Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2018 về tăng cường biện pháp quản lý bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Số hiệu: | 06/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ngãi | Người ký: | Nguyễn Tăng Bính |
Ngày ban hành: | 14/03/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 14 tháng 3 năm 2018 |
CHỈ THỊ
TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN RỪNG, PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Trong thời gian qua, các cấp, các ngành của tỉnh đã có nhiều nỗ lực, cố gắng thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Tình trạng khai thác, mua bán lâm sản trái pháp luật từng bước được kiểm soát, không để điểm nóng phá rừng xảy ra, vốn rừng được bảo toàn và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế đó là: (1) Tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp giữa người dân địa phương với các Công ty Lâm nghiệp, các Ban Quản lý rừng phòng hộ xảy ra ở một số nơi, nhiều vụ việc có tính chất phức tạp, đông người; (2) Tình hình khai thác, phá rừng, cháy rừng với hình thức nhỏ lẻ vẫn còn diễn ra ở một số địa phương, nhất là khu vực rừng phòng hộ, vùng giáp ranh giữa các huyện, các tỉnh; (3) Kết quả trồng rừng tại các Ban Quản lý rừng phòng hộ chưa cao, tỷ lệ thành rừng thấp;...
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, bảo đảm kỷ cương pháp luật, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản. Trong đó, cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
1. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt các biện pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) và quản lý lâm sản, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, cụ thể:
a) Nâng cao vai trò, trách nhiệm và triển khai thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp đã được phân cấp tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 54/2013/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh.
b) Tập trung rà soát diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu chuyển sang quy hoạch rừng sản xuất gắn với điều chỉnh quy hoạch lại 3 loại rừng đến năm 2025 và định hướng đến 2030 theo đúng các quy định hiện hành, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; đẩy nhanh tiến độ giao rừng, giao đất cho các thành phần kinh tế (kể cả diện tích rừng ngoài quy hoạch 03 loại rừng, diện tích rừng phát sinh sau kiểm kê rừng và diện tích chuyển đổi từ phòng hộ ít xung yếu sang quy hoạch sản xuất); rà soát diện tích cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất cho hộ gia đình, cá nhân chồng lấn đất quy hoạch phòng hộ, diện tích đang có tranh chấp, đảm bảo hoàn thành công tác giao rừng, giao đất và giải quyết các tranh chấp đất lâm nghiệp trên địa bàn quản lý trong năm 2018.
c) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về đất đai để Nhân dân biết phòng ngừa và tham gia đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật. Thực hiện việc xác nhận lâm sản, cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ theo đúng quy định pháp luật. Quản lý chặt chẽ công tác giống cây trồng lâm nghiệp, công tác quản lý bảo vệ động vật hoang dã, các chương trình, dự án theo phân cấp và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
d) Đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh, kịp thời theo quy định pháp luật các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng để giáo dục, răn đe phòng ngừa chung. Tổ chức xác lập hồ sơ đầy đủ theo quy định pháp luật để xử lý và thu hồi toàn bộ diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái pháp luật giao cho UBND cấp xã và chủ rừng quản lý.
- Trường hợp diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm thuộc quy hoạch phòng hộ mà chưa xác định được đối tượng vi phạm thì tổ chức thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn, điểm sinh hoạt cộng đồng về địa điểm, diện tích, loại cây trồng vi phạm,... Sau thời hạn 30 ngày, nếu không có tổ chức, cá nhân đến nhận là chủ thể vi phạm thì UBND cấp xã, chủ rừng xây dựng phương án xử lý trình UBND cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện theo hướng đưa vào khoanh nuôi, bảo vệ có trồng bổ sung cây bản địa đối với diện tích cây trồng vi phạm trước năm 2016 hoặc kiên quyết phá bỏ trồng lại rừng bằng cây bản địa đối với diện tích cây trồng vi phạm sau năm 2016 nhằm phục hồi lại hiện trạng rừng bị phá.
- Trường hợp diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm thuộc quy hoạch sản xuất do UBND cấp xã quản lý mà chưa xác định được đối tượng vi phạm, sau thời hạn thông báo, niêm yết công khai hồ sơ theo quy định, UBND cấp xã lập thủ tục đưa diện tích cây trồng vi phạm trước năm 2016 vào quản lý bảo vệ và khi đến chu kỳ khai thác, báo cáo UBND cấp huyện, trình UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xem xét cho chủ trương khai thác nộp ngân sách để chi cho các hoạt động bảo vệ rừng cấp xã; đối với những diện tích cây trồng vi phạm sau năm 2016 thì lập phương án phá bỏ, trình UBND cấp huyện phê duyệt và triển khai thực hiện. Đồng thời, xây dựng kế hoạch và phương án sử dụng đất, trình UBND huyện giao đất sản xuất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.
đ) Tăng cường quản lý việc canh tác nương rẫy và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ, đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng xảy ra.
e) Địa phương, đơn vị nào để xảy ra tình trạng cháy rừng, phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp gây thiệt hại nghiêm trọng; chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng; giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp trái quy định pháp luật thì người đứng đầu của địa phương, đơn vị phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cấp trên trực tiếp.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Tham mưu cho UBND tỉnh:
- Chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và quản lý lâm sản; triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án; xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách về bảo vệ và phát triển rừng, các chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp có tính đặc thù của địa phương; sẵn sàng tiếp nhận và triển khai các dự án ODA đầu tư phát triển lâm nghiệp bền vững; đảm bảo chính sách chi trả dịch vụ môi trường; tranh thủ các nguồn vốn đầu tư để xây dựng đai xanh phòng chống cháy rừng kết hợp phân định ranh giới quy hoạch giữa rừng phòng hộ với sản xuất và ngoài 3 loại rừng.
- Kiện toàn các Ban Quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, đảm bảo hoạt động có hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; củng cố nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng Kiểm lâm.
b) Xác lập cơ sở dữ liệu quy hoạch lâm nghiệp các cấp quản lý. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát các quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, dự án đầu tư theo quy định pháp luật; gắn trách nhiệm của chủ rừng, trách nhiệm quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương, người đứng đầu địa phương với việc bảo toàn, sử dụng và phát triển có hiệu quả vốn rừng được giao.
c) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án về bảo vệ và phát triển rừng gắn với các cơ chế, chính sách của Trung ương và địa phương; tổ chức quản lý chặt chẽ công tác giống cây trồng lâm nghiệp; xây dựng hệ thống rừng giống, vườn ươm có chất lượng cao; ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất lâm nghiệp để nâng cao năng suất, lợi nhuận từ rừng.
d) Tích cực phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố trong việc rà soát và xử lý tình trạng tranh chấp, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn các chủ rừng và cơ quan chức năng trực thuộc thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản, đảm bảo từng bước hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng cháy rừng, phá rừng, khai thác lâm sản và lấn, chiếm đất rừng trái pháp luật. Tăng cường công tác giáo dục, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức Kiểm lâm và chủ rừng; đề xuất biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc và xử lý tập thể, cá nhân có liên quan đến sai phạm trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản gây hậu quả nghiêm trọng.
e) Chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Chỉ thị, định kỳ 06 tháng/lần tổng hợp kết quả, báo cáo UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ban ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có liên quan đến bảo vệ môi trường; thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất đối với các tổ chức được giao đất, giao rừng, cho thuê đất lâm nghiệp và các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; kiên quyết xử lý, thu hồi diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả để đưa vào sử dụng theo đúng quy định; hướng dẫn nghiệp vụ và đôn đốc các địa phương giải quyết kịp thời các vụ việc tranh chấp đất lâm nghiệp, phối hợp với các Ban Quản lý rừng phòng hộ giải quyết triệt để tình trạng giao đất cho hộ gia đình, cá nhân chồng lấn vào diện tích đất quy hoạch phòng hộ; đẩy nhanh tiến độ giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp gắn với giao rừng.
4. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, ưu tiên bố trí kinh phí kịp thời, đầy đủ, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng theo chức năng, nhiệm vụ được giao; bố trí kinh phí từ các nguồn hỗ trợ của Trung ương và nguồn vốn đối ứng của tỉnh thực hiện các Dự án bảo vệ và phát triển rừng và các dự án khác có liên quan.
5. Công an tỉnh, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Chủ động, phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo chức năng, nhiệm vụ được giao; tổ chức thực hiện có hiệu quả các Quy chế phối hợp giữa các sở, ngành có liên quan trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; các đối tượng có hành vi chống người thi hành công vụ.
6. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quảng Ngãi có trách nhiệm thông tin kịp thời các số liệu và diễn biến của thời tiết cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh để phục vụ công tác dự báo cấp cháy rừng cho từng vùng, từng địa phương trong tỉnh.
7. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Quảng Ngãi và các cơ quan thông tin đại chúng
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR trên địa bàn tỉnh cho cán bộ và Nhân dân trong tỉnh biết; thông tin cấp dự báo cháy rừng hàng ngày trong các tháng mùa khô nóng; xây dựng phóng sự tuyên truyền về các mô hình quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả; nêu gương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; kịp thời phản ánh những cơ quan, đơn vị, địa phương và chủ rừng thiếu trách nhiệm để xảy ra cháy rừng, phá rừng, mất rừng trái pháp luật.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi và các Đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh
Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ban ngành có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, PCCCR và quản lý lâm sản để người dân tự giác chấp hành; kịp thời biểu dương khen thưởng “người tốt, việc tốt” và thực hiện xã hội hóa trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Quyết định 54/2013/QĐ-UBND quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh để cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài Ban hành: 31/12/2013 | Cập nhật: 26/06/2014
Quyết định 54/2013/QĐ-UBND về Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum Ban hành: 31/12/2013 | Cập nhật: 15/04/2014
Quyết định 54/2013/QĐ-UBND Quy định thu lệ phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 27/12/2013 | Cập nhật: 28/02/2014
Quyết định 54/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ban hành: 31/12/2013 | Cập nhật: 29/09/2014
Quyết định 54/2013/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục mở lớp và cử cán bộ, công, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng Ban hành: 04/12/2013 | Cập nhật: 04/04/2014
Quyết định 54/2013/QĐ-UBND công bố dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2014 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Ban hành: 10/12/2013 | Cập nhật: 13/01/2014
Quyết định 54/2013/QĐ-UBND về Bảng giá đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 24/12/2013 | Cập nhật: 22/01/2014
Quyết định 54/2013/QĐ-UBND về giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 20/12/2013 | Cập nhật: 13/01/2015
Quyết định 54/2013/QĐ-UBND Quy chế thu, quản lý, sử dụng quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 20/12/2013 | Cập nhật: 16/01/2014
Quyết định 54/2013/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 05/12/2013 | Cập nhật: 30/12/2013
Quyết định 54/2013/QĐ-UBND Quy định việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 02/12/2013 | Cập nhật: 04/12/2013
Quyết định 54/2013/QĐ-UBND Quy định đánh giá, phân loại cán bộ, công, viên chức hàng năm của Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 02/12/2013 | Cập nhật: 05/12/2013
Quyết định 54/2013/QĐ-UBND quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý sử dụng phí vào cổng tham quan tại Khu du lịch hồ Than Thở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 22/11/2013 | Cập nhật: 11/02/2015
Quyết định 54/2013/QĐ-UBND Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Sở Nội vụ Bình Thuận Ban hành: 22/11/2013 | Cập nhật: 13/01/2014
Quyết định 54/2013/QĐ-UBND về Quy định mức chi, quản lý, sử dụng kinh phí và tổ chức thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Nghệ An Ban hành: 26/09/2013 | Cập nhật: 02/10/2013
Quyết định 54/2013/QĐ-UBND về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 25/10/2013 | Cập nhật: 19/08/2014
Quyết định 54/2013/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam Ban hành: 02/10/2013 | Cập nhật: 06/11/2013
Quyết định 54/2013/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 22/08/2013 | Cập nhật: 28/09/2013
Quyết định 54/2013/QĐ-UBND về giá bồi thường, hỗ trợ vườn cây cao su của Công ty TNHH Một thành viên Tổng Công ty Cao su Đồng Nai khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 29/08/2013 | Cập nhật: 31/01/2015