Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2019 về thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội
Số hiệu: 15/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Đức Chung
Ngày ban hành: 30/10/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/CT-UBND

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2019

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC: THAY THẾ VÀ LOẠI BỎ TOÀN BỘ VIỆC SỬ DỤNG THAN TỔ ONG LÀM NHIÊN LIỆU TRONG SINH HOẠT, KINH DOANH DỊCH VỤ NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Trong nhiều năm qua, việc sử dụng than tổ ong trong sinh hoạt hàng ngày của một bộ phận nhân dân và các hộ kinh doanh dịch vụ đã tạo ra chất thải, khí thải gây ra những tác động xấu đến môi trường không khí do phát sinh bụi mịn PM2.5, khí CO, CO2, SO2, tác hại trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng và cộng đồng dân cư, không đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy.

Trước thực trạng nêu trên, tại Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 03/8/2016 của HĐND Thành phố về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của Thành phố Hà Nội, trong đó giao nhiệm vụ cho UBND các cấp đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân hạn chế và tiến tới không sử dụng than tổ ong, không đốt rơm rạ nhằm giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường; Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-TU ngày 31/5/2017 về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”; UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 03/7/2017 về việc triển khai Nghị quyết số 11/NQ-TU ngày 31/5/2017 của Thành ủy Hà Nội, trong đó có nhiệm vụ nghiên cứu lộ trình, giải pháp hạn chế, thay thế và loại bỏ việc sử dụng than tổ ong trong sinh hoạt hàng ngày, trong kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm không khí, tạo khói bụi độc hại.

Thực hiện Nghị quyết của Thành ủy, HĐND Thành phố, từ năm 2016 đến nay, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã liên tục triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, tiến hành nghiên cứu, đánh giá tác động của bếp than tổ ong đối vi sức khỏe và môi trường nhằm nâng cao nhận thức cng đồng về tác hại ca bếp than tổ ong; tìm kiếm các giải pháp thay thế than tổ ong đảm bảo an toàn, hiệu quả và thân thiện với môi trường; thí điểm sử dụng bếp và nhiên liệu thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, đến nay mới giảm được khoảng 30% số lượng bếp than tổ ong đang sử dụng so với năm 2017. Ngoài việc do giá thành rẻ, do thói quen của người sử dụng thì nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của người dân về tác hại của than tổ ong đối với sức khỏe và môi trường còn hạn chế, công tác tuyên truyền vận động của các cấp chính quyền các tổ chức chính trị xã hội tại các địa phương còn chưa đầy đủ, thiếu quyết liệt. Trong khi đó, theo kết quả quan trc môi trường không khí, các chỉ tiêu về bụi mịn PM2.5, khí CO, CO2, SO2 có thời điểm ở mức báo động gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân dân; Ngoài ra, hàng ngày có hàng trăm tấn xỉ than tổ ong thải ra ảnh hưởng đến công tác thu gom, xử lý rác thải của Thành phố.

Tiếp tục thực hiện quyết liệt Nghị quyết Thành ủy và Nghị quyết của HĐND Thành phố, UBND Thành phố chỉ thị cho các Sở, ban ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn và các đơn vị liên quan tập trung thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Thực hiện các biện pháp quyết liệt để thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than và bếp than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trên địa bàn Thành phố.

2. Tiếp tục tập trung công tác tuyên truyền vận động để các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thấy rõ tác hại của việc sử dụng bếp than tổ ong trong sinh hoạt và đời sống để thay đổi, từ bỏ thói quen, tự giác chuyển sang sử dụng các loại bếp, nhiên liệu thân thiện với môi trường.

3. Xây dựng kế hoạch thực hiện, trong đó xác định cụ thể lộ trình, giải pháp quản lý, quy định về chế tài xử lý, chính sách hỗ trợ (đối với hộ nghèo) để đảm bảo đến ngày 31/12/2020, trên địa bàn Thành phố không còn sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu phục vụ sinh hoạt.

II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giao UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng Kế hoạch thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong và bếp than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trên địa bàn, trong đó lộ trình thực hiện như sau:

a) Từ ngày ban hành Chỉ thị này đến ngày 31/12/2019: Tổ chức thông báo đến mọi tầng lp dân cư, các tổ dân phố, thôn, xóm, bản làng về chủ trương của Thành phố loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn;

b) Từ ngày ban hành Chỉ thị này đến ngày 31/12/2020: Thực hiện các biện pháp hỗ trợ để thực hiện chuyển đổi từ sử dụng than và bếp than tổ ong trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ sang các loại bếp khác an toàn, thân thiện với môi trường và sức khỏe cộng đồng; Tổ chức triển khai thực hiện hiệu qucác giải pháp quản lý và kiểm soát, chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng bếp than tổ ong trên địa bàn Thành phố.

2. Từ ngày 01/01/2021, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã áp dụng Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường do sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu.

3. Tổ chức kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh, môi trường, các quy định về quản lý quy hoạch, quản lý đất đai và các yêu cầu về quản lý kinh doanh đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh than tổ ong trên địa bàn Thành phố.

III. TCHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện Chỉ thị, xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện Kế hoạch.

b) Chủ trì tổ chức tuyên truyền, cung cấp các nội dung tuyên truyền, xây dựng tài liệu về tác hại của việc đốt than tổ ong đến sức khỏe và môi trường; đồng thời phối hợp với các cơ sở sản xuất kinh doanh phổ biến, hướng dẫn việc sử dụng các loại bếp, nhiên liệu thay thế thân thiện với môi trường để cung cấp cho người dân và các cơ quan thông tấn báo chí.

c) Kiểm tra việc quản lý sử dụng đất, chấp hành pháp luật về môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh than tổ ong, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

d) Tiếp nhận, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của các Sở, ngành địa phương trong quá trình thực hiện Chỉ thị, báo cáo UBND Thành phố để có sự chỉ đạo kịp thời.

đ) Định kỳ hằng quý tổng hợp và báo cáo UBND Thành phố về tình hình sử dụng bếp than tổ ong trên địa bàn Thành phố; Công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Thành phố về các địa phương, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh thực hiện tốt việc không sử dụng bếp than tổ ong, cũng như các trường hợp vi phạm, vẫn sử dụng bếp than tổ ong sau ngày 01/01/2021.

2. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành có liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí thuộc Thành phố, cơ quan báo chí Trung ương ký chương trình phối hợp công tác vi Thành phố Hà Nội và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở phổ biến chỉ thị của UBND Thành phố và tổ chức thông tin, tuyên truyền về tác hại của bếp than tổ ong đối với sức khỏe và môi trường, tăng cường thông tin các giải pháp thay thế bếp than tổ ong.

3. Sở Công thương: Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh than tổ ong; Nghiên cứu xây dựng, đề xuất cơ chế hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh than tổ ong trên địa bàn Thành phố chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 30/6/2020.

4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Cục Thuế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung cấp các sản phẩm bếp an toàn, thân thiện với môi trường và sức khỏe con người thay thế than tổ ong; Chính sách hỗ trợ các hộ nghèo đang sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu sinh hoạt chuyn đi sang dùng nhiên liệu khác an toàn, thân thiện với môi trường và sức khỏe con người, báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định ban hành trước ngày 30/6/2020.

5. Công an Thành phố Hà Nội: Chỉ đạo Phòng Cảnh sát môi trường, Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, Trưởng Công an phường, xã, thị trấn kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử phạt vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh sử dụng đốt than tổ ong sau ngày 01/01/2021 gây ô nhiễm môi trường theo thẩm quyền, theo quy định của pháp luật.

6. UBND quận, huyện, thị xã:

a) Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong và bếp than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn. Tăng cường tuyên truyền, thông tin về tác hại của việc đốt than tổ ong đối với sức khỏe và môi trường, các giải pháp thay thế than tong trên địa bàn.

Chủ tịch UBND qun, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước UBND Thành phtrong việc chỉ đạo để đảm bảo từ ngày 01/01/2021, không còn việc sử dụng than tong trên địa bàn.

b) Tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy hoạch, kinh doanh, vệ sinh, môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh than tổ ong; Thường xuyên kiểm tra, giám sát các cơ sở dịch vụ có sử dụng bếp than tổ ong, xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền đối với các đối tượng xả khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật có liên quan.

c) Chỉ đạo Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn, Trưởng Công an quận, huyện, thị xã thường xuyên tuyên truyn vận động, kiểm tra, giám sát xuống tận tổ dân phố, cụm dân cư, phát hiện các cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh sử dụng than tổ ong sau ngày 01/01/2021 và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc, chủ động có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo đề xuất giải quyết theo quy định của pháp luật.

d) Định kỳ hằng quý (vào tuần cuối cùng của quý) tổng hợp kết quả tình hình chuyển đổi sử dụng than tổ ong trên địa bàn, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hp, báo cáo UBND Thành phố. Công bố công khai trên trang thông tin điện tử của quận, huyện, thị xã về các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh thực hiện tốt việc không sử dụng than tổ ong, cũng như các trường hp vi phạm, vẫn sử dụng than tổ ong sau ngày 01/01/2021.

đ) Xây dựng các tiêu chí thi đua, khen thưởng kịp thời các cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt việc không sử dụng than tổ ong.

e) Thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của các cá nhân, tổ chức khi phát hiện tình trạng sử dụng than tổ ong.

7. UBND các xã, phường thị trấn:

a) Phổ biến, tuyên truyền quán triệt các nội dung của Chỉ thị cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn biết và thực hiện nghiêm túc. Yêu cầu các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn ký cam kết không sử dụng than tổ ong từ ngày 01/01/2021.

b) Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chuyển đổi sử dụng than tổ ong của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Xây dựng các tiêu chí thi đua, kịp thời khen thưởng đối với các thôn xóm, tổ dân phố thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi sử dụng than tổ ong trên địa bàn, đưa nội dung không sử dụng bếp than tổ ong là tiêu chí đánh giá thôn, xóm, tdân phố văn hóa.

c) Kiểm tra, giám sát, phát hiện các cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh sử dụng than tổ ong; Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng than tổ ong sau ngày 01/01/2021 theo thẩm quyền, theo quy định của pháp luật; đối với những trường hp vượt thẩm quyền, lập hồ sơ vi phạm, đề xuất trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

d) Tiếp nhận phản ánh của các cá nhân, tổ chức khi phát hiện tình trạng sử dụng than tổ ong.

đ) Phối hợp với đơn vị quản lý chợ (Ban quản lý, Tổ quản lý, Doanh nghiệp, Hợp tác xã quản lý chợ) xây dựng nội quy, quy ước không sử dụng than tổ ong trong phạm vi chợ.

e) Phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc, Hội liên hiệp phụ nữ, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong việc giám sát, vận động người dân không sử dụng than tổ ong.

8. Giám đốc, Thủ trưởng các Sở ban, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thm quyền kịp thời đề xuất, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- TT Thành ủy, TT HĐND TP;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường; (để báo cáo)
- Chủ tịch UBND TP;

- Các PCT UBND TP;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị
xã;
- Báo Hà Nội Mới, Báo Kinh tế & Đô thị;
- Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội;
- Cổng Thông tin điện tử Hà Nội
- CVP, các
P.CVP, TH, ĐT, KT, VXKG, NC, TKBT, Ban TCD Thành phố;
- Lưu: VT, ĐT (bảo).

MT 17/9/19
30031

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chung

 





Kế hoạch 160/KH-UBND Ngoại giao Văn hóa năm 2016 tỉnh Nghệ An Ban hành: 22/03/2016 | Cập nhật: 29/03/2016

Kế hoạch 160/KH-UBND về năm an toàn giao thông 2021 Ban hành: 20/01/2021 | Cập nhật: 27/02/2021