Công văn 403/BNN-TY về bố trí kinh phí vắc xin thực hiện Chương trình 30a năm 2018
Số hiệu: 403/BNN-TY Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Vũ Văn Tám
Ngày ban hành: 16/01/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Y tế - dược, Chính sách xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 403/BNN-TY
V/v bố trí kinh phí vắc xin thực hiện Chương trình 30a năm 2018

Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2018

 

Kính gửi:

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Bộ Tài chính.

Thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 63 huyện nghèo (sau đây gọi chung là Chương trình 30a); Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, theo đó tại Khoản 4, Điều 1 quy định: “Hộ nông dân trực tiếp chăn nuôi được hỗ trợ 100% tiền vắc xin và chi phí bảo quản vắc xin để tiêm phòng đối với các bệnh nguy hiểm: lở mồm long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng trâu bò, dịch tả lợn, tai xanh và cúm gia cầm”; đồng thời để giúp các địa phương thuộc Chương trình 30a sớm có vắc xin tiêm phòng năm 2018, bảo đảm an toàn dịch bệnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y) đã phối hợp với các địa phương thuộc Chương trình 30a thống kê số lượng gia súc, gia cầm và nhu cầu vắc xin tiêm phòng năm 2018; cụ thể như sau:

1. Tổng hợp nhu cầu 07 loại vắc xin để tiêm phòng tại các huyện 30a năm 2018 là 7.687.477 liều, bao gồm:

- Vắc xin nhiệt thán: 193.835 liều;

- Vắc xin tụ huyết trùng trâu bò: 1.897.342 liều;

- Vắc xin dịch tả lợn: 1.640.740 liều;

- Vắc xin lở mồm long móng típ O: 411.890 liều;

- Vắc xin lở mồm long móng típ O, A: 1.624.242 liều;

- Vắc xin cúm gia cầm 1.822.362 liều;

- Vắc xin tai xanh lợn 97.066 liều.

(Chi tiết nhu cầu vắc xin của từng tỉnh theo Phụ lục gửi kèm)

2. Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (tại điểm a) Khoản 6 Điều 1 quy định nội dung hỗ trợ về thú y và nguồn kinh phí thực hiện Chương trình 30a thuộc Tiểu dự án 3); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính xem xét, hướng dẫn, bố trí kinh phí cho địa phương thuộc Chương trình 30a để mua 7.687.477 liều vắc xin tiêm phòng năm 2018.

Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính quan tâm giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- PTTg Trịnh Đình Dũng (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Vụ Tài chính;
- Các Cục: TY, KTHT&PTNT;
- Lưu VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

 

PHỤ LỤC:

BẢNG TỔNG HỢP ĐĂNG KÝ SỐ LƯỢNG VẮC XIN CHƯƠNG TRÌNH 30a NĂM 2018
(Ban hành kèm theo công văn số: 403/BNN-TY ngày 16/01/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Tên tỉnh

Tên huyện

Vắc xin nhiệt thán (liều)

Vắc xin THT trâu bò (liều)

Vắc xin dịch tả lợn (liều)

Vắc xin LMLM típ O (liều)

Vắc xin LMLM típ O&A (liều)

Vắc xin cúm gia cầm (liều)

Vắc xin tai xanh lợn (liều)

Ghi chú

1

Bắc Giang

Sơn Động

 

7.000

20.000

7.000

 

100.000

7.000

 

2

Bắc Kạn

Pác Nặm

 

22.000

18.000

13.000

9.000

 

 

 

3

Ba Bể

 

15.000

12.000

11.000

9.000

 

 

 

4

Điện Biên

Mường Nhé

 

13.240

13.400

14.240

 

 

 

 

5

Nậm Pồ

2.435

12.415

8.335

12.260

 

 

 

 

6

Mường Ảng

4.500

22.240

57.700

22.240

 

 

8.000

 

7

Điện Biên Đông

870

48.200

40.400

48.200

 

 

16.000

 

8

Tủa Chùa

4.500

22.400

63.200

 

22.400

 

 

 

9

Sơn La

Quỳnh Nhai

 

58.000

28.000

 

58.000

 

 

 

10

Sốp Cộp

 

46.764

12.000

 

46.764

 

 

 

11

Bắc Yên

 

79.140

29.100

 

79.140

 

 

 

12

Mường La

 

67.900

24.000

 

67.900

 

 

 

13

Phù Yên

 

80.332

23.346

 

80.332

 

 

 

14

Lào Cai

Mường Khương

 

26.000

22.500

26.000

 

30.000

1.000

 

15

Bắc Hà

 

28.000

25.000

28.000

 

20.000

4.000

 

16

Si Ma Cai

 

30.000

15.500

30.000

 

 

2.500

 

17

Lai Châu

Phong Thổ

2.000

23.000

20.000

23.000

 

 

 

 

18

Mường Tè

 

22.000

15.500

22.000

 

 

 

 

19

Sìn Hồ

750

44.850

35.300

44.850

 

 

 

 

20

Nậm Nhùn

500

13.800

12.200

13.800

 

 

 

 

21

Tân Uyên

 

34.000

33.000

34.000

 

 

 

 

22

Than Uyên

7.500

35.000

35.600

 

35.000

 

 

 

23

Phú Thọ

Tân Sơn

 

30.000

30.000

30.000

 

 

 

 

24

Yên Bái

Mù Cang Chải

 

28.000

31.000

14.000

 

 

 

 

25

Trạm Tấu

 

16.500

16.000

 

8.750

 

 

 

26

Cao Bằng

Bảo Lạc

2.500

28.000

18.000

 

25.000

 

 

 

27

Bảo Lâm

3.000

30.000

15.000

 

28.000

 

 

 

28

Hạ Lang

 

18.000

16.000

 

17.000

 

 

 

29

Hà Quảng

2.000

18.000

20.000

 

18.000

 

 

 

30

Thông Nông

1.000

15.000

10.000

 

15.000

 

 

 

31

Hà Giang

Đồng Văn

22.400

44.800

47.000

 

44.800

 

 

 

32

Mèo Vạc

30.000

60.000

43.000

 

60.000

 

 

 

33

Yên Minh

30.000

64.000

80.000

 

64.000

 

 

 

34

Quản Bạ

21.380

42.760

70.000

 

42.760

 

 

 

35

Hoàng Su Phì

28.800

57.600

80.000

 

57.600

 

 

 

36

Xín Mần

29.700

59.400

120.000

 

59.400

 

 

 

37

Thanh Hóa

Mường Lát

 

37.356

19.117

 

37.356

137.850

3.796

 

38

Quan Sơn

 

17.000

14.600

 

17.000

50.000

7.000

 

39

Quan Hóa

 

30.000

24.000

 

30.000

80.000

2.000

 

40

Như Xuân

 

21.600

17.800

 

21.600

280.000

0

 

41

Bá Thước

 

36.000

30.000

 

36.000

300.000

6.000

 

42

Thường Xuân

 

27.000

18.000

 

30.000

100.000

5.000

 

43

Lang Chánh

 

20.000

16.000

 

20.000

140.000

16.000

 

44

Nghệ An

Kỳ Sơn

 

64.000

18.000

 

64.000

 

 

 

45

Quế Phong

 

48.000

20.000

 

48.000

80.000

 

 

46

Tương Dương

 

54.000

22.000

 

54.000

50.000

 

 

47

Quỳ Châu

 

37.800

4.400

 

37.800

 

 

 

48

Quảng Trị

Đắk-rông

 

14.000

1.000

 

14.000

 

 

 

49

Quảng Nam

Nam Trà My

 

5.000

8.000

8.000

5.000

2.000

 

 

50

Phước Sơn

 

4.000

4.000

4.000

4.000

4.000

 

 

51

Tây Giang

 

7.200

6.300

6.300

7.200

 

 

 

52

Quảng Ngãi

Ba Tơ

 

25.000

30.000

 

50.000

 

 

 

53

Minh Long

 

5.200

5.300

 

10.450

 

 

 

54

Sơn Hà

 

28.500

37.000

 

57.000

 

 

 

55

Sơn Tây

 

8.000

15.000

 

16.000

 

 

 

56

Trà Bồng

 

8.000

14.000

 

16.300

 

 

 

57

Tây Trà

 

3.375

5.000

 

6.750

 

 

 

58

Bình Định

An Lão

 

23.308

45.686

 

31.944

134.432

8.636

 

59

Vân Canh

 

31.408

13.260

 

36.082

103.880

4.674

 

60

Vĩnh Thạnh

 

36.754

42.996

 

40.214

210.200

3.460

 

61

Kon Tum

Tu Mơ Rông

 

12.000

8.000

 

24.000

 

 

 

62

Kon Plong

 

13.100

28.200

 

26.200

 

 

 

63

Lâm Đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

Không đăng ký

64

Ninh Thuận

Bác Ái

 

16.400

 

 

32.800

 

 

 

65

Quảng Bình

Minh Hóa

 

 

13.000

 

2.700

 

2.000

 

 

Tổng số

 

193.835

1.897.342

1.640.740

411.890

1.624.242

1.822.362

97.066

 

 

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo như sau:
...
4. Hỗ trợ tiêm phòng gia súc, gia cầm

Hộ nông dân trực tiếp chăn nuôi được hỗ trợ 100% tiền vắc xin và chi phí bảo quản vắc xin để tiêm phòng đối với các bệnh nguy hiểm: Lở mồm long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng trâu bò, dịch tả, dịch tai xanh ở lợn, cúm gia cầm.

Xem nội dung VB
Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, bao gồm các nội dung chính sau:
...
6. Các dự án thành phần của Chương trình:

a) Dự án 1: Chương trình 30a

- Tiểu dự án 1. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo

+ Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở các huyện nghèo.

+ Đối tượng: Các huyện nghèo theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền, được hưởng các cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.

+ Nội dung hỗ trợ:

. Đường giao thông từ huyện đến trung tâm các xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã;

. Công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa trên địa bàn xã gồm trạm chuyển tiếp phát thanh xã, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, khu thể thao xã, thôn, bản, ấp;

. Công trình y tế đạt chuẩn;

. Công trình giáo dục đạt chuẩn;

. Công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân;

. Cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi;

. Các loại công trình hạ tầng khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật, ưu tiên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi;

. Duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng cơ sở trên địa bàn các huyện nghèo.

+ Phân công thực hiện:

. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án;

. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

+ Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 18.745 tỷ đồng, trong đó:

. Ngân sách trung ương: 14.917 tỷ đồng (Vốn đầu tư phát triển: 14.085 tỷ đồng; Vốn sự nghiệp: 832 tỷ đồng);

. Ngân sách địa phương: 2.928 tỷ đồng (Vốn đầu tư phát triển: 2.600 tỷ đồng; Vốn sự nghiệp: 328 tỷ đồng);

. Vốn huy động hợp pháp khác: 900 tỷ đồng.

- Tiểu dự án 2. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo

+ Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

+ Đối tượng: Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

+ Nội dung hỗ trợ:

. Đường giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh;

. Công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất;

. Công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa, thể thao;

. Trạm y tế đạt chuẩn;

. Trường, lớp học đạt chuẩn;

. Bến cá, bờ bao chống triều cường, kè, công trình thủy lợi, trạm bơm cấp nước biển cho nuôi trồng thủy sản hoặc làm muối;

. Công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân;

. Các loại công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật, ưu tiên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi;

. Duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng cơ sở trên địa bàn.

+ Phân công thực hiện:

. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án;

. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

+ Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 2.148 tỷ đồng, trong đó:

. Ngân sách trung ương: 1.648 tỷ đồng (Vốn đầu tư phát triển: 1.550 tỷ đồng; Vốn sự nghiệp: 98 tỷ đồng);

. Ngân sách địa phương: 400 tỷ đồng (Vốn đầu tư phát triển);

. Vốn huy động hợp pháp khác: 100 tỷ đồng.

- Tiểu dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

+ Mục tiêu:

. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn;

. Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn;

. Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường.

+ Đối tượng:

. Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo;

. Nhóm hộ, cộng đồng dân cư trên địa bàn;

. Tổ chức và cá nhân có liên quan;

. Tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về,... thuộc hộ nghèo được tham gia dự án.

+ Nội dung hỗ trợ:

. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế:

Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y…; Hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất;

Hỗ trợ tạo đất sản xuất gồm: khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang, nương xếp đá;

Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;

Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm;

Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của phát luật.

. Nhân rộng mô hình giảm nghèo:

Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp, mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng; ưu tiên nhân rộng các mô hình giảm nghèo liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư;

Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, bản để tăng thu nhập cho người dân; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Phân công thực hiện:

. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án; trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo;

. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất; trong đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp chỉ đạo hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp chỉ đạo hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo.

+ Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 4.217 tỷ đồng, trong đó:

. Ngân sách trung ương: 3.937 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);

. Ngân sách địa phương: 230 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);

. Vốn huy động hợp pháp khác: 50 tỷ đồng.

- Tiểu dự án 4: Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

+ Mục tiêu: Tăng số lượng, nâng cao chất lượng lao động tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tại các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

+ Đối tượng: Lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động cư trú dài hạn trên địa bàn các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; ưu tiên đối tượng lao động là thanh niên chưa có việc làm, đặc biệt là thanh niên thuộc hộ dân tộc thiểu số nghèo, phụ nữ thuộc hộ nghèo.

+ Nội dung hỗ trợ:

. Hỗ trợ học nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí, tiền ở trong thời gian tham gia đào tạo; hỗ trợ tiền đi lại, cung cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu; hỗ trợ chi phí khám sức khỏe; làm hộ chiếu, Visa và lý lịch tư pháp để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;

. Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và tuyên truyền viên cơ sở; hỗ trợ hoạt động tư vấn người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

. Tư vấn, giới thiệu việc làm sau khi người lao động về nước tại cơ sở.

+ Phân công thực hiện:

. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án;

. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

+ Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 618 tỷ đồng, trong đó:

. Ngân sách trung ương: 368 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);

. Ngân sách địa phương: 200 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);

. Vốn huy động hợp pháp khác: 50 tỷ đồng.

Xem nội dung VB