Quyết định 988/QĐ-TCHQ năm 2014 về quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu thương mại
Số hiệu: 988/QĐ-TCHQ Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Vũ Ngọc Anh
Ngày ban hành: 28/03/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 988/QĐ-TCHQ

Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001; Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;

Căn cứ Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại;

Căn cứ Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 2 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại;

Xét đề nghị của Ban Triển khai Dự án VNACCS/VCIS,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại gồm:

1. Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa;

2. Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài;

3. Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu;

4. Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất;

5. Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc trường hợp đăng ký danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế;

6. Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất;

7. Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ;

8. Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan;

9. Phụ lục: Quy định một số mẫu dấu, bảng biểu thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2014.

Điều 3. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh thì kịp thời báo cáo đề xuất để Tổng cục xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài chính:
+ Lãnh đạo Bộ (để b/c);
+ Vụ CST, Vụ PC (để phối hợp);
- Lãnh đạo TCHQ (để chỉ đạo);
- Lưu: VT, CCHĐH (30b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Ngọc Anh

 

QUY TRÌNH

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 988/QĐ-TCHQ ngày 28 tháng 3 năm 2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

Phần I.

QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU NHẬP THEO HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Mục 1: QUY ĐỊNH CHUNG

1. Quy trình thủ tục này áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa quy định tại Chương II Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 2 năm 2014 quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại (Thông tư số 22/2014/TT-BTC).

2. Đối tượng áp dụng quy trình là cơ quan Hải quan, công chức hải quan có liên quan đến việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa quy định tại Chương II Thông tư số 22/2014/TT-BTC.

3. Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa (sau đây gọi tắt là Quy trình) tại Quyết định này gồm 5 bước cơ bản nêu ở Mục 2 dưới đây. Thủ tục hải quan điện tử đối với từng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể, tùy theo kết quả phân luồng có thể trải qua đủ cả 5 bước hoặc chỉ trải qua một số bước nhất định của Quy trình.

4. Trách nhiệm của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai và Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý khu vực giám sát hàng hóa:

a) Tổ chức triển khai, giám sát việc thực hiện của công chức ở các bước trong quy trình đảm bảo đúng quy định.

b) Thực hiện các công việc theo thẩm quyền. Căn cứ tình hình thực tế Chi cục trưởng cơ thể giao việc bằng văn bản cho Lãnh đạo Đội (nếu có) thực hiện việc phân công công chức kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa và kiểm tra hồ sơ sửa đổi, bổ sung.

5. Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố, Chi cục trưởng Chi cục nơi đăng ký tờ khai quyết định việc chuyển sang thực hiện thủ tục hải quan thủ công trên cơ sở yêu cầu của người khai hải quan theo quy định tại Điều 15 Nghị định 87/2012/NĐ-CP ngày 23/8/2012. Thủ tục hải quan thủ công được thực hiện bằng tờ khai hải quan giấy, việc cập nhật tờ khai vào Hệ thống sẽ được thực hiện khi có thông báo bằng văn bản của Tổng cục Hải quan. Trường hợp tờ khai hải quan thủ công có liên quan đến các chế độ quản lý của cơ quan Hải quan (thanh khoản, hoàn thuế…) thì khi nộp hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế… yêu cầu người khai hải quan xuất trình tờ khai hải quan dưới dạng giấy để chứng minh.

Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai mở sổ theo dõi việc cấp số tờ khai thủ công theo nguyên tắc đảm bảo 12 ký tự như sau: 98 Mã Chi cục (4 ký tự) Năm đăng ký (2 ký tự) Số thứ tự tờ khai thủ công (4 ký tự - có thể bao gồm cả chữ, cả số). Tờ khai được cấp theo năm, hết năm số tờ khai sẽ chạy lại từ số tờ khai đầu tiên (Ví dụ: Năm 2014 số tờ khai bắt đầu là 9801NV140001; năm 2015 số tờ khai bắt đầu là 9801NV150001).

Mục 2: QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. Quy trình cơ bản gồm các bước sau:

1. Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai

a) Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu có) cho người khai hải quan và cấp số tiếp nhận đối với bản thông tin đăng ký trước.

b) Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu có), cấp số và phân luồng tờ khai hải quan theo một trong các hình thức được quy định tại Điều 13 Thông tư 22/2014/TT-BTC. Trường hợp luồng 1 - xanh, Hệ thống chuyển tờ khai hải quan sang Bước 4 của Quy trình; các luồng còn lại, Hệ thống chuyển tờ khai hải quan sang Bước 2 của Quy trình.

2. Bước 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan (đối với luồng 2 - vàng và luồng 3 - đỏ)

a) Trách nhiệm của Chi cục trưởng

a1) Phân công cho công chức thực hiện kiểm tra hồ sơ thông qua Màn hình quản lý quá trình xử lý tờ khai (Màn hình NA02A). Đối với những tờ khai thuộc lô hàng có trên 50 dòng hàng khai cùng loại hình thì phân công cho 01 công chức xử lý các tờ khai thuộc lô hàng;

a2) Chỉ đạo các nội dung công chức cần kiểm tra, phê duyệt đề xuất của công chức kiểm tra hồ sơ, quyết định việc tạm dừng hoàn thành việc kiểm tra và hủy tạm dừng hoàn thành kiểm tra thông qua chức năng Tạm dừng và Hủy tạm dừng CEA/CEE (nếu có) tại Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ; việc chỉ đạo và phê duyệt phải được cập nhật vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của Lãnh đạo”.

b) Trách nhiệm của công chức hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ

Thực hiện việc kiểm tra hồ sơ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 22/2014/TT-BTC; thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng và các chỉ dẫn nghiệp vụ của Hệ thống (nếu có) thông qua Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ; xử lý kết quả kiểm tra như sau:

b1) Nếu kiểm tra hồ sơ phát hiện khai không đầy đủ hoặc có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai trên Hệ thống, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện:

b1.1) Trường hợp công chức có đầy đủ thông tin xác định có hành vi vi phạm thì lập Biên bản vi phạm và chuyển thông tin chi tiết về vi phạm cho cấp có thẩm quyền xử lý. Sau khi người khai hải quan đã chấp hành quyết định xử lý của cơ quan Hải quan, công chức thông báo cho người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung (nếu có) bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A) và làm tiếp thủ tục theo quy định. Trường hợp người khai hải quan sử dụng bảo lãnh riêng để khai báo nhưng số tiền thuế phải nộp do cơ quan Hải quan xác định khác với số tiền thuế do người khai hải quan khai báo thì thông báo cho người khai hải quan số tiền thuế phải nộp và đề nghị người khai hải quan sử dụng bảo lãnh riêng mới tương ứng với số tiền thuế do cơ quan Hải quan xác định hoặc khai báo việc nộp thuế bằng phương thức nộp thuế ngay thông qua nghiệp vụ IDA01 (mã A).

Nếu quá 05 ngày kể từ ngày gửi thông báo sửa đổi, bổ sung và còn trong thời hạn hiệu lực tờ khai mà người khai hải quan không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung thì công chức hải quan thực hiện việc sửa đổi, bổ sung và ấn định thuế (nếu có) thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã B), nghiệp vụ CEA/CEE và thực hiện tiếp các thủ tục.

Trường hợp người khai hải quan lựa chọn nộp thuế ngay thì chỉ nộp số tiền chênh lệch giữa số tiền khai báo với số tiền do cơ quan Hải quan xác định. Quyết định ấn định thuế do cơ quan Hải quan ban hành và gửi đến người khai hải quan phải ghi rõ thông tin liên quan đến bảo lãnh riêng và số tiền nộp thuế phải nộp ngay.

b1.2) Trường hợp có nghi vấn nhưng chưa có đầy đủ thông tin để xác định hành vi vi phạm thì công chức yêu cầu người khai hải quan bổ sung thêm thông tin, chứng từ thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A) hoặc đề xuất Chi cục trưởng quyết định chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa đối với luồng vàng tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”. Việc thông báo chuyển luồng bằng nghiệp vụ CKO do công chức Bước 3 thực hiện sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, phân công công chức kiểm tra hàng hóa và quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.

b2) Nếu kết quả kiểm tra hồ sơ phù hợp:

b2.1) Trường hợp thông quan:

- Đối với các trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Danh mục trừ lùi: Thực hiện trừ lùi trên bản chính các Danh mục trừ lùi đã đăng ký;

- Ghi nhận kết quả kiểm tra vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”;

- Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ thông qua chức năng CEA/CEE.

b2.2) Trường hợp giải phóng hàng;

- Đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt lấy mẫu (nếu có) tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” và đề xuất cho phép giải phóng hàng trên Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ;

- Sau khi được Chi cục trưởng phê duyệt, hoàn thành việc kiểm tra thông qua chức năng CEA/CEE;

- Căn cứ kết quả xác định trị giá, giám định, phân loại, công chức kiểm tra hồ sơ xác định chính xác số thuế phải nộp, đề xuất Chi cục trưởng thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan;

- Kiểm tra việc sửa đổi, bổ sung thông tin tờ khai của người khai hải quan theo đúng thông báo của cơ quan Hải quan về kết quả xác định trị giá, giám định, phân loại. Nếu phù hợp công chức cập nhật kết quả vào Hệ thống và thực hiện nghiệp vụ CEA/CEE. Nếu không phù hợp đề nghị người khai hải quan điều chỉnh bằng nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A). Nếu quá 05 ngày kể từ ngày gửi thông báo, người khai hải quan không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung thì công chức hải quan thực hiện việc sửa đổi, bổ sung thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã B) và nghiệp vụ CEA/CEE để ấn định thuế.

b3) Trường hợp có yêu cầu đưa hàng về bảo quản:

Căn cứ trên văn bản đề nghị đưa hàng về bảo quản của người khai hải quan, công chức hải quan kiểm tra thông tin khai báo với các điều kiện cho phép đưa hàng về bảo quản quy định tại Điều 15 Thông tư 22/2014/TT-BTC.

b3.1) Trường hợp hàng hóa không đủ điều kiện đưa về bảo quản, thông báo cho người khai hải quan bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01 (mã A); đồng thời cập nhật lý do không chấp nhận đưa hàng về bảo quản tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” tại Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ;

b3.2) Trường hợp hàng hóa đáp ứng điều kiện đưa hàng về bảo quản, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện như sau:

- Đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt đưa hàng về bảo quản tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” tại Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ, trong đó ghi nhận cụ thể căn cứ chấp nhận đưa hàng về bảo quản;

- Sau khi được Chi cục trưởng phê duyệt tại ô “Ý kiến của Lãnh đạo”, thông báo cho người khai hải quan quyết định cho phép Đưa hàng về bảo quản tại ô “Chỉ thị của Hải quan” trên Tờ khai hải quan thông qua nghiệp vụ IDA01 (mã B).

- Cập nhật quyết định cho phép đưa hàng về bảo quản tại Hệ thống thông quan điện tử tập trung (Hệ thống e-Customs).

- Sau khi có kết quả kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành, nếu lô hàng đủ điều kiện được phép nhập khẩu, công chức kiểm tra hồ sơ xác nhận hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ bằng nghiệp vụ CEA; nếu lô hàng không được phép nhập khẩu tiến hành xử lý theo quy định hiện hành. Trường hợp người khai hải quan nộp kết quả kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành không đúng thời hạn quy định tiến hành lập Biên bản vi phạm, sau khi người khai hải quan chấp hành quyết định xử lý của cơ quan Hải quan, tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan.

b4) Đối với những lô hàng phải thực hiện kiểm tra hàng hóa, công chức sau khi hoàn tất việc kiểm tra hồ sơ hải quan, chỉ ghi nhận kết quả kiểm tra hồ sơ tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”, không thực hiện CEA/CEE và chuyển hồ sơ sang Bước 3. Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không đúng so với khai báo của người khai hải quan và hàng hóa thuộc đối tượng phải tính lại thuế thì công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện tính lại thuế trên cơ sở hồ sơ Bước 3 chuyển về, thông báo cho người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung (nếu có) bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A) và làm tiếp thủ tục theo quy định. Nếu quá 05 ngày kể từ ngày gửi thông báo sửa đổi, bổ sung và còn trong thời hạn hiệu lực tờ khai mà người khai hải quan không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung thì công chức hải quan thực hiện việc sửa đổi, bổ sung và ấn định thuế (nếu có) thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã B) và thực hiện tiếp các thủ tục.

Đối với tờ khai khai vận chuyển kết hợp được phân luồng đỏ, sau khi hoàn tất việc kiểm tra hồ sơ hợp lệ, công chức Bước 2 cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ và cho phép vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”, đồng thời cập nhật quyết định cho phép vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa tại Hệ thống e-Customs để Bước 3 thực hiện kiểm tra. Thông báo cho người khai hải quan quyết định cho phép Vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra tại ô “Chỉ thị của Hải quan” trên Tờ khai hải quan thông qua nghiệp vụ IDA01 (mã B).

Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai không thể tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa, đề xuất Chi cục trưởng quyết định lựa chọn 01 địa điểm kiểm tra tập trung thuộc địa bàn của Cục Hải quan để yêu cầu Chi cục Hải quan nơi quản lý địa điểm kiểm tra tập trung thực hiện kiểm hóa. Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, lập 01 Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa theo Mẫu số 9 Phụ lục kèm theo Quy trình này. Niêm phong hồ sơ hải quan bao gồm: 01 Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa và toàn bộ hồ sơ hải quan sao y bản chính, giao người khai hải quan chuyển đến Chi cục Hải quan nơi thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa. Ngay sau khi bàn giao hồ sơ cho người khai hải quan, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tiến hành fax Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa đến Chi cục nơi thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa.

3. Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa

a) Trách nhiệm của Chi cục trưởng

a1) Phân công cho công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thông qua Màn hình NA02A

Trường hợp phân công cho nhiều hơn 01 công chức thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa, thực hiện phân công 01 công chức tại ô “Tên người phụ trách kiểm hóa”, các công chức còn lại ghi nhận tại ô “Cập nhật ý kiến của Lãnh đạo” trên Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra thực tế hàng hóa.

Đối với những tờ khai liên kết với số tờ khai khác (lô hàng có trên 50 dòng hàng) trong đó có hơn 01 tờ khai phân luồng đỏ thì toàn bộ các tờ khai luồng đỏ phân công cho nhóm công chức kiểm tra thực tế hàng hóa các tờ khai thuộc lô hàng.

Đối với tờ khai chuyển luồng từ luồng vàng sang luồng đỏ, sau khi phê duyệt đề xuất chuyển luồng của công chức kiểm tra hồ sơ, Chi cục trưởng trực tiếp tiến hành phân công công chức kiểm tra thực tế hàng hóa.

a2) Quyết định hình thức, mức độ kiểm tra, chỉ đạo các nội dung công chức cần kiểm tra; phê duyệt đề xuất của công chức kiểm tra thực tế hàng hóa, quyết định việc tạm dừng hoàn thành việc kiểm tra và hủy tạm dừng hoàn thành kiểm tra thông qua chức năng Tạm dừng và Hủy tạm dừng CEA/CEE (nếu có) tại Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra thực tế hàng hóa; việc chỉ đạo và phê duyệt phải được cập nhật vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của Lãnh đạo”.

b) Trách nhiệm của công chức hải quan thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa

b1) Công chức được phân công tại ô “Tên người phụ trách kiểm hóa” trên Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra thực tế hàng hóa sử dụng nghiệp vụ CKO để thông báo cho người khai hải quan về việc chuyển luồng (nếu có), hình thức, địa điểm và thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa theo đúng nội dung chỉ đạo của Chi cục trưởng;

b2) Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 14 Thông tư 22/2014/TT-BTC. Kết quả kiểm tra hàng hóa phải xác định rõ những nội dung phù hợp/chưa phù hợp của hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu so với khai báo của người khai hải quan, đồng thời phải xác định đầy đủ các thông tin về hàng hóa làm căn cứ tính thuế và phải được cập nhật tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”;

b3) Thực hiện việc lấy mẫu (nếu có) theo quy định hiện hành.

c) Xử lý kết quả kiểm tra:

c1) Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp và thuộc trường hợp thông quan thì công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện:

c1.1) Ghi nhận kết quả kiểm tra vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”;

c1.2) Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa thông qua chức năng CEA/CEE.

c2) Trường hợp tờ khai có đề nghị giải phóng hàng, công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện các công việc như quy định tại điểm b2.2 Bước 2 Mục này;

c3) Trường hợp tờ khai có yêu cầu mang hàng hóa về bảo quản, công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện các công việc như quy định tại điểm b3 Mục này;

c4) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không đúng so với khai báo của người khai hải quan thì công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định hiện hành và chuyển hồ sơ đến các bước nghiệp vụ tiếp theo để xem xét, quyết định (trường hợp hàng thuộc đối tượng phải tính lại thuế thì công chức kiểm tra thực tế hàng hóa ghi nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa chuyển toàn bộ hồ sơ về Bước 2 để tính lại thuế).

d) Truờng hợp có yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa từ một Chi cục Hải quan khác thì Chi cục trưởng phân công công chức, thực hiện kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện như quy định tại điểm a, điểm b, điểm c Bước này. Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không đúng so với khai báo của người khai hải quan thì lập Biên bản theo quy định hiện hành gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xử lý.

4. Bước 4: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ

a) Thu thuế

Hệ thống tự động kiểm tra việc nộp thuế của tờ khai hải quan trên cơ sở thanh toán của người khai hải quan được cập nhật trên Hệ thống.

Trường hợp người khai hải quan đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế nhưng thông tin về việc thanh toán thuế chưa được cập nhật kịp thời trên Hệ thống thì công chức hải quan căn cứ bản chỉnh chứng từ chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ thuế do người khai hải quan xuất trình (lưu 01 bản chụp có xác nhận của người khai hải quan) để thực hiện nghiệp vụ RCC trên Hệ thống VNACCS xác nhận tờ khai đã hoàn thành nghĩa vụ thuế. Chi cục trưởng nơi đăng ký tờ khai giao cho một hoặc một nhóm công chức hải quan thực hiện nghiệp vụ RCC và mở sổ theo dõi số lượng tờ khai đã thực hiện nghiệp vụ này.

b) Xác nhận thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ

Trên cơ sở xác nhận thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra trên Hệ thống, công chức được giao nhiệm vụ xác nhận thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ tiến hành in 02 Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (trừ thông tin chi tiết từng dòng hàng) trên Hệ thống e-Customs; đóng dấu xác nhận theo mẫu dấu tương ứng quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này, ký tên, đóng dấu công chức vào góc trên cùng bên phải của trang đầu tiên của 01 Tờ khai in giao cho người khai hải quan, lưu 01 Tờ khai in cùng hồ sơ hải quan của lô hàng.

Trường hợp khu vực giám sát chưa triển khai Hệ thống VNACCS, công chức được giao nhiệm vụ in 01 Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu luồng xanh (trừ thông tin chi tiết từng dòng hàng) trên Hệ thống e-Customs, đóng dấu xác nhận theo mẫu dấu tương ứng quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này, ký tên, đóng dấu công chức vào góc trên cùng bên phải của trang đầu tiên của Tờ khai in. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng container, in Bảng kê số container đính kèm tờ khai và đóng dấu giáp lai toàn bộ Bảng kê với Tờ khai in giao cho người khai hải quan để xuất trình tại khu vực giám sát. Nhận lại Tờ khai xuất khẩu đã được xác nhận qua khu vực giám sát do người khai hải quan xuất trình để cập nhật vào Hệ thống e-Customs.

Trường hợp Hệ thống tại khu vực giám sát gặp sự cố, in Bảng kê số hiệu kiện, container, phương tiện chứa hàng của tờ khai quy định tại Bước 5 dưới đây, ký tên, đóng dấu công chức để đính kèm tờ khai  in giao người khai hải quan.

c) Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ

Công chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ theo dõi, quản lý và hoàn chỉnh hồ sơ của các lô hàng đã được “Thông quan”, “Giải phóng hàng”, “Đưa hàng về bảo quản”, mà còn nợ các chứng từ được phép chậm nộp thuộc bộ hồ sơ hải quan hoặc còn vướng mắc chưa hoàn tất thủ tục hải quan.

Công chức hải quan đã giải quyết thủ tục cho lô hàng tại các Bước 2, Bước 3 có trách nhiệm tiếp nhận các chứng từ chậm nộp, xử lý các vướng mắc của lô hàng. Sau khi hoàn thành thì chuyển cho công chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ. Công chức quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ kiểm tra việc hoàn chỉnh của hồ sơ, đưa vào lưu trữ nếu đã đầy đủ hồ sơ theo quy định.

5. Bước 5: Quản lý hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan

a) Trường hợp khu vực giám sát hải quan đã triển khai Hệ thống VNACCS:

Việc giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra, vào khu vực giám sát hải quan được thực hiện trên Hệ thống e-Customs tại Văn phòng Đội giám sát và Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát thuộc Chi cục Hải quan quản lý khu vực giám sát thực hiện. Trong trường hợp Chi cục Hải quan quản lý khu vực giám sát không phân chia thành Văn phòng Đội giám sát và Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát, hoặc không có Đội giám sát chuyên trách thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý khu vực giám sát chịu trách nhiệm phân công công chức phù hợp thực hiện.

a1) Trách nhiệm của Văn phòng Đội giám sát

a1.1) Nội dung kiểm tra:

- Tiếp nhận, kiểm tra các chứng từ người khai hải quan phải xuất trình theo đúng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 31 Thông tư 22/2014/TT-BTC và các cảnh báo của Hệ thống e-Customs;

- Kiểm tra thông tin khai báo về chi tiết số hiệu container tại chỉ tiêu “Số đính kèm khai báo điện tử” đối với hàng hóa nhập khẩu được đóng trong container vận chuyển bằng đường biển.

a1.2) Xử lý kết quả kiểm tra;

- Nếu kiểm tra phát hiện thông tin khai báo không đầy đủ hoặc có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa chứng từ thuộc diện phải nộp, xuất trình, công chức giám sát tùy theo từng trường hợp hướng dẫn người khai hải quan điều chỉnh, bổ sung hoặc xử lý theo quy định.

- Nếu kết quả kiểm tra phù hợp: Cập nhật số hiệu container sẽ qua khu vực giám sát (đối với hàng hóa nhập khẩu bằng container) hoặc số hiệu kiện hoặc số hiệu của phương tiện chứa hàng thuộc tờ khai sẽ qua khu vực giám sát trên Hệ thống e-Customs (tại tiêu chí “Số container”),

Đối với tờ khai hàng hóa nhập khẩu được phân luồng xanh (trừ tờ khai nhập khẩu tại chỗ), công chức giám sát tiến hành in 01 Tờ khai hàng hóa nhập khẩu thông quan (trừ thông tin chi tiết từng dòng hàng) trên Hệ thống e-Customs; đóng dấu xác nhận theo mẫu dấu quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này, ký tên, đóng dấu công chức vào góc trên cùng bên phải của trang đầu tiên Tờ khai in giao cho người khai hải quan.

a2) Trách nhiệm của Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát

a2.1) Kiểm tra, đối chiếu số hiệu container/số ký hiệu của phương tiện chứa hàng với danh sách số hiệu container/số ký hiệu của phương tiện chứa hàng do Văn phòng Đội giám sát cập nhật trên Hệ thống e-Customs; tình trạng niêm phong hãng tàu, tình trạng niêm phong hải quan (nêu có). Sử dụng máy đọc số container để kiểm tra, đối chiếu nếu đã được trang bị;

a2.2) Xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống e-Customs trên cơ sở xác nhận của Văn phòng Đội giám sát. Riêng đối với hàng hóa vận chuyển bằng container hoặc chia thành nhiều chuyến thì xác nhận theo từng container hoặc theo từng chuyến hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống e-Customs.

a3) Trường hợp Hệ thống tại Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát gặp sự cố không thể tra cứu được thông tin

a3.1) Văn phòng Đội giám sát

- Thực hiện việc kiểm tra như quy định tại điểm a1 Bước này;

- Lập Bảng kê số hiệu kiện, container, phương tiện chứa hàng theo từng tờ khai sẽ qua khu vực giám sát, ký tên, đóng dấu công chức chuyển Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát theo Mẫu số 7 Phụ lục kèm theo Quy trình này.

a3.2) Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát

Trên cơ sở bảng kê do Văn phòng Đội giám sát chuyển tới, công chức giám sát cổng khu vực giám sát thực hiện xác nhận hàng qua khu vực giám sát tại Bảng kê và chuyển trả lại cho Văn phòng Đội giám sát để cập nhật vào Hệ thống.

a4) Trong trường hợp Hệ thống tại Văn phòng Đội giám sát và Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát gặp sự cố

Những nội dung công việc quy định tại điểm a1 Bước này và việc in tờ khai được thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai.

Văn phòng Đội giám sát khai thác thông tin tại đơn vị hỗ trợ xử lý nghiệp vụ hải quan thuộc Tổng cục Hải quan, lập Bảng kê số hiệu kiện, container, phương tiện chứa hàng theo từng tờ khai sẽ qua khu vực giám sát, ký tên, đóng dấu công chức chuyển Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát.

Công chức giám sát cổng khu vực giám sát thực hiện xác nhận hàng qua khu vực giám sát tại Bảng kê và chuyển trả lại cho Văn phòng Đội giám sát để yêu cầu đơn vị hỗ trợ xử lý nghiệp vụ hải quan thuộc Tổng cục Hải quan cập nhật vào Hệ thống hoặc tự cập nhật vào Hệ thống khi Hệ thống đã xử lý được sự cố.

b) Trường hợp khu vực giám sát chưa triển khai Hệ thống VNACCS

b1) Nội dung kiểm tra

b1.1) Tiếp nhận, kiểm tra các chứng từ người khai hải quan phải xuất trình theo đúng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 31 Thông tư 22/2014/TT-BTC;

b1.2) Kiểm tra hiệu lực của tờ khai hải quan;

b1.3) Đối chiếu Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu in có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai do người khai hải quan xuất trình, Bảng kê số container với hàng hóa làm căn cứ để xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát.

b2) Xử lý kết quả kiểm tra

Công chức hải quan giám sát sau khi kiểm tra nếu phù hợp thì đóng dấu xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát” theo mẫu dấu quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này, ký tên, đóng dấu công chức vào phía dưới dấu xác nhận của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai giao cho người khai hải quan nộp lại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai.

Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp, công chức hải quan giám sát báo cáo Chi cục trưởng xem xét giải quyết cụ thể theo thẩm quyền hoặc phối hợp với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai theo quy định hiện hành.

II. Sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan

1. Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Thông tư 22/2014/TT-BTC

a) Trường hợp sửa đổi, bổ sung trước thời điểm xác nhận nghiệp vụ CEA/CEE, công chức được phân công thực hiện:

a1) Kiểm tra hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 11 Thông tư 22/2014/TT-BTC;

a2) Xử lý kết quả kiểm tra;

a2.1) Nếu việc sửa đổi, bổ sung hợp lệ, tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan theo phân luồng mới của Tờ khai sửa đổi, bổ sung; thực hiện xử phạt theo quy định hiện hành nếu thời điểm thực hiện sửa đổi, bổ sung đối với tờ khai luồng đỏ là thời điểm sau khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa;

a2.2) Nếu việc sửa đổi, bổ sung không hợp lệ, đề xuất Chi cục trưởng không chấp thuận tờ khai sửa đổi, bổ sung. Trên cơ sở quyết định của Chi Cục trưởng, sử dụng nghiệp vụ IDA01/EDA01 - Chỉ thị của Hải quan (mã A) để yêu cầu người khai hải quan sửa đổi lại như nội dung tờ khai ban đầu.

b) Trường hợp sửa đổi, bổ sung sau thời điểm xác nhận nghiệp vụ CEA/CEE nhưng trước thời điểm thông quan, công chức được phân công thực hiện:

b1) Trách nhiệm của Chi cục trưởng:

b1.1) Phân công công chức thực hiện kiểm tra hồ sơ sửa đổi, bổ sung ngoài hệ thống. Trường hợp tờ khai luồng vàng, luồng đỏ ưu tiên phân công công chức đã thực hiện kiểm tra hồ sơ trong quá trình thông quan thực hiện;

b1.2) Phê duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ khai bổ sung do công chức đề xuất.

b2) Trách nhiệm của công chức:

b2.1) Tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo phân công của Chi cục trưởng;

b2.2) Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ sửa đổi, bổ sung. Hồ sơ sửa đổi, bổ sung bao gồm:

- Tờ khai bổ sung sau thông quan (đã đăng ký): 01 bản in;

- Các chứng từ chứng minh lý do sửa đổi, bổ sung (nếu có).

b3) Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đề xuất Chi cục trưởng chấp thuận/không chấp thuận Tờ khai bổ sung sau thông quan bằng văn bản. Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt hình thức xử lý đối với Tờ khai bổ sung sau thông quan tại văn bản đề xuất, công chức hải quan thực hiện như sau:

b3.1) Trường hợp không chấp nhận Tờ khai bổ sung sau thông quan: thông báo từ chối Tờ khai bổ sung sau thông quan bằng nghiệp vụ CAM (mã N); chuyển thông tin tờ khai cho bộ phận làm nhiệm vụ quản lý rủi ro của Chi cục để tiến hành kiểm tra và đề xuất xử lý;

b3.2) Trường hợp chấp nhận khai bổ sung: sử dụng nghiệp vụ CAM (mã Y) để thông báo kết quả đến người khai hải quan, xử phạt về hành vi vi phạm quy định về khai hải quan theo quy định hiện hành. Nêu việc khai bổ sung có liên quan đến tăng, giảm số tiền thuế phải thu thì thực hiện theo quy định hiện hành (trên Hệ thống kế toán thuế tập trung). In 01 Tờ khai sửa đổi, bổ sung sau thông quan (được chấp nhận) do Hệ thống tự động gửi về, lưu cùng hồ sơ sửa đổi, bổ sung.

2. Trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 11 Thông tư 22/2014/TT-BTC

Thủ tục sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan đối với trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 11 Thông tư 22/2014/TT-BTC thực hiện như quy định tại điểm b khoản 1 Mục này. Riêng hồ sơ sửa đổi, bổ sung bao gồm:

a) Văn bản đề nghị khai bổ sung về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 1 Phụ lục III Thông tư 22/2014/TT-BTC: 01 bản chính;

b) Tờ khai bổ sung sau thông quan (đã đăng ký): 01 bản in;

c) Các chứng từ chứng minh lý do sửa đổi, bổ sung (nếu có).

III. Hủy tờ khai hải quan

1. Hủy tờ khai thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư 22/2014/TT-BTC.

Trong trường hợp Chi cục Hải quan nơi có tờ khai hủy nghi vấn lô hàng thuộc tờ khai hủy hoặc người khai hải quan có dấu hiệu không tuân thủ các quy định pháp luật về hải quan thì chuyên toàn bộ thông tin liên quan đến tờ khai xin hủy về Đội kiểm soát hải quan cấp Cục đề nghị xác minh làm rõ. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, Đội kiểm soát hải quan có văn bản trả lời Chi cục Hải quan nơi có tờ khai hủy. Trên cơ sở kết quả xác minh của Đội kiểm soát hải quan, Chi cục Hải quan tiến hành thực hiện tiếp các thủ tục hải quan theo quy định.

2. Thủ tục thực hiện:

a) Hủy theo đề nghị của người khai hải quan

Căn cứ trên văn bản đề nghị hủy của người khai hải quan, công chức hải quan kiểm tra thông tin khai báo với hồ sơ xin hủy và thực hiện như sau:

a1) Trường hợp hồ sơ xin hủy không hợp lệ, thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan;

a2) Trường hợp hồ sơ xin hủy hợp lệ (lý do chính đáng và thuộc các trường hợp được phép hủy tờ khai)

a2.1) Đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt bằng văn bản;

a2.2) Trên cơ sở phê duyệt của Chi cục trưởng tại văn bản đề xuất, sử dụng nghiệp vụ PAI/PAE để thực hiện hủy tờ khai đang trong quá trình thông quan; sử dụng nghiệp vụ CNO/CNO11 để ghi nhận tờ khai hủy đối với tờ khai hủy sau thông quan;

a3.3) Hủy số tiền thuế phải nộp của tờ khai hủy (nếu có) trên Hệ thống Kế toán thuế tập trung.

b) Hủy không theo yêu cầu của người khai hải quan

Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn tờ khai đối với những tờ khai quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 12 Thông tư 22/2014/TT-BTC mà người khai hải quan không giải trình bằng văn bản lý do không hủy tờ khai quá hạn thì công chức đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt và sử dụng nghiệp vụ PAI/PEA để thực hiện hủy tờ khai trên Hệ thống. Đồng thời chuyển toàn bộ thông tin về việc hủy tờ khai sang bộ phận quản lý rủi ro cấp Chi cục để đánh giá doanh nghiệp và cập nhật tiêu chí vào Hệ thống.

IV. Can thiệp đột xuất

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại qua khu vực giám sát hải quan, nếu có thông tin xác định lô hàng vi phạm pháp luật hải quan và các pháp luật liên quan, có thể sử dụng nghiệp vụ can thiệp đột xuất để thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát đảm bảo quản lý hải quan. Việc can thiệp đột xuất được thực hiện bằng các biện pháp nghiệp vụ ngoài hệ thống (thông qua nghiệp vụ giám sát hải quan, kiểm soát hải quan) như sau:

1. Thẩm quyền quyết định can thiệp đột xuất

- Chi cục trưởng nơi đăng ký tờ khai;

- Chi cục trưởng quản lý địa bàn đang lưu giữ hàng hóa;

- Lãnh đạo các đơn vị Kiểm soát, chống buôn lậu;

- Lãnh đạo các cấp theo thẩm quyền.

2. Quy trình can thiệp đột xuất

a) Bước 1: Thông báo phối hợp

Trên cơ sở các nguồn thông tin thu thập được, Lãnh đạo các đơn vị quy định tại khoản 1 ban hành quyết định can thiệp đột xuất và thông báo theo Mẫu số 8 Phụ lục Quy trình này cho các đơn vị liên quan phối hợp thực hiện theo nguyên tắc sau:

a1) Trường hợp Chi cục trưởng nơi đăng ký tờ khai quyết định can thiệp đột xuất: nếu lô hàng còn trong địa bàn quản lý của Chi cục thì tổ chức các lực lượng kiểm soát, giám sát tại Chi cục phối hợp thực hiện, nếu lô hàng đang lưu giữ ở Chi cục Hải quan khác thì thông báo cho Chi cục trưởng Chi cục Hải quan đó để phối hợp thực hiện;

a2) Trường hợp Chi cục trưởng nơi lưu giữ hàng hóa ra quyết định can thiệp đột xuất: Chi cục trưởng tổ chức các lực lượng giám sát, lực lượng kiểm soát hải quan trong Chi cục tổ chức thực, nếu lô hàng đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan khác thì thông báo cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai biết phối hợp;

a3) Các trường hợp khác: Lãnh đạo các đơn vị ra quyết định can thiệp đột xuất tổ chức lực lượng, phối hợp với Chi cục Hải quan nơi hàng hóa đang lưu giữ, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện quyết định.

b) Bước 2: Thực hiện can thiệp đột xuất

Thực hiện can thiệp đột xuất hàng hóa thông qua chức năng “Dừng đột xuất” tại Hệ thống e-Customs;

Thực hiện kiểm tra theo yêu cầu can thiệp ghi nhận tại Quyết định dưới sự chứng kiến của các đơn vị liên quan.

c) Bước 3: Xử lý kết quả can thiệp đột xuất

Kết quả kiểm tra được ghi nhận bằng biên bản và xử lý như sau:

c1) Nếu mức độ vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan Hải quan thì đơn vị ban hành Quyết định can thiệp đột xuất thực hiện xử lý vi phạm;

c2) Nếu mức độ vi phạm vượt quá thẩm quyền của cơ quan Hải quan thì đơn vị ban hành Quyết định can thiệp đột xuất hoàn thiện hồ sơ chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Kết quả xử lý can thiệp đột xuất phải được thông báo cho các đơn vị liên quan. Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai có trách nhiệm cập nhật vào hệ thống quản lý rủi ro.

V. Xử lý các tờ khai lỗi trên Hệ thống

1. Đối với các tờ khai đang trong quá trình thông quan (chưa thực hiện CEA/CEE)

Yêu cầu người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ sửa tờ khai trong thông quan (nghiệp vụ IDA01). Lưu ý các thông tin khai báo như tờ khai ban đầu, chỉ bổ sung trong chỉ tiêu “Phần ghi chú” nội dung “Sửa theo yêu cầu của cơ quan Hải quan”.

Cơ quan Hải quan sau khi tiếp nhận tờ khai sửa thực hiện tiếp các thủ tục theo quy định.

2. Đối với các tờ khai đã hoàn thành xử lý (đã thực hiện CEA/CEE)

a) Tạm dừng việc xử lý tờ khai hải quan thông qua chức năng “Dừng thông quan” trên Hệ thống e-Customs;

b) Tiến hành thủ tục hủy tờ khai trên Hệ thống VNACCS;

c) Yêu cầu người khai hải quan đăng ký tờ khai mới hoặc chuyển sang thực hiện thủ công;

d) Chuyển số thuế của tờ khai đã hủy sang tờ khai mới (nếu có) và thực hiện tiếp các thủ tục. Việc chuyển số thuế thực hiện theo quy định tại điểm 7 Mục I Phần B Thông tư 128/2008/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2008, Điều 130 Thông tư 128/2013/TT-BTC.

Phần II.

QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI

Mục 1 QUY ĐỊNH CHUNG

1. Quy trình này quy định các bước thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài quy định tại Điều 22 Thông tư số 22/2014/TT-BTC. Chính sách, chế độ quản lý đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài thực hiện theo quy định hiện hành.

Riêng thủ tục hải quan và thủ tục thanh khoản đối với loại hình gia công của DNCX được thực hiện theo quy định tại Phần IV - Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX.

2. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công và thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm gia công thực hiện trên Hệ thống VNACCS/VCIS. Các thủ tục khác để theo dõi, quản lý hợp đồng gia công (thủ tục tiếp nhận thông báo hợp đồng gia công; tiếp nhận thông báo, điều chỉnh, kiểm tra định mức; thanh khoản hợp đồng gia công ...) được thực hiện trên Hệ thống e-Customs.

3. Tùy theo kết quả áp dụng quản lý rủi ro và yêu cầu quản lý, các thủ tục này có thể trải qua đầy đủ các bước trong Quy trình hoặc chỉ trải qua một số bước nhất định được quy định tại Mục 2 Quy trình này.

Mục 2 QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. Thủ tục tiếp nhận thông báo, sửa đổi, bổ sung hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công

1. Tiếp nhận thông báo hợp đồng gia công

Thời hạn tiếp nhận hợp đồng gia công thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 13/2014/TT-BTC ngày 24/01/2014 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài (dưới đây viết tắt là Thông tư số 13/2014/TT-BTC).

Bước 1: Tiếp nhận thông báo hợp đồng gia công

Hệ thống e-Customs tiếp nhận thông tin thông báo hợp đồng gia công, tự động kiểm tra sự phù hợp với chuẩn dữ liệu, các chỉ tiêu thông tin khai báo theo quy định của hợp đồng gia công và các danh mục kèm theo hợp đồng gia công (danh mục nguyên phụ liệu, sản phẩm, thiết bị, hàng mẫu).

a) Nếu thông tin khai phù hợp, Hệ thống tự động cấp số tiếp nhận thông tin thông báo hợp đồng gia công của người khai hải quan, công chức kiểm tra sơ bộ thông tin ở Bước 2;

b) Nếu thông tin khai không phù hợp, Hệ thống tự động từ chối tiếp nhận hợp đồng gia công và phản hồi thông tin cho người khai hải quan.

Bước 2: Kiểm tra sơ bộ thông tin hợp đồng gia công

Trên cơ sở thông tin khai của người khai hải quan được Hệ thống ghi nhận, công chức tiếp nhận hợp đồng gia công thực hiện kiểm tra sơ bộ thông tin hợp đồng gia công trên Hệ thống.

Nội dung kiểm tra gồm:

a) Kiểm tra điều kiện thực hiện gia công:

a1) Kiểm tra để xác định loại hình gia công: đối chiếu nội dung công việc thương nhân nước ngoài thuê doanh nghiệp Việt Nam gia công thỏa thuận trong hợp đồng gia công với quy định tại Điều 178 Luật Thương mại, đối chiếu nội dung của hợp đồng gia công với quy định tại Điều 29 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ;

a2) Kiểm tra để xác định mặt hàng được phép nhận gia công: đối chiếu mặt hàng gia công ghi trong hợp đồng gia công với quy định tại Điều 28 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013; Điều 9 Chương III Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

a3) Kiểm tra để xác định địa điểm làm thủ tục hải quan quy định tại Điều 7 Thông tư số 13/2014/TT-BTC;

a4) Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kiểm tra thêm các điều kiện quy định tại điểm 5, mục II Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04/4/2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương):

a4.1) Nếu qua kiểm tra xác định đáp ứng đầy đủ các điều kiện thực hiện hợp đồng gia công thì thực hiện tiếp công việc nêu tại điểm b dưới đây;

a4.2) Nếu qua kiểm tra xác định không đáp ứng đầy đủ các điều kiện thực hiện hợp đồng gia công thì từ chối tiếp nhận hợp đồng gia công, nêu rõ lý do trên Hệ thống.

b) Kiểm tra các thông tin khai báo tại Danh mục nguyên phụ liệu, sản phẩm, thiết bị, hàng mẫu của hợp đồng gia công:

b1) Mã nguyên phụ liệu, sản phẩm, thiết bị, hàng mẫu phục vụ hợp đồng gia công: do doanh nghiệp tự xác định theo hướng dẫn của Chi cục Hải quan làm thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công và thống nhất trong hồ sơ hải quan từ khi nhập khẩu/xuất khẩu đến khi thanh khoản hợp đồng gia công;

b2) Khai tên hàng hóa phải rõ ràng, cụ thể. Trường hợp khai gộp chung nhiều mặt hàng khác nhau vào làm một phải đảm bảo nguyên tắc là một mặt hàng duy nhất theo biểu thuế nhập khẩu hiện hành và bảo đảm việc tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có sau này) được độc lập giữa các mặt hàng với nhau;

b3) Đơn vị tính: đơn vị tính theo quy định tại Thông tư 156/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam. Trường hợp người khai hải quan đăng ký danh mục hàng hóa có đơn vị tính không phải là đơn chiếc như: bộ, tá, hộp ... thì phải quy đổi ra đơn vị tính đơn chiếc tương ứng, xác định rõ lượng nguyên phụ liệu sử dụng trong một sản phẩm là như nhau và có thể định lượng được.

c) Xử lý kết quả kiểm tra:

c1) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp thì thực hiện theo một trong các trường hợp sau:

c1.1) Trường hợp không phải kiểm tra cơ sở sản xuất:

- Nếu thương nhân thuộc đối tượng chấp hành tốt pháp luật hải quan, không có hợp đồng gia công quá hạn chưa thanh khoản (kể cả thực hiện tại Chi cục Hải quan khác) và có đủ thông tin để kiểm tra các điều kiện nêu tại điểm a Bước này thì chấp nhận đăng ký hợp đồng gia công, ghi nhận vào Hệ thống và phản hồi thông tin chấp nhận thông báo hợp đồng gia công cho người khai hải quan;

- Thương nhân không thuộc đối tượng chấp hành tốt pháp luật hải quan hoặc có hợp đồng gia công quá hạn chưa thanh khoản (kể cả thực hiện tại Chi cục Hải quan khác) và không có đủ thông tin để kiểm tra các điều kiện nêu tại điểm a Bước này thì công chức tiếp nhận hợp đồng gia công đề xuất kiểm tra hồ sơ, ghi nhận ý kiến vào Hệ thống để Chi cục trưởng xem xét phê duyệt, chuyển sang Bước 3.

c1.2) Trường hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất theo quy định thì công chức tiếp nhận hợp đồng gia công đề xuất kiểm tra hồ sơ/kiểm tra cơ sở sản xuất, ghi nhận ý kiến vào Hệ thống để Chi cục trưởng xem xét phê duyệt, chuyển sang Bước 3.

c2) Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp thì từ chối tiếp nhận hợp đồng gia công trên Hệ thống, nêu rõ lý do từ chối và phản hồi thông tin cho người khai hải quan biết để sửa đổi, bổ sung.

Bước 3: Kiểm tra hồ sơ hợp đồng gia công.

Công chức tiếp nhận hợp đồng gia công thực hiện kiểm tra sự đồng bộ, đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ thông báo hợp đồng gia công do doanh nghiệp nộp/xuất trình theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ và khoản 1 Điều 9 Thông tư số 13/2014/TT-BTC; đối chiếu với thông tin hợp đồng gia công trên Hệ thống.

a) Nếu hồ sơ đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ thì thực hiện theo một trong các trường hợp sau:

a1) Nếu không phải kiểm tra cơ sở sản xuất thì thực hiện đăng ký hợp đồng gia công, ghi nhận vào Hệ thống và phản hồi thông tin chấp nhận thông báo hợp đồng gia công cho người khai hải quan; ký tên, đóng dấu số hiệu công chức và ghi ngày, tháng, năm xác nhận lên trang đầu tiên của hợp đồng gia công (02 bản) và các chứng từ kèm theo (nếu có); lưu 01 bản chính hợp đồng gia công và bản sao các chứng từ theo quy định; trả người khai hải quan 01 bản chính hợp đồng gia công và các chứng từ bản chính đã xuất trình;

a2) Nếu phải kiểm tra cơ sở sản xuất thì chuyển sang Bước 4; công chức kiểm tra hợp đồng gia công chờ kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất để xử lý theo quy định.

b) Nếu hồ sơ không đầy đủ, không đồng bộ, không hợp lệ, chưa phù hợp với các quy định, công chức tiếp nhận hợp đồng gia công nhập thông báo hướng dẫn hoặc từ chối tiếp nhận tại chức năng “từ chối hồ sơ” trên Hệ thống và phản hồi cho người khai hải quan biết để sửa đổi, bổ sung hoặc giải trình.

Bước 4: Kiểm tra cơ sở sản xuất

a) Trách nhiệm của Chi cục trưởng:

a1) Ban hành công văn thông báo cho thương nhân về nội dung, thời gian kiểm tra;

a2) Phân công công chức thực hiện kiểm tra;

a3) Phê duyệt kết quả kiểm tra.

b) Trách nhiệm của công chức:

b1) Thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 13/2014/TT-BTC và hướng dẫn hiện hành của Tổng cục Hải quan;

b2) Báo cáo kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất và đề xuất hình thức xử lý trình Chi cục trưởng xem xét;

b3) Thực hiện kết quả phê duyệt của Chi cục trưởng

b3.1) Trường hợp Chi cục trưởng phê duyệt đồng ý cơ sở sản xuất đảm bảo điều kiện thực hiện hợp đồng gia công thì thực hiện đăng ký hợp đồng gia công, nhập nội dung ghi nhận vào Hệ thống và phản hồi thông tin chấp nhận thông báo hợp đồng gia công cho người khai hải quan; ký tên, đóng dấu số hiệu công chức và ghi ngày, tháng, năm xác nhận lên trang đầu tiên của hợp đồng gia công (02 bản) và các chứng từ kèm theo (nếu có); lưu 01 bản chính hợp đồng gia công và bản sao các chứng từ theo quy định; trả người khai hải quan 01 bản chính hợp đồng gia công và các chứng từ bản chính đã xuất trình;

b3.2) Trường hợp Chi cục trưởng phê duyệt không đồng ý do cơ sở sản xuất không đảm bảo điều kiện thực hiện hợp đồng gia công thì trả lại hồ sơ thông báo hợp đồng gia công cho người khai hải quan và nêu rõ lý do; nhập lý do từ chối và phản hồi trên Hệ thống.

2. Tiếp nhận thông báo phụ lục hợp đồng gia công; thông báo sửa đổi, bổ sung hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công

a) Khi tiếp nhận thông báo phụ lục hợp đồng gia công, công chức tiếp nhận phải kiểm tra, đối chiếu nội dung phụ lục hợp đồng với hợp đồng gia công. Thủ tục tiếp nhận thực hiện như thủ tục tiếp nhận thông báo hợp đồng gia công.

b) Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công thực hiện theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 22 Thông tư số 22/2014/TT-BTC.

II. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư gia công

1. Thủ tục hải quan điện tử đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công cho thương nhân nước ngoài (bao gồm nguyên liệu, vật tư do bên thuê gia công cung cấp và nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công trực tiếp mua từ nước ngoài để cung ứng cho hợp đồng gia công) thực hiện theo Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán, trừ việc kiểm tra tính thuế.

2. Đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ thì thực hiện thêm các nội dung sau:

a) Kiểm tra việc đăng ký hợp đồng gia công (kiểm tra, đối chiếu thông tin về số hợp đồng gia công và ngày hợp đồng gia công (DD/MM/YYYY) có khai báo tại tiêu chí “Phần ghi chú” trên tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa với hợp đồng gia công đã đăng ký trên Hệ thống e-Customs).

Trường hợp người khai hải quan chưa đăng ký hợp đồng gia công nhưng đã nhập khẩu nguyên liệu, vật tư thì đề xuất xử lý theo quy định và chuyển thông tin cho bộ phận quản lý rủi ro của Chi cục; thực hiện đăng ký hợp đồng gia công (nếu đủ điều kiện) và làm tiếp thủ tục thông quan cho lô hàng.

b) Kiểm tra, đối chiếu thông tin về mã và tên gọi nguyên liệu, vật tư khai báo trên tờ khai tại tiêu chí “Mô tả hàng hóa” với mã và tên gọi nguyên liệu, vật tư đã đăng ký trên Bảng thông báo nguyên liệu, vật tư theo hợp đồng gia công tại Hệ thống e-Customs;

c) Kiểm tra thông tin khai mã miễn/giảm/không chịu thuế trên tờ khai nhập khẩu của người khai hải quan.

III. Thủ tục tiếp nhận thông báo, điều chỉnh, kiểm tra định mức

1. Thủ tục tiếp nhận thông báo định mức

a) Bước 1: Tiếp nhận thông báo định mức

Hệ thống tiếp nhận thông tin thông báo định mức, tự động kiểm tra sự phù hợp với chuẩn dữ liệu, các chỉ tiêu thông tin khai báo định mức theo quy định, mã HS, mã nguyên liệu, mã sản phẩm xuất khẩu, ...

a1) Nếu thông tin khai phù hợp, Hệ thống tự động cấp số tiếp nhận thông tin thông báo định mức của người khai hải quan, công chức kiểm tra sơ bộ thông tin ở bước 2;

a2) Nếu thông tin khai không phù hợp, Hệ thống tự động từ chối và phản hồi thông tin cho người khai hải quan.

b) Bước 2: Kiểm tra sơ bộ thông tin thông báo định mức

Trên cơ sở thông tin khai của người khai hải quan công chức được phân công thực hiện kiểm tra sơ bộ thông tin thông báo định mức (kiểm tra việc khai báo về các thông số kỹ thuật của sản phẩm liên quan đến việc xác định định mức).

b1) Nếu thông tin thông báo định mức không thể hiện đầy đủ thông số kỹ thuật của sản phẩm liên quan đến việc xác định định mức thì từ chối tiếp nhận thông báo định mức trên Hệ thống, nhập lý do từ chối và phản hồi thông tin cho người khai hải quan biết để sửa đổi, bổ sung;

b2) Nếu thông tin thông báo định mức thể hiện đầy đủ thông số kỹ thuật của sản phẩm liên quan đến việc xác định định mức thì thực hiện theo một trong các trường hợp sau:

b2.1) Trường hợp không phải kiểm tra định mức (gồm kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế định mức) thì chấp nhận đăng ký định mức theo khai báo của người khai hải quan, ghi nhận vào Hệ thống và phản hồi thông tin chấp nhận thông báo định mức cho người khai hải quan. Xác nhận vào bản thông báo định mức in khi người khai hải quan có yêu cầu, bao gồm: ký tên, đóng dấu số hiệu công chức và ghi ngày, tháng, năm ký xác nhận vào 02 bản chính; trả người khai hải quan 01 bản, lưu 01 bản;

b2.2) Trường hợp theo quy định phải kiểm tra định mức (kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế định mức) thì công chức đề xuất kiểm tra hồ sơ/kiểm tra thực tế định mức, ghi nhận ý kiến vào Hệ thống để Chi cục trưởng xem xét phê duyệt

Việc kiểm tra định mức thực hiện theo nguyên tắc quy định tại khoản 6 Điều 13 Thông tư số 13/2014/TT-BTC.

c) Bước 3: Kiểm tra hồ sơ định mức

Công chức được Chi cục trưởng phân công thực hiện kiểm tra hồ sơ định mức theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 13/2014/TT-BTC và hướng dẫn hiện hành của Tổng cục Hải quan, đối chiếu với dữ liệu thông báo định mức trên Hệ thống:

c1) Nếu qua kiểm tra xác định định mức khai báo phù hợp, không có dấu hiệu nghi vấn gian lận định mức thì công chức kiểm tra chấp nhận đăng ký định mức, ghi nhận vào Hệ thống và phản hồi thông tin chấp nhận thông báo định mức cho người khai hải quan. Xác nhận vào bản thông báo định mức in do người khai hải quan nộp; ký tên, đóng dấu số hiệu công chức và ghi ngày, tháng, năm xác nhận vào 02 bản chính; trả người khai hải quan 01 bản, lưu 01 bản và các chứng từ có liên quan kèm theo;

c2) Nếu qua kiểm tra xác định định mức khai báo không phù hợp, có dấu hiệu nghi vấn gian lận định mức thì công chức kiểm tra đề xuất Chi cục trưởng quyết định kiểm tra thực tế định mức tại cơ sở sản xuất của thương nhân (chuyển sang Bước 4); chờ kết quả kiểm tra thực tế định mức để xử lý theo quy định.

d) Bước 4: Kiểm tra thực tế định mức tại cơ sở sản xuất của thương nhân

Công chức được Chi cục trưởng phân công thực hiện kiểm tra thực tế định mức theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 13/2014/TT-BTC và hướng dẫn hiện hành của Tổng cục Hải quan.

d1) Nếu qua kết quả kiểm tra thực tế phù hợp thì công chức kiểm tra chấp nhận đăng ký định mức, ghi nhận vào Hệ thống và phản hồi thông tin chấp nhận thông báo định mức cho người khai hải quan. Xác nhận vào bản thông báo định mức in do người khai hải quan nộp; ký tên, đóng dấu số hiệu công chức và ghi ngày, tháng, năm xác nhận vào 02 bản chính; trả người khai hải quan 01 bản, lưu 01 bản và các chứng từ có liên quan kèm theo;

d2) Nếu kết quả kiểm tra xác định định mức khai báo không đúng so với thực tế thì công chức kiểm tra từ chối đăng ký định mức, nhập lý do từ chối vào Hệ thống và phản hồi cho người khai hải quan. Ghi rõ các chỉ tiêu thông tin không chấp nhận vào bản thông báo định mức in do người khai hải quan nộp; ký tên, đóng dấu số hiệu công chức và ghi ngày, tháng, năm xác nhận vào 02 bản chính; trả người khai hải quan 01 bản, lưu 01 bản và các chứng từ có liên quan kèm theo. Đồng thời đề xuất cập nhật thông tin vào hệ thống quản lý rủi ro.

2. Thủ tục tiếp nhận thông báo điều chỉnh định mức

a) Việc điều chỉnh định mức thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 13/2014/TT-BTC và hướng dẫn hiện hành của Tổng cục Hải quan;

b) Thủ tục tiếp nhận thông báo điều chỉnh định mức thực hiện như thủ tục tiếp nhận thông báo định mức quy định tại điểm 1, khoản III Mục 2 Phần II Quyết định này.

IV. Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công

1. Thủ tục hải quan điện tử đối với sản phẩm gia công xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài thực hiện theo Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán, trừ việc kiểm tra tính thuế.

2. Trường hợp sản phẩm gia công xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu, vật tư tự cung ứng từ nguồn do bên nhận gia công tự sản xuất hoặc mua tại thị trường Việt Nam (bao gồm cả nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc nhập khẩu) có thuế xuất khẩu, có giấy phép thì thực hiện việc kiểm tra tính thuế, kiểm tra giấy phép theo quy định.

3. Đối với tờ khai tờ khai luồng vàng, luồng đỏ thì kiểm tra thêm các nội dung sau:

a) Kiểm tra việc đăng ký hợp đồng gia công (kiểm tra, đối chiếu thông tin về số hợp đồng gia công và ngày hợp đồng gia công (DD/MM/YYYY) có khai báo tại tiêu chí “Phần ghi chú” trên tờ khai với hợp đồng gia công đã đăng ký trên Hệ thống e-Customs).

Nếu người khai hải quan chưa đăng ký hợp đồng gia công trên Hệ thống e-Customs thì đề xuất xử lý theo quy định; thực hiện đăng ký hợp đồng gia công (nếu đủ điều kiện) và làm tiếp thủ tục thông quan cho lô hàng.

b) Kiểm tra, đối chiếu thông tin về mã và tên gọi sản phẩm xuất khẩu khai báo trên tờ khai tại tiêu chí “Mô tả hàng hóa” với mã và tên gọi sản phẩm đã đăng ký trên Bảng thông báo sản phẩm theo hợp đồng gia công tại Hệ thống e-Customs;

c) Kiểm tra nội dung khai mã miễn/giảm/không chịu thuế trên tờ khai xuất khẩu của người khai hải quan.

d) Kiểm tra việc thông báo định mức sản phẩm xuất khẩu. Trường hợp người khai hải quan chưa thông báo định mức sản phẩm xuất khẩu thì yêu cầu người khai hải quan thực hiện thông báo định mức và làm tiếp thủ tục thông quan cho lô hàng theo quy định.

e) Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức kiểm tra thực tế yêu cầu người khai hải quan xuất trình bản định mức giấy và đối chiếu với thực tế hàng hóa.

V. Thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công

1. Bước 1: Tiếp nhận thông tin yêu cầu thanh khoản

Hệ thống e-Customs tiếp nhận thông tin yêu cầu thanh khoản của người khai hải quan, tự động kiểm tra sự phù hợp với chuẩn dữ liệu, các chỉ tiêu thông tin khai báo theo quy định của yêu cầu thanh khoản hợp đồng gia công và xử lý như sau:

a) Trường hợp thông tin yêu cầu thanh khoản khai đầy đủ, phù hợp thì Hệ thống tự động cấp số tiếp nhận yêu cầu thanh khoản và chuyển sang Bước 2 để công chức kiểm tra sơ bộ;

b) Trường hợp thông tin yêu cầu thanh khoản khai không đầy đủ, không phù hợp thì Hệ thống tự động từ chối tiếp nhận yêu cầu thanh khoản và phản hồi thông tin cho người khai hải quan biết để bổ sung, sửa đổi.

2. Bước 2: Kiểm tra yêu cầu thanh khoản

Trên cơ sở thông tin khai của người khai hải quan công chức được phân công thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin liên quan đến yêu cầu thanh khoản trên Hệ thống.

Nội dung kiểm tra gồm:

a) Kiểm tra sơ bộ yêu cầu thanh khoản

a1) Kiểm tra, đối chiếu các phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩm, phế thải theo đề nghị của người khai hải quan với quy định tại Điều 27 Thông tư số 13/2014/TT-BTC và tại Mẫu số 13 “Yêu cầu thanh khoản gia công” Phụ lục II - Chỉ tiêu thông tin liên quan đến thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2014/TT-BTC);

a2) Kiểm tra thời hạn khai báo thanh khoản, đối chiếu với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Thông tư số 13/2014/TT-BTC. Lập biên bản vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản (nếu có) để xử lý theo quy định.

b) Xử lý kết quả kiểm tra sơ bộ

Sau khi kiểm tra công chức báo cáo Chi cục trưởng bằng văn bản, nêu rõ phương án giải quyết (đồng ý hay không đồng ý các phương án đề nghị của người khai hải quan; nếu có vi phạm về thời hạn khai báo thanh khoản thì nêu rõ trong báo cáo) để Chi cục trưởng xem xét phê duyệt. Căn cứ ý kiến phê duyệt, công chức kiểm tra hồ sơ xử lý như sau:

b1) Trường hợp không chấp thuận yêu cầu thanh khoản hoặc phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩm, phế thải theo đề nghị của người khai hải quan, thì từ chối yêu cầu thanh khoản, phản hồi thông tin cho người khai hải quan biết để sửa đổi, bổ sung;

b2) Trường hợp chấp thuận yêu cầu thanh khoản và phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩm, phế thải theo đề nghị của người khai hải quan thì nhập nội dung ghi nhận vào Hệ thống (bao gồm nội dung "Thông tin gửi Doanh nghiệp" và "Ghi nhận của Hải quan"). Hệ thống e-Customs sẽ tự động chạy thanh khoản, kết xuất bảng số liệu thanh khoản của Hệ thống. Căn cứ số liệu này công chức thực hiện tiếp công việc nêu tại điểm c dưới đây.

c) Kiểm tra yêu cầu thanh khoản - đối chiếu dữ liệu

Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ của hồ sơ yêu cầu thanh khoản, đối chiếu dữ liệu yêu cầu thanh khoản của người khai hải quan với dữ liệu trên Hệ thống e-Customs và xử lý như sau:

c1) Trường hợp người khai hải quan thuộc đối tượng chấp hành tốt pháp luật về hải quan và tại thời điểm yêu cầu thanh khoản không còn hợp đồng gia công quá hạn chưa thanh khoản (kể cả thực hiện tại Chi cục Hải quan khác):

c1.1) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp với quy định và dữ liệu yêu cầu thanh khoản không có chênh lệch với dữ liệu trên Hệ thống e-Customs thì chấp nhận kết quả thanh khoản, chuyển sang Bước 4;

c1.2) Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp với quy định hoặc dữ liệu yêu cầu thanh khoản có chênh lệch với dữ liệu trên Hệ thống của Hải quan, có dấu hiệu nghi vấn thì công chức đề xuất kiểm tra hồ sơ giấy, nhập nội dung ghi nhận vào Hệ thống để Chi cục trưởng xem xét phê duyệt (theo một trong hai trường hợp như nêu tại điểm c3 Bước này).

c2) Trường hợp người khai hải quan không chấp hành tốt pháp luật về hải quan hoặc tại thời điểm yêu cầu thanh khoản còn hợp đồng gia công quá hạn chưa thanh khoản (kể cả thực hiện tại Chi cục Hải quan khác) thì công chức đề xuất kiểm tra hồ sơ giấy, nhập nội dung ghi nhận vào Hệ thống để Chi cục trưởng xem xét phê duyệt (theo một trong hai trường hợp như nêu tại điểm c3 Bước này);

c3) Trường hợp kiểm tra xác suất để đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan của người khai hải quan theo quy định tại điểm b1.3 khoản 9 Điều 22 Thông tư số 22/2014/TT-BTC thì công chức đề xuất kiểm tra hồ sơ giấy, nhập nội dung ghi nhận vào Hệ thống để Chi cục trưởng xem xét phê duyệt theo một trong hai trường hợp sau:

c3.1) Duyệt xuất trình hồ sơ giấy: Chi cục trưởng ghi nhận ý kiến vào Hệ thống, phản hồi cho doanh nghiệp và chuyển sang Bước 3;

c3.2) Chấp nhận kết quả thanh khoản: Chi cục trưởng ghi nhận ý kiến vào Hệ thống, phản hồi cho doanh nghiệp và chuyển sang Bước 4.

3. Bước 3: Kiểm tra hồ sơ giấy

Công chức được phân công thực hiện kiểm tra, đối chiếu hồ sơ thanh khoản theo quy định hiện hành.

a) Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu xác định số liệu yêu cầu thanh khoản của người khai hải quan phù hợp, không có dấu hiệu nghi vấn thì chấp nhận yêu cầu thanh khoản, ghi nhận vào Hệ thống và hồi báo cho doanh nghiệp đồng thời chuyển sang Bước 4;

b) Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu xác định số liệu yêu cầu thanh khoản của người khai hải quan không phù hợp (giữa số liệu trên hồ sơ giấy và số liệu trên Hệ thống) hoặc có chênh lệch với dữ liệu trên Hệ thống e-Customs thì yêu cầu người khai hải quan giải trình làm rõ và/hoặc khai bổ sung, sửa đổi để xử lý phần chênh lệch và xử lý theo quy định; sau đó thực hiện theo điểm a Bước này;

c) Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu xác định số liệu yêu cầu thanh khoản của người khai hải quan không phù hợp và có dấu hiệu nghi vấn, cần thiết phải kiểm tra để phát hiện vi phạm thì chuyển hồ sơ cho Chi cục Kiểm tra sau thông quan để thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định.

4. Bước 4: Xác nhận xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa

Trên cơ sở thông tin khai của người khai hải quan về việc hoàn thành xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải; máy móc, thiết bị thuê mượn phục vụ hợp đồng gia công và các chứng từ liên quan kèm theo công chức kiểm tra hồ sơ thanh khoản thực hiện kiểm tra, đối chiếu dữ liệu thanh khoản và xử lý trên Hệ thống như sau:

a) Trường hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu dữ liệu thanh khoản và các chứng từ có liên quan kèm theo phù hợp, người khai hải quan đã hoàn thành việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải; máy móc, thiết bị thuê mượn phục vụ hợp đồng gia công thì nhập nội dung xác nhận, ghi nhận vào Hệ thống và chuyển sang Bước 5.

Trường hợp người khai hải quan vi phạm về thời hạn làm thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩm, phế thải thì lập biên bản vi phạm và xử lý theo quy định.

b) Trường hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu dữ liệu thanh khoản và các chứng từ có liên quan kèm theo không phù hợp hoặc người khai hải quan chưa hoàn thành việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải; máy móc, thiết bị thuê mượn phục vụ hợp đồng gia công thì yêu cầu người khai hải quan giải trình làm rõ và/hoặc hoàn thành thủ tục hải quan xử lý số nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải; máy móc, thiết bị thuê mượn phục vụ hợp đồng gia công; sau đó thực hiện theo điểm a Bước này;

c) Trường hợp không có nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩm, phế thải phải xử lý thì nhập nội dung ghi nhận vào Hệ thống và chuyển sang Bước 5.

5. Bước 5: Xác nhận hoàn thành thanh khoản.

Công chức kiểm tra hồ sơ thanh khoản thực hiện đối chiếu dữ liệu thanh khoản và xử lý trên Hệ thống như sau:

a) Nếu kết quả đối chiếu dữ liệu thanh khoản giữa thông tin khai báo của người khai hải quan và thông tin thanh khoản trên Hệ thống e-Customs phù hợp thì chấp nhận kết quả thanh khoản, ghi nhận vào Hệ thống (hồ sơ chuyển sang trạng thái "Đã thanh khoản").

Trường hợp có kiểm tra hồ sơ thanh khoản bản giấy thì thực hiện việc xác nhận trên hồ sơ giấy và lưu trữ theo quy định hiện hành.

b) Nếu kết quả đối chiếu dữ liệu thanh khoản giữa thông tin khai báo của người khai hải quan và thông tin thanh khoản trên Hệ thống e-Customs không phù hợp thì ghi nhận vào Hệ thống (bao gồm "Thông tin gửi Doanh nghiệp" và "Ghi nhận của Hải quan") và chuyển hồ sơ về khâu kiểm tra hồ sơ (Bước 3); thực hiện các nội dung liên quan theo trình tự tại các bước nêu trên để thanh khoản hợp đồng gia công.

Phần III

QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU

Mục 1: QUY ĐỊNH CHUNG

1. Quy trình này quy định các bước thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu quy định tại Điều 23 Thông tư số 22/2014/TT-BTC. Chính sách, chế độ quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm thực hiện trên Hệ thống VNACCS/VCIS. Các thủ tục khác để theo dõi, quản lý (thủ tục tiếp nhận thông báo mã nguyên liệu, vật tư; tiếp nhận thông báo, điều chỉnh, kiểm tra định mức; quyết toán tờ khai nhập khẩu được thực hiện trên Hệ thống e-Customs.

3. Tùy theo kết quả áp dụng quản lý rủi ro và yêu cầu quản lý, các thủ tục này có thể trải qua đầy đủ các bước trong Quy trình hoặc chỉ trải qua một số bước nhất định được quy định tại Mục 2 Quy trình này.

Mục 2: QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư.

1. Kiểm tra thông tin đăng ký, sửa đổi mã nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (thực hiện trên Hệ thống e-Customs)

Việc tiếp nhận thông tin đăng ký, sửa đổi mã nguyên liệu, vật tư nhập khẩu thực hiện theo khoản 2 Điều 23 Thông tư số 22/2014/TT-BTC và thực hiện như sau:

a) Tiếp nhận thông tin đăng ký, sửa đổi mã nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.

Hệ thống e-Customs tiếp nhận thông tin đăng ký, sửa đổi mã nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, tự động kiểm tra sự phù hợp với chuẩn dữ liệu, các chỉ tiêu thông tin khai báo theo quy định của mã nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và xử lý như sau:

a1) Nếu thông tin khai phù hợp, Hệ thống tự động cấp số tiếp nhận thông tin đăng ký mã nguyên liệu, vật tư của người khai hải quan, công chức kiểm tra sơ bộ thông tin ở Bước 2;

a2) Nếu thông tin khai không phù hợp, Hệ thống tự động từ chối tiếp nhận mã nguyên liệu, vật tư và phản hồi thông tin cho người khai hải quan.

b) Kiểm tra sơ bộ thông tin đăng ký mã nguyên liệu, vật tư

Trên cơ sở thông tin khai của người khai hải quan được hệ thống ghi nhận, công chức tiếp nhận mã nguyên liệu, vật tư thực hiện kiểm tra sơ bộ thông tin trên Hệ thống.

b1) Nội dung kiểm tra gồm:

b1.1) Mã nguyên liệu, vật tư: do doanh nghiệp tự xác định theo hướng dẫn của Chi cục Hải quan làm thủ tục tiếp nhận mã nguyên liệu, vật tư và thống nhất trong hồ sơ hải quan từ khi nhập khẩu/xuất khẩu đến khi thanh khoản tờ khai nhập khẩu liên quan;

b1.2) Khai tên hàng hóa phải rõ ràng, cụ thể. Trường hợp khai gộp chung nhiều mặt hàng khác nhau vào làm một phải đảm bảo nguyên tắc là một mặt hàng duy nhất theo biểu thuế nhập khẩu hiện hành và bảo đảm việc tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có sau này) được độc lập giữa các mặt hàng với nhau;

b1.3) Đơn vị tính: đơn vị tính theo quy định tại Thông tư 156/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam. Trường hợp người khai hải quan đăng ký danh mục hàng hóa có đơn vị tính không phải là đơn chiếc như: bộ, tá, hộp ...thì phải quy đổi ra đơn vị tính đơn chiếc tương ứng, xác định rõ lượng nguyên phụ liệu sử dụng trong một sản phẩm là như nhau và có thể định lượng được.

b2) Xử lý kết quả kiểm tra

b2.1) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp thì chấp nhận đăng ký mã nguyên liệu, vật tư, ghi nhận vào Hệ thống và phản hồi thông tin chấp nhận đăng ký mã nguyên liệu, vật tư cho người khai hải quan;

b2.2) Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp thì từ chối tiếp nhận mã nguyên liệu, vật tư trên Hệ thống, nhập lý do từ chối và phản hồi thông tin cho người khai hải quan biết để sửa đổi, bổ sung;

b2.3) Trường hợp giữa người khai hải quan và công chức hải quan tiếp nhận danh mục chưa thống nhất được nội dung các tiêu chí khai báo trong danh mục thì công chức hải quan làm nhiệm vụ tiếp nhận danh mục có trách nhiệm báo cáo cho Chi cục trưởng. Chi cục trưởng là người đưa ra quyết định chấp nhận theo thông báo danh mục của người khai hải quan hoặc yêu cầu người khai hải quan điều chỉnh đúng quy định.

2. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư (thực hiện trên hệ thống VNACCS)

a) Thực hiện theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 23 Thông tư số 22/2014/TT-BTC và quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua bán.

b) Đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ thì thực hiện kiểm tra thêm các nội dung sau:

b1) Kiểm tra, đối chiếu thông tin về mã và tên gọi nguyên liệu, vật tư khai báo trên tờ khai tại tiêu chí “Mô tả hàng hóa” với mã và tên gọi nguyên liệu, vật tư đã đăng ký trên Bảng đăng ký danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu tại Hệ thống e-Customs;

b2) Kiểm tra nội dung khai mã xác định thời hạn nộp thuế nhập khẩu và mã không chịu thuế trên tờ khai nhập khẩu của người khai hải quan.

II. Đăng ký, điều chỉnh định mức; kiểm tra định mức (thực hiện trên Hệ thống e-Customs).

1. Địa điểm, thời điểm thông báo định mức, điều chỉnh định mức đã thông báo, mẫu Bảng thông báo định mức thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 22 Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính.

2. Thủ tục tiếp nhận, kiểm tra, Bảng thông báo định mức, điều chỉnh định mức thực hiện tương tự như hướng dẫn đối với hàng gia công xuất khẩu.

III. Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm (thực hiện trên Hệ thống VNACCS)

1. Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài

a) Trường hợp thủ tục xuất khẩu được làm tại Chi cục Hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư nhập khẩu

a1) Thủ tục hải quan điện tử đối với sản phẩm xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính và quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán.

a2) Đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ thì thực hiện kiểm tra thêm các nội dung sau:

a2.1) Kiểm tra, đối chiếu thông tin về mã và tên gọi sản phẩm xuất khẩu khai báo trên tờ khai tại tiêu chí “Mô tả hàng hóa” với mã và tên gọi sản phẩm đã đăng ký trên Thông tin về định mức thực tế đối với sản phẩm tại Hệ thống e-Customs;

a2.2) Kiểm tra việc thông báo định mức sản phẩm xuất khẩu. Trường hợp người khai hải quan chưa thông báo định mức sản phẩm xuất khẩu thì yêu cầu người khai hải quan thực hiện thông báo định mức và làm tiếp thủ tục thông quan cho lô hàng theo quy định;

a2.3) Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức được phân công thực hiện theo quy định tại Bước 3 Mục 2 Phần I Quyết định này. Khi có nghi vấn nguyên liệu, vật tư cấu thành trên sản phẩm xuất khẩu (về chất liệu, quy cách phẩm chất, xuất xứ) không phù hợp với nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu hoặc sản phẩm xuất khẩu không phù hợp với định mức tiêu hao do doanh nghiệp xuất trình thì lấy mẫu và niêm phong sản phẩm hoặc chụp ảnh mẫu sản phẩm (đối với trường hợp không thể lấy mẫu), lập biên bản chứng nhận, niêm phong mẫu sản phẩm theo đúng quy định, thực hiện tiếp các thủ tục xuất khẩu cho lô hàng, sau đó trình Chi cục trưởng chỉ đạo xử lý, nếu cần thiết có thể trưng cầu giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành. Trình tự thực hiện việc trưng cầu giám định như đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại.

b) Trường hợp đơn vị Hải quan làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm không phải là đơn vị Hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư.

b1) Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu tiếp nhận đơn đăng ký cửa khẩu xuất khẩu của doanh nghiệp và ghi ý kiến của mình vào bản đăng ký (theo mẫu số 25/TBXKSP-SXXK/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 09/10/2013 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính);

b2) Công chức hải quan được phân công kiểm tra nội dung về mã sản phẩm xuất khẩu/tên sản phẩm xuất khẩu trên đơn đã được người khai hải quan đăng ký trên Hệ thống e-Customs chưa và xử lý như sau:

b2.1) Trường hợp người khai hải quan đã đăng ký tên hàng xuất khẩu và mã sản phẩm phù hợp thì xác nhận nội dung “Người khai hải quan đã đăng ký mã sản phẩm xuất khẩu” và trình Chi cục trưởng ký, đóng dấu Chi cục và trả cho doanh nghiệp 01 bản đưa vào hồ sơ nộp cho Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm; lưu 01 bản để theo dõi;

b2.2) Trường hợp kiểm tra tên sản phẩm xuất khẩu và mã sản phẩm xuất khẩu chưa phù hợp hoặc chưa đăng ký mã sản phẩm trên Hệ thống e-Customs, tùy từng trường hợp cụ thể, công chức hải quan được phân công xác nhận nội dung “Người khai hải quan chưa đăng ký mã sản phẩm xuất khẩu” hoặc “Người khai hải quan đăng ký chưa đúng tên hàng xuất khẩu/mã sản phẩm xuất khẩu” ký xác nhận và đóng dấu công chức, trả lại đơn để người khai hải quan điều chỉnh lại.

2. Đối với trường hợp sản phẩm xuất khẩu theo hình thức XNK tại chỗ

Thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK tại chỗ theo quy định tại Điều 27 Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính.

IV. Thủ tục quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu

1. Nơi làm thủ tục, nguyên tắc quyết toán

a) Nơi làm thủ tục quyết toán, nguyên tắc quyết toán, hồ sơ quyết toán thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 23 Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn có liên quan;

b) Để đảm bảo nguyên tắc quyết toán, ngày thực xuất/thực nhập của tờ khai hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu làm căn cứ đưa vào quyết toán được xác định như sau:

b1) Tờ khai nhập khẩu

b1.1) Trường hợp tờ khai đã thông quan hoặc giải phóng hàng: là ngày Chi cục Hải quan cửa khẩu xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên Hệ thống;

b1.2) Trường hợp tờ khai có thời điểm xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát” trước thời điểm thông quan: là ngày thông quan hàng hóa trên Hệ thống;

b1.3) Trường hợp tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ: là ngày thông quan hàng hóa trên Hệ thống.

b2) Tờ khai xuất khẩu: là ngày thông quan hàng hóa trên Hệ thống khi đáp ứng điều kiện tờ khai xuất khẩu đủ cơ sở xác định hàng đã xuất khẩu theo quy định tại Điều 32 Thông tư số 22/2014/TT-BTC.

2. Thủ tục quyết toán

a) Bước 1: Tiếp nhận thông tin yêu cầu quyết toán điện tử trên Hệ thống (thực hiện trên Hệ thống e-Customs).

Hệ thống e-Customs tiếp nhận thông tin yêu cầu quyết toán điện tử của người khai hải quan, tự động kiểm tra sự phù hợp với chuẩn dữ liệu, các chỉ tiêu thông tin khai báo theo quy định của yêu cầu quyết toán và xử lý như sau:

a1) Nếu thông tin hợp lệ thì Hệ thống cấp số tiếp nhận thông tin yêu cầu quyết toán và chuyển sang thực hiện Bước 2;

a2) Nếu thông tin không hợp lệ thì Hệ thống tự động từ chối và phản hồi thông tin cho người khai hải quan.

b) Bước 2: Kiểm tra yêu cầu quyết toán

Công chức hải quan làm công tác thanh khoản căn cứ thông tin quyết toán của người khai hải quan, kiểm tra, đối chiếu với các thông tin quy định tại khoản 5, Điều 23 Thông tư số 22/2014/TT-BTC. Ngoài ra kiểm tra thêm các nội dung sau:

b1) Kiểm tra sơ bộ yêu cầu quyết toán

b1.1) Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ của thông tin quyết toán điện tử do người khai hải quan khai trên Hệ thống;

b1.2) Kiểm tra, đối chiếu số liệu tờ khai, định mức cập nhật vào Hệ thống e-Customs phải đảm bảo đầy đủ, chính xác;

b1.3) Kiểm tra, đối chiếu các trường hợp xuất khác trong kỳ theo khai báo của người khai hải quan hướng dẫn tại điểm 18.9.4 “Hàng hóa xuất khác trong kỳ” tại Mẫu số 18 “Thông tin đề nghị quyết toán” Phụ lục II - Chỉ tiêu thông tin liên quan đến thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2014/TT-BTC).

b2) Xử lý kết quả kiểm tra sơ bộ

b2.1) Nếu chấp nhận thông tin yêu cầu quyết toán của người khai hải quan, công chức cập nhật nội dung chấp nhận vào Hệ thống, Hệ thống sẽ cấp số hồ sơ quyết toán, tự động cân đối số liệu quyết toán và chuyển sang điểm b3 Bước này;

b2.2) Nếu không chấp nhận thông tin yêu cầu quyết toán của người khai hải quan, công chức cập nhật nội dung, lý do từ chối vào Hệ thống và phản hồi thông tin cho người khai hải quan biết để sửa đổi, bổ sung.

b3) Kiểm tra yêu cầu quyết toán - đối chiếu dữ liệu

Hệ thống sẽ tự động liên kết số liệu tại Báo cáo tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của người khai hải quan truyền đến với kết quả thanh khoản tự động trên Hệ thống e-Customs và kết xuất bảng kết quả đối chiếu số liệu. Căn cứ bảng kết quả đối chiếu số liệu của Hệ thống e-Customs, công chức xử lý như sau:

b3.1) Trường hợp Hệ thống cho kết quả đối chiếu số liệu giữa Hệ thống e-Customs và của người khai hải quan là trùng khớp, công chức cập nhật hoàn thành kết quả kiểm tra, Chi cục trưởng phê duyệt xác nhận hoàn thành thanh khoản, chuyển Bước 4;

b3.2) Trường hợp Hệ thống cho kết quả đối chiếu số liệu giữa Hệ thống e-Customs và của người khai hải quan có sai lệch, công chức đề xuất yêu cầu người khai hải quan giải trình hoặc yêu cầu xuất trình các chứng từ (tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu, định mức) trên Hệ thống trình Chi cục trưởng xem xét.

- Nếu Chi cục trưởng chấp nhận, Hệ thống sẽ gửi yêu cầu để người khai hải quan giải trình hoặc bổ sung hồ sơ giấy, chuyển Bước 3;

- Nếu Chi cục trưởng không chấp nhận đề nghị kiểm tra hồ sơ giấy của công chức (do đề nghị của công chức không hợp lý hoặc có sai lệch là do sai số lẻ...), Lãnh đạo phê duyệt xác nhận hoàn thành thanh khoản, thông báo đến người khai hải quan biết, chuyển Bước 4.

c) Bước 3; Kiểm tra hồ sơ giấy

Công chức được phân công thực hiện kiểm tra, đối chiếu hồ sơ thanh khoản theo quy định và hướng dẫn hiện hành của Tổng cục Hải quan.

c1) Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu xác định số liệu yêu cầu thanh khoản của người khai hải quan phù hợp, không có dấu hiệu nghi vấn thì chấp nhận yêu cầu thanh khoản, chuyển sang Bước 4;

c2) Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu xác định số liệu yêu cầu thanh khoản của người khai hải quan không phù hợp (giữa số liệu trên hồ sơ giấy và số liệu trên Hệ thống) hoặc có chênh lệch với dữ liệu trên Hệ thống e-Customs thì yêu cầu người khai hải quan giải trình làm rõ và/hoặc khai bổ sung, sửa đổi để xử lý phần chênh lệch theo quy định và xử lý như sau:

c2.1) Trường hợp số liệu sai lệch là do làm tròn số lẻ giữa người khai hải quan và Hệ thống e-Customs dẫn đến tổng số tiền thuế chênh lệch trên nguyên liệu của các tờ khai nhập khẩu trong bộ hồ sơ quyết toán dưới 50.000 đồng hoặc giải trình bằng hình thức khai sửa đổi, bổ sung dữ liệu chênh lệch đúng quy định, công chức kiểm tra báo cáo trình Chi cục trưởng phê duyệt bằng văn bản, cập nhật số liệu điều chỉnh chênh lệch trên Hệ thống và đồng bộ dữ liệu với người khai hải quan, chuyển sang Bước 4.

c2.2) Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu xác định số liệu yêu cầu quyết toán của người khai hải quan có dấu hiệu nghi vấn, cần thiết phải kiểm tra để phát hiện vi phạm thì chuyển hồ sơ cho Chi cục Kiểm tra sau thông quan để thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định và chuyển Bước 4.

d) Bước 4: Xác nhận hoàn thành quyết toán

Công chức kiểm tra hồ sơ quyết toán thực hiện đối chiếu dữ liệu quyết toán và xử lý trên Hệ thống như sau:

d1) Nếu kết quả đối chiếu dữ liệu quyết toán giữa thông tin khai báo của người khai hải quan và thông tin quyết toán trên Hệ thống e-Customs phù hợp thì chấp nhận kết quả quyết toán, công chức nhập nội dung ghi nhận vào Hệ thống (hồ sơ chuyển sang trạng thái "Đã thanh khoản"), chuyển Bước 5

Trường hợp có kiểm tra hồ sơ quyết toán bản giấy thì thực hiện việc xác nhận trên hồ sơ giấy và lưu trữ theo quy định hiện hành.

d2) Nếu kết quả đối chiếu dữ liệu quyết toán giữa thông tin khai báo của người khai hải quan và thông tin quyết toán trên Hệ thống e-Customs không phù hợp thì nhập nội dung ghi nhận vào Hệ thống (bao gồm "Thông tin gửi Doanh nghiệp" và "Ghi nhận của Hải quan") và chuyển hồ sơ về khâu kiểm tra hồ sơ (Bước 3); thực hiện các nội dung liên quan theo trình tự tại các bước nêu trên để quyết toán hồ sơ theo quy định.

e) Bước 5: Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế (thực hiện thủ công)

Căn cứ kết quả xác nhận hoàn thành quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư tại Bước 4 và hồ sơ do doanh nghiệp nộp/xuất trình, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục kiểm tra báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu thực hiện các bước tiếp nhận hồ sơ, phân loại hồ sơ, xử lý hồ sơ, làm thủ tục xét hoàn thuế, không thu thuế theo Điều 117 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 09/10/2013 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính; Quyết định 1279/QĐ-TCHQ ngày 25/6/2009 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ quản lý đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu; Quyết định số 2424/QĐ-TCHQ ngày 27/11/2008 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình xét hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và điểm 6 Công văn 1029/TCHQ-TXNK ngày 25/01/2014 của Tổng cục Hải quan.

3. Sửa đổi, bổ sung nội dung thông tin quyết toán (thực hiện trên Hệ thống e-Customs)

a) Thời gian sửa đổi, bổ sung: trước khi cơ quan Hải quan kiểm tra, đối chiếu được sửa đổi, bổ sung tất cả các thông tin. Ngoài thời gian trên việc sửa đổi, bổ sung phải có lý do hợp lý và được cơ quan Hải quan chấp nhận. Chi cục trưởng quyết định đối với từng trường hợp cụ thể;

b) Công chức được giao nhiệm vụ thực hiện việc quyết toán lại theo các bước đã được quy định tại điểm 3 khoản IV Phần này.

Phần IV.

QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT

Mục 1: QUY ĐỊNH CHUNG

I. Phạm vi áp dụng

Quy trình thủ tục này áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất (DNCX) được quy định tại Điều 24, Chương III Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

II. Đối tượng áp dụng

1. Công chức hải quan thực hiện thủ tục hải quan trên Hệ thống VNACCS; thực hiện đăng ký các danh mục hàng hóa nhập khẩu vào và xuất khẩu ra DNCX, đăng ký định mức và thanh khoản tờ khai trên Hệ thống e-Customs tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX; Chi cục Hải quan cửa khẩu, Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu có liên quan đến việc làm thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện thủ tục hải quan sắp xếp tổ chức và bố trí nhân sự trong Chi cục cho phù hợp để triển khai hiệu quả. Quy trình quy định trình tự các việc phải thực hiện và hướng dẫn thêm một số nghiệp vụ đối với công chức hải quan để thực hiện thủ tục hải quan trên Hệ thống VNACCS và Hệ thống e-Customs.

Mục 2: QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. Tiếp nhận thông tin chuyển tồn nguyên liệu, vật tư

Đối với hàng hóa sản xuất hàng xuất khẩu, gia công cho thương nhân nước ngoài của DNCX làm thủ tục hải quan theo mục đích sản xuất, việc chuyển tồn nguyên liệu, vật tư (NL,VT) được thực hiện trên Hệ thống e-Customs và xử lý như sau:

1. Đối với DNCX chưa thực hiện quản lý theo phương thức nhập - xuất - tồn định kỳ

a) Công chức làm công tác thanh khoản hướng dẫn DNCX tiến hành thanh khoản tất cả các tờ khai nhập khẩu SXXK còn tồn và thanh khoản các Hợp đồng gia công còn tồn đến thời điểm chuyển tồn; chuyển lượng nguyên liệu, vật tư còn tồn sang đầu kỳ của kỳ Báo cáo nhập - xuất - tồn đầu tiên (cột 6, Mẫu số 7 Phụ lục III Thông tư số 22/2014/TT-BTC) và thực hiện quản lý theo phương thức Báo cáo nhập - xuất - tồn định kỳ cho lần báo cáo quý tiếp theo. Cách xác định thời điểm chốt tồn như sau:

Ví dụ: Chi cục Hải quan A thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Thông tư số 22/2014/TT-BTC trên Hệ thống VNACCS vào ngày 10/4/2014.

Vào ngày 10/4/2014, người khai hải quan làm thủ tục hải quan và thực hiện khai hải quan trên Hệ thống VNACCS. Sau đó, người khai hải quan tiến hành thanh khoản các tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu của cả 02 loại hình gia công và sản xuất xuất khẩu còn tồn đến ngày 09/4/2014 để chuyển tồn vào Hệ thống e-Customs.

b) Việc nộp hồ sơ chuyển lượng nguyên liệu, vật liệu tồn sau khi thanh khoản tờ khai SXXK, thanh khoản Hợp đồng gia công sang quản lý theo Báo cáo nhập - xuất - tồn chỉ thực hiện 01 lần trước khi chuyển sang phương thức quản lý Báo cáo nhập - xuất - tồn;

c) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ chuyển tồn

c1) Tiếp nhận hồ sơ chuyển tồn: Công chức làm công tác thanh khoản tiếp nhận Báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của DNCX chung cho cả 02 loại hình SXXK và GC theo Mẫu số 07/HSBC-CX/2014 Phụ lục III Thông tư số 22/2014/TT-BTC , ký tên, đóng dấu công chức và trả cho DNCX 01 bản, lưu cơ quan hải quan 01 bản.

c2) Kiểm tra hồ sơ chuyển tồn

Công chức làm công tác thanh khoản kiểm tra đối chiếu số liệu tại Báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của DNCX theo Mẫu số 07/HSBC-CX/2014 Phụ lục III Thông tư số 22/2014/TT-BTC với số liệu tại Bảng thanh khoản hợp đồng gia công và Báo cáo tổng hợp nhập - xuất - tồn đã hoàn thành thủ tục thanh khoản lưu tại cơ quan hải quan trước khi chuyển tồn và xử lý như sau:

c2.1) Trường hợp kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, số liệu khớp đúng, công chức đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt cho DNCX được chuyển NL, VT tồn bằng văn bản. Sau khi được phê duyệt, công chức hướng dẫn DNCX khai thông tin chuyển tồn trên Hệ thống e-Customs, kiểm tra cập nhật dữ liệu NL,   VT chuyển tồn vào Hệ thống e-Customs;

c2.2) Trường hợp kiểm tra hồ sơ có sai lệch số liệu giữa DNCX và cơ quan hải quan, công chức báo cáo Chi cục trưởng có văn bản yêu cầu DNCX giải trình và xử lý như sau:

- Nếu giải trình hợp lý: thực hiện như điểm c2.1 Bước này.

- Nếu giải trình không hợp lý, công chức đề nghị Chi cục trưởng chuyển thông tin cho lực lượng Kiểm tra sau thông quan thực hiện việc kiểm tra theo quy định. Trường hợp đến kỳ báo cáo quý liền kề mà chưa kiểm tra sau thông quan xong, công chức tạm thời cập nhật số liệu chuyển tồn theo khai báo của DNCX vào Hệ thống e-Customs để theo dõi cân đối cho báo cáo quý tiếp theo. Sau khi có kết quả kiểm tra sau thông quan, thực hiện cập nhật điều chỉnh số tồn đầu kỳ đúng vào Hệ thống e-Customs.

2. Đối với DNCX đang thực hiện quản lý theo phương thức nhập - xuất - tồn định kỳ

a) Công chức làm công tác thanh khoản tiếp nhận Báo cáo nhập - xuất - tồn theo Mẫu số 07/HSBC-CX/2014 Phụ lục III Thông tư số 22/2014/TT-BTC , ký tên, đóng dấu công chức và trả cho DNCX 01 bản, lưu cơ quan Hải quan 01 bản và xử lý như sau:

a1) Nếu hàng hóa chuyển tồn trên báo cáo phù hợp với hàng hóa tồn đang theo dõi trên Hệ thống e-Customs và danh mục nguyên liệu, vật tư đã được đăng ký trên Hệ thống e-Customs (mã nguyên liệu, tên nguyên liệu, mã HS, đơn vị tính, số lượng) thì số liệu hàng hóa chuyển tồn trên Hệ thống e-Customs được tiếp tục theo dõi cho kỳ báo cáo sau;

a2) Nếu hàng hóa chuyển tồn không phù hợp với danh mục nguyên liệu, vật tư đã được đăng ký trên Hệ thống e-Customs thì thông báo và yêu cầu DNCX thực hiện quy đổi hoặc đăng ký sửa đổi, bổ sung thêm trong danh mục. Căn cứ dữ liệu thay đổi của DNCX, công chức kiểm tra, trình Chi cục trưởng xem xét phê duyệt.

a2.1) Nếu được phê duyệt, cập nhật dữ liệu điều chỉnh vào Hệ thống e-Customs;

a2.2) Nếu không được phê duyệt, chuyển thông tin cho lực lượng Kiểm tra sau thông quan thực hiện kiểm tra theo quy định và tạm thời tiếp tục theo dõi số tồn tại Hệ thống e-Customs.

b) Việc quy đổi phải căn cứ vào thực tế hàng hóa, tờ khai hải quan, chứng từ thương mại, chứng từ kế toán do DNCX chứng minh, công chức hải quan tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, lập Biên bản chứng nhận lưu kèm Báo cáo nhập - xuất - tồn;

c) Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ chuyển tồn nguyên liệu, công chức làm công tác tiếp nhận hồ sơ chuyển tồn nếu có cơ sở nghi vấn việc chuyển tồn nguyên liệu trên Báo cáo nhập - xuất - tồn không đúng với thực tế thì đề xuất Chi cục trưởng chuyển thông tin cho lực lượng Kiểm tra sau thông quan thực hiện kiểm tra theo quy định.

II. Thông báo, sửa đổi, bổ sung Bảng danh mục hàng hóa nhập khẩu vào DNCX; Bảng danh mục hàng hóa xuất khẩu ra khỏi DNCX

1. Thời điểm thông báo, sửa đổi, bổ sung Bảng danh mục hàng hóa nhập khẩu vào DNCX; Bảng danh mục hàng hóa xuất khẩu ra khỏi DNCX thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a, khoản 3, Điều 24 Thông tư số 22/2014/TT-BTC.

Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào DNCX; danh mục hàng hóa xuất khẩu ra khỏi DNCX do DNCX tự kê khai, đúng với thực tế quản lý và phù hợp với quy định pháp luật.

2. Thủ tục thông báo, sửa đổi, bổ sung danh mục thực hiện như hướng dẫn tại điểm b, khoản 3, Điều 24 Thông tư số 22/2014/TT-BTC. Công chức được phân công tiếp nhận danh mục hàng hóa nhập khẩu vào DNCX; danh mục hàng hóa xuất khẩu ra khỏi DNCX do DNCX truyền đến trên Hệ thống, kiểm tra: tên hàng; chủng loại; ký mã hiệu hàng hóa; mã HS; đơn vị tính và xử lý như sau:

a) Nếu danh mục hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu phù hợp: công chức được phân công tiếp nhận danh mục cập nhật thông tin vào Hệ thống và thông tin phản hồi cho DNCX biết;

b) Nếu danh mục hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu không phù hợp: công chức được phân công tiếp nhận danh mục từ chối thông tin và phản hồi thông tin từ chối cho DNCX biết để khai sửa đổi, bổ sung.

3. Trường hợp giữa DNCX và công chức hải quan tiếp nhận danh mục chưa thống nhất được nội dung các tiêu chí khai báo trong danh mục thì công chức hải quan làm nhiệm vụ tiếp nhận danh mục có trách nhiệm báo cáo Chi cục trưởng. Chi cục trưởng là người đưa ra quyết định chấp nhận theo thông báo danh mục của DNCX hoặc yêu cầu DNCX điều chỉnh đúng quy định.

4. Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào DNCX; danh mục hàng hóa xuất khẩu ra khỏi DNCX của kỳ báo cáo trước nếu không thay đổi sẽ được sử dụng cho kỳ Báo cáo kế tiếp.

5. Nếu kỳ Báo cáo sau có phát sinh thêm hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu mới thì DNCX phải khai bổ sung hàng hóa đó vào danh mục.

III. Thủ tục tiếp nhận thông báo, điều chỉnh, kiểm tra định mức.

1. Thời điểm thông báo, sửa đổi, bổ sung định mức được quy định tại điểm a, khoản 4 Điều 24 Thông tư 22/2014/TT-BTC.

2. Thủ tục thông báo, sửa đổi, bổ sung định mức được quy định tại điểm b, khoản 4 Điều 24 Thông tư 22/2014/TT-BTC.

a) Việc tiếp nhận thông báo, điều chỉnh, kiểm tra định mức của DNCX được thực hiện như quy định đối với thủ tục tiếp nhận thông báo, điều chỉnh, kiểm tra định mức của hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài quy định tại điểm III, Mục 2, Phần II Quyết định này.

b) Tại thời điểm tiếp nhận định mức, nếu công chức tiếp nhận định mức phát hiện DNCX khai báo định mức không đúng thì lập biên bản xử phạt và chuyển công chức làm công tác xử lý theo quy định.

IV. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của DNCX

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của DNCX được thực hiện theo quy định tại Khoản 5, Điều 24 Thông tư số 22/2014/TT-BTC; quy trình đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán. Ngoài ra hướng dẫn thực hiện kiểm tra thêm các nội dung như sau:

1. Đối với hàng hóa nhập khẩu vào DNCX (nhập khẩu từ nước ngoài, từ DNCX khác, mua từ nội địa, nhập khẩu tại chỗ)

a) Đối với hàng hóa nhập để sản xuất hàng xuất khẩu, gia công hàng xuất khẩu theo mục đích sản xuất.

Trường hợp tờ khai luồng vàng, luồng đỏ thì thực hiện kiểm tra thêm các nội dung sau:

a1) Kiểm tra, đối chiếu thông tin về mã và tên gọi nguyên liệu, vật tư khai báo trên tờ khai tại tiêu chí “Mô tả hàng hóa” với mã và tên gọi nguyên liệu, vật tư đã đăng ký trên Bảng danh mục hàng hóa nhập khẩu vào doanh nghiệp chế xuất tại Hệ thống e-Customs;

a2) Kiểm tra thông tin khai mã miễn/giảm/không chịu thuế trên tờ khai.

b) Đối với hàng hóa nhập khẩu để xây dựng, chế tạo và lắp đặt thiết bị tạo tài sản cố định cho nhà máy sản xuất của DNCX

Trường hợp tờ khai luồng vàng, luồng đỏ thì thực hiện kiểm tra thêm các nội dung sau:

b1) Kiểm tra thông tin khai mã miễn/ giảm/ không chịu thuế nhập khẩu, mã không chịu thuế GTGT trên tờ khai như điểm a2 trên;

b2) Kiểm tra thông tin khai mã số danh mục miễn thuế và số thứ tự dòng hàng danh mục miễn thuế trên tờ khai.

c) Đối với hàng hóa nhập khẩu khác

Đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ thì thực hiện kiểm tra thêm thông tin khai mã miễn/ giảm/ không chịu thuế nhập khẩu, mã không chịu thuế GTGT trên tờ khai như điểm a1.2 trên.

2. Đối với hàng hóa của DNCX xuất khẩu ra nước ngoài, xuất bán vào nội địa, xuất bán cho DNCX khác

a) Đối với sản phẩm do DNCX sản xuất xuất khẩu (bao gồm cả trường hợp XNK tại chỗ); nguyên liệu, vật tư tái xuất.

a1) Đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ thì thực hiện kiểm tra thêm các nội dung sau:

a1.1) Kiểm tra, đối chiếu thông tin về mã và tên gọi sản phẩm xuất khẩu khai báo trên tờ khai tại tiêu chí “Mô tả hàng hóa” với mã và tên gọi sản phẩm đã đăng ký trên Bảng danh mục hàng hóa xuất khẩu ra khỏi doanh nghiệp chế xuất tại Hệ thống e-Customs;

a1.2) Kiểm tra thông tin khai mã không chịu thuế thuế xuất khẩu (chọn mã XNK31).

a2) Đối với sản phẩm xuất khẩu, kiểm tra việc thông báo định mức. Trường hợp người khai hải quan chưa thông báo định mức sản phẩm xuất khẩu thì yêu cầu người khai hải quan thực hiện thông báo định mức và làm tiếp thủ tục thông quan cho lô hàng theo quy định.

b) Đối với hàng hóa xuất khẩu khác

Đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ thì thực hiện kiểm tra thêm thông tin khai mã miễn/ giảm/ không chịu thuế xuất khẩu (chọn mã XNK31).

3. Đối với hàng hóa gia công giữa DNCX với nội địa, giữa DNCX với DNCX khác

a) Đối với hàng hóa do DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công hoặc DNCX này thuê DNCX khác gia công: Doanh nghiệp nội địa hoặc DNCX nhận gia công làm thủ tục hải quan như quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài hướng dẫn tại Mục 2 Phần II quy trình này.

b) Đối với hàng hóa do DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa: Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài.

V. Kiểm tra Báo cáo đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của DNCX

1. Kiểm tra Thông tin nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của DNCX (theo mục đích sản xuất)

Báo cáo thông tin nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của DNCX thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 24 Thông tư số 22/2014/TT-BTC. Ngoài ra hướng dẫn thêm các nội dung sau:

a) Hướng dẫn cách thức lập báo cáo thanh khoản

a1) Số liệu tồn tại thời điểm báo cáo của một mã hàng hóa được xác định bằng: Lượng NL, VT tồn đầu kỳ (lượng NL, VT tồn cuối kỳ trước liền kề) (+) Lượng NL, VT phát sinh nhập trong kỳ (-) Lượng NL, VT xuất trong kỳ của chính mã hàng hóa đó;

a2) Đối với hàng hóa là sản phẩm, bán thành phẩm thì Hệ thống tự quy đổi theo định mức của mã hàng hóa sử dụng mà doanh nghiệp đã khai báo với cơ quan hải quan;

a3) Đối với hàng hóa khai theo mục đích sản xuất, nhưng khi xuất ra khỏi DNCX không phải mở tờ khai, nếu có nghi vấn, công chức yêu cầu DNCX giải trình hoặc yêu cầu xuất trình chứng từ để kiểm tra xác minh;

a4) Số liệu DNCX khai báo với hải quan phải đúng với thực tế tồn kho của DNCX. Trường hợp có chênh lệch thể hiện trên báo cáo của DNCX, công chức kiểm tra hồ sơ thanh khoản yêu cầu DNCX giải trình và đề xuất xử lý.

a5) Các loại chứng từ dùng để cân đối số liệu bao gồm:

a5.1) Nhập trong kỳ: dùng các chứng từ là tờ khai nhập khẩu;

a5.2) Xuất trong kỳ: dùng các chứng từ là tờ khai xuất sản phẩm; tờ khai tái xuất nguyên liệu, vật tư.

Riêng đối với các trường hợp xuất khác mà theo quy định không phải mở tờ khai hải quan, Hệ thống sẽ tự động cập nhật số liệu khai báo của DNCX tại Báo cáo nhập - xuất - tồn của DNCX để chuyển sang Báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của DNCX tại Hệ thống e-Customs. Trường hợp công chức có nghi vấn, yêu cầu DNCX có giải trình đối với trường hợp này và báo cáo trình Chi cục trưởng xem xét.

a6) Số liệu báo cáo trong kỳ được tính cho tất cả các tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu (theo ngày Hệ thống chấp nhận thông tin khai hải quan tại nghiệp vụ IDC) và các chứng từ khác phát sinh trong kỳ (đối với các trường hợp DNCX được phép không phải mở tờ khai hải quan xuất khẩu).

Ví dụ: số liệu báo cáo quý I thì số liệu cân đối báo cáo được lấy từ ngày 01/01 đến ngày 31/3. Quý II là từ ngày 01/4 đến 30/6 ...

a7) Công chức làm công tác thanh khoản khi kiểm tra thông tin sơ bộ yêu cầu thanh khoản tại Bước 2 lưu ý kiểm tra thông tin khai về quý và năm thanh khoản tại Mẫu số 23 “Thông tin đề nghị thanh khoản của DNCX” Phụ lục II - Chỉ tiêu thông tin Hên quan đến thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2014/TT-BTC);

b) Các bước kiểm tra

Chi cục trưởng chịu trách nhiệm phân công công chức kiểm tra hồ sơ thanh khoản của DNCX, đảm bảo tổng thời gian kiểm tra một hồ sơ thanh khoản tại các Bước không quá 30 ngày.

b1) Bước 1: Tiếp nhận thông tin yêu cầu thanh khoản điện tử trên Hệ thống (thực hiện trên Hệ thống e-Customs).

Hệ thống e-Customs tiếp nhận thông tin yêu cầu thanh khoản điện tử của người khai hải quan, tự động kiểm tra sự phù hợp với chuẩn dữ liệu, các chỉ tiêu thông tin khai báo theo quy định của yêu cầu thanh khoản và xử lý như sau:

b1.1) Nếu thông tin hợp lệ thì Hệ thống cấp số tiếp nhận yêu cầu thanh khoản và chuyển sang thực hiện Bước 2;

b1.2) Nếu thông tin không hợp lệ thì Hệ thống tự động từ chối và phản hồi thông tin cho người khai hải quan biết để sửa đổi, bổ sung.

b2) Bước 2: Kiểm tra yêu cầu thanh khoản

Công chức hải quan làm công tác thanh khoản căn cứ thông tin thanh khoản của người khai hải quan, kiểm tra, đối chiếu với các thông tin quy định tại điểm a, khoản 6, Điều 24 Thông tư số 22/2014/TT-BTC. Ngoài ra kiểm tra thêm các nội dung sau:

b2.1) Kiểm tra sơ bộ yêu cầu thanh khoản

- Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ của bộ hồ sơ thanh khoản điện tử do người khai hải quan khai trên Hệ thống;

- Kiểm tra, đối chiếu số liệu tờ khai, định mức cập nhật vào Hệ thống e-Customs phải đảm bảo đầy đủ, chính xác.

b2.2) Xử lý kết quả kiểm tra sơ bộ

- Nếu chấp nhận thông tin yêu cầu thanh khoản của người khai hải quan, cập nhật nội dung chấp nhận vào Hệ thống và phản hồi thông tin cho DNCX. Hệ thống tự động cân đối số liệu thanh khoản và chuyển sang điểm b2.3 Bước này;

- Nếu không chấp nhận thông tin yêu cầu thanh khoản của DNCX, công chức cập nhật nội dung, lý do từ chối vào Hệ thống và phản hồi thông tin cho DNCX biết để sửa đổi, bổ sung.

b2.3) Kiểm tra yêu cầu thanh khoản - đối chiếu dữ liệu

Hệ thống tự động liên kết số liệu tại Báo cáo tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của DNCX truyền đến với kết quả thanh khoản tự động trên Hệ thống e-Customs và cho kết quả đối chiếu. Căn cứ kết quả đối chiếu của Hệ thống, công chức xử lý như sau:

- Trường hợp Hệ thống cho kết quả đối chiếu số liệu giữa Hệ thống e-Customs và của DNCX là trùng khớp, công chức cập nhật hoàn thành kết quả kiểm tra trên Hệ thống, trình Chi cục trưởng phê duyệt xác nhận hoàn thành thanh khoản, chuyển Bước 4.

- Trường hợp Hệ thống cho kết quả đối chiếu số liệu giữa Hệ thống e-Customs và của DNCX có sai lệch, công chức đề xuất yêu cầu DNCX giải trình hoặc yêu cầu xuất trình các chứng từ (tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu, định mức, các bảng kê chi tiết cân đối về lượng của mã nguyên liệu, vật tư có sai lệch) trên Hệ thống trình Chi cục trưởng xem xét.

+ Nếu Chi cục trưởng chấp nhận, Hệ thống sẽ gửi yêu cầu để DNCX giải trình hoặc bổ sung hồ sơ giấy, chuyển Bước 3.

+ Nếu Chi cục trưởng không chấp nhận đề nghị kiểm tra hồ sơ giấy của công chức, phê duyệt xác nhận hoàn thành thanh khoản, công chức cập nhật thông tin vào Hệ thống và thông báo đến DNCX biết, chuyển Bước 4.

c) Bước 3: Kiểm tra hồ sơ giấy

c1) Căn cứ giải trình của DNCX bằng hồ sơ giấy, công chức kiểm tra theo quy định, trong đó lưu ý tập trung một số nội dung như sau:

c1.1) Kiểm tra chi tiết các mã nguyên liệu, vật tư có chênh lệch do Hệ thống e-Customs kết xuất: thông tin chi tiết về số lượng nhập khẩu, số lượng xuất khẩu đưa vào thanh khoản;

c1.2) Kiểm tra chi tiết định mức trên Hệ thống e-Customs với chi tiết trên bảng kê chi tiết cân đối do DNCX giải trình;

c1.3) Kiểm tra chi tiết số liệu khai báo của DNCX tại phần xuất khác.

c2) Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu xác định số liệu yêu cầu thanh khoản của người khai hải quan phù hợp, không có dấu hiệu nghi vấn thì chấp nhận yêu cầu thanh khoản, chuyển sang Bước 4;

c3) Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu xác định số liệu yêu cầu thanh khoản của người khai hải quan không phù hợp (giữa số liệu trên hồ sơ giấy và số liệu trên Hệ thống) hoặc có chênh lệch với dữ liệu trên Hệ thống e-Customs thì yêu cầu người khai hải quan giải trình làm rõ và/hoặc khai bổ sung, sửa đổi để xử lý phần chênh lệch theo quy định và xử lý như sau:

c3.1) Trường hợp số liệu sai lệch là đo làm tròn số lẻ giữa DNCX và Hệ thống e-Customs hoặc giải trình của DNCX đúng quy định, công chức kiểm tra báo cáo trình Chi cục trưởng phê duyệt bằng văn bản, cập nhật số liệu điều chỉnh chênh lệch trên Hệ thống và đồng bộ dữ liệu với DNCX, chuyển Bước 4.

c3.2) Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu xác định số liệu yêu cầu thanh khoản của DNCX có dấu hiệu nghi vấn, cần thiết phải kiểm tra để phát hiện vi phạm thì chuyển hồ sơ cho Chi cục Kiểm tra sau thông quan để thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định, chuyển Bước 4.

d) Bước 4: Xác nhận hoàn thành thanh khoản

Công chức kiểm tra hồ sơ thanh khoản thực hiện đối chiếu dữ liệu thanh khoản và xử lý trên Hệ thống như sau:

d1) Nếu kết quả đối chiếu dữ liệu thanh khoản giữa thông tin khai báo của DNCX và thông tin thanh khoản trên Hệ thống e-Customs phù hợp thì chấp nhận kết quả thanh khoản, nhập nội dung ghi nhận vào Hệ thống (hồ sơ chuyển sang trạng thái "Đã thanh khoản”).

Trường hợp có kiểm tra hồ sơ thanh khoản bản giấy thì thực hiện việc xác nhận trên hồ sơ giấy và lưu trữ theo quy định hiện hành.

d2) Nếu kết quả đối chiếu dữ liệu thanh khoản giữa thông tin khai báo của DNCX và thông tin thanh khoản trên Hệ thống e-Customs không phù hợp thì nhập nội dung ghi nhận vào Hệ thống (bao gồm "Thông tin gửi Doanh nghiệp" và "Ghi nhận của Hải quan") và chuyển hồ sơ về khâu kiểm tra hồ sơ (Bước 3); thực hiện các nội dung liên quan theo trình tự tại các bước nêu trên để thanh khoản hồ sơ theo quy định.

2. Kiểm tra Báo cáo quyết toán đối với hàng hóa nhập khẩu để xây dựng công trình

a) Tiếp nhận báo cáo

a1) Công chức làm công tác thanh khoản tiếp nhận Báo cáo quyết toán đối với hàng hóa nhập khẩu để xây dựng công trình; ký tên, đóng dấu công chức tiếp nhận, ghi rõ ngày tháng năm tiếp nhận trên báo cáo và giao cho người khai hải quan 01 bản; 01 bản lưu hải quan;

a2) Việc tiếp nhận hồ sơ quyết toán thực hiện theo quy định tại Khoản 8 Điều 24 Thông tư số 22/2014/TT-BTC.

b) Kiểm tra báo cáo

Công chức hải quan làm công tác thanh khoản căn cứ hồ sơ báo cáo của DNCX, thực hiện thống kê số liệu nhập khẩu trên Hệ thống e-Customs, đối chiếu kiểm tra và xử lý như sau:

b1) Trường hợp kết quả kiểm tra số liệu theo khai báo của DNCX với số liệu theo dõi trên Hệ thống e-Customs khớp đúng về số liệu nhập khẩu, chưa phát hiện nghi vấn sai phạm về hàng sử dụng, công chức hải quan làm công tác thanh khoản đề xuất chấp nhận hồ sơ báo cáo của DNCX, trình Chi cục trưởng. Sau khi được phê duyệt, công chức thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản cho DNCX;

b2) Trường hợp kết quả kiểm tra số liệu phát hiện sai lệch về số liệu hoặc phát hiện có dấu hiệu nghi vấn về hàng hóa sử dụng thì công chức đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt bằng văn bản, chuyển thông tin cho Chi cục Hải quan kiểm tra sau thông quan để thực hiện kiểm tra theo quy định.

c) Căn cứ vào tình hình hàng hóa nhập khẩu đưa vào sử dụng, hàng hóa tồn và đề nghị phương án xử lý hàng hóa nhập khẩu còn tồn sau khi xây dựng công trình của DNCX, hướng dẫn DNCX thực hiện theo các hình thức như: khai tờ khai tái xuất, khai tờ khai nhập tiêu dùng, làm thủ tục tiêu hủy... và thực hiện thu thuế (nếu có).

d) Chi cục trưởng chịu trách nhiệm phân công công chức kiểm tra hồ sơ quyết toán của DNCX, đảm bảo tổng thời gian kiểm tra một hồ sơ quyết toán không quá 30 ngày.

3. Kiểm tra Báo cáo tổng hợp số lượng hàng hóa tiêu dùng được nhập khẩu và mua từ nội địa của DNCX

a) Tiếp nhận báo cáo

a1) Công chức làm công tác thanh khoản tiếp nhận Báo cáo tổng hợp hàng hóa tiêu dùng được nhập khẩu và mua từ nội địa của DNCX; ký tên, đóng dấu công chức tiếp nhận, ghi rõ ngày tháng năm tiếp nhận trên báo cáo và giao cho người khai hải quan 01 bản; 01 bản lưu hải quan;

a2) Việc tiếp nhận hồ sơ quyết toán thực hiện theo quy định tại điểm b Khoản 6 Điều 24 Thông tư số 22/2014/TT-BTC.

b) Kiểm tra báo cáo

Công chức hải quan làm công tác thanh khoản căn cứ hồ sơ báo cáo của DNCX, thực hiện thống kê số liệu hàng tiêu dùng nhập khẩu và mua từ nội địa trên Hệ thống e-Customs, đối chiếu với số liệu do DNCX báo cáo đến và kiểm tra theo các nội dung sau:

b1) Kiểm tra, đối chiếu tính đầy đủ, sự phù hợp về số lượng DNCX báo cáo với số liệu theo dõi trên Hệ thống của cơ quan hải quan;

b2) Kiểm tra tập trung đối với các mặt hàng có phát sinh tăng trong kỳ với số lượng lớn, trị giá cao. Đối chiếu hàng hóa tiêu dùng do DNCX nhập khẩu để xác định sự phù hợp với mục tiêu hoạt động ghi trên Giấy chứng nhận đầu tư, phù hợp với công suất hoạt động của DNCX;

b3) Kiểm tra những nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất, có thể xây dựng định mức và báo cáo nhập - xuất - tồn, nhưng DNCX khai báo theo mục đích tiêu dùng.

c) Xử lý kết quả kiểm tra báo cáo

c1) Nếu số liệu báo cáo đầy đủ, phù hợp, không có thông tin nghi vấn, công chức hải quan làm công tác thanh khoản đề xuất chấp nhận hồ sơ báo cáo của DNCX, trình Chi cục trưởng. Sau khi được phê duyệt, công chức lưu hồ sơ;

c2) Nếu số liệu báo cáo sai lệch hoặc phát hiện có dấu hiệu nghi vấn gian lận thương mại như: hàng tiêu dùng nhập khẩu nhiều hơn công suất hoạt động của DNCX, hàng tiêu dùng nhập khẩu không phục vụ đúng mục tiêu hoạt động như đã đăng ký hoặc hàng hóa phục vụ sản xuất đưa vào định mức được nhưng doanh nghiệp không khai báo theo mục đích sản xuất…, công chức thanh khoản đề xuất kiểm tra hồ sơ trình Chi cục trưởng phê duyệt và có công văn gửi DNCX để giải trình.

c2.1) Nếu giải trình của DNCX hợp lệ, công chức có báo cáo trình Chi cục trưởng phê duyệt. Trên cơ sở phê duyệt, công chức thông báo cho DNCX biết và lưu hồ sơ theo quy định;

c2.2) Nếu giải trình chưa hợp lệ, công chức báo cáo Chi cục trưởng thông báo cho DNCX biết; đồng thời chuyển thông tin cho Chi cục Hải quan kiểm tra sau thông quan để thực hiện kiểm tra theo quy định.

d) Chi cục trưởng chịu trách nhiệm phân công công chức kiểm tra hồ sơ báo cáo của DNCX, đảm bảo tổng thời gian kiểm tra một hồ sơ báo cáo không quá 30 ngày.

Phần V.

QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THUỘC TRƯỜNG HỢP ĐĂNG KÝ DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU MIỄN THUẾ

1. Thủ tục kiểm tra, đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế (sau đây gọi là Danh mục miễn thuế)

a) Trách nhiệm của Cục trưởng: lựa chọn và giao cho một đơn vị có đủ khả năng thực hiện đăng ký Danh mục miễn thuế;

b) Trách nhiệm của đơn vị đăng ký Danh mục miễn thuế

b1) Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị:

b1.1) Phân công công chức tiếp nhận, kiểm tra, xử lý hồ sơ đăng ký Danh mục miễn thuế trên cơ sở công văn, hồ sơ đề nghị của người khai Danh mục miễn thuế;

b1.2) Căn cứ đề xuất của công chức tiếp nhận, kiểm tra Danh mục miễn thuế, phê duyệt kết quả xử lý đối với Danh mục miễn thuế.

b2) Trách nhiệm của công chức:

b2.1) Đăng ký Danh mục miễn thuế

- Thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, cấp mã số quản lý chung, kiểm tra, xử lý hồ sơ đăng ký Danh mục miễn thuế theo quy định tại Điều 101 Thông tư 128/2013/TT-BTC. Mã số quản lý chung được cấp theo cấu trúc: Mã đơn vị đăng ký Danh mục miễn thuế-Năm đăng ký Danh mục miễn thuế-Số thứ tự (Ví dụ: 34CC-2014-0001). Trường hợp không chấp nhận Danh mục miễn thuế, mã số quản lý chung được cấp theo cấu trúc: Mã đơn vị đăng ký Danh mục miễn thuế-Năm đăng ký Danh mục-0000 (Ví dụ: 34CC-2014-0000);

- Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đề xuất bằng văn bản kết quả xử lý Danh mục miễn thuế gửi Thủ trưởng đơn vị phê duyệt;

- Sau khi Thủ trưởng đơn vị phê duyệt kết quả xử lý đối với Danh mục miễn thuế, công chức hải quan sử dụng nghiệp vụ CTL để thông báo kết quả xử lý đến người khai Danh mục miễn thuế tại chỉ tiêu “Phân loại cấp phép” một trong những trường hợp sau:

+ Chấp nhận đăng ký Danh mục miễn thuế (mã A);

+ Không chấp nhận đăng ký Danh mục miễn thuế (mã N);

+ Chỉ dẫn sửa đổi, bổ sung Danh mục miễn thuế (mã I).

Trường hợp có chỉ dẫn sửa đổi, bổ sung, sau khi người khai hải quan sửa đổi, bổ sung việc đăng ký Danh mục miễn thuế, công chức hải quan thực hiện tuần tự các bước như đăng ký Danh mục.

b2.2) Tạm dừng Danh mục miễn thuế

- Đề xuất Thủ trưởng đơn vị phê duyệt tạm dừng Danh mục miễn thuế. Các trường hợp tạm dừng Danh mục miễn thuế theo quy định hiện hành;

- Sau khi Thủ trưởng đơn vị phê duyệt tạm dừng Danh mục miễn thuế, công chức hải quan sử dụng nghiệp vụ CTL để thông báo kết quả xử lý đến người khai hải quan tại chỉ tiêu “Phân loại cấp phép” (nhập mã P: Tạm dừng).

b2.3) Hủy bỏ Danh mục miễn thuế

- Trường hợp Hệ thống tự động trừ lùi hết số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Danh mục miễn thuế đã được đăng ký, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày trừ lùi hết số lượng, cơ quan Hải quan nơi đăng ký Danh mục miễn thuế có trách nhiệm đối chiếu cùng người khai hải quan quyết toán Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế để xác định số lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu theo Danh mục miễn thuế đã đăng ký, lịch sử trừ lùi..., sao lưu dữ liệu Danh mục miễn thuế ra ngoài Hệ thống và thực hiện xóa Danh mục miễn thuế trên Hệ thống bằng nghiệp vụ CTL, tại chỉ tiêu “Phân loại cấp phép” (nhập mã C: Hủy bỏ).

- Trường hợp khác:

+ Đề xuất Thủ trưởng đơn vị phê duyệt hủy bỏ Danh mục miễn thuế. Các trường hợp hủy Danh mục miễn thuế theo quy định hiện hành;

+ Sau khi Thủ trưởng đơn vị phê duyệt hủy bỏ Danh mục miễn thuế, công chức hải quan thực hiện sao lưu dữ liệu Danh mục miễn thuế ra ngoài Hệ thống và thực hiện xóa Danh mục miễn thuế trên Hệ thống bằng nghiệp vụ CTL, tại chỉ tiêu “Phân loại cấp phép” (nhập mã C: Hủy bỏ).

2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc trường hợp phải đăng ký Danh mục miễn thuế thực hiện theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán.

a) Khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã đăng ký Danh mục miễn thuế trên Hệ thống VNACCS, hệ thống tự động trừ lùi số lượng trên cơ sở số lượng miễn thuế/số lượng miễn thuế còn lại đã được đăng ký trên Hệ thống;

b) Trường hợp quy định vừa trừ lùi trị giá, vừa trừ lùi số lượng trên Danh mục miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế thì không thực hiện đăng ký Danh mục miễn thuế trên Hệ thống VNACCS.

3. Đối với trường hợp người khai hải quan đã đăng ký Danh mục miễn thuế trước khi triển khai thực hiện Hệ thống VNACCS nhưng nhập khẩu chưa hết nay tiếp tục nhập khẩu và khai báo tờ khai trên Hệ thống VNACCS thì xử lý theo một trong những cách sau:

a) Người khai hải quan khai báo tờ khai nhập khẩu trên Hệ thống VNACCS và xuất trình Phiếu theo dõi trừ lùi cho cơ quan Hải quan để tiếp tục trừ lùi số lượng hàng hóa còn lại;

b) Cơ quan Hải quan cùng với người khai hải quan đối chiếu, quyết toán Danh mục miễn thuế đã được cấp, sau đó hướng dẫn người khai hải quan đăng ký Danh mục miễn thuế cho số lượng hàng hóa còn lại trên Hệ thống (thủ tục đăng ký thực hiện theo quy định tại điểm b2.1 khoản 1 Phần V Quyết định này) và thực hiện khai báo tờ khai trên Hệ thống.

Phần VI

QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA KINH DOANH TẠM NHẬP - TÁI XUẤT

Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thực hiện như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán quy định tại Phần I Quyết định này. Việc khai báo tờ khai vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 1 Phần VIII Quyết định này. Ngoài ra, bổ sung một số nội dung sau:

1. Thủ tục tạm nhập

Trong trường hợp phải kiểm tra hồ sơ (luồng vàng và luồng đỏ), công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện thêm những công việc sau đây:

a) Kiểm tra, đối chiếu hợp đồng xuất khẩu với bộ hồ sơ tạm nhập; ghi rõ số tờ khai tạm nhập, ký tên, đóng dấu công chức trên hợp đồng xuất khẩu và trả cho người khai hải quan để làm thủ tục tái xuất.

b) Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập, công chức hải quan thực hiện niêm phong hải quan đối với phương tiện chứa hàng hóa tạm nhập và thực hiện bàn giao cho Chi cục Hải quan nơi có các địa điểm lưu giữ hàng hóa theo quy định. Trường hợp thương nhân làm thủ tục tái xuất đồng thời với thủ tục tạm nhập thì việc niêm phong hải quan được thực hiện sau khi hoàn thành thủ tục hải quan tái xuất.

2. Thủ tục tái xuất

Trong trường hợp phải kiểm tra hồ sơ (luồng vàng và luồng đỏ), công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện thêm những công việc sau đây:

a) Kiểm tra thời hạn hàng hóa lưu giữ tại Việt Nam, trường hợp quá thời hạn thì xử lý theo quy định;

b) Kiểm tra số tờ khai tạm nhập tại tiêu chí “Số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng” trên Hệ thống;

c) Kiểm tra Số thứ tự dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng;

d) Đối chiếu nội dung khai trên tờ khai tái xuất với tờ khai tạm nhập tương ứng;

3. Theo dõi hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất

a) Hàng ngày, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tạm nhập tái xuất thực hiện kiểm tra, rà soát tình trạng các lô hàng tạm nhập tái xuất quá thời hạn chưa làm thủ tục tái xuất (sử dụng nghiệp vụ ITI);

b) Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai tái xuất theo dõi các lô hàng đã làm thủ tục tái xuất nhưng chưa qua khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất (sử dụng nghiệp vụ ITF), ngay sau khi quá thời hạn đăng ký vận chuyển của người khai hải quan và đã được cơ quan hải quan chấp nhận mà chưa có thông tin xác nhận hàng đã vận chuyển đến điểm đích của Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất thì hai bên phối hợp trao đổi thông tin để xác nhận về tình trạng của lô hàng hoặc thực hiện các biện pháp truy tìm theo quy định.

4. Thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa: thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 41 Thông tư 128/2013/TT-BTC.

5. Quản lý, giám sát hải quan

a) Gia hạn thời hạn tạm nhập tái xuất:

- Công chức hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập tiếp nhận công văn, hồ sơ đề nghị gia hạn của thương nhân, kiểm tra lý do đề nghị gia hạn; kiểm tra, đối chiếu thông tin trên Hệ thống với hồ sơ đề nghị và đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt;

- Cập nhật kết quả phê duyệt của Chi cục trưởng vào Hệ thống bằng nghiệp vụ CTI;

- Lưu hồ sơ đề nghị gia hạn thời gian tạm nhập tái xuất có xác nhận của Chi cục trưởng vào hồ sơ hàng tạm nhập.

b) Giám sát hải quan: thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Thông tư 128/2014/TT-BTC.

Phần VII

QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHỖ

Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán quy định tại Phần I Quyết định này.

Việc theo dõi, giám sát hàng hóa vận chuyển kết hợp thực hiện theo Mục 2 Phần VIII Quyết định này.

Ngoài ra, công chức kiểm tra hồ sơ kiểm tra một số nội dung sau:

1. Đối với Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu

a) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra hàng hóa theo kết quả phân luồng của Hệ thống;

b) Kiểm tra việc khai báo hợp đồng mua bán hàng hóa và bên chỉ định giao hàng tại Việt Nam trong tiêu chí “Phần ghi chú”;

c) Kiểm tra thông tin về “Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” phải thuộc sự quản lý của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ;

d) Đăng ký thông tin khởi hành vận chuyển của hàng hóa (BOA) và theo dõi tình trạng vận chuyển quy định tại Mục 2 Phần VIII Quy trình này.

2. Đối với Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu

a) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra hàng hóa theo kết quả phân luồng của Hệ thống;

b) Kiểm tra việc khai báo hợp đồng mua bán hàng hóa và bên chỉ định nhận hàng tại Việt Nam trong tiêu chí “Phần ghi chú”;

c) Thông báo bằng văn bản về việc hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ (theo mẫu số 29/TBXNKTC/2013 Phụ lục III Thông tư 128/2013/TT-BTC) cho cơ quan Thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp nhập tại chỗ để theo dõi: 01 bản chính; và gửi cho doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ: 01 bản chính;

d) Đăng ký thông báo đến đích của hàng hóa (BIA) và theo dõi tình trạng vận chuyển quy định tại Mục 2 Phần VIII Quy trình này.

Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ và doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ đều làm thủ tục tại một Chi cục Hải quan, thì công chức Chi cục Hải quan này thực hiện quy trình thủ tục hải quan cho cả phần hải quan làm thủ tục xuất khẩu và hải quan làm thủ tục nhập khẩu.

Phần VIII.

QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN CHỊU SỰ GIÁM SÁT HẢI QUAN

Mục 1: HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN CHỊU SỰ GIÁM SÁT HẢI QUAN KHAI VẬN CHUYỂN ĐỘC LẬP

I. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi

1. Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai vận chuyển hàng hóa

Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu có), cấp số và phân luồng tờ khai vận chuyển hàng hóa. Trường hợp luồng 1 - xanh, Hệ thống chuyển tờ khai hải quan sang Bước 4 của Quy trình; trường hợp luồng 2 - vàng, Hệ thống chuyển tờ khai hải quan sang Bước 2 của Quy trình.

2. Bước 2: Kiểm tra hồ sơ vận chuyển (đối với luồng vàng)

a) Trách nhiệm của Chi cục trưởng

a1) Phân công cho công chức thực hiện kiểm tra hồ sơ trên Màn hình quản lý quá trình xử lý tờ khai vận chuyển ICE bằng nghiệp vụ CES;

a2) Phê duyệt cho phép đăng ký tờ khai vận chuyển/tờ khai vận chuyển sửa đổi, bổ sung/hủy tờ khai vận chuyển; Chỉ đạo các nội dung công chức cần kiểm tra (nếu có) tại Màn hình phân công cán bộ kiểm tra CES; việc chỉ đạo phải được cập nhật vào Hệ thống tại ô “Nội dung giao việc”.

b) Trách nhiệm của công chức hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ

Thực hiện việc kiểm tra hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều 33 Thông tư 22/2014/TT-BTC (tham chiếu thông tin tờ khai bằng nghiệp vụ ITF), thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng (nếu có) thông qua Màn hình quản lý quá trình xử lý tờ khai vận chuyển ICE và xử lý kết quả kiểm tra như sau:

b1) Nếu kiểm tra hồ sơ xác định hàng hóa không đủ điều kiện được phép vận chuyển chịu sự giám sát hải quan, công chức thông báo cho người khai hải quan thông quan nghiệp vụ CET (mã X);

b2) Nếu kiểm tra hồ sơ phát hiện khai không đầy đủ hoặc có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai, công chức kiểm tra hồ sơ, công chức thông báo cho người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung (nếu có) bằng nghiệp vụ CET (mã C). Sau khi nhận được thông tin khai sửa đổi bổ sung, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện tiếp thủ tục theo quy định;

b3) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp, công chức phê duyệt thông quan/phê duyệt tờ khai vận chuyển xin hủy thông qua nghiệp vụ CET (mã A).

3. Bước 3: Xác nhận thông quan tờ khai vận chuyển (phê duyệt vận chuyển)

Trên cơ sở thông tin xác nhận đã hoàn thành kiểm tra hồ sơ, Hệ thống tự động gửi Thông tin phê duyệt khai báo vận chuyển cho người khai hải quan và chuyển tờ khai sang Bước 4.

Công chức được giao nhiệm vụ xác nhận thông quan tờ khai vận chuyển tiến hành in Thông tin phê duyệt khai báo vận chuyển được tự động gửi về Hệ thống Hải quan (mã VAS5050); đóng dấu xác nhận theo mẫu số 5 Phụ lục kèm theo Quyết định này, ký tên, đóng dấu công chức vào góc trên cùng bên phải của trang đầu tiên Thông tin phê duyệt khai báo vận chuyển in giao cho người khai hải quan.

4. Bước 4: Quản lý hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan

a) Việc giám sát hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan ra, vào khu vực giám sát hải quan được thực hiện thông qua Hệ thống VNACCS tại Văn phòng Đội giám sát và Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát thuộc Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi.

a1) Trách nhiệm của Văn phòng Đội giám sát

a1.1) Nội dung kiểm tra: Tiếp nhận, kiểm tra các chứng từ người khai hải quan phải xuất trình theo đúng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 31 Thông tư 22/2014/TT-BTC và các cảnh báo của Hệ thống;

a1.2) Xử lý kết quả kiểm tra:

- Nếu kiểm tra phát hiện thông tin khai báo không đầy đủ hoặc có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa chứng từ thuộc diện phải nộp, xuất trình, công chức giám sát tùy theo từng trường hợp hướng dẫn người khai hải quan điều chỉnh, bổ sung hoặc xử lý theo quy định.

- Nếu kết quả kiểm tra phù hợp:

+ Đối với Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển phân luồng xanh, công chức giám sát tiến hành in Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển bằng lệnh ROT - mã VAS5040; đóng dấu xác nhận theo mẫu số 5 Phụ lục kèm theo Quyết định này, ký tên, đóng dấu công chức vào góc trên cùng bên phải của trang đầu tiên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển giao người khai hải quan.

+ Yêu cầu người khai hải quan xuất trình hàng hóa để thực hiện niêm phong hải quan. Trường hợp không thể niêm phong thì lập biên bản chứng nhận mô tả chi tiết nguyên trạng hàng hóa vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan và cho vào hồ sơ niêm phong hải quan.

+ Giao hàng hóa, kèm hồ sơ (nếu có) đã được niêm phong hải quan cho người khai hải quan để vận chuyển đến điểm đích đã được phê duyệt.

+ Lập Bảng kê số hiệu kiện, container, phương tiện chứa hàng theo từng tờ khai vận chuyển sẽ qua khu vực giám sát, ký tên, đóng dấu công chức chuyển Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát theo Mẫu số 7 Phụ lục kèm theo Quy trình này.

a1.3) Theo dõi tình trạng vận chuyển: Công chức được phân công sử dụng nghiệp vụ ITF để rà soát hàng hóa chưa vận chuyển đến đích. Căn cứ thời gian vận chuyển do người khai hải quan đăng ký và được cơ quan Hải quan chấp nhận cập nhật vào hệ thống, nếu quá thời hạn đăng ký mà chưa có thông tin xác nhận hàng đã đến đích, đề xuất Chi cục trưởng ban hành văn bản đề nghị Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến kiểm tra xác nhận về tình trạng lô hàng. Trường hợp lô hàng chưa được vận chuyển đến điểm đích đã được phê duyệt thì Chi cục hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi phải chịu trách nhiệm truy tìm.

a2) Trách nhiệm của Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát

a2.1) Kiểm tra, đối chiếu số hiệu container/số ký hiệu của phương tiện chứa hàng với danh sách số hiệu container/số ký hiệu của phương tiện chứa hàng theo Bảng kê số hiệu kiện, container, phương tiện chứa hàng theo từng tờ khai vận chuyển theo Mẫu số 7 Phụ lục kèm theo Quy trình này do Văn phòng Đội giám sát chuyển đến; tình trạng niêm phong hãng tàu, tình trạng niêm phong hải quan (nếu có). Sử dụng máy đọc số container để kiểm tra, đối chiếu nếu đã được trang bị;

a2.2) Xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên Bảng kê.

a2.3) Sau khi toàn bộ lượng hàng hóa trên Bảng kê đã qua khu vực giám sát, thực hiện đăng ký thông tin khởi hành vận chuyển của hàng hóa được phê duyệt vận chuyển trên Hệ thống VNACCS bàng nghiệp vụ BOA.

b) Trong trường hợp Hệ thống tại Văn phòng Đội giám sát gặp sự cố

Những nội dung công việc quy định tại điểm a1 và việc in Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển luồng xanh Bước này được thực hiện tại bộ phận đăng ký tờ khai.

Văn phòng Đội giám sát khai thác thông tin tại đơn vị hỗ trợ xử lý nghiệp vụ hải quan thuộc Tổng cục Hải quan, lập Bảng kê số hiệu kiện, container, phương tiện chứa hàng theo từng tờ khai vận chuyển sẽ qua khu vực giám sát, ký tên, đóng dấu công chức chuyển Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát.

Công chức giám sát cổng khu vực giám sát thực hiện xác nhận hàng qua khu vực giám sát tại Bảng kê và chuyển trả lại cho Văn phòng Đội giám sát để yêu cầu đơn vị hỗ trợ xử lý nghiệp vụ hải quan thuộc Tổng cục Hải quan Đăng ký thông tin khởi hành vận chuyển của hàng hóa được phê duyệt vận chuyển vào Hệ thống hoặc tự cập nhật khi sự cố Hệ thống được khắc phục.

II. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến

1. Đối với hàng hóa vận chuyển được chuyển đến các kho, bãi có công chức giám sát thuộc Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến

a) Nội dung kiểm tra:

a1) Tiếp nhận và kiểm tra biên bản bàn giao, hồ sơ hải quan, hàng hóa do Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi chuyển đến và Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển có xác nhận của cơ quan Hải quan do người khai hải quan xuất trình;

a2) Kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong hải quan (nếu có);

a3) Kiểm tra theo các thông tin cần lưu ý kiểm soát chặt chẽ hoặc cảnh báo về mức độ rủi ro của hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan do Chi cục Hài quan nơi hàng hóa chuyển đi chỉ dẫn (nếu có).

b) Xử lý kết quả kiểm tra

b1) Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Đăng ký thông báo đến đích của hàng hóa được phê duyệt vận chuyển thông qua nghiệp vụ BIA khi tất cả lượng hàng thuộc tờ khai đã đến đích;

b2) Trường hợp phát hiện có vi phạm, lập Biên bản vi phạm và chuyển Chi cục Hải quan nơi hàng hóa chuyển đi để xử lý theo quy định. Sau khi người khai hải quan thực hiện quyết định xử phạt, thực hiện Đăng ký thông báo đến đích của hàng hóa được phê duyệt vận chuyển thông qua nghiệp vụ BIA. Chi cục Hải quan nơi hàng hóa chuyển đi chịu trách nhiệm cập nhật kết quả xử lý vào hệ thống quản lý rủi ro.

2. Đối với hàng hóa vận chuyển được chuyển đến các kho, bãi không có công chức giám sát thuộc Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến

a) Đầu giờ làm việc hàng ngày, Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến rà soát tình trạng các lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan chưa đến đích thông qua nghiệp vụ ITF;

b) Căn cứ thời gian vận chuyển do người khai hải quan đăng ký và được cập nhật vào hệ thống, nếu quá thời hạn đăng ký mà chưa có thông tin xác nhận hàng đã đến, yêu cầu các kho, bãi thuộc quản lý của Chi cục nơi hàng hóa chuyển đến xác nhận về tình trạng đến đích của lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.

b1) Trường hợp hàng hóa đã đến đích nhưng chưa được tổ chức kinh doanh dịch vụ, kho bãi Đăng ký thông báo đến đích của hàng hóa được phê duyệt vận chuyển bằng nghiệp vụ BIA: có văn bản yêu cầu tổ chức kinh doanh dịch vụ, kho bãi cập nhật trên Hệ thống;

b2) Trường hợp tổ chức kinh doanh dịch vụ, kho bãi xác nhận hàng hóa chưa đến đích, thông báo bằng văn bản cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi biết và truy tìm.

Mục 2: HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN CHỊU SỰ GIÁM SÁT HẢI QUAN KHAI VẬN CHUYỂN KẾT HỢP

Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan bằng phương thức khai vận chuyển kết hợp thực hiện như quy định đối với thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo từng loại hình tương ứng. Ngoài ra, công chức kiểm tra hồ sơ kiểm tra điều kiện được phép vận chuyển, đề xuất Chi cục trưởng cho phép vận chuyển chịu sự giám sát hải quan theo đề nghị của người khai hải quan.

 

PHỤ LỤC

QUY ĐỊNH MỘT SỐ MẪU DẤU, BẢNG BIỂU THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 988/QĐ-TCHQ ngày 28 tháng 3 năm 2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

1. Mẫu số 1: Mẫu dấu chữ “Thông quan”

Dấu chữ “Thông quan” bao gồm 2 dòng chữ được viền bằng nét liền hình chữ nhật, chi tiết như sau:

a) Dòng 1: Tên Chi cục Hải quan nơi xử lý tờ khai và Mã Chi cục

- Font chữ: Times New Roman

- Cỡ chữ: 10

- Kiểu chữ: chữ thường, đứng, đậm, căn lề giữa

- Màu chữ: đỏ

b) Dòng 2: THÔNG QUAN

- Font chữ: Times New Roman

- Cỡ chữ: 10

- Kiểu chữ: chữ in hoa, đứng, đậm, căn lề giữa, spacing after 6 pt

- Màu chữ: đỏ

c) Viền bao quanh chữ: nét liền hình chữ nhật

- Chiều dài 4 cm; chiều rộng 1,5 cm;

- Cỡ viền 1 pt;

- Màu viền: đỏ

- Khoảng cách viền bao quanh chữ đến chữ: 0,2 cm

d) Hình mẫu khắc:

Chi cục HQ… (Mã CC)

THÔNG QUAN

2. Mẫu số 2: Mẫu dấu chữ “Giải phóng hàng”

Dấu chữ “Giải phóng hàng” bao gồm 2 dòng chữ được viền bằng nét liền hình chữ nhật, chi tiết như sau:

a) Dòng 1: Tên Chi cục Hải quan nơi xử lý tờ khai và Mã Chi cục

- Font chữ: Times New Roman

- Cỡ chữ: 10

- Kiểu chữ: chữ thường, đứng, đậm, căn lề giữa

- Màu chữ: đỏ

2. Dòng 2: GIẢI PHÓNG HÀNG

- Font chữ: Times New Roman

- Cỡ chữ: 10

- Kiểu chữ: chữ in hoa, đứng, đậm, căn lề giữa, spacing after 6 pt

- Màu chữ: đỏ

c) Viền bao quanh chữ: nét liền hình chữ nhật

- Chiều dài 4 cm; chiều rộng 1,5 cm;

- Cỡ viền 1 pt;

- Màu viền: đỏ

- Khoảng cách viền bao quanh chữ đến chữ: 0,2 cm

d) Hình mẫu khắc:

Chi cục HQ… (Mã CC)

GIẢI PHÓNG HÀNG

3. Mẫu số 3: Mẫu dấu chữ “Đưa hàng về bảo quản”

Dấu chữ “Đưa hàng về bảo quản” bao gồm 2 dòng chữ được viền bằng nét liền hình chữ nhật, chi tiết như sau:

a) Dòng 1: Tên Chi cục Hải quan nơi xử lý tờ khai và Mã Chi cục

- Font chữ: Times New Roman

- Cỡ chữ: 10

- Kiểu chữ: chữ thường, đứng, đậm, căn lề giữa, spacing after 6 pt

- Màu chữ: đỏ

b) Dòng 2: ĐƯA HÀNG VỀ BẢO QUẢN

- Font chữ: Times New Roman

- Cỡ chữ: 10

- Kiểu chữ: chữ in hoa, đứng, đậm, căn lề giữa

- Màu chữ: đỏ

c) Viền bao quanh chữ: nét liền hình chữ nhật

- Chiều dài 5 cm; chiều rộng 1,5 cm;

- Cỡ viền 1 pt;

- Màu viền: đỏ

- Khoảng cách viền bao quanh chữ đến chữ: 0,2 cm

d) Hình mẫu khắc:

Chi cục HQ… (Mã CC)

ĐƯA HÀNG VỀ BẢO QUẢN

4. Mẫu Số 4: Mẫu dấu chữ “Vận chuyển về địa điểm kiểm tra”

Dấu chữ “Vận chuyển về địa điểm kiểm tra” bao gồm 3 dòng chữ được viền bằng nét liền hình chữ nhật, chi tiết như sau:

a) Dòng 1: Tên Chi cục Hải quan nơi xử lý tờ khai và Mã Chi cục

- Font chữ: Times New Roman

- Cỡ chữ: 10                                                        

- Kiểu chữ: chữ thường, đứng, đậm, căn lề giữa, spacing after 6 pt

- Màu chữ: đỏ

b) Dòng 2: VẬN CHUYỂN VỀ

- Font chữ: Times New Roman

- Cỡ chữ: 10

- Kiểu chữ: chữ in hoa, đứng, đậm, căn lề giữa, spacing after 0 pt

- Màu chữ: đỏ

c) Dòng 3: ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA

- Font chữ: Times New Roman

- Cỡ chữ: 10

- Kiểu chữ: chữ in hoa, đứng, đậm, căn lề giữa

- Màu chữ: đỏ

d) Viền bao quanh chữ: nét liền hình chữ nhật

- Chiều dài 5 cm; chiều rộng 2 cm;

- Cỡ viền 1 pt;

- Màu viền: đỏ

- Khoảng cách viền bao quanh chữ đến chữ: 0,2 cm

đ) Hình mẫu khắc:

Chi cục HQ… (Mã CC)

VẬN CHUYỂN VỀ
ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA

5. Mẫu số 5: Mẫu dấu chữ “Phê duyệt vận chuyển”

Dấu chữ “Phê duyệt vận chuyển” bao gồm 2 dòng chữ được viền bằng nét liền hình chữ nhật, chi tiết như sau:

a) Dòng 1: Tên Chi cục Hải quan nơi xử lý tờ khai và Mã Chi cục

- Font chữ: Times New Roman

- Cỡ chữ: 10

- Kiểu chữ: chữ thường, đứng, đậm, căn lề giữa, spacing after 6 pt

- Màu chữ: đỏ

b) Dòng 2: PHÊ DUYỆT VẬN CHUYỂN

- Font chữ: Times New Roman

- Cỡ chữ: 10

- Kiểu chữ: chữ in hoa, đứng, đậm, căn lề giữa

- Màu chữ: đỏ

c) Viền bao quanh chữ: nét liền hình chữ nhật

- Chiều dài 5 cm; chiều rộng 1,5 cm;

- Cỡ viền 1 pt;

- Màu viền: đỏ

- Khoảng cách viền bao quanh chữ đến chữ: 0,2 cm

d) Hình mẫu khắc:

Chi cục HQ… (Mã CC)

PHÊ DUYỆT VẬN CHUYỂN

6. Mẫu số 6: Mẫu dấu chữ “Hàng đã qua khu vực giám sát”

Dấu chữ “Hàng đã qua khu vực giám sát” bao gồm 2 dòng chữ được viền bằng nét liền hình chữ nhật, chi tiết như sau:

a) Dòng 1: Tên Chi cục Hải quan nơi xử lý tờ khai và Mã Chi cục

- Font chữ: Times New Roman

- Cỡ chữ: 10

- Kiểu chữ: chữ thường, đứng, đậm, căn lề giữa, spacing after 6 pt

- Màu chữ: đỏ

b) Dòng 2: HÀNG ĐÃ QUA

- Font chữ: Times New Roman

- Cỡ chữ: 10

- Kiểu chữ: chữ in hoa, đứng, đậm, căn lề giữa

- Màu chữ: đỏ

c) Dòng 2: HÀNG ĐÃ QUA

- Font chữ: Times New Roman

- Cỡ chữ: 10

- Kiểu chữ; chữ in hoa, đứng, đậm, căn lề giữa

- Màu chữ: đỏ

d) Viền bao quanh chữ: nét liền hình chữ nhật

- Chiều dài 5 cm; chiều rộng 2 cm;

- Cỡ viền 1 pt;

- Màu viền: đỏ

- Khoảng cách viền bao quanh chữ đến chữ: 0,2 cm

d) Hình mẫu khắc:

Chi cục HQ… (Mã CC)

HÀNG ĐÃ QUA
KHU VỰC GIÁM SÁT

 

Mẫu số 7: Bảng kê số kiện, số container, phương tiện chứa hàng

 

CHI CỤC HẢI QUAN….
VĂN PHÒNG ĐỘI GIÁM SÁT
--------

 

Số: ………/BK-ĐVBH

 

 

BẢNG KÊ SỐ KIỆN, CONTAINER, PHƯƠNG TIỆN CHỨA HÀNG ĐƯỢC PHÉP QUA KHU VỰC GIÁM SÁT HẢI QUAN

Văn phòng Đội giám sát thông báo hàng hóa sau đây được phép qua khu vực giám sát:

1. Tên người khai hải quan:

2. Mã người khai hải quan:

3. Số tờ khai:                                         Ngày tờ khai:

4. Số lượng hàng hóa thuộc tờ khai:

5. Danh sách hàng hóa:

STT

SỐ HIỆU KIỆN, CONTAINER, PHƯƠNG TIỆN CHỨA HÀNG

SỐ SEAL CONTAINER (nếu có)

SỐ SEAL HẢI QUAN
(nếu có)

XÁC NHẬN CỦA BỘ PHẬN GIẢM SÁT CỔNG KVGS

1

 

 

 

(Xác nhận bằng cách ghi thời gian hàng hóa qua KVGS)

2

 

 

 

 

...

 

 

 

 

Đề nghị Bộ phận giám sát cổng cảng xác nhận số kiện, số container, số ký hiệu của phương tiện chứa hàng đã thực tế qua khu vực giám sát theo Bảng kê. Sau khi xác nhận toàn bộ hàng hóa thuộc tờ khai đã qua khu vực giám sát, đại diện bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát ký tên, đóng dấu công chức xác nhận và chuyển trả lại Văn phòng Đội giám sát.

 

ĐẠI DIỆN BỘ PHẬN
GIÁM SÁT CÔNG
(Ký tên, đóng dấu công chức)

ĐẠI DIỆN VĂN PHÒNG
ĐỘI GIÁM SÁT
(Ký tên, đóng dấu công chức)

Ghi chú:

1. Tiêu chí “Số lượng hàng hóa”:

- Ghi nhận tổng số kiện nếu hàng hóa đóng bằng kiện (hoặc dưới dạng kiện);

- Ghi nhận tổng số container trong trường hợp vận chuyển bằng container;

- Ghi nhận tổng lượng hàng hóa và sẽ được vận chuyển bằng bao nhiêu phương tiện chứa hàng đối với hàng rời, hàng xá... Ví dụ: 100 tấn muối vận chuyển bằng 10 xe tải.

2. Tiêu chí “Số hiệu kiện, container, phương tiện chứa hàng”:

- Ghi nhận số hiệu kiện nếu hàng hóa đóng trong kiện (hoặc dạng kiện);

- Ghi nhận số hiệu từng container nếu hàng hóa vận chuyển bằng container;

- Ghi nhận biến số xe, số hiệu tàu, số hiệu xà lan hoặc số ký hiệu nhận biết của các phương tiện chứa hàng đối với hàng rời, hàng xá...

3. Tiêu chí “Xác nhận của bộ phận giám sát cổng KVGS”: xác nhận bằng cách ghi nhận giờ, ngày, tháng, năm hàng hóa qua KVGS; ký tên, đóng dấu công chức tương ứng.

4. Tiêu chí “Đại diện bộ phận giám sát”: công chức giám sát xác nhận lượng hàng cuối cùng thuộc tờ khai qua KVGS sẽ đóng dấu công chức để thanh khoản Bảng kê.

 

Mẫu số 8: Quyết định can thiệp đột xuất

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ BAN HÀNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:        /TB-CTĐX

 

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC CAN THIỆP ĐỘT XUẤT

Kính gửi: Tên các đơn vị có liên quan.

(Tên đơn vị ban hành thông báo)... xin thông báo về việc can thiệp đột xuất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

1. Tên người khai hải quan:

2. Mã người khai hải quan:

3. Số tờ khai:                            Ngày tờ khai:

4. Lý do can thiệp:

5. Hình thức, mức độ can thiệp:

(Tên đơn vị ban hành thông báo) thông báo để các đơn vị biết và phối hợp thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Người khai hải quan;
- Lưu: ……….

……., ngày …. tháng …. năm …
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đơn vị)

 

Mẫu số 9: Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ BAN HÀNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:        /TB-KHH

 

 

PHIẾU ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA THỰC TẾ HÀNG HÓA

Kính gửi: Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa.

Chi cục Hải quan (tên Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai) đề nghị Chi cục hải quan (tên Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa) thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

1. Tên người khai hải quan:

2. Mã người khai hải quan:

3. Số tờ khai:                                                    Ngày  tờ khai:

4. Hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa:

5. Hồ sơ kèm theo:

6. Ghi chú:

Trân trọng./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ……….

……., ngày …. tháng …. năm …
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đơn vị)

 

- Quy trình này được hướng dẫn bởi Điều 7, 8, 13 Công văn 4613/TCHQ-VNACCS năm 2014

Trên cơ sở những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Thông tư 22/2014/TT-BTC có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/4/2014 và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
7. Hướng dẫn các vấn đề liên quan đến thuế
a) Mỗi Chi cục Hải quan phải đảm bảo có 3 bộ tài khoản để thực hiện thủ tục hải quan điện tử trên Hệ thống VNACCS/VCIS:
+ Tài khoản thu Ngân sách nhà nước (7111);
+ Tài khoản nộp thuế tạm thu;
+ Tài khoản thu lệ phí hải quan, phí thu hộ.
Trường hợp Chi cục Hải quan chưa có đủ bộ tài khoản thì đề nghị mở thêm tài khoản với Kho bạc Nhà nước địa phương phù hợp với số hiệu tài khoản đã được cập nhật trong Hệ thống. Thông tin về tài khoản xem chi tiết trên Website Tổng cục Hải quan (Bảng mã A407A).
b) Kiểm tra, cập nhật bảo lãnh chung
Công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra văn bản đề nghị được bảo lãnh chung của người khai hải quan và các điều kiện bảo lãnh chung theo quy định tại Điều 19 Thông tư 22/2014/TT-BTC.
b1) Trường hợp từ chối áp dụng bảo lãnh do không đáp ứng các điều kiện bảo lãnh, đề xuất Chi cục trưởng ban hành thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan.
b2) Trường hợp chấp nhận bảo lãnh chung và Tổ chức cấp Thư bảo lãnh chưa ký kết thỏa thuận phối hợp thu thuế với Tổng cục Hải quan hoặc thông tin về Thư bảo lãnh không tự cập nhật được vào Hệ thống Kế toán thuế tập trung, công chức được giao nhiệm vụ thực hiện như sau:
- Nhập thông tin bảo lãnh chung vào Hệ thống Kế toán thuế tập trung (Hệ thống KTT). Bảo lãnh chung chỉ được cập nhật một lần vào Hệ thống KTT.
- Thu bản chính Bảo lãnh chung do người khai hải quan nộp và ghi nhận nội dung "Bảo lãnh đã được theo dõi bằng điện tử trên hệ thống của Hải quan" trên bản chính Bảo lãnh chung.
- Bảo lãnh chung đã cập nhật tổng số tiền trên Thư bảo lãnh vào Hệ thống KTT thì được trừ lùi và khôi phục số dư bảo lãnh.
Thư bảo lãnh chung chỉ cho trừ lùi nhưng không khôi phục số dư bảo lãnh thì không thực hiện cập nhật vào Hệ thống KTT tổng số tiền trên Thư bảo lãnh. Trường hợp đã tiếp nhận Thư bảo lãnh chung nêu trên thì thực hiện theo dõi từ lùi thủ công, cập nhật từng lần vào Hệ thống KTT bằng chức năng bảo lãnh riêng cho từng tờ khai cụ thể.
c) Kiểm tra, cập nhật bảo lãnh riêng và Giấy nộp tiền vào Ngân sách nhà nước
c1) Hướng dẫn người khai hải quan yêu cầu các ngân hàng và Kho bạc sử dụng 11 ký tự đầu tiên của số tờ khai 12 ký tự để nhập tiêu chí “Số tờ khai” trên Thư Bảo lãnh riêng và Giấy nộp tiền. Số tờ khai của Hệ thống VNACCS là duy nhất nên không cần mã loại hình.
c2) Hướng dẫn nhập liệu Thư bảo lãnh riêng vào Hệ thống KTT trong trường hợp Tổ chức cấp Thư bảo lãnh chưa ký kết thỏa thuận phối hợp thu thuế với Tổng cục Hải quan hoặc thông tin về Thư bảo lãnh không tự cập nhật được vào Hệ thống KTT:
- Sử dụng 11 ký tự đầu tiên của số tờ khai 12 ký tự để nhập tiêu chí “Số tờ khai”.
- Cập nhật thông tin về bảo lãnh riêng, trường hợp các tiêu chí nào không phải điền (như bảo lãnh bằng số tờ khai thì không khải khai các thông tin liên quan đến hóa đơn và vận đơn) thì để trống để hoàn thành nhập liệu.
- Sử dụng nghiệp vụ IAS để kiểm tra thông tin Bảo lãnh riêng trên Hệ thống VNACCS có tồn tại hay không trước khi chuyển người khai khai báo IDA/EDA.
c3) Để khắc phục tình trạng người khai hải quan đã nộp thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Kho bạc Nhà nước, có quyết định không thu thuế, đã hủy tờ khai liên quan đến thuế nhưng trên Hệ thống không phản ánh thông tin người khai hải quan đã nộp thuế dẫn đến tình trạng nợ cưỡng chế và bị dừng làm thủ tục Hải quan, không được mở tờ khai mới, công chức được giao nhiệm vụ thường xuyên tiến hành rà soát các doanh nghiệp có nợ thuế quá 90 ngày do chưa nhập quyết định không thu thuế, chưa xử lý đối với khoản thuế của tờ khai đã hủy trên Hệ thống KTT, hoặc đã cập nhật chứng từ nộp thuế nhưng chưa xử lý dữ liệu thì khẩn trương cập nhật chứng từ để tránh cưỡng chế sai.
8. Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan:
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan thực hiện như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán trên Hệ thống VNACCS/VCIS. Tuy nhiên để phù hợp với hoạt động hàng hóa gửi kho ngoại quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể từng trường hợp như sau:
a) Hàng hoá từ nước ngoài hoặc từ các khu phi thuế quan gửi kho ngoại quan.
a1) Hàng hoá theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP được gửi kho ngoại quan;
a2) Khi khai báo lưu ý các tiêu chí sau:
- Sử dụng mã loại hình là C11;
- Mã hiệu phương thức vận chuyển: Theo hình thức vận chuyển hàng hóa vào Việt Nam, trong trường hợp hàng gửi kho ngoại quan từ các khu phi thuế quan thì khai mã “9”;
- Người nhập khẩu: người thuê kho ngoại quan hoặc chủ kho ngoại quan (nếu được ủy quyền);
- Người xuất khẩu: người gửi hàng đứng tên trên vận đơn (trong trường hợp người gửi kho ngoại quan là chủ hàng nước ngoài) hoặc người xuất khẩu;
- Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến: là mã địa điểm đang lưu giữ hàng hóa khi khai và trước khi vận chuyển hàng hóa về kho ngoại quan (hàng nhập khẩu gửi kho ngoại quan là mã địa điểm cảng, cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa; hàng từ khu phi thuế quan thì khai mã địa điểm khu phi thuế quan);
- Địa điểm dỡ hàng: Cửa khẩu nhập khẩu hàng gửi kho ngoại quan, trường hợp nhập khẩu từ khu phi thuế quan không phải nhập.
- Địa điểm xếp hàng: Nơi xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải tại nước xuất khẩu. Trường hợp hàng gửi kho ngoại quan từ khu phi thuế quan thì nhập ZZZZZ và tên khu phi thuế quan;
- Phân loại hình thức hóa đơn: Trường hợp không có hóa đơn chọn Chứng từ thay thế hóa đơn (mã B). Người khai tự lập chứng từ thay thế hóa đơn, khai vào các chỉ tiêu liên quan từ hồ sơ nhập kho ngoại quan hoặc trị giá lô hàng gửi kho trên hợp đồng thuê kho.
- Ngày được phép nhập kho đầu tiên: Khai ngày thực hiện nghiệp vụ IDC (ngày khai báo chính thức);
- Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế: Mã kho ngoại quan (tham khảo bảng mã địa điểm lưu giữ hàng hóa chờ thông quan dự kiến trên Website www.customs.gov.vn). Chỉ khai địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế đối với trường hợp hàng hóa từ nước ngoài gửi kho ngoại quan.
- Dùng nghiệp vụ HYS để khai báo tệp tin đính kèm là hợp đồng thuê kho ngoại quan và khai số đính kèm khai báo điện tử khi khai báo hàng gửi kho ngoại quan. Trong trường hợp hợp đồng thuê sử dụng cho nhiều lần nhập kho ngoại quan thì chỉ cần đính kèm tệp tin hợp đồng trong lần đầu tiên đăng ký tờ khai nhập kho ngoại quan, trường hợp tiếp theo chỉ cần đính kèm thông báo gửi hàng hoặc phụ lục hợp đồng thuê kho cho lần khai báo gửi kho.
- Dùng nghiệp vụ HYS để khai báo danh sách số container, số seal và số vận đơn (nếu có) của lô hàng gửi kho ngoại quan.
- Đối với trường hợp hàng xuất từ khu phi thuế quan gửi vào kho ngoại quan thì tờ khai xuất của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan mở tờ khai xuất khẩu theo loại hình tương ứng; khai tiêu chí địa điểm mã phương thức vận chuyển là “9”; mã địa điểm nhận hàng cuối cùng: ô 1- VNZZZ, ô 2- ghi tên kho ngoại quan; mã địa xếp hàng: ô 1- để trống, ô 2- ghi tên kho ngoại quan; điểm đích cho vận chuyển bảo thuế: là kho ngoại quan.
b) Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nội địa đưa vào kho ngoại quan
b1) Các loại hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và hàng hóa từ kho ngoại quan đã được đưa vào nội địa để gia công tái chế, sau đó đưa trở lại kho ngoại quan theo chỉ định của nước ngoài.
b2) Khi khai báo đối với trường hợp này, người khai hải quan lưu ý một số chỉ tiêu thông tin sau:
- Khai chỉ tiêu thông tin như hướng dẫn tại điểm a trên đây nhưng không khai địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế;
- Khai tệp tin đính kèm HYS đối với Quyết định buộc tái xuất của cơ quan có thẩm quyền;
- Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan tổ chức giám sát việc hàng hóa nhập kho ngoại quan, xác nhận hàng hóa đã đưa vào kho ngoại quan.
b3) Trong trường hợp này, người xuất khẩu thực hiện thủ tục hải quan theo loại hình tương ứng, địa điểm xếp hàng là kho ngoại quan, địa điểm đích vận chuyển bảo thuế là kho ngoại quan.
c) Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài, đưa vào các khu phi thuế quan:
c1) Khai chỉ tiêu thông tin trên tờ khai xuất khẩu theo hướng dẫn sau:
- Sử dụng mã loại hình là C12;
- Mã hiệu phương thức vận chuyển: Theo hình thức vận chuyển hàng hóa xuất ra khỏi Việt Nam, trong trường hợp hàng xuất kho ngoại quan vào các khu phi thuế quan thì khai mã “9”;
- Người xuất khẩu là: chủ hàng hoặc chủ kho ngoại quan (được ủy quyền)
- Người nhập khẩu là: người nhập khẩu ở nước ngoài hoặc người nhập khẩu trong các khu phi thuế quan;
- Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến: là mã địa điểm của kho ngoại quan;
- Địa điểm xếp hàng: Nơi xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải tại nước xuất khẩu (cửa khẩu xuất). Trường hợp hàng xuất kho ngoại quan vào khu phi thuế quan thì nhập ZZZZZ và tên khu phi thuế quan;
- Phân loại hình thức hóa đơn: Trường hợp không có hóa đơn chọn Chứng từ thay thế hóa đơn (mã B). Người khai tự lập chứng từ thay thế hóa đơn theo trị giá lô hàng trên hợp đồng đã ký và khai báo vào các chỉ tiêu có liên quan.
- Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế: Mã địa điểm của cửa khẩu xuất hoặc mã địa điểm của khu phi thuế quan (tham khảo bảng mã địa điểm lưu giữ hàng hóa chờ thông quan trên Website www.customs.gov.vn);
d) Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ kho ngoại quan nhập khẩu vào nội địa:
d1) Người nhập khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu theo loại hình tương ứng, sau đó chủ kho ngoại quan thực hiện thủ tục xuất kho ngoại quan.
d2) Khi khai thủ tục xuất kho ngoại quan và thủ tục nhập khẩu lưu ý:
- Người nhập khẩu khi thực hiện thủ tục nhập khẩu phải khai mã hiệu phương thức vận chuyển là “9”; địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến là kho ngoại quan.
- Khi làm thủ tục xuất kho khai báo mã hiệu phương thức vận chuyển là “9”; mã địa điểm lưu kho dự kiến chờ thông quan là mã địa điểm kho ngoại quan; địa điểm nhận hàng cuối cùng: ô 1 – để trống, ô 2 - ghi tên Công ty nhập khẩu;
- Ghi số tờ khai nhập khẩu vào ô “Phần ghi chú” trên tờ khai.
e) Thủ tục vận chuyển hàng hoá từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác trên lãnh thổ Việt Nam
e1) Chi cục Hải quan kho ngoại quan xuất hàng làm thủ tục hải quan xuất kho như hướng dẫn tại điểm c mục này. Lưu ý: khi khai thủ tục xuất kho, người khai hải quan khai điểm đích cho vận chuyển bảo thuế là kho ngoại quan nơi gửi hàng đến.
e2) Chi cục Hải quan nhập kho ngoại quan làm thủ tục nhập kho như hướng dẫn tại điểm a mục này. Lưu ý: khi khai thủ tục nhập kho, người khai hải quan không phải khai điểm đích cho vận chuyển bảo thuế. Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến là kho ngoại quan nơi hàng hóa nhập kho.
g) Quản lý hải quan đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan
g1) Việc quản lý hải quan đối với hàng hoá gửi kho ngoại quan thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 59 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.
g2) Giám sát hàng hóa: Đối với hàng hóa di chuyển từ khu vực giám sát hải quan đến kho ngoại quan và ngược lại: Chi cục Hải quan nơi hàng hóa chuyển đi thực hiện nghiệp vụ BOA, Chi cục Hải quan nơi hàng chuyển đến thực hiện nghiệp vụ BIA. Thực hiện việc niêm phong hàng hóa và lập Biên bản bàn giao. Mẫu Biên bản bàn giao theo hướng dẫn tại Phụ lục II Công văn 4177/TCHQ-VNACCS ngày 18/4/2014. Chi cục Hải quan nơi hàng chuyển đi có trách nhiệm theo dõi hàng vận chuyển đến đích. Trong trường hợp quá thời hạn mà hàng hóa chưa đến đích, Chi cục Hải quan nơi hàng chuyển đi và Chi cục Hải quan nơi hàng đến có trách nhiệm phối hợp truy tìm hàng hóa.
...
13. Khai tiêu chí “Số lượng” trên từng dòng hàng (Tiêu chí 1.83 đối với Tờ khai hàng hóa nhập khẩu và tiêu chí 2.72 đối với Tờ khai hàng hóa xuất khẩu)
Trường hợp số lượng thực tế của hàng hóa có số ký tự vượt quá 02 số sau dấu thập phân, người khai hải quan thực hiện làm tròn số thành 02 số sau dấu thập phân để thực hiện khai báo. Số lượng thực tế khai báo tại tiêu chí “Mô tả hàng hóa” trên Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Xem nội dung VB
Điều 15. Thủ tục hải quan trong trường hợp hệ thống gặp sự cố

1. Khi xảy ra sự cố với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, cơ quan Hải quan có trách nhiệm thông báo trên trang Thông tin điện tử ngành Hải quan chậm nhất 02 giờ kể từ thời điểm xảy ra sự cố đối với những sự cố xảy ra trong giờ hành chính hoặc 02 giờ kể từ thời điểm bắt đầu ngày làm việc tiếp theo đối với những sự cố xảy ra trong thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật, đồng thời tạo điều kiện để người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức thủ công.

2. Khi xảy ra sự cố đối với hệ thống khai hải quan điện tử của nguời khai hải quan, người khai hải quan phải thông báo cho cơ quan Hải quan bằng văn bản hoặc bằng điện thoại hoặc bằng thư điện tử đã đăng ký với cơ quan Hải quan để phối hợp giải quyết. Đồng thời, theo yêu cầu để đảm bảo việc thực hiện thủ tục hải quan kịp thời, người khai hải quan được thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức thủ công.

Xem nội dung VB
Điều 13. Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan

1. Việc tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan được tự động thực hiện thông qua Hệ thống.

2. Hệ thống tự động kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai, bao gồm:

a) Doanh nghiệp không thuộc các tình trạng sau: bị áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan, giải thể, phá sản, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, mất tích;

b) Kiểm tra tính đầy đủ các thông tin khai báo trên tờ khai.

3. Trường hợp không chấp nhận tờ khai hải quan, cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống thông báo nội dung khai sai để người khai hải quan thực hiện khai báo lại.

4. Trường hợp thông tin khai báo được chấp nhận thì Hệ thống tự động cấp số tờ khai hải quan và phân luồng theo một trong các hình thức sau:

a) Chấp nhận thông tin khai tờ khai hải quan điện tử, miễn kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng 1 - xanh);

b) Yêu cầu xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan để kiểm tra (luồng 2 - vàng). Việc kiểm tra chứng từ giấy thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 14 Thông tư này;

c) Yêu cầu xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan và hàng hóa để kiểm tra (luồng 3 - đỏ). Việc kiểm tra thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 1 Công văn 5749/TCHQ-VNACSS năm 2014

Trong quá trình triển khai Thông tư 22/2014/TT-BTC có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/4/2014 và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014, Tổng cục Hải quan chỉ đạo thực hiện một số nội dung như sau:
1. Hướng dẫn khai báo đối với lô hàng có nhiều dòng hàng:
Hệ thống VNACCS chỉ cho phép khai tối đa 50 dòng hàng trên một tờ khai và số tờ khai nhánh tối đa là 99 tờ khai. Như vậy, tổng số dòng hàng tối đa thuộc một hóa đơn mà hệ thống hỗ trợ khai báo là 4.950 dòng hàng. Tuy nhiên, trên thực tế phát sinh nhiều trường hợp hóa đơn có trên 4.950 dòng hàng, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc khai báo. Đối với trường hợp này, yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tờ khai thủ công. Thủ tục thủ công thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 4110/TCHQ-GSQL ngày 16/4/2014 của Tổng cục Hải quan.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 4 Công văn 4613/TCHQ-VNACCS năm 2014

Trên cơ sở những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Thông tư 22/2014/TT-BTC có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/4/2014 và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
4. Chỉ đạo các nội dung cần kiểm tra và ghi nhận kết quả kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa tại ô “Cập nhật ý kiến của Lãnh đạo” và “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” tại Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai trên Hệ thống VCIS
a) Trường hợp thông tin cần cập nhật vượt quá 200 ký tự thì người cập nhật có thể cập nhật nhiều lần thông tin cần ghi nhận. Số lần cập nhật tối đa là 5 lần.
b) Trường hợp thông tin cần cập nhật vượt quá 5 lần cập nhật thì sử dụng Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu HQ/2012-PGKQKT ban hành kèm theo Thông tư 15/2012/TT-BTC để ghi nhận và lưu cùng hồ sơ hải quan.
c) Việc quyết định kiểm tra qua máy soi tập trung, luân chuyển hồ sơ, ghi nhận kết quả kiểm tra,… thực hiện theo Quyết định số 4288/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2013 của Tổng cục Hải quan. Đối với những quy định tại Quyết định số 4288/QĐ-TCHQ có dẫn chiếu đến quy định tại Thông tư 196/2012/TT-BTC và Quyết định 3046/QĐ-TCHQ thì thực hiện theo các quy định tương ứng tại Thông tư 22/2014/TT-BTC và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014.
d) Đối với tờ khai phân vào luồng vàng, hàng hóa thuộc đối tượng phải lấy mẫu, bước 2 lập Phiếu yêu cầu lấy mẫu (theo mẫu số 11/PLM/2013 ban hành kèm theo Thông tư 128/2013/TT-BTC) chuyển công chức được phân công lấy mẫu thực hiện lấy mẫu, không thực hiện chuyển luồng.
e) Việc quyết định lựa chọn hình thức, mức độ kiểm tra thực hiện theo chỉ dẫn của VCIS đã được hướng dẫn tại công văn 3518/TCHQ-QLRR về hướng dẫn nội dung thông tin quản lý rủi ro trên chức năng xử lý tờ khai hải quan (NA02A) của VCIS.

Xem nội dung VB
Điều 14. Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan

1. Kiểm tra hồ sơ hải quan

a) Hình thức kiểm tra: kiểm tra thông tin tờ khai hải quan điện tử trên Hệ thống, kiểm tra chứng từ giấy;

b) Trách nhiệm của công chức hải quan:

b1) Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ giấy do người khai hải quan xuất trình, nộp và cập nhật kết quả kiểm tra vào Hệ thống;

b2) Trừ lùi các danh mục đã đăng ký (nếu có);

b3) Căn cứ kết quả kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử thực hiện một trong các công việc sau:

b3.1) Đối với lô hàng được thông quan: thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Thông tư này;

b3.2) Đối với lô hàng thuộc diện được “Đưa hàng về bảo quản” hoặc “Giải phóng hàng”: thực hiện theo quy định tại Điều 15 hoặc Điều 16 Thông tư này;

b3.3) Đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa thì chuyển hồ sơ đến khâu nghiệp vụ kiểm tra thực tế hàng hóa;

b3.4) Đối với lô hàng phải xử lý vi phạm thì chuyển hồ sơ đến bộ phận xử lý vi phạm để giải quyết theo quy định.

2. Kiểm tra thực tế hàng hóa

a) Hình thức kiểm tra: do công chức hải quan trực tiếp thực hiện thủ công hoặc bằng dụng cụ, máy móc, thiết bị kỹ thuật hay bằng các biện pháp nghiệp vụ khác;

b) Mức độ kiểm tra: miễn kiểm tra, kiểm tra một phần lô hàng, kiểm tra toàn bộ lô hàng;

c) Thẩm quyền quyết định hình thức, mức độ kiểm tra: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai quyết định theo quy định hiện hành về quản lý rủi ro. Trong quá trình làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, căn cứ vào tình hình thực tế của lô hàng và thông tin thu thập, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra đã quyết định trước đó, chịu trách nhiệm về việc thay đổi quyết định hình thức, mức độ kiểm tra;

d) Trách nhiệm của công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa:

d1) Kiểm tra thực tế hàng hóa, cập nhật kết quả kiểm tra vào Hệ thống;

d2) Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện một trong các công việc sau:

d2.1) Đối với lô hàng thuộc diện được thông quan: thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Thông tư này;

d2.2) Đối với lô hàng thuộc diện được “Đưa hàng về bảo quản” hoặc “Giải phóng hàng”: thực hiện theo quy định tại Điều 15 hoặc Điều 16 Thông tư này;

d2.3) Đối với lô hàng thuộc diện phải làm tiếp các thủ tục khác: chuyển hồ sơ đến các khâu nghiệp vụ khác theo quy định.

3. Nội dung kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan: thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ tài chính.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 3 Công văn 4613/TCHQ-VNACCS năm 2014

Trên cơ sở những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Thông tư 22/2014/TT-BTC có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/4/2014 và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
3. Thông quan hàng hóa
a) Trường hợp hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu nhưng cơ quan Hải quan nghi ngờ các yếu tố liên quan đến cơ sở tính thuế (số lượng, mã số hàng hóa), nhưng cơ quan Hải quan không đủ cơ sở để bác bỏ ngay trong quá trình thông quan mà phải thông qua giám định, phân tích phân loại…và người khai hải quan không đề nghị giải phóng hàng thì cơ quan Hải quan cho phép thông quan sau khi kiểm tra đảm bảo tính đầy đủ, hợp lệ của thông tin khai báo và người khai hải quan có văn bản cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế sau khi có kết quả giám định, phân tích phân loại và chịu xử phạt (nếu có), đồng thời thực hiện các nghĩa vụ về thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế. Căn cứ kết quả giám định, phân tích phân loại, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xác định chính xác số tiền thuế phải nộp, nếu số thuế khác số thuế người khai hải quan đã nộp hoặc bảo lãnh thì thực hiện ấn định thuế và thông báo cho người khai hải quan, xử phạt (nếu có).
b) Trường hợp cơ quan hải quan trì hoãn xác định trị giá tính thuế (các trường hợp phải thực hiện tham vấn giá): Thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 3844/TCHQ– TXNK ngày 11/4/2014 của Tổng cục Hải quan.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 2 Công văn 4613/TCHQ-VNACCS năm 2014

Trên cơ sở những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Thông tư 22/2014/TT-BTC có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/4/2014 và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
2. Giải phóng hàng
Điều 16 Thông tư 22/2014/TT-BTC quy định khi người khai hải quan đề nghị giải phóng hàng phải “thực hiện bảo lãnh đối với số tiền thuế tự kê khai, tự tính thuế”. Trường hợp người khai hải quan lựa chọn thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì thực hiện nghiệp vụ giải phóng hàng theo đúng quy định tại Điều 16 Thông tư 22/2014/TT-BTC. Đề nghị các Cục Hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn người khai hải quan thực hiện đúng quy định.

Xem nội dung VB
Điều 15. Đưa hàng về bảo quản

1. Các trường hợp, điều kiện, địa điểm đưa hàng về bảo quản, xử lý kết quả kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành, trách nhiệm của người khai hải quan, trách nhiệm của cơ quan Hải quan được thực hiện theo quy định tại Điều 27 Thông tư 128/2013/TT-BTC.

2. Thủ tục đưa hàng về bảo quản

a) Người khai hải quan có văn bản đề nghị đưa hàng về bảo quản gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai;

b) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai quyết định cho phép đưa hàng về bảo quản. Quyết định cho phép đưa hàng về bảo quản thể hiện tại phần “Chỉ thị của hải quan” trên Tờ khai hàng hóa nhập khẩu;

c) Công chức được giao nhiệm vụ thuộc Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện việc in, đóng dấu xác nhận, ký, đóng dấu công chức vào góc trên cùng bên phải của trang đầu tiên Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (trừ thông tin chi tiết từng dòng hàng) đã được phê duyệt đưa hàng về bảo quản, giao cho người khai hải quan để làm tiếp các thủ tục (nếu có).

3. Sau khi có kết quả kiểm tra của các cơ quan quản lý chuyên ngành, việc thông quan hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.

Xem nội dung VB
- Nội dung này được hướng dẫn bởi Khoản a Điều 1 Công văn 4613/TCHQ-VNACCS năm 2014

Trên cơ sở những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Thông tư 22/2014/TT-BTC có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/4/2014 và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Hướng dẫn kiểm tra các thông tin khai báo trên tờ khai hải quan
a) Mã “Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến”:
Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến sử dụng để khai báo địa điểm lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trước khi thực hiện thủ tục hải quan. Người khai hải quan căn cứ vào địa điểm lưu giữ hàng hóa để thực hiện khai báo phù hợp, cụ thể như sau:
a1) Trường hợp địa điểm tập kết hàng hóa đã được Tổng cục Hải quan mã hóa: sử dụng đúng mã “Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến” theo Bảng mã đăng tải trên Website Tổng cục Hải quan.
Lưu ý đối với hàng hóa xuất khẩu:
- Hàng hóa của doanh nghiệp A nếu lưu giữ tại kho riêng của chính doanh nghiệp thì sử dụng mã kho của doanh nghiệp A. Nếu hàng hóa của doanh nghiệp A thuê kho của doanh nghiệp B hoặc ICD để lưu giữ thì sử dụng mã kho của doanh nghiệp B hoặc mã kho ICD khi khai báo.
- Chỉ sử dụng mã địa điểm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai khi hàng hóa được doanh nghiệp tự nguyện đưa đến địa điểm tập kết hàng do Chi cục Hải quan đó quản lý trước khi đăng ký tờ khai (ví dụ đối với Chi cục Hải quan Biên Hòa là 47NBCNB), không yêu cầu doanh nghiệp mang hàng hóa đến địa điểm tập kết hàng do Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai quản lý trước khi đăng ký tờ khai.
Lưu ý đối với hàng hóa nhập khẩu:
Theo thông báo hàng đến, hàng hóa nhập khẩu được lưu giữ tại địa điểm lưu giữ hàng hóa nhập khẩu nào thì sử dụng mã địa điểm đó để khai báo.
Ví dụ: Doanh nghiệp A thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan CK Cảng Hải Phòng KVI (mã Chi cục Hải quan: 03CC). Theo thông báo hàng đến, hàng hóa hiện đang lưu giữ tại Kho bãi Tân Cảng Hải Phòng thì sử dụng mã của Kho bãi Tân Cảng Hải Phòng (03CCS03) để khai báo. Trường hợp doanh nghiệp A thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan CK Cảng Hải Phòng KVI nhưng theo thông báo hàng đến hàng hóa hiện đang lưu giữ tại Bãi hàng hóa nhập khẩu Tân Thanh Lạng Sơn thì sử dụng mã của Bãi hàng hóa nhập khẩu Tân Thanh (15E4G02) để khai báo.
a2) Trường hợp địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu chưa được Tổng cục Hải quan mã hóa: sử dụng mã tạm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (ví dụ Chi cục Hải quan Biên Hòa là 47NBOZZ) để khai báo mã “Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến”, đồng thời phải ghi cụ thể địa điểm tập kết hàng, thời gian dự kiến đóng container, xếp hàng lên phương tiện vận tải tại tiêu chí “Phần ghi chú” trên Tờ khai.
a3) Người khai hải quan chỉ được sử dụng các mã địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu (bao gồm các mã tạm và mã kho tập kết hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp) để khai báo tờ khai xuất khẩu, không được sử dụng cho khai báo tờ khai hàng hóa nhập khẩu và tờ khai vận chuyển hàng hóa (tờ khai vận chuyển độc lập). Trường hợp người khai hải quan khai báo không đúng quy định, công chức được giao nhiệm vụ tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (đối với tờ khai được phân luồng vàng, luồng đỏ) và công chức giám sát tại khu vực giám sát hải quan (đối với tờ khai được phân luồng xanh) hướng dẫn người khai hải quan thực hiện thủ tục hủy tờ khai và khai báo đúng quy định.
Dấu hiệu nhận biết mã tạm và mã kho tập kết hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp:
- Mã tạm: bao gồm 7 ký tự có 3 ký tự cuối cùng là “OZZ”, tên địa điểm: “DIEM LUU HH XK Mã Chi cục”. Ví dụ: 50BBOZZ.
- Mã kho tập kết hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp: bao gồm 7 ký tự, tên địa điểm: “KHO XK CTY…”.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 17 Công văn 4613/TCHQ-VNACCS năm 2014

Trên cơ sở những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Thông tư 22/2014/TT-BTC có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/4/2014 và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
17. Kiểm tra thực tế hàng hóa tại Chi cục Hải quan cửa khẩu
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 22/2014/TT-BTC và Điều 19 Thông tư 196/2012/TT-BTC, Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 196/2012/TT-BTC.
Thủ tục thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa tại Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện theo quy định tại điểm 7 công văn 3609/TCHQ-VNACCS ngày 4/4/2014.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 4 Công văn 4613/TCHQ-VNACCS năm 2014

Trên cơ sở những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Thông tư 22/2014/TT-BTC có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/4/2014 và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
4. Chỉ đạo các nội dung cần kiểm tra và ghi nhận kết quả kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa tại ô “Cập nhật ý kiến của Lãnh đạo” và “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” tại Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai trên Hệ thống VCIS
a) Trường hợp thông tin cần cập nhật vượt quá 200 ký tự thì người cập nhật có thể cập nhật nhiều lần thông tin cần ghi nhận. Số lần cập nhật tối đa là 5 lần.
b) Trường hợp thông tin cần cập nhật vượt quá 5 lần cập nhật thì sử dụng Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu HQ/2012-PGKQKT ban hành kèm theo Thông tư 15/2012/TT-BTC để ghi nhận và lưu cùng hồ sơ hải quan.
c) Việc quyết định kiểm tra qua máy soi tập trung, luân chuyển hồ sơ, ghi nhận kết quả kiểm tra,… thực hiện theo Quyết định số 4288/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2013 của Tổng cục Hải quan. Đối với những quy định tại Quyết định số 4288/QĐ-TCHQ có dẫn chiếu đến quy định tại Thông tư 196/2012/TT-BTC và Quyết định 3046/QĐ-TCHQ thì thực hiện theo các quy định tương ứng tại Thông tư 22/2014/TT-BTC và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014.
d) Đối với tờ khai phân vào luồng vàng, hàng hóa thuộc đối tượng phải lấy mẫu, bước 2 lập Phiếu yêu cầu lấy mẫu (theo mẫu số 11/PLM/2013 ban hành kèm theo Thông tư 128/2013/TT-BTC) chuyển công chức được phân công lấy mẫu thực hiện lấy mẫu, không thực hiện chuyển luồng.
e) Việc quyết định lựa chọn hình thức, mức độ kiểm tra thực hiện theo chỉ dẫn của VCIS đã được hướng dẫn tại công văn 3518/TCHQ-QLRR về hướng dẫn nội dung thông tin quản lý rủi ro trên chức năng xử lý tờ khai hải quan (NA02A) của VCIS.

Xem nội dung VB
Điều 14. Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan

...

2. Kiểm tra thực tế hàng hóa

a) Hình thức kiểm tra: do công chức hải quan trực tiếp thực hiện thủ công hoặc bằng dụng cụ, máy móc, thiết bị kỹ thuật hay bằng các biện pháp nghiệp vụ khác;

b) Mức độ kiểm tra: miễn kiểm tra, kiểm tra một phần lô hàng, kiểm tra toàn bộ lô hàng;

c) Thẩm quyền quyết định hình thức, mức độ kiểm tra: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai quyết định theo quy định hiện hành về quản lý rủi ro. Trong quá trình làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, căn cứ vào tình hình thực tế của lô hàng và thông tin thu thập, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra đã quyết định trước đó, chịu trách nhiệm về việc thay đổi quyết định hình thức, mức độ kiểm tra;

d) Trách nhiệm của công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa:

d1) Kiểm tra thực tế hàng hóa, cập nhật kết quả kiểm tra vào Hệ thống;

d2) Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện một trong các công việc sau:

d2.1) Đối với lô hàng thuộc diện được thông quan: thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Thông tư này;

d2.2) Đối với lô hàng thuộc diện được “Đưa hàng về bảo quản” hoặc “Giải phóng hàng”: thực hiện theo quy định tại Điều 15 hoặc Điều 16 Thông tư này;

d2.3) Đối với lô hàng thuộc diện phải làm tiếp các thủ tục khác: chuyển hồ sơ đến các khâu nghiệp vụ khác theo quy định.

3. Nội dung kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan: thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ tài chính.

Xem nội dung VB
- Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 2 Công văn 4415/TCHQ-VNACCS năm 2014

Trên cơ sở những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Thông tư 22/2014/TT-BTC có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/4/2014 và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
2. Xác nhận hàng qua khu vực giám sát
Trong thời gian Hệ thống e-Customs hoạt động còn chưa ổn định (chạy chậm, chập chờn…), để đảm bảo tránh ách tắc trong việc xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
Theo đề nghị của người khai hải quan, trường hợp hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng container, công chức bước 4 ngoài việc in tờ khai và xác nhận theo quy định tại Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 988/QĐ-TCHQ, lập Bảng kê số hiệu container của tờ khai, ký tên, đóng dấu công chức trên Bảng kê giao người khai hải quan xuất trình tại khu vực giám sát hải quan.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 2 Công văn 5749/TCHQ-VNACSS năm 2014

Trong quá trình triển khai Thông tư 22/2014/TT-BTC có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/4/2014 và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014, Tổng cục Hải quan chỉ đạo thực hiện một số nội dung như sau:
...
2. Việc khai báo và nộp tiền thuế đối với trường hợp đưa hàng về bảo quản:
Tại thời điểm cơ quan Hải quan quyết định lô hàng được phép đưa về bảo quản chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan thì hệ thống VNACCS chưa xuất Chứng từ ghi số thuế phải thu. Vì vậy, hệ thống kế toán tập trung chưa có thông tin số thuế phải nộp của tờ khai được phép mang hàng về bảo quản.
Trường hợp người nộp thuế nộp tiền thuế cho tờ khai được mang hàng về bảo quản, cơ quan Hải quan sẽ phải cập nhật, theo dõi và quản lý đối với số tiền thuế của các tờ khai này. Tuy nhiên, tại hệ thống kế toán tập trung không tìm thấy tờ khai để cập nhật thông tin nộp thuế cho người nộp thuế.
Để cập nhật thông tin đã nộp thuế, các Chi cục Hải quan giao cho công chức xử lý về thủ tục và quản lý thuế thực hiện như sau:
- Công chức xử lý về thủ tục:
+ Sau khi quyết định cho tờ khai được mang hàng về bảo quản phải lập bảng kê cung cấp thông tin những tờ khai được mang hàng về bảo quản cho đội quản lý thuế.
+ Xác định chính xác thông tin tờ khai được phép hàng mang về bảo quản theo các cách sau:
(1) Tham chiếu và khai thác thông tin tờ khai được phép hàng mang về bảo quản do Đội thủ tục cung cấp.
(2) Tạo thông tin tờ khai mang hàng về bảo quản: vào chức năng “2. Nhập liệu/1. Tờ khai mậu dịch” để tạo tờ khai mới đầy đủ các thông tin như tờ khai trên VNACCS.
Trường hợp hệ thống kế toán tập trung đã cập nhật được thông tin của các tờ khai thì không phải thực hiện bước “Tạo thông tin tờ khai mang hàng về bảo quản” mà thực hiện ngay bước tiếp theo.
- Công chức xử lý về thuế: căn cứ thông tin của tờ khai và thông tin trên giấy nộp tiền của tờ khai được mang hàng về bảo quản thực hiện cập nhật tiền thuế đã nộp trên hệ thống kế toán tập trung theo trình tự sau: vào chức năng “2. Nhập liệu”, vào mục “5. Biên lai thu thuế hàng mậu dịch” (nếu thu tiền mặt tại đơn vị) hoặc mục “9. Giấy nộp tiền thuế, phạt chậm nộp” (nếu có bảng kê giấy nộp tiền vào NSNN do KBNN chuyển/Giấy nộp tiền vào NSNN (tại các điểm thu của Kho bạc Nhà nước đặt tại Chi cục) để tìm kiếm tờ khai và cập nhật số tiền thuế doanh nghiệp đã nộp và các thông tin hạch toán của tờ khai.
Trường hợp hệ thống VNACCS chưa chuyển Chứng từ ghi số thuế phải thu sang hệ thống kế toán tập trung thì thực hiện tạo đầu tờ khai và cập nhật chứng từ nộp tiền tương tự như đối với hàng mang về bảo quản để chuyển thông tin nộp thuế sang hệ thống VNACCS.

Xem nội dung VB
- Quy định này được hướng dẫn bởi Điều 3 Công văn 5749/TCHQ-VNACSS năm 2014

Trong quá trình triển khai Thông tư 22/2014/TT-BTC có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/4/2014 và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014, Tổng cục Hải quan chỉ đạo thực hiện một số nội dung như sau:
...
3. Về việc thực hiện nghiệp vụ RCC:
Tại Bước 4 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014 của Tổng cục Hải quan đã quy định: trường hợp người khai hải quan đã hoàn thành nghĩa vụ thuế nhưng thông tin về việc thanh toán thuế chưa được cập nhật kịp thời trên Hệ thống thì công chức hải quan căn cứ bản chính chứng từ chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ thuế do người khai hải quan xuất trình để thực hiện nghiệp vụ RCC trên Hệ thống VNACCS (xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu). Chi cục trưởng nơi đăng ký tờ khai giao cho một hoặc một nhóm công chức hải quan thực hiện nghiệp vụ RCC và mở sổ theo dõi số lượng tờ khai đã thực hiện nghiệp vụ này.
Tuy nhiên, sau một tháng triển khai tại các đơn vị, một số cán bộ công chức tại các Cục Hải quan địa phương chưa hiểu đầy đủ ý nghĩa của việc thực hiện nghiệp vụ RCC trên hệ thống VNACCS; mặt khác, do hệ thống kế toán tập trung chưa thiết kế chức năng cập nhật thông tin đã nộp thuế nên dẫn đến việc các công chức lạm dụng nghiệp vụ RCC để xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của lô hàng, chưa kiểm soát chặt chẽ đối với nghiệp vụ này.
Trường hợp người khai hải quan nộp tiền mặt, cơ quan Hải quan viết biên lai thu tiền thì cập nhật ngay biên lai vào hệ thống kế toán tập trung để hệ thống tự động chuyển thông tin sang hệ thống VNACCS thông quan lô hàng.
Trường hợp người khai hải quan đã nộp thuế tại ngân hàng hoặc Kho bạc nhưng trên hệ thống kế toán tập trung chưa có thông tin và chuyển tự động thông tin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của tờ khai chờ thông quan sang hệ thống VNACCS. Để khắc phục tình trạng này, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện cập nhật thông tin nộp thuế tại hệ thống kế toán tập trung (KTTT) như sau:
a. Trường hợp hệ thống kế toán tập trung có kết nối với hệ thống VNACCS:
- Công chức chịu trách nhiệm xử lý tờ khai thực hiện:
+ Kiểm tra các thông tin trên Giấy nộp tiền vào NSNN có xác nhận của Ngân hàng/Kho Bạc Nhà nước do người khai hải quan cung cấp. Nếu chấp nhận Giấy nộp tiền vào NSNN do người khai cung cấp thì thực hiện các bước tiếp theo.
+ Cập nhật thông tin vào hệ thống kế toán tập trung: vào mục “2. Nhập liệu/ K. Chứng từ xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế /1. Nhập chứng từ” để nhập các thông tin liên quan.
+ Lưu chứng từ nộp tiền (bản photo) đã cập nhật vào hệ thống kế toán tập trung vào tờ khai, bản chính sẽ trả lại người khai sau khi kiểm tra thông tin nộp tiền từ Kho bạc Nhà nước đã được cập nhật vào hệ thống kế toán tập trung.
Trường hợp có nghi ngờ về chứng từ nộp tiền thì liên hệ với Kho bạc Nhà nước /ngân hàng chuyển tiền xác minh thông tin về chứng từ nộp tiền do doanh nghiệp xuất trình.
- Công chức quản lý thuế: hàng ngày kiểm tra thông tin các chứng từ nộp tiền do đội thủ tục cập nhật vào hệ thống.
Trường hợp hệ thống kế toán tập trung chưa hỗ trợ chức năng bảng kê các chứng từ xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế, hàng ngày đội thủ tục sẽ tổng hợp bảng kê các chứng từ nộp tiền đã cập nhật vào hệ thống KTTT chuyển bộ phận quản lý thuế.
b. Trường hợp hệ thống kế toán tập trung không kết nối với hệ thống VNACCS: Công chức được giao thực hiện nghiệp vụ RCC có trách nhiệm:
- Kiểm tra các thông tin trên Giấy nộp tiền vào NSNN có xác nhận của Ngân hàng/Kho Bạc Nhà nước do người khai hải quan cung cấp. Nếu chấp nhận Giấy nộp tiền vào NSNN do người khai cung cấp thì thực hiện các bước tiếp theo.
- Vào sổ, lập bảng kê các chứng từ nộp tiền do người khai xuất trình. Thực hiện nghiệp vụ RCC trên hệ thống VNACCS để thông quan lô hàng.
- Lưu chứng từ nộp tiền (bản photo) đã cập nhật vào hệ thống kế toán tập trung vào hồ sơ lô hàng, bản chính sẽ trả lại người khai sau khi kiểm tra thông tin nộp tiền từ Kho bạc Nhà nước đã được cập nhật vào hệ thống kế toán tập trung.
Trường hợp có nghi ngờ về chứng từ nộp tiền thì liên hệ với Kho bạc Nhà nước/ngân hàng chuyển tiền xác minh thông tin về chứng từ nộp tiền do doanh nghiệp xuất trình.
- Kết thúc ngày làm việc chuyển bảng kê các chứng từ nộp tiền sang bộ phận quản lý thuế để kiểm tra thông tin các chứng từ nộp tiền đã cập nhật vào hệ thống.
Sau khi Kho bạc Nhà nước có bảng kê giấy nộp tiền vào NSNN chuyển sang, cán bộ quản lý thuế thực hiện cập nhật, hạch toán theo quy định.
Đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố liên hệ với Ban Triển khai Dự án VNACCS/VCIS (Nhóm CNTT) để tiến hành phân quyền những cán bộ, công chức được sử dụng nghiệp vụ RCC thực hiện theo nhóm quyền riêng.

Xem nội dung VB
- Nội dung này bị thay thế bởi Khoản 2 Điều 2 Quyết định 2575/QĐ-TCHQ năm 2014 (VB hết hiệu lực: 15/08/2015)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 09 năm 2014 và thay thế:
...
2. Bước 5, điểm I, Mục 2, Phần I Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại ban hành kèm Quyết định số 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

Xem nội dung VB
Điều 31. Giám sát hải quan

...

2. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào hoặc đưa ra khu vực giám sát hải quan như sau:

a) Trách nhiệm của người khai hải quan

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi đưa vào hoặc ra khỏi khu vực giám sát hải quan, người khai hải quan phải:

a1) Xuất trình bản in Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được cơ quan Hải quan xác nhận/Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển quy định tại Phụ lục III Thông tư này. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thì phải xuất trình cho cơ quan Hải quan Phiếu giao nhận container/Phiếu giao nhận hàng hóa hoặc Phiếu xuất kho, bãi của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi (nếu có).

Riêng đối với trường hợp hàng xuất khẩu được phân vào luồng 1 (xanh), người khai hải quan được xuất trình bản in Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (trừ thông tin chi tiết từng dòng hàng) không có xác nhận của cơ quan Hải quan để đưa hàng vào khu vực giám sát hải quan.

a2) Xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.

Xem nội dung VB
- Việc cập nhật số container hàng hóa nhập khẩu theo nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 2 Công văn 4177/TCHQ-VNACCS năm 2014

2. Việc cập nhật số container hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại gạch đầu dòng thứ hai điểm a1.2 Bước 5 Quy trình cơ bản tại Quyết định 988/QĐ-TCHQ được thực hiện như sau:
a) Trường hợp khu vực giám sát hải quan cùng chịu sự quản lý của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai: công chức giám sát thuộc Văn phòng Đội giám sát thực hiện việc tra cứu số container từ tệp tin đính kèm và cập nhật vào Hệ thống e-Customs;
b) Trường hợp khu vực giám sát hải quan không thuộc sự quản lý của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai giao cho một hoặc một nhóm công chức thực hiện việc tra cứu số container từ tệp tin đính kèm và cập nhật vào Hệ thống e-Customs làm cơ sở để khu vực giám sát hải quan kiểm tra và giám sát hàng qua khu vực giám sát.
c) Tổng cục Hải quan đang hoàn thiện chức năng cập nhật tự động số container từ tệp tin đính kèm vào Hệ thống e-Customs 5.0. Sau khi hoàn thiện chức năng, Tổng cục Hải quan sẽ thông báo thời điểm và cách áp dụng chính thức.

Xem nội dung VB
- Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 1 Công văn 4415/TCHQ-VNACCS năm 2014

Trên cơ sở những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Thông tư 22/2014/TT-BTC có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/4/2014 và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
1. Tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu được Hệ thống phân luồng xanh
a) Tờ khai xuất khẩu sử dụng mã tạm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để khai báo "Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến" và đề nghị chuyển cửa khẩu đến cửa khẩu xuất tại "Phần ghi chú", tờ khai nhập khẩu không hỗ trợ việc khai báo vận chuyển kết hợp mà người khai hải quan đề nghị chuyển cửa khẩu tại "Phần ghi chú" được Hệ thống tự động phân luồng xanh, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai giao cho một hoặc một nhóm công chức rà soát thông tin trên Hệ thống e-Customs. Căn cứ thông tin hàng hóa và đề nghị chuyển cửa khẩu ghi nhận tại "Phần ghi chú" của tờ khai, công chức được giao nhiệm vụ thực hiện như sau:
a1) Trường hợp hàng hóa được phép chuyển cửa khẩu theo quy định tại Điều 18 Nghị định 154/2005/NĐ-CP: Thay đổi cửa khẩu xuất hàng của tờ khai hàng hóa xuất khẩu trên Hệ thống e-Customs tương ứng với đề nghị chuyển cửa khẩu của người khai hải quan) thông qua chức năng F. Chuyển địa điểm giám sát).
a2) Trường hợp hàng hóa không đáp ứng các điều kiện chuyển cửa khẩu theo quy định tại Điều 18 Nghị định 154/2005/NĐ-CP: công chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn người khai thực hiện thủ tục hủy tờ khai và khai lại tờ khai theo đúng quy định về địa điểm đăng ký tờ khai khi người khai hải quan có yêu cầu.
b) Xử lý khi phát hiện các tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu được phân luồng xanh vi phạm các quy định quản lý của cơ quan quản lý chuyên ngành:
b1) Trường hợp hàng hóa chưa qua khu vực giám sát hải quan: thực hiện can thiệp đột xuất theo quy định tại khoản IV Mục 1 Phần I quy trình ban hành kèm theo Quyết định 988/QĐ-TCHQ.
b2) Trường hợp hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan: công chức được giao nhiệm vụ chuyển ngay thông tin về lô hàng cho bộ phận kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu và quản lý rủi ro thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố để áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết.
c) Xác định trị giá tính thuế đối với tờ khai luồng xanh: Tổng cục Hải quan sẽ có hướng dẫn bằng văn bản riêng.

Xem nội dung VB
- Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 1 Công văn 4415/TCHQ-VNACCS năm 2014

Trên cơ sở những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Thông tư 22/2014/TT-BTC có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/4/2014 và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
2. Xác nhận hàng qua khu vực giám sát
...
Công chức giám sát tại khu vực giám sát hải quan căn cứ Bảng kê số hiệu container có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai và các chứng từ theo đúng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 31 Thông tư 22/2014/TT-BTC để quyết định cho phép hàng hóa qua khu vực giám sát. Sau khi Hệ thống e-Customs hoạt động ổn định và thông suốt, công chức giám sát được giao nhiệm vụ cập nhật thông tin hàng hóa đã qua khu vực giám sát vào Hệ thống.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 14 Công văn 4613/TCHQ-VNACCS năm 2014

Trên cơ sở những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Thông tư 22/2014/TT-BTC có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/4/2014 và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
14. Xác nhận hàng qua khu vực giám sát
a) Tiếp theo công văn 4415/TCHQ-VNACCS ngày 23/4/2014, để đẩy nhanh hơn nữa việc xác nhận hàng qua khu vực giám sát, Tổng cục Hải quan hướng dẫn bổ sung như sau:
a1) Theo đề nghị của người khai hải quan, công chức bước 4 in tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (trừ thông tin chi tiết từng dòng hàng), đóng dấu xác nhận theo mẫu dấu tương ứng quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định 988/QĐ-TCHQ, ký tên, đóng dấu công chức vào góc trên cùng bên phải của trang đầu tiên của Tờ khai in. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng container, in Bảng kê số hiệu container đính kèm tờ khai và đóng dấu giáp lai Tờ khai và Bảng kê in giao người khai hải quan xuất trình tại khu vực giám sát hải quan.
a2) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi có địa điểm giám sát quyết định việc chuyển sang xử lý thủ công khâu giám sát khi Hệ thống e-Customs gặp sự cố không thể thực hiện ngay việc xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống hoặc việc truy xuất chức năng xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống e-Customs quá 5 phút mà không thực hiện được và hướng dẫn thực hiện như sau:
Người khai hải quan trực tiếp mang hồ sơ đến Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát để thực hiện thủ tục xác nhận hàng qua khu vực giám sát.
Công chức giám sát cổng khu vực giám sát hải quan căn cứ Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Bảng kê số hiệu container (nếu có) có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, các chứng từ theo đúng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 31 Thông tư 22/2014/TT-BTC và hướng dẫn tại các Quyết định 2408/QĐ-TCHQ, Quyết định 148/QĐ-TCHQ, Quyết định 149/QĐ-TCHQ, Quyết định 2428/QĐ-TCHQ để xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát. Công chức giám sát được giao nhiệm vụ lập sổ theo dõi hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan chuyển Văn phòng Đội giám sát theo dõi.
Sau khi Hệ thống e-Customs hoạt động ổn định và thông suốt, Văn phòng Đội giám sát cập nhật ngay thông tin hàng hóa đã qua khu vực giám sát vào Hệ thống.
b) Khi xác nhận hàng qua khu vực giám sát công chức hải quan đóng dấu xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát” theo mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014, ký tên, đóng dấu công chức vào góc trên cùng bên phải trang đầu tiên Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
c) Chậm nhất 01 giờ để từ khi tiếp nhận hồ sơ do người khai hải quan chuyển đến, công chức hải quan giám sát phải hoàn thành việc xác nhận hàng qua khu vực giám sát.
d) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý địa điểm giám sát có trách nhiệm bố trí đủ cán bộ có năng lực thực hiện công tác giám sát theo hướng dẫn tại công văn này đảm bảo 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.

Xem nội dung VB
- Trường hợp không tra cứu được thông tin tờ khai trên Hệ thống e-Customs được hướng dẫn bởi Điều 5 Công văn 4177/TCHQ-VNACCS năm 2014

Để đảm bảo công tác giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng thủ tục hải quan điện tử theo đúng quy định tại Điều 31, Điều 33 Thông tư 22/2014/TT-BTC có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/4/2014, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
5. Khi người khai hải quan xuất trình tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã có quyết định thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/đưa hàng về địa điểm kiểm tra nhưng công chức giám sát không tra cứu được thông tin tờ khai trên Hệ thống e-Customs thì liên hệ với Bộ phận hỗ trợ - Tổng cục Hải quan (Help Desk) thông qua số điện thoại (04)37 824 754, (04) 37 824 755, (04) 37 824 756, (04) 37 824 757 để xác định nguyên nhân và hướng dẫn các bước xử lý tiếp theo.

Xem nội dung VB
Điều 31. Giám sát hải quan
...

2. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào hoặc đưa ra khu vực giám sát hải quan như sau:

a) Trách nhiệm của người khai hải quan

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi đưa vào hoặc ra khỏi khu vực giám sát hải quan, người khai hải quan phải:

a1) Xuất trình bản in Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được cơ quan Hải quan xác nhận/Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển quy định tại Phụ lục III Thông tư này. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thì phải xuất trình cho cơ quan Hải quan Phiếu giao nhận container/Phiếu giao nhận hàng hóa hoặc Phiếu xuất kho, bãi của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi (nếu có).

Riêng đối với trường hợp hàng xuất khẩu được phân vào luồng 1 (xanh), người khai hải quan được xuất trình bản in Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (trừ thông tin chi tiết từng dòng hàng) không có xác nhận của cơ quan Hải quan để đưa hàng vào khu vực giám sát hải quan.

a2) Xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.

Xem nội dung VB
Điều 11. Sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan

1. Trừ các chỉ tiêu thông tin quy định tại điểm 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, người khai hải quan được sửa chữa, khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử trong các trường hợp sau đây:

a) Sửa chữa các thông tin, khai bổ sung hồ sơ hải quan sau khi Hệ thống phân luồng tờ khai nhưng hàng hóa chưa được thông quan, việc xử phạt (nếu có) thực hiện theo quy định hiện hành;

Xem nội dung VB
Điều 11. Sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan

1. Trừ các chỉ tiêu thông tin quy định tại điểm 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, người khai hải quan được sửa chữa, khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử trong các trường hợp sau đây:

a) Sửa chữa các thông tin, khai bổ sung hồ sơ hải quan sau khi Hệ thống phân luồng tờ khai nhưng hàng hóa chưa được thông quan, việc xử phạt (nếu có) thực hiện theo quy định hiện hành;

b) Sửa chữa các thông tin, khai bổ sung hồ sơ hải quan sau khi hàng hóa đã được thông quan và trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày khai hải quan nhưng trước khi cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

b1) Sai sót về nội dung khai hải quan do người nộp thuế, người khai hải quan tự phát hiện, khai báo với cơ quan Hải quan;

b2) Người khai hải quan, người nộp thuế phải có đủ cơ sở chứng minh và cơ quan Hải quan có đủ cơ sở, điều kiện kiểm tra, xác định tính trung thực, chính xác và hợp lý của việc khai bổ sung;

b3) Việc khai bổ sung không ảnh hưởng đến việc áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với lô hàng khai bổ sung.

c) Trường hợp khai bổ sung hồ sơ hải quan sau 60 ngày kể từ ngày khai hải quan nhưng trước khi cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế thì Chi cục trưởng xem xét cho phép khai bổ sung và xử phạt theo quy định.

2. Thủ tục sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan

a) Trách nhiệm người khai hải quan:

a1) Trường hợp sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì người khai hải quan khai báo nội dung sửa chữa, bổ sung trên Hệ thống và xuất trình/nộp hồ sơ hải quan (nếu có);

a2) Trường hợp khai bổ sung hồ sơ hải quan theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này: người khai hải quan tạo thông tin khai bổ sung theo tiêu chí và định dạng chuẩn trên Hệ thống đồng thời nộp văn bản đề nghị khai bổ sung (mẫu số 01/KBS/2014 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính) và các chứng từ liên quan và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan Hải quan.

b) Trách nhiệm cơ quan Hải quan:

b1) Tiếp nhận hồ sơ khai sửa chữa, bổ sung;

b2) Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ khai sửa đổi, bổ sung và thông báo kết quả kiểm tra đến người khai hải quan thông qua Hệ thống;

b3) Lưu các chứng từ người khai hải quan nộp;

b4) Thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ khai sửa chữa, bổ sung trong thời hạn sau đây:

b4.1) Trong thời hạn tám (08) giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận thông tin hoặc hồ sơ (nếu có) đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b4.2) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận thông tin hoặc hồ sơ (nếu có) đối với trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này.

3. Thẩm quyền cho sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan.

Xem nội dung VB
Điều 11. Sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan

1. Trừ các chỉ tiêu thông tin quy định tại điểm 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, người khai hải quan được sửa chữa, khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử trong các trường hợp sau đây:

...

b) Sửa chữa các thông tin, khai bổ sung hồ sơ hải quan sau khi hàng hóa đã được thông quan và trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày khai hải quan nhưng trước khi cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

b1) Sai sót về nội dung khai hải quan do người nộp thuế, người khai hải quan tự phát hiện, khai báo với cơ quan Hải quan;

b2) Người khai hải quan, người nộp thuế phải có đủ cơ sở chứng minh và cơ quan Hải quan có đủ cơ sở, điều kiện kiểm tra, xác định tính trung thực, chính xác và hợp lý của việc khai bổ sung;

b3) Việc khai bổ sung không ảnh hưởng đến việc áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với lô hàng khai bổ sung.

c) Trường hợp khai bổ sung hồ sơ hải quan sau 60 ngày kể từ ngày khai hải quan nhưng trước khi cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế thì Chi cục trưởng xem xét cho phép khai bổ sung và xử phạt theo quy định.

Xem nội dung VB
Điều 11. Sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan

1. Trừ các chỉ tiêu thông tin quy định tại điểm 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, người khai hải quan được sửa chữa, khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử trong các trường hợp sau đây:

...

b) Sửa chữa các thông tin, khai bổ sung hồ sơ hải quan sau khi hàng hóa đã được thông quan và trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày khai hải quan nhưng trước khi cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

b1) Sai sót về nội dung khai hải quan do người nộp thuế, người khai hải quan tự phát hiện, khai báo với cơ quan Hải quan;

b2) Người khai hải quan, người nộp thuế phải có đủ cơ sở chứng minh và cơ quan Hải quan có đủ cơ sở, điều kiện kiểm tra, xác định tính trung thực, chính xác và hợp lý của việc khai bổ sung;

b3) Việc khai bổ sung không ảnh hưởng đến việc áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với lô hàng khai bổ sung.

c) Trường hợp khai bổ sung hồ sơ hải quan sau 60 ngày kể từ ngày khai hải quan nhưng trước khi cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế thì Chi cục trưởng xem xét cho phép khai bổ sung và xử phạt theo quy định.

Xem nội dung VB
Điều 12. Hủy tờ khai hải quan

1. Các trường hợp hủy tờ khai:

a) Quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế nhưng không có hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập hoặc hàng xuất khẩu chưa đưa vào khu vực giám sát của cơ quan Hải quan;

b) Quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai mà người khai hải quan không xuất trình hồ sơ hải quan trong trường hợp phải xuất trình hồ sơ hải quan để cơ quan Hải quan kiểm tra trực tiếp;

c) Quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai mà người khai hải quan chưa xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế để cơ quan Hải quan kiểm tra;

d) Các trường hợp hủy tờ khai theo yêu cầu của người khai hải quan:

d1) Tờ khai hải quan điện tử đã được đăng ký nhưng chưa được thông quan do Hệ thống có sự cố mà phải chuyển sang làm thủ tục hải quan bằng phương pháp thủ công;

d2) Khai nhiều lần cho cùng một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu (khai trùng thông tin tờ khai);

d3) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã có hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng không xuất khẩu hàng hóa;

d4) Tờ khai hải quan đăng ký không đúng loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được hủy trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc trước khi hàng qua khu vực giám sát hải quan (trừ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa);

d5) Khai sai đơn vị hải quan đăng ký tờ khai.

2. Thủ tục hủy tờ khai

a) Trách nhiệm người khai hải quan:

Phải có văn bản đề nghị huỷ (theo mẫu số 02/HTK/2014 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) gửi cho Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai: 01 bản chính.

b) Trách nhiệm cơ quan Hải quan:

b1) Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hết hạn tờ khai đối với những tờ khai quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này mà người khai hải quan không có văn bản đề nghị hủy tờ khai thì cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra, yêu cầu người khai hải quan giải trình (nếu cần) bằng văn bản trước khi tiến hành hủy tờ khai và phản hồi cho người khai hải quan biết;

b2) Tiếp nhận văn bản đề nghị huỷ;

b3) Công chức hải quan được phân công thực hiện việc kiểm tra lý do, điều kiện và thông tin tờ khai đề nghị hủy trên Hệ thống; đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt trước khi thực hiện việc hủy tờ khai trên Hệ thống.

3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xem xét quyết định việc hủy tờ khai hải quan đã đăng ký quy định tại khoản 1 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 12. Hủy tờ khai hải quan

1. Các trường hợp hủy tờ khai:

a) Quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế nhưng không có hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập hoặc hàng xuất khẩu chưa đưa vào khu vực giám sát của cơ quan Hải quan;

b) Quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai mà người khai hải quan không xuất trình hồ sơ hải quan trong trường hợp phải xuất trình hồ sơ hải quan để cơ quan Hải quan kiểm tra trực tiếp;

c) Quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai mà người khai hải quan chưa xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế để cơ quan Hải quan kiểm tra;

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Công văn 4613/TCHQ-VNACCS năm 2014

Trên cơ sở những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Thông tư 22/2014/TT-BTC có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/4/2014 và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
5. Thủ tục sửa tờ khai sau thời điểm xác nhận nghiệp vụ CEA/CEE đối với các chỉ tiêu không liên quan đến thuế và không thuộc 10 chỉ tiêu không được phép sửa quy định tại điểm 3 Phụ lục II Thông tư 22/2014/TT-BTC
a) Trách nhiệm của Chi cục trưởng
a1) Phân công công chức kiểm tra hồ sơ khai sửa đổi, bổ sung ngoài Hệ thống. Trường hợp tờ khai luồng vàng, luồng đỏ ưu tiên phân công công chức đã thực hiện kiểm tra hồ sơ trong quá trình thông quan thực hiện.
a2) Phê duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ khai sửa đổi, bổ sung trên văn bản do công chức đề xuất.
b) Trách nhiệm của công chức được phân công
a1) Tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo phân công của Chi cục trưởng.
a2) Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ sửa đổi, bổ sung. Hồ sơ sửa đổi, bổ sung bao gồm:
- Văn bản đề nghị khai sửa đổi, bổ sung về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 1/KBS/2014 Phụ lục III Thông tư 22/2014/TT-BTC, trong đó ghi cụ thể nội dung khai sửa đổi, bổ sung và lý do sửa đổi, bổ sung tại điểm 6 “Lý do khai bổ sung, sửa chữa Tờ khai” Mẫu số 1.
- Hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 8 Thông tư 22/2014/TT-BTC đối với tờ khai luồng xanh.
- Các chứng từ chứng minh lý do sửa đổi, bổ sung (nếu có).
a3) Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đề xuất Chi cục trưởng chấp thuận/không chấp thuận việc sửa đổi, bổ sung tờ khai. Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt hình thức xử lý đối với nội dung sửa đổi, bổ sung của người khai hải quan, công chức thực hiện như sau:
- Trường hợp không chấp nhận nội dung sửa đổi, bổ sung: thông báo cho người khai hải quan bằng văn bản và chuyển thông tin về nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung sang bộ phận làm nhiệm vụ quản lý rủi ro của Chi cục để tiến hành kiểm tra và đề xuất xử lý.
- Trường hợp chấp nhận nội dung sửa đổi, bổ sung: sử dụng đồng thời chức năng CNO/CNO11 trên Hệ thống VNACCS/VCIS và chức năng “Bổ sung thông tin sửa tờ khai sau CEA/CEE không liên quan đến thuế” trên Hệ thống e-Customs để ghi nhận nội dung sửa đổi, bổ sung. Lưu 01 bản chính văn bản đề nghị khai sửa đổi, bổ sung cùng hồ sơ sửa đổi, bổ sung. Sao 01 bản văn bản đề nghị khai sửa đổi, bổ sung có xác nhận của cơ quan Hải quan, ký tên, đóng dấu công chức trên bản sao và trả người khai hải quan.
Việc sử dụng chức năng “Bổ sung thông tin sửa tờ khai sau CEA/CEE không liên quan đến thuế” và công chức giám sát kiểm tra thông tin sửa đổi, bổ sung trên Hệ thống e-Customs áp dụng từ ngày 15/5/2014. Từ nay đến ngày 15/5/2014, công chức giám sát căn cứ văn bản đề nghị khai sửa đổi, bổ sung có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai do người khai hải quan xuất trình để thực hiện tiếp các thủ tục.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 6 Công văn 4613/TCHQ-VNACCS năm 2014

Trên cơ sở những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Thông tư 22/2014/TT-BTC có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/4/2014 và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
6. Thủ tục hủy tờ khai sau thời điểm xác nhận nghiệp vụ CEA/CEE
Công chức được giao nhiệm vụ thực hiện thủ tục hủy tờ khai theo đúng quy định tại khoản III.2 Mục 2 Phần I Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 988/QĐ-TCHQ. Đối với hồ sơ hủy hợp lệ thì thực hiện thêm những công việc sau đây:
a) Thu hồi bản in Tờ khai hải quan điện tử có xác nhận của cơ quan Hải quan (trong trường hợp cơ quan Hải quan đã xác nhận Thông quan/Giải phóng hàng), lưu cùng bộ hồ sơ sửa đổi, bổ sung.
b) Sử dụng nghiệp vụ CNO/CNO11 trên Hệ thống VNACCS/VCIS và chức năng “Cập nhật thông tin tờ khai hủy sau CEA/CEE” trên Hệ thống e-Customs để ghi nhận và chuyển tờ khai sang trạng thái hủy.
c) Hủy tiền thuế (nếu có) trên Hệ thống KTT (thông qua chứng từ ghi sổ H3).
Việc sử dụng chức năng “Cập nhật thông tin tờ khai hủy sau CEA/CEE” trên Hệ thống e-Customs áp dụng từ ngày 15/5/2014. Từ nay đến ngày 15/5/2014, sau khi hủy tờ khai, Chi cục nơi đăng ký tờ khai fax ngay văn bản Chi cục trưởng phê duyệt việc hủy tờ khai cho khu vực giám sát hải quan nơi đang lưu giữ hàng hóa để không cho phép hàng hóa qua khu vực giám sát.
d) Chuyển thuế từ tờ khai hủy sang tờ khai khai lại (nếu có):
Căn cứ giấy đề nghị điều chỉnh thuế theo mẫu C1-07 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính do người khai hải quan nộp, công chức được giao nhiệm vụ thực hiện:
d1) Kiểm tra thông tin trên giấy nộp tiền và giấy đề nghị điều chỉnh thuế, nếu hợp lệ sử dụng nghiệp vụ RCC xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế cho tờ khai khai lại.
d2) Chuyển Giấy nộp tiền và giấy đề nghị điều chỉnh thuế theo mẫu C1-07 cho bộ phận kế toán để điều chỉnh tại Kho bạc Nhà nước theo quy định.

Xem nội dung VB
B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. TỔ CHỨC THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

...

7. Kiểm tra, đối chiếu và xử lý:

- Hàng ngày, cơ quan thu và KBNN có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, đối chiếu số thu nộp NSNN đảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời;

- Trong quá trình kiểm tra, đối chiếu số thu, nộp NSNN, nếu cơ quan thu phát hiện sai sót, hoặc điều chỉnh các khoản thu, nộp ngân sách khi phát hiện khoản nộp không đúng thứ tự theo quy định, không đúng mã tên, mã số cơ quan thu, thì cơ quan thu lập 3 liên Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN (mẫu C1-07/NS kèm theo) gửi KBNN nơi đã thu NSNN để điều chỉnh. Cơ quan thu không ghi vào phần xác nhận của cơ quan thu trên giấy đề nghị điều chỉnh;

- Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện sai sót về mục lục NSNN, kỳ thuế, tên và mã số cơ quan thu,… thì người nộp thuế phải lập và gửi giấy đề nghị điều chỉnh thu nộp NSNN kèm theo chứng từ nộp tiền (bản sao và bản gốc) cho cơ quan thu. Cơ quan thu thực hiện kiểm tra, xác nhận thông tin điều chỉnh trên giấy đề nghị điều chỉnh và gửi KBNN nơi thu NSNN để thực hiện điều chỉnh;

- KBNN kiểm tra, đối chiếu các khoản đã thu với giấy đề nghị điều chỉnh, nếu khớp đúng và phù hợp thì thực hiện điều chỉnh và ký, đóng dấu vào phần chấp nhận điều chỉnh của KBNN trên giấy đề nghị điều chỉnh thu nộp NSNN. Nếu không phù hợp, KBNN gửi lại giấy đề nghị điều chỉnh cho cơ quan thu để xử lý;

- Các liên giấy đề nghị điều chỉnh thu nộp NSNN được xử lý:

+ 1 liên lưu 1 tại KBNN để làm căn cứ hạch toán điều chỉnh;

+ 1 liên gửi lại người nộp (hoặc cơ quan thu) có đề nghị điều chỉnh;

+ 1 liên gửi cơ quan thu trực tiếp quản lý người nộp thuế (trường hợp người nộp thuế đề nghị điều chỉnh) để làm căn cứ điều chỉnh nghĩa vụ thuế.

Xem nội dung VB
Điều 130. Xử lý số tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp, tiền phạt sau khi ban hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa do có số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp

1. Trường hợp nguồn tiền hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa từ tài khoản tiền gửi (trước là tài khoản tạm thu), cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn, tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa phải đối chiếu trên mạng theo dõi nợ thuế và xử lý theo trình tự như sau:

a) Trường hợp người nộp thuế không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt thì thực hiện hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho người nộp thuế theo đúng quy định.

Khi bù trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp lần sau của người nộp thuế, cơ quan hải quan đóng dấu trên tờ khai hải quan (bản gốc người khai hải quan lưu và bản gốc lưu tại đơn vị hải quan) được trừ thuế với nội dung "Số tiền thuế được trừ ... đồng, theo Quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa số... ngày... tháng... năm ... của... và Quyết định khấu trừ số... ngày... tháng... năm... của..."; đồng thời đóng dấu ghi rõ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã trừ và số, ngày, tháng, năm của tờ khai hải quan được bù trừ lên bản chính quyết định hoàn thuế, các tờ khai hải quan được hoàn thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, chứng từ nộp thuế của tờ khai hải quan được hoàn thuế để theo dõi (Mẫu dấu thực hiện theo mẫu số 14/MDHT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này).

b) Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng cùng loại hình nhập khẩu, cơ quan hải quan thực hiện bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn với số tiền thuế nợ hoặc tiền chậm nộp hoặc tiền phạt người nộp thuế còn nợ.

c) Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng không cùng loại hình nhập khẩu phải nộp ngân sách, cơ quan hải quan viết giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước hoặc giấy nộp tiền vào tài khoản để nộp thay người nộp thuế theo đúng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt người nộp thuế còn nợ.

d) Trường hợp sau khi đã thực hiện bù trừ như nêu trên mà còn thừa, cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được hoàn, nộp thừa làm thủ tục hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn lại cho người nộp thuế.

Trường hợp người nộp thuế đề nghị không hoàn trả lại tiền thuế được hoàn hoặc tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn thừa sau khi đã thực hiện thanh toán hết các khoản nợ theo thứ tự thanh toán tiền thuế mà có văn bản đề nghị cho bù trừ vào số tiền thuế phát sinh của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lần sau, cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn, tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thực hiện bù trừ theo đề nghị của người nộp thuế như hướng dẫn tại điểm a khoản này.

2. Trường hợp nguồn tiền hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa từ ngân sách:

a) Trường hợp người nộp thuế không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt và không yêu cầu bù trừ vào số tiền thuế phải nộp của lần tiếp theo, cơ quan hải quan gửi giấy đề nghị hoàn thuế kèm theo quyết định hoàn thuế cho Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế. Trường hợp cơ quan hải quan đã bù trừ một phần tiền thuế có cùng sắc thuế hoặc giữa các sắc thuế với nhau tại cùng địa bàn thu ngân sách thì trong giấy đề nghị hoàn thuế gửi Kho bạc Nhà nước ghi rõ số tiền còn lại của quyết định hoàn thuế đề nghị được hoàn. Căn cứ quyết định hoàn thuế do cơ quan hải quan ban hành, Kho bạc Nhà nước thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế.

Việc hạch toán hoàn trả thực hiện như sau:

- Trường hợp khoản thu chưa quyết toán, Kho bạc Nhà nước thực hiện thoái thu theo đúng mục lục ngân sách Nhà nước.

- Trường hợp khoản thu đã quyết toán, Kho bạc Nhà nước hạch toán chi ngân sách theo số tiền tương ứng và gửi 01 bản chứng từ hoàn trả thuế (chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử) cho cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt để theo dõi, quản lý.

b) Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế quá hạn tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng khác nếu có đề nghị bù trừ các khoản được hoàn trả với khoản phải nộp thì phải lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước (mẫu số 05/ĐNHT kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện kế toán áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS), trong đó ghi rõ nội dung phần đề nghị bù trừ cho khoản phải nộp, gửi cơ quan hải quan nơi hoàn trả để xem xét giải quyết. Sau khi cơ quan hải quan kiểm tra, xác định số thuế được bù trừ có cùng sắc thuế hoặc giữa các sắc thuế với nhau tại cùng địa bàn thu ngân sách thì gửi giấy đề nghị hoàn thuế kèm theo quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách Nhà nước cho Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại nơi hoàn trả thuế để Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại hạch toán theo quy định;

Khi bù trừ tiền thuế, cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa phải đối chiếu trên mạng theo dõi nợ thuế và xử lý theo trình tự như sau:

Nếu người nộp thuế không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt thì thực hiện hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho người nộp thuế theo đúng quy định;

Khi bù trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp lần sau của người nộp thuế, cơ quan hải quan đóng dấu trên tờ khai hải quan được trừ thuế (bản gốc người khai hải quan lưu và bản gốc lưu tại đơn vị hải quan) với nội dung "Số tiền thuế được trừ ... đồng, theo Quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa số... ngày... tháng... năm ... của... và Quyết định khấu trừ số... ngày... tháng... năm... của..."; đồng thời đóng dấu ghi rõ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã trừ và số, ngày, tháng, năm của tờ khai hải quan được bù trừ lên bản chính quyết định hoàn thuế, các tờ khai hải quan được hoàn thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, chứng từ nộp thuế của tờ khai hải quan được hoàn thuế để theo dõi (Mẫu dấu thực hiện theo mẫu số 14/MDHT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này).

Việc hạch toán hoàn trả thực hiện như sau:

b.1) Trường hợp Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế đồng thời là kho bạc Nhà nước nơi thu thuế thì việc hạch toán hoàn trả thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản này. Việc hạch toán thu ngân sách thực hiện theo lệnh thu của cơ quan hải quan, thanh toán số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn thừa (nếu có) cho người nộp thuế.

b.2) Trường hợp Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế khác với Kho bạc Nhà nước nơi thu thuế thì Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả hạch toán hoàn trả thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này chuyển số tiền được hoàn trả cùng với lệnh thu ngân sách của cơ quan hải quan cho Kho bạc Nhà nước nơi thu thuế để hạch toán thu ngân sách Nhà nước theo đúng nội dung ghi trên lệnh thu, thanh toán số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn thừa (nếu có) cho người nộp thuế.

c) Kho bạc Nhà nước sau khi thực hiện hoàn trả thuế gửi một (01) bản chứng từ hoàn trả thuế cho cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định hoàn thuế/hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa để theo dõi, quản lý.

3. Trường hợp cơ quan hải quan phát hiện người được hoàn thuế vẫn còn nghĩa vụ nộp các khoản thuế khác, nhưng không đề nghị bù trừ số còn phải nộp thì cơ quan hải quan tạm dừng việc hoàn trả và yêu cầu người nộp phải thực hiện nghĩa vụ nộp với ngân sách nhà nước hoặc phải có đề nghị bù trừ tiền thuế được hoàn cho số thuế còn phải nộp. Hết thời hạn quy định theo thông báo của cơ quan hải quan, nếu người nộp thuế chưa thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước (hoặc chưa lập giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước và ghi rõ nội dung đề nghị bù trừ khoản phải nộp gửi cơ quan hải quan), thì cơ quan hải quan lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước (mẫu số C1-05/NS kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính) gửi Kho bạc Nhà nước nơi trực tiếp hoàn trả để thực hiện bù trừ; đồng thời, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế biết.

4. Việc xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa hướng dẫn tại Điều này không áp dụng đối với số tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu do người nộp thuế nộp nhầm, nộp thừa cho cơ quan hải quan (cơ quan hải quan không hoàn thuế giá trị gia tăng).

Trường hợp người nộp thuế nộp nhầm, nộp thừa thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu cho cơ quan hải quan trong năm ngân sách mà người nộp thuế hoặc cơ quan hải quan phát hiện thì thực hiện điều chỉnh theo mẫu số C1-07 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính), đồng thời người nộp thuế nộp bản chính giấy nộp tiền, cơ quan hải quan xác nhận, ký tên, đóng dấu đơn vị lên mặt trước bản chính của giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước số tiền thuế giá trị gia tăng đã điều chỉnh sang khoản thuế khác chuyển Kho bạc Nhà nước điều chỉnh. Các trường hợp thuế giá trị gia tăng nộp nhầm, nộp thừa khác cơ quan hải quan xác nhận số tiền thuế nộp nhầm, nộp thừa để cơ quan thuế thực hiện hoàn trả người nộp thuế theo quy định.

Xem nội dung VB
Điều 22. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài

1. Quy định chung

a) Chính sách, chế độ quản lý, các mẫu chứng từ điện tử in, hồ sơ giấy phải xuất trình, nộp khi có yêu cầu của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài được thực hiện thống nhất theo quy định tại Thông tư số 13/2014/TT-BTC ngày 24/1/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là Thông tư số 13/2014/TT-BTC) và quy định tại Thông tư này;

b) Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài được thực hiện theo Thông tư này.

2. Thủ tục thông báo hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công

a) Thủ tục thông báo hợp đồng gia công:

a1) Trách nhiệm của người khai hải quan:

a1.1) Tạo thông tin về hợp đồng gia công và giấy phép (nếu có) theo đúng các tiêu chí, định dạng chuẩn theo quy định và gửi đến cơ quan Hải quan qua Hệ thống;

a1.2) Tiếp nhận thông tin phản hồi và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan Hải quan tại mẫu Thông báo gia công như sau:

Trường hợp hợp đồng gia công bị từ chối thì sửa đổi, bổ sung thông tin về hợp đồng gia công theo yêu cầu của cơ quan Hải quan.

Trường hợp hợp đồng gia công được chấp nhận đăng ký trên cơ sở thông tin khai hải quan điện tử thì người khai hải quan căn cứ hợp đồng đã được chấp nhận đăng ký để thực hiện thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu.

Trường hợp cơ quan Hải quan có yêu cầu kiểm tra hồ sơ giấy hoặc kiểm tra cơ sở sản xuất trước khi đăng ký hợp đồng gia công thì người khai hải quan xuất trình, nộp các hồ sơ theo quy định.

a2) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan:

a2.1) Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký hợp đồng gia công và phản hồi thông tin về kết quả kiểm tra cho người khai hải quan thông qua Hệ thống. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra cơ sở sản xuất;

a2.2) Thời hạn tiếp nhận hợp đồng gia công: thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số 13/2014/TT-BTC.

b) Thông báo phụ lục hợp đồng gia công:

b1) Trách nhiệm của người khai hải quan:

b1.1) Sau khi thông báo hợp đồng đến trước thời điểm hết hạn hợp đồng gia công, người khai hải quan phải tạo thông tin theo các tiêu chí thông tin quy định tại mẫu Phụ lục hợp đồng và gửi đến cơ quan Hải quan qua Hệ thống;

b1.2) Tiếp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan Hải quan;

b1.3) Xuất trình, nộp các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng gia công khi cơ quan Hải quan yêu cầu.

b2) Nhiệm vụ của cơ quan Hải quan: kiểm tra, đối chiếu nội dung phụ lục hợp đồng với hợp đồng gia công. Nếu các điều khoản của phụ lục phù hợp với nội dung các điều khoản của hợp đồng thì thực hiện như thủ tục đăng ký hợp đồng gia công.

c) Sửa đổi, bổ sung hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công

c1) Sửa đổi, bổ sung trên cơ sở văn bản thỏa thuận của thương nhân với đối tác thuê gia công:

c1.1) Đối với các thông tin chung của hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công: việc sửa đổi, bổ sung được thực hiện từ khi thông báo hợp đồng/phụ lục hợp đồng đến trước thời điểm hết hạn hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công;

c1.2) Đối với các thông tin khác thông tin chung của hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công: việc sửa đổi, bổ sung được thực hiện thông qua các phụ lục hợp đồng trước khi làm thủ tục nhập khẩu hoặc xuất khẩu liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung đó;

c1.3) Trường hợp phát hiện sai sót trong khai báo hợp đồng/phụ lục hợp đồng ngoài thời điểm quy định nêu trên, người khai hải quan được phép sửa đổi nội dung đã khai nếu có cơ sở và được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng chấp nhận;

c1.4) Thủ tục sửa đổi, bổ sung hợp đồng/phụ lục hợp đồng thực hiện như thủ tục thông báo hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công.

c2) Sửa đổi, bổ sung do người khai hải quan nhầm lẫn trong khai báo hoặc phục vụ yêu cầu quản lý của hải quan:

c2.1) Sau khi thông báo hợp đồng đến trước thời điểm hết hạn hợp đồng gia công, người khai hải quan tạo thông tin và khai theo các tiêu chí thông tin và định dạng chuẩn quy định tại phụ lục hợp đồng gia công;

c2.2) Người khai hải quan phải xuất trình các chứng từ có liên quan đến nội dung sửa đổi khi cơ quan Hải quan yêu cầu;

c2.3) Thủ tục sửa đổi, bổ sung thực hiện tương tự thủ tục thông báo phụ lục hợp đồng gia công quy định tại điểm b khoản này.

3. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư gia công

a) Thông báo mã nguyên liệu, vật tư:

a1) Trách nhiệm của người khai hải quan:

a1.1) Trước hoặc cùng thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, người khai hải quan tạo thông tin Danh mục nguyên liệu, vật tư gia công theo đúng các tiêu chí, định dạng chuẩn theo quy định và gửi đến cơ quan Hải quan qua Hệ thống;

a1.2) Tiếp nhận thông tin phản hồi và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan Hải quan.

a2) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan: tiếp nhận, kiểm tra Danh mục nguyên liệu, vật tư và phản hồi thông tin cho người khai hải quan.

b) Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư gia công:

b1) Đối với nguyên liệu, vật tư gia công do bên thuê gia công cung cấp từ nước ngoài: Thực hiện theo hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua bán quy định tại Chương II Thông tư này, nhưng không thực hiện việc kê khai tính thuế và kiểm tra tính thuế. Ngoài ra, người khai hải quan phải khai báo đầy đủ, chính xác chỉ tiêu thông tin về số tiếp nhận hợp đồng gia công, mã nguyên liệu, vật tư gia công trên tờ khai hải quan điện tử;

b2) Đối với nguyên liệu, vật tư gia công do bên thuê gia công cung cấp theo hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thì thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 27 Thông tư này;

c) Đối với nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công tự cung ứng cho hợp đồng gia công:

c1) Đối với trường hợp nguyên liệu, vật tư cung ứng do bên nhận gia công tự sản xuất hoặc mua tại thị trường Việt Nam: khi đưa nguyên liệu, vật tư vào cung ứng cho hợp đồng gia công người khai hải quan không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải được hai bên thỏa thuận về tên gọi, quy cách, số lượng trong hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công và khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công, người khai hải quan phải khai nguyên vật liệu gia công tự cung ứng theo các tiêu chí thông tin quy định tại mẫu Nguyên vật liệu gia công tự cung ứng.

Đối với nguyên liệu, vật tư tự cung ứng từ nguồn do bên nhận gia công tự sản xuất hoặc mua tại thị trường Việt Nam có thuế xuất khẩu thì khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công, người khai hải quan thực hiện khai, tính thuế xuất khẩu (nếu có).

c2) Đối với nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công trực tiếp mua từ nước ngoài để cung ứng cho hợp đồng gia công: Thủ tục nhập khẩu thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua bán quy định tại Chương II Thông tư này, nhưng không thực hiện việc kê khai tính thuế.

Ngoài ra, thương nhân phải khai báo rõ chỉ tiêu thông tin về số tiếp nhận hợp đồng gia công, mã nguyên liệu, vật tư trên từng dòng hàng trên tờ khai hải quan điện tử.

4. Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công

Máy móc, thiết bị thuê, mượn để trực tiếp phục vụ gia công theo loại hình tạm nhập-tái xuất thì làm thủ tục hải quan tại cơ quan Hải quan quản lý hợp đồng gia công và thực hiện như hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán quy định tại Chương II Thông tư này.

5. Thủ tục thông báo, điều chỉnh định mức

a) Thủ tục thông báo định mức:

a1) Trách nhiệm của người khai hải quan:

a1.1) Xây dựng định mức thực tế sử dụng nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm xuất khẩu;

a1.2) Tạo thông tin về định mức nguyên liệu theo đúng các tiêu chí và định dạng chuẩn quy định tại mẫu Định mức nguyên liệu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu và gửi đến cơ quan Hải quan qua Hệ thống; Thông tin thông báo định mức phải thể hiện đầy đủ thông số kỹ thuật của sản phẩm liên quan đến việc xác định định mức;

a1.3) Tiếp nhận thông tin phản hồi từ Hệ thống và thực hiện chỉnh sửa định mức để khai lại trong trường hợp Hệ thống phản hồi thông tin từ chối tiếp nhận.

Đối với định mức được Hệ thống tự động chấp nhận đăng ký trên cơ sở thông tin khai hải quan điện tử thì người khai hải quan căn cứ định mức đã được chấp nhận đăng ký để thực hiện thủ tục xuất khẩu, người khai hải quan chỉ nộp Bảng định mức in và để công chức hải quan xác nhận khi người khai hải quan có yêu cầu.

Trường hợp cơ quan Hải quan yêu cầu, người khai hải quan xuất trình, nộp hồ sơ để kiểm tra, bao gồm: 02 bản chính Bảng định mức gia công in theo mẫu Bảng đăng ký định mức; 01 bản chụp Bản giải trình cụ thể, chi tiết về cơ sở phương pháp xây dựng định mức của mã hàng đã thông báo với cơ quan Hải quan và kèm mẫu sản phẩm (nếu có), tài liệu thiết kế kỹ thuật của sản phẩm (ví dụ như sơ đồ cắt đối với hàng may mặc).

Trường hợp cơ quan Hải quan kiểm tra thực tế định mức thì ngoài những hồ sơ phải xuất trình, nộp như đã nêu, người khai hải quan còn phải xuất trình sổ sách, chứng từ kế toán khi cơ quan Hải quan có yêu cầu đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan Hải quan kiểm tra định mức được nhanh chóng, chính xác và thực hiện quyết định của cơ quan hải quan liên quan đến việc kiểm tra định mức.

a2) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan:

a2.1) Hệ thống tự động tiếp nhận định mức và phản hồi thông tin cho người khai hải quan;

a2.2) Thực hiện kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế định mức. Định kỳ hoặc khi có nghi ngờ định mức khai báo không đúng với thực tế, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế định mức;

a2.3) Lãnh đạo Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công quyết định việc kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế định mức. Trường hợp có kiểm tra định mức (gồm kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế định mức), công chức hải quan kiểm tra định mức cập nhật kết quả kiểm tra trên Hệ thống và xác nhận trên Bảng định mức in do người khai hải quan nộp. Thời hạn kiểm tra định mức thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 16 Điều 9 Thông tư số 13/2014/TT-BTC.

b) Thủ tục điều chỉnh định mức:

b1) Trách nhiệm của người khai hải quan:

b1.1) Tạo thông tin điều chỉnh định mức theo đúng các tiêu chí và định dạng chuẩn và gửi đến cơ quan Hải quan qua Hệ thống;

b1.2) Tiếp nhận thông tin phản hồi và xuất trình, nộp hồ sơ để kiểm tra gồm: 02 bản chính Bảng điều chỉnh định mức gia công in theo mẫu Bảng đăng ký định mức; 01 bản chụp Chứng từ chứng minh (còn phế liệu, phế phẩm hoặc hóa đơn, chứng từ, tài liệu kỹ thuật).

b2) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan:

b2.1) Cơ quan Hải quan tiếp nhận định mức điều chỉnh và phản hồi thông tin cho người khai hải quan thông qua Hệ thống;

b2.2) Kiểm tra điều kiện được phép điều chỉnh định mức, định mức điều chỉnh và cập nhật kết quả kiểm tra trên Hệ thống và xác nhận trên Bảng định mức điều chỉnh in do người khai hải quan nộp.

6. Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công

a) Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm gia công ra nước ngoài: thực hiện theo quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng mua bán quy định tại Chương II Thông tư này. Ngoài ra, phải thực hiện thêm:

a1) Đối với người khai hải quan:

a1.1) Khai báo đầy đủ, chính xác chỉ tiêu thông tin về số tiếp nhận hợp đồng gia công, mã sản phẩm gia công trên tờ khai hải quan điện tử;

a1.2) Xuất trình bản chính định mức khi cơ quan Hải quan yêu cầu đối với lô hàng xuất khẩu thuộc diện phải kiểm tra thực tế.

a2) Đối với cơ quan Hải quan: Công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa phải đối chiếu bản chính định mức với sản phẩm thực tế xuất khẩu.

b) Thủ tục hải quan đối với sản phẩm gia công đã xuất khẩu bị trả lại để sửa chữa, tái chế thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 28 Thông tư này;

c) Đối với sản phẩm gia công xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thì thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 27 Thông tư này.

7. Thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp, thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư; máy móc, thiết bị thuê, mượn theo chỉ định của bên đặt gia công sang hợp đồng gia công khác trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công

a) Thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp thực hiện theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 27 Thông tư này;

b) Thủ tục giao nhận nguyên phụ liệu, vật tư, máy móc thiết bị thuê mượn trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công sang hợp đồng gia công khác theo chỉ định của đối tác thuê gia công được thực hiện tương tự như thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp quy định tại điểm a khoản này, nhưng không yêu cầu doanh nghiệp xuất trình hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu.

8. Thủ tục hải quan đối với sản phẩm gia công dùng để thanh toán tiền công hoặc tiêu thụ nội địa

a) Thủ tục hải quan thực hiện theo hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được quy định tại Điều 27 Thông tư này;

b) Trường hợp thương nhân nhận gia công cho thương nhân nước ngoài đồng thời là doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công thì doanh nghiệp này phải làm cả thủ tục xuất khẩu tại chỗ và thủ tục nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công.

9. Thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công

a) Trách nhiệm người khai hải quan:

a1) Khai và gửi yêu cầu thanh khoản theo các tiêu chí và định dạng chuẩn quy định tại mẫu Yêu cầu thanh khoản gia công tới Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công qua Hệ thống đúng thời hạn quy định (trong đó khai báo cụ thể phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị tạm nhập; phế liệu, phế phẩm, phế thải);

a2) Sau khi hoàn thành giải quyết số nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị tạm nhập; phế liệu, phế phẩm, phế thải, người khai hải quan khai và gửi thông báo kèm các chứng từ liên quan gửi đến cơ quan Hải quan trong thời hạn 30 ngày;

a3) Nộp hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công bản giấy trong trường hợp cơ quan Hải quan yêu cầu.

b) Trách nhiệm cơ quan Hải quan:

b1) Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu thông tin liên quan đến yêu cầu thanh khoản trên Hệ thống. Căn cứ quá trình tuân thủ pháp luật hải quan của người khai hải quan, cơ quan Hải quan quyết định mức độ kiểm tra hồ sơ thanh khoản như sau:

b1.1) Đối với người khai hải quan tuân thủ pháp luật hải quan: nếu kết quả kiểm tra phù hợp thì phản hồi thông báo chấp nhận kết quả thanh khoản theo mẫu Thông báo gia công cho người khai hải quan. Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp hoặc có dấu hiệu nghi vấn (về nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, về định mức, về xuất khẩu sản phẩm, các nghi vấn qua đối chiếu trên Hệ thống) thì yêu cầu người khai hải quan nộp hồ sơ thanh khoản bản giấy theo quy định để kiểm tra chi tiết; phản hồi thông tin, nêu rõ lý do cho người khai hải quan theo mẫu Thông báo gia công;

b1.2) Đối với người khai hải quan không tuân thủ pháp luật hải quan: yêu cầu người khai hải quan nộp hồ sơ thanh khoản bản giấy theo quy định để kiểm tra chi tiết, nêu rõ lý do cho người khai hải quan theo mẫu Thông báo gia công;

b1.3) Kiểm tra xác suất 5% hợp đồng gia công người khai hải quan tuân thủ pháp luật về hải quan để đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan:

Sau khi kiểm tra, đối chiếu thông tin yêu cầu thanh khoản trên Hệ thống, yêu cầu người khai hải quan nộp hồ sơ thanh khoản theo quy định để kiểm tra chi tiết hồ sơ và phản hồi thông tin, nêu rõ lý do cho người khai hải quan theo mẫu Thông báo gia công.

Cách tính 5% lấy theo tổng số hợp đồng gia công đã thanh khoản của người khai hải quan chấp hành tốt pháp luật hải quan của năm trước liền kề, nếu kết quả nhỏ hơn 01 hợp đồng thì lấy 01 hợp đồng.

b2) Trường hợp có dấu hiệu nghi vấn, cần thiết phải kiểm tra để phát hiện vi phạm thì chuyển hồ sơ cho Chi cục kiểm tra sau thông quan để thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định.

c) Thủ tục kiểm tra hàng tồn kho thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 21 Thông tư 13/2014/TT-BTC.

Xem nội dung VB
Điều 9. Thủ tục thông báo hợp đồng gia công

...

2. Nhiệm vụ của cơ quan hải quan khi làm thủ tục tiếp nhận hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công:

2.1. Đối với tiếp nhận hợp đồng gia công:

a) Trường hợp không kiểm tra cơ sở sản xuất trước khi tiếp nhận hợp đồng gia công:

a1) Kiểm tra điều kiện được nhận hợp đồng gia công;

a2) Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ của hợp đồng gia công;

a3) Nhập các thông tin liên quan đến hợp đồng gia công vào hệ thống máy tính; trả lại cho thương nhân 01 bản chính hợp đồng gia công, các chứng từ bản chính đã xuất trình;

a4) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan hải quan thông báo ngay cho thương nhân bằng Phiếu yêu cầu nghiệp vụ để hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp có nhiều hồ sơ tiếp nhận cùng một thời điểm, không thể thông báo ngay cho thương nhân thì chậm nhất 02 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận, cơ quan hải quan thông báo cho thương nhân bằng Phiếu yêu cầu nghiệp vụ để hoàn thiện hồ sơ.

a5) Chậm nhất 08 giờ làm việc kể từ khi thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan hải quan hoàn thành thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công.

b) Trường hợp kiểm tra cơ sở sản xuất trước khi tiếp nhận hợp đồng gia công:

b1) Thực hiện các công việc nêu tại điểm a1, a2, a3, a4 khoản 2 Điều này;

b2) Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan hải quan tiến hành xong kiểm tra cơ sở sản xuất và hoàn thành việc tiếp nhận hợp đồng gia công (hoặc từ chối tiếp nhận bằng Phiếu yêu cầu nghiệp vụ nếu không đủ điều kiện).

Đối với trường hợp thương nhân có cơ sở sản xuất ở tỉnh, thành phố khác với nơi thông báo hợp đồng gia công thì chậm nhất là 08 ngày làm việc kể từ khi thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan hải quan tiến hành xong kiểm tra cơ sở sản xuất và hoàn thành việc tiếp nhận hợp đồng gia công (hoặc từ chối tiếp nhận bằng Phiếu yêu cầu nghiệp vụ nếu không đủ điều kiện).

Việc kiểm tra cơ sở sản xuất thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

c) Trường hợp cơ quan hải quan không có ý kiến phản hồi trong thời gian quy định tại điểm 2.1, khoản 2 Điều này thì thương nhân mặc nhiên được phép thực hiện hợp đồng gia công.

2.2. Đối với tiếp nhận phụ lục hợp đồng gia công:

Khi tiếp nhận phụ lục hợp đồng gia công, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung phụ lục hợp đồng với hợp đồng gia công. Trường hợp các điều khoản của phụ lục phù hợp với nội dung các điều khoản của hợp đồng thì thực hiện tiếp nhận phụ lục hợp đồng gia công.

Nhập các thông tin được thông báo tại phụ lục vào hệ thống máy tính; trả lại cho thương nhân 01 bản chính phụ lục hợp đồng gia công, các chứng từ bản chính đã xuất trình (nếu có).

2.3. Cấp số tiếp nhận hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công:

Sau khi tiếp nhận, kiểm tra các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này, công chức hải quan cấp số tiếp nhận, ghi rõ ngày, tháng, năm tiếp nhận, ký tên, đóng dấu số hiệu công chức lên trang đầu tiên của hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công và các chứng từ kèm theo (nếu có); nhập số tiếp nhận hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công vào hệ thống để theo dõi, quản lý.

Xem nội dung VB
Điều 178. Gia công trong thương mại

Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.

Xem nội dung VB
Điều 29. Hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của Luật Thương mại và phải tối thiểu bao gồm các điều khoản sau:

1. Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp.

2. Tên, số lượng sản phẩm gia công.

3. Giá gia công.

4. Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.

5. Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.

6. Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có).

7. Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.

8. Địa điểm và thời gian giao hàng.

9. Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa.

10. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

Xem nội dung VB
Điều 28. Thương nhân nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài

Trừ trường hợp quy định tại Điều 36 Nghị định này, thương nhân Việt Nam, kể cả thương nhân có vốn đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam, được nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi được Bộ Công Thương cấp phép.

Xem nội dung VB
Điều 9. Gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài

Hoạt động gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài thực hiện theo quy định tại Chương VI Nghị định số 187/2013/NĐ-CP và hướng dẫn cụ thể sau:

1. Đối với hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép khảo nghiệm và hàng hóa nhập khẩu theo hình thức chỉ định thương nhân nhập khẩu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành quy định tại Phụ lục II Nghị định số 187/2013/NĐ-CP, không được thực hiện gia công xuất khẩu cho nước ngoài.

2. Đối với hàng hóa thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện của các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành, chỉ các thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định chuyên ngành về sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó mới được gia công xuất khẩu cho nước ngoài.

3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cấp phép.

Thương nhân gửi văn bản đề nghị cấp phép gia công hàng hóa, trong đó, nêu cụ thể các nội dung quy định tại Điều 29 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP và có ý kiến xác nhận của Bộ quản lý chuyên ngành qua đường bưu điện đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu).

Bộ Công Thương xem xét, cấp phép trong vòng 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của thương nhân và ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành. Trường hợp không cấp phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời thương nhân và nêu rõ lý do.

Giấy phép hoặc văn bản trả lời của Bộ Công Thương được gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên văn bản đề nghị của thương nhân.

Xem nội dung VB
Điều 7. Địa điểm làm thủ tục hải quan

Việc thực hiện thủ tục hải quan đối với một hợp đồng gia công được thực hiện tại một Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố do thương nhân lựa chọn, cụ thể:

1. Tại Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan nơi thương nhân có cơ sở sản xuất hoặc cơ sở sản xuất nơi gia công lại;

2. Tại Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan nơi thương nhân có trụ sở chính được thành lập theo quy định của pháp luật;

3. Tại Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan nơi có Chi nhánh của thương nhân; chi nhánh này được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ làm thủ tục hải quan theo quy định và đóng trên địa bàn có cửa khẩu thực tế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để thực hiện hợp đồng gia công;

4. Trường hợp thương nhân được tổ chức theo mô hình Tập đoàn, Tổng công ty (Công ty mẹ - Công ty con) có đơn vị chuyên trách thực hiện việc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để cung cấp cho các đơn vị trực thuộc hoặc có cơ sở sản xuất tại nhiều tỉnh, thành phố khác nhau thì được lựa chọn một Chi cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất hoặc một Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để thực hiện hợp đồng gia công;

5. Trường hợp tại nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có trụ sở chính của thương nhân không có tổ chức hải quan thì thương nhân được lựa chọn một Chi cục Hải quan thuận tiện thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố để đăng ký làm thủ tục hải quan.

Xem nội dung VB
II. QUY ĐỊNH CHUNG
...

5. Gia công

a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận gia công, gia công lại sản phẩm phù hợp với mục tiêu quy định tại Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, cụ thể:

- Được nhận gia công cho thương nhân nước ngoài, nhận gia công và gia công lại cho thương nhân trong nước.

- Được thuê gia công trong nước, đặt gia công ở nước ngoài một hoặc nhiều công đoạn sản xuất mà máy móc, thiết bị của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa đáp ứng được về số lượng hoặc chất lượng.

b) Hàng hoá gia công phải không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu; cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được ký hợp đồng gia công sau khi được Bộ Thương mại cấp giấy phép.

c) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện hoạt động gia công sau khi đã hoàn thành đầu tư xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp và bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Xem nội dung VB
Điều 10. Kiểm tra hồ sơ hải quan

1. Nội dung kiểm tra gồm: kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan, đối chiếu nội dung khai với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định tại Điều 7 Nghị định này; kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung khai với quy định hiện hành của pháp luật.

2. Mức độ kiểm tra:

a) Đối với chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan:

Công chức hải quan kiểm tra việc khai các tiêu chí trên tờ khai, kiểm tra sơ bộ nội dung khai của người khai hải quan, kiểm đếm đủ số lượng, chủng loại các chứng từ kèm theo tờ khai hải quan. Trường hợp phát hiện có sai phạm thì thực hiện kiểm tra hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này.

b) Đối với chủ hàng khác:

Công chức hải quan kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, kiểm tra số lượng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, tính đồng bộ giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan; kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách thuế và các quy định khác của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 9. Thủ tục thông báo hợp đồng gia công

1. Trách nhiệm của thương nhân:

Chậm nhất 01 ngày làm việc đối với trường hợp không phải kiểm tra cơ sở sản xuất, 08 ngày làm việc đối với trường hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng gia công, thương nhân thông báo hợp đồng gia công với cơ quan hải quan. Hồ sơ gồm:

a) Hợp đồng gia công và các phụ lục hợp đồng (nếu có): nộp 02 bản chính (01 bản Hải quan lưu và 01 bản trả lại cho thương nhân sau khi tiếp nhận hợp đồng) và 01 bản dịch tiếng Việt (áp dụng đối với tiếng nước ngoài, trừ tiếng Anh).

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài (áp dụng đối với trường hợp làm thủ tục thông báo hợp đồng gia công lần đầu): nộp 01 bản chụp có xác nhận của chính thương nhân.

c) Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (áp dụng đối với trường hợp làm thủ tục đăng ký lần đầu): nộp 01 bản chụp có xác nhận của chính thương nhân.

d) Giấy phép của Bộ Công Thương đối với sản phẩm gia công thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép: nộp 01 bản chụp có xác nhận của chính thương nhân, xuất trình bản chính để đối chiếu.

đ) Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu (đối với trường hợp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu gia công) theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chụp có xác nhận của chính thương nhân, xuất trình bản chính để đối chiếu.

e) Văn bản thông báo cơ sở sản xuất đối với thương nhân nhận gia công lần đầu: nêu rõ địa chỉ trụ sở của thương nhân, địa chỉ cơ sở sản xuất, mặt hàng sản xuất, dây chuyền trang thiết bị (gồm chủng loại, số lượng máy móc, thiết bị hiện có), công suất hoạt động của dây chuyền máy móc, thiết bị, năng lực sản xuất (số lượng sản phẩm tối đa có thể sản xuất trong tháng/quý/năm; tình hình nhân lực...(áp dụng cả trường hợp thuê gia công lại); số tài khoản và tên ngân hàng thương nhân giao dịch với nước ngoài: nộp 01 bản chính.

Thương nhân chỉ thông báo một lần và thông báo bổ sung khi có sự thay đổi về các nội dung đã thông báo. Trường hợp có sự thay đổi về pháp nhân, địa chỉ trụ sở làm việc, địa chỉ cơ sở sản xuất (từ khi thông báo hợp đồng gia công đến khi thanh khoản xong hợp đồng gia công) thì trước thời điểm hoạt động theo pháp nhân mới hoặc trước thời điểm chuyển về hoạt động tại địa chỉ trụ sở làm việc, địa chỉ trụ sở sản xuất mới, thương nhân có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công biết.

g) Hợp đồng thuê gia công lại (đối với trường hợp thuê gia công lại một phần hoặc toàn bộ sản phẩm gia công): nộp 01 bản chụp có xác nhận của chính thương nhân, xuất trình bản chính để đối chiếu.

h) Hợp đồng thuê nhà xưởng, mặt bằng sản xuất đối với trường hợp thuê nhà xưởng, mặt bằng sản xuất: nộp 01 bản chụp có xác nhận của chính thương nhân, xuất trình bản chính để đối chiếu.

Xem nội dung VB
Điều 10. Kiểm tra cơ sở sản xuất

1. Các trường hợp kiểm tra cơ sở sản xuất:

a) Thương nhân thông báo thực hiện hợp đồng gia công lần đầu với cơ quan hải quan hoặc thương nhân đã thông báo hợp đồng gia công tại Chi cục Hải quan khác nhưng Chi cục Hải quan nơi đã tiếp nhận hợp đồng gia công chưa kiểm tra cơ sở sản xuất;

b) Thương nhân nhận gia công nhưng không thực hiện mà thuê thương nhân khác gia công lại một phần hoặc toàn bộ hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công;

c) Thương nhân thuê lại toàn bộ nhà xưởng, mặt bằng sản xuất, máy móc, thiết bị của thương nhân khác để thực hiện hợp đồng gia công;

d) Quá 02 tháng (hoặc quá chu kỳ sản xuất một sản phẩm đối với gia công sản phẩm đặc thù như đóng tàu, cơ khí...) kể từ khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu lô nguyên liệu, vật tư lần đầu tiên của hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công nhưng không có sản phẩm xuất khẩu.

đ) Thương nhân đã được Chi cục Hải quan tiếp nhận và đang thực hiện hợp đồng gia công nhưng liên tục thông báo nhiều hợp đồng gia công khác vượt quá năng lực sản xuất thực tế của chính thương nhân và/hoặc của thương nhân nhận gia công lại;

e) Cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra trên cơ sở kết quả quản lý rủi ro và kiểm tra xác suất để đánh giá sự tuân thủ pháp luật của thương nhân.

2. Thời điểm kiểm tra cơ sở sản xuất:

a) Sau khi thương nhân nộp đầy đủ hồ sơ thông báo hợp đồng gia công, hoặc

b) Trong quá trình thương nhân sản xuất sản phẩm.

3. Thẩm quyền quyết định kiểm tra cơ sở sản xuất của thương nhân là lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công; nội dung kiểm tra được thông báo bằng văn bản cho thương nhân biết trước 03 ngày làm việc. Trường hợp thương nhân lần đầu thông báo hợp đồng gia công hoặc đang thực hiện hợp đồng gia công nhưng cơ quan hải quan có nghi vấn về năng lực sản xuất thì việc kiểm tra được thực hiện ngay sau khi lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công quyết định kiểm tra.

4. Nội dung kiểm tra cơ sở sản xuất:

a) Kiểm tra địa chỉ cơ sở sản xuất: Kiểm tra tại địa chỉ do thương nhân khai trong văn bản giải trình đối với thương nhân nhận gia công lần đầu hoặc địa chỉ cơ sở sản xuất do thương nhân cung cấp; có thể kiểm tra trực tiếp tại địa chỉ cơ sở sản xuất kết hợp với kiểm tra thông tin về địa chỉ cơ sở sản xuất thông qua chính quyền sở tại như Sở Kế hoạch đầu tư, Công an, cơ quan Thuế địa phương, Tổ dân phố,...

b) Kiểm tra quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất; máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất:

b1) Kiểm tra giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất. Trường hợp đi thuê nhà xưởng, mặt bằng sản xuất, máy móc, thiết bị thì thời hạn hiệu lực của hợp đồng thuê phải bằng hoặc kéo dài hơn thời hạn hiệu lực của hợp đồng gia công;

b2) Kiểm tra quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất với khai của thương nhân trong văn bản thông báo để xác định quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của thương nhân đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất. Nội dung kiểm tra: kiểm tra các tờ khai nhập khẩu (nếu nhập khẩu); hóa đơn, chứng từ mua máy móc, thiết bị (nếu mua trong nước); hợp đồng thuê tài chính (nếu thuê tài chính). Đối với hợp đồng thuê tài chính thì thời hạn hiệu lực của hợp đồng thuê bằng hoặc kéo dài hơn thời hạn hiệu lực của hợp đồng gia công;

c) Kiểm tra tình hình nhân lực thực hiện hợp đồng gia công:

Trường hợp không kiểm tra được qua các thông tin do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp thì cơ quan hải quan kiểm tra như sau:

c1) Đối với thương nhân đã hoạt động từ 02 tháng trở lên:

c1.1) Kiểm tra hợp đồng lao động; hoặc

c1.2) Kiểm tra bảng trả lương cho công nhân tháng gần nhất với đợt kiểm tra.

c2) Đối với thương nhân mới bắt đầu hoạt động sản xuất nhưng chưa đủ 02 tháng: việc kiểm tra tình hình nhân lực được thực hiện trong quá trình sản xuất sản phẩm gia công.

d) Kiểm tra năng lực sản xuất của thương nhân:

d1) Kiểm tra số lượng máy móc, dây chuyền, trang thiết bị hiện có tại cơ sở sản xuất;

d2) Kiểm tra tình trạng máy móc, thiết bị (mới, đã qua sử dụng,...);

Đối chiếu số lượng, công suất hoạt động của máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện có tại cơ sở sản xuất với tình hình nhân lực tại thời điểm kiểm tra để đánh giá số lượng sản phẩm tối đa thương nhân có thể sản xuất được trong tháng/quý/năm, đồng thời để xác định sự phù hợp với mặt hàng, lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công hàng hóa xuất khẩu.

Kết thúc kiểm tra, công chức hải quan lập Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất theo các nội dung đã kiểm tra. Nội dung Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất phản ánh đầy đủ, trung thực với thực tế kiểm tra, có chữ ký của công chức hải quan thực hiện kiểm tra và người đại diện theo pháp luật của thương nhân được kiểm tra. Mẫu Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất do Tổng cục Hải quan hướng dẫn.

6. Trên cơ sở Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất, lập Kết luận kiểm tra cơ sở sản xuất (02 bản). Kết luận kiểm tra cơ sở sản xuất do lãnh đạo Chi cục ký và gửi 01 bản cho thương nhân để thực hiện. Mẫu Kết luận kiểm tra cơ sở sản xuất do Tổng cục Hải quan hướng dẫn.

7. Xử lý kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất đối với các trường hợp không đảm bảo điều kiện thực hiện hợp đồng gia công:

a) Trường hợp chưa tiếp nhận hợp đồng gia công: cơ quan hải quan trả lại hồ sơ thông báo hợp đồng gia công và nêu rõ lý do.

b) Trường hợp cơ quan hải quan đã tiếp nhận hợp đồng gia công:

b1) Trường hợp có cơ sở sản xuất nhưng chưa đảm bảo các điều kiện sản xuất theo quy trình sản xuất sản phẩm thì yêu cầu thương nhân có văn bản cam kết khắc phục trong thời hạn nhất định. Đồng thời cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục nhập khẩu các lô nguyên liệu, vật tư tiếp theo của hợp đồng gia công đó cho đến khi thương nhân đảm bảo các điều kiện về cơ sở sản xuất phù hợp với mặt hàng gia công và giải trình của thương nhân trong bản giải trình cơ sở sản xuất.

b2) Trường hợp không có cơ sở sản xuất thì cơ quan hải quan dừng làm thủ tục nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư để thực hiện hợp đồng gia công đó; yêu cầu thương nhân giải trình; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để chuyển hồ sơ cho đơn vị hải quan làm nhiệm vụ kiểm soát chống buôn lậu hoặc kiểm tra sau thông quan để xác minh, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 22. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài

...

2. Thủ tục thông báo hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công

...

c) Sửa đổi, bổ sung hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công

c1) Sửa đổi, bổ sung trên cơ sở văn bản thỏa thuận của thương nhân với đối tác thuê gia công:

c1.1) Đối với các thông tin chung của hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công: việc sửa đổi, bổ sung được thực hiện từ khi thông báo hợp đồng/phụ lục hợp đồng đến trước thời điểm hết hạn hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công;

c1.2) Đối với các thông tin khác thông tin chung của hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công: việc sửa đổi, bổ sung được thực hiện thông qua các phụ lục hợp đồng trước khi làm thủ tục nhập khẩu hoặc xuất khẩu liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung đó;

c1.3) Trường hợp phát hiện sai sót trong khai báo hợp đồng/phụ lục hợp đồng ngoài thời điểm quy định nêu trên, người khai hải quan được phép sửa đổi nội dung đã khai nếu có cơ sở và được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng chấp nhận;

c1.4) Thủ tục sửa đổi, bổ sung hợp đồng/phụ lục hợp đồng thực hiện như thủ tục thông báo hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công.

c2) Sửa đổi, bổ sung do người khai hải quan nhầm lẫn trong khai báo hoặc phục vụ yêu cầu quản lý của hải quan:

c2.1) Sau khi thông báo hợp đồng đến trước thời điểm hết hạn hợp đồng gia công, người khai hải quan tạo thông tin và khai theo các tiêu chí thông tin và định dạng chuẩn quy định tại phụ lục hợp đồng gia công;

c2.2) Người khai hải quan phải xuất trình các chứng từ có liên quan đến nội dung sửa đổi khi cơ quan Hải quan yêu cầu;

c2.3) Thủ tục sửa đổi, bổ sung thực hiện tương tự thủ tục thông báo phụ lục hợp đồng gia công quy định tại điểm b khoản này.

Xem nội dung VB
Điều 13. Thủ tục kiểm tra định mức
...

6. Nguyên tắc kiểm tra định mức:

Nguyên tắc kiểm tra thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ (dưới đây viết tắt là Nghị định số 154/2005/NĐ-CP), việc kiểm tra được giới hạn ở mức phù hợp với kết quả phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan.

Xem nội dung VB
Điều 13. Thủ tục kiểm tra định mức

1. Các trường hợp kiểm tra định mức:

a) Thương nhân thông báo điều chỉnh tăng định mức;

b) Có dấu hiệu nghi vấn gian lận định mức;

c) Thương nhân đã bị xử phạt gian lận định mức trong thời hạn 365 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Quá thời gian này thì thực hiện kiểm tra định mức theo hướng dẫn tại điểm a, b khoản này.

2. Thẩm quyền quyết định kiểm tra định mức: Lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công, Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Kiểm tra sau thông quan.

3. Địa điểm kiểm tra định mức:

a) Kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan và/hoặc

b) Kiểm tra tại cơ sở sản xuất của thương nhân.

4. Phương pháp kiểm tra định mức:

a) Cơ quan hải quan, trực tiếp kiểm tra;

b) Kiểm tra thông qua tổ chức giám định chuyên ngành.

5. Thời điểm kiểm tra định mức:

a) Sau khi thương nhân nộp Bảng thông báo định mức hoặc bảng thông báo điều chỉnh định mức, hoặc

b) Khi thanh khoản hợp đồng gia công, hoặc

c) Khi kiểm tra sau thông quan.

6. Nguyên tắc kiểm tra định mức:

Nguyên tắc kiểm tra thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ (dưới đây viết tắt là Nghị định số 154/2005/NĐ-CP), việc kiểm tra được giới hạn ở mức phù hợp với kết quả phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan.

4. Trách nhiệm của thương nhân trong quá trình kiểm tra định mức:

a) Giải trình cụ thể, chi tiết về cơ sở, phương pháp xây dựng định mức của mã hàng đã thông báo với cơ quan hải quan và kèm mẫu sản phẩm (nếu có), tài liệu thiết kế kỹ thuật của sản phẩm (ví dụ như sơ đồ cắt, sơ đồ giác mẫu hoặc mẫu rập đối với hàng may mặc và da giày) hoặc quy trình sản xuất (nếu có).

b) Xuất trình sổ, chứng từ kế toán khi cơ quan hải quan yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan hải quan kiểm tra định mức được nhanh chóng, chính xác.

c) Thực hiện quyết định của cơ quan hải quan liên quan đến việc kiểm tra định mức.

8. Nhiệm vụ của công chức Hải quan khi kiểm tra định mức:

a) Kiểm tra đúng quy trình, không gây phiền hà, cản trở quá trình sản xuất của thương nhân;

b) Thực hiện đúng thời gian kiểm tra:

b1) Đối với trường hợp kiểm tra trên hồ sơ tại trụ sở cơ quan hải quan: chậm nhất 08 giờ làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm tra phải thực hiện xong việc kiểm tra định mức.

Trường hợp một hợp đồng/phụ lục hợp đồng có trên 20 mã hàng cần kiểm tra định mức hoặc một mã hàng có trên 20 nguyên phụ liệu cấu thành nên sản phẩm thì thời gian kiểm tra do Chi cục trưởng xem xét, quyết định phù hợp với số lượng mã hàng và số lượng nguyên phụ liệu cấu thành sản phẩm trong bảng định mức đã thông báo của thương nhân.

b2) Đối với trường hợp kiểm tra hồ sơ kết hợp với kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân: chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm tra phải thực hiện xong việc kiểm tra định mức. Trường hợp sản phẩm sản xuất có tính đặc thù cần phối hợp với các tổ chức giám định chuyên ngành thì thời gian kiểm tra không quá 02 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được kết quả của tổ chức giám định chuyên ngành;

c) Niêm phong mẫu sản phẩm đã thực hiện kiểm tra định mức (trong trường hợp còn mẫu sản phẩm) và giao thương nhân tự bảo quản, ghi rõ số niêm phong trên Biên bản kiểm tra định mức;

d) Lập Biên bản xác nhận kết quả kiểm tra khi kết thúc kiểm tra. Nội dung Biên bản phản ánh đầy đủ, trung thực với thực tế kiểm tra, có chữ ký của công chức hải quan thực hiện kiểm tra và người đại diện theo pháp luật của thương nhân được kiểm tra. Mẫu Biên bản kiểm tra định mức do Tổng cục Hải quan hướng dẫn.

đ) Trên cơ sở Biên bản kiểm tra định mức, lập Kết luận kiểm tra định mức (02 bản). Kết luận kiểm tra định mức do lãnh đạo Chi cục ký và gửi 01 bản cho thương nhân để thực hiện. Mẫu Kết luận kiểm tra định mức do Tổng cục Hải quan hướng dẫn.

e) Biện pháp xử lý trong trường hợp kết luận định mức thương nhân thông báo, điều chỉnh không đúng so với thực tế:

e1) Lập Biên bản vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định;

e2) Trường hợp hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công chưa thanh khoản: định mức kiểm tra là định mức để làm cơ sở thanh khoản.

e3) Trường hợp hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công đã thanh khoản: định mức kiểm tra là định mức để làm cơ sở ấn định thuế, truy thu thuế.

Xem nội dung VB
Điều 13. Thủ tục kiểm tra định mức

1. Các trường hợp kiểm tra định mức:

a) Thương nhân thông báo điều chỉnh tăng định mức;

b) Có dấu hiệu nghi vấn gian lận định mức;

c) Thương nhân đã bị xử phạt gian lận định mức trong thời hạn 365 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Quá thời gian này thì thực hiện kiểm tra định mức theo hướng dẫn tại điểm a, b khoản này.

2. Thẩm quyền quyết định kiểm tra định mức: Lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công, Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Kiểm tra sau thông quan.

3. Địa điểm kiểm tra định mức:

a) Kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan và/hoặc

b) Kiểm tra tại cơ sở sản xuất của thương nhân.

4. Phương pháp kiểm tra định mức:

a) Cơ quan hải quan, trực tiếp kiểm tra;

b) Kiểm tra thông qua tổ chức giám định chuyên ngành.

5. Thời điểm kiểm tra định mức:

a) Sau khi thương nhân nộp Bảng thông báo định mức hoặc bảng thông báo điều chỉnh định mức, hoặc

b) Khi thanh khoản hợp đồng gia công, hoặc

c) Khi kiểm tra sau thông quan.

6. Nguyên tắc kiểm tra định mức:

Nguyên tắc kiểm tra thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ (dưới đây viết tắt là Nghị định số 154/2005/NĐ-CP), việc kiểm tra được giới hạn ở mức phù hợp với kết quả phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan.

4. Trách nhiệm của thương nhân trong quá trình kiểm tra định mức:

a) Giải trình cụ thể, chi tiết về cơ sở, phương pháp xây dựng định mức của mã hàng đã thông báo với cơ quan hải quan và kèm mẫu sản phẩm (nếu có), tài liệu thiết kế kỹ thuật của sản phẩm (ví dụ như sơ đồ cắt, sơ đồ giác mẫu hoặc mẫu rập đối với hàng may mặc và da giày) hoặc quy trình sản xuất (nếu có).

b) Xuất trình sổ, chứng từ kế toán khi cơ quan hải quan yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan hải quan kiểm tra định mức được nhanh chóng, chính xác.

c) Thực hiện quyết định của cơ quan hải quan liên quan đến việc kiểm tra định mức.

8. Nhiệm vụ của công chức Hải quan khi kiểm tra định mức:

a) Kiểm tra đúng quy trình, không gây phiền hà, cản trở quá trình sản xuất của thương nhân;

b) Thực hiện đúng thời gian kiểm tra:

b1) Đối với trường hợp kiểm tra trên hồ sơ tại trụ sở cơ quan hải quan: chậm nhất 08 giờ làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm tra phải thực hiện xong việc kiểm tra định mức.

Trường hợp một hợp đồng/phụ lục hợp đồng có trên 20 mã hàng cần kiểm tra định mức hoặc một mã hàng có trên 20 nguyên phụ liệu cấu thành nên sản phẩm thì thời gian kiểm tra do Chi cục trưởng xem xét, quyết định phù hợp với số lượng mã hàng và số lượng nguyên phụ liệu cấu thành sản phẩm trong bảng định mức đã thông báo của thương nhân.

b2) Đối với trường hợp kiểm tra hồ sơ kết hợp với kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân: chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm tra phải thực hiện xong việc kiểm tra định mức. Trường hợp sản phẩm sản xuất có tính đặc thù cần phối hợp với các tổ chức giám định chuyên ngành thì thời gian kiểm tra không quá 02 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được kết quả của tổ chức giám định chuyên ngành;

c) Niêm phong mẫu sản phẩm đã thực hiện kiểm tra định mức (trong trường hợp còn mẫu sản phẩm) và giao thương nhân tự bảo quản, ghi rõ số niêm phong trên Biên bản kiểm tra định mức;

d) Lập Biên bản xác nhận kết quả kiểm tra khi kết thúc kiểm tra. Nội dung Biên bản phản ánh đầy đủ, trung thực với thực tế kiểm tra, có chữ ký của công chức hải quan thực hiện kiểm tra và người đại diện theo pháp luật của thương nhân được kiểm tra. Mẫu Biên bản kiểm tra định mức do Tổng cục Hải quan hướng dẫn.

đ) Trên cơ sở Biên bản kiểm tra định mức, lập Kết luận kiểm tra định mức (02 bản). Kết luận kiểm tra định mức do lãnh đạo Chi cục ký và gửi 01 bản cho thương nhân để thực hiện. Mẫu Kết luận kiểm tra định mức do Tổng cục Hải quan hướng dẫn.

e) Biện pháp xử lý trong trường hợp kết luận định mức thương nhân thông báo, điều chỉnh không đúng so với thực tế:

e1) Lập Biên bản vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định;

e2) Trường hợp hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công chưa thanh khoản: định mức kiểm tra là định mức để làm cơ sở thanh khoản.

e3) Trường hợp hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công đã thanh khoản: định mức kiểm tra là định mức để làm cơ sở ấn định thuế, truy thu thuế.

Xem nội dung VB
Điều 12. Thủ tục điều chỉnh định mức

1. Các trường hợp điều chỉnh định mức:

a) Do nhầm lẫn trong tính toán (nhầm lẫn về phương pháp tính; đơn vị tính; về dấu chấm, dấu phẩy; nhầm lẫn kết quả tính).

b) Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công trường hợp do thay đổi tính chất nguyên liệu, điều kiện gia công, yêu cầu của từng đơn hàng xuất khẩu dẫn đến thay đổi định mức thực tế (được thỏa thuận trong phụ lục hợp đồng gia công) thì thương nhân nộp bảng điều chỉnh định mức mới của mã hàng kèm văn bản nêu rõ lý do gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công xem xét, quyết định cụ thể cho từng trường hợp.

2. Thời điểm điều chỉnh định mức:

a) Đối với mã hàng xuất khẩu 01 lần hết lượng hàng của mã hàng đó trong hợp đồng/phụ lục hợp đồng: chậm nhất 02 ngày trước khi làm thủ tục đăng ký tờ khai xuất khẩu.

b) Đối với mã hàng xuất khẩu nhiều lần hết lượng hàng của mã hàng đó trong hợp đồng/phụ lục hợp đồng: chậm nhất 02 ngày trước khi làm thủ tục đăng ký tờ khai xuất khẩu lần cuối cùng của mã hàng (trường hợp điều chỉnh định mức do nhầm lẫn trong tính toán) hoặc chậm nhất 02 ngày trước khi làm thủ tục đăng ký tờ khai xuất khẩu sản phẩm có điều chỉnh định mức (trường hợp điều chỉnh với lý do nêu tại điểm b, khoản 1 Điều 12 Thông tư này).

c) Thời điểm thông báo định mức bình quân đã tính lại theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 11 Thông tư này là chậm nhất 15 ngày sau khi xuất khẩu hết lượng hàng của mã hàng có định mức bình quân.

3. Điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm:

a) Các trường hợp điều chỉnh định mức: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Điều kiện điều chỉnh định mức:

b1) Thương nhân còn lưu định mức thực tế sử dụng kèm thông số kỹ thuật, sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm hoặc quy trình sản xuất (nếu có), sơ đồ giác mẫu hoặc mẫu rập (đối với lĩnh vực dệt may và da giày);

b2) Thương nhân có đủ cơ sở để chứng minh (còn phế liệu, phế phẩm hoặc hóa đơn, chứng từ, tài liệu kỹ thuật) và cơ quan hải quan có đủ cơ sở, điều kiện kiểm tra, xác định tính trung thực, chính xác và hợp pháp của việc đề nghị điều chỉnh định mức;

c) Thời điểm điều chỉnh định mức: trước khi thương nhân nộp hồ sơ thanh khoản hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công.

d) Trách nhiệm của thương nhân:

d1) Có văn bản đề nghị được điều chỉnh định mức gửi cơ quan hải quan, trong đó giải trình rõ lý do được điều chỉnh.

d2) Xuất trình đầy đủ cơ sở để chứng minh nêu tại điểm b2, khoản 3 Điều này để cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu.

d3) Định mức điều chỉnh thực hiện theo kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan.

đ) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

đ1) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều chỉnh định mức;

đ2) Kiểm tra điều kiện điều chỉnh định mức;

đ3) Chấp nhận định mức điều chỉnh của thương nhân trong trường hợp đáp ứng đầy đủ điều kiện điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm.

đ4) Kiểm tra định mức: kiểm tra toàn bộ các trường hợp khai tăng định mức so với định mức đã thông báo với cơ quan hải quan; kiểm tra khi có nghi vấn đối với trường hợp khai giảm định mức so với định mức đã thông báo với cơ quan hải quan. Trường hợp cơ quan hải quan không xác định được định mức thì đề nghị trưng cầu giám định tại tổ chức giám định chuyên ngành.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 12 Công văn 4613/TCHQ-VNACCS năm 2014

Trên cơ sở những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Thông tư 22/2014/TT-BTC có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/4/2014 và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
12. Khi xuất khẩu sản phẩm gia công, trường hợp sản phẩm gia công có sử dụng nguyên vật liệu tự cung ứng mua tại Việt Nam thì thực hiện như sau:
a) Người khai hải quan:
- Thực hiện khai báo thông tin về nguyên vật liệu tự cung ứng và tính thuế xuất khẩu đối với nguyên liệu tự cung ứng có thuế xuất khẩu trên mẫu Phụ lục Tờ khai hàng hóa xuất khẩu ban hành theo Thông tư 15/2012/TT-BTC ngày 8/2/2014.
- Gửi Phụ lục Tờ khai hàng hóa xuất khẩu bằng tệp tin đính kèm đến Hệ thống VNACCS thông qua nghiệp vụ HYS, đồng thời nộp bản giấy Phụ lục Tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai.
b) Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai căn cứ vào thông tin tính thuế trên Phụ lục Tờ khai hàng hóa xuất khẩu để cập nhật thông tin vào Hệ thống Kế toán thuế tập trung.

Xem nội dung VB
Điều 27. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm (nằm ngoài định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt), phế thải; máy móc, thiết bị thuê, mượn

1. Các hình thức xử lý:

Tùy theo sự thỏa thuận trong hợp đồng gia công và quy định của pháp luật Việt Nam, nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, phế thải, máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công được xử lý như sau:

a) Bán tại thị trường Việt Nam (thực hiện theo phương thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ);

b) Xuất khẩu trả ra nước ngoài;

c) Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam;

d) Biếu, tặng tại Việt Nam;

e) Tiêu hủy tại Việt Nam.

2. Thủ tục hải quan:

a) Thủ tục hải quan bán nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn tại thị trường Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.

b) Thủ tục hải quan xuất khẩu trả ra nước ngoài theo chỉ định của bên đặt gia công thực hiện như đối với lô hàng xuất khẩu thương mại. Khi làm thủ tục hải quan, công chức hải quan kiểm tra thực tế lô hàng, đối chiếu chủng loại, ký, mã hiệu của máy móc, thiết bị ghi trên tờ khai tạm nhập với máy móc, thiết bị xuất trả.

c) Thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn sang hợp đồng gia công khác theo chỉ định của bên đặt gia công thực hiện như thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công để làm nguyên liệu sản xuất quy định tại Điều 20 Thông tư này, trừ việc yêu cầu thương nhân xuất trình hóa đơn xuất khẩu hoặc hóa đơn GTGT; ngoài ra, thực hiện thêm các công việc sau:

c1) Thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn sang hợp đồng gia công khác chỉ được thực hiện sau khi lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công xác nhận vào công văn đề nghị của thương nhân theo quy định tại tiết a1, điểm a, khoản 1 Điều 25 Thông tư này.

c2) Các trường hợp không được chuyển nguyên liệu, vật tư sang hợp đồng gia công khác:

c2.1) Thương nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư nhưng không thực hiện hợp đồng gia công mà đề nghị chuyển toàn bộ nguyên liệu, vật tư này cho thương nhân khác;

c2.2) Thương nhân nhận nguyên liệu, vật tư từ hợp đồng gia công trước nhưng không đưa vào gia công mà tiếp tục đề nghị chuyển sang hợp đồng gia công khác; trường hợp nguyên liệu, vật tư nhận từ hợp đồng gia công trước đã đưa vào sản xuất gia công nhưng không sử dụng hết cho hợp đồng gia công này thì được tiếp tục chuyển sang và sử dụng tại hợp đồng gia công sau của cùng hoặc khác đối tác đặt gia công, không được tiếp tục chuyển sang hợp đồng gia công tiếp theo.

d) Thủ tục hải quan biếu, tặng máy móc, thiết bị thuê, mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm:

Hồ sơ hải quan gồm:

d1) Tờ khai hải quan (sử dụng tờ khai hàng hóa phi mậu dịch): trên tờ khai ghi rõ “hàng thuộc hợp đồng gia công số...ngày....tháng....năm... Thương nhân nhận gia công...”: nộp 02 bản chính.

d2) Văn bản biếu, tặng của bên đặt gia công: nộp 01 bản chính;

d3) Văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương nếu hàng biếu, tặng thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Công Thương hoặc văn bản cho phép của cơ quan chuyên ngành nếu hàng nhập khẩu có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành: nộp 01 bản chính.

Thủ tục hải quan và chính sách thuế thực hiện theo quy định đối với hàng biếu, tặng. Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, cơ quan hải quan sao 02 bản tờ khai, 01 bản lưu cùng hợp đồng gia công, 01 bản giao cho thương nhân nhận gia công (trong trường hợp người được biếu tặng không là thương nhân nhận gia công).

đ) Thủ tục hải quan giám sát việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm, phế thải tại Việt Nam:

đ1) Việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm, phế thải được tiến hành trong quá trình thực hiện hoặc sau khi kết thúc hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công.

đ2) Thủ tục hải quan giám sát việc tiêu hủy:

đ2.1) Thương nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công thông báo thời gian, địa điểm tiêu hủy trong đó nêu rõ phương pháp, biện pháp tiêu hủy kèm theo văn bản thỏa thuận của bên đặt gia công và văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về quản lý môi trường trong trường hợp thương nhân trực tiếp tiêu hủy.

Trường hợp thương nhân thuê thương nhân khác có chức năng xử lý phế liệu, phế phẩm, phế thải thì phải có hợp đồng tiêu hủy (01 bản chính) và văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền đối với thương nhân này (01 bản chụp).

đ2.2) Thương nhân chủ động tổ chức việc tiêu hủy và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tác động của toàn bộ quá trình tiêu hủy đối với môi trường.

đ2.3) Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công cử 02 công chức Hải quan giám sát quá trình tiêu hủy.

đ2.4) Khi kết thúc tiêu hủy, các bên tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy theo đúng quy định. Biên bản này phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thương nhân, dấu của thương nhân có hàng tiêu hủy, họ tên, chữ ký của công chức hải quan giám sát việc tiêu hủy và người được người đại diện theo pháp luật giao tham gia vào quá trình tiêu hủy.

đ3) Trường hợp tiêu hủy phế liệu, phế phẩm, phế thải không thực hiện tại thương nhân phát sinh phế liệu, phế phẩm, phế thải mà phải vận chuyển đến một địa điểm khác để tiêu hủy thì thực hiện như sau:

đ3.1) Việc vận chuyển phế liệu, phế phẩm, phế thải đến địa điểm tiêu hủy phải thực hiện đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

đ3.2) Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công thực hiện niêm phong hải quan đối với phương tiện chứa phế liệu, phế phẩm, phế phẩm vận chuyển đến địa điểm tiêu hủy. Trường hợp địa điểm tiêu hủy thuộc cùng một địa bàn tỉnh/thành phố thì Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công chịu trách nhiệm giám sát tiêu hủy.

Trường hợp địa điểm tiêu hủy thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác thì Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công có văn bản đề nghị đơn vị hải quan nơi có địa điểm tiêu hủy giám sát việc tiêu hủy theo quy định tại tiết đ2, điểm đ, khoản 2 Điều này. Kết thúc việc tiêu hủy, Chi cục Hải quan giám sát tiêu hủy gửi Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công 01 Biên bản tiêu hủy (có chữ ký đầy đủ của các bên liên quan).

Thủ tục giám sát, bàn giao nhiệm vụ giám sát thực hiện theo quy định đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu hướng dẫn tại quy trình nghiệp vụ thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu.

3. Đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa do thương nhân tự cung ứng bằng hình thức nhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình gia công:

a) Trường hợp bên đặt gia công đã thanh toán tiền mua nguyên liệu, vật tư: thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

b) Trường hợp bên đặt gia công chưa thanh toán tiền mua nguyên liệu, vật tư: được chuyển cung ứng cho hợp đồng gia công tiếp theo trong trường hợp đáp ứng điều kiện cung ứng quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.

4. Đối với hợp đồng gia công có cùng đối tác đặt gia công và cùng đối tác nhận gia công, thương nhân được bù trừ nguyên liệu cùng chủng loại, cùng quy cách, phẩm chất, cùng đơn giá.

Xem nội dung VB
Điều 25. Thanh khoản hợp đồng gia công

1. Thời hạn nộp, gia hạn nộp hồ sơ thanh khoản:

a) Thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản:

a1) Chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực, thương nhân có văn bản đề nghị Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩm, phế thải (theo mẫu ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư này) và được Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công xem xét, chấp thuận theo đề nghị của thương nhân.

a2) Chậm nhất 30 ngày làm việc kể từ ngày Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công chấp thuận phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm, phế thải trên văn bản đề nghị của thương nhân, thương nhân phải thực hiện xong thủ tục hải quan để giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm, phế thải (nếu có) và nộp đầy đủ hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công cho cơ quan hải quan.

a3) Đối với hợp đồng gia công tách ra thành nhiều phụ lục để thực hiện thì thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản đối với từng phụ lục hợp đồng gia công thực hiện như thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công.

Xem nội dung VB
Điều 22. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài

...

9. Thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công

...

b) Trách nhiệm cơ quan Hải quan:

b1) Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu thông tin liên quan đến yêu cầu thanh khoản trên Hệ thống. Căn cứ quá trình tuân thủ pháp luật hải quan của người khai hải quan, cơ quan Hải quan quyết định mức độ kiểm tra hồ sơ thanh khoản như sau:

...

b1.3) Kiểm tra xác suất 5% hợp đồng gia công người khai hải quan tuân thủ pháp luật về hải quan để đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan:

Sau khi kiểm tra, đối chiếu thông tin yêu cầu thanh khoản trên Hệ thống, yêu cầu người khai hải quan nộp hồ sơ thanh khoản theo quy định để kiểm tra chi tiết hồ sơ và phản hồi thông tin, nêu rõ lý do cho người khai hải quan theo mẫu Thông báo gia công.

Cách tính 5% lấy theo tổng số hợp đồng gia công đã thanh khoản của người khai hải quan chấp hành tốt pháp luật hải quan của năm trước liền kề, nếu kết quả nhỏ hơn 01 hợp đồng thì lấy 01 hợp đồng.

Xem nội dung VB
Điều 23. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu

1. Quy định chung

a) Chính sách, chế độ quản lý, các mẫu chứng từ điện tử in, hồ sơ giấy phải xuất trình, nộp khi có yêu cầu của cơ quan Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được thực hiện thống nhất theo quy định tại Thông tư số 128/2013/TT-BTC và quy định tại Thông tư này;

b) Thủ tục hải quan điện tử đối với nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được thực hiện theo Thông tư này.

2. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư:

a) Thông báo Danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu:

a1) Trách nhiệm của người khai Hải quan:

a1.1) Trước hoặc cùng thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, người khai hải quan tạo thông tin Bảng đăng ký danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo đúng các tiêu chí, định dạng chuẩn theo quy định và gửi đến cơ quan Hải quan qua Hệ thống;

a1.2) Tiếp nhận thông tin phản hồi và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan Hải quan.

a2) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan: tiếp nhận, kiểm tra Bảng đăng ký danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và phản hồi thông tin cho người khai hải quan;

a3) Việc khai thông tin sửa đổi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu được thực hiện trước khi khai tờ khai nhập khẩu đầu tiên đối với nguyên liệu, vật tư đó. Thủ tục khai sửa đổi thực hiện như thủ tục đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.

b) Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư:

Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã đăng ký được thực hiện như thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa theo hợp đồng mua bán, quy định tại Chương II Thông tư này tại cơ quan Hải quan nơi đăng ký danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.

Ngoài ra, người khai hải quan phải khai báo đầy đủ, chính xác chỉ tiêu thông tin về mã nguyên vật liệu (theo hướng dẫn tại Phụ lục Thông tư về tờ khai và cách khai) trên tờ khai hải quan điện tử.

3. Thủ tục thông báo, điều chỉnh, kiểm tra định mức nguyên liệu, vật tư và đăng ký sản phẩm xuất khẩu

a) Thủ tục thông báo, điều chỉnh, kiểm tra định mức nguyên liệu, vật tư thực hiện tương tự như hướng dẫn đối với hàng gia công xuất khẩu được quy định tại Thông tư này;

b) Thông tin về sản phẩm xuất khẩu trong Bảng thông báo định mức khi người khai hải quan thông báo định mức được tự động cập nhật vào Hệ thống, người khai hải quan không phải đăng ký sản phẩm xuất khẩu;

c) Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng tiêu thụ trong nước, sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa số nguyên liệu, vật tư này vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu, trước khi xuất khẩu sản phẩm thì người khai hải quan phải đăng ký danh mục nguyên liệu, vật tư và thông báo, điều chỉnh định mức theo quy định.

4. Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm

Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm thực hiện như thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa theo hợp đồng mua bán quy định tại Chương II Thông tư này.

Ngoài ra, khi làm thủ tục hải quan, thương nhân phải khai báo đầy đủ, chính xác chỉ tiêu thông tin về mã sản phẩm xuất khẩu trên tờ khai hải quan điện tử.

5. Quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu

a) Hồ sơ Quyết toán điện tử:

a1) Thông tin chung hồ sơ Quyết toán;

a2) Danh sách các tờ khai nhập khẩu (bao gồm cả các tờ khai nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa có liên quan);

a3) Danh sách các tờ khai xuất khẩu (bao gồm cả các tờ khai xuất theo loại hình gia công, tờ khai theo loại hình tái xuất và các tờ khai xuất khẩu đăng ký ở địa điểm làm thủ tục khác);

a4) Các thông tin giải trình chi tiết lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu thuộc các tờ khai nhập khẩu đưa vào quyết toán sử dụng vào các mục đích dưới đây (nếu có):

a4.1) Bảng kê nguyên liệu, vật tư nhập khẩu chưa đưa vào quyết toán (trong trường hợp doanh nghiệp chỉ sử dụng một phần nguyên liệu, vật tư của tờ khai đưa vào quyết toán);

a4.2) Bảng kê nguyên liệu, vật tư xuất khẩu qua sản phẩm theo hợp đồng gia công;

a4.3) Bảng kê nguyên liệu, vật tư tái xuất;

a4.4) Bảng kê nguyên liệu, vật tư không xuất khẩu xin nộp thuế vào ngân sách (bao gồm nguyên liệu, vật tư đề nghị chuyển tiêu thụ nội địa, tiêu hủy, biếu tặng);

a5) Báo cáo tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư.

b) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ quyết toán điện tử

b1) Trách nhiệm của người khai hải quan:

b1.1) Khai đầy đủ các nội dung theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn tại hồ sơ quyết toán điện tử và gửi đến cơ quan Hải quan qua Hệ thống và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số liệu quyết toán;

b1.2) Nhận phản hồi thông tin tiếp nhận hồ sơ Quyết toán hoặc nội dung hướng dẫn của cơ quan Hải quan và thực hiện sửa đổi, bổ sung thông tin theo hướng dẫn của cơ quan Hải quan.

b2) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan:

b2.1) Tiếp nhận hồ sơ quyết toán điện tử;

b2.2) Tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu quyết toán và phản hồi thông tin kết quả quyết toán cho người khai hải quan.

Trường hợp kết quả quyết toán không được chấp nhận thì công chức hải quan phản hồi thông tin từ chối, nêu rõ lý do hoặc đề xuất tiến hành kiểm tra sau thông quan khi cần thiết.

Trường hợp kết quả thanh khoản được chấp nhận thì người khai hải quan và Chi cục Hải quan làm tiếp thủ tục hoàn thuế, không thu thuế theo hướng dẫn tại điểm c khoản 5 Điều này.

c) Hồ sơ, thủ tục xét hoàn thuế, không thu thuế thực hiện theo Điều 117, Điều 127 Thông tư 128/2013/TT-BTC.

Đối với tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu sản phẩm thì sử dụng tờ khai điện tử đã được thông quan trên Hệ thống.

Riêng các chứng từ: Bảng kê các tờ khai xuất khẩu sản phẩm đưa vào thanh khoản, Bảng báo cáo tổng hợp nhập-xuất-tồn nguyên liệu vật tư, Báo cáo tổng hợp tính thuế trên nguyên liệu vật tư nhập khẩu, Bảng kê nguyên liệu vật tư nhập khẩu theo hợp đồng mua bán thực hiện theo các Mẫu số 03/BCQT-SXXK/2014, Mẫu số 04/BCQT-SXXK/2014, Mẫu số 05/BCQT-SXXK/2014, Mẫu số 06/BCQT-SXXK/2014.

d) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Thông tư 128/2013/TT-BTC. Riêng thủ tục khai hải quan điện tử đối với tờ khai chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện theo hướng dẫn tại Chương II Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 23. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu

...

2. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư:

a) Thông báo Danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu:

a1) Trách nhiệm của người khai Hải quan:

a1.1) Trước hoặc cùng thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, người khai hải quan tạo thông tin Bảng đăng ký danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo đúng các tiêu chí, định dạng chuẩn theo quy định và gửi đến cơ quan Hải quan qua Hệ thống;

a1.2) Tiếp nhận thông tin phản hồi và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan Hải quan.

a2) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan: tiếp nhận, kiểm tra Bảng đăng ký danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và phản hồi thông tin cho người khai hải quan;

a3) Việc khai thông tin sửa đổi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu được thực hiện trước khi khai tờ khai nhập khẩu đầu tiên đối với nguyên liệu, vật tư đó. Thủ tục khai sửa đổi thực hiện như thủ tục đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.

b) Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư:

Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã đăng ký được thực hiện như thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa theo hợp đồng mua bán, quy định tại Chương II Thông tư này tại cơ quan Hải quan nơi đăng ký danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.

Ngoài ra, người khai hải quan phải khai báo đầy đủ, chính xác chỉ tiêu thông tin về mã nguyên vật liệu (theo hướng dẫn tại Phụ lục Thông tư về tờ khai và cách khai) trên tờ khai hải quan điện tử.

Xem nội dung VB
Điều 23. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu
...

2. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư:

...

b) Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư:

Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã đăng ký được thực hiện như thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa theo hợp đồng mua bán, quy định tại Chương II Thông tư này tại cơ quan Hải quan nơi đăng ký danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.

Ngoài ra, người khai hải quan phải khai báo đầy đủ, chính xác chỉ tiêu thông tin về mã nguyên vật liệu (theo hướng dẫn tại Phụ lục Thông tư về tờ khai và cách khai) trên tờ khai hải quan điện tử.

Xem nội dung VB
Điều 22. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài
...

5. Thủ tục thông báo, điều chỉnh định mức

a) Thủ tục thông báo định mức:

a1) Trách nhiệm của người khai hải quan:

a1.1) Xây dựng định mức thực tế sử dụng nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm xuất khẩu;

a1.2) Tạo thông tin về định mức nguyên liệu theo đúng các tiêu chí và định dạng chuẩn quy định tại mẫu Định mức nguyên liệu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu và gửi đến cơ quan Hải quan qua Hệ thống; Thông tin thông báo định mức phải thể hiện đầy đủ thông số kỹ thuật của sản phẩm liên quan đến việc xác định định mức;

a1.3) Tiếp nhận thông tin phản hồi từ Hệ thống và thực hiện chỉnh sửa định mức để khai lại trong trường hợp Hệ thống phản hồi thông tin từ chối tiếp nhận.

Đối với định mức được Hệ thống tự động chấp nhận đăng ký trên cơ sở thông tin khai hải quan điện tử thì người khai hải quan căn cứ định mức đã được chấp nhận đăng ký để thực hiện thủ tục xuất khẩu, người khai hải quan chỉ nộp Bảng định mức in và để công chức hải quan xác nhận khi người khai hải quan có yêu cầu.

Trường hợp cơ quan Hải quan yêu cầu, người khai hải quan xuất trình, nộp hồ sơ để kiểm tra, bao gồm: 02 bản chính Bảng định mức gia công in theo mẫu Bảng đăng ký định mức; 01 bản chụp Bản giải trình cụ thể, chi tiết về cơ sở phương pháp xây dựng định mức của mã hàng đã thông báo với cơ quan Hải quan và kèm mẫu sản phẩm (nếu có), tài liệu thiết kế kỹ thuật của sản phẩm (ví dụ như sơ đồ cắt đối với hàng may mặc).

Trường hợp cơ quan Hải quan kiểm tra thực tế định mức thì ngoài những hồ sơ phải xuất trình, nộp như đã nêu, người khai hải quan còn phải xuất trình sổ sách, chứng từ kế toán khi cơ quan Hải quan có yêu cầu đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan Hải quan kiểm tra định mức được nhanh chóng, chính xác và thực hiện quyết định của cơ quan hải quan liên quan đến việc kiểm tra định mức.

a2) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan:

a2.1) Hệ thống tự động tiếp nhận định mức và phản hồi thông tin cho người khai hải quan;

a2.2) Thực hiện kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế định mức. Định kỳ hoặc khi có nghi ngờ định mức khai báo không đúng với thực tế, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế định mức;

a2.3) Lãnh đạo Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công quyết định việc kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế định mức. Trường hợp có kiểm tra định mức (gồm kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế định mức), công chức hải quan kiểm tra định mức cập nhật kết quả kiểm tra trên Hệ thống và xác nhận trên Bảng định mức in do người khai hải quan nộp. Thời hạn kiểm tra định mức thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 16 Điều 9 Thông tư số 13/2014/TT-BTC.

b) Thủ tục điều chỉnh định mức:

b1) Trách nhiệm của người khai hải quan:

b1.1) Tạo thông tin điều chỉnh định mức theo đúng các tiêu chí và định dạng chuẩn và gửi đến cơ quan Hải quan qua Hệ thống;

b1.2) Tiếp nhận thông tin phản hồi và xuất trình, nộp hồ sơ để kiểm tra gồm: 02 bản chính Bảng điều chỉnh định mức gia công in theo mẫu Bảng đăng ký định mức; 01 bản chụp Chứng từ chứng minh (còn phế liệu, phế phẩm hoặc hóa đơn, chứng từ, tài liệu kỹ thuật).

b2) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan:

b2.1) Cơ quan Hải quan tiếp nhận định mức điều chỉnh và phản hồi thông tin cho người khai hải quan thông qua Hệ thống;

b2.2) Kiểm tra điều kiện được phép điều chỉnh định mức, định mức điều chỉnh và cập nhật kết quả kiểm tra trên Hệ thống và xác nhận trên Bảng định mức điều chỉnh in do người khai hải quan nộp.

Xem nội dung VB
Điều 27. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

1. Căn cứ để xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

a) Đối với sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;

b) Đối với hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương;

c) Đối với các loại hàng hóa khác: thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP.

2. Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận tiện nhất do doanh nghiệp lựa chọn và theo quy định của từng loại hình.

3. Hồ sơ hải quan gồm:

a) Hợp đồng mua bán hàng hóa có chỉ định giao hàng tại Việt Nam (đối với người xuất khẩu), hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng gia công có chỉ định nhận hàng tại Việt Nam (đối với người nhập khẩu), hợp đồng thuê, mượn: 01 bản chụp;

b) Hóa đơn xuất khẩu do doanh nghiệp xuất khẩu lập (liên giao khách hàng): 01 bản chụp;

c) Các giấy tờ khác theo quy định đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu (trừ vận tải đơn - B/L).

4. Thời hạn làm thủ tục hải quan

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ đã làm xong thủ tục hải quan và giao hàng hóa, doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan. Nếu quá thời hạn trên doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ chưa làm thủ tục hải quan thì cơ quan Hải quan lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính về hải quan, làm tiếp thủ tục hải quan.

5. Thủ tục hải quan

a) Trách nhiệm của doanh nghiệp xuất khẩu:

a1) Giao hàng hóa và các giấy tờ khác theo quy định đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu (trừ vận tải đơn - B/L) cho doanh nghiệp nhập khẩu;

a2) Khai báo thông tin tờ khai xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp;

a3 ) Xuất trình, nộp hồ sơ hải quan khi Hệ thống yêu cầu;

a4 ) Làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định.

b) Trách nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu:

b1) Khai báo thông tin tờ khai nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó dẫn chiếu tờ khai xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô Phần ghi chú trên Tờ khai hải quan nhập khẩu;

b2 ) Xuất trình, nộp hồ sơ hải quan khi Hệ thống yêu cầu;

b3) Làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.

c) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan làm thủ tục xuất khẩu: tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra hàng hóa theo kết quả phân luồng của Hệ thống;

d) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan làm thủ tục nhập khẩu:

d1) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra hàng hóa theo kết quả phân luồng của Hệ thống;

d2) Thông báo bằng văn bản về việc hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ (theo mẫu số 29/TBXNKTC/2013 Phụ lục III Thông tư 128/2013/TT-BTC) cho cơ quan Thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp nhập tại chỗ để theo dõi và gửi cho doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ 01 bản.

6. Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ và doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ đều làm thủ tục tại một Chi cục Hải quan, thì Chi cục Hải quan này thực hiện thủ tục hải quan cho cả phần hải quan làm thủ tục xuất khẩu và hải quan làm thủ tục nhập khẩu.

Xem nội dung VB
Điều 23. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu
...

5. Quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu

a) Hồ sơ Quyết toán điện tử:

a1) Thông tin chung hồ sơ Quyết toán;

a2) Danh sách các tờ khai nhập khẩu (bao gồm cả các tờ khai nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa có liên quan);

a3) Danh sách các tờ khai xuất khẩu (bao gồm cả các tờ khai xuất theo loại hình gia công, tờ khai theo loại hình tái xuất và các tờ khai xuất khẩu đăng ký ở địa điểm làm thủ tục khác);

a4) Các thông tin giải trình chi tiết lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu thuộc các tờ khai nhập khẩu đưa vào quyết toán sử dụng vào các mục đích dưới đây (nếu có):

a4.1) Bảng kê nguyên liệu, vật tư nhập khẩu chưa đưa vào quyết toán (trong trường hợp doanh nghiệp chỉ sử dụng một phần nguyên liệu, vật tư của tờ khai đưa vào quyết toán);

a4.2) Bảng kê nguyên liệu, vật tư xuất khẩu qua sản phẩm theo hợp đồng gia công;

a4.3) Bảng kê nguyên liệu, vật tư tái xuất;

a4.4) Bảng kê nguyên liệu, vật tư không xuất khẩu xin nộp thuế vào ngân sách (bao gồm nguyên liệu, vật tư đề nghị chuyển tiêu thụ nội địa, tiêu hủy, biếu tặng);

a5) Báo cáo tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư.

b) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ quyết toán điện tử

b1) Trách nhiệm của người khai hải quan:

b1.1) Khai đầy đủ các nội dung theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn tại hồ sơ quyết toán điện tử và gửi đến cơ quan Hải quan qua Hệ thống và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số liệu quyết toán;

b1.2) Nhận phản hồi thông tin tiếp nhận hồ sơ Quyết toán hoặc nội dung hướng dẫn của cơ quan Hải quan và thực hiện sửa đổi, bổ sung thông tin theo hướng dẫn của cơ quan Hải quan.

b2) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan:

b2.1) Tiếp nhận hồ sơ quyết toán điện tử;

b2.2) Tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu quyết toán và phản hồi thông tin kết quả quyết toán cho người khai hải quan.

Trường hợp kết quả quyết toán không được chấp nhận thì công chức hải quan phản hồi thông tin từ chối, nêu rõ lý do hoặc đề xuất tiến hành kiểm tra sau thông quan khi cần thiết.

Trường hợp kết quả thanh khoản được chấp nhận thì người khai hải quan và Chi cục Hải quan làm tiếp thủ tục hoàn thuế, không thu thuế theo hướng dẫn tại điểm c khoản 5 Điều này.

c) Hồ sơ, thủ tục xét hoàn thuế, không thu thuế thực hiện theo Điều 117, Điều 127 Thông tư 128/2013/TT-BTC.

Đối với tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu sản phẩm thì sử dụng tờ khai điện tử đã được thông quan trên Hệ thống.

Riêng các chứng từ: Bảng kê các tờ khai xuất khẩu sản phẩm đưa vào thanh khoản, Bảng báo cáo tổng hợp nhập-xuất-tồn nguyên liệu vật tư, Báo cáo tổng hợp tính thuế trên nguyên liệu vật tư nhập khẩu, Bảng kê nguyên liệu vật tư nhập khẩu theo hợp đồng mua bán thực hiện theo các Mẫu số 03/BCQT-SXXK/2014, Mẫu số 04/BCQT-SXXK/2014, Mẫu số 05/BCQT-SXXK/2014, Mẫu số 06/BCQT-SXXK/2014.

d) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Thông tư 128/2013/TT-BTC. Riêng thủ tục khai hải quan điện tử đối với tờ khai chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện theo hướng dẫn tại Chương II Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 32. Cơ sở xác định hàng đã xuất khẩu

1. Đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường thủy nội địa là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được quyết định thông quan và được Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên Hệ thống, vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển xác định hàng hóa đã xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh.

2. Đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng chuyển tải, khu chuyển tải, hàng hóa cung ứng cho tàu biển, tàu bay xuất cảnh; hàng hóa xuất khẩu được vận chuyển cùng với hành khách xuất cảnh qua cửa khẩu hàng không (không có vận đơn); hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho ngoại quan; hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan là tờ khai hàng hóa xuất khẩu trên Hệ thống đã được quyết định thông quan và được Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên Hệ thống.

3. Đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào CFS là tờ khai hàng hóa xuất khẩu trên Hệ thống đã được quyết định thông quan và được Chi cục Hải quan quản lý CFS xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên Hệ thống; Bảng kê hàng hóa chuyển cửa khẩu từ CFS ra cửa khẩu xuất có xác nhận của Hải quan cửa khẩu xuất; vận đơn hoặc chứng từ tương đương vận đơn.

4. Đối với hàng hóa của DNCX bán cho doanh nghiệp nội địa và hàng hóa của doanh nghiệp nội địa bán cho DNCX; hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là tờ khai hàng hóa xuất khẩu và tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã được quyết định thông quan trên Hệ thống.

Chi cục trưởng Chi cục Hải quan chịu trách nhiệm phân công công chức hải quan giám sát tại khu vực cửa khẩu, kho ngoại quan, CFS thực hiện việc xác nhận. Trường hợp việc xác nhận thực hiện trên tờ khai hải quan, Bảng kê danh mục hàng hóa chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan hoặc CFS ra cửa khẩu xuất, công chức hải quan phải ký tên, đóng dấu công chức sau khi xác nhận.

Xem nội dung VB
Điều 23. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu
...

5. Quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu

a) Hồ sơ Quyết toán điện tử:

a1) Thông tin chung hồ sơ Quyết toán;

a2) Danh sách các tờ khai nhập khẩu (bao gồm cả các tờ khai nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa có liên quan);

a3) Danh sách các tờ khai xuất khẩu (bao gồm cả các tờ khai xuất theo loại hình gia công, tờ khai theo loại hình tái xuất và các tờ khai xuất khẩu đăng ký ở địa điểm làm thủ tục khác);

a4) Các thông tin giải trình chi tiết lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu thuộc các tờ khai nhập khẩu đưa vào quyết toán sử dụng vào các mục đích dưới đây (nếu có):

a4.1) Bảng kê nguyên liệu, vật tư nhập khẩu chưa đưa vào quyết toán (trong trường hợp doanh nghiệp chỉ sử dụng một phần nguyên liệu, vật tư của tờ khai đưa vào quyết toán);

a4.2) Bảng kê nguyên liệu, vật tư xuất khẩu qua sản phẩm theo hợp đồng gia công;

a4.3) Bảng kê nguyên liệu, vật tư tái xuất;

a4.4) Bảng kê nguyên liệu, vật tư không xuất khẩu xin nộp thuế vào ngân sách (bao gồm nguyên liệu, vật tư đề nghị chuyển tiêu thụ nội địa, tiêu hủy, biếu tặng);

a5) Báo cáo tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư.

b) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ quyết toán điện tử

b1) Trách nhiệm của người khai hải quan:

b1.1) Khai đầy đủ các nội dung theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn tại hồ sơ quyết toán điện tử và gửi đến cơ quan Hải quan qua Hệ thống và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số liệu quyết toán;

b1.2) Nhận phản hồi thông tin tiếp nhận hồ sơ Quyết toán hoặc nội dung hướng dẫn của cơ quan Hải quan và thực hiện sửa đổi, bổ sung thông tin theo hướng dẫn của cơ quan Hải quan.

b2) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan:

b2.1) Tiếp nhận hồ sơ quyết toán điện tử;

b2.2) Tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu quyết toán và phản hồi thông tin kết quả quyết toán cho người khai hải quan.

Trường hợp kết quả quyết toán không được chấp nhận thì công chức hải quan phản hồi thông tin từ chối, nêu rõ lý do hoặc đề xuất tiến hành kiểm tra sau thông quan khi cần thiết.

Trường hợp kết quả thanh khoản được chấp nhận thì người khai hải quan và Chi cục Hải quan làm tiếp thủ tục hoàn thuế, không thu thuế theo hướng dẫn tại điểm c khoản 5 Điều này.

c) Hồ sơ, thủ tục xét hoàn thuế, không thu thuế thực hiện theo Điều 117, Điều 127 Thông tư 128/2013/TT-BTC.

Đối với tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu sản phẩm thì sử dụng tờ khai điện tử đã được thông quan trên Hệ thống.

Riêng các chứng từ: Bảng kê các tờ khai xuất khẩu sản phẩm đưa vào thanh khoản, Bảng báo cáo tổng hợp nhập-xuất-tồn nguyên liệu vật tư, Báo cáo tổng hợp tính thuế trên nguyên liệu vật tư nhập khẩu, Bảng kê nguyên liệu vật tư nhập khẩu theo hợp đồng mua bán thực hiện theo các Mẫu số 03/BCQT-SXXK/2014, Mẫu số 04/BCQT-SXXK/2014, Mẫu số 05/BCQT-SXXK/2014, Mẫu số 06/BCQT-SXXK/2014.

d) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Thông tư 128/2013/TT-BTC. Riêng thủ tục khai hải quan điện tử đối với tờ khai chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện theo hướng dẫn tại Chương II Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 117. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan thực tế đã sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc đã xuất khẩu ra nước ngoài, đã nộp thuế nhập khẩu.

1. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá xuất khẩu hoặc tổ chức thuê gia công trong nước (kể cả thuê gia công tại khu phi thuế quan), gia công ở nước ngoài; hoặc trường hợp liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu và nhận sản phẩm về để xuất khẩu.

a) Hồ sơ chung:

a.1) Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, trong đó có giải trình cụ thể số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất hàng hoá xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; chứng từ nộp thuế (số... ngày.... tháng...năm....); số lượng hàng hoá xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn, không thu; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;

a.2) Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính (không áp dụng đối với tờ khai hải quan điện tử);

a.3) Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính, hợp đồng xuất khẩu: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu (áp dụng đối với trường hợp nơi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm khác nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư); các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp;

a.4) Hợp đồng nhập khẩu; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác (sử dụng bản lưu của cơ quan hải quan, người nộp thuế không phải nộp): 01 bản chụp;

a.5) Chứng từ thanh toán nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu (đối với trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày), Chứng từ thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu: nộp 01 bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu; trường hợp lô hàng thanh toán nhiều lần thì nộp thêm 01 bản chính bảng kê chứng từ thanh toán qua ngân hàng;

a.6) Hợp đồng liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu nếu là trường hợp liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu: nộp 01 bản chụp;

a.7) Bảng thông báo định mức: nộp 01 bản chính;

a.8) Bảng kê các tờ khai xuất khẩu sản phẩm (theo mẫu số 56/HSHT-KTT/SXXK Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): nộp 01 bản chính;

a.9) Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (theo mẫu số 57/HSHT-KTT/SXXK Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): nộp 01 bản chính;

a.10) Báo cáo tính thuế trên nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (theo mẫu số 58/HSHT-KTT/SXXK Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): nộp 01 bản chính;

a.11) Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị hoàn thuế.

b) Hồ sơ đối với trường hợp hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, nhưng không trực tiếp sản xuất mà xuất khẩu vào khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra nước ngoài để gia công sau đó nhận sản phẩm về để sản xuất tiếp và/hoặc xuất khẩu thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a khoản này phải có thêm các giấy tờ sau:

b.1) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu nguyên liệu, vật tư cho gia công đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp;

b.2) Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu sản phẩm từ khu phi thuế quan hoặc nước ngoài đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính;

b.3) Hợp đồng gia công với doanh nghiệp trong khu phi thuế quan hoặc với nước ngoài: nộp 01 bản chụp.

2. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa số nguyên liệu, vật tư này vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài trong thời gian tối đa 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nguyên liệu, vật tư nhập khẩu:

Hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế tương tự như hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.

3. Đối với nguyên liệu, vật tư (trừ sản phẩm hoàn chỉnh) nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công không do bên nước ngoài đặt gia công cung cấp mà do doanh nghiệp nhận gia công tự nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công đã ký với bên nước ngoài; hồ sơ gồm:

a) Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công hàng hoá xuất khẩu; trong đó có giải trình cụ thể về mặt hàng, số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; chứng từ nộp thuế (số … ngày … tháng … năm …); số lượng sản phẩm đã xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn, số tiền thuế nhập khẩu đề nghị không thu; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;

b) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu theo loại hình gia công đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp;

c) Hợp đồng gia công ký với khách hàng nước ngoài trong đó quy định rõ danh mục, số lượng nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp nhận gia công cung ứng: nộp 01 bản chụp;

d) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.2, a.4, a.5, a .7, a.8, a.9, a.10, a.11 khoản 1 Điều này.

4. Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm, sau đó sử dụng sản phẩm này để gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng gia công với nước ngoài nộp:

Hồ sơ như trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này, trong đó:

a) Hợp đồng xuất khẩu sản phẩm được thay bằng hợp đồng gia công ký với khách hàng nước ngoài. Hợp đồng mua sản phẩm sử dụng cho hợp đồng gia công và hợp đồng gia công với khách hàng nước ngoài có thể được thể hiện trong cùng một bản hợp đồng: nộp 01 bản chụp;

b) Bảng định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm đưa vào sản xuất sản phẩm gia công và định mức nguyên liệu sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo hợp đồng gia công đã ký kết: nộp 01 bản chính;

c) Bảng kê khai số lượng thực tế sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, được sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công: nộp 01 bản chính.

5. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm; hồ sơ gồm:

a) Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu, trong đó có giải trình cụ thể về số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sử dụng sản xuất ra hàng hoá bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu; số lượng hàng hoá sản xuất đã bán; số lượng sản phẩm đã xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; chứng từ nộp thuế (số... ngày.... tháng...năm....); số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn, không thu; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;

b) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính, hợp đồng xuất khẩu: nộp 01 bản chụp xuất trình bản chính để đối chiếu (áp dụng đối với trường hợp nơi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa khác nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa); các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp;

Trường hợp hàng hóa xuất khẩu quy định tại khoản này được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu, vật tư, làm thủ tục nhập khẩu tại nhiều đơn vị hải quan khác nhau thì hồ sơ đề nghị hoàn thuế, không thu thuế, doanh nghiệp được sử dụng tờ khai xuất khẩu sao y bản chính do doanh nghiệp xuất khẩu cung cấp. Thủ tục sao y tờ khai xuất khẩu để hoàn thuế, không thu thuế thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

c) Hoá đơn bán hàng giữa hai doanh nghiệp: nộp 01 bản chụp; Bảng kê hoá đơn bán hàng: nộp 01 bản chính;

d) Hợp đồng kinh tế mua, bán hàng hoá giữa doanh nghiệp nhập khẩu với doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu; trong đó ghi rõ hàng hoá được sử dụng để sản xuất hoặc gia công hàng hoá xuất khẩu; chứng từ thanh toán tiền mua hàng: nộp 01 bản chụp;

e) Hợp đồng gia công hoặc hợp đồng xuất khẩu giữa doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu với khách hàng nước ngoài: nộp 01 bản chụp;

g) Bảng kê khai của doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm về số lượng và định mức thực tế sản phẩm mua về để trực tiếp sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu;

h) Hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước ngoài của doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ;

i) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.2, a.4, a.5, a.7, a.8, a.9, a.10, a.11 khoản 1 Điều này.

6. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp xuất khẩu và doanh nghiệp mua sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài; hồ sơ gồm:

a) Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu, trong đó có giải trình cụ thể về số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; chứng từ nộp thuế (số … ngày … tháng .. năm); số lượng sản phẩm sản xuất đã bán cho doanh nghiệp xuất khẩu; số lượng sản phẩm đã xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn, không thu; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;

b) Hợp đồng mua bán; hoá đơn bán hàng của doanh nghiệp bán sản phẩm cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm: nộp 01 bản chụp;

c) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.2, a.3, a.4, a.5, a.7, a.8, a.9, a.10, a.11 khoản 1 Điều này.

7. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng hoá cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài để làm nguyên liệu tiếp tục sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu; hồ sơ gồm:

a) Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu, trong giải trình cụ thể về số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sử dụng để sản xuất hàng bán cho khách hàng nước ngoài phù hợp với chủng loại, số lượng mặt hàng xuất khẩu theo tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu tại chỗ, bao gồm các nội dung sau: số tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu; mặt hàng, số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; số lượng sản phẩm sản xuất đã xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; chứng từ nộp thuế (số … ngày … tháng … năm); số tiền thuế nhập khẩu đề nghị hoàn, không thu. Trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;

b) Hoá đơn xuất khẩu (liên giao khách hàng) do doanh nghiệp xuất khẩu lập: nộp 01 bản chụp;

c) Tờ khai xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính;

Tờ khai xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ chỉ có giá trị để xét hoàn thuế, không thu thuế nếu doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai theo loại hình sản xuất xuất khẩu (SXXK) hoặc gia công (GC) để tiếp tục sản xuất, gia công xuất khẩu ra nước ngoài.

d) Hợp đồng mua bán hàng hoá có chỉ định giao hàng tại Việt Nam (đối với người xuất khẩu), hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công có chỉ định nhận hàng tại Việt Nam (đối với người nhập khẩu): nộp 01 bản chụp;

e) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.2, a.4, a.5, a.7, a.8, a.9, a.10, a.11 khoản 1 Điều này.

8. Các trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng hoá xuất khẩu đã xuất khẩu ra nước ngoài nhưng còn để ở kho của doanh nghiệp ở nước ngoài hoặc gửi kho ngoại quan ở nước ngoài, hoặc cảng trung chuyển ở nước ngoài, hồ sơ gồm:

a) Các loại giấy tờ nêu tại khoản 1 Điều này;

b) Tờ khai xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài và tờ khai hải quan hàng nhập khẩu do hải quan nước nhập khẩu cấp thể hiện tên người nhập khẩu là kho của doanh nghiệp ở nước ngoài hoặc gửi kho ngoại quan ở nước ngoài hoặc cảng trung chuyển ở nước ngoài: 01 bản chụp kèm bản chính để đối chiếu;

c) Ngoài các giấy tờ trên, hồ sơ phải có thêm:

c.1) Hợp đồng gửi kho ngoại quan ở nước ngoài đối với trường hợp gửi kho ngoại quan ở nước ngoài: 01 bản chụp kèm bản chính để đối chiếu;

c.2) Phiếu xuất kho hàng hoá hoặc chứng từ thể hiện nội dung vận tải theo phương thức trung chuyển: 01 bản chụp kèm bản chính để đối chiếu;

9. Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu vào khu phi thuế quan (trừ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho ngoại quan nộp hồ sơ như hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này), ngoài giấy tờ như hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này người khai hải quan, người nộp thuế phải nộp thêm các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan có sử dụng sản phẩm làm từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu của doanh nghiệp đề nghị hoàn thuế: 01 bản chụp có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;

b) Bảng tổng hợp số lượng sản phẩm thực tế sử dụng trong khu phi thuế quan và số lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan đã được cơ quan hải quan quản lý xác nhận hoặc kết quả báo cáo nhập - xuất - tồn hướng dẫn tại khoản 10 Điều 48, Điều 49 Thông tư này: 01 bản chụp;

c) Định mức sản xuất sản phẩm xuất khẩu và sử dụng trong khu phi thuế quan của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan có xác nhận của cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp.

Xem nội dung VB
II. Về vướng mắc thực hiện Thông tư 128/2013/TT-BTC

...

6. Về tờ khai hải quan trong hồ sơ đề nghị hoàn thuế hàng SXXK quy định tại khoản 1 Điều 117 (điểm 7 công văn)

Theo quy định tại tiết a.2, điểm a, khoản 1 Điều 117 thì đối với hồ sơ hoàn thuế loại hình SXXK nếu tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất xuất khẩu là tờ khai điện tử thì doanh nghiệp không phải nộp tờ khai này trong hồ sơ đề nghị hoàn thuế (quy định này nhằm giảm hồ sơ cho doanh nghiệp và tránh lãng phí vì cơ quan hải quan đã có dữ liệu về tờ khai trên hệ thống thông quan điện tử). Tuy nhiên, để đảm bảo quản lý công tác hoàn thuế, sau khi ra Quyết định hoàn, không thu thuế, cơ quan hải quan thực hiện ghi và đóng dấu hoàn, không thu thuế trên tờ khai hải quan do cơ quan hải quan in từ hệ thống hải quan điện tử để lưu hồ sơ, theo dõi việc hoàn thuế đối với tờ khai điện tử trên hệ thống KT559.

Xem nội dung VB
Điều 24. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất

1. Nguyên tắc chung

a) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất (DNCX) được áp dụng cho DNCX trong khu chế xuất và DNCX ngoài khu chế xuất;

b) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX:

b1) Đối với hàng hóa gia công, sản xuất hàng xuất khẩu làm thủ tục hải quan theo mục đích sản xuất quy định tại Điều này và quản lý theo phương thức nhập-xuất-tồn như sau:

b1.1) DNCX phải thông báo danh mục nguyên liệu trước khi nhập khẩu nguyên liệu, thông báo danh mục hàng hóa xuất khẩu trước khi xuất khẩu sản phẩm theo quy định tại Khoản 3 Điều này trên Hệ thống;

b1.2) DNCX phải kê khai mã nguyên liệu, mã sản phẩm khi khai báo trên tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, tờ khai xuất khẩu sản phẩm. Mã nguyên liệu, mã sản phẩm phải có trong danh mục đã đăng ký với cơ quan Hải quan và đúng với thực tế quản lý tại DNCX;

b1.3) Trong một kỳ báo cáo, DNCX phải thông báo định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả tỷ lệ hao hụt) với cơ quan Hải quan chậm nhất vào thời điểm nộp báo cáo nhập - xuất - tồn;

b1.4) Trước khi thực hiện báo cáo theo phương thức nhập-xuất-tồn quy định tại Khoản 6 Điều này, DNCX tự kê khai nguyên liệu tồn cuối kỳ của hồ sơ thanh khoản gia công, sản xuất hàng xuất khẩu và nộp Bảng tổng hợp hàng hóa sản xuất nhập-xuất-tồn, theo Mẫu số 07/HSBC-CX/2014 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này cho cơ quan Hải quan nơi quản lý DNCX: nộp 02 bản chính. Cơ quan Hải quan sau khi đóng dấu tiếp nhận, trả lại cho doanh nghiệp 01 bản, lưu 01 bản;

b1.5) DNCX khai thông tin báo cáo nhập – xuất – tồn một quý một lần và chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu quý sau tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX. Đối với doanh nghiệp ưu tiên đã được Tổng cục Hải quan công nhận thì được lựa chọn khai thông tin báo cáo nhập - xuất – tồn theo năm dương lịch, vào cuối quý I của năm sau hoặc theo quý.

b2) Đối với hàng hóa khác, làm thủ tục hải quan theo từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định và quản lý như sau:

b2.1) Đối với hàng đầu tư nhập khẩu để xây dựng, chế tạo và lắp đặt thiết bị tạo tài sản cố định cho nhà máy sản xuất của DNCX: DNCX phải đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu như đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Thông tư này (trừ việc xuất trình, nộp các chứng từ thuộc hồ sơ đăng ký Danh mục miễn thuế); DNCX hoặc nhà thầu (đối với trường hợp nhà thầu thực hiện nhập khẩu) thực hiện báo cáo quyết toán công trình theo quy định tại điểm a Khoản 5 và Khoản 8 Điều này;

b2.2) Đối với hàng đầu tư tạo tài sản cố định, hàng tiêu dùng: DNCX không phải đăng ký danh mục, đặt mã quản lý và không phải thực hiện phương thức báo cáo nhập-xuất-tồn định kỳ. DNCX tự khai, tự chịu trách nhiệm, khai báo nhập khẩu đúng loại hình và sử dụng đúng mục đích khai báo. Riêng đối với DNCX nằm ngoài khu chế xuất thì hàng quý DNCX thực hiện chế độ báo cáo tổng lượng hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu và mua nội địa trong quý theo quy định tại điểm b Khoản 6 Điều này;

b2.3) Đối với hàng hóa khác: DNCX thực hiện quản lý theo quy định của từng mục đích tương ứng.

c) DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan đối với loại hàng hóa là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng (bao gồm cả bảo hộ lao động: quần, áo, mũ, giầy, ủng, găng tay) mua từ nội địa để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp;

d) Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ một DNCX không phải làm thủ tục hải quan;

đ) Hải quan quản lý DNCX chỉ giám sát tại cổng ra vào DNCX khi cần thiết theo quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan.

2. Địa điểm làm thủ tục hải quan

a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX;

b) Đối với hàng hóa gia công giữa DNCX với doanh nghiệp nội địa: doanh nghiệp nội địa thực hiện thông báo hợp đồng gia công và làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX hoặc Chi cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất của doanh nghiệp nội địa;

c) Đối với hàng hóa gia công giữa hai DNCX: Doanh nghiệp nhận gia công thực hiện thông báo hợp đồng gia công và làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX nhận gia công.

3. Thông báo, sửa đổi, bổ sung Bảng danh mục hàng hóa nhập khẩu vào doanh nghiệp chế xuất và Bảng danh mục hàng hóa xuất khẩu ra khỏi doanh nghiệp chế xuất theo mục đích sản xuất

a) Thời điểm thông báo, sửa đổi, bổ sung:

a1) Đối với hàng hóa nhập khẩu: DNCX phải thực hiện thông báo, sửa đổi, bổ sung Bảng danh mục hàng hóa nhập khẩu vào doanh nghiệp chế xuất trước khi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu có trong danh mục;

a2) Đối với hàng hóa xuất khẩu: DNCX phải thực hiện thông báo, sửa đổi, bổ sung Bảng danh mục hàng hóa xuất khẩu ra khỏi doanh nghiệp chế xuất trước khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm có trong danh mục.

b) Thủ tục thông báo, sửa đổi, bổ sung:

b1) DNCX tạo thông tin khai về Bảng danh mục hàng hóa nhập khẩu vào doanh nghiệp chế xuất và Bảng danh mục hàng hóa xuất khẩu ra khỏi doanh nghiệp chế xuất;

b2) Cơ quan Hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra danh mục, phản hồi thông tin của DNCX thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 23 Thông tư này.

4. Thông báo, sửa đổi, bổ sung định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo mục đích sản xuất

a) Thời điểm thông báo, sửa đổi, bổ sung định mức: DNCX phải thông báo, sửa đổi, bổ sung định mức với cơ quan Hải quan chậm nhất vào thời điểm khai báo cáo nhập-xuất-tồn;

b) Thủ tục thông báo, sửa đổi, bổ sung định mức

b1) DNCX tạo thông tin khai Thông tin về định mức thực tế đối với sản phẩm xuất khẩu ra khỏi doanh nghiệp chế xuất, hoặc Thông tin về định mức thực tế đối với nguyên liệu trực tiếp tham gia vào sản phẩm xuất khẩu được tách ra từ nguyên liệu gốc (nguyên liệu thành phần);

b2) Cơ quan Hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra định mức, phản hồi thông tin của DNCX thực hiện như quy định tại Khoản 5 Điều 22 Thông tư này;

b3) Một mã sản phẩm xuất khẩu đã đăng ký định mức với cơ quan Hải quan thì được sử dụng cho nhiều kỳ báo cáo sau.

5. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của DNCX

a) Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài:

a1) Đối với hàng hóa nhập khẩu để xây dựng, chế tạo và lắp đặt thiết bị cho nhà máy sản xuất của DNCX:

a1.1) Trước khi nhập khẩu, DNCX phải đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu như đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Thông tư này (trừ việc xuất trình, nộp các chứng từ thuộc hồ sơ đăng ký Danh mục miễn thuế và việc tuân thủ quy định tại Điều 101 Thông tư 128/2013/TT-BTC);

a1.2) Thủ tục hải quan:

Trường hợp trực tiếp nhập khẩu hàng hóa: DNCX làm thủ tục theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa, trừ việc kê khai tính thuế và khai các thông tin liên quan của danh mục hàng hóa miễn thuế trên Hệ thống.

Trường hợp nhà thầu trực tiếp nhập khẩu hàng hóa cho DNCX: căn cứ danh mục hàng hóa nhập khẩu do DNCX đăng ký, nhà thầu làm thủ tục theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa, trừ việc kê khai tính thuế và khai các thông tin liên quan của danh mục hàng hóa miễn thuế trên Hệ thống.

a2) Đối với hàng hóa nhập khẩu khác: DNCX làm thủ tục theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa, trừ việc kê khai tính thuế.

b) Đối với hàng hóa của DNCX xuất khẩu ra nước ngoài: DNCX làm thủ tục theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa, trừ việc kê khai tính thuế;

c) Hàng hóa của DNCX bán vào nội địa:

c1) Đối với sản phẩm do DNCX sản xuất, bán vào thị trường nội địa: DNCX và doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan như thủ tục đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 27 Thông tư này (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ);

c2) Đối với phế liệu, phế phẩm (bao gồm cả phế liệu còn giá trị sử dụng thu hồi được sau khi tiêu hủy máy móc, thiết bị hoặc phế liệu còn giá trị sử dụng thu hồi được sau khi xử lý chất thải trong DNCX) được phép bán vào thị trường nội địa, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại.

d) Đối với hàng hóa do doanh nghiệp nội địa bán cho DNCX: DNCX và doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan như thủ tục đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 27 Thông tư này (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ);

đ) Hàng hóa gia công:

đ1) Đối với hàng hóa do DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài;

đ2) Đối với hàng hóa do DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài.

e) Đối với hàng hóa mua, bán giữa các DNCX với nhau:

e1) Hàng hóa mua, bán giữa các DNCX không cùng một khu chế xuất thì thực hiện theo hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 27 Thông tư này (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ);

e2) Hàng hóa mua, bán giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất thì không phải làm thủ tục hải quan;

e3) Đối với hàng hóa luân chuyển giữa các DNCX không cùng một khu chế xuất nhưng các DNCX này thuộc một tập đoàn hay một hệ thống công ty thì được lựa chọn không phải làm thủ tục hải quan hoặc làm thủ tục hải quan theo loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 27 Thông tư này (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ).

g) Đối với hàng hóa của DNCX đưa vào nội địa để sửa chữa, DNCX có văn bản thông báo: tên hàng, số lượng, lý do, thời gian sửa chữa, không phải đăng ký tờ khai hải quan. Cơ quan Hải quan có trách nhiệm theo dõi, xác nhận khi hàng đưa trở lại DNCX. Quá thời hạn đăng ký sửa chữa mà không đưa hàng trở lại thì xử lý theo hướng dẫn đối với hàng chuyển đổi mục đích sử dụng;

h) Việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật và có sự giám sát của cơ quan Hải quan trừ trường hợp sơ hủy phế liệu, phế phẩm tại DNCX trước khi chính thức tiêu hủy.

6. Báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của DNCX

a) DNCX khai thông tin nhập - xuất - tồn tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX qua Hệ thống. Nội dung thông tin thanh khoản nhập - xuất - tồn gồm:

a1) Thông tin đề nghị thanh khoản của DNCX;

a2) Thông tin Bảng kê hàng hóa đã xuất ra khỏi DNCX mà không phải mở tờ khai xuất khẩu, bao gồm: Hàng hóa mua, bán giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất; hàng tiêu hủy; hàng biếu tặng; hàng hóa đang thực hiện hợp đồng gia công với nội địa; hàng hóa đưa vào nội địa để sửa chữa nhưng chưa trả về DNCX (theo mẫu số 24, Phụ lục II ban hành kèm thông tư này);

a3) Thông tin Báo cáo nhập-xuất-tồn nguyên liệu, vật tư của DNCX.

b) Đối với hàng hóa nhập khẩu theo mục đích tiêu dùng hoặc mua từ nội địa để phục vụ cho hoạt động của nhà xưởng, sản xuất nhưng không xây dựng được định mức sử dụng theo đơn vị sản phẩm (ví dụ: vải, giấy để lau máy móc, thiết bị; xăng dầu để chạy máy phát điện; dầu làm sạch khuôn; bút đánh dấu sản phẩm bị lỗi...) hoặc để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng cũng như sinh hoạt của cán bộ, công nhân của DNCX nằm ngoài khu chế xuất thì DNCX thực hiện như sau:

b1) Khai Báo cáo tổng hợp số lượng hàng hóa tiêu dùng được nhập khẩu và mua từ nội địa của DNCX theo Mẫu số 08/HSBC-CX/2014 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

b2) Tự chịu trách nhiệm về việc khai và sử dụng hàng hóa đúng mục đích.

c) Kiểm tra báo cáo nhập - xuất - tồn:

c1) Cơ quan Hải quan tiếp nhận thông tin khai báo của DNCX trên Hệ thống, đối chiếu với thông tin thể hiện trên Báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của DNCX theo Mẫu số 07/HSBC-CX/2014 Phụ lục III Thông tư này và Báo cáo tổng hợp số lượng hàng hóa tiêu dùng được nhập khẩu và mua từ nội địa của DNCX theo Mẫu số 08/HSBC-CX/2014 Phụ lục III Thông tư này tại Hệ thống để kiểm tra theo quy định. Trên cơ sở đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, Chi cục Hải quan quản lý DNCX thực hiện kiểm tra xác suất để đánh giá việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp;

c2) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày DNCX khai thông tin thanh khoản theo quý hoặc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày DNCX khai thông tin thanh khoản theo năm, Chi cục Hải quan quản lý DNCX nếu phát hiện có dấu hiệu nghi vấn gian lận thương mại thì chuyển thông tin cho Chi cục Hải quan kiểm tra sau thông quan để thực hiện kiểm tra theo quy định.

d) Việc xử lý đối với tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp bình thường và ngược lại thực hiện như sau:

d1) Trường hợp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp không hưởng chế độ chế xuất:

d1.1) Thanh lý tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu;

d1.2) Xác định tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu còn tồn kho;

d1.3) Thực hiện việc thu thuế theo quy định;

d1.4) Thời điểm thanh lý và xác định tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu thực hiện trước khi doanh nghiệp chuyển đổi.

d2) Trường hợp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp không hưởng chế độ chế xuất sang DNCX:

d2.1) Doanh nghiệp báo cáo số lượng nguyên liệu, vật tư còn tồn kho; cơ quan Hải quan kiểm tra nguyên liệu, vật tư còn tồn kho và xử lý thuế theo quy định;

d2.2) Trước khi chuyển đổi, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đầy đủ các khoản nợ thuế, nợ phạt còn tồn đọng cho cơ quan Hải quan. Cơ quan Hải quan chỉ áp dụng chính sách thuế, hải quan đối với loại hình DNCX sau khi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, hải quan với cơ quan Hải quan.

7. Thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển tạo tài sản cố định

a) Các hình thức thanh lý, hàng hóa thuộc diện thanh lý, điều kiện thanh lý, hồ sơ thanh lý hàng hóa nhập khẩu miễn thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM;

b) Nơi làm thủ tục thanh lý là Chi cục Hải quan quản lý DNCX;

c) Thủ tục thanh lý:

c1) Doanh nghiệp hoặc ban thanh lý có văn bản nêu rõ lý do thanh lý, tên gọi, ký mã hiệu, lượng hàng cần thanh lý, thuộc tờ khai nhập khẩu số, ngày tháng năm gửi Chi cục Hải quan quản lý DNCX;

c2) Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì DNCX mở tờ khai xuất khẩu; trường hợp thanh lý nhượng bán tại thị trường Việt Nam, cho, biếu, tặng thì doanh nghiệp nội địa mua hàng mở tờ khai theo loại hình tương ứng, thu thuế theo quy định;

c3) Trường hợp tiêu hủy, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý môi trường, có sự giám sát của cơ quan Hải quan. Nếu sau khi tiêu hủy còn giá trị thương mại bán vào thị trường nội địa, doanh nghiệp nội địa mở tờ khai nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa, kê khai tính thuế theo quy định.

8. Kết thúc xây dựng công trình, DNCX hoặc nhà thầu (nếu nhà thầu khai báo nhập khẩu) phải thực hiện báo cáo quyết toán đối với hàng hóa nhập khẩu để xây dựng công trình với cơ quan Hải quan. Cơ quan Hải quan có trách nhiệm kiểm tra và xử lý theo quy định đối với hàng hóa nhập thừa hoặc sử dụng không đúng mục đích.

9. Giám sát hải quan đối với phế thải của DNCX vận chuyển đến địa điểm khác để tiêu hủy

a) Trách nhiệm của DNCX:

a1) Thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý DNCX thời gian bàn giao phế thải cho người vận chuyển;

a2) Vận chuyển và tiêu hủy phế thải theo đúng quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản hướng dẫn.

b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý DNCX:

Sau khi nhận được thông báo của DNCX, Chi cục Hải quan quản lý DNCX có trách nhiệm:

b1) Kiểm tra Giấy phép quản lý phế thải nguy hại (Giấy phép phải còn hiệu lực, phế thải của DNCX đưa đi xử lý phải phù hợp với phế thải được phép vận chuyển, xử lý ghi trong Giấy phép), hợp đồng vận chuyển, xử lý phế thải;

b2) Kiểm tra phế thải của DNCX trước khi bàn giao cho người vận chuyển (phế thải để bàn giao phải không lẫn phế liệu, phế phẩm còn sử dụng được và các hàng hóa khác);

b3) Giám sát việc đưa phế thải vào phương tiện vận chuyển phế thải; giám sát việc vận chuyển phế thải ra khỏi ranh giới khu chế xuất, DNCX;

b4) Lập biên bản kiểm tra, giám sát có xác nhận của DNCX, người vận chuyển phế thải (Biên bản ghi rõ thời gian kiểm tra, giám sát; công chức hải quan kiểm tra, giám sát; tên DNCX có phế thải, người đại diện DNCX thực hiện bàn giao phế thải; doanh nghiệp ký hợp đồng vận chuyển, xử lý phế thải; người vận chuyển phế thải; số hiệu phương tiện vận chuyển phế thải; tên phế thải; những nội dung đã kiểm tra, giám sát …); biên bản lập thành 03 bản, mỗi bên giữ 01 bản;

b5) Cơ quan Hải quan không thực hiện niêm phong hải quan đối với phương tiện chứa chất thải khi vận chuyển chất thải đến địa điểm khác ngoài khu chế xuất, DNCX để xử lý.

c) Khi nhận được chứng từ chất thải nguy hại từ chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại, DNCX (chủ nguồn thải) sao liên số 4 gửi cho Chi cục Hải quan quản lý DNCX. Khi kiểm tra chi tiết hồ sơ nhập - xuất - tồn hoặc đột xuất, Chi cục Hải quan quản lý DNCX kiểm tra sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chứng từ chất thải nguy hại lưu tại DNCX.

10. Hàng hóa của DNCX có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính phủ, Nghị định 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ và các quy định của Bộ Công Thương

Thủ tục hải quan, chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán. Ngoài ra, Bộ Tài chính hướng dẫn thêm việc thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của DNCX như sau:

a) DNCX thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối phải thực hiện hạch toán riêng, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất; việc kê khai thuế nội địa thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

b) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã nhập khẩu của DNCX thực hiện quyền nhập khẩu:

b1) Khi bán cho doanh nghiệp nội địa: DNCX và doanh nghiệp nội địa không phải làm thủ tục hải quan;

b2) Khi bán cho DNCX khác thì thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm e khoản 5 Điều này.

c) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa của DNCX thực hiện quyền xuất khẩu:

c1) Hàng hóa mua từ nội địa để xuất khẩu: Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm d, khoản 5 Điều này;

c2) Hàng hóa mua từ DNCX khác để xuất khẩu: Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm e khoản 5 Điều này;

c3) Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài: Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 5 Điều này, DNCX thực hiện kê khai tính thuế xuất khẩu (nếu có).

11. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với DNCX thuê kho để chứa hàng hóa của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP:

a) DNCX được thuê kho trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan quản lý DNCX để lưu giữ nguyên liệu, vật tư và thành phẩm phục vụ cho hoạt động sản xuất của chính DNCX. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét, quyết định đối với trường hợp DNCX thuê kho trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nhưng không thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan quản lý DNCX;

b) Trước khi đưa hàng vào kho, DNCX phải thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý DNCX các thông tin về địa điểm, vị trí, diện tích, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ chế quản lý giám sát hàng hóa đưa vào, đưa ra kho, thời gian thuê kho. Hàng hóa chỉ được đưa vào kho sau khi được Chi cục Hải quan quản lý DNCX chấp nhận bằng văn bản;

c) DNCX chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra kho và định kỳ vào ngày 15 của tháng đầu quý sau phải báo cáo tình trạng hàng hóa nhập, xuất, tồn kho cho Chi cục Hải quan quản lý DNCX;

d) Định kỳ hàng quý, Chi cục Hải quan quản lý DNCX thực hiện kiểm tra tình trạng hàng hóa gửi kho hoặc thực hiện kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nghi vấn hàng hóa gửi kho không đúng hoặc tiêu thụ nội địa hàng hóa gửi kho.

Xem nội dung VB
Điều 24. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất

...

3. Thông báo, sửa đổi, bổ sung Bảng danh mục hàng hóa nhập khẩu vào doanh nghiệp chế xuất và Bảng danh mục hàng hóa xuất khẩu ra khỏi doanh nghiệp chế xuất theo mục đích sản xuất

a) Thời điểm thông báo, sửa đổi, bổ sung:

a1) Đối với hàng hóa nhập khẩu: DNCX phải thực hiện thông báo, sửa đổi, bổ sung Bảng danh mục hàng hóa nhập khẩu vào doanh nghiệp chế xuất trước khi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu có trong danh mục;

a2) Đối với hàng hóa xuất khẩu: DNCX phải thực hiện thông báo, sửa đổi, bổ sung Bảng danh mục hàng hóa xuất khẩu ra khỏi doanh nghiệp chế xuất trước khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm có trong danh mục.

Xem nội dung VB
Điều 24. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất
...

3. Thông báo, sửa đổi, bổ sung Bảng danh mục hàng hóa nhập khẩu vào doanh nghiệp chế xuất và Bảng danh mục hàng hóa xuất khẩu ra khỏi doanh nghiệp chế xuất theo mục đích sản xuất
...

b) Thủ tục thông báo, sửa đổi, bổ sung:

b1) DNCX tạo thông tin khai về Bảng danh mục hàng hóa nhập khẩu vào doanh nghiệp chế xuất và Bảng danh mục hàng hóa xuất khẩu ra khỏi doanh nghiệp chế xuất;

b2) Cơ quan Hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra danh mục, phản hồi thông tin của DNCX thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 23 Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 24. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất

...

4. Thông báo, sửa đổi, bổ sung định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo mục đích sản xuất

a) Thời điểm thông báo, sửa đổi, bổ sung định mức: DNCX phải thông báo, sửa đổi, bổ sung định mức với cơ quan Hải quan chậm nhất vào thời điểm khai báo cáo nhập-xuất-tồn;

Xem nội dung VB
Điều 24. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất

...

4. Thông báo, sửa đổi, bổ sung định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo mục đích sản xuất

...

b) Thủ tục thông báo, sửa đổi, bổ sung định mức

b1) DNCX tạo thông tin khai Thông tin về định mức thực tế đối với sản phẩm xuất khẩu ra khỏi doanh nghiệp chế xuất, hoặc Thông tin về định mức thực tế đối với nguyên liệu trực tiếp tham gia vào sản phẩm xuất khẩu được tách ra từ nguyên liệu gốc (nguyên liệu thành phần);

b2) Cơ quan Hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra định mức, phản hồi thông tin của DNCX thực hiện như quy định tại Khoản 5 Điều 22 Thông tư này;

b3) Một mã sản phẩm xuất khẩu đã đăng ký định mức với cơ quan Hải quan thì được sử dụng cho nhiều kỳ báo cáo sau.

Xem nội dung VB
Điều 24. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất

...

5. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của DNCX

a) Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài:

a1) Đối với hàng hóa nhập khẩu để xây dựng, chế tạo và lắp đặt thiết bị cho nhà máy sản xuất của DNCX:

a1.1) Trước khi nhập khẩu, DNCX phải đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu như đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Thông tư này (trừ việc xuất trình, nộp các chứng từ thuộc hồ sơ đăng ký Danh mục miễn thuế và việc tuân thủ quy định tại Điều 101 Thông tư 128/2013/TT-BTC);

a1.2) Thủ tục hải quan:

Trường hợp trực tiếp nhập khẩu hàng hóa: DNCX làm thủ tục theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa, trừ việc kê khai tính thuế và khai các thông tin liên quan của danh mục hàng hóa miễn thuế trên Hệ thống.

Trường hợp nhà thầu trực tiếp nhập khẩu hàng hóa cho DNCX: căn cứ danh mục hàng hóa nhập khẩu do DNCX đăng ký, nhà thầu làm thủ tục theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa, trừ việc kê khai tính thuế và khai các thông tin liên quan của danh mục hàng hóa miễn thuế trên Hệ thống.

a2) Đối với hàng hóa nhập khẩu khác: DNCX làm thủ tục theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa, trừ việc kê khai tính thuế.

b) Đối với hàng hóa của DNCX xuất khẩu ra nước ngoài: DNCX làm thủ tục theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa, trừ việc kê khai tính thuế;

c) Hàng hóa của DNCX bán vào nội địa:

c1) Đối với sản phẩm do DNCX sản xuất, bán vào thị trường nội địa: DNCX và doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan như thủ tục đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 27 Thông tư này (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ);

c2) Đối với phế liệu, phế phẩm (bao gồm cả phế liệu còn giá trị sử dụng thu hồi được sau khi tiêu hủy máy móc, thiết bị hoặc phế liệu còn giá trị sử dụng thu hồi được sau khi xử lý chất thải trong DNCX) được phép bán vào thị trường nội địa, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại.

d) Đối với hàng hóa do doanh nghiệp nội địa bán cho DNCX: DNCX và doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan như thủ tục đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 27 Thông tư này (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ);

đ) Hàng hóa gia công:

đ1) Đối với hàng hóa do DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài;

đ2) Đối với hàng hóa do DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài.

e) Đối với hàng hóa mua, bán giữa các DNCX với nhau:

e1) Hàng hóa mua, bán giữa các DNCX không cùng một khu chế xuất thì thực hiện theo hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 27 Thông tư này (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ);

e2) Hàng hóa mua, bán giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất thì không phải làm thủ tục hải quan;

e3) Đối với hàng hóa luân chuyển giữa các DNCX không cùng một khu chế xuất nhưng các DNCX này thuộc một tập đoàn hay một hệ thống công ty thì được lựa chọn không phải làm thủ tục hải quan hoặc làm thủ tục hải quan theo loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 27 Thông tư này (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ).

g) Đối với hàng hóa của DNCX đưa vào nội địa để sửa chữa, DNCX có văn bản thông báo: tên hàng, số lượng, lý do, thời gian sửa chữa, không phải đăng ký tờ khai hải quan. Cơ quan Hải quan có trách nhiệm theo dõi, xác nhận khi hàng đưa trở lại DNCX. Quá thời hạn đăng ký sửa chữa mà không đưa hàng trở lại thì xử lý theo hướng dẫn đối với hàng chuyển đổi mục đích sử dụng;

h) Việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật và có sự giám sát của cơ quan Hải quan trừ trường hợp sơ hủy phế liệu, phế phẩm tại DNCX trước khi chính thức tiêu hủy.

Xem nội dung VB
6. Báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của DNCX

a) DNCX khai thông tin nhập - xuất - tồn tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX qua Hệ thống. Nội dung thông tin thanh khoản nhập - xuất - tồn gồm:

a1) Thông tin đề nghị thanh khoản của DNCX;

a2) Thông tin Bảng kê hàng hóa đã xuất ra khỏi DNCX mà không phải mở tờ khai xuất khẩu, bao gồm: Hàng hóa mua, bán giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất; hàng tiêu hủy; hàng biếu tặng; hàng hóa đang thực hiện hợp đồng gia công với nội địa; hàng hóa đưa vào nội địa để sửa chữa nhưng chưa trả về DNCX (theo mẫu số 24, Phụ lục II ban hành kèm thông tư này);

a3) Thông tin Báo cáo nhập-xuất-tồn nguyên liệu, vật tư của DNCX.

b) Đối với hàng hóa nhập khẩu theo mục đích tiêu dùng hoặc mua từ nội địa để phục vụ cho hoạt động của nhà xưởng, sản xuất nhưng không xây dựng được định mức sử dụng theo đơn vị sản phẩm (ví dụ: vải, giấy để lau máy móc, thiết bị; xăng dầu để chạy máy phát điện; dầu làm sạch khuôn; bút đánh dấu sản phẩm bị lỗi...) hoặc để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng cũng như sinh hoạt của cán bộ, công nhân của DNCX nằm ngoài khu chế xuất thì DNCX thực hiện như sau:

b1) Khai Báo cáo tổng hợp số lượng hàng hóa tiêu dùng được nhập khẩu và mua từ nội địa của DNCX theo Mẫu số 08/HSBC-CX/2014 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

b2) Tự chịu trách nhiệm về việc khai và sử dụng hàng hóa đúng mục đích.

c) Kiểm tra báo cáo nhập - xuất - tồn:

c1) Cơ quan Hải quan tiếp nhận thông tin khai báo của DNCX trên Hệ thống, đối chiếu với thông tin thể hiện trên Báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của DNCX theo Mẫu số 07/HSBC-CX/2014 Phụ lục III Thông tư này và Báo cáo tổng hợp số lượng hàng hóa tiêu dùng được nhập khẩu và mua từ nội địa của DNCX theo Mẫu số 08/HSBC-CX/2014 Phụ lục III Thông tư này tại Hệ thống để kiểm tra theo quy định. Trên cơ sở đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, Chi cục Hải quan quản lý DNCX thực hiện kiểm tra xác suất để đánh giá việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp;

c2) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày DNCX khai thông tin thanh khoản theo quý hoặc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày DNCX khai thông tin thanh khoản theo năm, Chi cục Hải quan quản lý DNCX nếu phát hiện có dấu hiệu nghi vấn gian lận thương mại thì chuyển thông tin cho Chi cục Hải quan kiểm tra sau thông quan để thực hiện kiểm tra theo quy định.

d) Việc xử lý đối với tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp bình thường và ngược lại thực hiện như sau:

d1) Trường hợp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp không hưởng chế độ chế xuất:

d1.1) Thanh lý tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu;

d1.2) Xác định tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu còn tồn kho;

d1.3) Thực hiện việc thu thuế theo quy định;

d1.4) Thời điểm thanh lý và xác định tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu thực hiện trước khi doanh nghiệp chuyển đổi.

d2) Trường hợp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp không hưởng chế độ chế xuất sang DNCX:

d2.1) Doanh nghiệp báo cáo số lượng nguyên liệu, vật tư còn tồn kho; cơ quan Hải quan kiểm tra nguyên liệu, vật tư còn tồn kho và xử lý thuế theo quy định;

d2.2) Trước khi chuyển đổi, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đầy đủ các khoản nợ thuế, nợ phạt còn tồn đọng cho cơ quan Hải quan. Cơ quan Hải quan chỉ áp dụng chính sách thuế, hải quan đối với loại hình DNCX sau khi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, hải quan với cơ quan Hải quan.

Xem nội dung VB
Điều 24. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất

...

6. Báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của DNCX

a) DNCX khai thông tin nhập - xuất - tồn tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX qua Hệ thống. Nội dung thông tin thanh khoản nhập - xuất - tồn gồm:

a1) Thông tin đề nghị thanh khoản của DNCX;

a2) Thông tin Bảng kê hàng hóa đã xuất ra khỏi DNCX mà không phải mở tờ khai xuất khẩu, bao gồm: Hàng hóa mua, bán giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất; hàng tiêu hủy; hàng biếu tặng; hàng hóa đang thực hiện hợp đồng gia công với nội địa; hàng hóa đưa vào nội địa để sửa chữa nhưng chưa trả về DNCX (theo mẫu số 24, Phụ lục II ban hành kèm thông tư này);

a3) Thông tin Báo cáo nhập-xuất-tồn nguyên liệu, vật tư của DNCX.

Xem nội dung VB
Điều 24. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất
...

8. Kết thúc xây dựng công trình, DNCX hoặc nhà thầu (nếu nhà thầu khai báo nhập khẩu) phải thực hiện báo cáo quyết toán đối với hàng hóa nhập khẩu để xây dựng công trình với cơ quan Hải quan. Cơ quan Hải quan có trách nhiệm kiểm tra và xử lý theo quy định đối với hàng hóa nhập thừa hoặc sử dụng không đúng mục đích.

Xem nội dung VB
Điều 24. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất

...

6. Báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của DNCX

...

b) Đối với hàng hóa nhập khẩu theo mục đích tiêu dùng hoặc mua từ nội địa để phục vụ cho hoạt động của nhà xưởng, sản xuất nhưng không xây dựng được định mức sử dụng theo đơn vị sản phẩm (ví dụ: vải, giấy để lau máy móc, thiết bị; xăng dầu để chạy máy phát điện; dầu làm sạch khuôn; bút đánh dấu sản phẩm bị lỗi...) hoặc để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng cũng như sinh hoạt của cán bộ, công nhân của DNCX nằm ngoài khu chế xuất thì DNCX thực hiện như sau:

b1) Khai Báo cáo tổng hợp số lượng hàng hóa tiêu dùng được nhập khẩu và mua từ nội địa của DNCX theo Mẫu số 08/HSBC-CX/2014 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

b2) Tự chịu trách nhiệm về việc khai và sử dụng hàng hóa đúng mục đích.

Xem nội dung VB
Điều 101. Đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế

1. Trường hợp phải đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế:

Hàng hoá nêu tại Điều 13 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg và các khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15 và khoản 18 Điều 100 Thông tư này phải đăng ký Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế.

2. Người đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế: tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa (chủ dự án, chủ cơ sở đóng tàu,…) là người đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế (theo mẫu số 07/DMHHNKMT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này). Việc đăng ký Danh mục được thực hiện trước khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá. Trường hợp chủ dự án không trực tiếp nhập khẩu hàng hoá miễn thuế mà nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ hoặc Công ty cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa thì nhà thầu, Công ty cho thuê tài chính sử dụng danh mục miễn thuế do chủ dự án đã đăng ký với cơ quan hải quan.

3. Nơi đăng ký Danh mục:

Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi thực hiện dự án đầu tư đối với dự án xác định được Cục Hải quan nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính đối với dự án không xác định được Cục Hải quan nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc Cục Hải quan tỉnh, thành phố gần nhất đối với tỉnh, thành phố không có cơ quan hải quan. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố lựa chọn và giao cho một đơn vị có đủ khả năng thực hiện đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế.

Trường hợp Cục Hải quan tỉnh, thành phố quản lý hải quan đối với một số tỉnh thì ngoài đơn vị đăng ký Danh mục nêu trên, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét quyết định giao Chi cục hải quan quản lý hải quan trên địa bàn tỉnh nơi có dự án đầu tư thực hiện đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế đối với các dự án thuộc địa bàn tỉnh đó.

4. Hồ sơ đăng ký

Khi thực hiện đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế với cơ quan hải quan, người đăng ký Danh mục hàng hóa nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ gồm :

a) Công văn đề nghị đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế, nêu rõ số hàng hoá, lý do đề nghị miễn thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (mẫu số 08/CVĐKDMMT/2013 Phụ lục II áp dụng cho tài sản cố định và mẫu số 09/CVĐKDMMTK/2013 Phụ lục II áp dụng cho các trường hợp khác): nộp 01 bản chính;

b) Danh mục hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế: nộp 02 bản chính kèm theo 01 phiếu theo dõi trừ lùi (theo mẫu số 10/PTDTL-ƯĐĐT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này); trong đó:

b.1) Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, mục tiêu, quy mô của dự án và phiếu theo dõi trừ lùi được xây dựng một lần cho cả dự án, hoặc xây dựng từng giai đoạn thực hiện dự án, từng hạng mục công trình của dự án (nếu tại Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật, các tài liệu khoa học kỹ thuật của dự án,… thể hiện dự án thực hiện theo từng giai đoạn hoặc theo từng hạng mục công trình), hoặc xây dựng theo từng tổ hợp, dây chuyền nếu hàng hoá là hệ thống tổ hợp dây chuyền thiết bị, máy móc.

b.2) Trường hợp Danh mục đã đăng ký cho cả dự án hoặc cho từng giai đoạn, cho từng hạng mục, công trình, tổ hợp, dây chuyền có sai sót hoặc cần thay đổi thì người khai hải quan được sửa đổi với điều kiện phải có giấy tờ, tài liệu nộp cho cơ quan hải quan trước thời điểm nhập khẩu hàng hoá để chứng minh việc bổ sung, điều chỉnh là phù hợp với nhu cầu của dự án.

c) Luận chứng kinh tế kỹ thuật, các tài liệu thiết kế kỹ thuật chi tiết của dự án và dự án mở rộng hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chương trình công tác năm và ngân sách hàng năm hoặc Nghị quyết hàng năm của Hội đồng liên doanh: xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp;

d) Tài liệu kỹ thuật và/hoặc Bản thuyết minh và/hoặc sơ đồ lắp đặt, sử dụng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế ghi trong Danh mục gửi đăng ký đối với trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế nêu tại điểm c, d khoản 7 và điểm a khoản 11 Điều 100 Thông tư này: nộp 01 bản chính;

Trường hợp tại thời điểm đăng ký Danh mục, người khai hải quan chưa nộp được hai loại giấy tờ nêu tại điểm d khoản này thì cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục ghi chú vào Danh mục đã đăng ký để Chi cục hải quan nơi làm thủ tục kiểm tra hai loại giấy tờ này.

đ) Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, người nộp thuế phải nộp thêm, xuất trình các hồ sơ sau:

đ.1) Giấy chứng nhận đầu tư (bao gồm cả các dự án đầu tư trong nước có quy mô dưới mười lăm tỷ đồng Việt Nam) đối với các dự án đầu tư theo Luật Đầu tư: xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp;

đ.2) Giấy chứng nhận đầu tư mở rộng đối với trường hợp mở rộng dự án, thay thế, đổi mới công nghệ của trường hợp nêu tại khoản 9 Điều 100 Thông tư này đối với các dự án đầu tư mở rộng theo Luật Đầu tư: nộp 01 bản chụp;

đ.3) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc quyết định phê duyệt của thủ trưởng cơ quan chủ quản theo đúng thẩm quyền phê duyệt chương trình dự án ODA; văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc hàng hoá thuộc dự án ODA không được cấp kinh phí từ nguồn vốn đối ứng để nộp thuế đối với dự án ODA: xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp.

đ.4) Hợp đồng đóng tàu đối với nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm nhập khẩu phục vụ cho việc đóng tàu: xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp;

đ.5) Bản thuyết minh dự án sản xuất phần mềm đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất phần mềm: xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp;

đ.6) Đề tài, đề án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với trường hợp thuộc dự án ưu đãi đầu tư về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đối với hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp;

e) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp Danh mục hàng hoá miễn thuế cho các dự án cấp trước ngày 01/01/2006 đối với dự án cấp trước ngày 01/01/2006 nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Danh mục hàng hoá miễn thuế: xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp;

g) Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đăng ký Danh mục miễn thuế: nộp 01 bản chính.

5. Căn cứ để người khai hải quan kê khai, đăng ký và cơ quan hải quan kiểm tra việc kê khai, đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế gồm:

a) Các loại giấy tờ, tài liệu hướng dẫn từ điểm c, d, đ, e khoản 4 Điều này;

b) Lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP hoặc địa bàn được ưu đãi thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 19/5/2010 quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính; trang thiết bị nhập khẩu lần đầu để tạo tài sản cố định qui định tại Phụ lục II và Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP hướng dẫn tại Điều 100 Thông tư này;

c) Các danh mục hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền ban hành, tùy theo từng trường hợp cụ thể sau đây:

c.1) Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2012/TT-BKHĐT ngày 13/8/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

c.2) Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ;

c.3) Danh mục giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c.4) Danh mục các nhóm trang thiết bị chỉ được miễn thuế nhập khẩu lần đầu quy định tại Phụ lục II và Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP;

c.5) Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí;

c.6) Xác nhận của Bộ Y tế đối với trang thiết bị y tế và thuốc cấp cứu sử dụng trên các giàn khoan và công trình nổi;

c.7) Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với hàng hoá là phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu;

c.8) Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải, công nghệ sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước đã sản xuất được để làm cơ sở xác định hàng hóa phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

6. Thời điểm đăng ký Danh mục: Trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu đầu tiên của dự án, hạng mục, giai đoạn dự án hoặc dự án mở rộng.

7. Trường hợp sau khi cơ quan hải quan đã xác nhận vào Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi nhưng phát hiện việc kê khai trên Danh mục có sai sót (số lượng hàng hóa vượt quá quy mô thực tế của dự án; chủng loại hàng hóa không phù hợp với mục tiêu, mục đích sử dụng của hàng hóa,…) thì cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục có trách nhiệm:

a) Thông báo cho người đăng ký Danh mục để điều chỉnh Danh mục theo đúng quy định;

b) Thực hiện kiểm tra việc điều chỉnh và cập nhật kết quả xử lý vào Danh mục đã đăng ký theo mục tiêu, quy mô thực tế của dự án;

c) Thực hiện thu thuế đối với lượng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế vượt số lượng, chủng loại so với Danh mục mới sau điều chỉnh.

8. Trường hợp các dự án đầu tư bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư:

a) Cơ quan hải quan nơi cấp Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế có trách nhiệm:

a.1) Thu hồi Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế đã cấp;

a.2) Thông báo với các cơ quan hải quan trên toàn quốc dừng làm thủ tục miễn thuế theo Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế đã được cấp;

b) Các cơ quan hải quan nơi đã thực hiện miễn thuế cho dự án theo Danh mục đã bị thu hồi thực hiện thu thuế đối với hàng hóa đã miễn thuế theo quy định.

9. Trường hợp doanh nghiệp mất Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi thì trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp và xác nhận của các Cục Hải quan địa phương khác về việc doanh nghiệp đã mất Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi, cơ quan hải quan nơi doanh nghiệp đăng ký Danh mục miễn thuế kiểm tra cụ thể và cấp lại Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế, Phiếu theo dõi trừ lùi cho số hàng hóa chưa nhập khẩu của dự án.

Việc kiểm tra và cấp lại Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế, Phiếu theo dõi trừ lùi thực hiện như sau:

a) Hồ sơ đề nghị cấp lại:

a.1) Công văn đề nghị cấp lại Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và phiếu theo dõi trừ lùi của doanh nghiệp, trong đó nêu rõ:

a.1.1) Lý do mất Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và phiếu theo dõi trừ lùi;

a.1.2) Tên, lượng, trị giá hàng hóa theo Danh mục hàng hóa miễn thuế đã đăng ký;

a.1.3) Tên, số lượng, trị giá hàng hóa thực tế đã nhập khẩu theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đã đăng ký;

a.1.4) Tên, số lượng, trị giá hàng hóa còn lại chưa nhập khẩu theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đã đăng ký;

a.2) Toàn bộ tờ khai hải quan của số lượng hàng đã nhập khẩu theo Danh mục và phiếu theo dõi trừ lùi đã đăng ký (xuất trình bản chính, nộp bản chụp) và bảng kê tờ khai hàng hóa đã nhập khẩu;

a.3) Bản Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và phiếu theo dõi trừ lùi của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng cuối cùng trước khi thất lạc (01 bản phô tô có xác nhận của cơ quan hải quan nơi nhập khẩu).

Doanh nghiệp phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của những khai báo trên.

b) Trình tự thực hiện:

b.1) Trường hợp mất Danh mục hàng hóa miễn thuế: Cơ quan hải quan nơi cấp lại căn cứ hồ sơ đề nghị và tài liệu kê khai do doanh nghiệp cung cấp thực hiện: Thông báo cho Cục hải quan các tỉnh, thành phố về việc hủy Danh mục đã cấp và thực hiện cấp 01 bản chụp Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế thay thế Danh mục hàng hóa nhập khẩu bị mất

b.2) Trường hợp mất Phiếu theo dõi trừ lùi:

b.2.1) Căn cứ vào hồ sơ khai báo bị mất Phiếu theo dõi trừ lùi và đề nghị cấp lại của doanh nghiệp, cơ quan hải quan thực hiện:

- Cơ quan hải quan nơi cấp lại thông báo cho Cục hải quan các tỉnh, thành phố về việc hủy Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp nhưng bị mất; đồng thời trước khi xem xét cấp lại đề nghị các Cục hải quan tỉnh, thành phố có văn bản xác nhận số lượng hàng hóa doanh nghiệp đã nhập khẩu miễn thuế theo Danh mục và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp (nêu rõ số Danh mục, Phiếu theo dõi trừ lùi và ngày cấp);

- Cơ quan hải quan các tỉnh, thành phố trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan hải quan nơi cấp lại có trách nhiệm:

+ Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ hàng hóa nhập khẩu; hệ thống số liệu xuất nhập khẩu, xác định số lượng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp nay bị mất, gửi văn bản xác nhận cho cơ quan hải quan nơi cấp lại;

+ Không xử lý miễn thuế cho các lô hàng tiếp theo thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi bị mất;

b.2.2) Sau khi nhận được đầy đủ các văn bản xác nhận của các Cục hải quan tỉnh, thành phố về số lượng hàng hóa doanh nghiệp đã nhập khẩu theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp, cơ quan hải quan nơi cấp lại thực hiện:

- Tổng hợp số lượng hàng hóa doanh nghiệp đã nhập khẩu miễn thuế theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp;

- Kiểm tra xác định số hàng hóa đã được miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án và việc sử dụng số hàng hóa này trước khi cấp lại Phiếu theo dõi trừ lùi bị mất;

- Cấp lại Phiếu theo dõi trừ lùi mới cho số lượng hàng hóa còn lại chưa nhập khẩu của Phiếu theo dõi trừ lùi bị mất;

- Ghi rõ vào Phiếu theo dõi trừ lùi cấp lại: “CẤP LẠI LẦN 1”;

- Xử lý vi phạm quy định về lưu hồ sơ, chứng từ;

Thời hạn giải quyết trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ văn bản xác nhận của các Cục hải quan tỉnh, thành phố.

Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp lại Danh mục và Phiếu theo dõi trừ lùi, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với các dự án đề nghị cấp lại.

10. Trách nhiệm của người nộp thuế:

a) Tự xác định nhu cầu sử dụng và xây dựng Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế theo đúng quy định về đối tượng miễn thuế của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nghị định số 87/2010/NĐ-CP, Điều 13 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg, hướng dẫn tại Thông tư này và các văn bản quy định khác có liên quan;

b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai chính xác, trung thực các mặt hàng nhập khẩu tại Danh mục miễn thuế và việc sử dụng đúng mục đích miễn thuế đối với số hàng hoá này.

11. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

a) Cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:

a.1) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, có văn bản trả lời (nêu rõ lý do);

a.2) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, thực hiện kiểm tra đối chiếu các tài liệu, chứng từ trong hồ sơ với nội dung quy định tại Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP, Điều 13 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg, hướng dẫn tại Điều 100, Điều 101 Thông tư này để xác định đối tượng được miễn thuế, tính thống nhất và chính xác của hồ sơ đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế và xử lý như sau:

a.2.1) Trường hợp hàng hoá không thuộc đối tượng miễn thuế theo quy định thì không đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế, có văn bản trả lời cho doanh nghiệp.

Trường hợp dự án thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư nhưng hàng hoá tại Danh mục đăng ký nhập khẩu miễn thuế không phù hợp mục tiêu, qui mô của dự án thì hướng dẫn, thông báo cho doanh nghiệp biết để điều chỉnh lại Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế.

a.2.2) Trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế, mọi nội dung trên hồ sơ phù hợp thì thực hiện vào sổ theo dõi, đóng dấu xác nhận vào 02 bản Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế và 01 bản phiếu theo dõi trừ lùi (giao cho người nộp thuế 01 bản Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và 01 bản phiếu theo dõi trừ lùi để xuất trình cho cơ quan hải quan thực hiện trừ lùi khi làm thủ tục hải quan cho hàng hoá thực tế, nhập khẩu và cơ quan hải quan nơi cấp lưu 01 bản Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế) theo qui định.

a.2.3) Trường hợp tại thời điểm đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế chưa có đủ cơ sở xác định hàng hoá đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm c khoản 7 Điều 100 thì cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục ghi chú vào Danh mục và phiếu theo dõi trừ lùi để thực hiện kiểm tra, đối chiếu khi nhập khẩu hoặc thực hiện kiểm tra sau thông quan.

b) Chế độ báo cáo:

Định kỳ 3 tháng một lần chậm nhất vào ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo Cục hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế, lập bảng kê các trường hợp đã đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế tại đơn vị mình báo cáo Tổng cục Hải quan theo mẫu số 11/BCTHDMMT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 41. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất

Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất theo hướng dẫn tại Thông tư này (trừ một số loại hàng hóa theo Thông tư 05/2013/TT-BCT ngày 18/2/2013 của Bộ Công Thương và mặt hàng xăng dầu kinh doanh tạm nhập tái xuất thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra, có một số nội dung được hướng dẫn bổ sung như sau:

...

5. Thủ tục hải quan hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất chuyển tiêu thụ nội địa

a) Hàng hóa thuộc Danh mục không khuyến khích nhập khẩu của Bộ Công Thương không được phép chuyển tiêu thụ nội địa. Trường hợp không tái xuất được hoặc không tái xuất hết thì phải tái xuất hết qua cửa khẩu tạm nhập trong vòng 30 ngày kể từ ngày hết hạn lưu giữ tại Việt Nam.

b) Hàng hóa khác được phép chuyển tiêu thụ nội địa nếu không tái xuất được hoặc không tái xuất hết do đối tác nước ngoài hủy hợp đồng mua bán hàng hóa. Thủ tục hải quan thực hiện như sau:

b.1) Thương nhân có văn bản đề nghị được chuyển tiêu thụ nội địa gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục tạm nhập.

b.2) Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục tạm nhập xem xét phê duyệt nếu đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b.1 khoản 5 Điều này.

b.3) Sau khi được Cục Hải quan tỉnh, thành phố phê duyệt, thương nhân làm thủ tục hải quan theo loại hình nhập khẩu kinh doanh; chính sách thuế, chính sách quản lý nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển tiêu thụ nội địa.

Xem nội dung VB
Điều 41. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất

Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất theo hướng dẫn tại Thông tư này (trừ một số loại hàng hóa theo Thông tư 05/2013/TT-BCT ngày 18/2/2013 của Bộ Công Thương và mặt hàng xăng dầu kinh doanh tạm nhập tái xuất thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra, có một số nội dung được hướng dẫn bổ sung như sau:
...

4. Giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất

a) Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất đã làm thủ tục hải quan tạm nhập phải được niêm phong hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh, hàng rời không đủ điều kiện niêm phong Hải quan thì Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập lập Biên bản bàn giao hàng hóa cho người khai hải quan bảo quản nguyên trạng và vận chuyển đến cửa khẩu tái xuất. Trên Biên bản bàn giao hàng hóa phải mô tả cụ thể tình trạng hàng hóa, phương tiện vận chuyển và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa, phương tiện gửi cho Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất để giám sát thực xuất khẩu.

b) Hàng hóa tái xuất qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập thì phải niêm phong hải quan, thương nhân chịu trách nhiệm vận chuyển đúng tuyến đường, đúng điểm dừng, thời gian, cửa khẩu đã đăng ký với cơ quan hải quan và bảo quản nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan. Thời gian vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất không quá 05 ngày, trừ trường hợp quy định tại điểm e.1 khoản 4 Điều này.

c) Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập:

c.1) Niêm phong hàng hóa, lập 03 Biên bản bàn giao hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất (mẫu số 26/BBBG-TNTX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này), trong đó phải ghi đầy đủ các thông tin về thời gian xuất phát, tuyến đường và các thông tin khác làm căn cứ để Hải quan cửa khẩu xuất tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, xử lý; niêm phong hồ sơ hải quan kèm 02 Biên bản bàn giao cho thương nhân vận chuyển đến cửa khẩu xuất;

c.2) Fax Biên bản bàn giao hàng hóa cho Chi cục hải quan cửa khẩu xuất trước 17giờ hàng ngày để phối hợp theo dõi, quản lý.

c.3) Theo dõi thông tin phản hồi từ Chi cục hải quan cửa khẩu xuất. Trường hợp quá thời hạn vận chuyển hàng hóa (do thương nhân đăng ký trên Biên bản bàn giao hàng hóa) mà chưa nhận được thông tin phản hồi hoặc nhận được thông tin của Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất về việc hàng hóa quá hạn chưa đến cửa khẩu tái xuất, Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập chịu trách nhiệm phối hợp với Chi cục hải quan cửa khẩu xuất và thông báo cho Đội Kiểm soát hải quan thuộc Cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập để truy tìm lô hàng.

d) Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất:

d.1) Kể từ khi nhận được thông tin hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất chuyển cửa khẩu theo Biên bản bàn giao do Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập fax đến, Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất có trách nhiệm theo dõi thông tin các lô hàng vận chuyển đến cửa khẩu xuất theo Biên bản bàn giao.

d.2) Sau khi thương nhân tập kết đủ lượng hàng tại khu vực cửa khẩu xuất, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu tình trạng niêm phong hải quan, xác nhận thông tin và trình Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận trên 02 Biên bản bàn giao.

d.3) Fax Biên bản bàn giao cho Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập biết. Trường hợp có thông tin nghi vấn lô hàng tái xuất vi phạm pháp luật hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa và xử lý kết quả kiểm tra như đối với hàng chuyển cửa khẩu.

d.4) Lưu 01 Biên bản bàn giao và gửi 01 Biên bản bàn giao đã xác nhận cho Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập để lưu hồ sơ.

d.5) Công chức hải quan giám sát hàng hóa tái xuất từ khi tiếp nhận cho đến khi xuất hết, xác nhận trên tờ khai hải quan và trình Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận (ký tên, đóng dấu và ghi rõ ngày, tháng, năm).

d.6) Trường hợp hết thời hạn vận chuyển hàng hóa nhưng hàng hóa chưa đến cửa khẩu tái xuất, trước 08 giờ sáng ngày làm việc tiếp theo, Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất có trách nhiệm phản ánh lại thông tin lô hàng vận chuyển không đúng tuyến đường, thời gian đã đăng ký cho Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập, phối hợp với Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập trong việc truy tìm lô hàng.

đ) Trách nhiệm của Đội Kiểm soát hải quan:

Khi nhận được thông tin hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất vận chuyển không đúng tuyến đường, thời gian đã đăng ký, trong địa bàn hoạt động của mình, Đội Kiểm soát hải quan chịu trách nhiệm tổ chức truy tìm lô hàng theo đề nghị của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai, trường hợp ngoài địa bàn hoạt động thì báo cáo Cục Điều tra chống buôn lậu để phối hợp truy tìm lô hàng.

e) Trách nhiệm của thương nhân, người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa:

e.1) Vận chuyển hàng hóa đúng tuyến đường, thời gian đã được cơ quan hải quan xác nhận trên Biên bản bàn giao hàng hóa. Trường hợp không đúng tuyến đường, thời gian, trước khi hàng hóa được vận chuyển đến cửa khẩu xuất, người khai hải quan/người vận tải phải có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai và Chi cục hải quan cửa khẩu xuất biết để theo dõi, giám sát.

e.2) Bảo quản hàng hóa nguyên trạng niêm phong hải quan trong suốt quá trình vận chuyển.Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố bất khả kháng làm suy chuyển niêm phong hải quan hoặc thay đổi nguyên trạng hàng hoá thì người khai hải quan/người vận tải phải áp dụng các biện pháp để hạn chế tổn thất và báo ngay cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Chi cục hải quan nơi gần nhất để lập biên bản xác nhận hiện trạng của hàng hoá.

Xem nội dung VB
- Phần này được hướng dẫn bởi Điều 16 Công văn 4613/TCHQ-VNACCS năm 2014

Trên cơ sở những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Thông tư 22/2014/TT-BTC có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/4/2014 và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
16. Thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ đối với doanh nghiệp ưu tiên
Thực hiện khoản 2 Điều 20 Thông tư 86/2013/TT-BTC ngày 27/6/2013 cho phép doanh nghiệp ưu tiên khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Thông tư 22/2014/TT-BTC được khai tờ khai nhập khẩu tại chỗ tương ứng với nhiều tờ khai xuất khẩu tại chỗ của các đối tác theo đúng nguyên tắc xuất khẩu thực hiện trước, nhập khẩu thực hiện sau.
Khi khai báo tờ khai nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp ưu tiên phải ghi nhận các tờ khai xuất khẩu tại chỗ tại “Phần ghi chú” trên Tờ khai hàng hóa nhập khẩu.

Xem nội dung VB
- Mục này được hướng dẫn bởi Điều 9, 10, 11 Công văn 4613/TCHQ-VNACCS năm 2014

Trên cơ sở những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Thông tư 22/2014/TT-BTC có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/4/2014 và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
9. Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho CFS
a) Khi thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa đưa vào kho CFS thì khai địa điểm xếp hàng và điểm đích của vận chuyển bảo thuế là kho CFS.
b) Trách nhiệm của chủ kho CFS:
Đăng ký tờ khai vận chuyển độc lập cho các lô hàng xuất khẩu đóng chung 01 container tại Chi cục Hải quan quản lý kho CFS để vận chuyển hàng hóa ra cửa khẩu xuất hàng. Các tờ khai xuất khẩu được khai báo tại tiêu chí số tờ khai xuất khẩu trên tờ khai vận chuyển này (không chuyển các tờ khai xuất khẩu ra cửa khẩu xuất).
c) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý kho CFS
- Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với Tờ khai vận chuyển độc lập theo đúng quy định tại Mục 1 Phần VIII quy trình ban hành kèm theo Quyết định 988/QĐ-TCHQ.
- Chi cục Hải quan quản lý kho CFS căn cứ thông tin hàng đã đến cửa khẩu xuất thực tế trên Hệ thống VNACCS/VCIS (thông qua nghiệp vụ ITF) và tờ khai vận chuyển để xác nhận hàng qua khu vực giám sát hải quan cho các tờ khai tương ứng.
d) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất
Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với Tờ khai vận chuyển độc lập theo đúng quy định tại Mục 1 Phần VIII quy trình ban hành kèm theo Quyết định 988/QĐ-TCHQ.
10. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa khai báo vận chuyển độc lập
a) Nguyên tắc thực hiện: Chỉ thực hiện khi Chi cục Hải quan quản lý khu vực lưu giữ hàng hóa nơi vận chuyển đi và Chi cục Hải quan quản lý khu vực lưu giữ hàng hóa nơi vận chuyển đến đã triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS.
b) Các trường hợp khai báo vận chuyển độc lập
- Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu đến CFS và ngược lại (trừ trường hợp kho CFS nằm trong cùng khu vực cửa khẩu).
- Hàng hóa luân chuyển giữa các DNCX không cùng một KCX nhưng các DNCX này thuộc một tập đoàn hay một hệ thống công ty mà lựa chọn không làm thủ tục hải quan.
- Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan đưa vào khu vực giám sát tại cửa khẩu xuất mà thay đổi của khẩu xuất hàng.
Các trường hợp khác quy định tại Điều 33 Thông tư 22/2014/TT-BTC người khai hải quan được lựa chọn thực hiện khai báo vận chuyển độc lập hoặc khai báo vận chuyển kết hợp.
Những mã loại hình khai báo vận chuyển kết hợp được quy định tại công văn 3283/TCHQ-GSQL ngày 31/3/2014 (tại chỉ tiêu CD: Khai báo gộp).
c) Hồ sơ hải quan: theo quy định tại khoản 4 Điều 33 Thông tư 22/2014/TT-BTC. Trường hợp không có hóa đơn thương mại, phải có chứng từ chứng minh (hợp đồng vận chuyển, chứng từ vận tải…) về trị giá lô hàng để thay thế hóa đơn thương mại.
d) Thủ tục thực hiện: theo trình tự thủ tục quy định tại Mục 1 Phần VIII Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 988/QĐ-TCHQ.
11. Xác nhận trên bản in Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Cơ quan Hải quan chỉ tiến hành xác nhận trên bản in Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (trừ thông tin chi tiết từng dòng hàng) theo đúng các trường hợp quy định tại Thông tư 22/2014/TT-BTC và Quyết định 988/QĐ-TCHQ cho đến khi có văn bản hướng dẫn mới.
Người khai hải quan chuyển đổi Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu điện tử được cơ quan Hải quan gửi về Hệ thống khai báo của người khai hải quan thành chứng từ giấy theo đúng quy định tại Nghị định 27/2007/NĐ-CP và Thông tư 78/2008/TT-BTC để xuất trình, nộp cho cơ quan khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu khi có yêu cầu.

Xem nội dung VB
Điều 33. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan
...

4. Hồ sơ hải quan (trong trường hợp phải xuất trình, nộp):

a) Đối với trường hợp khai khai vận chuyển độc lập:

a1) Hóa đơn thương mại: 01 bản chụp;

a2) Vận tải đơn, trừ trường hợp hàng hóa vận chuyển qua biên giới đất liền, hàng hóa vận chuyển từ khu phi thuế quan: 01 bản chụp;

a3) Giấy phép vận chuyển chịu sự giám sát hải quan (nếu có);

a4) Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

b) Đối với trường hợp khai vận chuyển kết hợp: hồ sơ theo quy định đối với từng loại hình tương ứng.

Xem nội dung VB
Điều 31. Giám sát hải quan

...

2. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào hoặc đưa ra khu vực giám sát hải quan như sau:

a) Trách nhiệm của người khai hải quan

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi đưa vào hoặc ra khỏi khu vực giám sát hải quan, người khai hải quan phải:

a1) Xuất trình bản in Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được cơ quan Hải quan xác nhận/Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển quy định tại Phụ lục III Thông tư này. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thì phải xuất trình cho cơ quan Hải quan Phiếu giao nhận container/Phiếu giao nhận hàng hóa hoặc Phiếu xuất kho, bãi của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi (nếu có).

Riêng đối với trường hợp hàng xuất khẩu được phân vào luồng 1 (xanh), người khai hải quan được xuất trình bản in Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (trừ thông tin chi tiết từng dòng hàng) không có xác nhận của cơ quan Hải quan để đưa hàng vào khu vực giám sát hải quan.

a2) Xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 14 Công văn 4613/TCHQ-VNACCS năm 2014

Trên cơ sở những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Thông tư 22/2014/TT-BTC có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/4/2014 và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
14. Xác nhận hàng qua khu vực giám sát
a) Tiếp theo công văn 4415/TCHQ-VNACCS ngày 23/4/2014, để đẩy nhanh hơn nữa việc xác nhận hàng qua khu vực giám sát, Tổng cục Hải quan hướng dẫn bổ sung như sau:
a1) Theo đề nghị của người khai hải quan, công chức bước 4 in tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (trừ thông tin chi tiết từng dòng hàng), đóng dấu xác nhận theo mẫu dấu tương ứng quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định 988/QĐ-TCHQ, ký tên, đóng dấu công chức vào góc trên cùng bên phải của trang đầu tiên của Tờ khai in. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng container, in Bảng kê số hiệu container đính kèm tờ khai và đóng dấu giáp lai Tờ khai và Bảng kê in giao người khai hải quan xuất trình tại khu vực giám sát hải quan.
a2) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi có địa điểm giám sát quyết định việc chuyển sang xử lý thủ công khâu giám sát khi Hệ thống e-Customs gặp sự cố không thể thực hiện ngay việc xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống hoặc việc truy xuất chức năng xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống e-Customs quá 5 phút mà không thực hiện được và hướng dẫn thực hiện như sau:
Người khai hải quan trực tiếp mang hồ sơ đến Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát để thực hiện thủ tục xác nhận hàng qua khu vực giám sát.
Công chức giám sát cổng khu vực giám sát hải quan căn cứ Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Bảng kê số hiệu container (nếu có) có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, các chứng từ theo đúng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 31 Thông tư 22/2014/TT-BTC và hướng dẫn tại các Quyết định 2408/QĐ-TCHQ, Quyết định 148/QĐ-TCHQ, Quyết định 149/QĐ-TCHQ, Quyết định 2428/QĐ-TCHQ để xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát. Công chức giám sát được giao nhiệm vụ lập sổ theo dõi hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan chuyển Văn phòng Đội giám sát theo dõi.
Sau khi Hệ thống e-Customs hoạt động ổn định và thông suốt, Văn phòng Đội giám sát cập nhật ngay thông tin hàng hóa đã qua khu vực giám sát vào Hệ thống.
b) Khi xác nhận hàng qua khu vực giám sát công chức hải quan đóng dấu xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát” theo mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014, ký tên, đóng dấu công chức vào góc trên cùng bên phải trang đầu tiên Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
c) Chậm nhất 01 giờ để từ khi tiếp nhận hồ sơ do người khai hải quan chuyển đến, công chức hải quan giám sát phải hoàn thành việc xác nhận hàng qua khu vực giám sát.
d) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý địa điểm giám sát có trách nhiệm bố trí đủ cán bộ có năng lực thực hiện công tác giám sát theo hướng dẫn tại công văn này đảm bảo 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 15 Công văn 4613/TCHQ-VNACCS năm 2014

Trên cơ sở những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Thông tư 22/2014/TT-BTC có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/4/2014 và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
15. Việc lập Biên bản bàn giao đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được phép chuyển cửa khẩu theo quy định tại Điều 18 Nghị định 154/2005/NĐ-CP
Các trường hợp phải lập Biên bản bàn giao đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo đúng quy định tại khoản 9 Điều 61 Thông tư 128/2013/TT-BTC và điểm 2 công văn 1767/BTC-TCHQ ngày 11/2/2014. Mẫu Biên bản bàn giao thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo công văn 4177/TCHQ-VNACCS ngày 18/4/2014.
Theo đó, các trường hợp không phải lập Biên bản bàn giao bao gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn kiểm tra thực tế mà doanh nghiệp tập kết hàng hóa xuất khẩu tại kho, bãi của doanh nghiệp theo quy định tại điểm 2 công văn 1767/BTC-TCHQ ngày 11/2/2014.
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

Xem nội dung VB