Chỉ thị 15/2007/CT-UBND về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
Số hiệu: | 15/2007/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Nai | Người ký: | Võ Văn Một |
Ngày ban hành: | 12/03/2007 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giao thông, vận tải, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2007/CT-UBND |
Biên Hòa, ngày 12 tháng 3 năm 2007 |
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
Năm 2006 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 722 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 695 người, bị thương 353 người. So sánh với cùng kỳ năm 2005 thì số vụ giảm 31 vụ (-4,1%), số người bị thương giảm 112 người (-24%), nhưng số người chết tăng 05 người (+0,7%); mục tiêu giảm số người chết vì TNGT so với năm 2005 chưa đạt được.
Nguyên nhân: Người tham gia giao thông chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về TT-ATGT, một số lái xe ôtô cố tình phóng nhanh vượt ẩu xem thường pháp luật; cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu công tác đảm bảo ATGT; công tác chỉ đạo điều hành của các ngành, Ban ATGT các cấp còn thiếu quyết liệt.
Để khắc phục, đẩy mạnh và kiên quyết hơn nữa các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông thể hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật nhằm kiềm chế TNGT theo tinh thần Chỉ thị 22/CT-TW ngày 24/02/2003 của Ban Bí thư Trung ương, Nghị quyết 13/2002/NQ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, Chỉ thị 30/CT-TU ngày 30/3/2004 của Tỉnh ủy Đồng Nai và Thông báo kết luận số 05/TB-VPCP ngày 05/01/2007 của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ tại hội nghị an toàn giao thông toàn quốc năm 2006, UBND tỉnh Đồng Nai Chỉ thị:
1. Ban ATGT các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền phải xem nhiệm vụ làm giảm TNGT là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, lâu dài; phải tổ chức kiểm điểm từng tháng, quý, 6 tháng và hàng năm về tình hình TNGT xảy ra trên địa bàn để có biện pháp khắc phục kịp thời; đề xuất, kiến nghị với cơ quan cấp trên những biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông vượt quá thẩm quyền giải quyết.
Củng cố kiện toàn Tổ trật tự an toàn giao thông của địa phương nhằm phát huy tối đa hoạt động của tổ chức này trong công tác đảm bảo an toàn giao thông, nhất là quản lý trật tự hành lang an toàn công trình giao thông, lòng lề đường, vỉa hè.
Phối hợp với các ngành liên quan xử lý các vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy; giải tỏa ngay những nơi bị tái lấn chiếm hoặc đang bị lấn chiếm. Tổ chức phân luồng giao thông trên các tuyến đường do địa phương quản lý theo quy định của Luật Giao thông đường bộ. Đối với các vị trí điểm đen tai nạn giao thông phải được ưu tiên giải quyết trong thời gian ngắn nhất.
Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, tạo chuyển biến trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, có biện pháp ngăn chặn không để xảy ra tình trạng “Xe dù - bến cóc”; tuyên truyền giáo dục cho nhân dân tuân thủ các quy định về trật tự an toàn giao thông.
Cân đối kinh phí từ nguồn thu phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông để trang bị phương tiện phục vụ công tác tuần tra kiểm soát giao thông, máy đo tốc độ có ghi hình ảnh, máy đo nồng độ cồn, xử lý điểm đen nhằm thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn giao thông tại địa phương. Hỗ trợ kinh phí tổ chức tuyên truyền “Toàn dân đảm bảo trật tự an toàn giao thông” đến các ấp, khu phố, đảm bảo mỗi ấp, khu phố tối thiểu 500.000đồng/ấp/năm.
Trưởng Ban ATGT các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để số người chết vì tai nạn giao thông gia tăng tại địa phương mình quản lý.
2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải - Thường trực Ban ATGT tỉnh: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển vận tải công cộng bằng xe buýt theo tinh thần Nghị quyết số 63/2006/NQ-HĐND ngày 03/5/2006 của Hội đồng nhân dân khóa VII về phương án vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt có trợ giá từ ngân sách Nhà nước và xe buýt không trợ giá. Tổ chức rà soát những tuyến đường thường xảy ra tai nạn giao thông khẩn trương đề xuất biện pháp khắc phục; lắp đặt, bổ sung các loại biển báo, cọc tiêu, dải phân cách, đèn tín hiệu. Theo dõi đôn đốc thực hiện nhanh các dự án đã triển khai, đề xuất các dự án mới phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh. Tăng cường kiểm tra nâng cao chất lượng đào tạo lái xe, kiểm tra chặt chẽ việc cấp giấy phép lái xe, các phương tiện giao thông.
Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Sở GTVT chủ trì phối hợp với UBND các cấp, các ngành có liên quan tập hợp, thống kê vi phạm hành lang an toàn đường bộ trên các tuyến đường tỉnh và xây dựng kế hoạch triển khai giải tỏa, thời gian giải tỏa hoàn thành trong năm 2007.
Chỉ đạo thực hiện tốt công tác bảo vệ các công trình giao thông, báo cáo kịp thời các công trình giao thông bị hư hỏng, đề xuất các vị trí nguy hiểm cần lắp đặt cảnh báo giao thông; xử lý nghiêm các phương tiện vi phạm vận chuyển quá tải ngay tại khu vực tập kết hàng hóa, đặc biệt là các khu vực kinh doanh vật liệu xây dựng, bến thủy nội địa... trước khi lưu thông ra đường công cộng làm ảnh hưởng xấu đến kết cấu công trình giao thông; phối hợp với các lực lượng chức năng tiếp tục thực hiện Chỉ thị 01/2004/CT-TTg ngày 02/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động vận tải khách liên tỉnh bằng ô tô; kiểm ra xử lý nghiêm hành vi vi phạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và những công trình thi công không tuân theo các quy định về an toàn giao thông.
Chủ trì phối hợp với Công an tỉnh và các địa phương đề xuất các phương án tổ chức giao thông, phân luồng, phân tuyến hợp lý trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác kiểm định an toàn các phương tiện cơ giới cả trên đường bộ lẫn đường thủy. Thường xuyên phối hợp tuần tra kiểm soát đảm bảo ATGT; Đến hết năm 2007 chấm dứt tình trạng phương tiện giao thông không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vẫn hoạt động. Nâng cao chất lượng đào tạo lái xe, đạo đức nghề nghiệp của người lái xe nhất là đối với xe chở khách.
3. Giám đốc Công an tỉnh có kế hoạch thường xuyên duy trì công tác tuần tra kiểm soát cả trên đường bộ, đường sắt, đường thủy, xử lý nghiêm các vi phạm, thực hiện các chuyên đề kiểm tra phù hợp với tình hình và điều kiện tại địa phương; chú trọng những lỗi vi phạm là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, tiếp tục kiểm tra chặt chẽ việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm ở những đoạn đường đã quy định. Chủ động phương án hướng dẫn điều hòa giao thông, không để xảy ra ùn tắc nhất là những nút giao thông trọng điểm, những nơi thường xảy ra ùn tắc; chủ động phòng ngừa không để xảy ra đua xe trái phép.
Tăng cường tuần tra kiểm soát tại những địa bàn, vị trí thường xảy ra tai nạn giao thông, tuần tra trên các tuyến trong quãng thời gian từ 14 giờ đến 20 giờ hàng ngày để hạn chế tai nạn giao thông. Thực hiện nghiêm các quy định về đánh dấu vi phạm trên giấy phép lái xe và tạm giữ phương tiện vi phạm theo quy định để góp phần trong công tác giáo dục phòng ngừa chung. Chỉ đạo công an các cấp, phối hợp với ngành chức năng và UBND các địa phương trong việc khảo sát các điểm đen và đề xuất các biện pháp khắc phục. Có kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp tết, lễ, hội.
Báo cáo về Thường trực Ban ATGT tỉnh các cán bộ công chức, học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông để đề xuất các hình thức xử lý thích hợp nhằm tăng cường tác dụng giáo dục sau vi phạm.
4. Giám đốc Sở Nội vụ phối hợp Thường trực Ban ATGT tỉnh, Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh quy định và triển khai bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với cán bộ công chức khi đến công sở làm việc bằng xe 02 bánh, nhằm nêu cao tính gương mẫu, đi đầu của cán bộ công chức trong việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, thời gian áp dụng thực hiện trong quý II năm 2007.
5. Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo, Hiệu Trưởng các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, phổ thông trong tỉnh tăng cường công tác giáo dục Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001 trong các trường học cho cán bộ, giáo viên, sinh viên, học sinh ý thức tự giác chấp hành khi tham gia giao thông; giữ gìn trật tự an toàn tại các cổng trường. Phát động sâu rộng phong trào: “Học sinh, sinh viên cam kết với nhà trường thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật về an toàn giao thông, nhất là khi học sinh đến trường, tan trường”, “Em yêu đường sắt quê em”, không chơi đùa, thả diều trên đường sắt, không ném đất đá lên tàu... Tổ chức đưa đón học sinh bằng xe công cộng, có biện pháp nghiêm cấm sinh viên, học sinh sử dụng xe máy, xe môtô khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
6. Giám đốc Sở Tư pháp, Sở Văn hóa - Thông tin, Báo Đồng Nai, Báo Lao động Đồng Nai, Đài Phát thanh Truyền hình Đồng Nai và các Đài Truyền thanh địa phương xây dựng kế hoạch, chương trình tập trung tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông như: Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy, đường sắt, các nghị định xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực trật tự an toàn giao thông. Nghiên cứu nhiều hình thức tuyên truyền, phù hợp với từng đối tượng tham gia giao thông (đối tượng lái ôtô, đối tượng lái môtô); chú trọng tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho đồng bào các dân tộc thiểu số bằng tiếng dân tộc; phát hành tờ bướm tuyên truyền phù hợp với mặt bằng dân trí vùng sâu, vùng xa có nội dung dễ hiểu, dễ nhớ. Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm truyền hình trực tiếp với chủ đề “Hãy góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông”.
7. Sở Tài chính phân bổ và cấp phát kịp thời kinh phí cho hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phù hợp với nhu cầu sử dụng thường xuyên của các đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông; giúp Chủ tịch UBND tỉnh có kế hoạch phối hợp Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh, Công an tỉnh tổ chức thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các đơn vị, địa phương nhằm khắc phục tình trạng sử dụng sai mục đích. Ưu tiên kinh phí trang bị phương tiện tuần tra kiểm soát; các máy móc thiết bị kiểm tra tốc độ, kiểm tra nồng độ cồn; lắp đặt hệ thống phương tiện giám sát giao thông tại các điểm phức tạp trên địa bàn thành phố Biên Hòa; hệ thống đèn tín hiệu đảm bảo an toàn giao thông.
8. Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính chỉ đạo bộ phận nghiệp vụ hướng dẫn, tạo điều kiện và ưu tiên giải quyết sớm nhất các hồ sơ dự án có liên quan đến công tác xử lý điểm đen tai nạn giao thông như: Lắp đặt đèn tín hiệu, dải phân cách, hệ thống biển báo... và mua sắm phương tiện phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo ATGT; phối hợp đề xuất việc xử lý các điểm đen tai nạn giao thông.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Liên đoàn Lao động; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai; Ban Quản lý các khu công nghiệp và các đoàn thể các cấp tham gia tích cực vào các hoạt động tuyên truyền giáo dục về trật tự an toàn giao thông. Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông”, phát động chương trình “An toàn giao thông - Hãy không ngoài cuộc”; có biện pháp giáo dục các thành viên của tổ chức mình gương mẫu chấp hành Luật Giao thông; Phối hợp với Ban Tôn giáo Dân tộc tuyên truyền pháp luật trật tự an toàn giao thông đối với đồng bào các tôn giáo, dân tộc trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức và chấp hành pháp luật an toàn giao thông.
10. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa, Giám đốc các Sở, ban, ngành, tùy theo tình hình thực tế xây dựng kế hoạch triển khai tại đơn vị mình tạo chuyển biến cụ thể về trật tự an toàn giao thông; mục tiêu phấn đấu giảm tai nạn giao thông hàng năm phải giảm từ 10% đến 12%. (căn cứ chỉ tiêu của Chính phủ tại thông báo kết luận số 05/TB-VPCP ngày 05/01/2007).
11. Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện Chỉ thị này, ngày 05 hàng tháng có báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị này.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Thông báo 05/TB-VPCP năm 2015 ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015 Ban hành: 07/01/2015 | Cập nhật: 09/01/2015
Thông báo 05/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 Ban hành: 08/01/2014 | Cập nhật: 14/01/2014
Thông báo 05/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về điều chỉnh Quy hoạch chi tiết khu vực Mễ Trì - Khu trung tâm hội chợ triển lãm Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội Ban hành: 04/01/2013 | Cập nhật: 22/01/2013
Thông báo 05/TB-VPCP ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị trực tuyến triển khai chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 - 2020 Ban hành: 04/01/2012 | Cập nhật: 07/01/2012
Thông báo 05/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Trưởng Ban chỉ đạo tại phiên họp Ban chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải Ban hành: 12/01/2010 | Cập nhật: 07/04/2010
Thông báo 05/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp dầu khí Long Sơn Ban hành: 05/01/2009 | Cập nhật: 10/07/2012
Thông báo số 05/TB-VPCP về việc kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp ngày 28 tháng 12 năm 2007 về đề án chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 Ban hành: 10/01/2008 | Cập nhật: 16/01/2008
Thông báo số 05/TB-VPCP về việc kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng tại hội nghị an toàn giao thông toàn quốc năm 2006 Ban hành: 05/01/2007 | Cập nhật: 13/06/2008
Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông Ban hành: 19/11/2002 | Cập nhật: 28/09/2011
Chỉ thị 01/2004/CT-TTg về chấn chính hoạt động vận tải khách liên tỉnh bằng ô tô Ban hành: 02/01/2004 | Cập nhật: 09/12/2009