Quyết định 04/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giải quyết bước đầu các vụ đình công không đúng quy định pháp luật lao động trên địa bàn quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Số hiệu: | 04/2011/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Nguyễn Thị Thu Hà |
Ngày ban hành: | 28/02/2011 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Lao động, Tố tụng và các phương thức giải quyết tranh chấp, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2011/QĐ-UBND |
Bình Thạnh, ngày 28 tháng 02 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT BƯỚC ĐẦU CÁC VỤ ĐÌNH CÔNG KHÔNG ĐÚNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THẠNH
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 ngày 16/01/2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XII về điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường;
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động năm 2006;
Căn cứ Bộ Luật Tố tụng dân sự ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 35/2006/QĐ-UBND ngày 07/3/2006 về ban hành Quy chế phối hợp giải quyết bước đầu các vụ đình công không đúng quy định pháp luật lao động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận Bình Thạnh tại Tờ trình số 240/TTr-LĐTBXH ngày 30/12/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giải quyết bước đầu các vụ đình công không đúng quy định pháp luật lao động trên địa bàn quận Bình Thạnh.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 07 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Quận, Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội Quận, Trưởng phòng Kinh tế Quận, Trưởng phòng Tài chính - kế hoạch quận, Trưởng Công an Quận, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Quận, các Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường và Thủ trưởng các phòng, ban liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT BƯỚC ĐẦU CÁC VỤ ĐÌNH CÔNG KHÔNG ĐÚNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THẠNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích của việc ban hành Quy chế
Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động, đồng thời góp phần ổn định an ninh trật tự chung trên địa bàn.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Quy chế này quy định việc phối hợp giữa các đơn vị phòng, ban, đoàn thể quận, các Ủy ban nhân dân phường có liên quan trong việc hướng dẫn giải quyết bước đầu các vụ đình công không đúng quy định pháp luật ở các tổ chức sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu (gọi chung là doanh nghiệp) trên địa bàn quận Bình Thạnh.
Chương II
TỔ CHỨC XỬ LÝ BƯỚC ĐẦU
Điều 3. Thành lập Đoàn công tác
1. Khi có vụ việc đình công xảy ra trên địa bàn quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận có trách nhiệm chủ trì thành lập Đoàn công tác giải quyết bước đầu các vụ đình công không đúng quy định pháp luật lao động (sau đây gọi tắt là Đoàn công tác) tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đóng trên địa bàn quận.
2. Đoàn công tác gồm các thành viên đại diện lãnh đạo của các ngành, đoàn thể như sau:
a) Phòng Lao động Thương binh và Xã hội Quận - Trưởng đoàn;
b) Liên đoàn Lao động Quận;
c) Phòng Kinh tế Quận;
d) Phòng Tài chính - Kế hoạch Quận;
đ) Công an Quận;
e) Ủy ban nhân dân và Công an phường nơi doanh nghiệp trú đóng trên địa bàn phường;
g) Mời đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Quận có liên quan tham gia Đoàn công tác;
3. Các cơ quan là thành viên của Đoàn công tác có trách nhiệm cử cán bộ tham gia đoàn và thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế này.
Điều 4. Đoàn công tác có nhiệm vụ và quyền hạn như sau
1. Ổn định tình hình an ninh, trật tự và an toàn lao động tại doanh nghiệp và địa bàn nơi doanh nghiệp hoạt động xảy ra tranh chấp lao động.
2. Hướng dẫn và yêu cầu các bên tranh chấp lao động thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ theo quy định của Pháp luật về lao động.
3. Đề nghị các phương án để giúp các bên thương lượng, thỏa thuận trên tinh thần nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động.
4. Trong quá trình giải quyết nếu Đoàn công tác phát hiện một trong các bên tranh chấp có hành vi vi phạm pháp luật lao động thì lập biên bản, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận xem xét, xử phạt theo quy định tại Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ.
5. Báo cáo kịp thời tình hình và kết quả giải quyết với Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố.
Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Đoàn công tác
1. Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận:
a) Báo cáo và xử lý kịp thời các vụ tranh chấp lao động khó giải quyết hoặc có thể nảy sinh nhiều tình huống phức tạp.
b) Khi xảy ra đình công không đúng quy định pháp luật lao động tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn Quận quản lý, Đoàn công tác tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận thông báo với Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố, Liên đoàn Lao động thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố, Công an thành phố và các Sở, Ngành quản lý sản xuất kinh doanh có liên quan cung cấp cho Đoàn công tác các thông tin về tình hình, đặc điểm của doanh nghiệp đang xảy ra tranh chấp lao động; đồng thời góp ý giải pháp hòa giải, giải quyết vụ tranh chấp và tổ chức ngay Đoàn công tác đến địa điểm xảy ra tranh chấp lao động.
2. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội Quận:
a) Tham gia tiếp xúc với chủ doanh nghiệp và đại diện người lao động để xác định nguyên nhân xảy ra tranh chấp dẫn đến đình công không đúng trình tự pháp luật lao động.
b) Xem xét các hồ sơ, sự việc có liên quan.
c) Hướng dẫn người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định của pháp luật về tranh chấp lao động, trình tự, thẩm quyền và thủ tục giải quyết tranh chấp lao động.
d) Đề xuất giải pháp hòa giải, giải quyết.
3. Liên đoàn Lao động Quận:
a) Làm việc với Ban chấp hành công đoàn cơ sở (nếu có) và tiếp xúc với người lao động để tìm hiểu nguyên nhân xảy ra tranh chấp.
b) Tham gia, góp ý giải pháp hòa giải, giải quyết vụ tranh chấp.
c) Vận động người lao động trở lại vị trí làm việc.
4. Phòng Kinh tế Quận:
a) Cung cấp cho Đoàn công tác các thông tin về tình hình, đặc điểm của doanh nghiệp đang xảy ra tranh chấp.
b) Tham gia, góp ý giải pháp hòa giải, giải quyết vụ tranh chấp.
5. Công an Quận:
Chỉ đạo lực lượng chức năng thuộc Công an Quận cùng đoàn công tác phối hợp với Công an phường giữ gìn tình hình an ninh trật tự tại doanh nghiệp và địa bàn nơi doanh nghiệp đang hoạt động xảy ra tranh chấp lao động. Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi kích động, cưỡng ép người lao động đình công.
6. Phòng Tài chính - kế hoạch: có trách nhiệm đảm bảo kinh phí, phương tiện phục vụ cho Đoàn công tác thực hiện nhiệm vụ.
7. Ủy ban nhân dân phường:
a) Tham gia tiếp xúc với chủ doanh nghiệp và đại diện người lao động, tìm hiểu nguyên nhân xảy ra tranh chấp dẫn đến đình công không đúng trình tự pháp luật lao động.
b) Tham gia, góp ý giải pháp hòa giải, giải quyết vụ tranh chấp.
8. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quận: có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, tuyên truyền, vận động người lao động, người sử dụng lao động chấp hành đúng các quy định pháp luật.
Điều 6. Quy trình xử lý bước đầu các vụ đình công không đúng pháp luật lao động
1. Đoàn công tác tiếp xúc với người sử dụng lao động hoặc người có thẩm quyền đại diện cho người sử dụng lao động.
2. Tiếp xúc với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở và Hội đồng hòa giải lao động cơ sở (nếu có).
3. Tiếp xúc với tập thể người lao động hoặc đại diện do người lao động đề cử (ở những nơi chưa có tổ chức Công đoàn).
4. Đề nghị người sử dụng lao động và người lao động cung cấp hồ sơ và các thông tin có liên quan vụ việc.
5. Xác định nguyên nhân xảy ra tranh chấp lao động, yêu cầu của tập thể người lao động và ý kiến của chủ doanh nghiệp.
6. Đưa ra giải pháp ổn định tranh chấp phù hợp tình hình thực tế và quy định pháp luật lao động.
7. Trao đổi, hướng dẫn, vận động người lao động và người sử dụng lao động tiến hành thương lượng trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên. Trong trường hợp hai bên không tự dàn xếp được Đoàn công tác hướng dẫn người lao động hoặc người sử dụng lao động thực hiện quy trình tranh chấp lao động đúng quy định pháp luật.
a) Trường hợp các bên tự hòa giải thành hoặc chấp thuận phương án hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động của Đoàn công tác đề nghị. Đoàn công tác hướng dẫn các bên lập biên bản thỏa thuận, các bên có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận ghi trong biên bản.
b) Trường hợp tập thể người lao động và người sử dụng lao động không thỏa thuận được, Đoàn công tác hướng dẫn các bên tiến hành giải quyết tranh chấp lao động đúng trình tự quy định pháp luật lao động hiện hành.
8. Đoàn công tác báo cáo kết quả giải quyết với Ủy ban nhân dân Quận, Ủy ban nhân dân Thành phố và Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
Điều 7. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trung thực, khách quan; hợp tác với Đoàn công tác, tổ chức tiến hành giải quyết bước đầu các vụ tranh chấp.
2. Cùng với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thực hiện những thỏa thuận hai bên đã đạt được trong quá trình hòa giải, giải quyết của Đoàn công tác.
Điều 8. Trách nhiệm của người lao động:
1. Chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự và an toàn công cộng.
2. Chấp hành sự lãnh đạo của Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
3. Tuân thủ nội quy lao động của đơn vị.
4. Cung cấp các thông tin trung thực, khách quan, các tài liệu mà mình biết được; hợp tác với Đoàn công tác, tiến hành giải quyết bước đầu các vụ tranh chấp dẫn đến đình công không đúng trình tự pháp luật lao động.
5. Thực hiện đầy đủ các cam kết mà hai bên thỏa thuận được.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với quy định pháp luật và tình hình thực tế, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp phòng Nội vụ trình Ủy ban nhân dân quận quyết định./.
Nghị định 47/2010/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động Ban hành: 06/05/2010 | Cập nhật: 10/05/2010
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu dự toán thu - chi ngân sách năm 2007 do Uỷ ban nhân dân Quận 5 ban hành Ban hành: 29/12/2006 | Cập nhật: 26/12/2007
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND về bộ đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Ban hành: 15/09/2006 | Cập nhật: 25/08/2014
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2007 tỉnh Bạc Liêu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành Ban hành: 22/12/2006 | Cập nhật: 01/02/2010
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND về mức thu một phần viện phí của một số dịch vụ y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh thuộc hệ thống y tế nhà nước trong tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 11/08/2006 | Cập nhật: 23/10/2009
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND ban hành quy chế thực hiện chế độ họp, hội nghị và thông tin báo cáo do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành Ban hành: 07/09/2006 | Cập nhật: 22/12/2007
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND về đơn giá thuê đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Ban hành: 20/09/2006 | Cập nhật: 28/12/2010
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 20/2006/QĐ-UBND về Quy định đơn giá thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 10/08/2006 | Cập nhật: 02/11/2011
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND Quy định về chế độ, chính sách dân số- kế hoạch hóa gia đình của tỉnh giai đoạn 2006- 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Ban hành: 03/08/2006 | Cập nhật: 28/04/2011
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy Sở thể dục thể thao tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Ban hành: 12/09/2006 | Cập nhật: 16/10/2007
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND về giá nhà xây dựng mới trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 09/08/2006 | Cập nhật: 25/06/2012
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và chỉ giới xây dựng của hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Ban hành: 11/10/2006 | Cập nhật: 02/12/2010
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND về chế độ họp và thông tin báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nuớc thuộc Ủy ban nhân dân quận 8 do Ủy ban nhân dân Quận 8 ban hành Ban hành: 18/09/2006 | Cập nhật: 26/12/2007
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND ban hành quy định trách nhiệm quản lý, chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng thuộc kinh phí ngân sách trung ương ủy quyền trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Ban hành: 11/07/2006 | Cập nhật: 17/04/2010
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND quy định mức thu phí trên địa bàn tỉnh Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Ban hành: 22/08/2006 | Cập nhật: 15/12/2010
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND phê duyệt Đề án chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, biên chế của Sở Thương mại và Du lịch Ban hành: 26/07/2006 | Cập nhật: 22/11/2013
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân quận 3 do Uỷ ban nhân dân Quận 3 ban hành Ban hành: 21/06/2006 | Cập nhật: 19/12/2007
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND về việc giải thể trường trung học cơ sở Lê Minh Xuân 2 thuộc phòng giáo dục huyện Bình Chánh do Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh ban hành Ban hành: 12/07/2006 | Cập nhật: 21/12/2007
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND phê duyệt Đề án thuộc Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2006 đến năm 2010 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Ban hành: 14/04/2006 | Cập nhật: 20/12/2014
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND về quy định danh mục các khu neo đậu tàu thuyền trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 24/05/2006 | Cập nhật: 25/05/2015
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định thực hiện chính sách trợ giá, cước vận chuyển hàng hoá phục vụ miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc thiểu số do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 03/05/2006 | Cập nhật: 20/09/2010
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Ngoại vụ tỉnh Lào Cai Ban hành: 03/05/2006 | Cập nhật: 20/07/2013
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND ban hành tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Ban hành: 07/06/2006 | Cập nhật: 27/08/2010
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND ban hành đơn giá thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ban hành: 12/05/2006 | Cập nhật: 19/04/2010
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ Đồng Nai Ban hành: 23/03/2006 | Cập nhật: 20/02/2014
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND về Quy trình lập dự toán ngân sách xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Ban hành: 31/03/2006 | Cập nhật: 04/09/2015
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giải quyết bước đầu vụ đình công không đúng quy định pháp luật lao động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 07/03/2006 | Cập nhật: 20/07/2011
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND quy định đối tượng, tiêu chuẩn, hình thức khen thưởng của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định Ban hành: 05/04/2006 | Cập nhật: 20/07/2013
Quyết định 35/2006/QĐ-UBND điều chỉnh, bổ sung điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển do tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 10/02/2006 | Cập nhật: 26/08/2013