Công văn 412/BNN-VPĐP về hướng dẫn triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2020
Số hiệu: 412/BNN-VPĐP Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn Người ký: Trần Thanh Nam
Ngày ban hành: 14/01/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 412/BNN-VPĐP
V/v hướng dẫn triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2020

Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2020

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Căn cứ Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định số 1704/QĐ-TTg ngày 29/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán NSNN năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn triển khai kế hoạch vốn ngân sách Trung ương năm 2020 thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (Chương trình), cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRONG NĂM 2020

1. Căn cứ mục tiêu phấn đấu của Chương trình giai đoạn 2016-2020 và mục tiêu cụ thể thực hiện năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao1, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) tập trung chỉ đạo và bố trí đủ nguồn lực đảm bảo triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu phấn đấu trong năm 2020 theo đúng tiến độ và kế hoạch.

Đồng thời, căn cứ vào điều kiện thực tế, các tỉnh chủ động rà soát mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch để bổ sung thêm mục tiêu cho Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và ưu tiên bố trí nguồn lực hỗ trợ thực hiện trong năm 2020 (bao gồm mục tiêu về sản phẩm OCOP, tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu, thôn bản vùng khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới...)

2. Thực hiện các nội dung thành phần: Căn cứ văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương chủ trì nội dung thành phần, các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể để sớm hoàn thành các chỉ tiêu phấn đấu giai đoạn 2016-2020 đã được giao2.

II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH VỐN NSTW NĂM 2020

1. Phân bổ kế hoạch vốn ngân sách Trung ương năm 2020

a) Cơ cấu vốn ngân sách Trung ương giao cho các tỉnh (bao gồm 50 tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và tỉnh Quảng Ngãi) để thực hiện Chương trình trong năm 2020 bao gồm:

- Vốn trong nước: Vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp;

- Vốn ngoài nước (vốn vay của Ngân hàng Thế giới): được hòa đồng vào ngân sách Trung ương để hỗ trợ cho 18 tỉnh3 tham gia thực hiện Chương trình “Hỗ trợ thực hiện hai Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020” theo cơ chế tài chính của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

Tổng các nguồn vốn ngân sách Trung ương giao năm 2020 (bao gồm vốn trong nước và ngoài nước) bằng tổng vốn ngân sách Trung ương 5 năm 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ thông báo cho các địa phương4 trừ đi phần vốn ngân sách Trung ương đã được giao trong giai đoạn 2016-2019.

b) Ngoài nguồn vốn ngân sách Trung ương nêu trên, một số địa phương thuộc đối tượng chỉ đạo điểm của Ban Chỉ đạo Trung ương và Cơ quan chủ Chương trình, được giao bổ sung một phần kinh phí sự nghiệp để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ trong năm 2020 theo Đề án/Kế hoạch chỉ đạo điểm đã được phê duyệt.

(Chi tiết theo Phụ lục gửi kèm).

2. Nội dung thực hiện:

a) Nguồn vốn đầu tư phát triển (bao gồm cả nguồn vốn trong nước và ngoài nước): Thực hiện các nội dung theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó:

- Đối với phần vốn đầu tư được phân bổ theo hệ số quy định: Tập trung hỗ trợ hoàn thiện dứt điểm các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu trực tiếp phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân (giao thông, điện, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nước sạch và môi trường...), trong đó, đối với các xã dưới 10 tiêu chí thì ưu tiên hỗ trợ các công trình hạ tầng thiết yếu cấp thôn, bản, ấp; hỗ trợ các xã đạt trên 15 tiêu chí, trong đó tập trung cho các xã đăng ký phấn đấu về đích trong năm 2020.

- Đối với nguồn vốn dự phòng 5 năm giai đoạn 2016-2020 của Chương trình còn lại năm 2020: Bố trí để thực hiện các dự án thuộc các Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc chỉ đạo phê duyệt (theo hướng dẫn tại Công văn số 1809/BKHĐT-KTNN ngày 22/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Công văn số 2235/BNN-VPĐP ngày 01/4/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

b) Nguồn vốn sự nghiệp:

Căn cứ vào kế hoạch vốn được giao và điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ cụ thể cho các cấp (tỉnh, huyện, xã), các ngành để triển khai thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, tập trung ưu tiên một số nội dung sau:

- Hỗ trợ phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân theo hướng hàng hóa, chuỗi giá trị và thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó, tập trung vào một số nội dung:

+ Hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị, sạch, an toàn theo hướng hữu cơ và thích ứng với biến đổi khí hậu5; khuyến khích xây dựng thí điểm mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, khép kín;

+ Tiếp tục hỗ trợ phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-20206. Đối với các tỉnh tham gia thực hiện Kế hoạch khung chỉ đạo điểm Chương trình OCOP (đã được phê duyệt tại Quyết định số 4078/QĐ-BNN-VPĐP ngày 28/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), căn cứ kinh phí được giao bổ sung năm 2020, đề nghị khẩn trương lập dự án cụ thể gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển thẩm định, trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và bố trí vốn thực hiện;

+ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với các mô hình, dự án phát triển sản xuất cụ thể và theo nhu cầu của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế;

+ Đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp và hỗ trợ phát triển hợp tác xã7, Triển khai Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm 2020...

- Xử lý, cải thiện vệ sinh và môi trường nông thôn: Tiếp tục chỉ đạo và bố trí kinh phí để tập trung hoàn thành các mô hình xử lý môi trường thuộc Đề án thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới8; chú trọng phát triển và nhân rộng các mô hình đường hoa - cây xanh theo hướng vườn mẫu - khu dân cư kiểu mẫu; phát động các phong trào làm sạch làng quê; nâng cao tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt chuẩn; nâng cao tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được phân loại và xử lý, với các mô hình phù hợp (liên xã, liên huyện); phát triển, nhân rộng các mô hình tuyên truyền viên bảo vệ môi trường cấp xã; thí điểm một số mô hình xử lý nước thải phân tán cụm dân cư góp phần giảm ô nhiễm môi trường và cải tạo cảnh quan ở nông thôn...; đẩy mạnh xử lý môi trường ở những nơi gây ô nhiễm nghiêm trọng (làng nghề, bãi chôn lấp rác thải, khu xử lý chất thải rắn tập trung, nước thải sinh hoạt và công nghiệp...).

- Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa; phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó, ưu tiên phát triển và nhân rộng các mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc và giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; đẩy mạnh giáo dục nông thôn; giữ gìn an ninh trật tự nông thôn;

- Tổ chức triển khai công tác giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, nâng cao năng lực cho cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp; xây dựng kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025; truyền thông về xây dựng nông thôn mới....; kinh phí hoạt động của cơ quan chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới các cấp ở địa phương;

- Xây dựng xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn9; nông thôn mới kiểu mẫu10 và triển khai 03 Đề án thí điểm xây dựng nông thôn mới của Trung ương (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định; huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng)11;

- Thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (được phê duyệt tại Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 12/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ);

- Phần vốn sự nghiệp còn lại, phân bổ trực tiếp cho các xã để thực hiện các nội dung của Chương trình, trong đó bao gồm kinh phí duy tu, bảo dưỡng, vận hành các công trình đầu tư sau khi đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng trên địa bàn xã.

III. BỐ TRÍ VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2020 THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

- Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh thực hiện nghiêm túc và đảm bảo bố trí đủ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình theo tỷ lệ quy định tại Điều 6 Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ;

- Các địa phương chủ động cân đối và bố trí tối thiểu 10% dự toán thu từ hoạt động xổ số kiến thiết để bổ sung vốn cho các nhiệm vụ thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1704/QĐ-TTg ngày 29/11/2019).

IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN BỔ

Thực hiện theo quy định tại Điều 9 Chương III Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Thông tư số 04/2019/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

Mọi thắc mắc xin liên hệ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, địa chỉ: Nhà B9, số 2, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội và số điện thoại: 024.3845.4419)./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TTCP Vương Đình Huệ (để b/c);
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để b/c);
- Các đ/c thành viên BCĐTW (để biết);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KHĐT, TC, chủ trì nội dung thành phần;
- VPĐP NTM các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, VPĐP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Thanh Nam

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ DỰ KIẾN VỐN ĐỐI ỨNG TỪ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2020 CỦA TỈNH: QUẢNG TRỊ
(Kèm theo Công văn số 412/BNN-VPĐP ngày 14 tháng 01 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Nội dung

ĐVT

Nguồn vốn

Tng cộng

ĐTPT

Sự nghiệp

I

KẾ HOẠCH VỐN NSTW NĂM 2020

 

376.620

299.020

77.600

1

Vốn phân bổ theo hệ số quy định cho các tỉnh1

Tr.đồng

336.380

258.780

77.600

2

Vốn thực hiện các Chương trình, Đề án (Theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1089/BKHĐT-KTNN ngày 22/3/2019)

Tr.đồng

40.240

40.240

 

 



1 Quyết định số 1865/QĐ-TTg ngày 23/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1882/QĐ-BKHĐT ngày 16/12/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ và chi tiết dự toán chi ngân sách Trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2020.

2 Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

3 Bao gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lai Châu, Điện Biên, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Kon Tum, Trà vinh, Sóc Trăng

4 Tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1865/QĐ-TTg ngày 23/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ, số 1291/QĐ-TTg ngày 29/8/2017 và Quyết định số 1178/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

5 Theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 4781/QĐ-BNN-VPĐP ngày 21/11/2017 về ban hành Sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

6 Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ;

7 Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014, số 445/QĐ-TTg ngày 21/3/2016 và số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018;

8 Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 26/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

9 Công văn số 1345/BNN-VPĐP ngày 08/02/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn xây dựng và triển khai kế hoạch xét, công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2018-2020; Công văn số 8283/BNN-VPĐP ngày 23/10/2018 hướng dẫn nội dung thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với huyện đã đạt chuẩn NTM;

10 Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020;

11 Theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ (tại Công văn số 521/VPCP-NN ngày 15/01/2018 của Văn phòng Chính phủ).

1 Bao gồm cả nguồn vốn ngoài nước phân bổ cho 18 tỉnh tham gia thực hiện Chương trình "Hỗ trợ thực hiện hai Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020”

Điều 5. Định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương
...

2. Định mức phân bổ vốn tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

Căn cứ kế hoạch vốn được hỗ trợ từ ngân sách trung ương được cấp có thẩm quyền thông báo và điều kiện thực tế của từng địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, phương án phân bổ vốn để thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, cụ thể như sau:

a) Đối với kế hoạch vốn đầu tư phát triển hỗ trợ từ ngân sách trung ương được giao:

- Căn cứ vào mục tiêu phấn đấu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 và điều kiện thực tế, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phân bổ cho các xã đảm bảo tổng mức vốn ngân sách trung ương phân bổ cho các xã trong cả giai đoạn 2016 - 2020 theo đúng các nguyên tắc ưu tiên hỗ trợ được quy định tại khoản 3 Điều 3 của Quy định này.

- Căn cứ Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015, ưu tiên bố trí một phần từ ngân sách trung ương được giao để thực hiện một số nội dung hỗ trợ phát triển hợp tác xã theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đối với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo bố trí đủ vốn đầu tư phát triển cho các xã thuộc đối tượng được hỗ trợ bổ sung theo Nghị quyết số 350/NQ-UBTVQH14 ngày 06 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Xem nội dung VB
Điều 5. Định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương
...

2. Định mức phân bổ vốn tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

Căn cứ kế hoạch vốn được hỗ trợ từ ngân sách trung ương được cấp có thẩm quyền thông báo và điều kiện thực tế của từng địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, phương án phân bổ vốn để thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, cụ thể như sau:

a) Đối với kế hoạch vốn đầu tư phát triển hỗ trợ từ ngân sách trung ương được giao:

- Căn cứ vào mục tiêu phấn đấu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 và điều kiện thực tế, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phân bổ cho các xã đảm bảo tổng mức vốn ngân sách trung ương phân bổ cho các xã trong cả giai đoạn 2016 - 2020 theo đúng các nguyên tắc ưu tiên hỗ trợ được quy định tại khoản 3 Điều 3 của Quy định này.

- Căn cứ Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015, ưu tiên bố trí một phần từ ngân sách trung ương được giao để thực hiện một số nội dung hỗ trợ phát triển hợp tác xã theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đối với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo bố trí đủ vốn đầu tư phát triển cho các xã thuộc đối tượng được hỗ trợ bổ sung theo Nghị quyết số 350/NQ-UBTVQH14 ngày 06 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Xem nội dung VB
Điều 6. Quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

1. Quy định chung:

a) Tổng vốn đối ứng từ nguồn vốn ngân sách địa phương của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2016 - 2020 phải bảo đảm mức quy định của Quốc hội tại Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 phê duyệt Chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

b) Các địa phương phải bố trí đủ vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2016 - 2020 theo quy định cụ thể tại khoản 2 Điều này để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã được cấp thẩm quyền phê duyệt:

- Đối với các địa phương không bố trí đủ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình theo tỷ lệ quy định trong hai năm liên tiếp sẽ không được xét thi đua khen thưởng trong thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2020.

- Đối với các địa phương trong năm kế hoạch không bố trí đủ vốn từ ngân sách địa phương theo quy định thì ngân sách trung ương trong năm kế hoạch liền kề sẽ tạm không phân bổ tương ứng với mức thiếu hụt của ngân sách địa phương và chỉ được cấp hoàn đủ khi địa phương bố trí bổ sung phần thiếu hụt tương ứng.

- Các địa phương đảm bảo đúng hoặc bố trí vượt mức vốn từ ngân sách địa phương so với quy định về tỷ lệ đối ứng của trung ương sẽ được xem xét, cộng điểm thưởng trong thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2020.

Hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về việc bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

c) Ngân sách địa phương ưu tiên bổ sung cho các xã khó khăn, các xã phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016 - 2020, các xã thuộc phạm vi, đối tượng hỗ trợ của các Đề án xây dựng nông thôn mới ở các vùng đặc thù đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt; các huyện điểm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2016 - 2020.

2. Quy định cụ thể:

a) Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tự cân đối được ngân sách (trừ tỉnh Quảng Ngãi): 100% nguồn vốn thực hiện Chương trình bố trí từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác trên địa bàn.

b) Đối với các tỉnh, thành phố nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Ngãi:

- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 70% trở lên: Tùy thuộc vào điều kiện thực tế và khả năng cân đối ngân sách hàng năm, ưu tiên bố trí thêm vốn từ ngân sách địa phương để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 50 đến dưới 70%: Hàng năm, ngân sách địa phương đối ứng tối thiểu bằng tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (tỷ lệ đối ứng tối thiểu: 1:1).

- Các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương dưới 50% và tỉnh Quảng Ngãi: Hàng năm, ngân sách địa phương đối ứng tối thiểu gấp 1,5 lần tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (tỷ lệ đối ứng tối thiểu: 1:1,5).

c) Danh sách các địa phương tự cân đối được ngân sách và tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho các địa phương được căn cứ trên cơ sở dự toán thu, chi ngân sách năm 2014 của từng địa phương.

Xem nội dung VB
Điều 9. Phân bổ chi tiết kế hoạch, dự toán chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm

1. Sau khi được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các cơ quan được giao thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ở các cấp phân bổ chi tiết kế hoạch, dự toán chi thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia theo từng nội dung, hoạt động; dự án đầu tư thực hiện chương trình gửi cơ quan tài chính cùng cấp để giám sát, thực hiện; đồng thời, lập báo cáo phân bổ kế hoạch gửi cơ quan cấp trên tổng hợp, giám sát.

2. Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia tổng hợp và gửi báo cáo phân bổ kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, chủ chương trình mục tiêu quốc gia, cơ quan chủ trì dự án thành phần trước ngày 31 tháng 3 năm kế hoạch.

Xem nội dung VB




Sắc lệnh số 05 về việc ấn định Quốc kỳ Việt nam Ban hành: 05/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008