Nghị quyết 12/2017/NQ-HĐND về tiếp tục nâng cao hiệu quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Số hiệu: | 12/2017/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Nghệ An | Người ký: | Nguyễn Xuân Sơn |
Ngày ban hành: | 13/07/2017 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Chính sách xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2017/NQ-HĐND |
Nghệ An, ngày 13 tháng 07 năm 2017 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ TIẾP TỤC NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 60/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An năm 2017;
Xét Tờ trình số 01/TTr-HĐND ngày 04 tháng 7 năm 2017 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo số 112/BC-HĐND ngày 04 tháng 7 năm 2017 của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2016 trên địa bàn tỉnh Nghệ An; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành nội dung Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2016 trên địa bàn tỉnh Nghệ An của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh, đồng thời nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm sau:
1. Đánh giá chung về những kết quả đạt được và tác động, hiệu quả từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2016
Trong thời gian qua, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (gọi tắt là Chương trình) đã được Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện khá nghiêm túc, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện ngày càng tốt hơn về nguồn lực để hỗ trợ cho các địa phương, người nghèo vươn lên thoát nghèo. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015, số hộ nghèo giảm được 105.568 hộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3,07%/ năm; thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh năm 2016 đạt 31,65 triệu đồng, tăng gần 1,7 lần so với năm 2011.
Kết quả thực hiện Chương trình toàn tỉnh đã góp phần thực hiện cơ bản mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tạo sự chuyển biến tích cực về cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, thông tin,...), bộ mặt nông thôn và miền núi có nhiều đổi mới, góp phần hoàn thành mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn đầu 2016 - 2020 theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, XVIII.
Các chính sách giảm nghèo cơ bản đã tạo được sức lan tỏa sâu rộng và nhận được sự đồng thuận cao của các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là người nghèo, xã nghèo, huyện nghèo, thu hút được sự quan tâm của các ngành, các cấp và sự giúp đỡ của cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội trong và ngoài tỉnh.
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Kết quả giảm nghèo nhìn chung chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn cao (9,55%, trong khi tỷ lệ bình quân chung của cả nước còn dưới 8,5%), nguy cơ tái nghèo cao; một số chỉ tiêu đề ra trong Chương trình không đạt được.
Ở một số địa phương, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo có lúc, có nơi chưa khách quan, chưa xây dựng kế hoạch, lộ trình giảm nghèo gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội- công tác quản lý, điều hành thực hiện Chương trình có một số nội dung còn bất cập; mô hình giảm nghèo chưa nhiều, quy mô còn nhỏ, hiệu quả thấp, công tác chỉ đạo nhân rộng mô hình còn hạn chế, phân bổ nguồn lực còn chậm; việc xây dựng mô hình kinh tế gia trại, trang trại chưa tốt, việc lồng ghép các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo còn hạn chế; hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh và một số huyện, xã chưa quyết liệt; công tác đào tạo nghề chưa gắn chặt chẽ với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động; công tác thanh tra, kiểm tra của một số sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp chưa thường xuyên.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, tồn tại trên là do: khó khăn chung về điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh; phần lớn hộ nghèo đông con, thiếu vốn, thiếu kiến thức sản xuất kinh doanh, thiếu việc làm dẫn tới thu nhập thấp; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số chính quyền trong việc thực hiện Chương trình chưa quyết liệt; năng lực điều hành, quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo của một số cán bộ, công chức còn hạn chế; một bộ phận cán bộ, công chức ở cơ sở và một số hộ nghèo vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại để được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; nguồn lực đầu tư từ ngân sách tỉnh, huyện còn hạn chế, một số chính sách hỗ trợ trực tiếp không khuyến khích được sự nỗ lực vươn lên của người nghèo; một số chỉ tiêu thuộc Chương trình đề ra chưa phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng, từng địa phương; cơ sở dữ liệu về thống kê rà soát hộ nghèo đã được xây dựng nhưng chưa triển khai do không bố trí được kinh phí.
Điều 2. Nhiệm vụ và giải pháp
Để tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Rà soát, đánh giá toàn diện việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình trên địa bàn tỉnh; tổng kết, đánh giá các mô hình kinh tế hiệu quả để có kế hoạch nhân rộng, tiếp tục đầu tư xây dựng mô hình kinh tế phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, địa phương; nghiên cứu thay thế phương thức lựa chọn, xác định mô hình kinh tế; rà soát các cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Trung ương, của tỉnh để đề xuất tham mưu xây dựng, bổ sung, sửa đổi kịp thời.
2. Thực hiện tốt việc lồng ghép Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững với các Chương trình khác như: Chương trình MTQG Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Chương trình 135, Nghị quyết 30a, Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020 theo Quyết định số 2355/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ,...); bố trí nguồn vốn đúng kế hoạch, không để dàn trải, kéo dài nhằm sớm phát huy hiệu quả.
3. Xây dựng và trình Hội đồng nhân dân tỉnh (kỳ họp cuối năm 2017) thông qua Nghị quyết quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An (theo Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ).
4 Triển khai kịp thời Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC- BNNPTNT ngày 27/6/2016 của liên Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020; triển khai có hiệu quả Đề án phát triển kinh tế, làng nghề, làng có nghề, mô hình kinh tế chất lượng cao nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020.
5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó chú trọng việc triển khai chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, xem đây là giải pháp quan trọng trong giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, đồng thời tăng cường tuyên truyền, đấu tranh phòng ngừa các hành vi tiêu cực, lừa đảo trong xuất khẩu lao động.
6. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng ưu đãi và tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác.
7. Triển khai hệ thống phần mềm quản lý, theo dõi thông tin chi tiết về hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
8. Tiếp tục vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm nhận giúp đỡ, hỗ trợ các huyện nghèo, xã nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo thông qua các cuộc vận động ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”, “Tết vì người nghèo”; phân công hợp lý các tổ chức, đơn vị giúp đỡ huyện nghèo, xã nghèo để tránh tình trạng có địa phương được giúp đỡ nhiều, có địa phương ít hoặc không được giúp đỡ.
9. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về thực hiện Chương trình đến tận cán bộ và Nhân dân để nắm vững mục đích, ý nghĩa công tác giảm nghèo bền vững; nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện Chương trình, nhất là công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành trong việc huy động và phân bổ các nguồn lực giảm nghèo bền vững đảm bảo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; thường xuyên rà soát, kịp thời kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình; xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện Chương trình làm cơ sở đánh giá, bình xét thi đua hằng năm; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chương trình, chú trọng công tác điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đảm bảo khách quan, công bằng, không để xảy ra khiếu kiện; đánh giá phân loại hộ nghèo theo từng nhóm hộ, xác định rõ nguyên nhân nghèo để có giải pháp hỗ trợ phù hợp; động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể thực hiện tốt, đồng thời xử lý nghiêm đối với những tập thể, cá nhân sai phạm.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Hằng năm, tại kỳ họp cuối năm, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện Nghị quyết này đồng thời với báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khoá XVII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 7 năm 2017./.
|
CHỦ TỊCH
|
Nghị quyết 60/NQ-HĐND năm 2018 về mức hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố thôi đảm nhận chức danh sau khi sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Ban hành: 06/12/2018 | Cập nhật: 22/02/2019
Nghị quyết 60/NQ-HĐND năm 2017 về thông qua nội dung thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đã xem xét giải quyết giữa hai kỳ họp theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La Ban hành: 08/12/2017 | Cập nhật: 19/01/2018
Nghị quyết 60/NQ-HĐND năm 2017 về thông qua Quy hoạch phát triển văn hoá và du lịch tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 07/07/2017 | Cập nhật: 10/11/2018
Nghị quyết 60/NQ-HĐND năm 2016 về quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện năm 2017 Ban hành: 12/12/2016 | Cập nhật: 05/04/2017
Nghị quyết 60/NQ-HĐND năm 2016 phê duyệt tổng số người làm việc trong tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập; hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và thông qua tổng biên chế công chức năm 2017 Ban hành: 08/12/2016 | Cập nhật: 02/03/2017
Nghị quyết 60/NQ-HĐND năm 2016 tổng biên chế, hợp đồng đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh Ninh Thuận năm 2017 Ban hành: 19/12/2016 | Cập nhật: 04/05/2017
Nghị quyết 60/NQ-HĐND năm 2016 Chủ trương đầu tư Chương trình bê tông hóa đường giao thông nông thôn xã thuộc khu vực miền núi tỉnh Phú Yên giai đoạn 2017-2020 Ban hành: 16/12/2016 | Cập nhật: 02/03/2017
Nghị quyết 60/NQ-HĐND thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 Ban hành: 09/12/2016 | Cập nhật: 09/01/2017
Quyết định 48/2016/QĐ-TTg Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 31/10/2016 | Cập nhật: 03/11/2016
Nghị định 75/2015/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020 Ban hành: 09/09/2015 | Cập nhật: 11/09/2015
Quyết định 2355/QĐ-TTg năm 2014 công nhận đô thị du lịch biển Cửa Lò, tỉnh Nghệ An Ban hành: 25/12/2014 | Cập nhật: 29/12/2014
Quyết định 2355/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020 Ban hành: 04/12/2013 | Cập nhật: 06/12/2013
Nghị quyết 60/NQ-HĐND năm 2013 sửa đổi Nghị quyết 317/NQ-HĐND về thông qua quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Sơn La đến năm 2020 Ban hành: 12/12/2013 | Cập nhật: 13/05/2014
Nghị quyết 60/NQ-HĐND năm 2012 về bảng giá đất 2013 của tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 05/12/2012 | Cập nhật: 05/09/2013
Nghị quyết 60/NQ-HĐND năm 2012 thông qua Chương trình cải cách hành chính tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2020 Ban hành: 19/07/2012 | Cập nhật: 09/10/2014
Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” Ban hành: 27/11/2009 | Cập nhật: 04/12/2009