Công văn 10323/BTC-HCSN năm 2014 kinh phí xử lý, tiêu hủy tang vật vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm bị cơ quan chức năng bắt giữ
Số hiệu: 10323/BTC-HCSN Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trương Chí Trung
Ngày ban hành: 28/07/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Tài chính, Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10323/BTC-HCSN
V/v kinh phí xử lý, tiêu hủy tang vật vi phạm VSATTP bị cơ quan chức năng bắt giữ.

Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2014

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thực hiện Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 08/7/2014 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2014 và Thông báo số 243/TB-VPCP ngày 25/6/2014 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP); Bộ Tài chính đề nghị:

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động cân đối, bố trí kinh phí thực hiện xử lý, tiêu hủy tang vật vi phạm pháp luật về VSATTP (đối với tang vật không xác định được chủ hàng) cho cơ quan, đơn vị được giao chủ trì xử lý, tiêu hủy tang vật theo quy định tại Điều 2 và Khoản 11, Điều 3 Thông tư liên tịch số 67/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 21/5/2013 của liên Bộ Tài chính, Bộ Y tế quy định quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP giai đoạn 2012-2015 và Điều 10 Thông tư số 173/2013/TT-BTC ngày 20/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.

2. Đối với tang vật xác định được chủ hàng: Chủ hàng chịu toàn bộ chi phí cho việc xử lý, tiêu hủy tang vật theo quy định tại Điều 7 Luật an toàn thực phẩm và Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng (để b/cáo);
- Sở Y tế, Sở NN và PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Tổng cục Hải quan, Cục QLCS;
- Vụ Pháp chế, Vụ NSNN;
- Lưu: VT, HCSN (225b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trương Chí Trung

 

 

Điều 2. Kinh phí thực hiện Chương trình

1. Ngân sách trung ương:

a) Bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các Bộ, cơ quan trung ương để thực hiện nhiệm vụ do Bộ, cơ quan trung ương trực tiếp thực hiện.

b) Bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để triển khai các Dự án của Chương trình theo quy định tại Quyết định số 1228/QĐ-TTg và các hoạt động của Đề án theo Quyết định số 518/QĐ-TTg.

2. Ngân sách địa phương

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bảo đảm nguồn lực từ ngân sách địa phương để thực hiện chế độ thù lao đối với cán bộ chuyên trách, cộng tác viên của Chương trình tại địa phương theo quy định tại điểm c, khoản 7, Điều 1 Quyết định số 1228/QĐ-TTg và điểm a, khoản 1, Điều 4 Thông tư này; thực hiện lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án khác có liên quan trên địa bàn để huy động tối đa nguồn lực của địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp cho các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của Chương trình, Đề án.
...

Điều 3. Nội dung và mức chi chung của Chương trình, Đề án:
...

11. Chi tiêu hủy thực phẩm, nguyên liệu sản xuất; chế biến thực phẩm, vật tư, hóa chất phục vụ sản xuất; kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về VSATTP (đối với hàng vô chủ) phát hiện trong các đợt kiểm tra, thanh tra, giám sát thuộc Chương trình theo quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm:

a) Mua nhiên liệu, hoá chất, vật tư dùng cho tiêu huỷ (nếu có).

b) Thuê kho lưu giữ vật tư, hóa chất, mầm bệnh độc phải thực hiện tiêu hủy trong trường hợp cơ quan kiểm tra, thanh tra không có điều kiện lưu giữ.

c) Thuê máy móc, thiết bị phục vụ tiêu hủy (nếu cần thiết).

Mức chi quy định tại điểm a, b và c khoản này căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hợp đồng, hóa đơn, các chứng từ chi tiêu hợp pháp phù hợp với giá thị trường tại địa phương và tuân thủ các quy định hiện hành về đấu thầu mua sắm hiện hành.

d) Chi mua xăng xe hoặc thuê phương tiện vận chuyển: thực phẩm, nguyên liệu sản xuất, chế biến thực phẩm; vật tư, hóa chất phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về VSATTP cần tiêu hủy; trang thiết bị, người tham gia phục vụ tiêu hủy. Mức chi theo quy định tại khoản 6, Điều này.

đ) Thuê nhân công thực hiện việc tiêu huỷ (nếu có), mức chi tối đa 100.000 đồng/người/buổi. Trường hợp phải thuê cơ quan, đơn vị khác thực hiện việc tiêu huỷ, mức chi thực hiện theo hợp đồng thoả thuận với cơ quan, đơn vị thực hiện tiêu huỷ trên cơ sở phù hợp với chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và trong phạm vi dự toán được giao.

Xem nội dung VB
Điều 10. Nguồn kinh phí

1. Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính được xử lý bán thì nguồn kinh phí để chi cho các nội dung quy định tại Điều 9 của Thông tư này được sử dụng từ số tiền thu được do bán tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính. Trường hợp số tiền thu được không đủ để thanh toán các khoản chi phí thì các khoản chi còn thiếu được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính để bảo đảm kinh phí thực hiện việc xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính.

2. Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính được xử lý theo hình thức tiêu hủy (trừ trường hợp tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải tiêu hủy theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính) thì nguồn kinh phí để chi cho các nội dung quy định tại Điều 9 của Thông tư này được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính để bảo đảm kinh phí thực hiện việc xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính.

3. Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính chuyển giao cho các cơ quan, đơn vị để lưu giữ, quản lý hoặc chuyển giao cho các cơ quan, đơn vị để quản lý, sử dụng thì các chi phí phát sinh trước khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính để bảo đảm kinh phí thực hiện việc xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính; các chi phí phát sinh từ khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến khi hoàn thành việc bàn giao do cơ quan, đơn vị tiếp nhận chi trả.

Xem nội dung VB
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có các quyền sau đây:

a) Quyết định và công bố các tiêu chuẩn sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp; quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm an toàn thực phẩm;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;

c) Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp, cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy;

d) Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩm theo quy định của pháp luật;

đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;

e) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình sản xuất;

b) Tuân thủ quy định của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng mà thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng;

c) Thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm trên nhãn, bao bì, trong tài liệu kèm theo thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

d) Thiết lập quy trình tự kiểm tra trong quá trình sản xuất thực phẩm;

đ) Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; cảnh báo kịp thời, đầy đủ, chính xác về nguy

cơ gây mất an toàn của thực phẩm, cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng; thông báo yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng thực phẩm;

e) Kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện thực phẩm không an toàn hoặc không phù hợp tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

g) Lưu giữ hồ sơ, mẫu thực phẩm, các thông tin cần thiết theo quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 54 của Luật này;

h) Thu hồi, xử lý thực phẩm quá thời hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn. Trong trường hợp xử lý bằng hình thức tiêu hủy thì việc tiêu hủy thực phẩm phải tuân theo quy định của pháp luật

về bảo vệ môi trường, quy định khác của pháp luật có liên quan và phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu hủy đó;

i) Tuân thủ quy định pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

k) Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 48 của Luật này;

l) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm không an toàn do mình sản xuất gây ra.

Xem nội dung VB