Nghị quyết 157/2015/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 90/2014/NQ-HĐND quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới
Số hiệu: | 157/2015/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Tĩnh | Người ký: | Nguyễn Thị Nữ Y |
Ngày ban hành: | 12/12/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 157/2015/NQ-HĐND |
Hà Tĩnh, ngày 12 tháng 12 năm 2015 |
NGHỊ QUYẾT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 90/2014/NQ-HĐND NGÀY 16/7/2014 CỦA HĐND TỈNH “BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP HÀ TĨNH THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI”
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 15
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 90/2014/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới;
Sau khi xem xét Tờ trình số 696/TTr-UBND ngày 04 tháng 15 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Nghị quyết số 90/2014/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới; báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế và ngân sách và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 90/2014/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh "Ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới" như sau:
1. Điểm b Khoản 1 Điều 6 được sửa đổi như sau:
“b) Tổ hợp tác khai thác thủy sản thành lập mới được hỗ trợ 30 triệu đồng/tổ hợp tác.”
2. Điều 7 được sửa đổi như sau:
“Điều 7. Hỗ trợ xây dựng vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu, môi trường nông thôn
Các xã đăng ký đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới trong năm hiện tại và năm kế tiếp theo Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, được hỗ trợ:
1. Kinh phí xây dựng mô hình mẫu phát triển kinh tế vườn hộ (hộ gia đình xây dựng phương án được phòng chuyên môn cấp huyện thống nhất và Ban quản lý chương trình nông thôn mới xã phê duyệt), đạt tiêu chí vườn mẫu theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, mức hỗ trợ 20 triệu đồng/vườn, tối đa 10 vườn/xã.
2. Kinh phí xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu theo bộ tiêu chí do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định, mức hỗ trợ 300 triệu đồng/khu, 01 khu/xã.
3. Hỗ trợ xây dựng công trình xử lý rác thải có quy mô đảm bảo phục vụ ít nhất 01 xã, sử dụng quy trình công nghệ tiên tiến (riêng đối với công nghệ lò đốt phải có ý kiến thống nhất của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường), mức hỗ trợ 50% tổng giá trị công trình, tối đa 1.500 triệu đồng/công trình (có dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt).”
3. Điều 10 được sửa đổi như sau:
“Điều 10. Rau, củ, quả
Các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất rau, củ, quả trên đất cát hoang hóa ven biển và bãi bồi ven sông theo quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, với quy mô sản xuất thực tế tối thiểu 02 ha/vùng đạt tiêu chuẩn VietGAP, có hợp đồng sản xuất và tiêu thụ, được hỗ trợ một lần 200 triệu đồng/vùng (bao gồm: san lấp, đào mương thoát, làm phẳng mặt bằng, đào hố chứa nước hoặc giếng nước, lắp đặt hệ thống tưới, thực hiện quy trình sản xuất, thuê tổ chức đánh giá cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP…).”
4. Bổ sung Khoản 4 vào Điều 13 như sau:
“4. Hỗ trợ một lần 50% kinh phí đầu tư máy móc, vật tư, thiết bị xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo thiết kế định hình mẫu với diện tích 0,5 ha trở lên/cơ sở (liền vùng) nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý hoặc vùng quy hoạch (của tỉnh hoặc huyện), tối đa 40 triệu đồng/cơ sở.”
5. Điểm b, Khoản 2, Điều 14 được sửa đổi như sau:
“ b. Đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất nấm tập trung có quy mô 1000 m2 lán trại trở lên và sản xuất được tối thiểu 20 tấn nấm tươi các loại /năm được hỗ trợ một lần với mức 50 triệu đồng cho một đơn vị sản xuất.”
6. Bổ sung Khoản 3 vào Điều 15 như sau:
“3. Hỗ trợ một lần 50% kinh phí đầu tư máy móc, vật tư, thiết bị xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo thiết kế định hình mẫu với diện tích từ 01 ha trở lên/cơ sở (liền vùng) nằm trong vùng quy hoạch của tỉnh, tối đa 45 triệu đồng/cơ sở.”
7. Khoản 1 Điều 17 được sửa đổi như sau:
“1. Hỗ trợ 01 lần mức 40% kinh phí mua máy mới (chưa qua sử dụng):
a) Máy gặt đập liên hợp: Tối đa 400 triệu đồng/tổ chức, cá nhân (mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được hỗ trợ 01 máy). Căn cứ diện tích đất sản xuất lúa của các xã, phường, thị trấn, cứ 100 ha được hỗ trợ 1 máy (tính cả số máy đã có) và phục vụ trên địa bàn tối thiểu 5 năm. Nếu tổ chức, cá nhân được hỗ trợ thực hiện không đúng quy định, giao Ủy ban nhân dân xã thu hồi số kinh phí đã hỗ trợ.
b) Máy làm đất có công suất từ 23 mã lực trở lên: Tối đa 100 triệu đồng/tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được hỗ trợ 01 máy). Căn cứ diện tích đất sản xuất của các xã, phường, thị trấn, cứ 50 ha được hỗ trợ 1 máy (tính cả số máy đã có) và phục vụ trên địa bàn tối thiểu 3 năm. Nếu tổ chức, cá nhân được hỗ trợ thực hiện không đúng quy định, giao Ủy ban nhân dân xã thu hồi số kinh phí đã hỗ trợ.”
“Điều 17a. Hỗ trợ tích tụ ruộng đất
1. Hỗ trợ một lần 70% kinh phí cho các tổ chức, cá nhân thuê loại đất sản xuất cây hằng năm để hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô tối thiểu 5 ha/vùng (liền thửa), thời hạn thuê đất 5 năm trở lên, tối đa không quá 5 triệu đồng/ha.
2. Hỗ trợ một lần 30% kinh phí chuyển quyền sử dụng đất sản xuất cây hằng năm cho các tổ chức, cá nhân nhận quyền chuyển nhượng đất sản xuất cây hằng năm trong giới hạn hạn điền để hình thành vùng sản xuất quy mô tối thiểu 2 ha liền vùng, liền thửa, tối đa không quá 140 triệu đồng/ha. Mỗi huyện triển khai thí điểm 1-2 vùng.”
“Điều 17b. Hỗ trợ trồng cây thức ăn chăn nuôi, cây dược liệu
1. Hỗ trợ chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn chăn nuôi có liên kết với doanh nghiệp, quy mô tối thiểu 1,0 ha liền vùng, liền thửa trở lên được hỗ trợ 100% chi phí mua giống, tối đa 3,6 triệu đồng/ha.
2. Hỗ trợ một lần 50% kinh phí đầu tư máy móc, vật tư, thiết bị xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo thiết kế định hình mẫu với diện tích từ 01 ha trở lên/cơ sở (liền vùng), tối đa 20 triệu đồng/cơ sở.
3. Các tổ chức cá nhân đầu tư trồng cây dược liệu liên kết với doanh nghiệp với quy mô tối thiểu từ 2,0 ha liền vùng, liền thửa trở lên được hỗ trợ 01 lần mức 50% kinh phí mua giống, phân bón, tối đa 7 triệu đồng/ha.”
10. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 1 như sau:
“b) Hỗ trợ 50% kinh phí để xét nghiệm các bệnh phải kiểm tra định kỳ theo quy định tại Thông tư số 44/2014/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, tối đa 15 triệu đồng/cơ sở/1 lần (02 lần/năm), trừ các cơ sở đã được công nhận cơ sở an toàn dịch đang còn hiệu lực. Riêng cơ sở nái cấp bố mẹ quy mô từ 300 con trở lên cung cấp giống cho liên kết chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ được hỗ trợ 120.000 đồng/nái/năm để mua các loại vắc xin, thuốc phòng chữa bệnh và hóa chất tiêu độc khử trùng.”
b) Sửa đổi Khoản 2 như sau:
“2. Hỗ trợ kinh phí nuôi giữ giống gốc: Tổ chức, cá nhân đủ điều kiện sản xuất giống theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Pháp lệnh Giống vật nuôi, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo Quyết định số 675/QĐ-BNN ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”
c) Sửa đổi Điểm a Khoản 3 như sau:
“a) Cơ sở chăn nuôi lợn thịt nằm trong vùng quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt được hỗ trợ một lần kinh phí xây dựng quy hoạch chi tiết, xây dựng cơ sở hạ tầng về chuồng trại, hệ thống nước, xử lý chất thải, báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường, với mức: 240 triệu đồng/cơ sở với quy mô từ 500 đến dưới 1.000 con, 360 triệu đồng/cơ sở với quy mô trên 1.000 con. Trường hợp cơ sở lợn thịt có quy mô 500 con trở lên nằm trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đã được hưởng chính sách, tiếp tục mở rộng thêm 500 con trở lên, được hỗ trợ 120 triệu đồng/cơ sở.”
11. Bổ sung Khoản 4 vào Điều 19 như sau:
“4. Cơ sở chăn nuôi bò thịt liên kết với doanh nghiệp (tối thiểu phải liên kết 2 khâu giống và tiêu thụ sản phẩm) trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, được hỗ trợ kinh phí xây dựng chuồng trại, xử lý chất thải với mức 1,2 triệu đồng/con với quy mô từ 20 đến dưới 50 con, 1,0 triệu đồng/con với quy mô từ 50 con trở lên, tối đa không quá 250 triệu đồng/cơ sở.”
12. Bổ sung Khoản 4 vào Điều 23 như sau:
“4. Hỗ trợ hệ thống giá giết mổ treo (gồm: Giá treo, giá đỡ, móc treo, bàn chọc tiết, bàn pha lóc thịt bằng inox, máy tời gia súc…) trong lò giết mổ tập trung có sử dụng công nhân giết mổ thường xuyên phù hợp công suất, mức hỗ trợ 50 triệu đồng/1 hệ thống, tối đa 200 triệu đồng/cơ sở.”
13. Bổ sung Khoản 5, 6, 7, 8 vào Điều 26 như sau:
“5. Hỗ trợ một lần 70% kinh phí cho cộng đồng các vùng nuôi tôm trên cát hoặc vùng nuôi tôm bãi triều (ao đất) có từ 5 hộ nuôi trở lên và diện tích tối thiểu 10 ha trong vùng quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (trừ các vùng đã được Nhà nước đầu tư), mức tối đa 2.000 triệu đồng/vùng nuôi tôm trên cát để xây dựng hệ thống thoát nước thải chung; mức tối đa 1.000 triệu đồng/vùng nuôi tôm bãi triều (ao đất) để xây dựng hệ thống cấp hoặc thoát nước cho cộng đồng.
6. Hỗ trợ một lần 70% kinh phí lần đầu thuê tổ chức đánh giá, cấp giấy chứng nhận VietGAP cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản, tối đa 50 triệu đồng/cơ sở.
7. Hỗ trợ 70% kinh phí cho các cơ sở nuôi, sản xuất giống thủy sản có đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường: Tối đa 70 triệu đồng/cơ sở đối với đánh giá tác động môi trường, tối đa 15 triệu đồng/cơ sở đối với cam kết bảo vệ môi trường.
8. Các cơ sở nuôi tôm quảng canh cho thuê lại đất từ 5 năm trở lên cho các tổ chức, cá nhân khác để tích tụ đất nuôi tôm thâm canh từ 5ha trở lên trong vùng quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, được hỗ trợ với mức 10 triệu đồng/ha cho cơ sở cho thuê đất, tối đa không quá 50 triệu đồng/cơ sở.”
14. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung:
a) Sửa đổi Khoản 4 như sau:
“4. Hỗ trợ 100% kinh phí mua máy thông tin liên lạc tầm xa có tích hợp định vị vệ tinh kết nối với trạm bờ cho các tàu cá có công suất từ 90CV trở lên 01 máy/01 tàu, tối đa không quá 30 triệu đồng.”
b) Bổ sung Khoản 7 như sau:
“7. Xây dựng mới nhà máy chế biến bột cá có công suất từ 2.000 tấn sản phẩm trở lên phục vụ khai thác thủy sản đảm bảo vệ sinh môi trường tại các khu vực đã được quy hoạch cảng cá, được hỗ trợ 40% kinh phí đầu tư lắp đặt dây chuyền thiết bị công nghệ, tối đa không quá 2,5 tỷ đồng/nhà máy.”
15. Khoản 1 Điều 28 được sửa đổi như sau:
“1. Hỗ trợ 70% kinh phí kiên cố hóa kênh mương thủy lợi đồng muối, tối đa 1.000 triệu đồng/km. Giao Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện hoặc khuyến khích cộng đồng thực hiện.”
Điều 2. Bãi bỏ các điều, khoản tại Quy định kèm theo Nghị quyết 90/2014/NQ-HĐND như sau:
1. Khoản 2 Điều 11 (chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả) và Khoản 3 Điều 11 (các cơ sở chế biến rượu, bún, bánh).
2. Khoản b Điều 12 (các tổ chức, cá nhân có hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lạc với hộ nông dân).
3. Điều 16 (sản xuất cánh đồng lớn).
4. Điều 20 (chính sách chăn nuôi hươu).
5. Khoản 2 Điều 21 (chính sách chăn nuôi gà thương phẩm).
Điều 3. Thời gian tổ chức thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 và cùng với Nghị quyết số 90/2014/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016.
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh khóa XVI, Kỳ họp thứ 15 thông qua./.
Nơi nhận: |
PHÓ CHỦ TỊCH |
Nghị quyết 90/2014/NQ-HĐND Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Ban hành: 12/12/2014 | Cập nhật: 02/02/2015
Thông tư 44/2014/TT-BNNPTNT quy định các bệnh phải kiểm tra định kỳ đối với cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống, bò sữa do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Ban hành: 01/12/2014 | Cập nhật: 08/12/2014
Nghị quyết 90/2014/NQ-HĐND về Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 04/12/2014 | Cập nhật: 02/01/2015
Nghị quyết 90/2014/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích bác sĩ, dược sĩ đại học về công tác tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2020 Ban hành: 17/09/2014 | Cập nhật: 08/10/2014
Nghị quyết 90/2014/NQ-HĐND thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2014 do tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 11/07/2014 | Cập nhật: 12/09/2014
Nghị quyết 90/2014/NQ-HĐND về việc sáp nhập xã Minh Thọ và điều chỉnh địa giới hành chính xã Vạn Hòa, xã Vạn Thiện để mở rộng thị trấn Nông Cống thuộc huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 04/07/2014 | Cập nhật: 22/05/2015
Nghị quyết 90/2014/NQ-HĐND Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới Ban hành: 16/07/2014 | Cập nhật: 26/09/2014