Quyết định 1095/QĐ-UBND năm 2014 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 23/2013/NQ-HĐND về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt tại các sông: Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc, hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng giai đoạn 2013 - 2020 do Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành
Số hiệu: | 1095/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hải Phòng | Người ký: | Đỗ Trung Thoại |
Ngày ban hành: | 29/05/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1095/QĐ-UBND |
Hải Phòng, ngày 29 tháng 05 năm 2014 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 23/2013/NQ-HĐND NGÀY 12/12/2013 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC NGỌT TẠI SÔNG RẾ, SÔNG GIÁ, SÔNG ĐA ĐỘ, SÔNG CHANH DƯƠNG; KÊNH HÒN NGỌC, HỆ THỐNG TRUNG THỦY NÔNG TIÊN LÃNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2013-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/ 2003;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
Căn cứ Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
Thực hiện Nghị quyết số 23/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố;
Xét đề nghị của Sở Tư pháp tại Văn bản số 320/STP-VBQPPL ngày 24/4/2014, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 141/TTr-STN&MT ngày 09/5/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 23/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt tại sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ, sông Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc, hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2020.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 23/2013/NQ-HĐND NGÀY 12/12/2013 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC NGỌT TẠI SÔNG RẾ, SÔNG GIÁ, SÔNG ĐA ĐỘ, SÔNG CHANH DƯƠNG; KÊNH HÒN NGỌC, HỆ THỐNG TRUNG THỦY NÔNG TIÊN LÃNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1095/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
Để đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 23/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt tại sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ, sông Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc, hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2020, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết với nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích
Quán triệt, triển khai cụ thể hóa những nội dung của Nghị quyết số 23/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Khóa XIV, tạo sự đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị trong quá trình triển khai thực hiện, trước hết thực hiện tốt những nội dung có tính đột phá, cấp thiết và trọng tâm; nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
Phấn đấu đến năm 2020 chất lượng nước của các sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ, sông Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc; hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng có độ sạch cho phép theo các tiêu chuẩn hiện hành; duy trì và áp dụng đồng bộ, thường xuyên có hiệu quả các biện pháp bảo vệ môi trường nước trên các hệ thống này.
2. Yêu cầu
Trên cơ sở các quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết số 23/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Khóa XIV để xây dựng nhiệm vụ hành động cụ thể cho từng giai đoạn đến năm 2020, làm cơ sở xây dựng kế hoạch hàng năm, trong đó nêu rõ trách nhiệm của từng Sở, ngành, địa phương, xác định cụ thể thời gian, nguồn lực đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tập trung sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương, đơn vị để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống chính trị thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết số 23/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố.
1. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức về quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên nước cho cán bộ, công chức các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư
Xây dựng hệ thống các tài liệu tuyên truyền, tập huấn và tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức về quản lý tài nguyên và môi trường tại các Sở, ban, ngành, địa phương; tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về tầm quan trọng của tài nguyên nước, trách nhiệm trong khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước ngọt trên địa bàn thành phố.
Xây dựng, lồng ghép nội dung quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên nước vào chương trình giáo dục cho học sinh các cấp trên địa bàn thành phố, trước hết trong khu vực ảnh hưởng trực tiếp các sông, hệ thống trung thủy nông.
Xây dựng và tuyên truyền, vận động thực hiện mô hình quản lý, bảo vệ môi trường nguồn nước có sự tham gia của cộng đồng dân cư, xây dựng nếp sống không xả, thải rác, nước ô nhiễm ra nguồn nước.
2. Tăng cường kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác và sử dụng nước bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Tập trung xử lý dứt điểm những vi phạm pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước; không để các nguồn phát sinh gây ô nhiễm mới.
Yêu cầu và tạo điều kiện về thủ tục hành chính để các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định về thu gom, xử lý chất thải của doanh nghiệp đúng yêu cầu bảo vệ môi trường nước.
Điều tra, thống kê, kiểm kê, lập danh mục tất cả các cơ sở phát sinh nước thải, các vị trí xả thải (nước thải, rác thải) gây ô nhiễm; quan trắc phân tích theo tiêu chuẩn hiện hành; lập kế hoạch xử lý, quản lý hiệu quả, không để tái hình thành các điểm, cơ sở phát sinh ô nhiễm; đóng cửa theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp xả thải, vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng đối với nguồn nước ngọt; xây dựng Kế hoạch cấp phép xả thải vào môi trường theo quy định.
Rà soát, lập danh sách các nghĩa trang ở gần nguồn nước cấp; chính quyền địa phương lập phương án từng bước di dời để bảo vệ nguồn nước ngọt.
Xây dựng cơ chế kiểm soát việc xả thải của các phương tiện giao thông thủy trên các sông và hệ thống trung thủy nông bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường.
Các bệnh viện phải đầu tư đưa vào sử dụng thiết bị xử lý nước thải của bệnh viện, bảo đảm nước thải của các bệnh viện phải được xử lý đúng theo quy định.
Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và dự báo nhu cầu sử dụng nước trong thời gian tới trên địa bàn thành phố làm cơ sở thiết lập cơ chế kiểm soát các hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý, tiết kiệm phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế, xã hội, dân sinh trên địa bàn thành phố.
Thực hiện việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ, sông Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc, hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng.
Xây dựng các trạm quan trắc cố định, quan trắc định kì, thường xuyên thông báo các thông tin, dữ liệu chính về chất lượng nguồn nước của các sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ, sông Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc; hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng theo từng giai đoạn cụ thể: năm 2014 thực hiện ngay việc quan trắc định kì chất lượng nguồn nước; giai đoạn 2015-2020 xây dựng các trạm quan trắc tự động.
3. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước; chủ động tham gia và thực hiện các cơ chế, chính sách kiểm soát ô nhiễm nguồn nước liên tỉnh, liên vùng
Rà soát tổng thể tình hình thực thi các quy phạm pháp luật về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố; khắc phục những bất cập chồng chéo trong thực hiện; ban hành bổ sung đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân thành phố phục vụ quản lý, bảo vệ khai thác hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước trên địa bàn thành phố.
Chủ động xây dựng cơ chế, quy chế, chính sách cụ thể về phối hợp quản lý nguồn nước liên tỉnh, liên vùng giữa thành phố Hải Phòng với các tỉnh lân cận trên cùng một lưu vực sông để kiểm soát tổng thể, toàn diện về tổng lượng và chất lượng nước trên các lưu vực sông trước khi chảy vào Hải Phòng.
Rà soát, quy định, phân công, phân cấp, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể đối với từng sở, ban, ngành, cơ quan các cấp trong quản lý tổng hợp và thống nhất về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố, tránh chồng chéo, cản trở việc thực thi các nhiệm vụ.
Cải cách thủ tục hành chính để yêu cầu và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định về thu gom, xử lý chất thải của doanh nghiệp theo đúng quy định bảo vệ môi trường nước.
4. Rà soát quy hoạch hệ thống các công trình thủy lợi, quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý nước thải, tiến tới hạn chế và chấm dứt tình trạng nước thải, nước chảy tràn trên bề mặt đổ trực tiếp vào các nguồn nước trên địa bàn thành phố
Xây dựng quy hoạch hệ thống thu gom nước thải, nước mưa tại các khu vực dân cư tập trung thuộc khu vực các nguồn nước mặt sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ, sông Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc; hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng. Trước mắt, ưu tiên việc lập quy hoạch và thực hiện cho sông Rế, sông Đa Độ, kênh Hòn Ngọc.
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch áp dụng công nghệ nông nghiệp sạch, thay đổi thói quen canh tác nông nghiệp sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, thống nhất áp dụng cho toàn bộ các hệ thống nguồn cấp nước của thành phố.
Quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý nước thải nhằm hạn chế tiến tới chấm dứt tình trạng xả nước thải chưa qua xử lý vào nguồn nước, đảm bảo thứ tự ưu tiên trước đối với các vị trí, khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao khi xảy ra hiện tượng nước chảy tràn hay úng ngập trong các khu vực như khu chứa hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, các khu vực phát sinh nước rác.
Xây dựng các dự án tiểu vùng để thu gom nước thải, hồ điều hòa, nhà máy xử lý nước thải trước khi xả thải vào môi trường.
Cải tạo, phục hồi các dòng sông, đoạn sông bị ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng. Xây dựng các công trình bảo vệ lòng dẫn; bảo vệ hai bên bờ sông (đắp bờ sông, kè hai bên bờ sông) các sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ, sông Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc; hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch giải tỏa hàng năm các công trình xây dựng trong phạm vi chỉ giới bảo vệ nguồn nước sau khi cắm mốc, giai đoạn 2014-2015 giải tỏa ngay các phát sinh mới trong hành lang bảo vệ nguồn nước, có lộ trình cụ thể di dời những công trình vi phạm trong giai đoạn 2016-2020.
Xây dựng các đập điều tiết ở đầu kênh nhánh, ưu tiên xây dựng đập điều tiết kết hợp với giao thông theo quy hoạch để ngọt hóa đoạn sông Thái Bình, bảo đảm cấp nước ngọt cho khu vực Vĩnh Bảo và Tiên Lãng; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
5. Xây dựng chương trình kiểm soát nguồn gây ô nhiễm phân tán trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Điều tra, khảo sát, khoanh vùng các khu vực có nguồn thải phân tán, đối tượng phát thải; lập phương án kiểm soát nguồn thải phân tán đối với từng đối tượng xả thải như: Trồng cây trên các bãi lọc nhằm giảm vận tốc dòng chảy, tăng khả năng lắng cặn trên bãi; giảm xói mòn và sục cặn từ đáy; ngăn gió và tạo bóng, giảm sự phát triển của thực vật nổi; phân hủy các chất hữu cơ, loại bỏ Nitơ, Phốt pho và diệt vi trùng gây bệnh; duy trì hồ sinh học đã có, tạo mới các hồ trên cơ sở ao, hồ, đầm hiện có tạo điều kiện cho quá trình chuyển hóa các chất bẩn.
Nghiên cứu xây dựng mô hình thí điểm trước khi triển khai đồng bộ trên địa bàn thành phố.
6. Giải pháp về hợp tác quốc tế
Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, học tập kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật và tranh thủ các nguồn viện trợ của chính phủ các nước và các tổ chức phi chính phủ cho lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
Chủ động vận động để huy động nguồn lực hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cho việc quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên nước.
7. Giải pháp về cơ chế chính sách và nguồn vốn thực hiện
Ủy ban nhân dân thành phố cân đối, bố trí nguồn vốn, chủ động huy động nguồn ngân sách Trung ương từ các chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm của thành phố và các nguồn kinh phí hỗ trợ khác để thực hiện Nghị quyết số 23/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì phối hợp cùng các Sở, ban, ngành, đơn vị thực hiện công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân, cộng đồng về bảo vệ, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu lồng ghép các nội dung về bảo vệ môi trường nước, khai thác và sử dụng tài nguyên nước vào chương trình giảng dạy.
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước.
Rà soát, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Hướng dẫn Phòng tài nguyên và môi trường các quận, huyện trong việc thực thi pháp luật về tài nguyên nước.
Hoàn chỉnh quy hoạch tài nguyên nước thành phố Hải phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; chủ động tham gia và thực hiện các cơ chế, chính sách kiểm soát ô nhiễm nguồn nước liên tỉnh, liên vùng.
Xây dựng Kế hoạch cấp phép khai thác, sử dụng, xả nước thải vào nguồn nước cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố theo quy định tại Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
Đề xuất biện pháp, giải pháp kiểm soát, quản lý, bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên nước hiệu quả, bền vững, đặc biệt là các nguồn cấp nước ngọt trên địa bàn thành phố. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, tập trung xử lý dứt điểm những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước; ngăn chặn các nguồn phát sinh ô nhiễm mới.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp cùng với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực nông thôn có ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng, quản lý bảo vệ nguồn nước ngọt và cải thiện chất lượng nguồn nước ngọt của các sông: Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng, đảm bảo phù hợp với định hướng Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009, phù hợp với Quy hoạch nông thôn mới đã được phê duyệt và các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan theo quy định.
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng hệ thống thủy lợi thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; xây dựng chương trình kiểm soát nguồn gây ô nhiễm nông nghiệp trên địa bàn thành phố.
Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý theo hệ thống các sông Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc, hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng; quy chế phối hợp quản lý hệ thống An Kim Hải với tỉnh Hải Dương.
Hoàn thiện quy hoạch hành lang thoát lũ trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt làm cơ sở quản lý, khai thác, sử dụng quỹ đất ven sông, ven biển.
Chỉ đạo các Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi xây dựng quy trình vận hành các hệ thống công trình thủy lợi Đa Độ, An Kim Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo và Thủy Nguyên, trong đó có cơ chế phối hợp các địa phương trong cùng hệ thống đảm bảo giảm thiểu tác động gây ô nhiễm.
3. Sở Xây dựng
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố tăng cường hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo cấp nước an toàn.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch bảo đảm cấp nước an toàn theo Thông tư 08/2012/TT-BXD ngày 20/11/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn.
Hướng dẫn các Sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện các định hướng phát triển hệ thống hệ tầng kỹ thuật khu vực nông thôn theo đúng Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Chính phủ về Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến 2025, tầm nhìn đến 2050; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn QCVN 14:2009/BXD.
Chỉ đạo Công ty TNHH MTV Cấp nước Hải Phòng, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hải Phòng và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thực hiện có hiệu quả việc cấp nước sinh hoạt, tiêu thoát nước thải và thu gom rác thải đô thị.
Căn cứ chức năng nhiệm vụ có ý kiến tham vấn với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thẩm định cấp giấy phép khai thác sử dụng tài nguyên nước và nguồn nước.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị phổ biến hệ thống tài liệu tuyên truyền về Nghị quyết số 23/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố với các cơ quan báo chí thành phố; xây dựng chuyên trang, chuyên mục, chương trình phát thanh, truyền hình tuyên truyền sâu về tài nguyên nước. Chỉ đạo và cung cấp tài liệu tuyên truyền cho hệ thống đài phát thanh quận, huyện, phường, xã để tuyên truyền.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
Căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước; nghiên cứu lồng ghép các nội dung về bảo vệ môi trường nước, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bền vững tài nguyên nước vào chương trình giảng dạy.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thẩm tra, trình Ủy ban nhân dân thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư phù hợp Danh mục các dự án công nghiệp khuyến khích đầu tư, đầu tư có điều kiện và không chấp thuận đầu tư ban hành kèm theo Quyết định số 2523/QĐ-UBND ngày 23/12/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố.
7. Sở Nội vụ
Phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị tiến hành rà soát chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên nước của các sở, ngành, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố phương án kiện toàn tổ chức, bộ máy để nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước các cấp trên địa bàn thành phố; xây dựng quy chế đào tạo, quản lý, sử dụng nguồn nhân lực cho công tác quản lý tài nguyên nước từ cấp xã, phường, quận, huyện và thành phố.
8. Sở Tài chính
Căn cứ kinh phí hàng năm báo cáo trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét cấp kinh phí cho các dự án, đề án bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên nước của thành phố.
9. Sở Tư pháp
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, rà soát các văn bản của ngành và địa phương về lĩnh vực tài nguyên nước đã ban hành không phù hợp để loại bỏ.
Thẩm định các văn bản trình Ủy ban nhân dân thành phố trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước theo quy định.
10. Thanh tra thành phố
Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm trọng lĩnh vực quản lý tài nguyên nước, nếu vượt quá thẩm quyền, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để có biện pháp xử lý.
11. Công an thành phố
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các ngành có liên quan tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về tài nguyên nước; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải chưa qua xử lý vào nguồn nước.
12. Các Sở: Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế căn cứ chức năng nhiệm vụ có ý kiến tham vấn với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc bảo vệ nguồn nước, thẩm định cấp Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
13. Ủy ban nhân dân các huyện, quận, xã, phường, thị trấn
Thường xuyên kiểm tra phát hiện và xử lý các sai phạm trong quản lý sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo thẩm quyền, kịp thời đề xuất biện pháp xử lý (trường hợp vượt quá thẩm quyền).
Phối hợp cùng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện công tác giải tỏa mặt bằng, cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn.
Rà soát, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tài nguyên môi trường.
Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện công tác tuyên truyền quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước trên địa bàn.
14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội:
Tham gia công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên nước.
Thường xuyên tuyên truyền các quy định về pháp luật về quản lý tài nguyên nước, nêu gương người tốt, việc tốt, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.
Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ngành, địa phương, đơn vị liên quan căn cứ các kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được giao trong Kế hoạch (có Phụ lục kèm theo); định kỳ 06 tháng 1 lần báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố tình hình thực hiện, đồng thời gửi báo cáo đến Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, tổng hợp.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, trường hợp cần sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ cụ thể, các cấp, ngành, địa phương chủ động đề xuất gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.
DANH MỤC NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 23/2013/NQ-HĐND NGÀY 12/12/2013 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
(Kèm theo Kế hoạch số 1195/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
STT |
Nhiệm vụ, công việc |
Cơ quan thực hiện |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
Kinh phí dự kiến (tỷ đồng) |
1 |
Kế hoạch tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng. |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các quận, huyện; Công an thành phố; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội |
2014-2017 |
2,5 Kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm |
2 |
Quan trắc, phân tích và lập báo cáo quan trắc môi trường chất lượng nguồn nước ngọt sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ, sông Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng giai đoạn 2014-215. |
Trung tâm quan trắc môi trường-Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi: An Hải; Đa Độ; Vĩnh Bảo; Tiên Lãng; Thủy Nguyên |
2014-2015 |
1,7 Kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm |
3 |
Kế hoạch cấp phép xả thải cho các tổ chức, doanh nghiệp xả thải vào nguồn nước sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ, sông Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng. |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan |
2014-2015 |
|
4 |
Đề án xây dựng bộ cơ sở dữ liệu Tài nguyên nước nhằm kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác và sử dụng nước bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững; Tập trung xử lý dứt điểm những vi phạm pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả thải vào nguồn nước. Chặn đứng các nguồn phát sinh gây ô nhiễm mới. |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công an thành phố; Sở Xây dựng; UBND các quận, huyện |
2014-2017 |
03 Kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm |
5 |
Giải tỏa những điểm lấn chiếm hành lang bảo vệ nguồn nước tại chợ An Đồng, xã An Đồng, huyện An Dương. |
UBND huyện An Dương |
Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình Thủy lợi An Hải và các ban, ngành có liên quan |
2014 |
Đã bố trí kinh phí |
6 |
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước; chủ động tham gia và thực hiện các cơ chế, chính sách kiểm soát ô nhiễm nguồn nước liên tỉnh, liên vùng. |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ban ngành, UBND các quận, huyện có liên quan |
2014-2015 |
02 Ngân sách thành phố |
7 |
Quy hoạch Tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020 tầm nhìn 2030. |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện có liên quan |
2014-2015 |
03 Kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm |
8 |
Quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý nước thải nhằm hạn chế tiến tới chấm dứt tình trạng xả nước thải chưa qua xử lý vào nguồn nước. |
Sở Xây dựng |
Sở Tài nguyên và Môi trường; các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan |
2014-2015 |
03 Kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm |
9 |
Rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch xây dựng hệ thống thủy lợi Hải Phòng đến năm 2020 định hướng đến năm 2025. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các quận, huyện có liên quan |
2014 |
05 Ngân sách thành phố |
10 |
Xây dựng mô hình quản lý, bảo vệ nguồn nước có sự tham gia của cộng đồng dân cư. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
UBND các huyện có liên quan |
2014-2015 |
01 Ngân sách thành phố |
11 |
Rà soát, quy định, phân công, phân cấp, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể đối với từng Sở, ban, ngành, cơ quan các cấp trong quản lý tổng hợp và thống nhất về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố; Xây dựng quy chế đào tạo quản lý sử dụng nguồn nhân lực cho công tác quản lý tài nguyên nước từ cấp xã, phường, quận, huyện và thành phố. |
Sở Nội vụ |
Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các quận, huyện có liên quan |
2014-2015 |
02 Ngân sách thành phố |
12 |
Xây dựng quy trình vận hành các hệ thống công trình thủy lợi, công trình thủy lợi cho hệ thống công trình thủy lợi Đa Độ, An Kim Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo và Thủy Nguyên; đơn vị thực hiện các Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi: An Hải; Đa Độ; Vĩnh Bảo; Tiên Lãng; Thủy Nguyên |
2014-2015 |
01 Ngân sách thành phố |
13 |
Xây dựng chương trình kiểm soát nguồn gây ô nhiễm nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Công an thành phố; UBND các quận, huyện có liên quan |
2014-2015 |
01 Ngân sách thành phố |
14 |
Nghiên cứu xâm nhập mặn vùng cửa sông Thái Bình đề xuất giải pháp ngọt hóa tạo nguồn nước ngọt cho thành phố trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng. |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND các huyện: Tiên Lãng, Vĩnh Bảo |
2014-2015 |
01 Nguồn vốn từ chương trình SP-RCC |
15 |
Nghiên cứu ứng dụng mô hình khoa học hệ thống phục vụ quản lý Tài nguyên nước mặt trên địa bàn thành phố Hải Phòng. |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các sở: Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và phát triển nông thôn |
2014-2020 |
05 Nguồn vốn từ chương trình SP-RCC và tài trợ quốc tế |
16 |
Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường đặc biệt làng nghề Phù Lưu, phường Tràng Minh, quận Kiến An. |
UBND quận Kiến An |
Sở Tài nguyên và Môi trường; Công an thành phố |
2012-2015 |
119 Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường |
17 |
Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường đặc biệt làng nghề Mỹ Đồng, xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên. |
UBND huyện Thủy Nguyên |
Sở Tài nguyên và Môi trường; Công an thành phố |
2012-2015 |
119 Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường |
18 |
Xây dựng trạm quan trắc tự động giai đoạn 2016-2020. |
|
|
|
|
|
Sông Rế: 2 trạm; |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi An Hải |
2016-2020 |
04 Ngân sách thành phố |
Sông Đa Độ: 2 trạm; |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đa Độ |
2016-2020 |
04 Ngân sách thành phố |
|
Sông Giá: 2 trạm; |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên |
2016-2020 |
04 Ngân sách thành phố |
|
Sông Chanh Dương: 2 trạm; |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Vĩnh Bảo |
2016-2020 |
04 Ngân sách thành phố |
|
Kênh Hòn Ngọc: 2 trạm; |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên |
2016-2020 |
04 Ngân sách thành phố |
|
Hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng: 2 trạm. |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Tiên Lãng |
2016-2020 |
04 Ngân sách thành phố |
|
19 |
Cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước. |
Các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi |
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện, xã có liên quan |
|
|
|
Sông Rế; |
|
|
2014 |
0,5 Ngân sách thành phố |
Sông Đa Độ; |
|
|
2014 |
01 Ngân sách thành phố |
|
Sông Giá; |
|
|
2014 |
0,5 Ngân sách thành phố |
|
Sông Chanh Dương; |
|
|
2014 |
0,5 Ngân sách thành phố |
|
Kênh Hòn Ngọc; |
|
|
2014 |
0,5 Ngân sách thành phố |
|
Hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng; |
|
|
2014 |
0,5 Ngân sách thành phố |
|
20 |
Điều chỉnh quy hoạch tưới tiêu kết hợp với thoát nước thải công nghiệp, sinh hoạt theo hướng không xả nước thải vào nguồn nước. |
|
|
|
|
|
Sông Rế |
Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi An Hải |
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện An Dương, quận Hồng Bàng |
|
|
Cải tạo nâng cấp kênh Tân Hưng Hồng đoạn từ nhà máy nước Vật Cách ra cống Song Mai để tiêu thoát nước thải công nghiệp, sinh hoạt khu vực Bắc Đường 5; |
|
|
2015-2020 |
05 Ngân sách thành phố và các nguồn hỗ trợ khác |
|
Cải tạo, nâng cấp kênh Bắc Nam Hùng đoạn từ Đường 10 đến đập An Trì để tiêu thoát nước thải công nghiệp sinh hoạt khu vực Nam Đường 5 ra sông Cấm;. |
|
|
2014-2020 |
10 Ngân sách thành phố và các nguồn hỗ trợ khác |
|
Cải tạo, nâng cấp kênh Đặng Lê để tiêu thoát nước thải y tế khu vực Bệnh viện An Dương và nước thải sinh hoạt dân cư khu thị trấn An Dương ra kênh An Kim Hải nhánh Hà Liên-cống An Đồng. |
|
|
2015-2020 |
05 Ngân sách thành phố và các nguồn hỗ trợ khác |
|
Sông Đa Độ |
Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đa Độ |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND huyện An Lão, quận Kiến An, quận Dương Kinh |
|
|
|
Các Dự án cải tạo hệ thống công trình thủy lợi khắc phục tình trạng ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước sông Đa Độ khu vực huyện An Lão; Kiến An; Dương Kinh; |
|
|
2016-2019 |
200 Ngân sách Trung ương và các nguồn vốn hỗ trợ khác |
|
Nâng cấp bờ, đập điều tiết đầu kênh trên bờ Đa Độ; |
|
|
2014-2018 |
300 Ngân sách Trung ương và các nguồn vốn hỗ trợ khác |
|
Nạo vét kênh cấp I Đại Trà, liên huyện quận Kiến Thụy-Dương Kinh. |
|
|
2014-2015 |
05 Ngân sách thành phố |
|
Sông Chanh Dương |
Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Vĩnh Bảo |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND huyện Vĩnh Bảo |
2014-2020 |
|
|
Kênh Chống Mỹ; |
|
|
|
2,5 Ngân sách thành phố và các nguồn hỗ trợ khác |
|
Kênh Hoà Bình; |
|
|
|
2,5 Ngân sách thành phố và các nguồn hỗ trợ khác |
|
Kênh An Ninh I xã Vĩnh An; |
|
|
|
1,5 Ngân sách thành phố và các nguồn hỗ trợ khác |
|
Kênh An Ninh II. |
|
|
|
1,5 Ngân sách thành phố và các nguồn hỗ trợ khác |
|
Sông Giá-Kênh Hòn Ngọc |
Cty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND huyện Thủy Nguyên |
|
|
|
Điều chỉnh quy hoạch tưới tiêu cho các kênh nhánh |
|
|
2013-2017 |
26,5 Ngân sách thành phố và các nguồn hỗ trợ khác |
|
Hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng |
Cty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Tiên Lãng |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND huyện Tiên Lãng |
|
|
|
Khu công nghiệp thị trấn Tiên Lãng; |
|
|
2015-2020 |
02 Ngân sách thành phố và các nguồn hỗ trợ khác |
|
Khu công nghiệp Bắc Hưng. |
|
|
2015-2020 |
02 Ngân sách thành phố và các nguồn hỗ trợ khác |
Quyết định 2523/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 23/09/2020 | Cập nhật: 22/01/2021
Quyết định 2523/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Phước Ban hành: 02/11/2018 | Cập nhật: 10/12/2018
Quyết định 2523/QĐ-UBND bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện Đạ Tẻh, Đơn Dương và Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 15/11/2016 | Cập nhật: 30/11/2016
Quyết định 2523/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 25/10/2016 | Cập nhật: 28/11/2016
Quyết định 2523/QĐ-UBND năm 2016 kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 tỉnh An Giang Ban hành: 09/09/2016 | Cập nhật: 12/10/2016
Quyết định 2523/QĐ-UBND năm 2016 về kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ Ban hành: 03/10/2016 | Cập nhật: 05/11/2016
Quyết định 2523/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Xuân Mai, tỷ lệ 1/10.000 Ban hành: 04/06/2015 | Cập nhật: 08/06/2015
Quyết định 2523/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch triển khai ISO điện tử thực hiện theo Quyết định 19/2014/QĐ-TTg Ban hành: 15/05/2015 | Cập nhật: 14/07/2016
Quyết định 2523/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ Quyết định 15/2010/QĐ-UBND về thủ tục hành chính về đất đai; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Ban hành: 03/12/2014 | Cập nhật: 18/12/2014
Quyết định 2523/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 28/11/2014 | Cập nhật: 04/08/2015
Quyết định 2523/QĐ-UBND năm 2013 về Danh mục dự án công nghiệp khuyến khích đầu tư, đầu tư có điều kiện và không chấp thuận đầu tư trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020 Ban hành: 23/12/2013 | Cập nhật: 13/08/2014
Nghị quyết 23/2013/NQ-HĐND về phân loại đường phố, vị trí và bảng giá đất tại tỉnh Yên Bái năm 2014 Ban hành: 18/12/2013 | Cập nhật: 21/03/2014
Nghị quyết 23/2013/NQ-HĐND về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 Ban hành: 13/12/2013 | Cập nhật: 16/05/2014
Nghị quyết 23/2013/NQ-HĐND quy định khoản thu, mức thu và quản lý, sử dụng trong cơ sở giáo dục công lập Ban hành: 13/12/2013 | Cập nhật: 22/01/2014
Nghị quyết 23/2013/NQ-HĐND về bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2014 Ban hành: 10/12/2013 | Cập nhật: 10/02/2014
Nghị quyết 23/2013/NQ-HĐND phê duyệt hỗ trợ tạm thời đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho Phó Trưởng Công an xã và trợ cấp khi làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu đối với lực lượng Công an xã trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Ban hành: 06/12/2013 | Cập nhật: 23/01/2014
Nghị quyết 23/2013/NQ-HĐND thông qua quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Ban hành: 04/12/2013 | Cập nhật: 22/02/2014
Nghị quyết 23/2013/NQ-HĐND thông qua Dự án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2013 - 2020 Ban hành: 10/12/2013 | Cập nhật: 12/06/2014
Nghị quyết 23/2013/NQ-HĐND quy định phương án giá đất và phân loại đường phố đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2014 Ban hành: 11/12/2013 | Cập nhật: 14/03/2014
Nghị quyết 23/2013/NQ-HĐND đổi tên Đại lộ Hậu Giang thành Đại lộ Võ Nguyên Qiáp Ban hành: 11/12/2013 | Cập nhật: 29/03/2014
Nghị quyết 23/2013/NQ-HĐND về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt tại sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ, sông Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc, hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2020 do Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Ban hành: 06/12/2013 | Cập nhật: 18/05/2015
Nghị quyết 23/2013/NQ-HĐND quy định khung giá đất năm 2014 tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 12/12/2013 | Cập nhật: 17/02/2014
Nghị quyết 23/2013/NQ-HĐND về điều chỉnh kế hoạch các xã xây dựng nông thôn mới hoàn thành đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 11/12/2013 | Cập nhật: 29/11/2014
Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên nước Ban hành: 27/11/2013 | Cập nhật: 02/12/2013
Nghị quyết 23/2013/NQ-HĐND về chủ trương đầu tư xây dựng Khu phức hợp Tài chính - Thương mại và Dịch vụ tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 06/12/2013 | Cập nhật: 13/03/2014
Nghị quyết 23/2013/NQ-HĐND thống nhất chủ trương tăng cường khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 05/12/2013 | Cập nhật: 23/12/2013
Quyết định 1448/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020 Ban hành: 19/08/2013 | Cập nhật: 22/08/2013
Thông tư 08/2012/TT-BXD hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 21/11/2012 | Cập nhật: 24/11/2012
Quyết định 1448/QĐ-TTg năm 2009 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành: 16/09/2009 | Cập nhật: 19/09/2009
Quyết định 2523/QĐ-UBND năm 2008 phân cấp quản lý giá trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 24/10/2008 | Cập nhật: 10/11/2014
Quyết định 2523/QĐ-UBND năm 2008 bãi bỏ văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành đến nay không còn phù hợp Ban hành: 22/08/2008 | Cập nhật: 28/08/2014
Quyết định 1448/QĐ-TTg năm 2007 về việc nâng cấp cửa khẩu Huổi Puốc, tỉnh Điện Biên từ cửa khẩu phụ lên cửa khẩu chính Ban hành: 26/10/2007 | Cập nhật: 02/11/2007
Quyết định 2523/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Quy hoạch vùng huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành: 30/12/2020 | Cập nhật: 19/02/2021