Công văn 1809/BKHĐT-KTNN năm 2019 hướng dẫn sử dụng vốn dự phòng trung hạn 2016-2020 của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Số hiệu: 1809/BKHĐT-KTNN Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Người ký: Nguyễn Văn Hiếu
Ngày ban hành: 22/03/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1809/BKHĐT-KTNN
V/v hướng dẫn sử dụng vốn dự phòng trung hạn 2016-2020 của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2019

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phương án sử dụng vốn dự phòng 10% Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 tại Công văn số 1011/VPCP-KTTH ngày 01/02/2019 của Văn phòng Chính phủ; Căn cứ Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 năm 2019 số 16/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn sử dụng nguồn vốn dự phòng 10% của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (gọi tắt là Chương trình), cụ thể như sau:

I. Nguyên tắc, tiêu chí sử dụng nguồn vốn dự phòng

1. Vốn dự phòng của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (giao tại Quyết định số 1291/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1178/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư) được sử dụng để thực hiện các dự án thuộc các Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc chỉ đạo phê duyệt (Chi tiết theo Phụ lục đính kèm).

2. Các đa phương lựa chọn các dự án phù hợp với mục tiêu, điều kiện cụ thể của địa phương; phù hợp mục tiêu, đối tượng, nội dung cũng như các quy định cụ thể của từng Đề án và quy định chung của Chương trình.

3. Phương án phân bổ phải đảm bảo các dự án được btrí đủ vốn, hoàn thành dứt điểm trong giai đoạn 2019-2020 (chưa bao gồm thời gian được kéo dài đthực hiện và thanh toán theo quy định của pháp luật).

II. Quy trình thực hiện

1. Căn cứ tổng vốn dự phòng trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã được giao tại Quyết định số 1178/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2017 và nguyên tắc, tiêu chí sử dụng tại Mục I nêu trên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phương án phân bổ nguồn vốn dự phòng (bao gồm nguồn vn thực hiện các đán, nhiệm vụ đã được giao năm 2019 tại Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 23/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2106/QĐ-BKHĐT ngày 31/12/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong đó ưu tiên bố trí vốn để thực hiện Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được phê duyệt tại Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 (đối với các địa phương thuộc phạm vi Đề án).

Đối với các dự án thuộc các Đề án hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp theo các Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 và Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014, đề nghị các địa phương thực hiện theo văn bản hướng dẫn số 2367/BKHĐT-HTX ngày 13/4/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Sau khi phương án phân bổ nguồn vốn dự phòng được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua, Ủy ban nhân cấp tỉnh gửi các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3 .Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách trung ương

- Đối với các dự án đáp ứng 03 tiêu chí theo Điều 4 Nghị định 120/2018/NĐ-CP: Được áp dụng cơ chế đặc thù về thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách Trung ương theo quy định Điều 3 tại Nghị định 161/2016/NĐ-CP.

- Đối với các dự án còn lại: Thực hiện theo Điều 21, Nghị định 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ. Trong đó, hồ sơ trình thẩm định cần làm rõ sự phù hợp của dự án đối với các quy định của Chương trình và các đề án cụ thể.

4. Quản lý, thực hiện dự án: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn Chủ đầu tư đảm bảo đủ năng lực, phù hợp với tính chất, quy mô, đối tượng của các Đề án để quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn được btrí; Chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án theo đúng quy định.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh được phép không áp dụng quy định về thời hạn phê duyệt quyết định đầu tư đến ngày 31/10 của năm trước năm kế hoạch đối với các dự án khởi công mới bố trí vốn từ nguồn dự phòng 10% Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 như chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 07/3/2019 nêu trên.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo đỦy ban nhân dân các tỉnh biết và thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng (để b/c);
- Các B
: NN&PTNT; TC;
- Các V
: TH; TCTT;
- Sở KH&ĐT các tỉnh
- Lưu: VT, Vụ KTNN (Lương
).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Hiếu

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG NGUỒN VỐN DỰ PHÒNG 10% CỦA CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo công văn số 1809/BKHĐT-KTNN ngày 22/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Đơn vị: triệu đồng

TT

ĐỊA PHƯƠNG

Vốn dự phòng của Chương trình (Theo QĐ 1291/QĐ-TTg ca TTCP)

Trong đó

Tng số

Trong đó Kế hoạch năm 2019 đã giao (QĐ số 1629/QĐ-TTg ngày 23/11/2018)

Đề án về mô hình bo vệ môi trường (Quyết định s 712/QĐ-TTg ngày 26/5/201 7)

Đề án về XDNTM trong quá trình đô thị hóa (Quyết định 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017)

Đ án tng th htrợ thôn, bn, p thuộc các xã khó khăn (QĐ 1385/QĐ- TTg ngày 21/10/2018)

Htrợ phát triển HTX (QĐ2261/QĐ- TTg ngày 15/12/2014, Quyết định 461/QĐ-TTg)

Đề án đặc thù của địa phương

 

TNG CỘNG

4.311.900

1.459.000

 

 

 

 

 

I

MIN NÚI PHÍA BẮC

 

 

 

 

 

 

 

1

Hà Giang

138.390

41.900

 

 

x

x

 

2

Tuyên Quang

75.280

11.000

 

 

 

x

 

3

Cao Bằng

146.120

46.400

 

 

x

x

 

4

Lạng Sơn

142.950

61.500

x

 

x

x

 

5

Lào Cai

114.760

41.000

 

x

x

x

Đề án “Thí điểm phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, gắn với xây dựng nông thôn mới các xã biên giới Việt - Trung trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020.

6

Yên Bái

94.710

15.100

 

 

 

x

 

7

Thái Nguyên

83.310

19.000

 

x

 

x

 

8

Bắc Kạn

73.070

23.700

 

 

x

x

Đề án “Xây dựng NTM các xã CT229, các xã còn tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự, an toàn xã hội và các xã khó khăn đạt từ 05 tiêu chí nông thôn mới trxuống trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018-2020”

9

Phú Thọ

128.910

31.500

 

x

 

x

 

10

Bc Giang

102.290

25.100

x

x

 

x

 

11

Hòa Bình

117.436

29.200

x

 

 

x

 

12

Sơn La

144.010

44.500

 

 

x

x

 

13

Lai Châu

81.170

24.150

 

 

x

x

 

14

Điện Biên

102.910

51.450

 

 

X

x

Đề án “Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào n tộc thiểu số, khu vực biên giới tnh Điện Biên, nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng giai đoạn 2016-2020”.

H

ĐB. SÔNG HNG

 

 

 

 

 

x

 

15

Hải Dương

76.900

21.100

 

x

 

x

 

16

Hưng Yên

50.350

18.000

 

 

 

x

 

17

Hà Nam

34.280

21.000

 

x

 

x

 

18

Nam Định

72.230

12.700

 

 

 

x

 

19

Ninh Bình

45.010

17.200

 

x

x

x

 

20

Thái Bình

97.010

41.000

 

 

 

x

 

III

BẮC TRUNG BỘ

 

 

 

 

 

x

 

21

Thanh Hóa

297.640

86.000

x

 

x

x

 

22

Nghệ An

220.850

88.850

x

 

x

x

Đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 27 xã khu vực biên gii tỉnh Nghệ An, nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng giai đoạn 2017-2020; Đề án thí điểm xây dựng huyện Nam Đàn, tnh Nghệ An trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu

23

Hà Tĩnh

131.580

38.200

x

 

x

x

 

24

Quảng Bình

80.130

25.150

 

 

x

x

 

25

Quảng Trị

65.240

25.000

x

 

x

x

 

26

Thừa Thiên Huế

57.490

23.900

x

 

x

x

 

IV

DH. NAM TRUNG BỘ

 

 

 

 

 

 

 

27

Quảng Nam

126.770

38.800

x

x

x

x

 

28

Quảng Ngãi

104.240

42.700

x

x

x

x

 

29

Bình Định

65.200

25.400

x

x

x

x

 

30

Phú Yên

55.820

21.600

 

 

x

x

 

31

Ninh Thuận

26.770

9.400

 

x

x

x

 

32

Bình Thuận

39.290

19.600

x

x

x

x

 

V

TÂY NGUYÊN

 

 

 

 

 

 

 

33

Đăk Lăk

80.020

27.000

 

 

x

x

 

34

Đăk Nông

38.730

14.000

 

 

x

x

 

35

Gia Lai

109.760

32.900

x

x

x

x

 

36

Kon Tum

65.680

21.900

 

 

x

x

 

37

Lâm Đồng

55.630

19.600

x

x

 

x

 

VI

ĐÔNG NAM B

 

 

 

 

 

 

 

38

Bình Phước

38.660

19.800

x

 

x

x

 

39

Tây Ninh

36.840

12.700

 

 

x

x

 

VII

ĐB. SÔNG CỬU LONG

 

 

 

 

 

 

 

40

Long An

76.124

28.800

 

x

x

x

 

41

Tiền Giang

65.764

25.700

 

 

x

x

 

42

Bến Tre

96.446

36.700

 

x

x

x

 

43

Trà Vinh

58.298

26.800

x

x

x

x

 

44

Vĩnh Long

38.476

11.500

 

 

 

x

 

45

Hậu Giang

33.352

10.000

 

 

 

x

 

46

Sóc Trăng

54.444

20.900

x

 

x

x

 

47

An Giang

63.102

28.800

x

 

x

x

 

48

Đồng Tháp

74.127

21.200

 

x

 

x

 

49

Kiên Giang

55.440

22.300

x

 

x

x

 

50

Bạc Liêu

35.189

17.500

x

 

x

x

 

51

Cà Mau

43.702

19.800

x

 

x

x

 

 

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 như sau:

Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như sau:

“Dự án đáp ứng 3 tiêu chí sau đây được áp dụng quy trình thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn quy định tại Điều 3 Nghị định số 161/2016/NĐ-CP:

- Thuộc nội dung đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020;

- Tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng và kỹ thuật không phức tạp;

- Sử dụng một phần ngân sách nhà nước, phần kinh phí còn lại do nhân dân đóng góp và các nguồn khác, có sự tham gia thực hiện và giám sát của người dân. Phần kinh phí đóng góp của nhân dân có thể bằng tiền hoặc hiện vật, ngày công lao động được quy đổi thành tiền.”

Xem nội dung VB
Điều 3. Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách Trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn công trái quốc gia, vốn ODA (gọi tắt là vốn ngân sách Trung ương) đối với dự án nhóm C quy mô nhỏ

1. Căn cứ thông báo của Trung ương về số vốn trung hạn hoặc hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách Trung ương đối với danh mục các dự án nhóm C quy mô nhỏ, không thẩm định từng dự án riêng lẻ. Căn cứ báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư của toàn bộ danh mục dự án.

2. Cân đối mức vốn cho dự án khởi công mới phải đáp ứng các yêu cầu tại Khoản 5, Điều 54, Luật Đầu tư công.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo tổng hợp kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách Trung ương các dự án khởi công mới của từng chương trình mục tiêu quốc gia (gọi tắt là báo cáo tổng hợp kết quả thẩm định) tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Chủ chương trình mục tiêu quốc gia để theo dõi và giám sát. Thời gian báo cáo chậm nhất không quá 30 ngày sau khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ vốn ngân sách Trung ương cho các dự án khởi công mới trong kế hoạch hàng năm. Nội dung báo cáo tổng hợp kết quả thẩm định gồm các nội dung sau:

a) Về nguồn vốn: Sự phù hợp của các dự án đối với nguồn vốn đầu tư, mục tiêu, đối tượng của chương trình;

b) Về cân đối vốn: Khả năng bố trí vốn cho các dự án trong tổng số vốn kế hoạch đầu tư trung hạn hoặc hàng năm của chương trình, sắp xếp thứ tự ưu tiên theo quy định của pháp luật;

c) Danh mục các dự án được thẩm định: Tên dự án, địa điểm, quy mô, tổng mức đầu tư (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, dân góp, các nguồn khác ...), thời gian và hình thức thực hiện.

Xem nội dung VB
Điều 21. Hồ sơ thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chương trình, dự án

1. Hồ sơ thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chương trình, dự án đầu tư công bao gồm:

a) Tờ trình đề nghị thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn gửi cơ quan được phân công thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;

b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, dự án nhóm B, nhóm C theo quy định của Luật Đầu tư công và Điều 19 của Nghị định này;

c) Báo cáo thẩm định nội bộ;

d) Ý kiến của Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với dự án nhóm A; dự án nhóm B và trọng điểm nhóm C sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ do địa phương quản lý;

đ) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

2. Số lượng hồ sơ gửi cơ quan chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định tại Khoản 1 Điều này là 05 bộ tài liệu.

Cơ quan chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định tại Điều 38 của Luật Đầu tư công có thể yêu cầu chủ chương trình và cơ quan quản lý dự án bổ sung số lượng hồ sơ thẩm định nếu thấy cần thiết.

*Các quy định liên quan đến Thường trực Hội đồng nhân dân tại Điều này bị bãi bỏ bởi Điều 3 Nghị định 120/2018/NĐ-CP

Điều 3. Bãi bỏ các quy định liên quan đến Thường trực Hội đồng nhân dân tại...Điều 21...của Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015”.*

Xem nội dung VB