Công văn 2512/BTC-HCSN năm 2018 về kinh phí mua vắc xin và hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ rừng trong Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020
Số hiệu: 2512/BTC-HCSN Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Xuân Hà
Ngày ban hành: 07/03/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2512/BTC-HCSN
V/v kinh phí mua vắc xin và hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ rừng trong CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020

Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2018

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại công văn s805/VPCP-KTTH ngày 22/01/2018 của Văn phòng Chính phủ; căn cứ ý kiến của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 10629/BKHĐT-KTĐPLT ngày 29/12/2017), Lao động- Thương binh và Xã hội (công văn số 4892/LĐTBXH-VPQGGN ngày 23/11/2017) và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (công văn số 9201/BNN-KTHT ngày 02/11/2017), Bộ Tài chính hướng dẫn về việc bố trí kinh phí mua vắc xin và hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ rừng trong Chương trình Mục tiêu quốc gia (CTMTQG) Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020 như sau:

1. Về bố trí kinh phí mua vắc xin tiêm phòng cho vật nuôi

a) Đối với các huyện nghèo thuộc Chương trình 30a 1

Giai đoạn 2018- 2020, căn cứ dự toán chi CTMTQG Giảm nghèo bền vững được giao hàng năm của địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ưu tiên bố trí kinh phí mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng cho gia súc, gia cầm trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình 30a, cụ thể như sau:

- Hộ nông dân trực tiếp chăn nuôi trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình 30a được hỗ trợ 100% tiền vắc xin và chi phí bảo quản vắc xin để tiêm phòng đối với các bệnh nguy hiểm: Lở mồm long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng trâu bò, dịch tả, dịch tai xanh ở lợn, cúm gia cầm. Hàng năm, các địa phương thống kê số lượng vật nuôi và nhu cầu vắc xin tiêm phòng tại các huyện nghèo thuộc Chương trình 30a để gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, gửi Bộ Tài chính, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

Năm 2018, chi tiết số lượng liều vắc xin theo từng loại bệnh và theo từng tỉnh đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống kê, tổng hợp tại Phụ lục kèm theo công văn số 403/BNN-TY ngày 16/01/2018 (gửi kèm).

- Việc tiêm phòng được thực hiện đồng loạt, cùng thời điểm cho toàn bộ gia súc, gia cầm chăn nuôi tại địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình 30a, không bị giới hạn ở gia súc, gia cầm tham gia dự án phát triển sản xuất. Đnghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt, chỉ đạo các Sở, ngành chuyên môn tổ chức mua vắc xin và tiêm phòng theo nguyên tắc trên; tuân thủ các quy định hiện hành về chuyên môn và quản lý tài chính.

b) Đi với địa phương thuộc vùng khống chế trong Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng (LMLM) giai đoạn 2016- 2020 (đã loại trừ các huyện nghèo thuộc Chương trình 30a)

Năm 2018, căn cứ đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại công văn số 8922/BNN-TY ngày 23/10/2017 về tổng hợp nhu cầu vắc xin LMLM vùng khống chế năm 2018, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, rà soát để trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ bổ sung có Mục tiêu từ nguồn ngân sách Trung ương cho các địa phương thuộc vùng khống chế về kinh phí mua vắc xin tiêm phòng theo quy định tại Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY ngày 17/02/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020”.

Hàng năm, các địa phương thống kê số lượng gia súc và nhu cầu vắc xin LMLM trong vùng khống chế, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp gửi Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

2. Về bố trí kinh phí chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ rừng

Giai đoạn 2018- 2020, kinh phí chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ rừng tại các huyện nghèo thuộc Chương trình 30a được bố trí trong CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020 đã được phê duyệt theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ; kinh phí chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ rừng tại địa bàn ngoài Chương trình 30a được bố trí trong Chương trình Mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016- 2020 đã được phê duyệt theo Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Về lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước thực hiện CTMTQG Giảm nghèo bền vững

Việc lập dự toán, phân bổ dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước thực hiện CTMTQG Giảm nghèo bền vững căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vng giai đoạn 2016-2020 và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời phản ánh về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và quy định hiện hành.

Bộ Tài chính thông báo để Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết và tổ chức thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KHĐT, LĐTBXH, NN và PTNT;
- Vụ NSNN;
- Lưu: VT, HCSN (90b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà

 



1 Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/02/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (gọi tắt là Chương trình 30a)

Điều 3. Lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước

1. Việc lập dự toán, phân bổ dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Luật Đầu tư công, các văn bản hướng dẫn Luật và cơ chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (sau đây viết tắt là CTMTQG). Các cơ quan, đơn vị được phân bổ và giao dự toán kinh phí thực hiện Chương trình chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán theo đúng chế độ quy định.

Ngoài ra, việc lập dự toán, giao dự toán, phân bổ dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng do cấp xã làm chủ đầu tư có sự tham gia của cộng đồng được hướng dẫn cụ thể tại Điều 5 Thông tư này; việc quyết toán vốn hỗ trợ các dự án hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo được hướng dẫn cụ thể tại Điều 12 Thông tư này.

2. Khi quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương được phân bổ và giao dự toán đồng thời gửi Báo cáo quyết toán và Thông báo quyết toán về cơ quan chủ CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 để tổng hợp, báo cáo quyết toán Chương trình hàng năm, trình Chính phủ, trình Quốc hội xem xét, quyết định.

3. Việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ, duy tu, bảo dưỡng thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn. Đối với các hoạt động, nhiệm vụ cơ quan, đơn vị được giao dự toán ký hợp đồng đặt hàng các cơ quan, đơn vị khác thực hiện, chứng từ làm căn cứ thanh, quyết toán được lưu tại cơ quan, đơn vị được giao dự toán gồm: Hợp đồng (kèm theo dự toán chi tiết được cơ quan chủ trì phê duyệt), biên bản nghiệm thu công việc, biên bản thanh lý hợp đồng, báo cáo quyết toán kinh phí của cơ quan, đơn vị thực hiện hợp đồng ký kết, ủy nhiệm chi hoặc phiếu chi và các tài liệu có liên quan khác. Các hóa đơn, chứng từ chi tiêu cụ thể do cơ quan trực tiếp thực hiện hợp đồng lưu giữ.

Cơ quan, đơn vị thực hiện hợp đồng có trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình đã ký kết, trực tiếp sử dụng kinh phí theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; lập báo cáo quyết toán số kinh phí được cấp theo quy định gửi cơ quan, đơn vị ký hợp đồng (không tổng hợp vào báo cáo quyết toán nguồn ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị mình).

4. Đối với các dự án có nội dung hỗ trợ hộ gia đình, việc hỗ trợ đối với hộ gia đình thực hiện thông qua người đại diện của gia đình. Người đại diện của gia đình nhận hỗ trợ là người được các thành viên từ 18 tuổi trở lên trong hộ gia đình đồng ý ủy quyền (bằng văn bản) thay mặt gia đình nhận hỗ trợ. Cơ quan hỗ trợ lập Bảng kê hỗ trợ hộ gia đình, trong đó ghi rõ họ và tên, địa chỉ người được hỗ trợ; số tiền hỗ trợ hoặc tên, loại hiện vật hỗ trợ; chữ ký hoặc dấu tay điểm chỉ của người được hỗ trợ làm chứng từ thanh toán, quyết toán.

Xem nội dung VB




Quyết định 1722/QĐ-TTg năm 2014 về Ngày Âm nhạc Việt Nam Ban hành: 26/09/2014 | Cập nhật: 27/09/2014