng.

3. Định hướng theo địa bàn

3.1. Đối với khu vực thành phố Đồng Hới

- Đào tạo, dạy nghề gắn với tạo việc làm;

- Phát triển ngành, nghề thủ công;

- Chăm sóc sức khỏe, chú trọng các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ các cơ sở y tế chuyên sâu; đào tạo và đào tạo lại cán bộ y tế;

- Phòng, chống HIV/AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm;

- Trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn (trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, người khuyết tật,...).

- Giải quyết ô nhiễm môi trường; hỗ trợ thu gom và xử lý chất thải rắn; hỗ trợ đầu tư các dự án nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường sống.

3.2. Đối với các khu vực thị xã, thị trấn, nông thôn, miền núi

- Đào tạo, dạy nghề; phát triển ngành nghề thủ công; tạo cơ hội việc làm và thu nhập phi nông nghiệp; các chương trình tín dụng và tiết kiệm dựa vào cộng đồng;

- Phát triển khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; hỗ trợ phát triển hạ tầng sản xuất quy mô nhỏ như các công trình thủy lợi, trạm bơm, đường liên thôn; xây dựng các mô hình phát triển nông thôn tổng hợp, mô hình nông thôn mới;

- Đào tạo cán bộ y tế; phát triển hạ tầng cơ sở y tế như nâng cấp, xây dựng, cấp trang thiết bị cho các bệnh viện và trung tâm y tế cấp huyện và các trạm y tế cấp xã;

- Giải quyết ô nhiễm môi trường; hỗ trợ thu gom và xử lý chất thải rắn;

- Phòng, chống HIV/AIDS, tệ nạn ma túy; các hoạt động dân số như kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát tỷ lệ sinh, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản,...;

- Xây dựng hạ tầng cơ sở giáo dục, kiên cố hoá hệ thống các trường, đặc biệt là trường trung học cơ sở, trường tiểu học và trường mầm non, nhà nội trú, bán trú cho con em đồng bào dân tộc; đào tạo giáo viên các cấp, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số;

- Hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới; nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ; hỗ trợ cải thiện đời sống của phụ nữ;

- Trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn (trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, người khuyết tật,...);

- Rà phá bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh; nâng cao nhận thức về hiểm họa của bom, mìn và vật liệu chưa nổ; trợ giúp nạn nhân chiến tranh, nạn nhân bom, mìn;

- Bảo vệ và cải thiện môi trường (trồng và bảo vệ rừng); bảo tồn động vật hoang dã và đa dạng sinh học; bảo tồn các di sản văn hóa; ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu;

- Phát triển mô hình phòng chống và giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng.

3.3. Đối với khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, các khu bảo tồn đa dạng sinh học và động vật hoang dã: Khe Nét, Khe Nước Trong,...

- Bảo tồn và phát huy giá trị đa dạng sinh học;

- Cứu hộ động vật hoang dã;

- Phát triển các ngành nghề bền vững cho người dân trong khu vực để giảm áp lực đến các khu bảo tồn;

- Hỗ trợ công tác quy hoạch;

- Phát triển du lịch bền vững.

Phần 2

BIỆN PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Về cơ chế, chính sách

- Tuyên truyền và thực hiện tốt Quy chế vận động, tiếp nhận quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và tổ chức PCPNN hoạt động tại Quảng Bình với thủ tục đơn giản, nhanh gọn và tuân thủ các quy định;

- Xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin, phối hợp kiểm tra và đánh giá các dự án PCPNN có sự tham gia theo dõi, giám sát và đánh giá từ phía cộng đồng;

- Kịp thời khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc vận động viện trợ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.

2. Về thông tin, tuyên truyền

- Nâng cao nhận thức về bản chất của viện trợ PCPNN, phát huy tinh thần làm chủ trong thu hút và sử dụng nguồn vốn này nhằm phục vụ mục tiêu giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

- Tăng cường cung cấp thông tin về nhu cầu vận động viện trợ PCPNN của các ngành, các địa phương bằng nhiều phương thức để chuyển tải đến nhà tài trợ;

- Xây dựng chuyên mục viện trợ PCPNN trên website của tỉnh để giới thiệu nhu cầu viện trợ và giới thiệu Chương trình vận động viện trợ của tỉnh lên website của Ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM);

- Tổ chức các hội thảo để tiếp cận và giới thiệu với nhà tài trợ nhu cầu viện trợ của tỉnh.

3. Về phương thức vận động

- Duy trì quan hệ với các đối tác truyền thống đã có viện trợ cho Quảng Bình, đồng thời, tăng cường mở rộng quan hệ với các tổ chức PCPNN có tiềm lực và hoạt động trong những lĩnh vực tỉnh cần thu hút;

- Tăng cường phối hợp với Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN, PACCOM để cung cấp thông tin nhằm giới thiệu các nhu cầu của tỉnh với các tổ chức PCPNN, hướng viện trợ vào những lĩnh vực và địa bàn ưu tiên;

- Tranh thủ vận động viện trợ PCPNN thông qua các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài;

- Xây dựng ngân hàng dự án có chất lượng để chủ động trong công tác vận động;

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác tiếp xúc, vận động viện trợ PCPNN;

- Chuyển đổi phương thức vận động chung sang vận động theo từng dự án cụ thể. Xác định rõ lĩnh vực và địa bàn ưu tiên, tránh trùng lặp trong viện trợ;

- Định kỳ hàng năm tổ chức gặp mặt các tổ chức PCPNN đang triển khai hoạt động trên địa bàn tỉnh để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, cung cấp thông tin về nhu cầu của địa phương và vận động các tổ chức mới viện trợ cho Quảng Bình;

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng nhằm lựa chọn các đối tác phù hợp, đảm bảo an ninh đối ngoại trong công tác thu hút, vận động viện trợ.

4. Về tăng cường công tác giám sát, đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả viện trợ PCPNN

- Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá hiệu quả các chương trình, dự án PCPNN để kịp thời rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình hoặc chấn chỉnh, xử lý những sai phạm trong quá trình thực hiện;

- Tăng cường thông tin và tuyên truyền về hiệu quả của nguồn viện trợ PCPNN, về các mô hình dự án hiệu quả, các bài học và kinh nghiệm thiết thực cho các tổ chức tài trợ cũng như cho các cơ quan liên quan;

- Tăng cường thúc đẩy mô hình tham gia giám sát các dự án viện trợ PCPNN của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và cộng đồng.

5. Về củng cố bộ máy cơ quan vận động viện trợ PCPNN

- Củng cố và tăng cường năng lực các cơ quan đầu mối về công tác PCPNN của tỉnh, đảm bảo có cán bộ chuyên trách, được đào tạo cơ bản và phù hợp, đủ điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện công tác vận động, quản lý và sử dụng viện trợ hiệu quả;

- Đào tạo, bồi dưỡng, cập nhập kiến thức một cách có hệ thống và thường xuyên cho cán bộ làm công tác viện trợ PCPNN về các kỹ năng xây dựng, vận động, quan hệ, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá các dự án PCPNN. Đặc biệt, chú trọng nâng cao năng lực chuẩn bị dự án kêu gọi viện trợ PCPNN, trình độ ngoại ngữ;

- Bố trí ngân sách cho các cơ quan đầu mối vận động viện trợ PCPNN để triển khai các hoạt động vận động;

- Bố trí vốn đối ứng cho các dự án có yêu cầu và ban hành Quy chế sử dụng vốn đối ứng cho các dự án viện trợ PCPNN.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Ngoại vụ

- Là cơ quan đầu mối trong quan hệ, vận động và điều phối các khoản viện trợ PCPNN; chịu trách nhiệm đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Chương trình, cụ thể hóa các nội dung Chương trình thông qua các kế hoạch hành động cụ thể từng năm;

- Hướng dẫn các cơ quan, địa phương về trình tự, thủ tục, nội dung làm việc với các tổ chức PCPNN theo đúng các quy định;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương xây dựng các chương trình, dự án vận động viện trợ PCPNN;

- Hàng năm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả vận động viện trợ, đề xuất phương hướng vận động cho năm tiếp theo;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác vận động viện trợ PCPNN.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Là cơ quan đầu mối trong tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ PCPNN;

- Hướng dẫn các cơ quan, địa phương về trình tự, thủ tục tiếp nhận, phê duyệt và triển khai các khoản viện trợ PCPNN theo đúng các quy định;

- Phối hợp với Sở Ngoại vụ trong công tác vận động, điều phối các khoản viện trợ PCPNN.

3. Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh

- Phối hợp với Sở Ngoại vụ trong quan hệ, vận động và điều phối viện trợ PCPNN;

- Kết nối và cung cấp thông tin, chương trình vận động viện trợ đến các tổ chức, hội hữu nghị, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

4. Sở Tài chính

- Bố trí kinh phí từ ngân sách tỉnh để xây dựng và triển khai Chương trình hàng năm;

- Hướng dẫn thực hiện chế độ sử dụng và quản lý nguồn viện trợ trên cơ sở quy định của pháp luật về quản lý tài chính.

5. Công an tỉnh

- Phối hợp quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN, người nước ngoài và người Việt Nam làm việc cho các tổ chức PCPNN;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định các chương trình, dự án PCPNN;

- Phối hợp xử lý các vấn đề liên quan nảy sinh trong quá trình triển khai các hoạt động vận động viện trợ PCPNN trên địa bàn.

6. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Chủ động tham gia các hoạt động xúc tiến vận động, quản lý và sử dụng có hiệu quả viện trợ PCPNN;

- Cụ thể hóa các nội dung ưu tiên vận động viện trợ trên cơ sở tình hình thực tế của đơn vị, địa phương.

- Xây dựng hoàn thiện nội dung của dự án thuộc Danh mục các dự án ưu tiên xúc tiến vận động viện trợ PCPNN giai đoạn 2014-2018 của tỉnh do sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố là cơ quan đối tác địa phương, gửi về Sở Ngoại vụ trước ngày 31/5/2014 để xây dựng ngân hàng dự án kêu gọi viện trợ PCPNN;

- Xây dựng hoàn thiện nội dung của dự án thuộc Danh mục các dự án định hướng xúc tiến vận động viện trợ PCPNN của tỉnh do sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố là cơ quan đối tác địa phương, gửi về Sở Ngoại vụ trước ngày 31/7/2014 để xây dựng ngân hàng dự án kêu gọi viện trợ PCPNN;

- Hàng năm, rà soát, tổng hợp các vấn đề cần bổ sung, điều chỉnh về xúc tiến vận động viện trợ PCPNN, gửi về Sở Ngoại vụ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Trong quá trình thực hiện, nếu có những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, Sở Ngoại vụ có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

DANH MỤC

CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN XÚC TIẾN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI
(Kèm theo Quyết định số 1139/QĐ-UBND ngày 08/5/2014 của UBND tỉnh Quảng Bình)

TT

TÊN DỰ ÁN

ĐỊA ĐIỂM

MỤC ĐÍCH

NỘI DUNG

KINH PHÍ DỰ KIẾN (triệu đồng)

ĐỐI TÁC ĐỊA PHƯƠNG

I

Các dự án về lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn

1

Duy trì và phát triển nghề làm nón và xây dựng thương hiệu “Nón lá Ba Đề”

Xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch

Duy trì và phát triển nghề làm nón và xây dựng thương hiệu “Nón lá Ba Đề”.

Dạy nghề, hỗ trợ các nguyên vật liệu sản xuất, máy móc phục vụ sản xuất, kho cất giữ nguyên vật liệu

500

UBND huyện Bố Trạch

2

Duy trì và phát triển nghề làm nón và xây dựng thương hiệu “Nón lá Mỹ Trạch”

Xã Mỹ Trạch, huyện Bố Trạch

Duy trì và phát triển nghề làm nón và xây dựng thương hiệu “Nón lá Mỹ Trạch” với dự kiến khoảng 1.100 người hưởng lợi.

Dạy nghề, hỗ trợ các nguyên vật liệu sản xuất, máy móc phục vụ sản xuất, kho cất giữ nguyên vật liệu

1.000

Hội Nông dân tỉnh

3

Bảo tồn, khôi phục và phát triển chăn nuôi giống lợn Khùa.

Xã Dân Hóa và xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa

Khảo sát điều tra điều kiện sinh thá, tập quán chăn nuôi của các vùng 2 xã Dân Hóa và Trọng Hóa. Tình hình sinh trưởng và phát triển của giống lợn Khùa tại các bản vùng sâu, vùng xa.

Xây dựng trang trại nuôi lợn nái tập trung để nhân rộng giống lợn Khùa; lai tạo giữa giống lợn rừng và giống lợn Khùa để cải tạo chất lượng đàn.

340

Hội Nông dân tỉnh

4

Dự án chế biến cá lóc khô thương phẩm

Xã Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Nam

Tạo công ăn việc làm cho lao động, tăng thu nhập cho nông và ngư dân

Tư vấn, thiết kế xây dựng, trang thiết bị kỹ thuật chế biến và tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm cá lóc sau khi đã chế biến khô.

730

Hội Nông dân tỉnh

5

Sản xuất và chế biến khoai lang.

Huyện Lệ Thủy

Giải quyết công ăn việc làm cho 1.000 lao động 8 xã vùng quốc lộ, vùng bãi ngang ven biển.

Tập huấn kỹ thuật thâm canh khoai lang cho nông dân các xã có diện tích trồng khoai lang.

950

Hội Nông dân tỉnh

6

Sản xuất măng thương phẩm theo phương pháp truyền thống từ nguồn măng nứa tự nhiên nhằm tạo sinh kế cho người Macoong.

Huyện Bố Trạch

Tạo ra sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập nhằm hạn chế khai thác tài nguyên trái phép trong vùng rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Xây dựng quy trình kỹ thuật từ khâu thu hái, đóng gói để chuyển giao cho người dân.

300

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

7

Xây dựng mô hình phát triển nông thôn tổng hợp, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế thông qua tăng cường thu nhập phi nông nghiệp.

Các xã trên địa bàn huyện Lệ Thủy

Hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển nông thôn tổng hợp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế thông qua tăng cường thu nhập phi nông nghiệp

Xây dựng mô hình phát triển nông thôn tổng hợp, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế thông qua tăng cường thu nhập phi nông nghiệp.

5.000

UBND huyện Lệ Thủy

8

Cầu Thuận Hóa

Xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng cầu

4.800

UBND huyện Minh Hóa

9

Cầu vào bản Dộ

Xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng cầu

8.400

UBND huyện Minh Hóa

10

Cầu vào bản Lòm

Xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng cầu

8.400

UBND huyện Minh Hóa

11

Cầu Hà Nôông

Xã Dân Hóa và Trọng Hóa, huyện Minh Hóa

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng cầu

3.600

UBND huyện Minh Hóa

12

Cầu Bến Mai

Xã Hóa Thanh, huyện Minh Hóa

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng, nâng cấp cầu

8.400

UBND huyện Minh Hóa

13

Cầu Đá Giăng

Xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng cầu

8.400

UBND huyện Minh Hóa

14

Cầu Hang Khái

Xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng cầu

8.400

UBND huyện Minh Hóa

15

Cầu treo Bản Kè

Xã Lâm Hóa - huyện Tuyên Hóa

Phục vụ cho hơn 200 đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo đi lại an toàn giao thông, phát triển kinh tế - xã hội.

Xây dựng Dự án cầu treo Bản Kè

10.000

UBND huyện Tuyên Hóa

16

Cầu treo Thuận Tiến

Xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa

Phục vụ cho hơn 1.500 người dân, đảm bảo đi lại an toàn giao thông, phát triển kinh tế - xã hội.

Xây dựng Dự án cầu treo Thuận Tiến

15.000

UBND huyện Tuyên Hóa

17

Cầu treo Trầm Mé

Xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng cầu

4.000

UBND huyện Bố Trạch

18

Cầu Rào Đá

Xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng cầu

9.600

UBND huyện Quảng Ninh

19

Cầu vào bản Ploang

Xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng cầu

4.800

UBND huyện Quảng Ninh

20

Cầu vào thôn Long Sơn

Xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng cầu

4.800

UBND huyện Quảng Ninh

21

Cầu Đông Xuân

Xã Văn Thủy, huyện Lệ Thủy

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng cầu

6.000

UBND huyện Lệ Thủy

22

Cầu Rào Đá

Xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng cầu

7.200

UBND huyện Lệ Thủy

23

Cầu qua thôn Hà Sơn

Xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng cầu

14.400

UBND thị xã Ba Đồn

24

Đường liên xã Duy Ninh, Hàm Ninh

Xã Duy Ninh, Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh

Cải thiện dân sinh kinh tế và giảm nghèo cho khoảng 13.527 người, đảm bảo an toàn giao thông.

Xây dựng đường liên xã Duy Ninh, Hàm Ninh

7.215

UBND huyện Quảng Ninh

25

Xây dựng công trình cung cấp nước sạch cho cộng đồng người Rục tại Bản Ón

Xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa

Đảm bảo nhu cầu sử dụng nước an toàn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Khảo sát nguồn nước: đảm bảo nguồn nước cấp đủ cho các hộ gia đình trong thời điểm mức nước ở điểm thấp nhất.

210

Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

26

Cấp nước từ giếng khoan cho đồng bào dân tộc xã Thượng Trạch

Khuôn viên UBND xã Thượng Trạch và bản Cà Roòng 1

Đáp ứng đầy đủ nước sạch để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày cho bà con dân tộc thiểu số ở xã Thượng Trạch, đảm bảo sức khỏe cho người dân trong vùng.

Xây dựng hệ thống nước sạch

2.100

UBND huyện Bố Trạch

27

Trang cấp thuyền du lịch trung chuyển du khách tham quan động Phong Nha cho hộ dân nghèo.

Xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch.

Đa dạng hóa phương tiện vận chuyển khách tham quan động Phong Nha; giải quyết thêm việc làm cho lao động địa phương.

Trang cấp thuyền du lịch trung chuyển du khách tham quan động Phong Nha cho hộ dân nghèo.

3.557

Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

II

Các dự án về lĩnh vực Y tế

28

Xây dựng phòng khám đa khoa khu vực Hưng Thủy

Xã Hưng Thủy, huyện Lệ Thủy

Phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân

Xây dựng phòng khám đa khoa khu vực Hưng Thủy

7.000

UBND huyện Lệ Thủy

29

Xây dựng Trạm y tế xã Tân Trạch

Xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch

Xây dựng Trạm có đầy đủ trang thiết bị y tế, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân trong vùng

Xây dựng có quy mô nhà 2 tầng 8 phòng

4.585

UBND huyện Bố Trạch

30

Nâng cấp Trạm Y tế xã Hưng Trạch

Xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch

Mở rộng Trạm y tế xã Hưng Trạch phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân

Mở rộng thêm 4 phòng

3.000

UBND huyện Bố Trạch

31

Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch y tế và quản lý tài chính y tế

Tỉnh Quảng Bình

Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch và quản lý tài chính ngành y tế

Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ kế hoạch, tài chính, kế toán toàn ngành. Hoàn thiện Quy hoạch phát triển ngành y tế thời kỳ 2011-2020 và xây dựng Kế hoạch giai đoạn 2015-2020.

5.000

Sở Y tế

32

Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa

Huyện Minh Hóa và huyện Tuyên Hóa

Nâng cao nhận thức, thái độ và thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên.

Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông.

2.000

Sở Y tế

33

Tăng cường truyền thông, hỗ trợ đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều xây dựng và sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh.

Tỉnh Quảng Bình

Cải thiện vệ sinh môi trường và nâng cao nhận thức người dân trong vùng về vấn đề vệ sinh.

Tăng cường truyền thông, hỗ trợ đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều xây dựng và sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh.

6.000

Sở Y tế

34

Nâng cao năng lực thực hiện công tác tổ chức cán bộ, chế độ chính sách, đào tạo nhân lực ở các cơ quan thuộc Sở Y tế Quảng Bình

Sở Y tế Quảng Bình

Nâng cao năng ực, trình độ, chuyên môn về thực hiện công tác tổ chức cán bộ, chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ Sở Y tế.

Nâng cao năng lực thực hiện công tác tổ chức cán bộ, chế độ chính sách, đào tạo nhân lực ở các cơ quan thuộc Sở Y tế

1.500

Sở Y tế

35

Nâng cao năng lực về lĩnh vực dược lâm sàng cho cán bộ Y tế

Sở Y tế Quảng Bình

Nâng cao kiến thức dược lâm sàng cho dược sĩ làm công tác dược lâm sàng.

Đào tạo nâng cao năng lực về lĩnh vực dược lâm sàng cho cán bộ Y tế

2.000

Sở Y tế

III

Các dự án về lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

36

Xây dựng phòng học Trường Mầm non số 2 Trọng Hóa

Bản Pa Choong; bản Ka Oóc; bản Sy; bản Cha Cáp; bản Dộ; bản Ta Vờng; bản Lòm, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa

Đào tạo lực lượng cán bộ nguồn ở địa phương vùng biên giới, nâng cao chất lượng dạy và học, huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trường, giảm tối đa học sinh bỏ học

Xây dựng cơ sở vật chất từng bước kiên cố hóa trường học

4.000

UBND huyện Minh Hóa

37

Xây dựng công trình nước sạch, xây dựng các phòng học chức năng tại điểm trung tâm Trường Mầm non số 1 Thượng Hóa

Thông Hát, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa

Đáp ứng đầy đủ các phòng học, phòng làm việc cho cán bộ, giáo viên và các cháu; thu hút 100% trẻ trong độ tuổi đến trường. Đáp ứng được hệ thống nhà vệ sinh, công trình nước sạch để chăm sóc sức khỏe cho các cháu và cán bộ giáo viên

Xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường theo tiêu chuẩn

870

UBND huyện Minh Hóa

38

Xây dựng công trình nước sạch và các phòng chức năng Trường Tiểu học Yên Hợp

Các bản Yên Hợp; bản Ón; bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa

Tăng cường cơ sở vật chất trường học, nâng cao đời sống giáo viên, học sinh vùng sâu, vùng xa, biên giới

Xây mới các phòng chức năng, xây dựng công trình nước sạch

4.793

UBND huyện Minh Hóa

39

Xây phòng học trường Tiểu học Số 2 Châu Hoá - Xã Châu Hoá - Huyện Tuyên Hoá

Xã Châu Hoá - Huyện Tuyên Hoá

Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học.

Xây dựng nhà lớp học 2 tầng 8 phòng

2.000

UBND huyện Tuyên Hoá

40

Xây phòng học trường Tiểu học Liên Sơn - thôn Nam Sơn - xã Mai Hóa - huyện Tuyên Hóa

Thôn Nam Sơn - xã Mai Hóa - huyện Tuyên Hóa

Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học.

Xây dựng nhà lớp học 2 tầng 8 phòng

2.000

UBND huyện Tuyên Hoá

41

Xây phòng học trường Tiểu học Số 1 Phong Hoá - thôn Minh Cầm Trang (bờ Bắc sông Gianh) - xã Phong Hoá - huyện Tuyên Hoá

Thôn Minh Cầm Trang (bờ Bắc sông Gianh) - xã Phong Hoá - huyện Tuyên Hoá

Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học.

Xây dựng nhà lớp học 6 phòng 2 tầng

1.800

UBND huyện Tuyên Hoá

42

Xây phòng học trường Tiểu học Xuân Mai - xã Mai Hoá - huyện Tuyên Hoá

Xã Mai Hoá - huyện Tuyên Hoá

Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học.

Xây dựng nhà lớp học 6 phòng 2 tầng

1.500

UBND huyện Tuyên Hoá

43

Xây phòng học trường Trung học cơ sở Kim Hóa - xã Kim Hóa - huyện Tuyên Hóa

Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học.

Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học.

Xây dựng nhà lớp học 8 phòng 2 tầng

2.000

UBND huyện Tuyên Hoá

44

Xây phòng học trường THCS Sơn Hóa - Thôn Tân Sơn - xã Sơn Hóa - huyện Tuyên Hóa

Thôn Tân Sơn - xã Sơn Hóa - huyện Tuyên Hóa

Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học.

Xây dựng nhà lớp học 8 phòng 2 tầng

2.000

UBND huyện Tuyên Hoá

45

Nhà lớp học Trường Mầm non thị trấn Nông Trường Việt Trung (2 tầng 6 phòng)

Thị trấn Nông Trường Việt Trung, huyện Bố Trạch

Đảm bảo cho công tác dạy và học; ổn định và nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ phòng, lớp đáp ứng nhu cầu giảng dạy

Xây dựng cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn yêu cầu Mầm non

5.400

UBND huyện Bố Trạch

46

Nhà lớp học Trường Mầm non Tây Trạch (2 tầng 4 phòng)

Xã Tây Trạch, huyện Bố Trạch

Đảm bảo trường có đủ số phòng phòng và phòng chức năng cần thiết theo quy định và nhu cầu của địa phương, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường

Xây dựng cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn yêu cầu Mầm non

5.400

UBND huyện Bố Trạch

47

Nhà lớp học Trường Mầm non Hạ Trạch (2 tầng 8 phòng)

Xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch

Đảm bảo trường có đủ số phòng phòng và phòng chức năng cần thiết theo quy định và nhu cầu của địa phương, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường

Xây dựng cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn yêu cầu Mầm non

5.000

UBND huyện Bố Trạch

48

Nhà lớp học Trường Mầm non Thanh Trạch (2 tầng 6 phòng)

Xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch

Đảm bảo trường có đủ số phòng phòng và phòng chức năng cần thiết theo quy định và nhu cầu của địa phương, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường

Xây dựng cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn yêu cầu Mầm non

5.000

UBND huyện Bố Trạch

49

Trường Mầm non Hoàn Lão

Thị trấn Hoàn Lão, huyện Bố Trạch

Đảm bảo cho công tác dạy và học, giãn số lượng trẻ trên lớp, ổn định và nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ phòng, lớp đồng thời an toàn trong mùa mưa, mùa bão lũ. Trả lại hội trường UBND thị trấn Hoàn Lão

Xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2

5.092

UBND huyện Bố Trạch

50

Nhà lớp học và chức năng Trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch (2 tầng 7 phòng)

Điểm trung tâm trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch, bản Cờ Đỏ, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch

Đảm bảo trường có đủ số phòng học và phòng chức năng cần thiết theo quy định, góp phần xây dựng chuẩn Phổ cập GDTH ĐĐT, tạo điều kiện thực hiện tốt công tác cải cách giáo dục, phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, đặc biệt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường

Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo theo yêu cầu chuẩn Tiểu học

6.042

UBND huyện Bố Trạch

51

Nhà lớp học Trường Tiểu học số 2 Phúc Trạch (2 tầng 8 phòng)

Thôn Thanh Sen, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch

Phục vụ nhu cầu dạy học cho con em người dân trong vùng, đảm bảo cho 816 hộ (3550 người dân) ở vùng Thanh Sen có 238 cháu bậc tiểu học được đến trường

Xây dựng cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn yêu cầu Tiểu học

4.920

UBND huyện Bố Trạch

52

Nhà lớp học Trường Tiểu học số 3 Phúc Trạch (2 tầng 6 phòng)

Xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch

Đảm bảo trường có đủ số phòng phòng và phòng chức năng cần thiết theo quy định, góp phần xây dựng chuẩn phổ cập GDTH ĐĐT và nâng cao chất lượng giáo dục của trường

Xây dựng cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn yêu cầu Tiểu học

5.400

UBND huyện Bố Trạch

53

Nhà lớp học Trường Tiểu học Nam Trạch (2 tầng 4 phòng)

Xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch

Đảm bảo trường có đủ số phòng phòng và phòng chức năng cần thiết theo quy định, góp phần xây dựng chuẩn phổ cập GDTH ĐĐT và nâng cao chất lượng giáo dục của trường

Xây dựng cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn yêu cầu Tiểu học

5.000

UBND huyện Bố Trạch

54

Nhà lớp học đa chức năng Trường THCS Quách Xuân Kỳ

Thị trấn Hoàn Lão, huyện Bố Trạch

Đảm bảo trường có đủ số phòng phòng và phòng chức năng cần thiết theo quy định và nhu cầu của địa phương, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường

Xây dựng cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn yêu cầu THCS

5.500

UBND huyện Bố Trạch

55

Trường THCS Hoàn Trạch

Xã Hoàn trạch, huyện Bố Trạch

Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học.

Xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2

5.700

UBND huyện Bố Trạch

56

Xây dựng Trường THPT Số 5 Bố Trạch (2 tầng 10 phòng)

Xã Đại Trạch-Nam Trạch, huyện Bố Trạch

Đưa học sinh THPT vùng Đại Trạch, Nam Trạch, Nhân Trạch, Lý Trạch, 1 phần thị trấn Nông Trường Việt Trung

Xây dựng Trường THPT Số 5 Bố Trạch

9.000

UBND huyện Bố Trạch

57

Xây dựng Trường tiểu học Long Đại

Xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh

Giúp con em trong vùng học tập tốt.

Xây dựng Trường tiểu học Long Đại

4.343

UBND huyện Quảng Ninh

58

Nhà lớp học 2 tầng 10 phòng Trường TH Đại Phong

Trường TH Đại Phong, xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy

Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường

Tăng cường cơ sở vật chất nhằm hoàn thiện trường đạt chuẩn Quốc gia cấp độ 2 vào năm 2016

7.323

UBND huyện Lệ Thủy

59

Xây dựng cơ sở vật chất - nhà nội trú cho học sinh tại Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật huyện Lệ Thủy

Xã An Thủy, huyện Lệ Thủy

Tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật và cán bộ giáo viên, nhân viên có đủ phòng học, phòng ở nội trú kiên cố và các trang thiết bị cho hoạt động dạy chữ, dạy nghề và phục hồi chức năng cho học sinh có điều kiện vươn lên hòa nhập với cộng đồng

Xây dựng phòng học, phòng nội trú đủ diện tích phòng ở theo quy định 4m2/em, có giường chiếu, có hệ thống công trình vệ sinh, phòng làm việc, trang thiết bị

4.100

UBND huyện Lệ Thủy

60

Kè chống xói lở khuôn viên trường THPT Phan Bội Châu

Xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa

Chống sạt lỡ đất phía sau trường khi mùa lũ về

Xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm nâng cao bộ mặt kiến trúc, cũng như tạo cho bộ mặt trường ngày càng sạch đẹp hơn

1.533

Sở Giáo dục và Đào tạo

61

Xây dựng nhà lớp học 9 phòng 3 tầng Trường THPT Phan Bội Châu

Xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

Đáp ứng đủ các phòng học cho các em học sinh, tăng phòng kiên cố cho các em học sinh khi mùa lũ về

Xây dựng cơ sở vật chất, nhằm nâng cao bộ mặt kiến trúc, cải tạo bộ mặt các công trình phúc lợi xã hội

7.984

Sở Giáo dục và Đào tạo

62

Công trình nhà lớp học, Trường Tiểu học Đồng Phú

Phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới

Đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện mức độ cao, với số học sinh đông (1241 học sinh) tạo tiền đề nhằm tiếp cận với trình độ phát triển của quốc gia và khu vực

Xây dựng công trình nhà lớp học, trường Tiểu học Đồng Phú

6.510

UBND thành phố Đồng Hới

63

Công trình khối phòng phục vụ cho học tập Trường Tiểu học Đồng Phú

Phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới

Đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện mức độ cao, với số học sinh đông (1241 học sinh) tạo tiền đề nhằm tiếp cận với trình độ phát triển của quốc gia và khu vực

Xây dựng công trình khối phòng phục vụ cho học tập trường Tiểu học Đồng Phú

4.540

UBND thành phố Đồng Hới

64

Công trình khối nhà đa chức năng có sân khấu Trường Tiểu học Đồng Phú

Phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới

Đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện mức độ cao, với số học sinh đông (1241 học sinh) tạo tiền đề nhằm tiếp cận với trình độ phát triển của quốc gia và khu vực

Xây dựng công trình khối nhà đa chức năng có sân khấu trường Tiểu học Đồng Phú

2.292

UBND thành phố Đồng Hới

65

Công trình khối hoạt động thể dục thể thao Trường Tiểu học Đồng Phú

Phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới

Đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện mức độ cao, với số học sinh đông (1241 học sinh) tạo tiền đề nhằm tiếp cận với trình độ phát triển của quốc gia và khu vực

Xây dựng công trình khối hoạt động thể dục thể thao trường Tiểu học Đồng Phú

6.200

UBND thành phố Đồng Hới

66

Công trình khối phòng hành chính, quản trị Trường Tiểu học Đồng Phú

Phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới

Đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện mức độ cao, với số học sinh đông (1241 học sinh) tạo tiền đề nhằm tiếp cận với trình độ phát triển của quốc gia và khu vực

Xây dựng công trình khối phòng hành chính, quản trị Trường Tiểu học Đồng Phú

7.400

UBND thành phố Đồng Hới

67

Nhà đa chức năng trường THPT Lê Trực

Xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa

Phát huy tìm kiếm những tài năng TDTT của trường; nâng cao trình độ chuyên môn trong việc giảng dạy của cán bộ giáo viên; phục vụ công tác giảng dạy giáo dục thể chất cho học sinh; tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức các phong trào thể thao, hội diễn theo mô hình cụm và các hoạt động khác trong khu vực trung tâm huyện

Xây dựng hoàn chỉnh nhà đa chức năng theo tiêu chuẩn, đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất dạy, học, rèn luyện giáo dục thể chất của giáo viên và học sinh

7.535

Sở Giáo dục và Đào tạo

68

Nhà 6 phòng bộ môn trường THPT Hoàng Hoa Thám

Thị Trấn nông trường Lệ Ninh, huyện Lệ Thủy

Đáp ứng nhu cầu phòng học bộ môn và từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất của nhà trường

Xây dựng nâng cấp trường học

5.782

Sở Giáo dục và Đào tạo

69

Xây dựng nhà lớp học 2 tầng 8 phòng Trường THPT Ninh Châu, Quảng Ninh

Xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh

Tăng cường cơ sở vật chất nhằm hoàn thiện trường đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2015

Xây dựng nhà lớp học 2 tầng 8 phòng

7.247

Sở Giáo dục và Đào tạo

70

Cung cấp trang thiết bị dạy nghề Điện công nghiệp tự động hóa cho Xưởng thực hành điện Trường Trung cấp Kỹ thuật Công - Nông nghiệp

Trường Trung cấp Kỹ thuật Công nông nghiệp, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Đổi mới thiết bị công nghệ xưởng thực hành Điện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo các ngành nghề đào tạo. Đồng thời, hiện đại hóa trang thiết bị dạy thực hành cho học sinh TCCN, nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho học sinh phù hợp với nhu cầu thị trường lao động và việc làm

Cung cấp trang thiết bị dạy nghề Điện công nghiệp tự động hóa

2.000

Sở Giáo dục và Đào tạo

71

Cung cấp trang thiết bị Công nghệ Ôtô cho Xưởng thực hành Cơ khí - Động lực Trường Trung cấp Kỹ thuật Công - Nông nghiệp

Trường Trung cấp Kỹ thuật Công nông nghiệp, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Đổi mới thiết bị công nghệ xưởng thực hành Điện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo các ngành nghề đào tạo. Đồng thời, hiện đại hóa trang thiết bị dạy thực hành cho học sinh TCCN, nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho học sinh phù hợp với nhu cầu thị trường lao động và việc làm

Cung cấp trang thiết bị Công nghệ Ôtô cho Xưởng thực hành Cơ khí - Động lực

2.059

Sở Giáo dục và Đào tạo

72

Hỗ trợ nghiên cứu khoa học giảm thiểu phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái của Trường Trung cấp Kỹ thuật Công - Nông nghiệp

Trường Trung cấp Kỹ thuật Công nông nghiệp, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Đổi mới thiết bị công nghệ xưởng thực hành Điện nhăm nâng cao chất lượng đào tạo các ngành nghề đào tạo. Đông thời, hiện đại hóa trang thiết bị dạy thực hành cho học sinh TCCN, nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho học sinh phù hợp với nhu cầu thị trường lao động và việc làm

Hỗ trợ nghiên cứu khoa học giảm thiểu phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái

860

Sở Giáo dục và Đào tạo

IV

Các dự án về lĩnh vực Đào tạo, dạy nghề và hướng nghiệp

73

Đào tạo, dạy nghề gắn với việc làm cho đối tượng yếm thế trong xã hội, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số.

Các xã trên địa bàn huyện Lệ Thủy

Đào tạo, dạy nghề gắn với việc làm cho đối tượng yếm thế trong xã hội, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số.

Đào tạo, dạy nghề gắn với việc làm cho đối tượng yếu thế trong xã hội, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số.

5.000

UBND huyện Lệ Thủy

V

Các dự án về lĩnh vực Giải quyết các vấn đề xã hội

74

Xây dựng cơ sở vật chất - nhà nội trú cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục trẻ khuyết tật huyện Lệ Thủy

Xã An Thủy, huyện Lệ Thủy

Học sinh có chỗ ở khang trang hơn và tránh được thiên tai khi bão lũ xảy ra

Xây dựng nhà nội trú 2 tầng, công trình vệ sinh, mua sắm các trang thiết bị.

4.100

Trung tâm Giáo dục trẻ khuyết tật huyện Lệ Thủy

75

Phòng ngừa tai nạn thương tích và xâm hại tình dục trẻ em

Tỉnh Quảng Bình

Giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị tai nạn thương tích và xâm hại tình dục

Phòng ngừa tai nạn thương tích và xâm hại tình dục trẻ em

1.300

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

76

Xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em

70 xã, phường, thị trấn, tỉnh Quảng Bình

Giảm thiểu trẻ em có nguy cơ hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt

Xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em

4.500

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

77

Xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng

5 xã huyện Lệ Thủy, 5 xã huyện Quảng Trạch, 5 xã huyện Tuyên Hóa

Cải thiện cuộc sống trẻ em, gia đình của trẻ em và cộng đồng

Xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng

7.400

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

VII

Các dự án về lĩnh vực Khắc phục hậu quả chiến tranh

78

Khắc phục hậu quả chiến tranh

Tỉnh Quảng Bình

Góp phần đảm bảo an toàn cho lao động sản xuất, hạn chế tối đa các tai nạn, các hiểm họa do bom, mìn gây ra.

Dò tìm xử lý bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh.

Tùy quy mô thực hiện

 

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

VIII

Các dự án về lĩnh vực Phòng, giảm nhẹ thiên tai và cứu trợ khẩn cấp

79

Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng kiêm công trình tránh lũ - thôn Kinh Châu - Xã Châu Hóa - huyện Tuyên Hóa

Thôn Kinh Châu - Xã Châu Hóa - huyện Tuyên Hóa

Xây dựng nơi tránh lũ an toàn cho người dân khi có bão, lũ xảy ra, đồng thời, là nhà văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng của người dân địa phương

Xây dựng công trình 02 tầng bao gồm 03 phòng chức năng, 01 nhà bếp, 01 hội trường phục vụ sinh hoạt văn hóa và làm nơi tránh lũ

2.000

 

UBND huyện Tuyên Hóa

IX

Các dự án về lĩnh vực Văn hóa, thể thao

80

Hỗ trợ kinh phí đào tạo vận động viên tài năng của tỉnh các bộ môn Bơi, Lặn, Đua thuyền Rowing, Canoing

Tỉnh Quảng Bình

Đào tạo vận động viên tài năng của tỉnh các bộ môn Bơi, Lặn, Đua thuyền Rowing, Canoing

Hỗ trợ kinh phí đào tạo vận động viên

3.000

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

81

Hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hát ca trù của người Việt ở Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hát ca trù của người Việt ở Quảng Bình

Hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hát ca trù của người Việt ở Quảng Bình

300

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

82

Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, bảo tồn một số làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình

Nghiên cứu, bảo tồn một số làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, bảo tồn một số làng nghề truyền thống

250

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

X

Các dự án về lĩnh vực Ứng phó với biến đổi khí hậu

83

Nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu cho nông dân tại những vùng sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng hạn hán, lũ lụt.

Các xã trên địa bàn huyện Lệ Thủy

Nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu cho nông dân tại những vùng sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng hạn hán, lũ lụt.

Đào tạo, nâng cao năng lực về biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp; đào tạo lập kế hoạch, tập huấn, diễn tập cho các đối tượng; tăng cường tuyền thông về biến đổi khí hậu.

 

UBND huyện Lệ Thủy

84

Nghiên cứu dự báo xâm nhập mặn vùng hạ lưu sông Gianh và sông Nhật Lệ tỉnh Quảng Bình theo kịch bản khí hậu.

Tỉnh Quảng Bình

Nghiên cứu xu thế diễn biến hiện tượng xâm nhập mặn khu vực vùng hạ lưu do tác động hệ thống công trình, giao thông, thủy lợi.

Xây dựng được cơ sở dữ liệu, phương án cảnh báo, dự báo nguy cơ xâm nhập mặn cho các cơ quan ban ngành quan tâm cũng như các địa phương vùng hạ du sông Gianh và sông Nhật Lệ bằng công nghệ tiên tiến hiện nay.

 

Sở Khoa học và Công nghệ

85

Nghiên cứu dự báo khả năng biến đổi đường bờ gây biến dạng môi trường địa chất vùng dân cư ven biển các cửa sông bắc Quảng Bình nhằm tạo lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiên tai do biến đổi khí hậu toàn cầu

Tỉnh Quảng Bình

Xây dựng cơ sở khoa học và đưa ra giải pháp hạn chế tác hại của biến động biến đổi đường bờ gây biến dạng môi trường địa chất.

Xây dựng cơ sở dữ liệu dự báo các khu vực có khả năng biến dạng môi trường địa chất do sự biến động đường bờ biển làm cơ sở khoa học cho việc định hướng đúng trong phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển tỉnh Quảng Bình.

 

Sở Khoa học và Công nghệ

 

DANH MỤC

CÁC DỰ ÁN ĐỊNH HƯỚNG XÚC TIẾN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI
(Kèm theo Quyết định số 1139/QĐ-UBND ngày 08/5/2014 của UBND tỉnh Quảng Bình)

TT

TÊN DỰ ÁN

ĐỊA ĐIỂM

MỤC ĐÍCH

NỘI DUNG

KINH PHÍ DỰ KIẾN (triệu đồng)

ĐỐI TÁC ĐỊAPHƯƠNG

I

Các dự án về lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn

86

Xây dựng các mô hình nông, lâm, thủy sản có giá trị kinh tế

Tỉnh Quảng Bình

Nâng cao giá trị thu nhập cho người dân, đáp ứng nhu cầu thị trường

Xây dựng mô hình rau sạch, sắn, tre lấy măng, chăn nuôi gà, nuôi tôm, cá thương phẩm

30.000

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

87

Hỗ trợ tìm kiếm thị trường cho các cơ sở, làng nghề

Tỉnh Quảng Bình

Tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao

Xây dựng thương hiệu; tham quan, học tập, tìm kiếm thị trường

15.000

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

88

Đào tạo, tập huấn các tiến bộ kỹ thuật mới về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho nông dân

Tỉnh Quảng Bình

Nâng cao kiến thức cho người dân nhất là ở những vùng đặc biệt khó khăn

- Tổ chức các lớp học nghề ngắn ngày

- Tập huấn quy trình sản xuất rau an toàn, chăn nuôi lợn siêu nạc, nuôi cá thương phẩm

20.000

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

89

Xây dựng các cơ sở sản xuất an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi

Tỉnh Quảng Bình

Giảm thiểu dịch bệnh phát sinh trong quá trình sản xuất cho nông dân

Tập huấn, xây dựng mô hình chăn nuôi lợn, gà, nuôi tôm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

10.000

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

90

Hỗ trợ quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản

Tỉnh Quảng Bình

Kiểm soát, cảnh báo và dập dịch khi bệnh phát sinh

Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị chuẩn đoán bệnh trên tôm nuôi

10.000

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

91

Cầu Cồn Ngựa

Xã Quảng Trường, huyện Quảng Trạch

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng cầu

18.000

UBND huyện Quảng Trạch

92

Cầu vào bản Tân Sơn, Cây Sú

Xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng cầu

24.000

UBND huyện Quảng Ninh

93

Cầu Liên Sơn - Thượng Sơn

Xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng cầu

18.000

UBND huyện Quảng Ninh

94

Cầu vào thôn Tân Sơn

Xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng cầu

36.000

UBND huyện Quảng Ninh

95

Cầu treo qua bản Sú

Xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh

Phục vụ nhân dân đi lại mùa mưa lũ, phát triển kinh tế

Xây dựng cầu

22.200

UBND huyện Quảng Ninh

96

Cầu bản Cồn Cùng, xóm Bang

Xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng cầu

24.000

UBND huyện Lệ Thủy

97

Cầu Trạng Cau

Xã Văn Thủy, huyện Lệ Thủy

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng cầu

12.000

UBND huyện Lệ Thủy

98

Cầu bản Mới

Xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng cầu

14.400

UBND huyện Lệ Thủy

99

Cầu Cồn Két

Phường Quảng Thuận, thị xã Ba Đồn

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng cầu

18.000

UBND thị xã Ba Đồn

100

Cầu Cồn Nâm

Xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng cầu

18.000

UBND thị xã Ba Đồn

101

Cầu qua thôn Minh Tiến

Xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng cầu

18.000

UBND thị xã Ba Đồn

102

Cầu thôn Cộng Hòa

Xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng cầu

18.000

UBND thị xã Ba Đồn

103

Cầu thôn Tiên Xuân

Xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Xây dựng cầu

18.000

UBND thị xã Ba Đồn

104

Nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn

Xã Bắc Trạch, Thanh Trạch, huyện Bố Trạch

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn

35.000

UBND huyện Bố Trạch

105

Nâng cấp tuyến đường giao thông nông thôn xã Hoàn Trạch - Phú Định

Xã Phú Định, Vạn Trạch, Hoàn Trạch, huyện Bố Trạch

Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương

Nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn

30.000

UBND huyện Bố Trạch

106

Xây dựng hệ thống công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, trạm bơm, các công trình nước sạch tại các vùng khó khăn, thiếu nước sạch

Tỉnh Quảng Bình

Cung cấp nguồn nước ổn định cho người dân sản xuất và nguồn nước sạch đảm bảo cho người dân sinh hoạt

- Xây dựng kênh mương, trạm bơm;

- Xây dựng công trình nước sạch

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

107

Sửa chữa nâng cấp hồ chứa nước Cơn Ruộng

Thôn Tiền Phong, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Đảm bảo cấp nước tưới ổn định cho 80ha đất lúa 2 vụ của bà con 2 thôn Tiền phong và Quyết Thắng

Sửa chữa nâng cấp hồ chứa nước Cơn Ruộng

15.840

UBND huyện Bố Trạch

108

Đầu tư nâng cấp hạ tầng thông tin và truyền thông về cơ sở.

Các xã thuộc địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, bãi ngang ven biển.

Tăng cường đưa thông tin về cơ sở, rút ngắn khoảng cách thụ hưởng thông tin giữa các vùng, miền, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn, miền núi.

Nâng cấp Đài truyền thanh cấp xã, xây dựng mới đài truyền thanh cấp xã, đảm bảo kết nối Internet cho tất cả các địa điểm bưu điện văn hóa xã.

 

Sở Thông tin và Truyền thông

109

Đào tạo công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Nhà nước khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Các cơ quan Đảng, Nhà nước khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Nâng cao kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Nhà nước khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Đào tạo các kỹ năng ứng dụng CNTT căn bản, kỹ năng khai thác thông tin phục vụ nhiệm vụ chuyên môn.

 

Sở Thông tin và Truyền thông

110

Nhà thi đấu thể thao trung tâm huyện

Thị trấn Kiến Giang

Phục vụ nhu cầu về thể dục thể thao cho người dân

Xây dựng nhà thi đấu thể thao trung tâm huyện

20.000

UBND huyện Lệ Thủy

111

Sân vận động huyện

Thị trấn Kiến Giang

Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân

Xây dựng sân vận động huyện Lệ Thủy

20.000

UBND huyện Lệ Thủy

II

Các dự án về lĩnh vực Y tế

112

Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho 25 trạm y tế xã bị hư hỏng, xuống cấp hoặc có quy mô không đạt yêu cầu cần đầu tư xây dựng mới

Thị xã Ba Đồn và 6 huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy

Nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện làm việc, góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho 25 trạm y tế xã bị hư hỏng, xuống cấp hoặc có quy mô không đạt yêu cầu cần đầu tư xây dựng mới

Trung bình 3.000/trạm

Sở Y tế

113

Nâng cao năng lực hệ thống cấp cứu, xây dựng mạng lưới tình nguyện viên cấp cứu giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình

Nâng cao năng lực hệ thống cấp cứu, xây dựng mạng lưới tình nguyện viên cấp cứu giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình

Tổ chức cấp cứu giao thông trên mạng đường bộ để cấp cứu và vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất một cách an toàn nhằm giảm tỷ lệ tử vong và di chứng do tai nạn giao thông

14.000

Sở Y tế

114

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em vùng khó khăn tỉnh Quảng Bình.

Tỉnh Quảng Bình

Tăng cường công tác thông tin giáo dục, tư vấn về sức khỏe sinh sản cho toàn thể cộng đồng.

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em vùng khó khăn tỉnh Quảng Bình.

12.000

Sở Y tế

115

Nâng cao năng lực hệ thống phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tỉnh Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình

Củng cố và nâng cao chất lượng dịch vụ phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật.

Nâng cao năng lực hệ thống phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tỉnh Quảng Bình

14.000

Sở Y tế

III

Các dự án về lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

116

Nhà đa chức năng - Hội trường - Phòng học và các Phòng chuyên môn của Trường THPT số 3 Quảng Trạch

Thôn Tân Phú, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch

Giải quyết khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại trường THPT số 3 Quảng Trạch

Xây dựng nhà trường đạt tiêu chuẩn quốc gia vào năm 2015

24.600

Sở Giáo dục và Đào tạo

117

Bổ sung hoàn thiện cơ sở vật chất và thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia Trường THPT số 4 Bố Trạch

Xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch

Bổ sung hoàn thiện cơ sở vật chất và thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia

Hoàn thiện cơ sở vật chất và thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia

33.030

Sở Giáo dục và Đào tạo

118

Đầu tư xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm Nông - Lâm cơ sở 2 Trường Đại học Quảng Bình. Trong đó:

Trường ĐH QB, phường Bắc Lý, Tp Đồng Hới

Hình thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu của tỉnh Quảng Bình trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

Xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm Nông - Lâm cơ sở 2 Trường Đại học Quảng Bình

101.999

Trường Đại học Quảng Bình

- Hạng mục đất xanh, công trình sản xuất

 

 

 

13.762

 

- Hạng mục thiết bị phòng thí nghiệm, thực hành

 

 

 

23.171

 

- Hạng mục công trình xây dựng

 

 

 

55.565

 

- Các chi phí khác

 

 

 

9.500

 

IV

Các dự án về lĩnh vực Đào tạo, dạy nghề và hướng nghiệp

119

Đào tạo nghề nông thôn

Tỉnh Quảng Bình

Trang bị kiến thức kỹ thuật cho người dân chủ động sản xuất

Mở lớp đào tạo nghề nôi ong, làm hương, sản xuất tinh dầu tràm, cạo mủ cao su

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

V

Các dự án về lĩnh vực Giải quyết các vấn đề xã hội

120

Mũ bảo hiểm, dụng cụ phao cứu sinh bảo vệ tính mạng con người.

Tỉnh Quảng Bình

Bảo vệ tính mạng con người, giảm thiểu thiệt hại về tai nạn giao thông.

Trang cấp mũ bảo hiểm, dụng cụ phao cứu sinh Bảo vệ tính mạng con người.

26.000

Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Bình.

VI

Các dự án về lĩnh vực Môi trường

121

Xây dựng nhà máy xử lý nước thải

Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới

Phục vụ xử lý nước thải cho nhà máy, đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp.

Xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới

10.000

Ban quản lý khu kinh tế

122

Hệ thống thoát nước thị trấn Kiến Giang

Thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy

Xây dựng nâng cấp hệ thống thoát nước thị trấn Kiến Giang

Xây dựng nâng cấp hệ thống thoát nước thị trấn Kiến Giang

20.000

UBND huyện Lệ Thủy

123

Xử lý ô nhiễm môi trường, xây dựng cơ sở xử lý nước thải và chất rắn theo hướng tái sử dụng.

Xã Sơn Thủy, Trường Thủy

100% chất thải rắn được phân loại nguồn thải, thu gom, vận chuyển và xử lý nước thải, chống ô nhiễm môi trường.

Xử lý ô nhiễm môi trường, xây dựng cơ sở xử lý nước thải và chất rắn theo hướng tái sử dụng.

20.000

UBND huyện Lệ Thủy

124

Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và phòng chống buôn bán, nuôi nhốt, giết hại các loại động vật hoang dã

Tỉnh Quảng Bình

Bảo tồn động vật hoang dã và góp phần đa dạng sinh học

Tập huấn nâng cao kiến thức cho người dân về bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật hoang dã

10.000

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

VII

Các dự án về lĩnh vực Phòng, giảm nhẹ thiên tai và cứu trợ khẩn cấp

125

Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng cụm thôn, bản kết hợp phòng tránh lũ lụt.

Tại 100 thôn, xóm thuộc các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Nâng cao hiệu quả phòng tránh thiên tai bão, lũ lụt, tạo sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất, tinh thần.

Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng cụm thôn, bản kết hợp phòng tránh lũ lụt tại 100 thôn, xóm thuộc các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh

Trung bình 500/nhà sinh hoạt cộng đồng

Sở Xây dựng

126

Kè chống sạt lở bờ sông Mỹ Cương

Phường Bắc Nghĩa, thành phố Đồng Hới

Giảm thiểu tác hại của thiên tai, ổn định đất canh tác, hạn chế việc thu hẹp đất canh tác hai bên bờ sông đang diễn ra năm qua.

Xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Mỹ Cương

31.535

UBND thành phố Đồng Hới

VIII

Các dự án về lĩnh vực Ứng phó với biến đổi khí hậu

127

Trồng, bảo vệ rừng

Tỉnh Quảng Bình

Phòng chống thiên tai, giảm biến đổi khí hậu, góp phần đa dạng sinh học

Trồng rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn, rừng kinh tế; bảo vệ rừng.

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

128

Chống cát lấp, cát chảy 3 xã vùng Quốc lộ 1A

Xã Hồng Thủy, Thanh Thủy, Cam Thủy

Chống cát lấp, cát chảy 3 xã vùng Quốc lộ 1A

Hỗ trợ thực hiện việc chống cát lấp, cát chảy 3 xã Hồng Thủy, Thanh Thủy, Cam Thủy

 

UBND huyện Lệ Thủy

129

Kè chống sạt lở 3 xã ven biển

Xã Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Nam

Chống sạt lở tại xã Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Nam

Xây dựng kè chống sạt lở tại xã Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Nam

 

UBND huyện Lệ Thủy

130

Truyền thông về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình

Nâng cao nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng cho cơ quan truyền thông và cộng đồng dân cư.

Tổ chức tập huấn, cung cấp thông tin, kịch bản, các kết quả điều tra, nghiên cứu, văn bản chính sách pháp luật, các tài liệu hướng dẫn, các mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu cho đội ngũ phóng viên, nhà báo.

 

Sở Thông tin và Truyền thông

IX

Các dự án về lĩnh vực Văn hóa, thể thao

131

Hỗ trợ kinh phí lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa kéo co truyền thống Quảng Bình vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình

Lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa kéo co truyền thống Quảng Bình vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hỗ trợ kinh phí để lập hồ sơ khoa học

500

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch